Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG VÀ TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG THỜI KỲ 19301945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.81 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng
trong mọi cuộc cách mạng. Vì vậy, ngay khi mới ra đời năm 1930, ĐCSVN (sau
đó là ĐCSĐD) đã chú trọng đến công tác tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân
dân hay chính là LLCM. Xuất phát từ tầm quan trọng của chủ đề này, để hiểu rõ
và làm sáng tỏ hơn; đồng thời, cũng từ đó thấy được ý nghĩa và rút ra được
những bài học kinh nghiệm trong quá trình tập hợp LLCM do Đảng lãnh đạo
(1930-1945). Em xin được đề bài: “Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM
trong thời kỳ 1930-1945” cho bài tiểu luận cuối kì.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Quan điểm của Đảng:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là từ sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Trong
giai đoạn 1930-1945, Đảng đã có một lần đổi tên đó là từ ĐCSVN thành
ĐCSĐD (1930) theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Vì vậy, để đảm bảo tính khái
quát trong phần những vấn đề lý luận chung này sử dụng chung thuật ngữ
“Đảng”.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quan điểm là điểm xuất phát quy định phương
hướng trong suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, vấn đề”. Từ đó, có
thể đưa ra khái niệm về quan niệm của Đảng: “Quan điểm của Đảng là xuất phát
điểm để Đảng đề ra đường lối trong một giai đoạn nhất định”. “Xuất phát điểm”
trong khái niệm trên cần được hiểu ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất, đường lối đó được Đảng đề ra như thế nào?;
- Thứ hai, vì sao Đảng lại đề ra đường lối đó? Hay nói khác đi, đây chính là cơ sở
để Đảng đề ra đường lối đó. Và để giải quyết được câu hỏi này chính là đi tìm
hiểu cơ sở lý luận (Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh); cơ sở thực
tiễn (thực tiễn CMVN; thực tiễn CMTG);

1



- Thứ ba, là nhận thức của Đảng về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để đề ra được
đường lối.
2. Lực lượng cách mạng và tập hợp lực lượng cách mạng:
2.1. Lực lượng cách mạng:
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội đều nằm trong quan điểm về LLCM của
Đảng vào từng thời kì là: địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản và tiểu tư sản.:
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã có lịch sử tồn tại hơn ngàn năm. Do chính sách
kinh tế và chính trị phản động của thực dân Pháp , giai cấp địa chủ càng bị phân
hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt : tiểu, trung và đại địa chủ. Trong đó, một bộ
phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu
thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân
và bọn phản động tay sai;
- Giai cấp nông dân cũng như giai cấp địa chủ phong kiến cũng đã có lịch sử tổn
tại từ rất lâu đời. Giai cấp này chiếm khoảng 90% dân số. Họ phải chịu hai tầng
áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến.
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của giai cấp nông nhân là giai cấp này
có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một
động lực cách mạng mạnh mẽ.
- Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của
Pháp. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung của giai cấp công
nhân quốc tế, đồng thời còn có những đặc điểm riêng của mình. Giai cấp công
nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản
xuất mới, tiến bộ, có ý thức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, lại mang
bản chất quốc tế. Họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và đủ điều kiện để trở
thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
- Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Trong quá trình phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam phân thành hai bộ phận là: tư
sản mại bản và tư sản dân tộc. Ra đời trong điều kiện bị tư sản Pháp chèn ép,
cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt nam không nhiều, thế lực kinh tế
nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối nên không đủ điều kiện lãnh đạo cách mạng

dân tộc nhưng là một lực lượng không thể thiếu.
2


- Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ
thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, học sinh và những người làm nghề tự do.
Trong đó, giới tri thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp này. Nhìn
chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất
nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức,
bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Giai cấp tiểu tư sản là một
LLCM quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
2.2. Tập hợp lực lượng cách mạng:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tập hợp là việc tập trung, dồn từ nhiều chỗ, nhiều
nơi khác nhau lại để cùng làm một việc gì”. Từ đó, có thể định nghĩa “Tập hợp
LLCM là việc tập trung các giai cấp, tầng lớp để phát huy sức mạnh đoàn kết
dân tộc dưới sự lãnh đạo của một tổ chức để thực hiện cuộc cách mạng đấu tranh
giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do”.
3. Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM:
Như vậy, qua những khái quát chung về Đảng, quan điểm của Đảng, LLCM,
tập hợp LLCM thì có thể hiểu “Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM là xuất
phát điểm để Đảng đề ra đường lối về việc tập trung các giai cấp, tầng lớp –
trung, tiểu địa chủ; nông dân; tư sản; tiểu tư; công nhân phát huy sức mạnh đoàn
kết dân tộc để thực hiện nhiệm vụ cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc trong
một giai đoạn nhất định”.
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ TẬP HỢP LỰC LƯỢNG
CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1930-1945
1. Giai đoạn 1930-1935:
1.1. Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng tại Hội nghị thành lập ĐCSVN năm 1930:
Từ ngày 6/1 đến 8/2/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thành lập

Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long , Hương Cảng (Trung Quốc). Cương lĩnh
Chính trị đầu tiên của ĐCSVN được thông qua trong Hội nghị đã thể hiện quan
điểm của Đảng về tập hợp LLCM.
a. Biểu hiện về tập hợp LLCM:
LLCM được Đảng xác định trong Cương lĩnh là: lực lượng chủ yếu để đánh đổ
đế quốc là công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, trong đó, công nông là gốc
3


cách mạng, công nhân với đội tiên phong là ĐCSVN là người lãnh đạo cách
mạng. Còn đối phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Và đặc biệt bộ phận
nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ.1
b. Cơ sở để Đảng đề ra quan điểm về tập hơp LLCM:
* Trước hết, về cơ sở lý luận:Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử: “Quần chúng nhân dân
là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội”; Thứ hai, căn cứ trên tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thì LLCM là toàn dân và
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
* Bên cạnh đó, về cơ sở thực tiễn chủ trương về tập hợp LLCM của Đảng để
hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ giai cấp:
- Thứ nhất, trên cơ sở thực tiễn CMTG, lúc bấy giờ do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, nhân
dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa cũng bị ảnh
hưởng. Từ đó, làm mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc càng trở nên sâu
sắc.
- Thứ hai, trên cơ sở thực tiễn cách mạng nước ta, thực dân Pháp chống đỡ những
tàn phá của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân thuộc địa.
Từ đó, làm dâng cao mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và tay sai rất
sâu sắc (tức mâu thuẫn dân tộc)2.

Từ đó, có thể lý giải rằng lực lượng CM GPDT phải là toàn dân tộc Việt Nam
vì khác với các nước vô sản ở chính quốc nếu như mâu thuẫn cơ bản của họ là
mâu thuẫn giai cấp thì ở các nước thuộc địa là mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn
dân tộc, các giai cấp đều nằm trong phạm vi dân tộc;
+ Cũng căn cứ trên tình hình xã hội Việt Nam, Đảng thấy rằng công nhân,
nông dân, tiểu tư sản trí thức là những giai cấp, tầng lớp có thể nói lòng căm thù
giặc của họ sâu sắc nhất, họ có tinh thần cách mạng triệt để nhất và mỗi giai cấp,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.2, tr.4-5.
2 Hội đồng Trung ương (2012), Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr49-50.

4


tầng lớp cũng có những đặc điểm riêng ưu việt nên trong Cương lĩnh chính trị
Đảng đã xác định họ là LLCM chủ yếu;
+ Cùng với đó, Đảng cũng xác định “công nông là gốc của cách mạng” bị bóc
lột bởi: địa chủ, tư bản, thực dân. Hơn nữa, công nông là những người hoàn toàn
không có sở hữu tư liệu sản xuất (hoặc có nhưng rất ít), chính vì thế họ không
tính trung lập mà nghiêng hẳn về phía cách mạng. Và công nông cũng chiếm số
lượng đông nhất trong xã hội, mà số lượng là một trong những yếu tố quan trọng,
đặc biệt trong trượng hợp sử dụng bạo lực cách mạng;
+ Công nhân được xác định là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ luôn có
những đặc điểm riêng nổi bật, đủ điều kiện của người lãnh đạo, khả năng đưa
cuộc CM GPDT đi đến thành công là cao nhất;
+ Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì phải lợi dụng hoặc
trung lập bởi Đảng xác định rằng chưa rõ mặt phản cách mạng của họ, họ vẫn
mang những đặc điểm của giai cấp mình, không thể đưa họ vào LLCM chủ yếu
mà cần thời gian để theo dõi, xem xét.
* Và cuối cùng một quá trình chuẩn bị, tìm tòi, học hỏi và tổng kết kinh nghiệm

từ phong trào đấu tranh giải phóng từ các nước thuộc địa trên thế giới của Hồ
Chí Minh suốt giai đoạn lịch sử 1911-1930, để đề ra quan điểm về tập hợp
LLCM một cách sáng tạo.
c. Đánh giá quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM:
Cương lĩnh chính trị thể hiện những ưu điểm trong quan điểm về tập hợp
LLCM:
- Thứ nhất, quan điểm về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh chính trị là sự kết hợp
đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, thấm
đượm tính dân tộc, gắn với đặc điểm của từng giai cấp, phù hợp với tình hình
dân tộc lúc bấy; phù hợp với nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, giúp hoàn
thành nhiệm vụ chiến lược cách mạng và phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại mới;
- Thứ hai, quan điểm về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh chính trị đã thể hiện
được quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là
phản ánh tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh ;
5


- Thứ ba, quan điểm về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh chính trị có vai trò như
nền tảng, kim chỉ nam cho các quan điểm về tập hợp LLCM giai đoạn sau của
Đảng.
1.2. Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM trong Luận cương chính trị của
Đảng tại Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930:
Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, BCH
TƯ lâm thời ĐCSVN họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc)
vào tháng 10/1930. Luận cương Chính trị được thông qua trong Hội nghị đã xác
định quan điểm về tập hợp LLCM.
a. Biểu hiện về tập hợp LLCM:
Luận cương chính trị xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực
chính của cách mạng tư sản dân quyền. Trong đó giai cấp vô sản là động lực

chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là lực lượng đông đảo
nhất, là một động lực mạnh của cách mạng.
Còn với những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương
nghiệp; tư sản công nghiệp; tiểu tư sản do có những hạn chế nên không được
Đảng xác định là LLCM thời kỳ này.
Như vậy, trong Luận cương chính trị Đảng đã xác định lực lượng cách mạng
bao gồm: giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Đặt trong tương quan so
sánh, quan điểm về tập hợp LLCM của Đảng trong Luận cương chính trị đã có
sự thay đổi so với Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930, cụ thể LLCM của Luận
cương có sự thu hẹp hơn khi xác định động lực của cách mạng là giai cấp công
nhân và nông dân còn Cương lĩnh xác định LLCM là đại bộ phận các giai cấp
nhưng vẫn có sự phân hóa các giai cấp với nhau.
b. Cơ sở để Đảng đề ra quan điểm về tập hơp LLCM:
Nhận thức của Đảng về tập hợp LLCM thời kì này đã có sự thay đổi dẫn đến
quan điểm về tập hơp LLCM đã có những thay đổi nhất định là chỉ coi giai cấp
công nhân và nông dân là LLCM:
- Thứ nhất, do Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững đặc điểm của xã hội
thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam;

6


- Thứ hai, do hạn chế về nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản và
một số đảng cộng sản trong thời gian đó;
- Thứ ba, do Luận cương Chính trị đã không nhận định được được mâu thuẫn chủ
yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm
vụ chống đế quốc lên hàng đầu, từ đó không xác định được những LLCM cần
tập hợp.
c. Đánh giá quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM:

- Ưu điểm: Quan điểm về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh chính trị gắn với tình
hình cách mạng Việt Nam và thế giới; kết hợp được vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp và kế thừa, phát huy quan điểm về tập hợp LLCM trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên tháng 2/1930; là sự chuẩn bị, tập dượt cho Cách mạng tháng 8
năm 1945.
- Hạn chế: Tuy nhiên, Luận cương đã tồn tại một số hạn chế trong quan điểm về
tập hợp LLCM như: đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiều
tư sản, khả năng chống đế quốc và chống đế quốc ở mức độ nhất định của giai
cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia
mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai. Từ đó, Luận cương đã
không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong
cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
2. Giai đoạn 1936-1939 - Hội nghị lần thứ hai BCH TƯ Đảng lần thứ hai
tháng 7/1936:
Quan điểm của ĐCSĐD về tập hợp LLCM trong thời kì này được thể hiện tập
trung và rõ nét nhất tại Hội nghị lần thứ hai BCH TƯ ĐCSĐD tháng 7/1936 do
Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Bên cạnh đó, còn có
các Hội nghị lần thứ ba tháng 3/1937, lần thứ tư tháng 9/1937 và lần thứ 5 tháng
3/1938…
a. Biểu hiện về tập hợp lực lượng cách mạng:
Hội nghị tháng 7/1936 để đáp ứng tình hình cách mạng Đảng đã quyết định
thành lập “Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương”, bao gồm các
giai cấp, dân tộc, đảng phái, đoàn thể chính trị, xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo
7


khác nhau, với nòng cốt là liên minh công-nông. Để phù hợp với yêu cầu tập hợp
LLCM trong tình hình mới, “Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương” được đổi thành “Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương” (gọi tắt Mặt
trận Dân chủ Đông Dương) (Hội nghị BCH TƯ tháng 3/1938).

b. Cơ sở để Đảng đề ra quan điểm về tập hơp LLCM:
* Trước hết, về cơ sở lý luận như phân tích ở các phần trên Đảng cũng xuất phát
từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy
sức mạnh đoàn kết dân tộc nhưng đến giai đoạn này đã được cụ thể hóa hơn dưới
dưới hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống
nhất.
* Bên cạnh đó, Đảng cũng xuất phát từ tình hình CMTG và tình hình CMVN để
đề ra hình thức tập hợp mọi LLCM dưới hình thức Mặt trận thống nhất nhân dân
phản đế thực hiện nhiệm vụ đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình:
- Thứ nhất, về tình hình CMTG: Năm 1936, nhân loại đứng trước nguy cơ mới –
đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới thứ hai.
Tháng 7/1935, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 đã được tổ chức tại Mát-xcơva và đã thông qua những quyết định quan trọng và một trong số đó có quyết
định về tập hợp LLCM: Quốc tế cộng sản xác định muốn thực hiện nhiệm vụ
trước mắt là đòi các quyền tự do - dân chủ, chống phát xít và chống nguy cơ
chiến tranh các nước cần thành lập một Mặt trận nhân dân.
- Thứ hai, về tình hình CMVN: Lúc này ở Việt Nam cũng như ở Đông Dương,
bọn Pháp đã thực thi một số quyền tự do dân chủ nhưng còn rất hạn chế. Bên
cạnh đó, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1929-1933, đối với mọi tầng lớp
đều bị ảnh hưởng trừ đại địa chủ và tư sản mại bản. Cho nên nhiệm vụ ngay
trước mắt của cách mạng Đông dương là đấu tranh đòi “Quyền dân sinh, dân
chủ”; “Chống phát xít và chống nguy cơ chiến tranh”.
Để thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, đòi tự do,
cơm áo hòa bình, thực hiện hình thức đấu tranh nghị trường…thì tập hợp LLCM
dưới hình thức mặt trận dân tộc thống nhất theo quan điểm của Đảng sẽ mang lại
hiệu quả cao nhất.
c. Đánh giá quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM:
8


- Ưu điểm: Mặt trận dân chủ thống nhất là hình thức đảm bảo việc thực hiện mục

tiêu trước mắt đã đề ra, đưa đến một cao trào cách mạng mới; góp phần giải
quyết đúng đắn mối quan hệ cũng như gắn kết giữa liên minh công – nông và
mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi; giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; giữa
phong trào cách mạng Đông Dương, phong trào cách mạng Pháp và trên thế
giới; là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Hạn chế: Tuy nhiên, vì được tổ chức dưới hình thức mặt trận thống nhất, cho nên
sẽ không khỏi không gặp phải việc Đảng lãnh đạo không thật sát dẫn đến nhiều
nơi nguy cơ cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưa vì thắng lợi
bộ phận mà xao lãng việc củng cố các yếu tố khác mà Đảng yêu cầu, ví dụ như
về hình thức đấu tranh bí mật.
3. Giai đoạn 1939-1945 – Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 tháng 5/1941:
Trong giai đoạn này, có thể nói, điểm nhấn, điểm nối bật trong quan điểm về
tập hợp LLCM phải được thể hiện ở Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 8 tháng
5/1941 diễn ra từ ngày 10-19/5/1941 tại Pác Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
a. Biểu hiện tập hợp LLCM:
Hội nghị BCH TƯ Đảng tháng 8/1941 còn được biết đến là Hội nghị hoàn
chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng cho thời kỳ 1939 – 1945. Vì vậy,
quan điểm của Đảng về tập hơp LLCM có những điểm mới. Hội nghị đã quyết
định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam, thành
lập Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” (Mặt trận Việt Minh). Mặt trận Việt
Minh ra đời thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (Tháng
11/1939); đổi tên các Hội phản đế thành Hội cứu quốc (công nhân cứu quốc,
nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc,
thiếu niên cứu quốc…) để vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không
phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau cùng đứng vào mặt trận để
đánh đổ Pháp-Nhật và tay sai giành độc lập cho dân tộc.
b. Cơ sở để Đảng đề ra quan điểm về tập hợp LLCM:
Giai đoạn này bên cạnh cơ sở lý luận như các giai đoạn trước đó thì việc Đảng
đưa ra quan điểm về tập hơp LLCM thời kỳ này còn xuất phát từ cơ sở thực tiễn

9


để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc này là phải giải phóng dân
tộc:
- Thứ nhất, tình hình CMTG: Tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,
phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.
- Thứ hai, tình hình CMVN: Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ
và trực tiếp đến Đông Dương và Việt Nam. Cuối tháng 9/ 1940 Nhật nhảy vào
Đông Dương xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng, câu kết với Nhật để cai trị nhân
dân ta. Tình hình chính trị đó, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hính kinh tếxã hội của nước ta, do Pháp và Nhật đều thực hiện chính sách cai trị khiến nhân
dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.
Bởi vậy, trước tình hình cách mạng có những diễn biến hết sức phức tạp đó,
Đảng đã tiếp tục tập hợp nhân dân dưới hình thức mặt trận dân chủ thống nhất
để phát huy được sức mạnh toàn dân tộc chống lại kẻ thù mang lại độc lập –tự do
cho dân tộc. Điều đặc biệt ở Hội nghị này, Đảng chủ trương mỗi nước Đông
Dương thành lập một mặt trận là để phù hợp với tình hình cách mạng mỗi nước,
mỗi nước có điều kiện phát huy sức mạnh, tính sáng tạo, tập trung nhất cho cách
mạng nước mình.
c. Đánh giá quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM:
- Ưu điểm: Thứ nhất, quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM trong Hội nghị phù
hợp với tình hình cách mạng Việt Nam, thế giới góp phần hoàn thành nhiệm vụ
số mắt là GPDT, giành độc lập, tự do; Thứ hai, quan điểm của Đảng về tập hợp
LLCM trong Hội nghị có ý nghĩa như sự trở lại của Cương lĩnh chính trị tháng
2/1930 – khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh, thể hiện tính sáng tạo trong
quan điểm của Đảng; khắc phục những hạn chế trong Luận cương chính trị tháng
10/1930; Thứ ba, quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM trong Hội nghị có ý
nghĩa trong việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt
Nam.
- Hạn chế: Tuy nhiên, hình thức Mặt trận cũng sẽ không tránh khỏi những hạn

chế của hình thức Mặt trận nói chung thì bên cạnh đó, việc thành lập mỗi nước

10


Đông Dương một Mặt trận cũng có thể dẫn đến khả năng các nước tương trợ
nhau trong cuộc CM GPDT có phần hạn chế hơn.
CHƯƠNG III: Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUA CHỦ
TRƯƠNG TẬP HỢP LLCM THỜI KỲ 1930-1945
1. Ý nghĩa:
Quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM thời kỳ 1930-1945 mang những ý
nghĩa đặc biệt quan trọng:
- Thứ nhất, ý nghĩa quan trọng nhất của tập hợp LLCM thời kỳ này là đã góp
phần giải quyết được hài hòa giữa lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc: về lợi ích
giai cấp, khi Đảng tập hợp được các giai cấp, tầng lớp tham gia cách mạng đã
góp phần giải quyết được lợi ích đối với mỗi giai cấp giúp họ tự giải phóng chính
mình; về lợi ích dân tộc, khi Đảng tập hợp được mọi giai tầng trong xã hội đã
góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc thực hiện nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu là GPDT giành độc lập – tự do.
- Thứ hai, các quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM thời kỳ 1930-1945 là quá
trình chuẩn bị lâu dài dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng 8 năm 1945;
- Thứ ba, quan điểm của Đảng về tập hợp LLCM thể hiện được vai trò lãnh đạo
quan trọng của Đảng, thể hiện được sự vận dụng sáng tạo của Đảng đối Chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CM GPDT; LLCM; đoàn kết
dân tộc, đoàn kết quốc tế trong từng quan điểm phù hợp với tình hình cách mạng
trong nước cũng như thế giới;
- thứu tư, đk ….
2. Bài học kinh nghiệm:
- Thứ nhất, trong mọi cuộc cách mạng cần đề cao sức mạnh của đoàn kết dân
tộc, coi LLCM là toàn dân, nhưng cũng phải có sự phân hóa LLCM phù hợp với

từng thời kỳ, xác định được lực lượng nào là gốc là chủ yếu, lực lượng nào có
thể hỗ trợ cho CM GPDT;
- Thứ hai, trong mọi cuộc cách mạng cũng luôn cần một Đảng Mác – Lênin có
khả năng lãnh đạo cách mạng; có quan điểm phù hợp; sáng tạo ứng với từng giai
đoạn, thời kỳ của cách mạng;
- Thứ ba, trong mọi cuộc cách mạng cần tránh những nhận thức mang tính giáo
điều, máy móc dẫn đến không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo… như
11


trong Cương lĩnh chính trị tháng 10/1930 có thể gây ảnh hưởng đến thành quả
của cuộc cách mạng, vận mệnh của cả dân tộc.
KẾT LUẬN
Như vậy, 15 năm kể từ khi Đảng ra đời năm 1930 cho đến năm 1945, Đảng
đã thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc đưa ra được
những quan điểm quan trọng về tập hợp LLCM, để lại nhiều ý nghĩa và bài học
kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng sau đó.

12



×