Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài giảng tinh bột gắn với sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.03 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ: TINH BỘT

Thời lượng dự kiến: 02 tiết và 01 tuần ngoài lớp học
( Thời gian dự kiến thực hiện tuần 4 tháng 3 năm 2019)
A. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI HỌC
Bước 1: Lựa chọn cơ sở SXKD địa phương: Phở truyển thống- Bản San
Thàng I- Xã San Thàng- Thành phố Lai Châu
Bước 2: Lựa chọn nội dung dạy học: Bài Tinh bột
Bước 3: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh
Bản San Thàng I- Xã San Thàng- Thành phố Lai Châu
- Cho học sinh tham khảo tài liệu liên quan đến Tinh bột qua tài liệu, Internet
+ Nguyên liệu sản xuất.
+ Quy trình sản xuất.
+ Ứng dụng.
- Cho học sinh đi thực địa buổi chiều
Bước 4 Lập kế hoạch giáo dục
- Tiết 1: Lý thuyết
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, ứng dụng của Tinh bột
+ Đặc điểm cấu tạo Phân tử Tinh bột
+ Tính chất hóa học tinh bôt
- Đi thực tế viết báo cáo
+ Cho học sinh đi thực tế, trải nghiệm cơ sở sản xuất phở tại Bản San Thàng
I- Xã San Thàng- Thành phố Lai Châu
+ Học sinh viết báo cáo theo nhóm sau khi tự nghiên cứu và kết hợp trong
quá trình đi thực tế tại địa phương
Tiết 2: Học sinh báo cáo kết quả theo nhóm sau khi tự nghiên cứu và kết
hợp trong quá trình đi thực tế tại địa phương. Giáo viên điều hành, hỗ trợ => chốt
lại kiến thức học sinh cần hình thành
Bước 5. Thực hiện hoạt động giáo dục theo kế hoạch
B. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức
- Biết được:
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột
+ Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo của tinh bột
1


+ Tính chất hóa học của tinh bột: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của hồ
tinh bốt với dung dịch iot;
+ Ứng dụng cuat tinh bột trong đời sống và sản xuất;
+ Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh;
* Kĩ năng
+ Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật... rút ra nhận xét về tính chất của
tinh bột.
+ Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân tinh bột, phản
ứng quang hợp tạo thành tinh bột trong cây xanh;
+ Tính khối lượng rượu etilic thu được từ tinh bột;
* Thái độ
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
+ Sử dụng nguồn tài nguyên hợp lí, Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất,
thiết bị thí nghiệm;
+ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học
+ Ứng dụng của tinh bột vào mục đích phục vụ đời sống con người.
2. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (tìm những thông tin
về tính chất và ứng dụng tinh bột).
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực chủ động sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác nhóm.

3. Chuẩn bị
* Giáo viên: Phiếu học tập, video TN, bảng phụ + bút, phiếu giao nhiệm vụ
dự án, phiếu đánh giá.
* Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài tinh bột tìm hiểu trạng thái tự nhiên, những ứng dụng
của tinh bột trong công nghiệp và đời sống.
- Tích cực chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo sự lựa chọn và sự phân công.
II. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1:
1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu của hoạt động
Huy động các kiến thức đã được học của học sinh và tạo nhu cầu tiếp tục tìm
hiểu kiến thức mới của HS.
2


b) Nội dung hoạt động
Ứng dụng tinh bột trong đời sống, sản xuất, kinh doanh
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV cho HS xem một số video về ứng dụng của tinh bột trong đời sống, một
số sản phẩm từ tinh bột và trả lời câu hỏi trong video.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ:
Đây là hoạt động trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa cái đã biết và cái chưa
biết nên không nhất thiết học sinh phải trả lời đúng và đầy đủ các ý.
d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
GV đánh giá sản phẩm, hiệu quả hoạt động của HS về ứng dụng của tinh bột
trong thực tế.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, ứng dụng và tính chất vật lí:
(8 phút)

a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được trạng thái tự nhiên, ứng dụng và tính chất vật lí của tinh bột.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề thông qua môn hóa học.
b) Nội dung hoạt động
Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và tính chất vật lí
c) Phương thức tổ chức:
- Từ kết quả của phần trải nghiệm kết nối. GV yêu cầu HS nêu tính chất vật
lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng?
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số học sinh báo cáo, các học sinh khác góp
ý bổ sung.
d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Báo cáo của HS về tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên và ứng
dụng của tinh bột trong thực tế.
- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các HS tìm hiểu về tính chất
vật lý, trạng thái tự nhiên và ứng dụng của tinh bột trong thực tế.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Qua báo cáo của học sinh GV tìm ra chỗ sai
cần điều chỉnh, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
+ GV chốt kiến thức.

3


Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hóa học (15
phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột.
+ Phản ứng tổng hợp tinh bột của cây xanh.
- Nêu tính chất hóa học, viết PTHH minh họa tính chất hóa học của tinh bột.

+ Tính chất phản ứng thuỷ phân.
+ Giải thích phản ứng màu của tinh bột với iot.
b) Nội dung: Cấu trúc phân tử; tính chất hóa học
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
HĐ cá nhân: Kết hợp nghiên cứu SGK và thông qua đặc điểm cấu tạo phân
tử em hãy dự đoán tính chất hóa học của tinh bột?
HĐ cặp đôi: Thảo luận 2 phút, tìm hiểu phản ứng thủy phân của tinh bột.
HĐ chung: Nhóm đại diện báo cáo sản phẩm về phản ứng thủy phân của
tinh bột.
HĐ nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm
- Ghi vào vở những ý sau, mỗi ý bỏ cách 3-4 dòng:
+ Sơ đồ hóa cách tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát video thí nghiệm, điền thông tin vào phần còn trống trong vở.
HĐ chung: Các nhóm báo cáo sản phẩm, nhận xét. GV chốt kiến thức
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
+ Nêu được CTPT của tinh bột.
+ Dự đoán, chứng minh và kết luận được tính chất hóa học của tinh bột
(phản ứng thủy phân và phản ứng màu với iot)
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ:
Khi viết sơ đồ cách tiến hành thí nghiệm có thể viết thiếu quy trình thí nghiệm, GV
có thể cho hs quan sát lại video.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua thí nghiệm: GV chú ý quan sát khi các HS tìm hiểu về tính chất
hóa học của tinh bột.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Qua báo cáo của học sinh GV tìm ra chỗ sai
cần điều chỉnh, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
4



- Tìm hiểu ứng dụng tinh bột trong đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất,
kinh doanh.
- Giáo dục cho HS biết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
- Kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc và sản xuất nghề tiểu thủ công
truyền thống, kinh doanh du lịch cộng đồng (Lai Châu), quảng bá hình ảnh địa phương.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ - sáng tạo,
tìm hiểu xã hội, thẩm mĩ, công nghệ, tính toán.
b) Nội dung: Trình bày sản phẩm dự án ứng dụng tinh bột trong đời sống
sinh hoạt, lao động, sản xuất, kinh doanh
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
HĐ nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm (có chú ý đến địa bàn dân cư của học sinh)
Phiếu giao nhiệm vụ:
LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM CỔ TRUYỀN TỪ TINH BỘT CỦA
DÂN TỘC GIẤY TẠI BẢN SAN THÀNG I- XÃ SAN THÀNG- TP LAI CHÂU

(Thời gian 01 tuần)
Tìm hiểu tại địa phương (nơi sinh sống, vùng lân cận)
+ Quy trình SX bánh phở
+ Sưu tầm sản phẩm thực tiễn từ tinh bột.
+ Từ sản phẩm gắn với truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm của nhóm mình.
- Yêu cầu sản phẩm:
+ Đảm bảo nội dung nhiệm vụ.
+ Mẫu sản phẩm đa dạng, phong phú, sinh động
+ Hình thức sáng tạo.
- Gợi ý:
+ Tìm hiểu thông tin tại địa phương (hoặc vùng lân cận): Thăm quan, hỏi, trao đổi
(có ghi chép cụ thể).

+ Xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch nhóm, sản phẩm cụ thể. Giao nhiệm vụ cho từng
thành viên và yêu cầu sản phẩm của các thành viên trong nhóm.
+ Sản phẩm có tính sáng tạo (các em tự lựa chọn hình thức sản phẩm), đặc sắc, có
tính quảng bá.
+ Chiến lược kinh doanh: khuyến khích đưa thêm số liệu kinh doanh thực tiễn.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đảm bảo nội dung nhiệm vụ.
+ Mẫu sản phẩm đa dạng, phong phú, sinh động
5


+ Hình thức sáng tạo.
Tiết 2:
Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm dự án:
a) Mục tiêu hoạt động:
- Tìm hiểu ứng dụng tinh bột trong đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất,
kinh doanh.
- Giáo dục cho HS biết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ẩm thực các dân
tộc của địa phương.
- Kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc và sản xuất nghề tiểu thủ công
truyền thống, kinh doanh du lịch cộng đồng (Lai Châu), quảng bá hình ảnh địa phương.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ - sáng tạo,
tìm hiểu xã hội, thẩm mĩ, công nghệ, tính toán.
b) Nội dung: Tìm hiểu ứng dụng tinh bột trong đời sống sinh hoạt, lao động,
sản xuất, kinh doanh
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm
+ Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm theo kế hoạch (phụ thuộc vào sản phẩm của
nhóm đó: Thuyết trình, apphic, sân khấu hóa, ...). Các nhóm khác theo dõi, thảo luận.
+ Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung hoặc làm rõ ý tưởng

+ HS nhóm khác đề xuất câu hỏi, thảo luận về chủ đề đang trình bày. Nhóm
báo cáo giải đáp.
d) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Đảm bảo nội dung nhiệm vụ.
+ Mẫu sản phẩm đa dạng, phong phú, sinh động
+ Hình thức sáng tạo.
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện dự án: Kết hợp giữa đánh
giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm của HS trên cơ sở
các tiêu chí các sản phẩm đề ra như sau:

6


PHIẾU ĐÁNH GIÁ
(Thang điểm 10/ 1 nội dung)
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

Nhóm ..
.


Nhóm . Nhóm .. Nhóm ..
..
.
.

Ghi chú

Đúng chủ đề
Tính thẩm mĩ
Số lượng mẫu sản phẩm
Tính thuyết phục của sản phẩm
Tính sáng tạo
Hiệu quả quảng bá
Chiến lược kinh doanh
Ý thức thực hiện nhiệm vụ
Tổng điểm

GV nhận xét, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện dự án của tất cả các nhóm
(Có thể sử dụng thêm một số hình thức khuyến khích HS).
3. Củng cố luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Củng cố rèn luyện các kiến thức, kĩ năng: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí,
hóa học, ứng dụng, các bài tập nhận biết, tính lượng chất, xác định công thức ...
b) Nội dung: Củng cố kiến thức chủ yếu về tinh bột
c) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Công thức phân tử của tinh bột là
A. C6H12O5.
B. C6H12O6.

C. C12H22O11.
D. (C6H10O5)n.
Câu 2: Chất được tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. tinh bột.
Câu 3: Chất nào sau đây có nhiều trong ngũ cốc?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 4: Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng sẽ thu được
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. sobitol.
D. glucozơ và fructozơ.
7


Câu 5: Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ
xúc tác
A. axit HCl.
B. H2O.
C. O2.
D. enzim.
Câu 6: Có thể phân biệt tinh bột và saccarozơ bằng
A. O2.
B. H2O.
C. Cu(OH)2.

D. H2.
Câu 7: Thủy phân tinh bột và saccarozơ đều cho một sản phẩm là
A. glucozơ.
B. fructozơ.
C. glucozơ và fructozơ.
D. phức đồng màu xanh lam.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Đáp án 1-D; 2-D ; 3-D; 4-A;; 5-D ; 6- B;7-A
- Đánh giá: các nhóm treo bảng phụ đáp án, các nhóm đánh giá chéo nhau và
cho điểm. GV công bố đáp án, nhận xét đánh giá; thang điểm 1điểm/câu đúng
+ 2 điểm cho mỗi nhóm về ý thức làm việc nhóm.
4. Vận dụng và mở rộng kiến thức
a) Mục tiêu hoạt động
Qua hoạt động này HS vận dụng kiến thức kỹ năng đã biết để giải quyết câu
hỏi liên quan đến thực tiễn.
b) Nội dung hoạt động: HS giải quyết các vấn đề câu hỏi sau
Nêu các thêm ứng dụng thực tế của tinh bột trong đời sống.
c) Phương pháp tổ chức hoạt động
- Yêu cầu HS về nhà tìm nguồn tài liệu tham khảo liên quan đến các kiến
thức của tinh bột để hoàn thiện câu hỏi trên.
- Viết câu trả lời ra giấy và tìm các hình ảnh trong thực tế liên quan đến tinh bột.
d) Sản phẩm hoạt động: Bài viết hoặc trình bày powerpoint của học sinh.
e) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
GV có thể cho HS báo cáo kết quả hoạt động, vận dụng và tìm tòi, mở rộng
vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV kịp thời động viên khích lệ học sinh.

8




×