Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KHÁCH QUAN HÓA TRONG TÁC PHẨM LÃO GORIOT (Chủ nghĩa hiện thực phê phán)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.51 KB, 6 trang )

4.3.3 Khách quan hóa
Chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn tuy khác nhau về bản chất nhưng
cũng mang cùng một đặc điểm là nặng về chủ quan. Nhà văn có toàn
quyền với đứa con tinh thần của mình, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn
về nội dung tư tưởng. Đối với chủ nghĩa hiện thực, tính khách quan của sự
thể hiện nghệ thuật lại được đề cao. Các nhà văn luôn bày tỏ sự tôn trọng
của mình đối với sự thật và nhận thức rõ trách nhiệm phản ánh trung thực
sự thật đó vào trong tác phẩm. Balzac từng nói: “Chính bản thân xã hội
Pháp mới là sử gia mà tôi chỉ là thư kí trung thành của thời đại”. Trong
cảnh đưa tang lão Goriot, ông đã miêu tả các chi tiết một cách cụ thể và
ngắn gọn ‘lễ cầu hồn kéo dài 20 phút, 5 giờ 30 đi ra nghĩa địa, 6 giờ hạ
nguyệt…’. Balzac như một họa sĩ vẽ lại toàn bộ xã hội Pháp bằng từng nét
một và từng nét nhỏ nhất, để cho bức tranh hiện thực thêm sinh động và
nhiều góc cạnh. Nhà văn muốn tất cả những gì của xã hội sẽ phơi bày tất
cả dù chỉ là chi tiết nhỏ, để tất cả mọi người có thể nhìn thấy toàn vẹn hiện
thực nhà văn đang sống, đang chứng kiến và đang trải nghiệm. Balzac
đứng bên ngoài, chứng kiến và chiêm nghiệm tất cả các vấn đề. Nhà văn
ghi chép lại bằng sự khách quan lạnh lùng của một người thư ký thời đại.
Nhưng đằng sau sự lạnh lùng đó là một trái tim ấm áp tình người, lúc nào
cũng đau với nỗi đau của nhân loại.
Tính khách quan được thể hiện tập trung trong việc xây dựng tính cách
điển hình và hoàn cảnh điển hình. Thông qua các hoàn cảnh điển hình,
cuộc sống tự phơi bài trong tác phẩm. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể và
nguyên tắc điển hình hóa không cho phép nhà văn xây dựng những hoàn
cảnh chỉ do trí tưởng tượng sáng tạo nên hoặc chỉ có ý nghĩa cá biệt. Hoàn
cảnh đó phải mang tầm vóc rộng lớn của cuộc sống và hơi thở của thời đại.
Nó phải mô tả một cách tự nhiên, phản ánh đúng tình trạng quan hệ giữa
các giai cấp, đúng xu hướng vận động của xã hội. Cuộc sống tự vạch con
đường riêng cho mình giống như những dòng sông tự tìm đường ra biển.
Xu hướng đó phải “toát ra từ tình thế và hành động, chứ không cần phải
nói toạc ra, và nhà văn không cần bắt buộc phải cung cấp cho độc giả cái


giải pháp lịch sử của các cuộc xung đột mà mình miêu tả” (Max – Engels,
Về văn học nghệ thuật). Do vậy, việc xây dựng những hoàn cảnh cũng thể
hiện tính khách quan cao độ. Ví dụ: tiểu thuyết Lão Goriot lấy bối cảnh xã
hội Pháp từ năm 1819 với sự quay trở lại của chế độ quan chủ đã châm
ngòi cho sự đấu tranh về quyền lợi giữa quý tộc cũ và tư sản mới. Những
1|Page


biến động xã hội cũng giúp một số cá nhân thay đổi nhanh chóng với địa
vị xã hội của họ, nhất là với những người nhanh nhạy thích nghi với các
luật lệ của xã hội mới, trở thành những tay tư sản giàu có, tiêu biểu nhất là
lão Goriot. Nhưng có tiền chưa đủ, còn cần phải có quyền lực. Muốn vậy,
phải trở thành quý tộc, phải có quan hệ với quý tộc. Thế là nhiều thủ đoạn,
mánh khóe xuất hiện, con người tìm mọi ngóc ngách để chen vào. Lão
Goriot lấy một người vợ quý tộc, bà Vauquer dự định tái giá cùng lão
Goriot (bốn mươi tám tuổi mà cứ nghĩ mình ba mươi chín, vẫn còn sức
hấp dẫn của một người đàn bà góa và suốt ngày lo chưng diện, lố bịch
trước mặt Goriot nhằm lấy điểm), Rastignac thì chủ trương dựa vào phụ
nữ quý tộc để tiến thân “bơi lội trong đại dương Paris, mặc sức vùng vẫy
với các phu nhân hay tìm kiếm những tài sản cho mình”. Cứ như vậy, quá
trình vận động của xã hội Pháp được tái hiện hết sức tự nhiên và chân
thực.
Đối với việc xây dựng tính cách, tính khách quan cũng là một yêu cầu
quan trọng. Nhân vật là yếu tố trung tâm mang tư tưởng của tác phẩm nên
nhà văn thường mượn nhân vật để nói thay cho mình, “biến nhân vật
thành người phát ngôn cho tinh thần thời đại” (Engels), xuất phát từ
những tình huống và hoàn cảnh của họ. Ví dụ: nhân vật Vautrin, trong Lão
Goriot, có nhiều phát ngôn thể hiện triết lý sống của con người thời đại
(hay còn hiểu theo cách khác là một con người từng trải). Khi dạy bảo cho
Rastignac những kinh nghiệm sống, hắn bảo: “Cuộc đời là một các bếp

hôi hám, nếu anh muốn ăn ngon thì đành bẩn tay một chút, chỉ cần sau đó
rửa sạch đi là được – đó là tất cả đạo đức trong thời đại chúng ta”, hoặc
như bà tử tước Beauséant chỉ bảo Rastignac: “hãy đối xử với cuộc đời này
đúng với bản chất của nó…”,“Đê mạt à?...Đời là một vũng bùn, ta hãy cố
mà đứng vững ở những đỉnh non cao”,“ Cậu càng tính toán lạnh lùng bao
nhiêu thì cậu càng tiến xa bấy nhiêu. Cứ thật tàn nhẫn vào, cậu sẽ được
tiến xa…Cậu sẽ hiểu xã hội là như thế nào, là một lũ bị lừa bịp và đi lừa
bịp. Tôi cho cậu cái tên tôi làm phép dẫn đường để vào mê cung mê hồn
đó” và bà nữ công tước Langeais: “Thế gian này là một vũng bùn, chúng
ta hãy cố gắng giữ lại những gì thanh tao”. Sau bao lần tự an ủi, huyễn
hoặc mình, lúc gần chết, ngay cả lão Goriot cũng cay đắng thừa nhận: “Có
tiền là có tất cả, kể cả những đứa con gái”.
Mọi tình cảm đối với nhân vật phải được kìm nén lại chứ không để trùm
lấp nhân vật. Cần nhìn nhận nhân vật trong tính đa dạng, nhiều chiều, phức
tạp của nó, không được nhìn một phía, lí tưởng hóa hay dung tục hóa. Sự
2|Page


vận động của tính cách được quyết định bởi logic nội tại của nó trong mối
quan hệ với hoàn cảnh xung quanh. Tác giả có thể có những đoạn trữ tình,
nhưng nhất định không ảnh hưởng đến diễn biến của sự việc và sự thăng
trầm của nhân vật. Rastignac trong Lão Goriot, một tâm hồn trong sáng
nhưng chịu nhiều sự cám dỗ. Nhân vật cũng chiếm được không ít tình cảm
ưu ái của nhà văn là chàng sinh viên luật trẻ tuổi. Ý nghĩ ban đầu của anh
rất đẹp, khi ấy tâm hồn chàng còn rất trong sáng và những suy nghĩ của
chàng được Balzac thể hiện bằng giọng văn thật lãng mạn. “Thời thanh
xuân của mình vẫn còn xanh trong như bầu trời không một gợn mây, mong
muốn được trở nên vĩ đại và giàu có, thế mà phải dối trá, phục tùng, luồn
cúi, gắng gượng, nịnh bợ, che dấu ư?...Có gì đẹp hơn là lặng ngắm cuộc
đời mình và thấy nó thanh khiết như một bông hoa bách hợp?” Có thể

xem anh là loại nhân vật khát vọng, đang mơ ước xây dựng con đường tiến
thân. Thực tế, các nhà văn hiện thực đã tuân thủ nguyên tắc khách quan
một cách nghiêm túc. Họ xây dựng được những nhân vật có nội tâm phong
phú, có tính cách vừa mang tính xã hội vừa có vẻ độc đáo riêng, sự vận
động và phát triển tính cách vừa có sự chi phối độc lập bên trong vừa chịu
ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài. Nhà văn không nuông chiều hoặc ác
cảm với nhân vật mà giữ một thái độ khách quan, không thuyết giáo mà để
nhân vật tự bộc lộ. Nói chung, nhà văn hiện thực luôn giữ một khoảng
cách hợp lý với nhân vật để đảm bảo tính khách quan cho tác phẩm. Đó là
lý do vì sao Rastignac từ một chàng sinh viên non nớt, giàu tình thương,
tâm hồn trong sáng và đầy nhiệt huyết tuổi trẻ lại trở thành một con người
mưu mô và xảo trá khi chàng nhận ra bản chất đen tối của xã hội này “Thế
ra cái thành phố Pari của các vị là một vũng bùn à?”
Đỉnh cao của nguyên tắc khách quan trong việc xây dựng nhân vật là hiện
tượng nhân vật nổi loạn. Đây là hiện tượng nhà văn thay đổi dự kiến ban
đầu khi xây dựng nhân vật cho phù hợp với thực tế cuộc sống, như trường
hợp Puskin, trong Evgeni Onegin, đã để Tachiana đi lấy chồng, một quyết
định trái ngược với con người mơ mộng và chung thủy của cô; hay như
Balzac đã để Eugenie kết hôn với một người mà cô biết lấy mình chỉ vì
tiền sau khi mối tình đầu tan vỡ, vì ông nghĩ đó không còn là cái thời mà
người ta hay chết vì tình. Nguyên nhân là vì đối với nhà văn hiện thực,
sáng tác là quá trình thâm nhập, nghiền ngẫm thực tế và khách quan hóa
cái chủ quan. Đối với những tác phẩm quy mô lớn, quá trình đó có khi kéo
dài nhiều năm nên có thể nhà văn sẽ phát hiện thêm những khía cạnh mới
trong chân lí cuộc sống buộc phải điều chỉnh lại dự kiến chủ quản của
mình cho phù hợp với thực tế khách quan. Ban đầu, Lev Tolsoi định viết
3|Page


Anna Karenina có kết cục bi đát để tố cáo tội ngoại tình của phụ nữ đương

thời nhưng khi tác phẩm hoàn thành thì nhiều độc giả đã viết thư yêu cầu
ông sửa cái kết của câu chuyện cho Anna, người đàn bà ngoại tình, được
sống. Đó là do nhà văn trong quá trình sáng tác đã hiểu được những
nguyên nhân từ xã hội đã xô đẩy người phụ nữ vào con đường tội lỗi, vì
vậy mà dưới mắt ông, họ trở nên đáng thương hơn đáng giận và cần được
nhận sự đồng cảm. Có thể nói, đây là một hiện tượng chỉ có thể có ở các
nhà văn hiện thực với nguyên tắc khách quan cao độ, chứ chưa thể có ở
những nhà văn lãng mạn, mặc dù nhân vật của họ lại có khá nhiều đột
biến. Tất nhiên, không phải bất cứ nhân vật nào trong chủ nghĩa hiện thực
cũng nổi loạn vì những loại nhân vật nhà văn đã quen thuộc, do đó, đã dự
kiến số phận và tính cách khách quan của nó một cách đúng đắn ngay từ
đầu. Mặt khác, hiện tượng nào là nhân vật nổi loạn, chỉ có nhà văn nói ra
hoặc khi chúng ta có điều kiện đối chiếu văn bản chính thức của tác phẩm
với những bản thảo đầu tiên mới có thể biết được.
Như vậy, nguyên tắc khách quan đã khiến nhà văn không còn giữ vai trò
độc tôn đối với tác phẩm nữa. Cái có ý nghĩa quyết định đối với tác phẩm
giờ đây là những quy luật khách quan, những logic không thể cưỡng lại
của đời sống tự nhiên. Nhân vật giờ đây không phải là sản phẩm thụ động
của một sự nhào nặn tùy tiện nữa mà là một đối tượng buộc nhà văn phải
tôn trọng và nghiên cứu.
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, tác phẩm văn học cũng là sản phẩm
của người nghệ sĩ nên không thể không mang dấu ấn chủ quan của họ. Nhà
văn lúc này không đánh mất vai trò của mình, tác phẩm hay dở vẫn còn tùy
thuộc vào tài năng của nhà văn. Hơn nữa, về mặt tư tưởng, tình cảm , nghệ
sĩ thường là người có trái tim nồng nhiệt, có tâm hồn nhạy cảm và có tình
cảm hồn nhiên, bộc trực. Do vậy, họ không thể dửng dưng, lãnh đạm trước
cuộc sống mặc dù văn học là tấm gương lớn di chuyển trên đường cái
quan như Stendhal đã nói, mà phải miêu tả, dẫn dắt các hiện tượng của thế
giới bên ngoài xuyên qua cái tâm hồn sinh động của mình. Như vậy, yếu tố
chủ quan vẫn không thể thiếu vắng trong văn học hiện thực, chỉ có điều

các nhà văn cần có ý thức luôn khách quan hóa cái chủ quan của mình mới
tạo nên được những tác phẩm hiện thực. Những tác phẩm đầu tiên của chủ
nghĩa hiện thực ít nhiều còn mang tính chủ quan do còn hứng chịu ảnh
hưởng sâu đậm các tác phẩm lãng mạn. Càng về sau, tính khách quan càng
cao hơn, chất hiện thực càng đậm nét hơn.
4|Page


Mặc dù tuân thủ nguyên tắc lịch sử - cụ thể, phản ánh cuộc sống một cách
chân thực, khách quan, chủ nghĩa hiện thực vẫn sử dụng những thủ pháp
huyền ảo, phi thực tế. Chi tiết nghệ thuật có khả năng “thể hiện, giải thích,
làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội
tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm”. Sự thành công của Gogol với
Chiếc áo khoác, của Balzac với Miếng da lừa, Lọ nước thần,… đã cho
thấy tính chất mở của thi pháp hiện thực chủ nghĩa, cho phép trào lưu này
sử dụng tương đối đa dạng những thủ pháp nghệ thuật nhằm đạt mục đích
tái hiện chân thực cuộc sống. Ví dụ trong Miếng da lừa ‘Balzac đã mượn
một yếu tố quái dị để nhấn mạnh và làm nổi bật hơn nữa chủ đề tiểu thuyết
của ông: đó là sự xuất hiện của lão già bán đồ cổ và miếng da lừa thần bí.
Cần chú ý rằng việc sử dụng yếu tố quái dị, thần bí ở đây không hề làm
giảm sút tính hiện thực của tác phẩm, vì tựu trung cái đó không phải là cái
quyết định sự phát triển của chủ đề, mà nó cũng không tách rời nhân vật
chính ra khỏi hoàn cảnh xã hội thực tại với tính quy luật trong sự phát triển
của nó. Xét cho kỹ, những gì xảy ra cho Raphaël sau khi anh thăm cửa
hàng đồ cổ và chiếm hữu miếng da lừa vẫn có thể giải thích được một cách
rất tự nhiên: từ việc anh được các bạn giới thiệu để tham dự bữa tiệc đế
vương của tay tư bản Taillefer đến việc anh được hưởng một món gia tài
kếch xù của người họ ngoại, cho tới cái chết của anh vì bệnh lao, hậu quả
của cuộc đời trác táng theo sau một thời gian sống thiếu thốn kham khổ.
Trái lại, yếu tố kỳ ảo ở đây chính là một phương tiện nghệ thuật được nhà

văn xử lý một cách tài tình để phóng đại, để khái quát hóa, chỉ rõ đầy đủ
và sâu xa hơn bản chất của xã hội, của cuộc sống đương thời, do đó mà
cuốn tiểu thuyết càng có sức thuyết phục mạnh hơn. Lão già bán đồ cổ tập
trung trong tay hắn bao nhiêu của báu thế gian là tượng trưng hùng hồn
cho cái thế lực vạn năng, cái quyền hành phi thường của đồng tiền, còn
miếng da lừa là hình ảnh cụ thể, là sự khái quát hóa triết lý cái số phận bi
thảm của con người bị hủy hoại, phá phách, bị xén cắt về nhân phẩm, tư
cách cũng như về thể xác, tuổi đời trong cuộc sống cá nhân vị kỷ chạy theo
đồng tiền, chạy theo làm giàu và hưởng lạc nó là lý tưởng duy nhất của xã
hội tư sản’.
Trong Lão Goriot, bên cạnh sử dụng chi tiết đời sống chân thực, nhà văn
còn sử dụng yếu tố tượng trưng kì ảo, đó là chi tiết giọt nước mắt của
chàng sinh viên Rastignac khóc thương cho cái chết của lão Goriot: “ giọt
nước mắt rơi xuống đất rồi vút lên trời cao”. Đó là các chi tiết kì ảo duy
nhất trong vô số các chi tiết hiện thực chính xác. Nó bộc lộ sự đánh giá và
5|Page


tình cảm chủ quan của nhà văn bên sự khách quan lạnh lùng của việc miêu
tả hiện thực, giọt nước mắt mang giá trị nhân văn sâu sắc, bởi nó xuất phát
từ nơi sâu thẳm của tâm hồn và trái tim trong trắng ở người thanh niên trẻ
tuổi, cảm thông cho số phận bất hạnh của một con người đáng thương và
đáng trân trọng – lão Goriot. Điều đặc biệt cần lưu ý ở chi tiết “giọt nước
mắt cuối cùng” này đã ngầm báo hiệu sự thay đổi về tính cách và con
đường sau này của Rastignac ( từ giờ phút này, chàng sinh viên non nớt,
giàu tình thương sẽ không rơi giọt nước mắt nào nữa), không còn một
Rastignac đầy nhiệt huyết tốt bụng mà chỉ còn một con người vô cảm bởi
giọt nước mắt tình thương của chàng đã bay “ vút lên trời cao”. Đây là chi
tiết tiêu biểu cho việc sử dụng yếu tố kì ảo trong một tác phẩm hiện thực
của Balzac.


6|Page



×