Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ KIỂM TRA KI I NGỮ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.57 KB, 10 trang )

NGỮ VĂN 7:

Tiết 132 – 133:

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Kiểm tra việc nắm vững các kiến thức và kĩ năng đã học trong chương trình Ngữ văn
lớp 7.
2. Kĩ năng :
- Biết đọc - hiểu một văn bản ngoài SGK.
- Viết được một đoạn văn nghị luận có luận điểm, luận cứ xác thực; vận dụng hợp lí
nhiều thao tác lập luận; giọng điệu chân thành, nhiệt tình; thể hiện được những ý kiến
riêng của bản thân về vấn đề cần nghị luận.
- Viết một bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
3. Thái độ :
- Quan tâm đến những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng
đắn.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.
4. Năng lực : Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo
của học sinh.
II. Hình thức thực hiện
1. Hình thức : Tự luận
2. Cách tổ chức kiểm tra : Tổ chức kiểm tra theo lớp
III. Ma trận đề kiểm tra

Mức độ

Vận dụng
Nhận biết


Thông
hiểu

Chủ đề

Cộng
Thấp

- Ngữ liệu: ngoài sách
giáo khoa
Tiêu chí lựa
chọn ngữ

- Thể loại: - Hiểu nội
Nhận biết dung của
thể
loại, văn bản.
nêu
khái niệm.
- Liên hệ

Cao


I.
với các văn
liệu: + 01
Đọc – đoạn trích.
bản đã học.
hiểu

+ Độ dài
khoảng 50 300 chữ.
Số câu
2
Số điểm
1
Tỉ lệ %
10%
Đặt câu, viết
II.
đoạn
văn
Làm cảm thụ văn
văn học

Tổng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

2
1
10%

1
1

10%

1
1
10%

3
2
20%
- Tạo một
đoạn văn
nghị luận
theo yêu
cầu
1
3
20%
1
3
30%

Tạo
một văn
bản biểu
cảm theo
yêu cầu .
1
5
50%
1

5
50%

2
8
70%
4
10
100%

III. Đề bài minh họa
Phần I: Phần đọc - hiểu (2 điểm):
Cho đoạn trích sau:
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.
Có rào dâm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre.
(Thăm cõi Bác xưa – Tố Hữu, Tác phẩm và lời bình,
Nhà xuất bản văn học, Trang 195)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
b. Xác định một BPTT nổi bật có trong đoạn trích ?
c. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Phần II. Tạo lập văn bản


Câu 1(3 điểm): Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống

của chúng ta.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nghĩ của em về nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm “ Sống
chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) ?
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN

I

Câu

Nội dung
ĐỌC HIỂU

1
2

- PTBĐ : biểu cảm
0,5 điểm
Một BPTT nổi bật có trong đoạn trích : điệp ngữ "có" 0,5 điểm
( so sánh ....)

3

Đoạn thơ bày tỏ nỗi nhớ Bác Hồ thể hiện qua những 1,0 điểm
hình ảnh gần gũi, quen thuộc của cảnh vật nơi Bác
sống và làm việc ...
LÀM VĂN

II


Câu 1 - Viết đúng đặc trưng đoạn văn nghị luận xã hội. Dẫn
chứng thuyết phục, lí lẽ sắc bén ...
- Lời văn trôi chảy, mạch lạc ...

0,5 điểm

- Vai trò của rừng: Tạo cảnh quan thiên nhiên, chống
2,0 điểm
xói mòn, điều hoà không khí...; cung cấp tài nguyên
cho con người, tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Rừng là lá phổi xanh của trái đất, cuộc sống con
người cần có rừng ...
- Hiện nay nhà nước đã có nhiều biện pháp bảo vệ
rừng, hồi phục lại những khu rừng bị tàn phá...
- Phê phán những biểu hiện phá hoại rừng ...
( HS đạt 2 ý trở lên là có thể cho điểm tối đa )
Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,5 điểm
vấn đề cần nghị luận
Câu 2 Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:
- Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Biết nêu dẫn chứng từ tác phẩm để phân tích, từ đó
bày tỏ cảm xúc cá nhân.

0,5 điểm


Xác định trúng vấn đề biểu cảm: Nhân vật quan phụ 0,5 điểm
mẫu trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy
Tốn



Triển khai hợp lý nội dung văn bản: vận dụng tốt các 3,0 điểm
thao tác biểu cảm, phân tích, bình luận Sau đây là một
hướng triển khai:
Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quan phụ mẫu là nhân vật gợi cho ta sự căm giận,
phẫn nộ.
Thân bài
* Ta căm giận thái độ vô trách nhiệm của quan phụ
mẫu:
- Là cha mẹ của dân nhưng viên quan phụ mẫu không
hề lo lắng cho cuộc sống, số phận của người dân đặc
biệt trong tình cảnh đê sắp vỡ và nhân dân phải ra sức
chống đỡ.
- Trong khi người dân ra sức bảo vệ đoạn đê đã bị
thẩm lậu thì viên quan vẫn ung dung ngồi hưởng thụ,
đánh bài trong ngôi đình vững chãi.
+ Đèn thắp sáng trưng
+ Quan ngồi uy nghi chễm chện
+ Nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng
+ Cạnh quan ăn bát yến hấp đường phèn, tráp trầu …
+ Quan chỉ lo đánh bài, chực chờ ù mà không quan
tâm tới việc hộ đê
+ Khi đê vỡ quan quát mắng, bảo mặc kệ, dọa bỏ tù
nhưng không phải là do đê vỡ mà do người nhà quê tự
do xông vào làm ảnh hưởng tới việc đánh bài của
quan
* Phẫn nộ trước kẻ vô nhân tính
- Ăn chơi hưởng lạc trước nỗi thống khổ của nhân

dân.
- Sung sướng cực độ khi nhân dân rơi vào thảm cảnh,
đó là niềm vui của kẻ không có tính người. Không
biết xót thương trước nỗi đau của đồng loại.
* NT : tác giả sử dụng NT tương phản, tăng cấp, liệt

-> Văn bản cho thấy một bức tranh hiện thực mà sinh
động về một viên quan thích hưởng lạc, hách dịch
nhưng cũng lại vô lương tâm, vô trách nhiệm với
nhân dân, đất nước. Thảm hoạ của nhân dân một phần
do thiên tai, nhưng cũng một phần do sự thờ ơ vô
trách nhiệm của kẻ cầm quyền.
- Qua nhân vật viên quan ta thấy được bức tranh hiện


Sáng tạo: Cách diễn đạt riêng, có suy nghĩ riêng, cách 0,5 điểm
bày tỏ cảm xúc độc đáo.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,5 điểm
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

...............................................................................................................................
............................

NGỮ VĂN 6:

Tiết 28:

KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Kiểm tra kiến thức về truyện dân gian Việt Nam: truyện truyền thuyết,
truyện cổ tích.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học dân gian.
- Kĩ năng phân tích đề, kĩ năng làm bài kiểm tra văn học. Biết trình bày và diễn đạt
các nội dung bài kiểm tra một cách sáng sủa, đúng qui cách.
3. Thái độ :
- Bồi đắp tình yêu văn học, yêu truyện dân gian.
- Rèn luyện thái độ nghiêm túc, trung thực trong khi làm bài kiểm tra.


4. Năng lực : Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng
tạo, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ ... của học sinh.
II. Hình thức thực hiện
1. Hình thức : Tự luận
2. Cách tổ chức kiểm tra : Tổ chức kiểm tra theo lớp.
III. Thiết lập ma trận:

Mức độ

Vận dụng
Nhận biết

Thông
hiểu

Chủ đề

Thấp


- Ngữ liệu:
truyện truyền
thuyết, cổ tích
ngoài sách
giáo khoa.
I.
- Tiêu chí lựa
Đọc –
hiểu chọn ngữ
liệu: + 01
đoạn trích.
+ Độ dài
khoảng 50 300 chữ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Đặt câu, viết
II.
đoạn
văn
Làm cảm thụ văn
văn học

Tổng

Cộng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Số câu

Cao

- Thể loại: - Hiểu nội
Nhận biết dung của
thể
loại, văn bản.
nêu
khái niệm.
- Liên hệ
với các văn
bản đã học.

1
2
20%

1
1
10%

2
3
30%
- Viết câu
văn nhận
xét
về
nhân vật.


1

1

1
2
20%
1

Viết
đoạn văn
cảm nhận
về nhân
vật, hoặc
chi
tiết
truyện.
1
5
50%
1

2
7
70%
4


Số điểm

Tỉ lệ %

2
20%

1
10%

2
20%

5
50%

10
100%

IV. Đề bài minh họa
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Ít lâu sau, người vợ có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì
sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác
bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến
khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả
bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con,
người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người
chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra
theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt,
người Xá dính nhọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.
(Tư liệu Ngữ văn 6, trang 7, Nhà xuất bản giáo dục)

Câu 1: (2 điểm) Đoạn trích gợi cho em nhớ tới truyện nào đã học trong chương
trình Ngữ văn 6 ? Thuộc thể loại nào của truyện dân gian ? Nêu khái niệm thể loại
đó ?
Câu 2: (1 điểm) Em hiểu nội dung đoạn truyện như thế nào?
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1: (2 điểm)
Viết câu văn nhận xét của em về nhân vật Thạch Sanh và nhân vật Lí Thông (mỗi
nhân vật một câu).
Câu 2: (5 điểm)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình tượng Sơn Tinh trong truyện
Sơn Tinh Thuỷ Tinh (Ngữ văn 6, tập 1), từ đó hãy nêu những việc em cần làm để bảo
vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay.
V. Đáp án và biểu điểm:
PHẦN

Câu
1

Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Đoạn trích gợi cho em nhớ tới truyện
Con Rồng cháu Tiên đã học trong chương
trình Ngữ văn 6.
- Thuộc thể loại truyền thuyết

Điểm
0,5
điểm
0,5
điểm



- Khái niệm truyền thuyết: Là loại truyện 1 điểm
dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có
liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường
có yếu tố tưởng tượng kì ảo; thể hiện thái
độ và cách đánh giá của nhân dân đối với
các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
I

2

- Các dân tộc Việt Nam đều có chung 1 điểm
nguồn gốc, từ một mẹ sinh ra, vì vậy
chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau.
LÀM VĂN

II

1

Viết đúng hình thức của câu: đúng chính 0.75
tả, dùng dấu câu thích hợp, diễn đạt trôi điểm
chảy, mạch lạc
Nhận xét đúng về nhân vật.
1 điểm
( Thạch Sanh : thật thà, nhân hậu, dũng
cảm, võ nghệ cao cường, ...
Lí Thông : tham lam, độc ác, xảo quyệt,

bất nhân, ...)
Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy 0.25
điểm
nghĩ riêng về nhân vật.

2

Trình bày đúng hình thức một đoạn văn 0,5
cảm nhận: Lời văn chân thành, trong sáng, điểm
giàu cảm xúc. .
Xác định trúng vấn đề biểu cảm, Nhân vật
Sơn Tinh: Sơn Tinh tượng trưng cho tinh
thần và sức mạnh của nhân dân chống
thiên tai bão lũ. Mãi là hình tượng đẹp
trong lòng nhân dân...
Liên hệ việc cần làm của cá nhân: Bảo vệ
môi trường, trồng cây gây rừng, tố cáo
những hành vi phá hoại môi trường thiên
nhiên, phá hoại các công trình thuỷ lợi...

1.5
điểm

1,5
điểm


Sáng tạo: Cách diễn đạt riêng, có suy nghĩ
riêng, cách bày tỏ cảm xúc độc đáo.
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn

chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
* Dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện.
Nhóm 1: chuẩn bị đề 1 sgk : dàn bài, luyện nói ở nhà.
Nhóm 2: chuẩn bị đề 2 sgk : dàn bài, luyện nói ở nhà.
Nhóm 3: chuẩn bị đề 3 sgk : dàn bài, luyện nói ở nhà
Nhóm 4: chuẩn bị đề 4 sgk : dàn bài, luyện nói ở nhà

0,5
điểm
0,5
điểm



×