Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tết giọt nước cổ truyền của người xơ đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: TẾT GIỌT NƢỚC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI XƠ ĐĂNG

Sinh viên thực hiện
Lớp

: Hồ Văn Thoảng
: 14SGC

Giảng viên hƣớng dẫn : Dƣơng Đình Tùng

Đà Nẵng,05/2018
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài TẾT GIỌT NƢỚC CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI XƠ ĐĂNG

Sinh viên thực hiện
Lớp


: Hồ Văn Thoảng
: 14SGC

Giảng viên hƣớng dẫn: Dƣơng Đình Tùng

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...…7
1. Tính câp thiết của đề tài nghiên cứu……………………………….………….…7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….8
2.1 Mục tiêu………………………………………………………………..…….…8
2.2 Nhiệm vụ………………………………………………………………..……...8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….....…8
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………………...….…..8
3.2 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………...….….8
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu………………………………...…….9
4.1 Cơ sơ lý luận……………………………………………..………………...…..9
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………...….9
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu…………………………………...………..…...9
6. Bố cục của đề tài……………………………………………………..……...….10
CHƢƠNG 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI XƠ ĐĂNG Ở NAM TRÀ MYQUẢNG NAM…………………………………………………………..…..…....11
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Nam Trà My….....11
1.1.1 Vị trí địa lý…………………………………………………………..……...11
1.1.2 Điều kiện tự nhiên…………………………………………………….........11
1.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội……………………………………………….......12
1.2 Ngƣời Xơ Đăng ở Nam Trà My……………………………………….....…..17
1.2.1 Địa bàn cƣ trú của ngƣời Xơ Đăng………………………………………....17
1.2.2 Vài nét về tộc ngƣời Xơ Đăng……………………………………….....….19

1.2.3 Tiếng nói, chữ viết …………………………………………………….....…35
1.3 Đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Xơ Đăng………………………....…...36
1.3.1 Văn hóa lễ hội…………………………………………………………….....36
1.3.2 Văn hóa tín ngƣỡng, tôn giáo…………………………………………….....42
1.3.3 Vai trò của tín ngƣỡng đối với sự phát triển của ngƣời Xơ Đăng……..……43

3


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TẾT GIỌT NƢỚC CỦA NGƢỜI XƠ
ĐĂNG……………………………………………………………………………..45
2.1 Tết giọt nƣớc…………………………………………………………………..45
2.1.1 Thời gian và cách thức tổ chức………………………………………….......45
2.1.2 Nghi lễ bắc máng nƣớc, nghi lễ, nghi thức trong ngày tết và sau ngày tết…49
2.1.3 Cây nêu…………………………………………………………………......54
2.1.4 Đối tƣợng tham gia……………………………………………………....…58
2.1.5 Trang phục, âm nhạc (nhạc cụ), điệu múa, ẩm thực, hoạt động thể thao trong
ngày tết ………………………………………………………………………...…59
2.2 Sự đoàn kết, cố kết trong ngày tết………………………………………...….70
2.3 An ninh Chính trị, trật tự, an toàn xã hội……………………………………..73
2.4 Thực trạng bảo tồn tết giọt nƣớc……….. ………………………………...…74
2.5 Giá trị của tết giọt nƣớc……………………………………………….…...….75
2.6 Biện pháp, giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của tết giọt nƣớc, nét
văn hóa của ngƣời Xơ Đăng………………………………………………………76
2.6.1. Các giải pháp về kinh tế……………………………………………..…….76
2.6.2. Các biện pháp, giải pháp về chính trị- tƣ tƣởng………………………....…82
2.6.3. Các giải pháp về văn hóa, giáo dục……………………………………..….83
2.6.4 Các giải pháp về du lịch………………………………………………...….88
KẾT LUẬN …………………………………………………………………....…90
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………......…92

Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………..…….94

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cảm đoan số tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này đã đƣợc cảm ơn và mọi trích dẫn
trong khóa luận đã chỉ rõ nguồn gốc, đƣợc phép công bố.

5


LỜI CẢM ƠN

Để khóa luận đạt đƣợc kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của
các phòng, ban, thầy cô giáo trong khoa và trong trƣờng. Với tình cảm chân thành,
sâu sắc, sự thành kính, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn đối với quy thầy cô
đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề
tài.
Đặc biệt cho tôi xin gửi tới Thầy Dƣơng Đình Tùng lời chào trân trọng, lời chúc
sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Nhờ sự giúp đỡ, dạy dỗ, chỉ dạy tân tình, chu đáo
của thầy, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Tết giọt nước
truyền thống của người Xơ Đăng”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo khoa Giáo dục Chính trị, lãnh đạo trƣờng
Đại học Sƣ phạm- Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Với thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, khóa luận sẽ còn

nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của các thầy
cô, để tôi bổ sung, sửa lại những gì còn thiếu sót, và sẽ giúp ích cho tôi sau này.

6


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam có 55 dân tộc anh em, sinh sống trên toàn đất nƣớc. Trong đó có dân
tộc Xơ Đăng, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh, thành phố: Kon Tum, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk.
Mỗi một dân tộc đều có những nét văn hóa độc đáo riêng, thể hiện tính cách và
văn hóa của dân tộc đó. Trong thời đại ngày nay việc giữ gìn phát huy văn hóa
truyền thống của dân tộc là một yêu cầu cần thiết.
Tết giọt nƣớc là tết truyền thống cuả ngƣời Xơ Đăng, qua lễ tết thể hiện tâm tƣ
tình cảm mọi ngƣời dành cho nhau, là sự tạ ơn của dân làng đối với các vị thần
linh, ông bã đã quá cố, luôn ủng hộ, giúp đỡ bảo vệ dân làng. Là sự kết thúc năm
cũ, bất đầu một năm mới, cho hoạt động lao động sản xuất của dân làng. Là sự hội
tụ của dân làng, bạn bè, họ hàng gần xa về chung vui cùng dân làng, là sự vui chơi,
giải trí, nghỉ ngơi của dân làng qua một năm lao động vất vả, cầu mong mọi thành
viên trong gia đình cũng nhƣ dân làng luôn mạnh khỏe. Vật nuôi đầy đàn, mùa
màng tốt tƣơi, dân làng ăn no, mặc đủ, có cuộc sống yên vui, hạnh phúc, sung
sƣớng. Sự xiết chặt tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, mọi ngƣời yêu thƣơng,
giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, trong cuộc sống, tắt lửa tắt đèn có nhau.
Nhƣ ngƣời xƣa có câu “bán họ hàng xa mua láng giềng gần”, “bầu ơi thƣơng lấy bí
cùng tuy rằng khắc giống nhƣng chung một giàn”, “lá lành đùm lá rách”…
Chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc là giữ gìn và phát huy văn hóa của
từng dân tộc. Và trong Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa III đã khẳng định, hoàn
thành việc thực hiện chiến lƣợc: “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc” để bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc và xây dựng

khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, việc nghiên cứu giữ gìn tết giọt nƣớc của ngƣời
Xơ Đăng là cần thiết.
Là ngƣời con của tộc ngƣời Xơ Đăng, bản thân muốn tìm hiểu sâu sắc về cội
nguồn của dân tộc nói chung và tết giọt nƣớc nói riêng, từ đó để có những biện
pháp, cách thức giữ gìn phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc.
7


Với những lý do trên, là ngƣời con của tộc ngƣời Xơ Đăng tôi nhận thấy việc
giữ gìn phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc là rất cần thết trong giai đoạn hiện nay.
Tôi quyết định chọn đề tài: “Tết giọt nước cổ truyền của ngươi Xơ Đăng” là đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của tết giọt nƣớc, cũng nhƣ nhƣng nét văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị tốt đẹp đó.
Làm rõ những giá trị về tết giọt nƣớc.
Khắc họa bức tranh tƣơng đối đầy đủ về tết giọt nƣớc của ngƣời Xơ Đăng. Qua
đó cho thấy việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống của ngƣời Xơ Đăng trong giai
đoạn hiện nay là cần thiết.
Đề tài đề ra một số giải pháp nhằm giữ gìn giá trị tốt đẹp của tết giọt nƣớc cũng
nhƣ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc Xơ Đăng.]
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:
Phân tích đặc điểm kinh tế, xã hội, phân bố dân cƣ của ngƣời Xơ Đăng ở Nam
Trà My.
Phân tích những nét đẹp văn hóa tốt đẹp của ngƣời Xơ Đăng nhƣ nhà ở, nhà
Rông, tập tục ăn trầu cau, thuốc bột, hôn nhân, đám ma, phƣơng tiện vận chuyển,
công cụ lao động, của ngƣời Xơ Đăng, trong lao động sản xuất.
Phân tích các hoạt động nhƣ: nghi lễ, trang phục, đồ ăn, thức uống, nhạc cụ, thể

thảo trong ngày tết, đề ra những giải pháp, biện pháp giữ gìn, bảo tồn nét văn hóa
tốt đẹp của dân tôc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Tết giọt nƣớc cổ truyền của ngƣời xơ đăng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngƣời Xơ đăng ở Nam Trà My- Quảng Nam
8


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sơ lý luận
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở chủ đạo cho việc
nghiên cứu đề tài. Quan điểm điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề dân
tộc, va bảo tồn vân hóa truyền thống của dân tộc là định hƣớng trong nghiên cứu
và đề xuất giải pháp.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp chủ đạo trong nghiên cứu chủ đạo của
đề tài. Bên cạnh đó còn có các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phân tích- tổng hợp, khái
quát hóa, từu tƣợng hóa, diễn giải.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trƣớc đây đã có những đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tài của tôi nhƣ:
Ngƣời Xơ đăng ở Việt Nam NXB Trung tâm khoa học và nhân ( năm 1998).
Trong cuốn Văn hóa ẩm thực của ngƣời Xơ Đăng, đây là đề tài cấp bộ do TS.
Nguyễn Thị Hòa làm chủ nhiệm, Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên chủ trì.
Nội dung của cuốn sách đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Về văn hóa ẩm thực của
ngƣời Xơ Đăng. Môi trƣờng, nhu cầu và đặc trƣng bản sắc văn hóa ẩm thực của
ngƣời Xơ Đăng. Biến đổi, nguyên nhân và quá trình tiếp biến ẩm thực của ngƣời
Xơ Đăng.
Trong cuốn Văn hóa làng miền núi trung bộ Việt Nam, do tác giả Nguyễn Hữu

Thông (2005). Nxb Thuận Hóa, nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa- xã hội ở miền
núi trung bộ Việt Nam.
Trong cuốn Lễ hội Tây Nguyên của tác giả Trần Phong (2008), Nxb Thế giới,
nghiên cứu về các mặt đời sống, sinh hoạt và lễ hội của Tây Nguyên.
Cuốn Nhà rồng tây Nguyên của tác giả Nguyễn Văn Kự và Lƣu Hùng (2007),
Nxb Thế Giới, cuốn sách viết về nhà rông Tây Nguyên, đƣa ta đi qua và dừng lại
ở 66 ngôi nhà rồng, cho ta biết đƣợc đời sống cộng đồng lẫn bên trong và bên
ngoài.

9


6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đề tài gồm hai
chƣơng

10


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI XƠ ĐĂNG Ở NAM TRÀ MY- QUẢNG
NAM
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Nam Trà My
1.1.1 Vị trí địa lý
Vị trí địa lí:
Huyện Nam Trà My nằm trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam với hai
tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum.
Phía Đông giáp huyện Sơn Tây- tỉnh Quảng Ngãi
Phía Đông nam, phía Nam và phía Tây nam giáp với các huyện Đắk Glei,
huyện TuMơ Rông của tỉnh Kon Tum.

Phía tây Bắc giáp với huyện Phƣớc Sơn-tỉnh Quảng Nam
Phía Bắc giáp với huyện Bắc Trà My- tỉnh Quảng Nam
Về giao thông: Huyện Nam Trà My nằm trên quốc lộ 40B nối tỉnh Quảng Nam
và tỉnh Kon Tum, toàn tuyến khoảng hơn 250 km.
Nằm ở trung tâm của hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, hiện nay đã hình thành
các tuyến đƣờng nhánh nối liền giữa huyện Nam Trà My với các tỉnh lân cận nhƣ
tuyến đƣờng: Trà Leng - Phƣớc Sơn nối đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 40B – Đắk
Tô nối đƣờng Hồ Chí Minh; Tuyến đƣờng Đông Trƣờng sơn (Lạc Dƣơng - Lâm
Đồng - Thạnh Mỹ - Nam Giang)
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Nam Trà My là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm dƣới chân dãy núi
Ngọc Linh. Diện tích tự nhiên của huyện là 82.235 ha, tức là 822, 35 km2. Địa hình
của huyện chủ yếu là đồi núi, hiểm trở, phức tạp, độ cao trung bình 800m so với
mực nƣớc biển. Có khối núi Ngọc Linh cao đồ sộ là khối núi cao nhất miền Trung
Việt Nam, nằm trên dãy Trƣờng Sơn, là một phần của Trƣờng Sơn Nam, nằm trên
phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, trong địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, có độ cao khoảng 800-2.800m. Khối núi Ngọc Linh
nói riêng và những cánh rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện nói chung là nơi bảo
11


tồn những nguồn gen động thực vật quý hiếm, giữ đất, chống sạt lỡ đất, giữ nguồn
nƣớc, tạo ra môi trƣờng xanh, tạo ra không khí trong lành, mát mẻ, đƣợc ngƣời dân
nơi đây giữ gìn và bảo vệ. Những vùng rừng nguyên sinh rộng lớn ở độ cao từ
1.200m trở lên tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) có độ che
phủ trên 70%. Ðến nay, độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Nam Trà My đạt hơn
52%, dự kiến đến năm 2020 đạt 65%, năm 2025 đạt 80%.
Huyện Nam Trà My có hệ thống sông, suối dày đặc, có hai sông lớn là sông La
và sông Tranh, là thƣợng nguồn của Sông Thu Bồn đỗ ra Biển Đông tại Hội Antỉnh Quảng Nam. Hai con sông lớn này tạo ra nguồn phù sa thuận lợi cho việc
trồng trọt và làm ruộng bậc thang cũng nhƣ thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện

và hiện nay trên con sông này đã xây dựng thủy Điện sông Tranh 2 tại huyện Bắc
Trà My, và thủy điện sông Tranh 3 tại Trà Linh, nơi mà con sông đã đi qua và đỗ
ra biển và hiện nay đang quy hoạch xây dựng thêm một thủy điện sông Tranh tại
huyện Nam Trà My.
Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt; mùa mƣa từ tháng 9
đến tháng 1 năm sau và mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, lƣợng mƣa trung bình
hằng năm 670- 770 mm, nhiệt độ thấp nhất 70 ºC , nhiệt độ cao nhất 320 ºC ; độ
ẩm bình quân trong năm là: 88%; số giờ nắng trong năm là: 1.874 giờ.
Thổ nhƣỡng: Đất đai, thổ nhƣỡng chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng. Thuận lợi cho
việc trồng trọt thực phẩm nhƣ gạo đỏ, khoai, sắn, ngô, rau, bầu bí, thuốc lá…,
trồng rừng, các loại cây chủ yếu nhƣ keo, tre, dỗi, sao đen…, trồng các loại cây ăn
quả nhƣ cây chuối, cây mít, cây xoài, chôm chôm, đu đủ… là nơi thuận lợi trồng
các loại dƣợc liệu quý hiếm nhƣ sâm ngọc linh, sâm nƣớc, sâm nam, quế, đẳng
Sâm (Codonopsispilosula), Sa Nhân (Amomumvillosum Lour), Đƣơng Quy
(Angelica sinensis), Giảo cổ lam (Gynostemmapentaphyllum)… và cũng là nơi
thuận lợi cho việc làm ruộng bậc thang để phục vụ cuộc sống ngƣời dân nơi đây và
tạo nên một cảnh quan du lịch kì thú.
1.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội
Nam Trà My là một phần của huyện Trà My cũ của tỉnh Quảng Nam. Ngày 20
tháng 6 năm 2003, Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành
12


nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia tách huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam thành
hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My nhƣ hiện nay [24]. Trên địa bàn huyện hiện
nay gồm có mƣời xã, và có 43 thôn: Xã Trà Leng (4 thôn), Trà Dơn (5 thôn), Trà
Tập (4 thôn), Trà Mai (3 thôn), Trà Don (3 thôn), Trà Vân (3 thôn), Trà Vinh (4
thôn), Trà Cang (7 thôn), Trà Nam (5 thôn), Trà Linh (4 thôn).
Vào thời điểm năm 2014 Nam Trà My có diện tích tự nhiên là 82.546.04 ha. Đất
rừng 43.246.32 ha, trong đó rừng tự nhiên 42.926.48 ha, rừng trồng là 319.84 ha.

Nam Trà My là một trong những huyện nghèo của tỉnh Quảng Nam nói riêng và
đất nƣớc Việt Nam nói chung. Địa hình chủ yếu là đồi núi rất hiểm trở, khó khăn,
trên địa bàn huyện đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm thì nhìn chung tất cả các xã đã
có đƣờng nhựa và mạng lƣới điện về tới trung tâm xã, tuy nhiên ở các thôn thì
đƣờng giao thông chƣa tới. Do địa hình hiểm trở chủ yếu là đồi núi, và ngƣời Xơ
Đăng thì chủ yếu sống ở chân núi hay sƣờn núi cao, khó khăn cho việc mở trục
đƣờng giao thông và đƣa mạng lƣới điện cung cấp cho nhân dân trên địa bàn
huyện, một phần cũng do kinh phí đầu tƣ hỗ trợ còn hạn hẹp.
Tuy địa hình chủ yếu là đồi núi nhƣng Nam Trà My, có điều kiện rất thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và trồng các cây dƣợc liệu đem lại hiệu quả
kinh tế rất cao nhƣ cây sâm Ngọc Linh, sâm nam, sâm nƣớc, cây quế, cây chuối,
cây keo, gạo đỏ… cụ thể về cây sâm Ngọc Linh, trong những năm 1980, ngƣời dân
địa phƣơng chƣa biết cây sâm có giá trị kinh tế cao. Nhƣng hiện nay 1 kg sâm
Ngọc Linh đƣợc 5 tuổi có giá là 60 triệu đồng, cây 10 tuổi có giá là 120 triệu đồng.
Điều này thu hút ngƣời dân nơi đây trồng sâm, không những thế còn thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào trồng sâm Ngọc Linh. Trên địa bàn huyện
trong những năm gần đây thƣờng tổ chức hội Chợ Sâm Ngọc Linh và thu hút đƣợc
nhiều du khác đến huyện mua các sản phẩm trƣng bày tại hội chợ. Từ ngày 1 đến
ngày 3 tháng 4 năm 2018 tiếp tục diễn ra hội chợ Sâm Ngọc Linh lần thứ 7, trong
những ngày diễn ra Phiên chợ có trên 2.500 lƣợt ngƣời đến thăm quan, mua sắm,
với doanh thu thống kê đƣợc khoảng 4,9 tỷ đồng, trong đó riêng mặt hàng Sâm
Ngọc Linh bán đƣợc khoảng 64 kg, thu về gần 4,7 tỷ đồng [15].
13


Cây Sâm Ngọc Linh

Củ sâm Ngọc Linh
Ngày nay đông đảo ngƣời dân Xơ Đăng đầu tƣ trồng sâm Ngọc Linh. Hằng năm
từ các nguồn vốn khác nhau nhƣ Nghị quyết 30a/CP, chƣơng trình 135. Ủy ban

nhân dân huyện đã hỗ trợ bà ngƣời dân các xã khoảng 20.000 – 30. 000 cây sâm
14


giống. Hiện nay để có sự đầu tƣ phát triển kinh tế tại vùng sâm Ngọc Linh, tỉnh
Quảng Nam đang có chủ trƣơng khảo sát, lập dự án đầu tƣ vào phát triển mạng
lƣới giao thông vào vùng sâm, kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng ( tƣơng đƣơng 140.
000. 000 USD). Bên cạnh đầu tƣ trồng cây sâm có giá trị kinh tế cao, hầu nhƣ
ngƣời dân Xơ Đăng ở Nam Trà My nhà nào cũng đầu tƣ trồng cây quế - một loại
cây đã đƣợc nhiều tác giả in giấu, thể hiện nó trong nhiều bài hát khi viết về quê
hƣơng Trà My, nói đến Trà My ngƣời ta luôn nhớ đến hình ảnh cây quế, một loại
cây đã trở thành đặc sản của quê hƣơng Trà My. Trong bài hát Trà My yêu thƣơng,
mở đầu bài hát nhạc sỹ Hoàng Bích đã nói đến hình ảnh cây quế “ Chiều đi trên
vùng cao tôi nghe hƣơng quế ngạt ngào”, hình ảnh cây quê thân thiện, gần gũi với
tất cả mọi ngƣời, và nó để lại một giấu ấn khó phải cho du khách khi đến quê
hƣơng Trà My. Đến mùa khai thác quế, thƣờng là từ tháng 3 đến tháng 7, đi đâu
cũng nghe hƣơng quế thơm lừng, dù đi xa hình ảnh cây quế, mùi hƣơng cây quế
vẫn in sâu trong lòng của ngƣời con Xơ Đăng.

Vỏ cây quế Trà My
15


Ngƣời Xơ Đăng khai thác quế
Về chăn nuôi: Nam Trà My có nhiều giống vật nuôi nhƣ dê, bò, trâu, heo, gà vịt,
trong đó đàn heo, đàn bò chiếm số lƣợng lớn so với các giống vật nuôi khác.
Về du lịch, Nam Trà My có cảnh quan quan rất đẹp, nhiều cánh đồng lúa bạt
ngàn, đến mùa lúa chín, tạo ra một khung cảnh tự nhiên tuyệt đẹp mà nhiều du
khách hay chính ngƣời dân Xơ Đăng chƣa khám phá đƣợc vẻ đẹp này. Nhiều thác
nƣớc đẹp, nƣớc sông suối mát mẻ, trong lành… cụ thể nhƣ thác năm tầng, đây là

thác nƣớc trên một côn sông, có năm tòa thác nối tiếp nhau, tạo nên một cảnh
tƣợng rất đẹp. Thác năm tầng ở bên cạnh đƣờng giao thông lên trung tâm huyện
Nam Trà My. Nhiều du khách khi đến Nam Trà My đã dừng chân nghỉ ngơi, tắm
thác, vui chơi, tổ chức ăn uống... thác năm tầng là một địa điểm lý tƣởng cho mùa
hè nóng nực, vào mùa hè rất nhiều du khách đến tắm cũng nhƣ ngƣời dân đại
16


phƣơng. Hay cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, khu bảo tồn nhiều loại
động thực vật quý hiếm, nhiều loại cây đại cổ thụ nghìn năm tuổi, khám phá mô
hình trồng sâm của ngƣời Xơ Đăng, nó thu hút nhiều du khách đến khám phá tuy
chƣa có đƣờng giao thông tới khu bảo tồn thiên nhiên này. Khi hậu mát mẻ, trong
lành cũng là một phần thu hút nhiều du khách đến với Nam Trà My. Tuy nhiên
huyện Nam Trà My chƣa có nhiều chính sách đầu tƣ, phát triển du lịch.
1.2 Ngƣời Xơ Đăng ở Nam Trà My
1.2.1 Địa bàn cƣ trú của ngƣời Xơ Đăng
Cho đến nay thì chƣa có một tài liệu cụ thể nào nói về sự di cƣ của ngƣời Xơ
Đăng, di cƣ lên đồi núi Ngọc Linh hùng vĩ và một số nơi khác trong cả nƣớc và
một phần nhỏ ngƣời Xơ Đăng di cƣ sang nƣớc bạn Lào sinh sống. Phải chăng là do
những cuộc xung đột với ngƣời Chăm (thế kỷ XII - XV), với ngƣời Lào (thế kỷ
XVI), ngƣời Xiêm (thế kỷ XVIII - XIX), sự tràn lấn của các nhóm Môn - Khơ me,
nhƣ Cơ tu, Bru, Tà Ôi... từ Lào sang đã thu hẹp phạm vi cƣ trú của ngƣời Xơ
Đăng. Trên cơ sở đó ngƣời Xơ Đăng đã di cƣ đi tìm vùng đất mới và tìm thấy một
nơi sinh sống lý tƣởng là vùng núi Ngọc Linh chăng? Và có cuộc sống yên vui,
hạnh phúc, sau những thế kỷ biến động trong cuộc sống, của lịch sử. Đó mới chỉ là
giả thuyết.
Dân tộc Xơ Đăng là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở
các tỉnh, thành phố: Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, gồm 5 nhóm
địa phƣơng chính: Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong và Hà Lăng; cƣ trú tập
trung ở các huyện Đắk Tô, Sa Thầy, Đắk Glây, Kon Plông, Ngọc Hồi, Đắk Hà

(tỉnh Kon Tum), huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi), huyện Bắc Trà My, Nam Trà
My (tỉnh Quảng Nam), huyện Cƣ M’gar, Krông Pak (tỉnh Đắk Lắk). Ngoài ra còn
một phần nhỏ di dời về huyện Phƣớc Sơn và huyện Hiệp Đức- tỉnh Quảng Nam và
các tỉnh thành phố khác trong cả nƣớc. Ngoài ra, còn cƣ trú, sinh sống ở nƣớc bạn
Lào.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Xơ Đăng ở Việt Nam có
dân số 169.501 ngƣời, có mặt tại 41 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời Xơ
Đăng cƣ trú tập trung tại tỉnh Kon Tum (104.759 ngƣời, chiếm 24,4% dân số toàn
17


tỉnh và 61,8% tổng số ngƣời Xơ Đăng tại Việt Nam), Quảng Nam (37.900 ngƣời,
chiếm 22,4% tổng số ngƣời Xơ Đăng tại Việt Nam), Quảng Ngãi (17.713
ngƣời), Đắk Lắk (8.041 ngƣời), Gia Lai (705 ngƣời) [21].
Đơn vị cƣ trú của ngƣời Xơ Đăng thƣờng đƣợc gọi là plei hay plây.
Vào thời điểm chia tách ranh giới hành chính năm 2003 Nam Trà My có dân số
là 19.876 ngƣời, gồm các dân tộc Xơ Đăng, Ca Dong, Mơ Nông, Co và dân tộc
Kinh (chiếm 2% dân số toàn huyện). Đến năm 2014 dân số toàn huyện là 27.297
ngƣời cụ thể là ở các xã theo thống kê về dân số.
Trà Dơn có tổng dân số là 3154 ngƣời trên 677 hộ, trong đó ngƣời Ca Dong (Xơ
Đăng) chiếm 91.56% dân số toàn xã, dân tộc Kinh chiếm 6,61%, Mơ Nông chiếm
1,67%, dân tộc khác chiếm 0,17%. Xã Trà Leng chủ yếu là ngƣời Mơ Nông sinh
sống, dân tộc Xơ Đăng chỉ chiếm 0,55 %. Tại Xã Trà Mai tổng dân số toàn xã tính
đến thời điểm 2013 là 3567 ngƣời, trong đó ngƣời Ca Dong (Xơ Đăng) chiếm
76,68%, Mơ Nông và Cor chiếm 1,24%, dân tộc Kinh và dân tộc khác chiếm 22%.
Tại xã Trà Tập theo sự điều tra năm 2010, có tổng dân số là 2641 trên 547 hộ, chủ
yếu là ngƣời Ca Dong (Xơ Đăng) sinh sống, dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ nhỏ. Tại xã
Trà Vân tính đến thời điểm 9/2013 thì toàn xã có tổng số dân là 2396 ngƣời, trong
đó ngƣời Ca Dong (Xơ Đăng) chiếm 98%, ngƣơi Kinh chiếm 2%. Tại xã Trà Vinh
tính đến 12/2013 toàn xã có tổng số dân là 1786 ngƣời, trong đó Ca Dong (Xơ

Đăng ) chiếm 98,5%, còn lại dân tộc khác chiếm 1,5%. Tại xã Trà Don toàn xã có
tổng số dân là 2210 ngƣời trên 538 hộ, chủ yếu là ngƣời Ca Dong (Xơ Đăng), dân
tộc khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Tại xã Trà Linh toàn xã có tổng dân số là 2454 ngƣời,
trong đó ngƣời Xơ Đăng chiếm 99,11%, còn lại là dân tộc khác. Tại xã Trà Nam
tính đến 6/2014 toàn xã có tổng dân số là 3002 ngƣời, trong đó ngƣời Ca Dong
(Xơ Đăng) chiếm 99,17%, dân tộc Kinh chiếm 0,83%. Tại xã Trà Cang thì ngƣời
Xơ Đăng chiếm 99,29% tính đến thời điểm 11/2014.

18


Một góc nhỏ của huyện Nam Trà My
1.2.2 Vài nét về tộc ngƣời Xơ Đăng
“Xơ Đăng” là tên gọi theo phát âm của tiếng Xơ Đăng là X Tieng nó mang ý
nghĩa là dân làng mình, dân mình, dân tộc mình”.
Xơ Đăng còn là tên gọi chung, bao quát các nhóm nhỏ địa phƣơng nhƣ Xơ
Teng, Tơ Đrá, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ, Châu, Tơ Đrá.
Ngƣời Xơ Đăng trƣớc đây không có họ, để phân biệt nam và nữ, ngƣời Xơ Đăng
dùng chữ cái A là dành cho con trai ví dụ nhƣ A Bảo, chữ Y là dành cho con gái ví
dụ nhƣ Y Thảo. Tại Nam Trà My cũng nhƣ ở Bắc Trà My, Hiệp Đức hay Phƣớc
Sơn đều là các huyện của tỉnh Quảng Nam đa số đã lấy họ Hồ. Trƣớc công lao to
19


lớn của Bác vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân đã hy sinh lợi ích cá nhân, lãnh
đạo nhân dân đánh giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc, ngƣời Xơ Đăng
lấy theo họ của Bác Hồ, để biết ơn sự hy sinh của ngƣời cho dân tộc, cũng nhƣ thể
lòng thành kính, tình cảm yêu quý của ngƣời dân dành cho Bác. Qua đây, cũng cho
ta thấy đƣợc tình cảm của ngƣời dân Xơ Đăng dành cho Bác là lớn đến nhƣờng
nào, một lòng trung thành theo Bác, theo Đảng, Nhà nƣớc làm cách mạng, đoàn

kết cung các dân tộc anh em đánh tan giặc ngoại xâm.
Tƣơng truyền về nguồn góc của ngƣời Xơ Đăng đƣợc thế hệ ông cha truyền lại
cho con cháu sau này. Ngày xƣa mặt đất nơi mà ngƣời Xơ Đăng sinh sống là một
mặt bằng, chỉ thấy chân trời nơi mà mặt trời lặng xuống để chuyển sang đêm. Một
ngày nọ khi dân làng đang có cuộc sống yên vui thì xảy ra một trận đại Hồng Thủy
cuốn trôi hết mọi thứ cả ngƣời lẫn của cải, mặt đất chìm trong biển nƣớc, một
ngƣời con gái đã bồng một con chó đực chạy lên một ngọn núi, khi nƣớc dâng cao
thì đồi núi ấy cũng dâng lên, nƣớc càng dâng lên ngọn núi ấy càng dâng cao, và
cho đến khi trận đại Hồng Thủy kết thúc thì đồi núi ấy mới ngừng dâng cao, ngƣơi
đời gọi ngọn núi ấy là “Ngọc Trót”. Sau trận đại Hồng Thủy đó chỉ còn cô gái và
con cho sống xót qua khỏi, bất đắc dĩ sau này giữa ngƣời con gái và con chó trở
thành “vợ chồng”, sinh đƣợc một ngƣời con trai và một con gái. Để duy trì đƣợc
nồi giống hai anh em họ đã kết duyên lại với nhau, sinh con đẻ cái, con cháu của
ngƣời Xơ Đăng từ đó ngày một đông hơn.
Nhà Sàn: Nhà ở của ngƣời Xơ Đăng từ xa xƣa chủ yếu là nhà sàn. Cuộc sống
ngày càng hiện đại, những văn minh tinh hoa của nhân loại đƣợc ngƣời Xơ Đăng
học hỏi, tiếp thu vận dụng vào thực tế cuộc sống hằng ngày, hiện nay một số nơi đã
không còn ở nhà sàn mà chuyển sang làm nhà đất. Một số nơi thì có sự kết hợp hài
hòa giữa nhà sàn và nhà đất, thông thƣờng ngƣơi Xơ Đăng sẽ làm hai căn nhà, nhà
bếp thƣờng làm nhà sàn, để giữ gìn phát huy truyền thống của dân tộc mình, không
để nó mai mòn theo thời gian. Một căn nhà sinh hoạt chính ngƣời Xơ Đăng thƣờng
làm nhà đất, đó là căn nhà tiếp đón bạn bè gần xa, tiếp đón họ hàng và khách quý
của mình. Phong tục tập quán ở nhà sàn của ngƣời Xơ Đăng đã có từ thời xa xƣa,
không biết từ khi nào, theo ông cha kể lại thì ngƣời Xơ Đăng làm nhà sàn để ở,
20


một phần là để tránh thú dữ, vì phải sống ở vùng núi Ngọc Linh, nơi rất nhiều
những thú dữ nhƣ hổ, báo, chó sói, gấu, voi, rắn, vắt, con rét… để giữ, bảo đảm
tính mạng của gia đình, khi hoàng hôn xuống ngƣời Xơ Đăng thƣờng nhốt con

heo dƣới sàn nhà để ban đêm khi có thú dữ về làng nó sẽ tấn công, ăn thịt con heo,
nhƣ thế tính mạng con ngƣời đƣợc bảm đảm an toàn. Mặc dù biết là mất vệ sinh, sẽ
ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣng vì sự an toàn của đại gia đình ngƣời Xơ Đăng
đành phải chấp nhận. Hiện nay tuy vẫn làm nhà sàn nhƣng ngƣời Xơ Đăng không
còn nhốt heo ở dƣới sàn nhà, mà làm chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm cách xa nhà
để giữ vệ sinh, bảo đảm về sức khỏe. Ngƣời Xơ Đăng thích ở nhà sàn một phần là
nó thoáng mát vào mùa hè nóng nực, vì ngày xƣa thì chƣa có điện, chƣa có máy
quạt hay máy điều hòa nhƣ bây giờ. Ngày xƣa nhà ở ông cha thƣờng làm một căn
nhà to dài đủ cho đại gia đình ở, trong đó nhiều thế hệ con cháu, dòng tộc sinh
sống hòa đồng với nhau, cùng làm, cùng ăn, cùng ở, tạo nên một khối đại đoàn kết
trong gia đình, trong đó quyền lực thuộc về ngƣời đàn ông lớn tuổi nhất trong gia
đình hay con trƣởng trong dòng họ. Ngôi nhà chủ yếu tận dụng những vật liệu có
trong tự nhiên nhƣ lá tranh, lá dây mây, thân lồ ô, thân nứa chẻ ra, làm lớp che mái
nhà. Sàn nhà thì làm bằng lồ ô đập dập hay bổ bằng dao, tƣờng nhà thì ngƣời Xơ
Đăng đan những thân nứa đã đƣợc chẻ ra, hay đập dập. Gỗ thì đƣợc dùng để làm
trụ, cột nhà, thời xa xƣa chƣa có đinh nhƣ bây giờ ngƣời Xơ Đăng thƣờng dùng
dây mây đã đƣợc chẻ ra, gọt, đẽo kĩ lƣởng để cột các trụ, mọi vị trí địa điểm cần
cột và giữ lại cho ngôi nhà chắc chắn và an toàn. Trong căn nhà thì đƣợc chia ra
nhiều buồng, phòng cho con cháu trong gia đình, trung tâm căn nhà là nơi sinh
hoạt chung, là nơi cúng bái mà cả đại gia đình phải tham gia không đƣợc vắng mặt
một ai. Là nơi để gia đình đón tiếp bạn bè, họ hàng xa, khách quý đến chơi, đến
thăm gia đình.

21


Nhà sàn của ngƣời Xơ Đăng
Nhà Rông: Nhà Rông tiếng Xơ Đăng gọi là “Nhe Kuất” ngôi nhà linh thiêng của
ngƣời Xơ Đăng nói chung và từng xóm, làng nói riêng. Trƣớc khi dựng lên ngôi
nhà, già làng lựa chọn ví trí thuận lợi nhất, quan trọng nhất, phong thủy phù hợp và

đƣợc dựng đầu tiên, sau đó ngƣời dân trong làng mới đƣợc dựng nhà của mình.
Ngôi nhà chủ yếu sử dụng vật liệu có sẵn trong tự nhiên nhƣ gỗ, tre, tranh, lồ ô,
dây mây…,trụ nhà thƣờng làm bằng cậy đại cổ thụ chắc chắn, nhà có hai mái, làm
bằng lá tranh đã phơi khô, cao chót vót lên trời, trên đỉnh nhà thƣờng có biểu tƣợng
của thần mặt trời, hình con gà trống đang gáy. Nhà Rông thể hiện một sự mạnh mẽ,
quyết liệt, dũng mãnh hiên ngang giữa đất trời, trƣớc những cơn bão, cơ mƣa, sự
tác động của tự nhiên. Trong căn nhà thƣờng trang trí những hoạt động sản xuất
hằng ngày, hình của những con thú, vật nuôi, con chim, con cá, cây cỏ, hình ảnh
của con ngƣời, cồng chiêng, chế, trống, hoa văn, họa tiết… nhà Rông thƣờng ở
trung tâm của buôn làng, đó là sản phẩm của dân làng, dân làng dùng bằng sực lực,

22


mồ hôi, nƣớc mắt, thời gian, tình cảm của mình gây dựng nên vì vậy tất cả dân
làng có nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ chung, là tài sản chung của dân làng.

Ngƣời Xơ Đăng làm nhà Rông

Nhà Rông ( Nhe Kuất)
23


Nhà Rông nơi diễn ra mọi hoạt động, sự kiện quan trọng của dân làng nhƣ lễ
hội, cúng bái, tết, ăn mừng lúa mới, đâm trâu…nó nhƣ là trái tim, linh hồn của
ngƣời Xơ Đăng, thể hiện sự trang trọng, linh thiêng, quyền uy, sự giàu sang phú
quý của dân làng. Theo quan niệm của ngƣời Xơ Đăng trong ngôi nhà sẽ có các vị
thần, linh hồn của ông bà trú ngụ trong đó, để dõi theo, bảo vệ, che chở cho dân
làng, phù hộ, giúp đỡ cho dân làng luôn làm ăn phát đạt, mùa màng tốt tƣơi, thú
nuôi đầy đàn, thóc lúa đầy kho, không có thiên tai, dịch bệnh, mọi ngƣời luôn khỏe

mạnh. Nhà Rông là đại diện của dân làng, là nơi mọi ngƣời sinh hoạt chung, yêu
thƣơng, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong cuộc sống. Còn là nơi để họp, bàn công việc,
tuyên truyền, quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Hiện nay để
tƣởng nhớ Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng nhƣ biết ơn đối với Bác, Đảng Và Nhà
nƣớc tại nhà Rông đã treo những hình ảnh của Bác, treo lá cờ tổ quốc, cờ Đảng.

Không gian bên trong của Nhà Rông
24


Không gian bên trong của Nhà Rông
Tại Nam Trà My hiện nay nhà Rông đã bị mai mòn, chỉ còn làng Tắk Tố, thôn
3, Trà Don còn sự tồn tại của Nhà Rông. Sự mai mòn của nhà Rông là một điều rất
là đáng tiếc, ngƣời Xơ Đăng nơi đây đã không giữ đƣợc và không khôi phục đƣợc
nét văn hóa tốt đẹp đó. Trong quá khứ tại Nam Trà My nhà Rông vẫn đƣợc ngƣời
dân lƣu giữ, trong cuộc kháng chiến thì nhiều nơi đã đánh mất nó. Theo dòng lịch
25


×