Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

So sánh tu từ trong gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 94 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------

NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG

SO SÁNH TU TỪ TRONG
GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI
CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4 / 2018


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------

SO SÁNH TU TỪ TRONG
GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI
CỦA LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ KIỀU NHUNG
(Khóa 2015 – 2019)

Đà Nẵng, tháng 4 / 2018


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác. Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kiều Nhung


4
TRANG GHI ƠN
Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS. TS. Bùi Trọng
Ngoãn trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Chân thành cảm ơn quý thầy
cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giảng
dạy nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và quý thầy cô trong Hội

đồng chấm khóa luận.
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này luôn có sự giúp đỡ và
chia sẻ của các bạn và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn.


5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm so sánh tu từ và phân loại................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm so sánh tu từ ................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại so sánh tu từ..................................................................................... 8
1.1.2.1. Theo quan điểm của Cù Đình Tú .................................................................. 8
1.1.2.2. Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa ......................... 9
1.1.2.3. Theo quan điểm của Hữu Đạt ..................................................................... 10
1.1.2.4. Theo quan điểm của Bùi Trọng Ngoãn ....................................................... 12
1.2. Lưu Quang Vũ và tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi .................. 13
1.2.1. Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà văn tài hoa mà bạc mệnh .............................. 13
1.2.2. Tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi .......................................... 14
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU
THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ .................................... 16
2.1. So sánh tu từ “A như B” .................................................................................... 16
2.1.1. Dạng đầy đủ: “A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B” ................................. 16
2.1.1.1. Khi cơ sở so sánh là cụm từ ........................................................................ 16
2.1.1.2. Khi cơ sở so sánh là từ ................................................................................ 20
2.1.2. Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” .......................................................... 23
2.1.2.1. Từ chức năng là “như” ................................................................................ 24
2.1.2.2. Từ chức năng khác ...................................................................................... 25
2.1.3. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A như B” ...... 28

2.1.3.1. Thành phần thuyết minh của B khi có cơ sở so sánh .................................. 28
2.1.3.2. Thành phần thuyết minh của B khi không có cơ sở so sánh ....................... 29
2.2. So sánh tu từ “A là B” ....................................................................................... 32
2.2.1. Dạng sơ giản: “A – từ chức năng – B” .......................................................... 32
2.2.1.1. Từ chức năng “là” ....................................................................................... 32
2.2.1.2. Từ chức năng là phó từ kết hợp với “là” ..................................................... 33
2.2.2. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh tu từ “A là B” ......... 34
2.3. So sánh tu từ “A//B” (so sánh song hành) ......................................................... 36
2.3.1. Dạng đầy đủ của so sánh song hành: “A – cơ sở so sánh – B” .................... 36
2.3.2. Dạng sơ giản của so sánh song hành: “A – B” .............................................. 37


6
2.3.3. Phân tích thành phần thuyết minh của B trong so sánh song hành ............... 38
2.4. Nhận xét chung .................................................................................................. 40
2.4.1. Cái được so sánh: A ...................................................................................... 40
2.4.2. Cái dùng để so sánh: B .................................................................................. 41
2.4.3. Hiện tượng bao gộp nhiều cấu trúc so sánh .................................................. 41
2.4.4. Sự kết hợp giữa các biện pháp so sánh tu từ trong một đoạn thơ ................. 42
CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC BIỂU ĐẠT CỦA CÁC LOẠI SO SÁNH TU TỪ
TRONG GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG
VŨ ............................................................................................................................ 43
3.1. Tầm tác động của biện pháp so sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước
tôi của Lưu Quang Vũ với nội dung thể hiện của tập thơ ........................................ 43
3.1.1. Một tình yêu mãnh liệt, một cảm xúc dạt dào dành cho đất nước, nhân dân và
thời đại với sự tiếp sức của phép so sánh tu từ ........................................................ 43
3.1.2. Một thế giới tình yêu nhiều cung bậc được bổ trợ bằng phép so sánh tu từ . 45
3.1.2.1. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu được diễn tả bằng so sánh tu từ . 45
3.1.2.2. Hình ảnh và những cảm nhận về người yêu diễn đạt thông qua so sánh tu
từ

...................................................................................................................... 48
3.2. So sánh tu từ đối với tư duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ............................. 49
3.2.1. Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái được so sánh (A) trong thơ Lưu Quang

........................................................................................................................ 50
3.2.2. Tư duy nghệ thuật được thể hiện qua cái dùng để so sánh (B) trong thơ Lưu
Quang Vũ .................................................................................................................. 53
3.2.3. Tư duy nghệ thuật thể hiện qua kiểu liên tưởng trong thơ Lưu Quang Vũ ... 58
3.3. So sánh tu từ đối với phong cách ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ ....................... 60
3.3.1. Cái nhìn giàu tính phát hiện .......................................................................... 60
3.3.2. Hình ảnh thơ gợi mở trí tưởng tượng và hình ảnh so sánh gắn với trạng thái
cảm xúc ..................................................................................................................... 62
3.3.3. Cấu trúc so sánh tu từ phong phú .................................................................. 63
3.3.3.1. Cấu trúc bao gộp ......................................................................................... 63
3.3.3.2. Cấu trúc kết hợp .......................................................................................... 63
3.3.4. So sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ sâu sắc trong năng lực biểu đạt ...... 65
3.3.5. “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” ................................................................ 66
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 72


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lưu Quang Vũ được bước chân vào thế giới văn chương khi còn rất trẻ. Tập
thơ đầu tay Hương cây – Bếp lửa (in chung với Bằng Việt, 1968) được đón nhận nồng
nhiệt. Viết phê bình nghệ thuật văn học, viết truyện và 55 vở kịch bản đã đưa tên tuổi
Lưu Quang Vũ trở thành một tác giả lớn. Tuy nhiên, thơ mới là thể loại có sức hấp

dẫn Lưu Quang Vũ nhất. Các tác phẩm thơ ca của Lưu Quang Vũ đã khẳng định tài
năng của nhà thơ này và cũng được nghiên cứu trên nhiều phương diện. Gió và tình
yêu thổi trên đất nước tôi là tuyển thơ được chọn lọc từ các tập thơ đã công bố và đặc
biệt là sự xuất hiện của các bài thơ trong tập Cuốn sách xếp lầm trang mà trước khi
qua đời Lưu Quang Vũ chưa kịp xuất bản.
Sử dụng các biện pháp tu từ để làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc
trong văn chương Việt Nam. Mặc dù quen thuộc song ở mỗi tác giả, các biện pháp tu
từ ấy bao giờ cũng là một sự sáng tạo bởi kiểu tư duy nghệ thuật và năng lực sử dụng
các phương tiện ngôn ngữ. Trong đó, biện pháp tu từ so sánh là một trong số những
biện pháp được Lưu Quang Vũ sử dụng khá nhiều và đó cũng là một yếu tố ngôn ngữ
giúp các tác phẩm thơ của ông trở nên sâu sắc hơn. Nghiên cứu về Lưu Quang Vũ
nói chung và thơ của Lưu Quang Vũ nói riêng thì đã có nhiều công trình nghiên cứu
song nhận thấy nghiên cứu về các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ cũng còn
ít và chỉ tập trung ở bề mặt theo chiều rộng. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài So
sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ nhằm đi
sâu thêm về biện pháp so sánh tu từ và tác dụng tạo hình của nó trong Gió và tình yêu
thổi trên đất nước tôi để thấy được tài năng của tác giả cũng như nhìn nhận, đánh giá
thêm về giá trị của tác phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói đến Lưu Quang Vũ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, người ta chỉ biết đến
chủ yếu với các tác phẩm kịch và truyện, thơ ca của Lưu Quang Vũ được biết tới ít
hơn trong giai đoạn đó, chỉ có tập thơ đầu tay in chung với Bằng Việt Hương cây –
Bếp lửa (1968). Các tập thơ của Lưu Quang Vũ sau đó trở thành đề tài thu hút rất
đông người nghiên cứu, và các kết quả nghiên cứu này đã đem đến cái nhìn mới cùng
với sự khám phá những giá trị mới trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong quá trình tìm hiểu


2
đề tài chúng tôi nhìn nhận được các vấn đề: Nói về tài năng và lao động nghệ thuật
của nhà thơ phải kể đến Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật do Lưu Khánh

Thơ biên soạn. Trong cuốn sách này đã giới thiệu được nhiều bài viết của các nhà
văn, nhà phê bình nổi tiếng đã cho thấy được những đánh giá của giới phê bình về
Lưu Quang Vũ ở nhiều góc độ: Hoài Thanh, Lê Đình Kỳ, Vũ Quần Phương, Phạm
Xuân Nguyên, Anh Ngọc, Hoàng Sơn, … Bài viết đầu tiên về Lưu Quang Vũ là Một
cây bút trẻ nhiều triển vọng của Hoài Thanh. Bằng “đôi mắt xanh” của một nhà phê
bình đã sống chết với thơ từ thời tiền chiến, ông dự cảm về một Lưu Quang Vũ của
tương lai: “Thơ văn ta nói về tình quê hương đã có những lời thật thiết tha, đằm
thắm…bao nhiêu tầng lớp nhà thơ nói hoài vẫn không trùng, không cạn. Đến lượt
mình, Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói của anh. Một tiếng nói nhỏ nhẹ mà sâu”[28,
tr.8], “Cảm xúc của anh thường nhuần nhị, lời thơ cũng thời nhuần nhị. Ý có khi
mượn chỗ này chỗ nọ nhưng giọng thì đúng là giọng của anh” [28, tr.19] và kết lại
Hoài Thanh cho rằng “ Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng, nhất định anh
sẽ đi xa ”[28, tr.22]. Theo Vũ Quần Phương, với đông đảo công chúng rằng Lưu
Quang Vũ được biết đến là một nhà viết kịch song thơ mới là nơi Lưu Quang Vũ ký
thác nhiều nhất trong bài Đọc thơ Lưu Quang Vũ: “… Nhưng đọc hết các bản thảo
anh để lại, tôi thấy thơ mới là nơi anh ký thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của
anh sẽ thắng được thời gian.”[28, tr.33]. Ông cũng đã phát hiện ra cái khác biệt ở Lưu
Quang Vũ với các nhà thơ cùng thời: “đặc biệt là một giọng thơ rất đắm đuối”, “ đắm
đuối là một đặc điểm của suốt đời Lưu Quang Vũ”, “cái giọng say đắm, đắm đuối của
Lưu Quang Vũ lúc ấy rất được mến chuộng”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu
Quang Vũ” [28, tr.36-38]. Bích Thu đã thể hiện lòng thương cảm và chia sẻ với nỗi
đau của Lưu Quang Vũ trong những vần thơ viết về chiến tranh qua Những bài thơ
sống với thời gian. Chính những lời thơ đầy đau thương, mất mát, những day dứt thể
hiện ở nỗi đau tâm hồn và cay nghiệt của số phận là yếu tố khiến thơ Lưu Quang Vũ
sống mãi trong lòng bạn đọc. Ngoài ra còn nhiều các bài viết khác của Vũ Thị Khánh,
Doãn Châu, Tất Thắng, Định Nguyễn, Lưu Khánh Thơ… với những suy nghĩ riêng,
cảm nhận riêng của mỗi người nhưng đều thể hiện tình yêu đối với Lưu Quang Vũ và
công nhận tài năng của ông. (xem [28])
Thơ trẻ Việt Nam 1965 -1975 khuôn mặt cái tôi trữ tình, Bùi Bích Hạnh đã có
những nhìn nhận, đánh giá chung cho các nhà thơ giai đoạn 1965 – 1975, trong đó



3
nhắc đến Lưu Quang Vũ khá nhiều. Nói đến cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ,
cái tôi day trở, đa đoan thấm tình người và tình dân tộc để dù trải qua bao đổ vỡ thì
“cái tôi trữ tình trong thế giới nghệ thuật ấy vẫn đến được thềm cao của niềm tin, vẫn
lấy lại tin yêu từ trong cõi sống”. Lưu Quang Vũ cũng khẳng định những thành công
trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật “lạ hóa”, “tự do”, “cách điệu” của thơ trẻ.
(xem [8])
Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ ở phương diện
ngôn ngữ học mới chỉ dừng ở những bài viết riêng lẻ hoặc một số các luận văn, luận
án chứ chưa thực sự có công trình nào làm nổi bật được bản sắc thơ của Lưu Quang
Vũ. Có thể kể đến một số khóa luận tham khảo được: Ẩn dụ bổ sung trong thơ Lưu
Quang Vũ (2016) của Nguyễn Thị Thảo My; Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên
tưởng trong tập thơ “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” của Lưu Quang Vũ
(2016) khóa luận tốt nghiệp của Đỗ Thị Thảo; Đặc điểm ngôn ngữ thơ tình Lưu Quang
Vũ (2012) luận văn thạc sỹ của Lê Lan Hương… là các nghiên cứu bao quát ở góc
nhìn ngôn ngữ vào thơ Lưu Quang Vũ.
So sánh tu từ là một biện pháp xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ văn chương,
vốn đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Trong việc nghiên cứu về
phép so sánh tu từ thì ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu, có một số các
tác giả tiêu biểu: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ, 99 phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt, Phong cách học tiếng Việt; Hữu Đạt với Phong cách học tiếng
Việt hiện đại; Cù Đình Tú có Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt; Võ Bình
và Lê Anh Hiền có Phong cách học - thực hành tiếng Việt…Trong khi Đinh Trọng
Lạc khảo sát các câu so sánh ngang bằng tu từ học thì Hữu Đạt cũng có đề nghị một
số mô hình của cấu trúc so sánh ngang bằng, hơn kém và nhất, song tác giả chưa phân
tích sâu vào cơ chế hoạt động của các thành tố tạo nên câu so sánh. Các luận văn, bài
viết, đề tài nghiên cứu khoa học về so sánh tu từ trong văn học cũng được nghiên cứu
từ sớm. Song việc nghiên cứu về so sánh tu từ trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên

đất nước tôi của Lưu Quang Vũ chưa được đi sâu, làm rõ mà chỉ có một số luận văn
và bài viết tìm hiểu về các biện pháp tu từ từ vựng, các biện pháp tu từ cấu tạo theo
quan hệ liên tưởng trong tuyển tập này.
Với những tìm tòi và nghiên cứu được, chúng tôi nhận thấy cần đi sâu hơn,
vận dụng lý thuyết so sánh tu từ để tìm hiểu thêm nghệ thuật trong Gió và tình yêu


4
thổi trên đất nước tôi. Đó không chỉ là để hiểu thêm về tập thơ về tác giả mà còn
nhằm mục đích tạo thêm những hướng đi mới nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: biện pháp so sánh tu từ .
Phạm vi nghiên cứu: trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của
Lưu Quang Vũ xuất bản năm 2017 của nhà xuất bản Hội Nhà văn.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ
Thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đi sâu hơn vào một khía cạnh phong
cách nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ. Đồng thời, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn
về giá trị của so sánh tu từ trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.
Gắn liền với mục đích nghiên cứu là nhiệm vụ nghiên cứu, nhiệm vụ phải chỉ
ra được những điểm mới khi đánh giá tập thơ trên một bình diện mới. Theo đó, đúc
kết được giá trị của biện pháp so sánh tu từ tác động đến nhà thơ và được thể hiện
trong tác phẩm như thế nào.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, tôi sử dụng các thủ pháp:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngoài các thủ pháp nêu trên ra thì chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là
phương pháp phân tích và miêu tả.
6. Bố cục đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tổng quan đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Khảo sát về so sánh tu từ trong tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất
nước tôi của Lưu Quang Vũ
Chương 3: Năng lực biểu đạt của so sánh tu từ trong Gió và tình yêu thổi trên đất
nước tôi của Lưu Quang Vũ.


5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm so sánh tu từ và phân loại
1.1.1. Khái niệm so sánh tu từ
Tu từ là một khái niệm được bắt nguồn từ tiếng La-tinh “figura” mang ý nghĩa
“bóng bẩy”, “lôi cuốn”, “có sức hấp dẫn”. Từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã coi tu từ là
công cụ riêng của nghệ thuật viết văn cho tới nay nó là hình thức diễn đạt chung cho
mọi phong cách nhằm làm đẹp, làm hay, làm tăng sức biểu cảm cho ngôn ngữ.
Hữu Đạt nhận định: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các
mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác biệt giữa chúng” [3, tr.363].
Với quan điểm của Hữu Đạt về so sánh cũng là quan điểm chung về so sánh trong
ngôn ngữ trong giới nghiên cứu Việt.
Như đã nói, so sánh tu từ xuất hiện từ rất sớm, tới nay trên thế giới và cả ở
Việt Nam có nhiều nghiên cứu về so sánh tu từ. Ở Việt Nam so sánh tu từ đã được
nhiều nhà ngôn ngữ nghiên cứu: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt, Lê Anh
Hiền, Bùi Trọng Ngoãn… Thông qua một số các giáo trình của Cù Đình Tú (xem
[30]), Hữu Đạt (xem [3]), Đinh Trọng Lạc (xem [10;12]), Lê Anh Hiền, Võ Bình
(xem [2]), Bùi Trọng Ngoãn (xem [19]) chúng tôi thấy:
Trong Phong cách học – thực hành tiếng Việt,Võ Bình và Lê Anh Hiền có
viết: “So sánh là đối chiều hai hiện tượng, hai sự kiện, nhằm làm nổi bật đặc điểm
của hiện tượng, sự kiện này, nhờ những tính chất có dấu hiệu chung được biểu hiện

cụ thể ở hiện tượng, sự kiện kia. Đó là hình thức miêu tả sinh động, có khả năng khắc
họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, chứ không phải là sự giải thích thuần túy, có
tính chất logic”.[2, tr.90]. Còn Đinh Trọng Lạc cho rằng: “So sánh tu từ (còn gọi: so
sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn, mà chỉ
có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về
đối tượng.” [12, tr.239]. Đó cũng là nhận định của hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ hiện nay tại Việt Nam. Trong khi đề cập đến khái niệm so sánh tu từ các nhà
nghiên cứu cũng lưu ý cần phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh logic, so sánh lí
luận. Tập hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi xác định:


6
So sánh tu từ

So sánh logic

Đối tượng Khác loại, khác phạm vi biểu vật

Cùng loại, cùng phạm vi biểu

so sánh

vật

Mục đích Cách nói hình ảnh nhằm diễn đạt đặc Xác lập sự tượng đương giữa
so sánh

điểm của một đối tượng, có tính biểu hai đối tượng, nhấn mạnh tính
cảm, thẩm mỹ trong nhận thức người tương đương về mặt giá trị

tiếp nhận

Phương

Dựa vào nét cá biệt giống nhau giữa Dựa vào tính đồng chất, đồng
so các đối tượng

thức

loại giữa các đối tượng

sánh
Yêu cầu Cần phải có sự chọn lọc về hình ảnh Đơn giản, không cần yêu cầu
so sánh

so sánh, phải chọn những hình ảnh cao về cách dùng từ cũng như
sinh động và khó thể thay thế được các diễn đạt, không cần có sự
hình ảnh đã chọn bằng hình ảnh khác tuyển chọn về hình ảnh so
vì vậy nó mang tính nghệ thuật cao.

sánh. Mang tính khách quan

Mang đậm dấu ấn cá nhân của người
sử dụng
Ví dụ

Em nông nổi như một dòng suối chảy Mặt con cũng dài như mặt bố
(Lưu Quang Vũ)
Phép so sánh tu từ được hình thành dựa trên quy luật đối chiếu nét liên tưởng


tương đồng của hai hay nhiều đối tượng không cùng loại để gợi hình, gợi cảm. Còn
so sánh logic chỉ là sự đối chiếu nét giống nhau giữa hai vật cùng loại. Hiện nay có
nhiều cách gọi khác nhau tùy vào từng nhà nghiên cứu: phép so sánh tu từ, cách so
sánh tu từ, so sánh nghệ thuật, phương thức so sánh tu từ,… Nhưng dù với cách gọi
nào thì so sánh tu từ có cấu trúc hoàn chỉnh gồm 4 phần. Theo PGS. TS. Bùi Trọng
Ngoãn, cấu trúc 4 phần của so sánh tu từ được gọi tên như sau:
(1)

Cái được so sánh ( cái chưa biết, cái cần được giải thích): A

(2)

Cơ sở so sánh (nét tương đồng, vốn là thuộc tính, đặc trưng của cái dùng để

so sánh có sự tương đồng với một khía cạnh nào đó của cái được so sánh)
(3)

Từ chức năng (từ dùng để so sánh)


7
(4)

Cái dùng để so sánh ( cái đã biết, dùng làm phương tiện thuyết giải, là cái dùng

làm chuẩn, lý tưởng thẩm mĩ): B
Trong giáo trình Phong cách học Tiếng Việt [19, tr.33] của Bùi Trọng Ngoãn
có ví dụ cụ thể sau:
Cái được so sánh


Cơ sở so sánh

Từ chức năng

Cái dùng để so sánh

(1)

(2)

(3)

(4)

Mắt

Sắc

Như

Dao cau

Trong đó:
- Cái được so sánh kí hiệu: A
- Cái dùng để so sánh kí hiệu: B
- Lưu ý: Chỉ riêng Nguyễn Thái Hòa lại gọi cái được so sánh là (B) và cái dùng so
sánh là (A). Còn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khác đều thống nhất như trên.
Trong phép so sánh tu từ thì (A) và (B) là các yếu tố bắt buộc không thể thiếu.
Ta có thể viết gọn cấu trúc đầy đủ của so sánh tu từ:
A – cơ sở so sánh- từ chức năng - B

Theo mô hình trên, chúng ta có nhiều cách biến đổi khác nhau tạo ra các biến thể:
- Lượt bớt cơ sở so sánh: A- từ chức năng - B
“Con mắt em liếc như là dao cau”
(Ca dao)
- Lượt bớt, cơ sở so sánh và từ chức năng: A – B
“Gái thương chồng đang đông buổi chợ
Trai chưa vợ nắng quái chiều hôm”
(Ca dao)
- Đảo trật tự: Từ chức năng – A – B
“Như hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa
Nhập luồng nước, hòa nhau màu sắc
Trao cảm thương hai bàn tay nắm chặt
Nghe máu mẹ cha chuyển giữ mỗi tay mình”
(Hơi ấm bàn tay – Lưu Quang Vũ)
Khi có cơ sở so sánh thì gọi là trường hợp so sánh nổi và những trường hợp
không có cơ sở so sánh thì được gọi là so sánh chìm. Ở những trường hợp so sánh
chìm người đọc phải dựa vào cái dùng để so sánh để tìm ra cơ sở so sánh. Ngoài ra,


8
một số trường hợp không có cơ sở so sánh thì cái dùng để so sánh sẽ được thuyết
minh:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng”
(Ca dao)
Ở trường hợp này, ta có “hạt vào đài các, hạt ra cánh đồng” là thuyết minh cho
“hạt mưa sa”. Dựa vào phần thuyết minh ta có thể suy ra được cơ sở so sánh là sự
nhỏ bé, số phận may rủi, không tự quyết định được, không thể biết trước được sang
hèn hay nghèo khổ.
Từ những kiến thức thu thập được, ngoài những hiểu biết chung về các khái

niệm, cấu tạo của phép so sánh tu từ thì việc phân loại phép so sánh tu từ cũng là một
yếu tố quan trọng để thực hiện nghiên cứu này.
1.1.2. Phân loại so sánh tu từ
Từ cấu trúc hoàn chỉnh của so sánh tu từ: A – cơ sở so sánh – từ chức năng
– B ngoài các biến thể như đã nói ở trên, mỗi nhà nghiên cứu lại có quan niệm phân
loại khác nhau trong nghiên cứu so sánh tu từ.
1.1.2.1. Theo quan điểm của Cù Đình Tú
Trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt hiện đại, Cù Đình Tú đã
căn cứ hai mặt hình thức và nội dung để phân loại. Dựa vào đó, Cù Đình Tú hình
thành các công thức so sánh sau:
- A như (tựa như, giống như…) B
Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng
(Ca dao)
- A bao nhiêu B bấy nhiêu
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói trông mình bấy nhiêu
(Ca dao)
- A là B
Từ “là” được sử dụng với ý nghĩa và giá trị tương đương với “như”.
(1): “Lũ đế quốc như là bầy dơi hốt hoảng”
(2): “Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng”


9
Qua hai ví dụ trên có thể nhận ra, (1) mang sắc thái giả định còn (2) có sắc
thái khẳng định. Điều đó cho thấy mặc dù “là” và “như” có ý nghĩa và giá trị tương
đương song sắc thái biểu cảm của chúng lại khác nhau. Cù Đình Tú cũng nhận định
rõ ràng: ““Như” có sắc thái giả định, “là” có sắc thái khẳng định” [30, tr.176]. Phó
giáo sư cũng nói thêm về so sánh giữa phán đoán logic khẳng định với công thức “S

là P” và cấu trúc “A là B”.
Về mặt nội dung, Cù Đình Tú chia thành hai loại so sánh: So sánh nổi và so
sánh chìm. Tác giả nhận thấy “các đối tượng nằm trong hai vế so sánh tu từ là khác
loại nhưng lại có một nét giống nhau nào đó, tạo thành cơ sở cho so sánh tu từ” [30,
tr.177]. Trong đó, so sánh tu từ nổi là các phép so sánh tu từ có nét giống nhau biểu
hiện ra bằng các từ ngữ cụ thể:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
(Ca dao)
Và, nét giống nhau khi không được phô bày ra bằng từ ngữ cụ thể mà người
đọc phải tự tìm ra được gọi là so sánh tu từ chìm: “Chủ nghĩa Lênin là cái cẩm nang
thần kì” (Hồ Chí Minh).
1.1.2.2. Theo quan điểm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa
Theo nguồn khảo cứu của chúng tôi, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái
Hòa trong Phong cách học tiếng Việt gần đồng quan điểm với Cù Đình Tú, Nguyễn
Thái Hòa thể hiện quan điểm của bản thân về so sánh tu từ trong Phong cách học
tiếng Việt như sau:
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố đã kể:
A - cơ sở so sánh – Từ so sánh – B
Cùng với đó, Nguyễn Thái Hòa chia ra tùy từng trường hợp tạo ra các biến thể:
- Đảo ngược trật tự so sánh:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
(Ca dao)
Ở trường hợp này nếu đúng theo mô hình chuẩn thì: “ai không chồng” chòng
chành như “nón không quai”, “thuyền không lái”. Việc đảo trật tự so sánh nhằm để
nổi bật tính chất của cơ sở so sánh – chòng chành.


10

- Bớt cơ sở so sánh:
Ai về ai ở mặc ai
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh
(Ca dao)
- Bớt từ so sánh:
“Gái thương chồng, đương đông buổi chợ…”
(Ca dao)
- Thêm “bao nhiêu”, “bấy nhiêu”:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
- Dùng “là” làm từ so sánh
Nguyễn Thái Hòa nói thêm, đây là loại so sánh ẩn dụ, gọi như vậy là vì “là”
có chức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải khái
niệm:
Gió thổi là chổi trời
Nước mưa là cưa trời.
(Tục ngữ)
Mở rộng thêm trong Phong cách học tiếng Việt (1997), Đinh Trọng Lạc có
viết thêm về so sánh chìm (tức so sánh vắng yếu tố 2) và so sánh đối chọi (tức so sánh
sử dụng chỗ ngắt giọng).
1.1.2.3. Theo quan điểm của Hữu Đạt
Cho đến 2016 xuất hiện quan điểm của Hữu Đạt trong Phong cách học tiếng
Việt hiện đại, xem xét phép so sánh có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc ngữ nghĩa của
nó, ông chia ra 5 loại:
- So sánh không có từ so sánh: A - B
“Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non”
(Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Tác giả cho rằng phép so sánh được thực hiện bởi ngữ điệu kết thúc một dòng thơ.

- So sánh có từ so sánh: A x B


11
Trong dạng A x B, Hữu Đạt chia nhỏ ra các dạng biến thể như sau: A x B; A
x B1, B2; A x B1 x B2
Ví dụ:
“Đẹp như tiên”
“Con sẽ chết như những người đã chết
Và những người đang chết”
(Thưa mẹ, trái tim – Trần Quang Long)
“Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người – biết mấy yêu thương”
(Nhớ mưa quê hương – Lê Anh Xuân)
- So sánh ngang bằng: như, bao nhiêu… bấy nhiêu, là
“Nhớ lại hồi kháng chiến, mỗi lần nhìn về phía Đà Nẵng, tôi nhớ Ngân như
một con bướm trắng bay chập chờn trong khói súng” (Nguyễn Văn Bổng)
- So sánh bậc hơn – kém: cao hơn, hơn, kém
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- So sánh bậc cao nhất
“Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
Người được thương trên tất cả người thương
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc”

(Muôn vạn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương – Việt Phương)
Chúng tôi nhận thấy mô hình khái quát mà tác giả đưa ra chưa thật sự rõ ràng,
còn gây ra khó hiểu cho người mới tiếp cận. Trong các phân loại và đưa ra ví dụ còn
có điểm hạn chế, khi phân loại so sánh có từ so sánh lại có thêm so sánh ngang bằng,
so sánh bậc hơn – kém. Thực chất, so sánh ngang bằng, so sánh hơn – kém đều là
phép so sánh có sử dụng từ so sánh, lẽ ra tác giả không nên phân thêm hai loại sau.


12
Còn trong phần ví dụ về so sánh bậc cao nhất, Hữu Đạt có đưa ra ví dụ: “Thế thì thật
đáng tiếc. Trong tất cả các tiểu thuyết Đông Tây, có hai quyển tôi mê nhất là Tam
quốc và Đông Chu liệt quốc. Về các môn tiểu thuyết thì thằng Tàu nhất” (Đôi mắt –
Nam Cao) [3, tr.369]. Chúng tôi cho rằng, việc so sánh “mê” “Tam quốc”, “Đông
Chu liệt quốc” nhất trong các tiểu thuyết Đông Tây không phải là so sáng tu từ mà
đây là so sánh logic, bởi giữa “tiểu thuyết Đông Tây” và “Tam quốc”, “Đông Chu
liệt quốc” đều chung loại, và “Tam quốc” cùng “Đông Chu liệt quốc” thuộc phạm vi
biểu vật của “tiểu thuyết Đông Tây”. Như vậy, tạm kết luận rằng quan điểm của Hữu
Đạt còn những hạn chế, chưa rõ ràng và xác tín.
1.1.2.4. Theo quan điểm của Bùi Trọng Ngoãn
Đồng quan về cách chia hình thức với Cù Đình Tú, Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn
cũng chia so sánh tu từ thành ba loại trên và có thêm loại: A  B. Quan điểm về phân
loại so sánh tu từ được tác giả làm rõ hơn trong bài báo “Bàn thêm về phép so sánh
tu từ” in trên tạp chí Khoa học và Công nghệ. Trong đó, tác giả phân tích sâu hơn về
từ chức năng, cơ sở so sánh, mô hình bao nhiêu…bấy nhiêu và đặc biệt là cấu trúc
A hóa B và A thành B có phải là so sánh tu từ hay không.
Trong đó, tác giả đã chỉ ra 20 từ, cụm từ là “từ chứng” cho cấu trúc “A như
B”: giường như, na ná, chẳng khác, kém, nhường, khác chi… và gọi chúng là “từ ngữ
biểu đạt quan hệ so sánh”. Cùng với đó là các đóng góp cách nhìn mới về so sánh
chìm, so sánh nổi và lý giải thêm về mô hình bao nhiêu… bấy nhiêu. Giá trị nhất
trong bài báo, Bùi Trọng Ngoãn đã đưa ra nhận định của mình về cấu trúc A hóa B

và A thành B, tác giả đã đưa ra 5 lý do để chứng minh cho quan điểm của bản thân
đó không phải cấu trúc của so sánh tu từ. [21, tr.249 - 261]
Qua những kiến thức có được, xét thấy với quan điểm cấu trúc của Hữu Đạt
có nhiều phần còn thô sơ và nhiều hạn chế còn quan điểm của Cù Đình Tú chúng tôi
khá đồng tình. Bùi Trọng Ngoãn cũng với cách phân loại cấu trúc so sánh tu từ như
Cù Đình Tú song lại có phần ngắn gọn hơn, đơn giản hơn, thêm đó phần viết thêm về
các vấn đề so sánh tu từ đã làm rõ quan điểm của tác giả nhờ vậy áp dụng để nghiên
cứu trong đề tài này sẽ khả thi hơn. Đó là những lý do chúng tôi quyết định sử dụng
cách phân loại của tác giả Bùi Trọng Ngoãn cho bài nghiên cứu này, cấu trúc so sánh
tu từ gồm 4 loại: A như B; A là B; bao nhiêu … bấy nhiêu; A  B.


13
1.2. Lưu Quang Vũ và tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
1.2.1. Lưu Quang Vũ – nhà thơ, nhà văn tài hoa mà bạc mệnh
Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà văn và một nhà viết kịch nổi tiếng. Trong
cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ông được biết đến nhiều với các
tác phẩm kịch và văn xuôi bởi tính hiện thực, chất phê phán và tính dự phóng. Tuy
nhiên, con đường thơ của Lưu Quang Vũ lại gặp nhiều trắc trở. Hầu hết các bài thơ
của ông không được chấp thuận khi ông còn đương sống song sức sống của chúng lại
mãnh liệt hơn, chúng bùng nổ sau khi cha đẻ đã về thế giới bên kia lúc tuổi đời còn
quá trẻ.
Lưu Quang Vũ sinh năm 1948, tại Phú Thọ và mất năm 1988 trong chuyến xe
định mệnh cùng vợ - Xuân Quỳnh, và con Lưu Quỳnh Thơ. Khi nhỏ, ông sống tại
Phú Thọ cùng cha mẹ đến năm 1954 gia đình nhà thơ chuyển về sống tại Hà Nội.
Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của nhà thơ đã sớm bộc lộ tự nhỏ và vùng quê
trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của tác giả sau này. Lưu Quang Vũ
cũng chịu nhiều ảnh hưởng tích cực của người cha tài hoa – Lưu Quang Thuận.
Năm 13 tuổi, Lưu QuangVũ đã giành được giải thưởng của thành phố về cả
văn và họa. Lớn lên, Lưu Quang Vũ nhập ngũ và nhanh chóng được biết đến với tư

cách là một nhà thơ trẻ tài năng khi mới 20 tuổi qua phần thơ Hương cây in chung
với Bằng Việt trong tập Hương cây – Bếp lửa.
Năm 1965 đến 1970, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, phục vụ trong quân chúng
Phòng không – Không quân. Đây là thời kỳ thơ của nhà thơ bắt đầu nở rộ. Năm 1970
đến 1978, Lưu Quang Vũ xuất ngũ sớm và tiếp tục viết truyện, làm thơ trong khi gặp
nhiều trắc trở trong cuộc sống. Đây được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc
đời Lưu Quang Vũ. Ông làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm ở Xưởng Cao su Đường
sắt, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường,
vẽ pa – nô, áp – phích,...
Năm 1973, đánh dấu một sự kiện quan trọng cuộc đời Lưu Quang Vũ, gắn bó
với Xuân Quỳnh, tác giả không chỉ có được một người bạn đời mà còn có được một
người bạn văn, cùng nhau vượt qua những năm tháng gian khổ, lận đận. Trước đó,
Lưu Quang Vũ đã có một mái ấm cùng tình đầu là diễn viên Tố Uyên, nhưng nữ diễn
viên ra đi để lại cho Lưu Quang Vũ đứa con trai và nỗi đau lớn. Chính sự ra đi của


14
Tố Uyên đã ảnh hưởng rất nhiều đến một giai đoạn sáng tác của ông, cho mãi đến khi
tình yêu với Xuân Quỳnh đơm hoa thì các sáng tác lại được thay sắc mới.
Năm 1978, Lưu Quang Vũ làm biên tập ở Tạp chí Sân khấu, ông viết báo, và
cuối năm 1979 cuốn Diễn viên và sân khấu ra đời. Cũng năm này vở kịch đầu tay
Sống mãi tuổi 17 (viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ) của ông ra mắt công chúng
và được đánh giá cao.
Ngày 29 tháng 8 năm 1988, Lưu Quang Vũ đột ngột qua đời trong một vụ tai
nạn giao thông cùng vợ và con trai út. Ông ra đi khi tuổi đời vừa mới 40. Thế nhưng
ông đã kịp để lại cho đời rất nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật trên những thể loại
mà ông đã tham gia sáng tác: thơ, truyện ngắn, kịch.
Với những đóng góp của mình, năm 2000 Lưu Quang Vũ được tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tài năng của Lưu Quang Vũ được ghi
nhận từ những chặng đường đầu tiên vào nghề và cho đến nay, ông luôn giành được

sự yêu mến của bạn đọc, những người hâm mộ thơ văn.
1.2.2. Tuyển thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi là tuyển thơ do nhà thơ, nhà nghiên cứu
Lưu Khánh Thơ đồng thời là em gái của Lưu Quang Vũ đã tập hợp, biên soạn lại. Gió
và tình yêu thôi trên đất nước tôi được xuất bản năm 2010 với 130 bài thơ tập hợp
gần như đầy đủ các bài thơ của Lưu Quang Vũ trong các tập thơ trước và có cả những
bài chưa được xuất bản trước đây kèm với đó là sự sắp xếp theo trật tự thời gian mà
Lưu Khánh Thơ biết được. Điều đặc biệt trong tuyển thơ lần này là sự xuất hiện các
hình ảnh thủ bút một số bài thơ của Lưu Quang Vũ với độc giả yêu mến Lưu Quang
Vũ và các nhà nghiên cứu văn học thì quả đây là những tư liệu rất có giá trị.
Tuyển thơ có sự góp mặt của 130 bài thơ được chia thành 5 phần: Hương cây,
Viết cho em từ cửa biển, Đất nước đàn bầu, Mắt của trời xanh và Những đám mây
ban sớm. Trong đó, phần Hương cây là những bài thơ trích trong tập thơ Hương cây
– Bếp lửa mà Lưu Quang Vũ đã in cùng Bằng Việt từng được bạn đọc đón nhận nồng
nhiệt bởi những cảm xúc trong trẻo, thiêng liêng đầy tin cậy. Đó cũng là hồn thơ đậm
nét trong những bài thơ đầu tay của ông, nhờ đó từ những ngày đầu tham gia sáng tác
Lưu Quang Vũ đã lọt mắt xanh của các nhà nghiên cứu phê bình danh tiếng: Vũ Quần
Phương, Hoài Thanh, … Tiếp sau đó những vần thơ viết về đất nước, về con người
và về chiến tranh, với những khó khăn trong cuộc sống chung của cả nước và nỗi


15
niềm đa đoan của riêng tác giả, thơ dường như là những trang nhật ký. Lưu Quang
Vũ viết để chỉ giữ cho riêng mình, những bài thơ lưu giữ và truyền lại những cảm
xúc, suy tưởng của nhà thơ lúc bấy giờ. Những vần thơ đầy dằn vặt, đau xót, cô đơn,
trăn trở, hoài nghi, có lúc ngán ngẩm đến tuyệt vọng, những vẫn tha thiết muốn thoát
ra khỏi những nỗi chán chường, mệt mỏi, hoài nghi để sống thực sự có ích cho đời.
Chính từ đó, Lưu Quang Vũ đã tìm lại và nhận thức được bản thân mình.
Lưu Quang Vũ vừa là một nhà thơ, nhà văn và đặc việt là được mến mộ với
tư cách nhà viết kịch tài hoa song với ông:

“Trên mái nhà cao vút rừng cây
Trên rừng cây những đám mây xô dạt
Trên hạnh phúc, trên cả niềm cay đắng
Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.”
(Mây trắng của đời tôi)
Thơ với ông là cuộc sống đó mới là nơi để ông được là chính mình, một thế giới của
riêng ông, mới thấy được hết tài hoa trong bút pháp nghệ thuật của người nghệ sĩ bạc
mệnh. Vũ Quần Phương cũng đã nói: “Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống
với mọi người, và làm thơ để sống với riêng mình.” [31, tr.355]


16
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VỀ SO SÁNH TU TỪ TRONG
GIÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI CỦA LƯU QUANG VŨ
Từ những cơ sở lý thuyết được xây dựng ở chương 1, chúng tôi tiến hành khảo
sát các cấu trúc so sánh tu từ trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của
Lưu Quang Vũ. Như phần lý thyết ở trên có nhắc đến bốn loại so sánh tu từ, song
trong tập thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ thì dạng thứ
tư : A bao nhiêu B bấy nhiêu không xuất hiện. Ở chương 2, chúng tôi sẽ lần lượt
khảo sát ba dạng so sánh tu từ có mặt ở 111 bài trong tập thơ và phân tích, miêu tả về
ngữ nghĩa cấu tạo của các thành tố đó.
2.1. So sánh tu từ “A như B”
So sánh tu từ được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, trong cấu trúc hoàn
chỉnh nhất của so sánh tu từ: A – cơ sở so sánh – từ so sánh – B, thì từ chức năng
thường gặp nhất là “như” . So sánh tu từ “A như B” là kiểu so sánh phổ biến, song
nó cũng dễ bị nhầm lẫn với so sánh logic bởi từ so sánh. Trong khảo sát tuyển thơ
Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của nhà thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận
thấy ông vận dụng kiểu so sánh tu từ này rộng rãi nhất, 305 (chiếm 79,4%) phép so
sánh tu từ dạng “A như B” trong 384 hình ảnh so sánh tu từ khảo sát.

2.1.1. Dạng đầy đủ: “A – cơ sở so sánh – từ chức năng – B”
Trong dạng đầy đủ của so sánh tu từ A như B, chúng tôi khảo sát thấy cơ sở
so sánh có hai dạng là cụm từ và từ. Dưới đây sẽ phân ra hai trường hợp để khảo sát
và phân tích giá trị biểu đạt của cụm từ và từ trong vai trò cơ sở so sánh.
2.1.1.1. Khi cơ sở so sánh là cụm từ
Theo Diệp Quang Ban thì cụm từ “là những kiến trúc gồm 2 từ trở lên kết hợp
từ tự do với nhau theo những quan hệ nghữ phép hiển hiện nhất định và không chứa
kết từ (quan hệ từ) ở đầu” [1, tr.6]
Với tổng số 83 cơ sở so sánh xuất hiện trong dạng đầy đủ của so sánh tu từ A
như B thì cơ sở so sánh là cụm từ có 23 cụm từ (chiếm 28,6%) gồm cụm động từ,
cụm tính từ và cụm đẳng lập. Một số ví dụ về cụm từ:
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ
(Tiếng Việt)


17
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu
(Tiếng Việt)
cánh tay em dài và ấm
như đất của những miền phiêu lãng
(Ngọn lửa đen)
Ở hai ví dụ trên, phần gạch chân chính là cơ sở so sánh ở dạng cụm từ. Trong
đó, “rung rinh nhịp đập trái tim người” là cụm động từ (cụm từ chính phụ), “còn thô
sơ” là cụm tính từ (cụm từ chính phụ) còn “dài và ấm” là cụm từ đẳng lập.
a) Cụm động từ
Trong số các cụm từ là cơ sở so sánh thuộc dạng A như B thì cụm động từ
chiếm tỷ lệ nhiều nhất có 12 trường hợp trrong số 23 cụm từ. Như trong bài Những
đêm hoa vàng, Lưu Quang Vũ có câu thơ sử dụng cụm động từ làm cơ sở so sánh cho

phép so sánh tu từ A như B: “Gió lục địa tràn về như bão”. Ở đây, “tràn” là động từ
đóng vai trò chính còn “về” là động từ đóng vai trò phụ sau cho “tràn” vì thế “tràn
về” được xác định là cụm động từ. So sánh “gió lục địa” và “bão”, tác giả đưa cụm
động từ “tràn về” là nét tương đồng. Bởi dù “gió” và “bão” ở cấp độ khác nhau song
việc sử cụm động từ “tràn về” thể hiện sức mạnh của lực “gió” trong lục địa đã không
còn ở trạng thái “gió thổi” như bình thương nữa mà với “gió” với sức mạnh lớn hơn,
như từ phía xa tiến vào lục địa. Cụm động từ “tràn về” không chỉ thể hiện sức mạnh
của “gió” đã mạnh lên như “bão” mà còn thể hiện trạng thái bị động của con người,
con người không thể kiểm soát được hiện tượng của thiên nhiên. Hay như câu thơ:
Nhưng chiều nay, chiều nay hoa ngoại ô
Cứ ùa vào phố phường như ánh nắng
(Chưa bao giờ)
Trong ví dụ trên cụm “cứ ùa vào phố phường” có “ùa” là động từ, kèm trước
là phó từ “cứ” và đi sau là động từ “vào” và danh từ “phố phường”. Sử dụng cụm
động từ ở đây rất thú vị, bởi nó biểu hiện cho nhiều điều, trước hết ngoài chức năng
thể hiện nét tương đồng rất rõ của “hoa” và “ánh nắng” thì thành phần phụ sau của
cụm động từ “vào phố phường” còn xác định vị trí cụ thể cho “hoa” cũng như “ánh
nắng”. Hình ảnh “hoa ngoại ô” so cùng “ánh nắng” có cảm tưởng là những bông hoa
nhỏ bé, tươi tắn như tia nắng kết hợp với động từ “ùa” diễn đạt tình trạng đông đúc


18
không có tổ chức, chen chúc nhưng làm cơ sở so sánh thì câu thơ trở nên sinh động
và cảm thấy nhận sự đông đúc, rộn ràng.
b) Cụm tính từ
Cũng như cụm động từ có động từ là thành tố chính thì thành tố chính của cụm
tính từ là tính từ. Qua khảo sát, so sánh tu từ A như B có 6 cụm tính từ trong 23 cụm
từ đóng vai trò là cơ sở so sánh:
Ai thuở trước nói những lời thứ nhất
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

(Tiếng Việt)
Bài hát cũng tôi hát cùng đồng đội
Lại dập dồn như gió khắp rừng khuya
(Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt
(Những bông hoa không chết)
những cô gái ướt đầm đìa như cá
(Em (I))
Tất cả đều vô nghĩa
Như một đồng xèng han gỉ
(Hoa cẩm chướng trong mưa)
Và sau đê sông Hồng nước lớn
Đỏ phập phồng như một trái tim đau
(Thư viết cho Quỳnh trên máy bay)
Trong những cụm tính từ nêu trên, có các cụm “còn thô sơ”, “lại dập dồn”,
“đều vô nghĩa” là có thành phần phụ trước còn lại là tính từ kết hợp thành phần phụ
sau. Kết hợp tính từ với các từ chỉ mức độ: “còn”, “lại”, “đều” để thể hiện trạng thái
của tính chất đang nói tới. Trong bài thơ Gió và tình yêu thôi trên đất nước tôi, so
sánh những bài hát hát cùng đồng đội với gó ở rừng khuya, Lưu Quang Vũ sử dụng
cụm tính từ “lại dồn dập” thể hiện sự lặp đi lặp lại. “Còn thô sơ” trong Tiếng Việt thể
hiện tính chất thô sơ chưa mất đi và “đều vô nghĩa” trong Hoa cẩm chướng trong
mưa thấy được sự tương tự, “tất cả đều vô nghĩa”, “tất cả” đã mang ý nghĩa bao hàm
nhưng khi nhà thơ sử dụng phụ từ “đều” như thêm sự nhấn mạnh cho sự “vô nghĩa”.


19
Ở trường hợp “đỏ phập phồng” và “ướt đầm đìa”, thành phần trung tâm là
“đỏ” và “ướt” kết hợp phụ sau cũng là tính từ nhưng chỉ bổ sung thêm. Giả sử như,
tác giả chỉ lấy “đỏ” làm cơ sở so sánh: Và sau đê sông Hồng nước lớn đỏ như một
trái tim đau, thì “đỏ” chỉ thể hiện màu sắc tương đồng của “sông Hồng” với “trái tim”.

Nhưng chọn cụm tính từ “đỏ phập phồng” sẽ gợi cảm hơn, không chỉ là nhịp đập của
hình ảnh “trái tim” và dường như “sông Hồng” cũng có “nhịp”, sinh động hơn. Cũng
tương tự như vậy “đầm đìa” bổ sung thêm cho tính từ “ướt” thấy được hình ảnh những
cô gái bao quanh đều là nước như cá dưới hồ. “Một thế hệ cứng đi như thỏi sắt”, cụm
từ “cứng đi” có tính từ “cứng” là thành tố trung tâm kết hợp với thực từ “đi” thể hiện
mức độ của “cứng” cao nhờ đó nâng cao tầm vóc cho “một thế hệ”.
c) Cụm từ đẳng lập
Cụm từ đẳng lập với tính chất là các thành tố trong cụm đóng vai trò ngang
nhau. Bởi vậy, sử dụng cụm từ đẳng lập không nhấn mạnh vào một nét tương đồng
của cái được so sánh và cái dùng để so sánh mà cụm từ đẳng lập sẽ giúp cho cơ sở so
sánh tăng thêm nét tương đồng trong một phép so sánh tu từ. Trong so sánh tu từ A
như B, 5 cụm từ đẳng lập được sử dụng làm cơ sở so sánh với tỷ lệ 21,7% trong số
các cụm từ:
Môi tôi run lên cổ tôi nghẹn nấc
Như sắp nghĩ ra một bài hát khác
Thật và đẹp hơn mọi điều trong sách
Về những con tàu và các bạn của tôi
(Những bạn khuân vác)
Đất lạnh lẽo sưng vù như mặt chết
(Móng tay trên đá)
Những cô gái gầy thơm
Như nến trắng đi trong đêm tối
(Cầu nguyện)
Mái tóc rậm xòa bay như ngọn khói
(Bài ca trên bán đảo)
cánh tay em dài và ấm
như đất của những miền phiêu lãng
(Ngọn lửa đen)



×