Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.46 KB, 29 trang )

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Bất bình đẳng giới-hiểu thế nào cho đúng cho trúng và cho khỏi ấm ức?
Bất bình đẳng giới-có lẽ khái niệm này đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta, tuy
nhiên có một sự thật là nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của khái niệm ấy.
Nói về bất bình đẳng giới hiện nay vẫn còn rất nhiều người trong xã hội loay hoay
giữa một mớ phạm trù khái niệm như: bình đẳng giới hay công bằng giới, bình
đẳng giới có nghĩa là cào bằng (ngang nhau, như nhau, không phân biệt hơn
kém),... có luồng quan điểm cho rằng bình đẳng giới là nam nữ bằng nhau trong
mọi vấn đề, mọi công việc, còn công bằng giới là xét có xét đến đặc tính giới để
tạo ra sự công bằng. Cũng lại có luồn quan điểm đảo ngược lại hai khái niệm ấy
theo nghĩa bình đẳng giới mới chính là có xét đến đặc tính giới để tạo ra sự bình
đẳng... Nói chung là tranh cãi không hồi kết. Nhưng thu hút nhất vẫn là câu hỏi:
bình đẳng giới có nghĩa là cào bằng? Điều này có nghĩa nếu phụ nữ làm việc nhà,
đàn ông cũng phải vào bếp, đàn ông đi chơi về muộn thì phụ nữ cũng được
quyền đó, đàn ông mặc quần sooc cởi trần ra đường, phụ nữ cũng mặc được như
thế...
Ngày nay, xã hội ngày càng văn minh, phát triển, vấn đề bình đẳng giới lại được cả thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm. Có rất nhiều người phụ nữ hoàn toàn
có thể đảm nhiệm được những công việc, những trọng trách to lớn như một người
nam nhi vậy. Nhưng mọi chuyện vì những hủ tục, nếp sống lạc hậu cũng như “trọng
nam khinh nữ”đã khiến cho phái nữ không có được tiếng nói như người đàn ông. Và
vấn đề bình đẳng giới trong xã hội thực sự là một bài toán nan giải và chưa có câu trả
lời chính đáng.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài



Làm rõ khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới. Từ đó làm rõ nguyên nhân dẫn đến
tình trạng bất bình đẳng giới ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra những giải pháp góp phần
làm giảm tình trạng này ở Việt Nam.
3, Kết cấu bài
Gồm 5 phần
- Phần 1: Các khái niệm
- Phần 2: Thực trạng bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam ngày nay
- Phần 3: Nguyên nhân của BBĐ giới và hậu quả mà nó gây ra
- Phần 4: Một số thành tựu nước ta đạt được để thức đẩy bình đẳng giới và một số giải
pháp nhằm hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới
- Phần 5: Mở rộng về cộng đồng LGBT

PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM
1.Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau đc tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và hưởng thụ
như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
2.Bất bình đẳng giới là hình thức bất bình đẳng phổ biến và tồn tại trong nhiều chế độ xã
hội của nhân loại. Nam và nữ được định vị trong xã hội không chỉ khác biệt nhau và còn là
bất bình đẳng cụ thể là phụ nữ có ít tiềm năng vật chất địa vị xã hội quyền lực và cơ hội để
tự thể hiện tiềm năng của mình so với nam giới sự bất bình đẳng về giới không chỉ so yếu
tố tự nhiên mà còn do hệ tư tưởng nhận thức của xã hội về vị trí vai trò của từng giới


Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho
nam, nữ trong việc thưc hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của
gia đình, của đất nước.
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo
nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau
giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình

đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.
3, Khái niệm về giới và giới tính
- Trong Điều 5 luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 số 73/2016/QH11
ngày 29 tháng 11 năm 2016 đã đưa ra giải thích:
+ Giới tính : Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
+ Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Xã
hội tạo ra và gán cho trẻ em và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác
nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được
- Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những sự khác biệt này
là do quá trình học mà thành, đa dạng và có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian từ
nước này sang nước khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong một bối cảnh
cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. ( Địa vị
của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã
hội của người phụ nữ Việt Nam khác với địa vị của người phụ nữ Hồi giáo, địa vị của
người phụ nữ nông thôn khác với địa vị của người phụ nữ thành thị.

* Cơ sở tạo nên bất bình đẳng:


- Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật
chất. Nó gắn liền với sự phân công lao động xã hội. Nền sản xuất xã hội càng phát triển,
sự phân công lao động càng đa dạng phức tạp, bất bình đẳng xã hội càng trở nên gay gắt.
- Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội là sự đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và
nền văn hoá, gắn liền với những đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn
giáo, lãnh thổ…Tuy nhiên, theo các nhà Xã hội học, dù cho những nguyên nhân dẫn đến
bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau thì người ta vẫn có thể quy chúng về 3 nhóm
cơ sở chủ yếu:
+ Những cơ hội trong cuộc sống: là những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng
cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm
bảo an ninh xã hội. Trong xã hội, một nhóm người có thể có những cơ hội, trong khi các

nhóm khác lại không, mặc dù các thành viên trong nhóm có nhận thức được điều đó hay
không. Đây là cơ sở khách quan của bất bình đẳng.
+ Do sự khác nhau về địa vị xã hội: bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các
nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Nó có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội
cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận. Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể
được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa
nhận sự ưu việt đó.
+ Do sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị: Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả
năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong
việc ra quyết định và thu được lợi từ các quyết định đó. Bất bình đẳng trong ảnh hưởng
chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế về vật chất hoặc địa vị xã
hội cao. Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và
những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân có chức vụ chính trị cao..


Tóm lại, cấu trúc bất bình đẳng có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế đó. Gốc rễ của bất
bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ
thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.


Cơ sở tạo nên bất bình đẳng giới.
* Quan điểm về bất bình đẳng giới:
BBĐ nam nữ (BBĐ giới) là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình phát triển của nhân
loại. Sự áp bức phụ nữ là hình thức áp bức sớm nhất trong lịch sử nhân loại, theo cách diễn
đạt của F.Engels:“ Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là sự trùng với sự
phát triển đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân các thể và sự áp bức đầu tiên là
trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà”. Đây là một số quan điểm về BBĐ giới:
a. Nhìn

nhận từ góc độ triết lý:

- Chịu ảnh hưởng tư tưởng quan niệm BBĐ giới, coi thường phụ nữ của các doanh nhân
trong các thế kỷ trước. Trong lịch sử hình thành con người: thượng đế tạo ra con người
không hề nghĩ ra phụ nữ sau này thượng đế lấy xương sườn thứ 7 của nam giới làm ra phụ
nữ, chẳng qua là tạo nên nữ giới từ việc lấy thêm một bộ phận của nam giới mà thôi. Một
nền văn hoá coi người phụ nữ như một loại của cải của nam giới.
- Thuyết tam tòng tứ đức đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến vị trí vai trò , cuộc sống của người
phụ nữ Việt Nam. Nó tạo sự áp đặt trong hôn nhân, gây ra tư tưởng trọng nam khinh nữ.
nó trói buộc người phụ nữ Việt Nam vào lễ giáo phong kiến, kìm hãm sự phát triển của họ.
tuy nhiên xét về mặt tích cực nó lại góp phần làm nên vẻ đẹp truyề thống của người phụ
nữ Việt. b.Quan điểm “văn hoá cao hơn tự nhiên”:
- Khái niệm “tuyết nữ quyền sinh thái” do Bà Francoise d Eaubonne-một phụ nữ đấu trnh
cho nữ quyền tạo nên và được phát triển quảng bá. Khái niệm này cho rằng phụ nữ gần gũi
với thiên nhiên hơn nam giới. Nhưng quan điểm văn hoá cao hơn tự nhiên cho rằng cái gì
có giá trị gắn liền với văn hoá còn ít có giá trị thường gắn với tự nhiên. Những người theo
quan điểm trên đã lấy điều này để giải thích sự BBĐ về giới. Bà cho rằng sự tương đồng
giữ phụ nữ và tự nhiên là nội dung đầu tiên của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái. Nhà nữ
quyền này kết hợp phong trào sinh thái và phong trào nữ quyền, nỗ lực xây dựng giá trị


đạo đức và cơ cấu xã hội mới, phản đối các hình thức phân biệt, hy vọng thông qua việc đề
xướng giá trị luân ký tình yêu, sự quan tâm và công bằng, nhất là công bằng xã hội.
- Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái chia làm 3 trường phái chính:
+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái văn hoá.
+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái triết học.
+ Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội.
- Theo Cheryll Glotfelty “ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là mottj diễn ngôn lý thuyết.
tiền đề của nó là nối kết sự áp bức phụ nữ và thống trị tự nhiên của chế độ phụ quyền”.
Nội dung của chủ nghĩa này là phản đối chủ nghĩa nam giới trung tâm.
c. Lý thuyết chân đế-bệ đỡ:
- Những người theo quan điểm này ca ngợi thiên chức của người phụ nữ sinh con để duy

trì nhân loại, chăm sóc, nuôi dạy thế hệ trẻ, phụ nữ thực hiện chức năng tình cảm, tạo sự
bình yên cho gia đình và có vai trò quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm những công việc
tạo điều kiện cho nam giới có điều kiện thuận lợi tập trung vào công việc, phấn đấu công
danh sự nghiệp. Với sự hy sinh vì chồng con, người phụ nữ cũng giống như cái chân đế bệ đỡ.
- Theo lý thuyết này thì nguời phụ nữ là tiền đề của người đàn ông. Người ta thường nói
“đằng sau sự thành công của người đàn ông là bóng dáng của người phụ nữ” và “đàn ông
xây nhà đàn bà xây tổ ấm”. Vì tư tưởng này mà phụ nữ luôn phải khép mình, ở nhà làm
nội trợ, không dám vươn mình ra xã hội và làm những việc mà mình yêu thích

PHẦN II: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
NGÀY NAY


1, Tình hình dân số Việt Nam
- Tính đến ngày 31/ 12/2018, Việt Nam có 47.967.516 nam giới và 48.996.442 nữ giới
- Tỷ số giới tính khi sinh được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái đã tăng
lên trong những năm qua, cho thấy một sự cố ý can thiệp làm thay đổi tỉ lệ. Để có được
các số liệu tin cậy, phục vụ việc theo dõi và dự báo hiện tượng này ở Việt Nam, quỹ dân số
liên hợp quốc (UNFPA) đã hỗ trợ kĩ thuật cho tổng cục thống kê ( TCTK) và phân tích số
liệu về tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) thông qua các cuộc điều tra biến động dân số
hàng năm trong 3 năm gần đây 2016, 2017, 2018. Trong năm 2016, tỉ lệ này đạt mức
110,4/100 tương đương cứ 100 bé gái ra đời thì có hơn 113 bé trai được sinh ra. Mặc dù
chỉ tiêu giảm sinh trong năm 2016 trên cả nước được giao là 0,1%. Năm 2017, tỉ lệ giới
tính khi sinh còn ở mức cao hơn với bình quân 112,4 bé trai trên 100 bé gái, tăng 0,2 điểm
phần trăm so với năm 2016. Đến tháng 9 năm 2018 là 113,5 bé trai trên 100 bé gái. Dù
không đáng kể tuy nhiên đây vẫn là con số đáng báo dộng về việc mất cân bằng giới tính
và cần được quan tâm.
2, Thực trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
- Ở Việt Nam, vấn đề bất bình đẳng giới còn diễn ra khá nhiều song nước ta cũng đã khắc
phục và đạt được nhiều thành công

* Những quy định của pháp luật liên quan đến bất bình đẳng ở nước ta hiện nay
+ Nguyên tắc bình đẳng được khẳng định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 “Tất cả
các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”
và “ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và được tái khẳng định trong
Hiến pháp năm 1992 “Công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt :chính trị, kinh
tế, văn hóa và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm
nhân phẩm người phụ nữ”


+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 còn quy
định rõ “Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở
đề nghị của Đoàn chủ tịch BCH trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đảm bảo để
phụ nữ có số đại biểu thích đáng.”
+ Luật bình đẳng giới năm 2006 đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới bao
gồm:


Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình



Nam, nữ không bị phân biệt, đối xử về giới



Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt, đối xử về giối



Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật


- Theo “Báo cáo phát triển con người, 2011” do UNDP công bố cho thấy, Việt Nam xếp
thứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số phát triển con người nhưng lại xếp
thứ 48 trên thế giới về chỉ số bất bình đẳng giới.
a, Bất bình đẳng giới trong chính trị
- Ở Việt Nam hiện nay, không lĩnh vực nào thiếu vắng sự cống hiến của nữ giới. Tuy
nhiên, các con số thống kê cho thấy, dường như “giá trị xã hội” của nữ giới luôn thấp hơn
so với nam. Nhưng kết quả bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, chỉ có 31% ứng
viên nữ so với 69% ứng viên nam, chênh lệch 37%. Kết quả bầu cử càng tạo nên chênh
lệch lớn hơn khi ở địa phương chỉ có 26% nữ nắm giữ các vị trí trong HĐND, chênh lệch
so với nam 48%; trong đó chỉ 3% là nữ chủ tịch HĐND, chênh lệch 94%. Ở cấp Trung
ương, hiện chỉ có 24,4% nữ so với 75,6% nam là đại biểu Quốc hội, chênh lệch 51,2%; 9%
nữ so với 91% nam là ủy viên Trung ương Đảng, chênh lệch 82%.

b, Bất bình đẳng trong giáo dục


- Bất bình đẳng trong giáo dục thường được hiểu là sự phân phối không công bằng các
nguồn lực cho việc học tập (ngân sách, giáo viên, công nghệ hay phương tiện, v.v…) giữa
các nhóm khác nhau trong xã hội, khiến những nhóm “bên lề” không có hay có ít cơ hội
được thụ hưởng giáo dục và đạt tới những thành tựu đáng lẽ họ có thể đạt được. Bất bình
đẳng trong giáo dục xói mòn động lực phấn đấu của người trẻ, làm giảm mức độ năng
động của sự dịch chuyển xã hội, là nguồn gốc tạo ra bạo lực và bất ổn xã hội.
- Theo “Báo cáo phát triển con người,2011’ của UNDP, trình độ học vấn của phụ nữ Việt
Nam ( từ 25 tuổi trở lên) đã hoàn thành chương trình giáo dục cấp 2 trở lên là 24,7 % so
với 28% của nam giới. Mức dộ chênh lệch giữa nam và nữ còn khá nhiều nhưng vẫn có
thể giải quyết được.
- Theo kết quả chủ yếu của Điều tra dân số- KHHGĐ 1/4/2011 của Tổng cục thống kê thì
tỉ lệ biết chữ của nam là 96,2% còn nữ là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên). Theo nguồn
wikimedia thì tại Việt Nam, cứ 100 cử nhân thì có 36 nữ, 100 thạc sĩ thì có 34 nữ, 100 tiến

sĩ thì có 24 nữ. Do vậy, bất bình đẳng trong giáo dục diễn ra rõ rệt.
- Nếu như ở thời xưa người ta chỉ chú trọng việc dạy và học cho nam giới còn phụ nữ gắn
mác với “Công dung ngôn hạnh” và “ tam tòng tứ đức” thì trong thời đại hiện nay vấn đề
này gần như là đã bị đảo lộn. Thực tế cho thấy rằng, nếu nhắc đến ngành sư phạm, mọi
người sẽ nghĩ ngay đến một môi trường đa số là nữ và số lượng giáo viên là nữ cao hơn rất
nhiều so với giáo viên là nam.
-

Vẫn còn tồn tại một số nơi có định kiến trẻ em gái không nên đi học chỉ ở nhà phụ

giúp bố mẹ và tham gia công việc đồng áng, trẻ em trai thì lại được đi học và giáo dục để
trở thành trụ cột của gia đình.
- Không chỉ bất bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội, phụ nữ và trẻ em gái còn bị đối
xử thiếu công bằng ngay cả trong… sách vở. Ví dụ, trong 3 cuốn sách Tự nhiên xã hội lớp
1, Giáo dục công dân lớp 6 và lớp 10 có rất nhiều bài viết, hình ảnh mang nặng định kiến
giới. Nói về việc lau nhà, rửa bát, đi chợ thì vẽ hình ảnh mẹ và con gái, việc đá bóng, vi
phạm luật giao thông, chơi bời, xem ti vi thì nhất thiết là hình bé trai và bố. Hay sách văn


học cũng vậy, các câu ca dao tục ngữ nói về thân phận hẩm hiu, khổ sở của phụ nữ quá
nhiều, truyện Kiều thì đưa các đoạn thơ nói về việc Kiều an phận, chịu khổ với tần suất
lớn
c, Bất bình đẳng trong lĩnh vực khác
- Về việc làm, cơ hội có lương định kì của nam và nữ là ngang nhau. Nhưng trong kinh tế
phi chính thức và kinh tế hộ thì cơ hội để phụ nữ có việc làm và được trả lương là thấp hơn
nam giới đến 64%. Cơ hội thấp nhất đối với nữ giới có việc làm hưởng lương là 12,4%
trong khi con số này với nam là 34,7 %
- Trong phân phối tài sản, nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất đai và các tài sản có
giá trị khác, hầu hết giấy chứng nhận đất đai đều mang tên chủ hộ là nam giới, và đồng
nghĩa rằng phụ nữ bị mất quyền trong trường hợp ly hôn hoặc hưởng thừa kế... Nam giới

thường đứ ra các quyết định về đầu tư kinh doanh trong hộ gia đình.
- Bất bình đẳng trong cuộc sống đời thường, chúng ta luôn luôn quen với việc cả bố cả mẹ
đều đi làm để kiếm thu nhập nhưng đa số mẹ sẽ là người phải tất bật về nhà để đi chợ, nấu
cơm và dọn dẹp nhà cửa.. Nhiều công ty còn yêu cầu nữ cam kết không được sinh con
trong vòng 2 năm đầu. Cũng giống như việc ngành công an, quân đội ở Việt Nam khi
tuyển sinh luôn lấy điểm của nữ cao hơn của nam để khống chế tỉ lệ nữ giới vào ngành
này.
- Trong lĩnh vực y tế, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng
nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao so với một số
nước trong khu vực. Mức giảm tỷ lệ tử vong sản phụ trong nhiều năm qua còn chậm, nhất
là ở vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nữ có bảo hiểm y tế (tính trong số
người khám chữa bệnh) tăng lên qua các năm, tuy nhiên còn thấp hơn nam giới.
- Trong các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản. Vai trò của
nam giới tham gia KHHGĐ còn hạn chế, phụ nữ được coi là người phải chịu trách nhiệm
thực hiện KHHGĐ. Dĩ nhiên, việc mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ.
Song trên thực tế, mang thai khi nào và sinh bao nhiêu con lại thường do người chồng


hoặc gia đình chồng quyết định, có hay không sử dụng biện pháp tránh thai để giãn
khoảng cách sinh hoặc không sinh con cũng thường do người chồng, gia đình chồng quyết
định.
- Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn nhân của
buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục. Trong cuộc sống gia đình, với tính gia
trưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền đòi hỏi vợ con phục
vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng,
làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhân
phẩm.
3, Những quan điểm bất bình đẳng giới tồn tại đến ngày nay
a. Quan niệm trọng nam khinh nữ
Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính, trong đó coi nam

giới là quan trọng hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại hầu hết mọi nơi
trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được
công nhận nhưng hệ thống pháp luật trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt
là khi nước đó áp dụng các bộ luật tôn giáo (thường là các nước theo đạo Hồi).
-Nguyên nhân:
+ Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu
hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.
+Phụ nữ yếu hơn nam giới về thể chất, bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không
thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới.
+ Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn
cho hành động. Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ
tốt hơn (do họ nói nhiều hơn). Tuy nhiên khi sáng tác văn học, vốn cần kết hợp tính ngôn
ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học được
trao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).


+ Nam giới có tinh thần sắn sàng đối mặt với thử thách cao hơn phụ nữ.
- Thực trạng:
+ Ở những gia đình trọng nam khinh nữ, người vợ nếu không sinh được con trai sẽ phải
chịu sự trì chiết, mắng mỏ, hay thậm chí bị bạo lực từ chồng và gia đình nhà chồng.
+ Con trai trong gia đình sẽ rất được bố mẹ, ông bà nuông chiều, bảo vệ còn con gái thì bị
đối xử hà khắc hơn, không được chú trọng, quan tâm vì quan điểm “con trai mới là con
mình, con gái là con người ta” hay “ con gái lấy chồng như bát nước hắt đi.”
+ Phụ nữ không có quyền hành gì trong mọi công việc của gia đình, mọi việc đều do đàn
ông quyết định.
+ Những mẩu tin tuyển dụng phân biệt giới tính (chỉ tuyển nam hoặc nữ) cũng khá phổ
biến trên các trang mạng việc làm nội địa. Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO), 1/5 trong tổng số trên 12.300 quảng cáo tuyển dụng từ giữa tháng 11/2014
đến giữa tháng 1/2015 của những trang mạng việc làm tại Việt Nam có đưa ra yêu cầu về
giới tính. Điều đáng buồn là ngoài một số vị trí đặc thù, có một lượng lớn yêu cầu tuyển

dụng theo giới tính đến từ định kiến của nhà tuyển dụng.
+ Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo. Ví dụ như phụ nữ chiếm gần ¾ trong lực lượng lao
động ngành chăn nuôi, song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về chăn nuôi có
phụ nữ tham gia.
- Hậu quả
+ Bạo lực gia đình gia tăng: Vì không có con trai.
+ Dẫn đến ảnh hưởng xấu tới tinh thần, thân thể của phụ nữ như stress, trầm cảm, tự ti, ...
b, Tập tục bắt vơ
- Tục "trộm vợ", "cướp vợ", hay có nơi còn gọi là "kéo vợ, bắt vợ" là tập quán của người
Mông, người Thái... ở Việt Nam. Kế hoạch "kéo dâu" được bàn bạc bí mật, có sự hỗ trợ
của anh em, bạn bè, cô bác... Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn


bè, kéo cô gái về làm vợ. Xong xuôi, gia đình cô gái biết chuyện thì sự đã rồi, cha mẹ chỉ
còn biết bấm bụng chấp nhận. Bởi theo quan niệm của người Mông, nhà trai đã dùng gà
làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người.
- Bắt vợ chính là giải pháp bất đắc dĩ, giúp cho những chàng trai Mông nghèo có được vợ
với cái giá rẻ, thậm chí là... cho không, biếu không. Xưa, bắt vợ xong, chàng trai dắt vợ
lên lưng ngựa, dong thẳng về nhà mình, nhốt vào trong buồng, cắt tiết gà, cúng ma, ba
ngày mới dắt về nhà gái. Lúc này, cô gái như con bò đã đóng ách, như chùm hoa mơ, hoa
mận đã có người hái, nhà gái đành phải nhượng bộ, cho cưới mà không thách cao, thậm
chí là không dám thách.
-Ngày nay, trước khi bắt vợ, chàng trai Mông nào biết "ga lăng" thường tặng một đôi dép
xốp tổ ong khoảng mươi, mười lăm ngàn được mua tại chợ hay một cái khăn, cái gương
con con cho người con gái mình thích để dẫn dụ cảm tình. Nhiều cặp trong số cuộc tình
bắt vợ này còn chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng tập tục như cái đinh đã đóng vào thân cây
nghiến, không bao giờ rút nổi.
* Hậu quả
- Nhiều nữ sinh đang ở độ tuổi 15, 16 đã phải đảm đương vai trò làm vợ, làm mẹ
- Nhiều em bị bắt về làm vợ khi không có tình cảm, lấy chồng rồi phải bỏ học để làm lụng,

sinh con. Những cô gái tuổi trăng tròn bỗng chốc rơi vào bi kịch cuộc sống.
- Một số kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, hủ tục “ bắt vợ” của đồng bào dân tộc mà một số
phụ nữ bị lừa bán sang nước ngoài.

c, Bình đẳng giới là bắt phụ nữ làm những công việc “dành cho đàn ông” và ngươc
lại.
- Những người chỉ trích cho rằng các nhà nữ quyền đang cố gắng bắt phụ nữ phải có địa
vị trong công việc tương đương với đàn ông, phải tham gia vào nền kinh tế, trở thành luật


sư, bác sĩ, chính trị gia; còn đàn ông phải làm việc nhà, phải chăm sóc con,...Nhưng đấu
tranh cho bình đẳng giới đâu phải như vậy? Đấu tranh cho bình đẳng giới là đấu tranh để
mọi người đều được tạo điều kiện để làm những việc theo ý muốn của mình, không bị giới
hạn bởi giới tính. Một bạn nữ muốn ở nhà làm nội trợ, làm mẹ, làm vợ, chăm sóc con cái,
chẳng có gì là mâu thuẫn với các phong trào nữ quyền nếu như bạn ấy hoàn toàn muốn
như vậy và không bị ép buộc/gây áp lực bởi gia đình và xã hội. Điều đó chỉ có vấn đề khi
bạn ấy bị tước đoạt những cơ hội học hành/làm việc chỉ vì giới tính của mình. Đấu tranh
cho bình đẳng giới là đấu tranh cho quyền tự do lựa chọn của mỗi người.
- Hơn nữa, khó có thể nói việc nào là phù hợp với phái nam hơn, việc nào là phù hợp với
phái nữ hơn. Lựa chọn ngành nghề nào là quyền của mỗi người. Cũng giống như việc đặt
ra tiêu chí về tỉ lệ đại biểu quốc hội là nữ không đồng nghĩa với việc đang ép nhiều phụ nữ
phải làm chính trị.
4, Đàn ông liệu có chịu bất bình đẳng giới ?
- Chúng ta nói rất nhiều về việc bất bình đẳng giới khiến phụ nữ chịu thiệt thòi, vậy điều
này với đàn ông có chính xác ? Từ xưa đến nay, cánh mày râu luôn được coi là trụ cột gia
đình, là phải mạnh mẽ, là phải đao to búa lớn. Nhưng mọi người đâu biết, cái gì cũng có
giới hạn của nó. Một người đâu thể làm nhiều việc cùng một lúc hay nói cách khác thật vô
lý khi bắt người đàn ông phải thế này thế nọ.
- Một người con gái mặc quần áo bóng đá, hay theo phong cách nam tính đi ra ngoài
đường sẽ được khen là cá tính, mạnh mẽ, còn không thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra.

Nhưng điều đó lại ngược lại hoàn toàn với phái nam. Khi họ mặc bộ đồ hơi nữ tính hay có
chút màu mè ra đường, thì cả ngàn sự chú ý sẽ tập trung vào người nam đó và đa số là
những lười lẽ không mấy hay ho.
- Đàn ông thì phải ga- lăng, đi ăn thì người đàn ông nên trả tiền. Điều này trong xã hội
ngày nay chưa hẳn là chính xác hoàn toàn nhưng vẫn còn tồn tại. Nhiều cô gái đã lên các
trang mạng xã hội bóc phốt bạn trai không trả tiền ăn trong ngày đầu hẹn hò, đi chơi với
người yêu mang 100 000 đồng, hay ăn xong bắt chia đôi hóa đơn.


PHẦN III: NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ HẬU QUẢ MÀ NÓ
GÂY RA
1, Nguyên nhân
a, Nguyên nhân chủ quan
- Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo với tư tưởng “trọng nam
khinh nữ ” , tuy đã bước vào thế kỷ 21 song không thể phủ nhận vẫn rất nhiều người còn
giữ tư tưởng này .
- Bất bình đẳng giới truyền thống thường xuất phát từ những quan niệm sai lầm và cố hữu
về vai trò giới, theo đó nam giới thường tập trung vào vai trò sản xuất, làm kinh tế và có
thu nhập nên được xã hội coi trọng, họ có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện
chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, có toàn quyền chỉ huy định
đoạt mọi việc lớn trong gia đình. Trong khi phụ nữ đảm nhận vai trò tái sản xuất và cộng
đồng, chăm sóc và tái tạo sức lao động, ví dụ như việc nội trợ, việc chăm sóc con cái,
chăm nom người ốm và các hoạt động cải thiện cộng đồng như: vệ sinh thôn xóm, đi thăm
hỏi, dự các đám cưới, công tác hòa giải... Đây là các việc "không tên", không tạo ra thu
nhập và thường do người phụ nữ phải đảm nhận và ít được xã hội đánh giá đúng mức, họ
hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định đoạt gì kể cả đối với bản
thân. Chính những suy nghĩ như vậy đã ăn mòn , thấm nhuần vào tâm trí người dân từ đời
này sang đời khác , hết lớp người này đến lớp người kia , ngay từ khi còn là một đứa trẻ
được sinh ra , cha mẹ đã áp đặt lên chúng những yêu cầu của giới như : con trai thì thường
dùng những màu mạnh mẽ như xanh , nâu còn những bé gái thì màu hồng hay những bé

trai thường dùn đồ có họa tiết là siêu nhân ô tô , trong khi bé gái là búp bê , đồ hàng ,


những bé gái sẽ được dạy làm những việc nhà , nấu cơm còn bé trai thì không, từ những
suy nghĩ được phân chia định đoạt một cách rạch ròi như vậy đã khiến con người luôn
nhân thức sai làm về giới nhưng lại không hề nhận ra điều đó và coi nó là hiện nhiên .
Người đàn ông hiển nhiên phải là trụ cột trong gia đình, người đàn bà hiển nhiên phải yếu
đuối dựa dẫm vào chồng, chăm sóc gia đình và nhẫn nhịn trng tất cả mọi chuyện . Từ đó
có thể thấy nguyên nhân chủ quan của bất bình đẳng giới nằm ngay trong suy nghĩ , tiềm
thức , quan niệm của mỗi cá nhân con người cả nam lẫn nữa , vậy nên muốn thay đổi được
tình trạng này xã hội nói chung , nam giới nói riêng nhận thức về bất bình đẳng giới là vẫn
chưa đủ , mà cả những người phụ nữ cũng cần nhận thức được đúng , đủ vai trò , quyền lợi
và trách nhiệm của mình thì vấn đề mới được giả quyết.
2, Nguyên nhân khách quan của vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
- Ngoài yếu tố chủ quan trong tư duy, bất bình đẳng giới còn xuất hiện do những yếu tố
khách quan từ kết cấu sinh học của cơ thể tạo nên những đặc điểm về sức khỏe , độ tuổi ,
khả năng lao động ,…Nhưng điều này cũng góp mặt tại nên sự bất bình đẳng giới mà thể
hiện rõ nét nhất qua thu nhập và việc làm.
- Thu nhập của một người phụ thuộc vào tuổi tác của người đó. Tiền lương tương đối thấp
đối với người lao động trẻ, tăng lên khi họ trưởng thành và tích lũy được vốn con người,
rồi có thể giảm nhẹ đối với những người lao động lớn tuổi. Đặc biệt, thu nhập của những
lao động nam trẻ thường tăng nhanh hơn thu nhập của người nữ trẻ.
- Tình trạng hôn nhân tác động đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ tương tự
nhau: khi đã lập gia đình và có con cái do những nhu cầu cuộc sống phát sinh làm tăng
nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập ở cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, có sự khác
biệt giữa hai giới: do áp lực chăm sóc gia đình đè nặng trách nhiệm lên người phụ nữ làm
hạn chế cơ hội tham gia sản xuất và làm thu nhập của họ thấp hơn nam giới.
- Sức khỏe cũng là một trong những yếu tố tạo nên khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ.
- Người phụ nữ phải chăm lo cho con cái và công việc trong gia đình, bên cạnh đó người
phụ nữ còn có thiên chức làm mẹ (thời gian mang thai gây mệt mỏi nên hiệu suất công



việc thấp, thời gian nghỉ sinh dài và chu kỳ hàng tháng cũng khiến phụ nữ mệt mỏi không
thể tập trung cho công việc) nên khi xin việc làm những người phụ nữ sau khi kết hôn thì
khả năng được tuyển dụng rất thấp nhất là phụ nữ đã kết hôn và chưa có con thì càng có có
thể được tuyển dụng.
- Về sự phân công lao động trong gia đình giữa người vợ và người chồng.
Hầu hết, hiện nay trong gia đình, người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn nam giới. Các kết
quả thống kê cho thấy, thời gian làm việc của phụ nữ là 13h, trong khi nam giới là khoảng
9h. Sự chênh lệch này, chủ yếu là do ngoài công việc hàng ngày, người phụ nữ phải đảm
nhận thêm công việc nội trợ, chăm sóc con cái, giáo dục con cái...
- Do môi trường và tính chất công việc người ta chỉ tuyển chọn lao động nam hoặc lao
động nữ.
- Tính chất vùng miền cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự mất cân bằng giữa nam và nữ
trong xã hội. Nếu ở miền núi quan niệm “ trọng nam khinh nữ ” được đẩy lên đến cao trào,
theo một thống kê sơ bộ 74% nam giới ở các vùng DTTS được đứng tên độc lập về quyền
sở hữu đất đai, tín dụng, sau kết hôn nam giưới được tạo điều kiện đi học còn nữ giới phải
ở nhà chăm sóc gia đình, làm nương rẫy, lo cho chồng, tỷ lệ tảo hôn lớn, nạn bạo lực xaỷ
ra triền miên, 58,6% ở đây từ 14 đến 49 tuổi tin rằng chồng có quyền đánh vợ nếu vợ ra
ngoài không xin phép, cãi chồng. Tuy nhiên một số vùng ở Tây Nguyên vẫn tồn tại chế độ
mẫu hệ vì vậy nữ giới ở đây vẫn được coi trọng.
- Cuối cùng là ở địa vị xã hội và chính trị cũng nói lên vấn nạn bất bình đẳng giới. Chính
trị và địa vị xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên tiếng nói của con người. Tiếng nói của
công dân trong quá trình xây dựng xã hội , phát triển đất nước. Tuy nhiên nhìn vào thực tế
số lượng nữ đại biểu nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước còn rất ít. Có thể nói là
đếm trên đầu ngón tay điều này tạo nên sự mất cân đối khi tất cả những chức vụ cao hầu
hết đều do nam nắm quyền.
3, Yếu tố lịch sử



- Trong xã hội nguyên thuỷ : Trước hết con người trải qua thời kỳ mẫu hệ, ở thời kỳ này
nữ giới là người nắm quyền hành cao nhất .Khi việc sử dụng kim loại xuất hiện và phát
triển mạnh việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả cao, vượt xa việc hái lượm thiên
nhiên. Đàn ông với sức khoẻ thể chất tốt phù hợp với công việc và trở thành trụ cột trong
gia đình, giành được quyền lực, địa vị trong xã hội. Đó cũng chính là 1 trong những
nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng cũng nảy sinh từ bộ luật đầu tiên
của thế giới cổ đại . Người phụ nữ trong bộ luật luôn không có quyền hành gì, họ phải
sống lệ thuộc hoàn toàn vào nam giới.
- Trong xã hội phong kiến mặc dù quyền phụ nữ đã được công nhận nhưng việc bất bình
đẳng thì vẫn tiếp tục diễn ra, không hề giảm đi. Với những nguyên tắc của đạo khổng,
nguyên lý căn bản của xã hội Trung Hoa bấy giờ, người phụ nữ sống hoàn toàn khép kín
sau cánh cửa gia đình với nguyên tắc”tam tòng tứ đức, phụ xướng phụ tuỳ”. Việt Nam lại
là nước bị ảnh hưởng khá nhiều từ văn hoá của Trung Quốc và tư tưởng Nho giáo nên
người phụ nữ Việt Nam cũng phải gánh chịu việc “tam tòng tứ đức”, “tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng phụ”. Người phụ nữ không có quyền quyết định, nam nhân
luôn làm chủ, chế độ đa thiếp.Sở dĩ như vậy là vì nam giới có sức khoẻ, sự quyết đoán,
tinh thần sẵn sàng đối mặt, tham gia chiến đấu bảo vệ quốc gia hơn so với phụ nữ nên
được trọng dụng hơn.Nam giới thì được đi học, đi thi còn nữ giói thì không. Họ luôn bị coi
nhẹ, rẻ rúng, phải làm việc vất vả để cung phụng chồng con, 1 nắng hai sương mà cuộc đời
thì tăm tối…
+ Có rất nhiều bài thơ, ca dao thể hiện sự bất bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến bấy giờ:
-Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

-Câu ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai…”
- Hay câu ngạn ngữ:
“Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
Nghĩa là: con trai thì vẫn là có, nhưng
có mười con giái thì vẫn là không


- Khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển giai cấp tư bản làm chủ. Trong giai đoạn
này vai trò nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp. Xã hội vẫn ưu tiên nam giới hơn vì
nam giới làm được nhiều việc hơn so với phụ nữ, nhất là công việc đòi hỏi sức khoẻ như
thợ máy, thợ mỏ...bởi vậy sự bất bình đẳng vẫn tiếp tục diễn ra
- Việt Nam là 1 nước không trải qua chế độ xã hội tư bản, chúng ta đi từ xã hội phong kiến
lên chế độ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đi lên xã hội chủ nghĩa chúng ta
cũng có nhiều chính sách để xoá bỏ sự bất bình đẳng. Nữ giới đã được đến trường học,
được tham gia các hoạt động xã hội, tham gia chính trị hay nghiên cứu khoa học…Tuy
nhiên đó cũng chỉ là 1 số lượng ít ỏi, đa số giữ các chức vụ cao vẫn là nam giới. Nguyên
nhân là do tư tưởng trọng nam kinh nữ vẫn còn tồn tại, nó dường như đã ăn sâu vào tiềm
thức của rất nhiều người và rất nhiều người phụ nữ cũng chưa thực sự hiểu rõ quyền lợi
của chính bản thân mình >> bởi thế mà sự bất bình đảng vẫn chưa được giải quyết 1 cách
triệt để.
2, Hậu quả
a, Đối với bản thân người phụ nữ:
- Họ bị hạn chế trên con đường học tập, lao động ,phấn đấu vườn lên trong sự
nghiệp,giảm khả năng đóng góp nhiều hơn về sức lực và trí tuệ cho xã hội.
- Thời gian lao động của người phụ nữ nhiều hơn bởi họ phải làm các công việc trong
gia đình nhiều hơn do vậy phụ nữ sẽ có ít thòi gian để học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tham
gia các hoạt động xã hội so với nam giới.
- Vì những lí do gia đình mà nhiều phụ nữ chấp nhận tụt hậu,hoặc phấn đấu có chừng
mực chỉ ở mức độ hoàn thành công việc. Đó cũng là lí do cùng được đào tạo như nhau mà
nam giới phát triển tốt hơn, có vị trí cao hơn được học hành đào tạo chuyên môn cao hơn.

b, Đối với xã hội:
- Trong giáo dục:
+ Làm hạn chế nguồn chất sám cho giáo dục, khiến nữ giới không được học hành đầy đủ,
làm giảm chất lượng trung bình của nguồn nhân lực trong xã hội, có tác động xấu đến phát
triển kinh tế dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
+ Có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹ chúng mù
chữ hoặc không đến trường. Không được đi học dẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp,
điều này lại khiến tỉ lệ tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao.
- Trong việc làm: khoảng cách giới trong việc làm làm giảm tăng trưởng kinh tế thông qua
các hiệu ứng nhân khẩu học.


- Trong gia đình: ảnh hưởng đén sự phát triển bền vững của xã hội,ảnh hưởng đến sức
khỏe của người phụ nữ làm giảm sút về mặt tinh thần do làm việc quá sứu, có nhiều
trường hợp làm giảm chức năng xã hội,sức khỏe giảm súc nhan sắc phai tàn. Ảnh hưởng
đến thu nhập tỉ lệ nam nữ trong các ngành nghề quan trọng luôn có sự phát triển rõ rệt và
lao động nữ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.
+ Chưa có thống kê cụ thể về số vụ việc bất bình đẳng giới gây hậu quả nghiêm trọng,
nhưng từ những vụ án mạng mà thủ phạm lại chính là những người thân, hàng ngày “tay
ấp má kề” xảy ra trong vài năm trở lại đây tại một số địa phương cho thấy, bất bình đẳng
giới là nguyên nhân gây bạo lực gia đình và nhiều hệ lụy đáng buồn.
+ Bàn về vấn đề bạo lực gia đình, không ít người chủ quan cho rằng “bạo lực gia đình chỉ
là vài cái tát, vài câu chửi” chẳng có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, sâu xa hơn, nếu cái tát,
lời đe dọa không bị xử lý, không được phát giác và ngăn chặn kịp thời thì rất có thể nó
chính là nguyên nhân dẫn tới những tội ác kinh hoàng. Không chỉ các vụ chồng đánh vợ
“leo thang” thành tội ác, đã có không ít vụ “tức nước vỡ bờ” mà những nạn nhân bị hành
hạ trong thời gian dài - những người vợ - đã không kìm chế nổi. Vụ án “vợ giết chồng chặt
xác phi tang” diễn ra cuối năm 2017 tại Sóc Trăng là ví dụ điển hình. Nhiều vụ bạo lực gia
đình bắt nguồn từ bất bình đẳng giới, người nam coi thường phụ nữ dẫn đến bạo lực, hệ
quả là những người thân, con cái bị gây ám ảnh.

- Tỷ lệ sinh con trai nhiều hơn con gái gây mất cân bằng dân số
Vì vậy, bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng làm
ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ làm
giảm sút về mặt tinh thần do làm việc quá sức, có nhiều trường hợp làm giảm chức năng
xã hội, sức khỏe giảm sút, nhan sắc bị tàn phai. Ảnh hưởng đến thu nhập, tỉ lệ nam nữ
trong các ngành nghề quan trọng luôn có sự phân biệt rõ rệt và lao động nữ ngày càng gặp
nhiều khó khăn. Phần lớn phụ nữ trong gia đình gặp nhiều cản trở khác như phụ dưỡng bố
mẹ, nội trợ, chăm sóc con cái lo toan việc nhà...


PHẦN IV: MỘT SỐ THÀNH TỰU NƯỚC TA ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG
CUỘC THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƯỚC TA
I. Một số thành tựu nước ta đạt được trong công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới
- Nếu như ở thời xưa người ta chỉ chú trọng việc dạy và học cho nam giới còn phụ nữ gắn
mác với “Công dung ngôn hạnh” và “ tam tòng tứ đức” thì trong thời đại hiện nay vấn đề
này gần như là đã bị đảo lộn. Thực tế cho thấy rằng, nếu nhắc đến ngành sư phạm, mọi
người sẽ nghĩ ngay đến một môi trường đa số là nữ và số lượng giáo viên là nữ cao hơn rất
nhiều so với giáo viên là nam.
- Theo tổ chức liên minh nghị viện thế giới, tỉ lệ phụ nữ trong các cơ quan lập pháp của
Việt Nam là 25,8% đứng thứ 40 trong tổng số 188 nước trên thế giới. Không chỉ chiếm tỉ
lệ cao trong cơ quan lập pháp, phụ nữ Việt Nam còn tham gia, nắm giữ những vị trí quan
trọng va đóng góp tích cực trong cơ quan hành pháp, tư pháp, tổ chức chính trị xã hội,...
- Chúng ta cũng có một tổ chức chính trị riêng cho phụ nữ đó là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam (thành lập ngày 20/10/1930) hoạt dộng vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm
lo và bảo vệ quyền, lượi ích hợp pháp của phụ nữ
- Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung
luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.Việt Nam đã xây dựng và ban hành các văn bản
pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử theo quy định của
Luật Bình đẳng giới 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình thức phân

biệt đối xử chống lại phụ nữ, lồng ghép bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực thi
pháp luật ở trong nước.
- Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%;
khoảng 80% trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi.
Tỷ lệ nữ sinh viên chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là
nữ giới.


II. Một số giải pháp nhằm giảm tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam
*Chính phủ cần:
- Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
tới mọi tầng lớp nhân dân và bản thân người phụ nữ. Xây dựng và triển khai các hoạt động
truyền thông, các mô hình về bình đẳng giới phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Thứ hai, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của
người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy
định về bình đẳng giới. Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu
về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.
- Thứ ba, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới: Triển khai
thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW ngày
24/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; triển khai nội dung công tác bình đẳng giới theo Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân và về công tác dân số trong tình hình mới; chỉ đạo Tổng
kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Quốc hội cho
trình dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) vào năm 2019, trong đó bổ sung, sửa đổi những
vấn đề liên quan đến bình đẳng giới.
- Thứ tư, thực hiện rà soát, sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về
bình đẳng giới cho giai đoạn 2015 - 2020 và Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia

phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển trong nước, quốc tế, đảm bảo tính khả thi,
hiệu quả.
- Thứ năm, tăng cường công tác phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động nguồn
lực trong nước và quốc tế dành cho công tác bình đẳng giới. Thúc đẩy bình đẳng giới và
nâng cao vai trò của phụ nữ với kinh tế, tập trung 03 nội dung cơ bản là: đẩy mạnh bình


đẳng giới vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, đổi mới và bao trùm; nâng cao năng
lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ; thu
hẹp khoảng cách giới trong phát triển nguồn nhân lực.
- Thứ sáu, cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của các Chương trình,
Đề án, Dự án đã được phê duyệt
- Thứ bảy, Chính phủ triển khai xây dựng, triển khai thực hiện các Kế hoạch, Chương
trình, Đề án tập trung giải quyết một số vấn đề lớn, gây bức xúc trong xã hội như: Việc
làm, lao động sau tuổi 35 tại các doanh nghiệp, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, xâm hại trẻ
em gái, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, vấn đề phát triển cán bộ nữ dân tộc thiểu số, tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống... Nghiên cứu, phát triển các mô hình tư vấn, hỗ trợ thúc
đẩy bình đẳng giới, trong đó tập trung tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập
tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tiếp tục
nghiên cứu, củng cố và phát triển các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em khi bị bạo hành, bị
xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo hành, xâm hại.
- Thứ tám, quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ làm tham mưu công tác
bình đẳng giới. Ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích phụ nữ tự
trau dồi, nâng cao trình độ và tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã
hội, góp phần nâng cao quyền năng của phụ nữ nói chung và tăng cường sự tham gia của
phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, các cơ quan dân cử nói riêng; đặc biệt đối với nữ
lãnh đạo trẻ, nữ cán bộ dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong
việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.
- Thứ chín, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của

phụ nữ; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
* Mỗi các nhân
- Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, cần tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các


chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng
giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người
ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ
là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ
sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
- Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự
giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò,
ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ
thống nhà trường (đặc biệt là các trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức
được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý
thức được trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.
- Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng
giới. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên quyết đấu tranh loại bỏ
các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình
được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ công bằng và văn minh.
- Để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình.
Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để xây dựng một xã hội
no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Để thay đổi nhận thức sai lệch về người đồng tính của cộng đồng, nhiều quan điểm của
các cá nhân hay tổ chức đã lên tiếng đứng về phía những người có giới tính thứ ba và giải
thích được những hiểu lầm trước đây của dư luận và phản bác lại những luận điệu cho
rằng những người đồng tính là lí do lây lan căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Tiếp đó, thay vì lên
án, kỳ thị, năm 2015, 2016 giới trẻ Việt Nam đã cùng tham gia chiến dịch lên tiếng bảo vệ

quyền lợi những người đồng tính. Họ đã cùng ủng hộ, giúp đỡ những người đồng tính dám
sống với giới tính thực của mình và giúp họ hòa đồng với xã hội. Điều đó được thể hiện


qua việc, đã có nhiều hơn những đám cưới của các cặp đồng tính, nhiều người đồng tính
dám nói ra giới tính của mình và nhiều câu lạc bộ LGBT được thành lập.

PHẦN V: MỞ RỘNG VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT
1, Định nghĩa
Người LGBT ở Việt Nam bao gồm những người đồng tính luyến ái, song tính luyến
ái và người chuyển giới ở Việt Nam. LGBT là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu
gồm Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender/transsexual people (những người đồng tính
nữ, người đồng tính nam, người song tínhvà người chuyển giới trong tiếng Anh).
- Khi tìm hiểu về bất bình đẳng giới, không hề có sự nhắc đến giới tính thứ ba. Nhưng đó
chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế, giới tính thứ ba đã phải chịu sự bất công trong bất bình
đẳng giới rất lớn.
2, Luật pháp nước ta về cộng đồng LGBT
-Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người đồng giới.
-Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ
nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy.
-Năm 2012, Bộ Tư pháp cho rằng "xét về đảm bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn
của những người cùng giới tính cần được công nhận", nhưng cũng nói thêm "Xét về văn
hóa tập quán của gia đình Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của
quy định pháp luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc thừa nhận người cùng
giới tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm”.
-Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy
định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).



×