Tải bản đầy đủ (.pptx) (110 trang)

AN TOAN VE SINH LAO DONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 110 trang )

CÔNG TY CP TƯ VẤN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CRS VINA

HUẤN LUYỆN
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

9/20/19



1


Tiêu chí của chúng tôi

9/20/19



2


HUẤN LUYỆN ATVSLĐ

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ AN TOÀN VSLĐ

Nội dung chính
YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA



QUY TẮC CHUNG VỀ ATLĐ VÀ NỘI QUY ATVSLĐ

SƠ CẤP CỨU TAI NẠN LĐ VÀ BỆNH NN

www.PowerPointep.net


PHẦN I

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH
PHÁP LUẬT ATLĐ VÀ VSLĐ

9/20/19



4


HIẾN PHÁP 2013

CHƯƠNG IX

7 CHƯƠNG

20 ĐIỀU

93 ĐIỀU
LUẬT (BỘ LUẬT)/PHÁP LỆNH


NGHỊ ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH TTCP

CHỈ THỊ CỦA BỘ TRƯỜNG

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

THÔNG TƯ, THÔNG TƯ LIÊN
TỊCH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT


HIẾN PHÁP 2013



Điều 20:

Khoản 1: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”



Điều 35:

Khoản 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an
toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   
Khoản 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ

tuổi lao động tối thiểu. 


LUẬT (BỘ LUẬT), PHÁP LỆNH











Bộ luật lao động (2012)
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989)
Luật Bảo hiểm xã hội, Y tế (2006, 2014)
Luật Bảo vệ môi trường (2004, 2014)
Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001 & 2003)
Luật An toàn vệ sinh thực phẩm (2010)
Luật chuyển giao công nghệ (2006)
Luật công đoàn (2012)
Luật xử lý vi phạm hành chính (2012)



CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ-VSLĐ

1.

2.
3.
4.

Mục đích của ATLĐ – VSLĐ
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Các chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động

9/20/19



9


Luật an toàn, vệ sinh lao động (số 84/2015/QH13) ngày 25/06/2015
Luật quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan
đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động



1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong
quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.



2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao

động.



3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công
bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.



4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.



5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

9/20/19



10


Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
Các điều khác là quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan: Mặt trận TQ, tổ chức công đoàn, công
đoàn cơ sở, hội nông dân …
Chương II nói về các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động
Hình thức tuyên truyền, huấn luyện an toàn; nôi quy, quy trình và biện pháp đảm bảo an toàn; chế độ bảo hộ lao động,
chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt; các biện pháp xử lý sự cố kỹ
thuật gây mất an toàn; trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động, BNN; chế độ bảo hiểm …


9/20/19



11


1. Mục đích của ATLĐ – VSLĐ

a.
b.
c.

Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh do tác động nghề nghiệp.
Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động

9/20/19



12


2. Quyền của NSDLĐ
trong công tác ATVSLĐ

a.


Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc;

b.

Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực
hiện an toàn, vệ sinh lao động;

c.
d.

Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

9/20/19



13


3. Trách nhiệm của NSDLĐ
trong công tác ATVSLĐ
a.

Xây dựng, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm an toàn VSLĐ tại nơi làm việc

b.

Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động


c.

Trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, VSLĐ cho NLĐ

d.

Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp cho NLĐ

e.

Không được buộc NLĐ tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng
hoặc sức khỏe của người lao động

f.

Phối hợp với mạng lưới ATVSV thực hiện công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, VSLĐ tại
nơi làm việc

g.

Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, VSLĐ nghiêm trọng

h.

Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

9/20/19




14


4. Quyền của NLĐ trong công tác ATVSLĐ

a.

Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang
cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, được cung cấp thông tin, đào tạo về ATVSLĐ như pháp
luật quy định, khám sức khỏe định kỳ…

b.

Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động mà
vẫn được hưởng đủ lương

c.

Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm
quy định của Nhà nước…

9/20/19



15



5. Trách nhiệm của NLĐ trong công tác ATVSLĐ

a.
b.
c.

Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về ATLĐ-VSLĐ
Sử dụng và bảo quản các phương tiện BVCN đã được cấp, các thiết bị ATVSLĐ nơi làm việc.
Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ…

9/20/19



16


6. Các chế độ về an toàn, VSLĐ đối với NLĐ

a.
b.
c.
d.
e.
f.

Chế độ trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân
Chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chế độ bảo hộ lao động đối với Lao động đặc thù

Chế độ đối với người bị TNLĐ và bệnh nghề nghiệp
Chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc
độc hại nguy hiểm

9/20/19



17


Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi
trường lao động.
Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
1. Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:



a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương
đương;



b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:




a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;



b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao
động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

9/20/19



18


PHẦN II

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

9/20/19




19


I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ATVSLĐ

1.

Mục đích



Công tác AT – VSLĐ gắn liền với hoạt động của mỗi người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao.



Mục đích của công tác AT – VSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học – công nghệ, tổ chức – hành chính, kinh tế - xã hội để
loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động đảm bảo an toàn và vệ
sinh. Như vậy sẽ:

+ Ðảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong
trong lao động.
+ Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
+ Duy trì, phục hồi sức khoẻ và khả năng lao động cho người lao động.

9/20/19



20



I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ATVSLĐ

2.

Ý nghĩa

AT – VSLĐ là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là
người lao động. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công
tác AT – VSLĐ mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội – nhân văn to lớn.
2.1. Ý nghĩa chính trị
AT – VSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chính sách , chế độ Bảo hộ lao động được ban
hành trên cơ sở Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng NLĐ là vốn quí, là lực lượng cần được bảo vệ. Họ chính là những người hàng
ngày, hàng giờ tạo nên các sản phẩm cho xã hội, góp phần thực hiện tốt công cuộc CNH – HĐH nước nhà. Vì thế công tác AT – VSLĐ
thể hiện tính ưu việt của chệ độ Xã hội chủ nghĩa Việt nam

9/20/19



21


I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ATVSLĐ

2.2. Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác AT – VSLĐ là một nội dung quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các hợp đồng kinh
tế, tăng doanh thu và tạo nên thương hiệu riêng cho mình, hơn nữa doanh nghiệp không xảy ra các sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao
động sẽ không phải chi phí để giải quyết hậu quả các sự cố sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.3. Ý nghĩa xã hội – nhân văn
Trong điều kiện sản xuất được an toàn, vệ sinh, người lao động có đủ sức khỏe để tham gia sản xuất liên tục, năng suất lao động
không ngừng được cải thiện và thu nhập của họ cũng ngày càng được nâng cao. Vì thế, cuộc sống gia đình của họ được đảm bảo, mức
sống được cải thiện, góp phần củng cố và bảo vệ hạnh phúc gia đình người lao động, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và lành
mạnh.

9/20/19



22


II. TÍNH CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC AT – VSLĐ

1.

Tính chất

1.1. Tính chất pháp lý
Muốn cho các giải pháp khoa học – công nghệ, các biện pháp về tổ chức – hành chính có liên quan đến công tác AT –
VSLĐ được thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn KTAT để mọi
cấp quản lý, mọi tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động nghiêm chỉnh thực hiện
1.2. Tính chất khoa học – công nghệ
Mọi hoạt động để ngăn ngừa và loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm, độc hại, phòng ngừa các sự cố phát sinh trong sản xuất
đều xuất phát từ các cơ sở khoa học và được xử lý bằng các giải pháp khoa học – công nghệ

9/20/19




23


II. TÍNH CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC AT – VSLĐ

1.3. Tính chất quần chúng
Công tác AT – VSLĐ mang tính quần chúng rộng rãi vì người lao động là người hàng ngày trực tiếp vận hành máy móc,
thiết bị nên dễ có nguy cơ bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Vì thế, chính họ sẽ là những người nhanh chóng phát
hiện ra các sự cố, các vấn đề mất an toàn có nguy cơ xảy ra để đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời
2. Nội dung khoa học của công tác BHLĐ, ATVSLĐ
Khoa học về y học lao động
Khoa học kỹ thuật vệ sinh
Khoa học kỹ thuật ATLĐ và Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân

9/20/19



24


PHẦN III

YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

9/20/19




25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×