Tải bản đầy đủ (.pptx) (58 trang)

Báo cáo ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CÁCH THU HÁI BẢO QUẢN SỬ DỤNG THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 58 trang )

Báo cáo
ĐẠI CƯƠNG VỀ
THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN
Sinh viên:


Nội dung chính


Nguồn gốc
• - Thuốc y học cổ truyền gồm các loại có nguồn gốc tự nhiên
gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật và chế phẩm hóa
học.
• - Nguồn gốc xuất hiện của thuốc: do kinh nghiệm thực tiễn
đấu tranh với bệnh tật của con người trong suốt chiều dài lịch
sử của xã hội.


Nguồn gốc
• Y học cổ truyền phát triển theo chiều dài lịch sử xã hội
• - Thời thượng cổ:
• Con người phát hiện một số cách bảo vệ sức khỏe thông qua
các tập quán, phong tục văn hóa, ẩm thực như ăn trầu, nhuộm
răng với mục đích làm chắc răng, thơm miệng, ấm áp cơ mặt,

• Dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt,
phòng bệnh đường ruột; nấu rượu để uống làm thuốc;…
Ngoài ra còn phát hiện một số vị thuốc như mộc hương, quế,




Nguồn gốc
• - Giai đoạn từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công
nguyên:
• Các triều đại phong kiến Trung Quốc đưa người sang lấy nhiều vị
thuốc của chúng ta đem về nước như ý dĩ, sắn dây, hoắc hương, sả,

• Nhiều thầy thuốc Trung Quốc sang hành nghề chữa bệnh, từ đây
nhiều phương thức và vị thuốc du nhập thêm vào nước ta.
• - Giai đoạn các triều đại phong kiến nước ta từ năm 938 đến khi
nhà Nguyễn sụp đổ:
• Tìm ra nhiều phương thức chữa bệnh mới như châm cứu, bấm
huyệt, …
• Phát hiện thêm rất nhiều vị thuốc, nghiên cứu thành các bài thuốc
để chữa bệnh.
• Giai đoạn này có nhiều lương y, thầy thuốc nổi tiếng với nhiều cuốn
sách y học như Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Hải Thượng Lãn Ông, …
• Nghiên cứu và phát triển trường phái thuốc Nam, tách biệt với
thuốc Bắc của Trung Quốc.


Nguồn gốc
• - Giai đoạn Pháp thuộc:
• Thực dân Pháp đưa Tây y vào nước ta, y học cổ truyền bị chèn
ép đè nén.
• Nhiều hội y học cổ truyền được thành lập, cố gắng hoạt động
để gìn giữ vốn quý của cha ông.
• - Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay:
• Nhà nước chú trọng phát triển cả Y học cổ truyền và Y học
hiện đại, nhằm muc đích cuối cùng là chữa bệnh hiệu quả.

• Y học cổ truyền vẫn được nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển
từng ngày.


Nguồn gốc
• - Thuốc có nguồn gốc tự nhiên:
• Thời nguyên thủy, nhờ sống gần gũi với thiên nhiên con người
phát hiện ra có những loài thực vật, động vật hay khoáng vật
có khả năng điều chỉnh một sự rối loạn sức khỏe nào đó, từ đó
mới đi đến dùng chúng với mục đích điều trị.
• Sau đó, thực vật, động vật do tự nhiên cung cấp ngày càng cạn
kiệt, đòi hỏi con người phải tiến hành gieo trồng, thu hái và
chăn nuôi để tạo nguồn nguyên liệu.
• Hiện nay, ở Việt Nam đã xác định được nhiều cây thuốc và đã
di thực được một số cây thuốc quý không có tại nước ta. Một
số vị thuốc chưa di thực được thì phải nhập từ nước ngoài.


Bạch thược
(giảm đau, nhuận gan, dưỡng huyết)


Hải sâm
(bổ thận, tráng dương, dưỡng huyết)


Lá mật gấu (Lá đắng)
(chữa đái tháo đường, rối loạn lipid máu)



Mẫu lệ
(chữa tiểu dắt, tiểu són, mồ hôi trộm)


Nguồn gốc
• - Chế phẩm hóa học:
• Theo thời gian, nhu cầu đổi mới, cải thiện hiệu quả và cách
dùng đối với các bài thuốc y học cổ truyền được đưa ra, đòi
hỏi người nghiên cứu dựa vào cơ chế tác dụng của Y học cổ
truyền và đặc điểm thành phần hóa thực vật của các dược liệu
để đề ra các phương pháp chế biến và chiết xuất dược liệu
phù hợp vừa theo các học thuyết của Y học cổ truyền, vừa giữ
được các hoạt chất có tác dụng quan trọng theo các nghiên
cứu về dược lý của các dược liệu đó, đồng thời vận dụng
những công nghệ sản xuất hiện đại để đưa các bài thuốc
thành các chế phẩm hóa học.


Kim tiền thảo
(trị sỏi đường tiết niệu)


Thuốc ho


Thu hái
• Cần bảo đảm được sự tồn tại lâu dài của các quần thể hoang dã
và các môi trường sống của chúng.
• Cần xác định mật độ của loài sẽ thu hái trong quần thể, tại địa
điểm thu hái và không được thu hái những loài hiếm.

• Phải đảm bảo duy trì được số lượng khả quan các cây thuốc còn
lại trong quần thể để giúp sự tái sinh của các dược liệu nguồn.
• Cần thu hái dược liệu trong thời vị hay khoảng thời gian thích
hợp để bảo đảm chất lượng tốt nhất có được của cả nguyên liệu
và thành phẩm. Vì nồng độ định lượng của các hợp chất hoạt
tính sinh học thay đổi tùy theo giai đoạn cây tăng trưởng và phát
triển.
• Không được thu hái các cây thuốc ở trong hay gần những khu
vực đang có nồng độ thuốc trừ sâu cao hoặc những chất ô
nhiễm, độc hại khác.


Nguyên tắc quy định thời kì
thu hái
• Rễ và thân rễ nên thu hoạch vào thời kỳ sinh dưỡng, thường là
vào thời kỳ thu đông. Nhưng rễ bồ công anh nên hái vào giữa
mùa.
• Vỏ cây thường thu hoạch vào mùa đông, là thời kỳ nhựa cây hoạt
động mạnh.
• Lá và ngọn cây có hoa phải hái vào thời kỳ quang tổng hợp mạnh
nhất thường là thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả
và hạt đã chín.
• Hoa phải hái lúc trời nắng ráo, trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa
thụ phấn (trừ một vài trường hợp như nụ hòe, nụ đinh hương)
• Quả thì cũng tùy loại, hái khi quả đã già như tiểu hồi, sà sàng, có
khi hái trước khi quả chín như quả mơ, hồ tiêu. Cũng có trường
hợp khi quả còn xanh thì hoạt chất nhiều. Ví dụ:  cây  Conium
maniculatum L. chứa alcaloid coniin.



Thu hái
• - Nguyên tắc chung quy định thời kì thu hái cho từng bộ phận của cây:
• Rễ và thân rễ nên thu hoạch vào thời kỳ sinh dưỡng, thường là vào
thời kỳ thu đông. Nhưng rễ bồ công anh nên hái vào giữa mùa.
• Vỏ cây thường thu hoạch vào mùa đông, là thời kỳ nhựa cây hoạt
động mạnh.
• Lá và ngọn cây có hoa phải hái vào thời kỳ quang tổng hợp mạnh nhất
thường là thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, không nên hái khi quả và hạt đã
chín.
• Hoa phải hái lúc trời nắng ráo, trước hoặc đúng vào thời kỳ hoa thụ
phấn (trừ một vài trường hợp như nụ hòe, nụ đinh hương)
• Quả thì cũng tùy loại, hái khi quả đã già như tiểu hồi, sà sàng, có khi
hái trước khi quả chín như quả mơ, hồ tiêu. Cũng có trường hợp khi
quả còn xanh thì hoạt chất nhiều. Ví dụ:  cây Conium maniculatum  L.
chứa alcaloid coniin.


Bảo quản
• - Mục đích: giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu để
không bị giảm sút (nếu bảo quản không tốt thì dược liệu dễ bị
nhiễm nấm mốc, sâu mọt, biến đổi màu sắc mùi vị).


Một số yêu cầu khi bảo quản
• Nếu dược liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì bằng nhựa
tổng hợp hoặc bằng sắt và dưới đáy có để chất hút ẩm.
• Nếu dược liệu cần sử dụng tươi thì phải giữ đông lạnh, trong
bình, lọ, hộp, cát hoặc bảo quản bằng enzim hay những biện
pháp bảo quản khác.
• Tránh dùng chất bảo quản. Nếu có, phải dùng theo đúng quy

định.
• Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc
lau cồn rồi phơi sấy lại, nếu nhiễm nặng thì loại bỏ.
• Xây dựng kho chứa đúng quy cách theo tiêu chuẩn: xây dựng
bằng các nguyên liệu chống cháy; phải mát, thoáng gió, khô ráo;
giữa các giá phải có lối đi lại; các dược liệu phải được xếp đặt
theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát; kho phải dễ điều
chỉnh và khống chế nhiệt và hàm ẩm, …


Bào chế đơn giản
• Mục đích
• - Làm mất hoặc làm giảm chất độc của thuốc như : Bá hạ dùng sống gây ngứa
nên phải chế với nước gừng
• Lựa chọn được đúng bộ phận dùng như : mạch môn bỏ lõi, ve sầu bỏ đầu và
chân, ngưu tất bỏ đàu, kim anh bỏ hạt, bỏ rễ phụ tử …
• - Điều hòa lại tính năng của các vị thuốc, làm hòa hoãn hoặc tăng công hiệu
• Một số vị thuốc dùng sống chín có tác dụng khác nhau nên khi bào chế hoặc
chế biến một số vị thuốc có thể thay đổi tác dụng tạo ra các tác dụng mới ngoài
tác dụng vốn có của nó như:
• Táo nhân, tâm sen để sống gây mất ngủ.
• Sài hồ có tác dụng thăng đề, sau khi chế biến với dấm có tác dụng giáng.
• Sống địa (sống) vị đắng,ngọt,tính mát có tác dụng thanh nhiệt,lương huyết,sau
khi nấu chín với rượu tính hơi ấm tác dụng bổ âm bổ huyết.
• Tóc chỉ làm thuốc cầm máu sau khi đốt tồn tính.
• Tránh được mùi vị khó chịu,giúp cho việc chiết suất thuận lợi,nâng cao chất
lượng dược liệu,chất lượng thuốc và hiệu quả điều trị.


Bào chế đơn giản

• - Bỏ tạp chất làm cho sạch.
• Làm thuốc sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn dược phẩm.
• Các tạp chất vô cơ và hữu cơ lẫn lộn trong dược liệu càn phải
loại bỏ bao gồm : nấm,mốc,mọt,cát,sỏi,đất,xác thực vật chết
v.v..
• Các loại không phải là dược chất và những thành phần hóa
học được đưa vào khi trồng trọt và bảo quản,bỏ bớt các bộ
phận không cần thiết của dược liệu để vị thuốc tinh khiết hơn.
• - Qua bào chế,giúp cho bảo quản dễ dàng,sử dụng thuận
lợi,dự trữ được thuốc vì thuốc thực vật sinh trưởng có mùa.


Xử lý dược liệu trước khi bào chế


Rửa sạch dược liệu
• - Rửa: 
• Các dược liệu là củ, rễ, hột (củ, rễ phức tạp phải tách nhỏ
trước)…cần
• rửa sạch trước khi đưa ra bào chế.
• Chú ý: không nên ngâm lâu dược liệu vì vị thuốc mất hoạt
chất.
• Các loại dược liệu như hoa, cành nhỏ hoặc một số dược liệu
không rửa được thì không nên rửa, ví dụ như bối mẫu.
• - Sàng, sẩy: Dùng giần sàng để bỏ rác, tạp chất lẫn trong dược
liệu (Tử tô, Liên kiều, Màn kinh tử…).
• - Chải, lau: Dùng bàn chải lông, tre mềm để chải các dược liệu
mốc (Hoài sơn, các loại Sâm…), những lông gây ngứa ở thân, lá
(ví dụ lá cây Han). Khi chải, lau có thể dùng rượu, nước.



Chọn lựa dược liệu
• - Lựa chọn lấy bộ phận dùng của dược liệu có tác dụng của vị thuốc
phù hợp với yêu cầu điều trị. Loại bỏ bộ phận không cần thiết.
• Bỏ gốc, mắt: Ma hoàng dùng phát hãn thì dùng thân bỏ rễ, đốt.
• Bỏ rễ con,lông: Do chúng ít tác dụng, lại gây hại, làm nặng và mất
cảm quan của thang thuốc (Hoàng liên, Hương phụ, Xương bồ…)
• Bỏ hạch (hột):  Nhằm nhẹ thang thuốc, loại bộ phận không có tác
dụng như Sơn tra, Sơn thù du…
• Bỏ màng, vỏ: Nếu chúng không có tác dụng như Sử quân tử, Hạnh
nhân, Đào nhân…
• Bỏ lõi ruột: Ví dụ: lõi Mạch môn, Thiên môn, Bách bộ gây chứng ”
phiền” cần phải bỏ.
• Bỏ chân, đầu: Nhằm loại phần không có tác dụng, hoặc gây độc hại.
Ví dụ: Thiền thoái, Toàn yết cần bỏ chân, răng khi dùng làm thuốc
tán, cóc cần bỏ đầu khi chế biến.


Làm khô dược liệu
• - Mục đích: Loại bỏ nước đến độ ẩm qui định, giữ hàm ẩm của
dược liệu càng thấp càng tốt, để giảm sự hư hỏng do nấm
mốc, vi khuẩn, …
• - Tùy theo loại dược liệu mà chọn cách làm khô thích hợp, ví
dụ như phơi gió, phơi nắng, sấy trực tiếp bằng lửa, nướng, sấy
bằng tia hồng ngoại, …


×