Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng tiền mã hóa ở Đức và liên hệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.08 KB, 14 trang )

Mục lục
I.

Cơ sở lý thuyết.............................................................................................................................3
1.

2.

3.

Khái niệm..............................................................................................................................3
1.1.

Tiền mã hóa....................................................................................................................3

1.2.

Bitcoin............................................................................................................................3

Ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hóa..............................................................................3
2.1.

Ưu điểm..........................................................................................................................3

2.2.

Nhược điểm....................................................................................................................4

Ảnh hưởng của tiền mã hóa đến thị trường tài chính, tiền tệ................................................5
3.1.


Cơ hội............................................................................................................................5

3.2.

Thách thức.....................................................................................................................5

II. Thực trạng sử dụng và quản lý tiền mã hoá của Đức............................................................6
1.

Tình trạng quản lý tiền mã hóa tại Đức.................................................................................7

2.

Tình trạng sử dụng tiền mã hóa ở Đức..................................................................................9
2.1.

Tiền mã hóa và các công ty, doanh nghiệp....................................................................9

2.2.

Bitcoin với dân chúng..................................................................................................10

III. Gợi ý chính sách cho Việt Nam...............................................................................................10
1.

Quan điểm đối với việc chấp nhận và sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam............................10

2.

Giải pháp về vấn đề tiền mã hóa ở Việt Nam......................................................................12

2.1.

Đối với nhà nước – gợi ý chính sách...........................................................................13

2.2.

Đối với các công ty và tổ chức tài chính.....................................................................14

2.3.

Đối với người dùng cá nhân........................................................................................14

IV. Kết luận......................................................................................................................................15

1


I.

Cơ sở lý thuyết

1.

Khái niệm

I.1.

Tiền mã hóa

Tiền mã hóa một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà

sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để
xác minh việc chuyển giao tài sản.
(Theo Schuettel, Patrick (2017)
I.2.

Bitcoin

Bitcoin bắt đầu hình thành từ tháng 01/2009 và được coi là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên trên thế
giới. Để một đồng tiền mã hóa được tồn tại, hình thành, phát triển, cần hội tụ đủ 4 yếu tố: được đào
lên (Mining) – hoặc được phát hành dựa trên một loại tiền mã hóa khác; được lưu giữ tại các ví điện
tử (Wallets); được chấp nhận thanh toán (Payments); và được giao dịch tại sàn giao dịch
(Exchanges).
(Theo tạp chí chứng khoán 06/2018 - Báo tài chính cơ quan thuộc bộ tài chính Việt Nam)
2.

Ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hóa

2.1. Ưu điểm
Có thể nói tiền mã hóa ra đời như 1 cuộc cách mạng về thanh toán điện tử khi mà ưu điểm của
nó vô cùng to lớn:


Thuận tiện trong giao dịch: Nếu bạn để ý thì với bất cứ trung gian giao dịch nào, họ đều có

1 giới hạn về chuyển và nhận tiền trong ngày. Nhưng với tiền mã hóa thì không, bạn có thể gửi 1 số
lượng không giới hạn cho bạn bè, người thân của bạn. Cho dù họ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Và
bạn cũng có thể gửi vào bất cứ thời gian nào, không ai có thể quản lý được số tiền bạn gửi.


An toàn và bảo mật: Mỗi giao dịch đều có thể được thực hiện và hoàn thành mà không cần


bất cứ thông tin cá nhân nào. Thông tin giao dịch được hiển thị nhưng danh tính của bạn được bảo
mật hoàn toàn.

2




Không thể bị làm giả: Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định các

loại tiền mã hóa không hề tốn chi phí nào vầ có một sự thật là các đồng tiền mã hóa không thể làm
giả được vì nó không hiện hữu dưới dạng vật chất


Chi phí giao dịch cực thấp: Khônsg có bất cứ trung gian giao dịch nào, chỉ có phí xử lý

giao dịch, tuy nhiên nó cực thấp.


Bảo vệ môi trường: Không phải dùng hoá chất in giấy hay khai thác. Hệ thống máy tính xử

lý giao dịch tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.


Tiềm năng thương mại điện tử: Mọi giao dịch hoàn toàn ẩn danh và không thể bị hoàn trả,

đảo ngược lại, vì vậy đối với những người bán hàng, họ có thể yên tâm hơn với tình trạng gian lận.

2.2. Nhược điểm



Chưa có nhiều người sử dụng: thực tế là người dân, đặc biệt là những quốc gia không phát

triển nhiều như Việt Nam, thì đã quen với việc sử dụng tiền tệ, vàng bạc. Và họ không am hiểu
nhiều về những đồng tiền điện tử.


Hơi khó sử dụng: ví dụ như đồng BTC, để sử dụng bitcoin thì bạn cần phải tạo một ví lưu

trữ BTC, và việc trao đổi bitcoin thành tiền mặt, thông thường bạn sẽ phải qua một trung gian thanh
toán. Vì vậy đối với những người mù tịt về công nghệ mà không được ai chỉ dẫn thì họ sẽ khó mà
có thể tự làm các thao tác này, và có nguy cơ bị lừa đảo.


Giá các loại tiền mã hóa thường biến động: cụ thể bạn có thể lên google để xem biểu đồ

biến động của loại tiền tệ này. Ví dụ cuối năm 2015 giá BTC chỉ giao động 200-300$/BTC, nhưng
đến thời điểm hiện tại thì giá bitcoin tương đối cao, ổn định ở mức $500-$600/BTC. Hoặc có lúc nó
tăng mạnh, xuống mạnh, các biến động trên thế giới ảnh hưởng đến đống tiền điện tử đều có thể
khiến giá bitcoin giao động theo thời gian thực.


Tội phạm, tin tặc, rửa tiền lộng hành : Vì tính ẩn danh của tiền mã hóa và không bị ai kiểm

soát, tội phạm có thể sử dụng những đồng tiền này như một phương thức giao dịch. Hacker có thể
đang tìm cách tấn công nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa để đánh cắp chúng với số lượng lớn và nạn
rửa tiền có thể xảy ra một cách dễ dàng.
3



3.

Ảnh hưởng của tiền mã hóa đến thị trường tài chính, tiền tệ

Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường tiền tệ thế giới đã xuất hiện hơn 2.000 đồng tiền mã
hóa khác nhau với tổng giá trị thị trường toàn cầu lên đến gần 400 tỷ USD. Tiền mã hóa hứa hẹn sẽ
đem đến những thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thay đổi của hệ thống tài chính,
ngân hàng. Phân tích các tác động của tiền mã hóa đối với thị trường tài chính - tiền tệ.
3.1. Cơ hội


Với sự phát triển mạnh mẽ của hợp đồng thông minh, các sản phẩm dịch vụ tài chính khác

hiện có như tín dụng, bảo hiểm, phái sinh... đã dần xuất hiện trên các Blockchain phi tập trung,
mang lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu tiền mã hóa được công nhận là phương tiện
thanh toán thì thị trường tiền tệ toàn cầu sẽ chứng kiến một bước chuyển biến lịch sử từ cơ chế độc
quyền của các NHTW sang cơ chế thị trường cạnh tranh giữa tiền tệ truyền thống (phát hành tập
trung) và tiền mã hóa (phát hành phi tập trung). Trong đó, sự khác nhau cơ bản trong cơ chế phát
hành tiền có thể sẽ đem lại lợi thế cho tiền mã hóa so với tiền tệ truyền thống khi số lượng tiền được
tạo ra theo thời gian có thể được dự đoán trước với độ chính xác cao.


Khi thị trường đủ lớn về giá trị và có tính thanh khoản cao, nhiều khả năng tính ổn định

của tiền mã hóa sẽ cao hơn so với tiền tệ truyền thống, giúp người sử dụng hoạch định được tài
chính tốt hơn và tránh được những cú sốc về lạm phát.


Với công nghệ đột phá của mình, tiền mã hóa cho phép thực hiện từ những giao dịch nhỏ


vài USD cho đến những giao dịch lớn hàng trăm triệu USD trong vài phút với chi phí rất thấp trên
phạm vi toàn cầu. Để sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế của một ngân hàng truyền thống, khách
hàng có thể phải chờ đợi một vài ngày để hoàn tất giao dịch và phải trả mức phí cao hơn rất nhiều.

3.2. Thách thức
Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách
thức đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của các
NHTW như vấn đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá,...
4




Sự thuận tiện trong việc chuyển đổi và tính ẩn danh nhất định của tiền mã hóa sẽ khiến cho

việc thống kê cũng như kiểm soát luồng vốn vào ra và trong nội tại nền kinh tế sẽ là bài toán khó
đối với cơ quan điều hành tiền tệ các nước.


Các giao dịch tiền mã hóa hầu hết sẽ diễn ra trên các blockchain không thông qua hệ thống

ngân hàng. Kinh tế “ngầm”, kinh tế “ngoại bảng” nhiều khả năng sẽ mở rộng mạnh mẽ hơn và nếu
không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, vấn đề “chảy máu ngoại tệ” hoàn toàn có thể xảy ra trong
giao dịch tiền mã hóa giữa các đối tác trong nước và nước ngoài.


Sự xuất hiện của những đồng tiền mã hóa với tính ẩn danh và bảo mật tuyệt đối khiến việc

kiểm soát và phòng, chống rửa tiền hay trốn thuế trở nên khó khăn hơn nhiều.



Các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm sẽ là khu vực phải đương đầu với nhiều

thách thức nhất. Với cơ chế dựa trên mạng lưới xác nhận phi tập trung được vận hành chính xác,
công bằng, minh bạch và an toàn tiền mã hóa đã làm giảm bớt vai trò và tầm quan trọng của trung
gian tài chính.


Một trong những thách thức không nhỏ nữa là việc lợi dụng phát hành tiền mã hóa nhằm

huy động vốn trái phép hay thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt vốn từ nhà đầu tư. Với việc
dễ dàng tạo ra các tiền mã hóa mới cùng với sự thiếu hiểu biết và ham lợi nhuận cao của nhiều nhà
đầu tư đã xảy ra rất nhiều vụ lừa đảo huy động vốn với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD trên
quy mô toàn cầu.


Rủi ro từ hoạt động huy động vốn trái phép cũng như các công ty đa cấp hoạt động núp

bóng công nghệ blockchain sẽ còn tiềm tàng nếu không sớm có những điều luật kiểm soát việc phát
hành tiền mã hóa mới.

II.

Thực trạng sử dụng và quản lý tiền mã hoá của Đức

Thị trường tiền mã hóa là một thị trường rất dao động do đó một số quốc gia vẫn chưa thể phân
loại chúng thành bất kỳ loại tài chính nào. Trong thực tế, tiền mã hóa vẫn bị cấm ở một số quốc
gia, trong khi tiền mã hóa bị đánh thuế cao ở một số quốc gia khác. Việc áp dụng các đồng tiền điện
tử vào lĩnh vực tài chính của họ là khó khăn cho các nhà quản lý tài chính của đất nước và một


5


số gian lận và lừa đảo đã được chứng kiến trong những ngày gần đây đã tạo ra một cảm giác không
tin tưởng giữa các nhà quản lý.
Một trong những quốc gia đã đi trước để áp dụng các tiền mã hóa và làm cho nó hợp pháp để sử
dụng là Đức. Bộ tài chính chính thức tuyên bố rằng tiền mã hóa có thể được sử dụng như một
phương tiện thanh toán mà không bị đánh thuế. Động thái này khiến cho Đức trở thành một công ty
kỳ quặc từ Mỹ, nơi điều hành tài chính, Internal Revenue Services coi Bitcoin là tài sản bị đánh
thuế.
1.


Tình trạng quản lý tiền mã hóa tại Đức
BaFin và Bitcoin

Theo Winheller, công ty luật và tư vấn thuế tại Đức, cũng giống như các cơ quan giám sát ở các
nước khác, Cơ quan giám sát tài chính liên bang Đức (BaFin) có nhiệm vụ đảm bảo một hệ thống
tài chính hoạt động và bảo vệ khách hàng khỏi "cừu đen". Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi
số lượng Bitcoin khởi động cao và sự gia tăng của phương tiện truyền thông đã khiến BaFin phải
hành động. Vào ngày 19 tháng 12 năm 2013, BaFin đã xuất bản một ý kiến toàn diện và chấp nhận
một vị trí trong đó về các vấn đề theo luật giám sát đối với các mô hình kinh doanh khác nhau.


Bitcoin: Phương tiện thanh toán hợp pháp

Trước đây, ngay cả khi Bitcoin thường được gọi là "tiền tệ" kỹ thuật số, thì thuật ngữ này không
chính xác theo nghĩa hợp pháp. Một đơn vị nhất định chỉ có thể được đặt tên là "tiền tệ" hoặc "tiền"
nếu nó được phát hành bởi một ngân hàng trung ương. Bitcoin không đáp ứng yêu cầu này, theo

quan điểm của BaFin, do đó chúng không phải là tiền, tiền điện tử, đấu thầu hợp pháp hay ngoại hối
hoặc tiền và tiền nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây, Đức đã trở thành một trong những nước EU đầu
tiên, mà ở cấp chính phủ quyết định về quy định của ngành công nghiệp tiền điện tử và tình trạng
bitcoin. Bộ Tài chính Đức đã ký một nghị định công nhận bitcoin là đấu thầu hợp pháp, tương
đương với các đồng tiền fiat truyền thống và giải phóng nó khỏi thuế. Tài liệu chỉ định rằng các
giao dịch mua được thực hiện cho tiền điện tử sẽ không bị đánh thuế. Quyết định này đã được ký
vào ngày thứ ba 27 tháng 2, và nó trích dẫn quyết định của tòa án châu Âu năm 2015, xác định đơn
vị tiền tệ Bitcoin về thuế và bãi bỏ thuế giá trị gia tăng khi mua hàng hóa và dịch vụ sử dụng tiền
điện tử. Số tiền thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ được xác định bởi bên bán hàng. Tỷ lệ bitcoin
phải được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ quốc gia của tiểu bang trên lãnh thổ mà giao dịch diễn ra.
Việc chuyển đổi các loại tiền tệ Fiat thành Bitcoin sẽ không bị đánh thuế, nhưng người quản lý của
6


doanh nghiệp phải ghi lại tài nguyên Internet mà họ sử dụng để xác định tỷ lệ tiền điện tử thời gian
thực đầu tiên.
Bây giờ, Đức chính thức xác định đơn vị tiền tệ bitcoin - như đã được ghi trong nghị định của Bộ
Tài chính, tiền điện tử trở thành tương đương với phương tiện thanh toán hợp pháp, vì họ được
người tham gia giao dịch sử dụng như một phương thức thanh toán hợp đồng và thanh toán ngay lập
tức.

Việc chỉ sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ thay thế không yêu cầu giấy phép
Những khách hàng chỉ thanh toán hóa đơn của họ với Bitcoin không cần phải lo lắng về giấy
phép BaFin. Không có giấy phép BaFin cũng được yêu cầu cho việc sử dụng Bitcoin chỉ là một loại
tiền tệ thay thế cho hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, vẫn cần có giấy phép BaFin cho các giao dịch
Bitcoin thương mại như việc khai thác, đào bitcoin. Theo đó, BaFin (cơ quan giám sát tài chính liên
bang Đức) cho rằng bất cứ ai không chỉ khai thác, mua và bán Bitcoin để cung cấp cho mình hàng
hóa hoặc dịch vụ trên thị trường, nhưng tham gia vào một cách giúp duy trì, tiếp tục hoặc tạo ra một
thị trường sẽ không nhận được xung quanh có được một giấy phép BaFin.


Đức: không có thuế nếu bạn mua, bán Bitoin hơn một năm
Theo quy tắc 23 EStG, doanh số bán hàng tư nhân không vượt quá 600 Euro được miễn thuế.
Nhưng có lẽ thậm chí còn thú vị hơn là bạn không phải trả thuế nếu bạn giữ Bitcoin, Litecoin,
Ethereum,…trong khoảng thời gian hơn một năm. Cho dù bạn bán bao nhiêu tiền mã hóa, bạn vẫn
không phải trả thuế nếu bạn giữ chúng hơn một năm. Giả sử rằng bạn đã cư trú ở Đức trong một vài
năm qua. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, bạn đã mua 1 Bitcoin với giá $1.000. Nếu bạn bán nó vào
ngày 15 tháng 12 năm 2017 để được huognwr một khoản tiền Giáng sinh nhỏ trị giá $17.000, bạn sẽ
phải trả thuế lợi tức đầu tư trên $16.000. Tuy nhiên nếu bạn đã giữ Bitcoin của mình trước ngày 1
tháng 1 năm 2018, tất cả thuế lợi tức sẽ được miễn. Danh mục đầu tư của bạn càng lớn, bạn càng
tránh phải trả thêm tiền thuế - ngay cả khi thị trường trải qua một đợt rút ngắn tạm thời.

2.
Tình trạng sử dụng tiền mã hóa ở Đức
II.1. Tiền mã hóa và các công ty, doanh nghiệp

Sự ưa thích đến từ các tổ chức tài chính và các công ty
Theo nhật báo The Wall Street Jourrnal, nhờ nhu cần từ rất nhiều đối tượng khác nhau, Đức, đặc
biệt là thủ đô Berlin, đang dần trở thành một trung tâm phát triển cho các loại tiền mã hóa và công
nghệ Blockchain. “Công nghệ này được thúc đẩy bởi những người theo chủ nghĩa vô chính phủ,
muốn thoát khỏi các ngân hàng. Và giờ các ngân hàng cũng quảng cáo cho công nghệ này. Rất
nhiều người dùng chính đang ở Berlin mà.” Shermin Voshmgir – nhà sáng lập BlockchainHub cho
7


biết. Deutsche Bank và Bertelmann thuộc nhóm ngân hàng đầu tư và công ty truyền thông lớn nhất
thế giới. Cả hai đang tích hợp chuỗi khối vào hoạt động. Tại Munich và Bonn, các công ty Fintech
và các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đang nhảy vào lĩnh vực tiền mã hóa. Còn ở Berlin, cộng đồng
chuỗi khối tại đây đã dần lớn mạnh trong nhiều năm qua. Từ năm 2010 đến nay, hơn 1.300 dự án
lập trình liên quan đến Blockchain đã được thực hiện tại Đức, theo số liệu của Deloitte và nền tảng
lập trình GitHub. Hiện Đức là thị trường lớn thứ 4 thế giới cho hoạt động này, sau Trung Quốc, Mỹ

và Anh.


Các nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và các thiên thần kinh doanh chiếm lĩnh thị

trường
Trường hợp bên ngoài vốn của các ngân hàng là thiếu, các nhà đầu tư mạo hiểm được yêu
cầu. Do đó, thị trường BTC vẫn được tài trợ đáng kể với các quỹ tư nhân trong thời gian này. Các
công ty mới thành lập sử dụng các quỹ của riêng họ và một phần rủi ro mất đi chúng để thực hiện ý
tưởng kinh doanh của họ. Các thiên thần kinh doanh và các công ty đầu tư mạo hiểm làm phần còn
lại, để cung cấp cho các công ty Bitcoin đầy hứa hẹn có vốn rủi ro - không phải vì lợi ích riêng của
họ.

II.2. Bitcoin với dân chúng
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng Postbank của Đức trên 3.100 người, ngoài ra độ
tuổi từ 18 đến 34 tuổi tỏ ra đặc biệt quan tâm đến đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. “29% người
quan tâm tiền mã hóa như một hình thức đầu tư’’. Ngân hàng Postbank của Đức đã đi đến kết luận
này sau cuộc khảo sát được tiến hành từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 2018.
Cụ thể, khi được hỏi về lý do tại sao họ lại quan tâm đến tiền mã hóa, trong đó 60% phụ nữ và
51% nam giới đã trích dẫn câu “vì muốn độc lập về tài chính’’ như một yếu tố quan trọng để đầu tư
tiền mã hóa, ngoài ra còn có một lý do khác nữ là “khả năng kiếm được lợi nhuận cao’’, “tiềm năng
của tiền mã hóa’’ và “tính ẩn danh cao”.
Về tuổi tác, tiền mã hóa đặc biệt phổ biến trong độ tuổi từ 18 đến 34, trong nhóm tuổi này, 46%
quan tâm đầu tư tiền mã hóa, 16% trong độ tuổi từ 18 đến 34 đã đầu tư tiền điện tử, và 14% khác
đang có kế hoạch đầu tư trong tương lai.
Tiến sĩ Thomas Mangel, Trưởng phòng kỹ thuật số của Postbank, đã nói trong một thông cáo báo
chí rằng, giá giảm mạnh trong những thấng gần đây dường như không ảnh hưởng đến sự phổ biến
của tiền mã hóa ở Đức. Ông tin rằng lý do cho điều này là sự thiếu kiến thức về cơ hội và rủi ro của
tiền điện tử như một khoản đầu tư. Tiến sĩ Thomas Mangel cũng cảnh báo: “Bất kể ai đầu tư vào
8



chứng khoán như một khoản đầu tư, chắc chắn sẽ không đầu tư vào tiền mã hóa vì những rủi ro có
liên quan, có tính đầu cơ cao.”
Nhiều ngân hàng đã nhiều lần cảnh báo về biến động giá trong những tháng gần đây. Ví dụ,
thành viên hội đồng quản trị ECB Yves Mersch cho rằng tiền mã hóa như là một mối đe dọa sự ổn
định tài chính và kêu gọi sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Giám đốc quản lý tài sản của
Deutsche Bank, Markuss Mueller cũng chỉ trích sự biến động về giá của tiền mã hóa.
III. Gợi ý chính sách cho Việt Nam
1.

Quan điểm đối với việc chấp nhận và sử dụng tiền mã hóa ở Việt Nam

Dù chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam, tiền mã hóa đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của nhiều
người cũng như các doanh nghiệp. Việc xác định hình thái của tiền mã hóa để có khuân khổ pháp lý
rõ ràng và quản lý hiệu quả hơn là vô cùng quan trọng. Ngày 13/1, một lãnh đạo Ngân hàng Nhà
nước cho rằng, Bitcoin là đồng tiền không hợp pháp tại Việt Nam, do đó không được chấp nhận trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam vừa qua cũng đã có thông cáo cần thiết về việc sử
dụng tiền ảo trong hệ thống thanh toán chính thống của nhà nước. Ngoài thông cáo trên, hiện chưa
có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức tiền ảo, các quy định về
giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây cũng không hoặc chưa đề
cập đến. Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng tiền ảo trên mạng
Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, trong tương lai
không xa, khi tiền mã hóa được sử dụng rộng rãi trên thế giới, việc không thừa nhận đồng tiền này
có thể gây trở ngại trong việc phát triển kinh tế và hội nhập ở nước ta. Thay vì không chấp nhận, đề
xuất các biện pháp quản lý tiền mã hóa sẽ giúp chúng ta hạn chế được những bất cập và phát huy lợi
ích của đồng tiền này.
Để có một cái nhìn chính xác hơn về bản chất, tiền mã hóa nên được nhìn nhận như một
loại “tài sản ảo” ở Việt Nam.
“Tài sản ảo” là một khái niệm rất rộng như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài

khoản mạng,…phổ biến nhất là tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, tên miền. Tiếp cận theo nghĩa
hẹp, tài sản ảo là các đối tượng ảo trong thế giới ảo, còn theo nghĩa rộng thì tài sản ảo được hiểu là
những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền và có thể chuyển giao trong
các giao dịch dân sự.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một bộ luật hay văn bản chính thức quy định cho tài sản ảo. Tuy
nhiên, theo Điều 163 Bộ luật dân sự, “ tài sản bao gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản”. Cũng theo điều 181 Bộ luật dân sự, “quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể
9


chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Hiểu theo định nghĩa này, dù không
có khả năng tiếp cận mang tính vật thể nhưng tiền mã hóa vẫn có giá trị bằng tiền, hơn nữa người
dùng còn có quyền sử dụng, trao đổi, định đoạt và chiếm hữu tiền mã hóa. Vì vậy tiền mã hóa hoàn
toàn có thể coi như quyền tài sản và người dùng tiền mã hóa là những người sở hữu tài sản:
Về tính pháp lý: tài sản ảo là những tài nguyên trên mạng máy tính được xác định giá trị bằng tiền
và có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự.
Về bản chất: Dù chỉ là hình ảnh trên các thiết bị máy tính, về bản chất, tiền mã hóa tồn tại dưới
dạng các đoạn mã máy tính và được nhận biết thông qua các địa chỉ công khai (là một dãy mã hóa
các số và chữ cái). Tuy nhiên do các đoạn mã máy tính không tồn tại độc lập hoàn toàn nên không
thể thực hiện quyền chiếm hữu như tài sản thông thường mà chỉ có thể thực hiện quyền này thông
qua giá trị bằng tiền của nó ( tính vô hình). Việc thừa nhận tiền mã hóa thông qua các đoạn mã ghi
nhận quyền của người dùng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ, quản lý và khai thác lợi ích
của loại tài sản này.
Về giá trị: tiền mã hóa có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng vì nó tạo ra lợi ích kinh tế và đáp ứng
như cầu về một đồng tiền an toàn, dễ dàng sử dụng và lưu thông trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện
nay.
Việc thừa nhận tài sản ảo là các đoạn mã ghi nhận quyền của người dùng tiền mã hóa sẽ có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo hộ và khai thác các lợi ích của tài sản ảo, đồng thời giải quyết được
các vấn đề còn vướng mắc trên thực tế như sau:



Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xác định các giao dịch liên quan đến tài sản ảo với tư cách

là tài sản trong giao dịch dân sự để có thể xác lập quyền sở hữu.


Tạo cơ sở để giải quyết các hành vi phạm tội đối với tài sản ảo khi xảy ra các vụ án hình sự

đối với hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản ảo.

2.

Giải pháp về vấn đề tiền mã hóa ở Việt Nam

Thực tế hiện nay, qua các phân tích đã nêu ở trên, có thể thấy hệ thống tài chính – ngân hàng của
Việt Nam còn ở trình độ đang phát triển, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra đổ vỡ. Thêm vào
đó, các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin…cũng còn có khoảng cách xa với các
nước phát triển. Vì vậy, việc chấp nhận hoàn toàn tiền mã hóa như một số nước phát triển trong giai
đoạn này đối với Việt Nam có thể là chưa phù hợp. Tuy nhiên, cũng không nên cứng nhắc “ngăn cấm”
bằng biện pháp hành chính như Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện.
Từ quan điểm coi tiền mã hóa là một dạng “tài sản ảo”, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để quản
lý tiền mã hóa ở Việt Nam như sau:
10


2.1.

Đối với nhà nước – gợi ý chính sách

Ở Việt Nam, việc quản lý, giám sát tiền mã hóa đang ở giai đoạn sơ khai, do đó bài toán đặt ra là

làm thế nào để theo kịp dòng chảy phát triển của khoa học công nghệ, tận dụng những thành tựu
công nghệ để phát triển kinh tế trong dài hạn.
Trên thực tế, tiền mã hóa và những nền tảng công nghệ đằng sau nó khiến các nhà quản lý trên
toàn cầu vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu. Do đó, để quản lý giám sát hiệu quả tiền mã hóa ở Việt
Nam cần triển khai thực hiện một số nội dung sau:


Cần xác định rõ “định nghĩa” tiền mã hóa. Liệu tiền mã hóa là tài sản tài chính hay một

loại tiền tệ để từ đó, phân định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giám sát
chuyên ngành phù hợp.
Trong ngắn hạn, có thể các quy định pháp lý chưa bao trùm hết đối với các loại hình của tiền mã
hóa, song theo kinh nghiệm của Mỹ thì có thể xác định nhiệm vụ trọng tâm với Tokens và ICOs.


Cần rà soát, kiểm tra, xử phạt, thực hiện nghiêm lệnh cấm sử dụng tiền ảo Bitcoin và các

đồng tiền mã hóa khác làm phương tiện thanh toán.
Phần lớn các nước và tổ chức quốc tế đều chưa có những quy định cụ thể về việc lưu hành, sử
dụng và quản lý tiền mã hóa, coi Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác không phải là tiền pháp định
và những giao dịch bằng các đồng tiền này sẽ không được pháp luật bảo vệ. Các nước đều đẩy
mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu về công nghệ blockchain và các đồng tiền mã hóa để tránh
các rủi ro như các hoạt động theo mô hình đa cấp, lừa đảo…


Nên tận dụng thế mạnh của công nghệ đằng sau tiền mã hóa thay vì tập trung nhiều vào

việc thắt chặt quá mức cần thiết loại tiền này. Công nghệ blockchain mang lại nhiều lợi thế cho hệ
thống tài chính, đặc biệt là đối với hệ thống thanh toán.
Do đó, công nghệ blockchain sẽ là một nền tảng quan trọng đối với định hướng nền kinh tế

không tiền mặt của Việt Nam. Về công nghệ quản lý tiền mã hóa, nên tham khảo công nghệ mà
IMF đã đề xuất là công nghệ sổ cái phân tán.


Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao

dịch liên quan tới tiền mã hóa xuyên biên giới.
11


2.2.

Đối với các công ty và tổ chức tài chính

Các công ty và tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch tiền mã hóa cần
đăng kí hoạt động với các cơ quan chức năng, trong đó cần:


Đăng kí xác nhận quyền sở hữu tài khoản tiền mã hóa: địa chỉ này sẽ được công khai và

quản lý. Trong trường hợp tài khoản bị đánh cắp, thông tin có thể được đưa lên toàn hệ thống để
chặn mọi giao dịch với tài khoản này.


Lưu trữ các thông tin về lịch sử giao dịch: mọi giao dịch cần được sao lưu theo quy định

(ngày giờ, giá trị, các bên tham gia,…) đặc biệt với các giao dịch trao đổi từ tiền mã hóa sang loại
hình tài sản khác như dịch vụ, hàng hóa thực cần phải có quy ước về cách thức quy đổi giá trị cụ
thể. Các giao dịch bất thường phải được theo dõi và báo cáo lên cấp ngành có thẩm quyền.
Vì giá trị của tiền mã hóa phụ thuộc vào số người tham gia giao dịch và số lượng tiền mã hóa có

được nên các thông tin về lịch sử giao dịch cần được ghi rõ để xác định giá tiền mã hóa trong các
trường hợp xảy ra tranh chấp, mọi giao dịch không rõ ràng về thông tin lịch sử giao dịch sẽ không
được chấp nhận giải quyết.


Tuân thủ các nguyên tắc về kế toán, kiểm toán đối với tài sản vô hình trong các doanh

nghiệp có sử dụng tiền mã hóa.


Chấp hành nghĩa vụ về thuế liên quan đến sở hữu và sử dụng tài sản: trong đó cần xác định

rõ giá của tiền mã hóa dựa trên giá của thị trường tại thời điểm quy định.


Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó giới hạn phạm vi,

khối lượng và có xác thực cho mỗi giao dịch.
2.3.

Đối với người dùng cá nhân

Cần có những quy định riêng biệt và hạn mức sử dụng đối với tiền mã hóa. Đối với các giao dịch
giá trị thấp, hoạt động này ít có rủi ro và người dùng không cần có tránh nhiệm pháp lý. Tuy nhiên
với các giao dịch giá trị cao, người dùng nên tuân thủ các nguyên tắc về mua bán tài sản và có nghĩa
vụ đóng thuế. Với người mua tiền mã hóa, giá trị khoản tiền mã hóa có được có thể coi như thu
nhập và người mua phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trong bối cảnh hiện nay, khi hoạt động của người dùng tiền mã hóa mới chỉ diễn ra trên quy mô
nhỏ, các biện pháp trên là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi người dùng và trách các hậu quả đáng
tiếc sau này.


12


IV.

Kết luận

Trong thời đại khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin như hiện nay, tiền mã hóa đang ngày
càng trở nên phổ biến, Bitcoin được cho là đồng tiền điện tử thành công nhất hiện nay, với việc
được chấp nhận sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới nói chung và nước Đức nói riêng. Dù
còn nhiều hạn chế, song thông qua việc lựa chọn các mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý hợp
lý, chính phủ Đức có thể tận dụng những ưu điểm của tiền ảo, hạn chế những nhược điểm của nó,
góp phần thúc đẩy kinh tế Đức. Đề tài “Thực trạng sử dụng và quản lý tiền mã hoá của Đức”,
qua đó đã đánh giá một cách tương đối toàn diện thực trạng quản lý tiền ảo tại Đức, từ đó liên hệ và
đề xuất biện pháp quản lý đồng tiền này ở Việt Nam trong thời gian tới, thay bằng biên pháp ngăn
cấm mang tính chất hành chính như hiện nay.
Đề tài đã giải quyết khá triệt để các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra. Hoàn thiện
đề tài này, nhóm nghiên cứu mong muốn góp một phần kiến thức vào vấn đề quản lý và phát triển
tiền ảo ở Đức. Tuy nhiên do những hạn chế về tài liệu và kiến thức, đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được sự đánh giá của các nhà khoa học,
các nhà quản lý để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Nguồn tham khảo:
1. Andreas M. Antonopoulos (2016), The internet of money, Merkle Bloom LLC;
2. Andreas M. Antonopoulos (2017), Mastering Bitcoin, O’Reilly Media, Inc;
3. Michael J. Casey and Paul Vigna (2016), The Age of Cryptocurrency: How Bitcoin and the
Blockchain Are Challenging the Global Economic Order, Picador;
4. Thomson Reuters (2017, 25 October), Cryptocurrencies by country
5. Andy Greenberg (ngày 20 tháng 4 năm 2011). “Crypto Currency”. Forbes.com. Truy cập ngày

8 tháng 8 năm 2014.
6. Cryptocurrencies: A Brief Thematic Review. Economics of Networks Journal. Social Science
Research Network (SSRN)
7. Schuettel, Patrick (2017). The Concise Fintech Compendium. Fribourg: School of
Management Fribourg/Switzerland.

13


8. PGS.TS LÊ THỊ TUẤN NGHĨA, THS. NGUYỄN THANH TÙNG - HỌC VIỆN NGÂN
HÀNG 2018, “Tiền ảo và thách thức đối với chính sách tiền tệ”, diễn đàn, 04:00, 03/06,
tapchitaichinh.vn, Chủ Nhật, ngày 26/8/2018
9. The Wall Street Journal
10. Winheller – Attorneys at Law and Tax Advisors
11. Deutsche Postbank

14



×