Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.78 KB, 23 trang )

ĐÁNH GIÁ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG.
Quán triệt quan điểm của chủ nghiã Mác - Lênin " Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng ", từ ngày ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng ta luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ chặt chẽ vơi quần chúng và coi
đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng. Tổng kết kinh nghiệm
những năm qua, Đảng chỉ rõ : những thành công cũng như những sai lầm, khuyết
điểm đều có liên quan chặt chẽ với việc có tôn trọng và phát huy quyền làm chủ
của quần chúng nhân dân hay không. Để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, phải bảo đảm cho quần chúng có quyền hạn và nghĩa vụ " Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra " Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trương tiếp
tục cụ thể hoá phương châm trên. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc
thực hiện quy chế này là sự thay đổi phương thức và lề lối làm việc của chính
quyền cơ sở theo hướng dân chủ hoá, công khai hoá. Thông qua đó quần chúng
nhân dân có thể nắm được các hoạt động, công việc liên quan đến lợi ích của mình,
giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền nhằm đảm bảo cho chính quyền hoạt
động có hiệu quả hơn.
Như đã trình bày trong phần khái niệm quản lý, mô hình hoạt động quản lý bao
gồm chủ thể và đối tượng quản lý thông qua mối liên hệ trực tiếp là những hoạt
động, những lệnh quản lý từ phía chủ thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có mối liên
hệ ngược hay còn gọi là thông tin phản hồi. Đây là những phản ứng, những tác
động trở lại của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý. Thông qua những thông
tin phản hồi này, chủ thể quản lý có thể thấy được hiệu quả của những tác động của
mình đến đối tượng quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động quản lý sao cho
phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.
Có nhiều tiêu chí để nhìn nhận hiệu quả quản lý trong đó đánh giá của bản thân
đối tượng quản lý về hoạt động của chủ thể quản lý là một tiêu chí quan trọng,
tương đối khách quan và chính xác. Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và đội
ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường cũng là mối quan hệ giữa chủ thể và
đối tượng quản lý, do đó những đánh giá của quần chúng nhân dân về chất lượng
của đội ngũ này cũng hết sức quan trọng, thông qua đó chúng ta sẽ có một cái nhìn


khách quan về hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức phường. Bên
cạnh đó, những tiêu chí đánh giá về độ tuổi, trình độ học vấn cũng như các trình độ
được đào tạo khác chưa thể phản ánh đầy đủ và khách quan chất lượng của đội ngũ
cán bộ, công chức. Trình độ và năng lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau,
trình độ có thể cao nhưng không có nghĩa là năng lực đã tốt. Vì thế, muốn đánh giá
chính xác và khách quan chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường, không
thể chỉ căn cứ vào tiêu chí trình độ đào tạo mà còn phải dựa trên cơ sở năng lực
thực tế thể hiện qua đánh giá của quần chúng nhân dân.
Để yêu cầu quần chúng nhân dân đánh giá chung về hoạt động của chính quyền
phường hiện nay, đề tài đã đưa ra yêu cầu " Xin ông / bà cho biết mức độ hài lòng
của ông / bà đối với hoạt động của chính quyền phường ở địa phương ông / bà hiện
nay ", kết quả thu được như sau :
Bảng 13 : Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động của
chính quyền cấp phường
STT Mức độ hài lòng Số lượng %
1 Rất hài lòng 16 5.3
2 Hài lòng 79 26.3
3 Trung bình 142 47.3
4 Không hài lòng 50 16.7
5 Hoàn toàn không hài lòng 13 4.3
Thông qua yêu cầu cho biết mức độ hài lòng về hoạt động của chính quyền
phường ở địa phương, quần chúng nhân dân đã thể hiện những đánh giá tổng quát
của mình về hiệu quả hoạt động của chính quyền phường.
Số người lựa chọn phương án " Rất hài lòng " đối với hoạt động của chính
quyền phường chỉ chiếm hơn 5 %. Bên cạnh đó có 26.3 %, nghĩa là hơn 1/4 số
người được hỏi tỏ ra hài lòng . Như vậy, tổng hợp lại chúng ta có 1/3 trong tổng số
những người được thăm dò đã hài lòng hoặc rất hài lòng đối với hoạt động của
chính quyền phường, nghĩa là họ đã đánh giá cao hiệu quả quản lý của chính quyền
cấp này.
Số người lựa chọn phương án trung tính chiếm gần một nửa số người được hỏi

( 47.3 % ). Điều này có nghĩa là một số lượng tương đối lớn quần chúng nhân dân
không thực sự hài lòng đối với hoạt động của chính quyền phường ở địa phương
họ nhưng cũng không có sự chê trách hay thắc mắc gì lớn.
Còn lại 16.7 % thừa nhận rằng họ chưa hài lòng và 4.3 % hoàn toàn không hài
lòng về hiệu quả quản lý của chính quyền phường. Đây thực sự là những con số
chưa thật lớn nhưng lại rất đáng quan tâm. Tỷ lệ hơn 1/5 trong quần chúng nhân
dân đánh giá không tốt về hiệu quả hoạt động của chính quyền phường là một tỷ lệ
không nhỏ. Là chính quyền vì dân, phục vụ nhân dân mà chưa được dân đánh giá
cao, chưa được dân tin tưởng, tín nhiệm có nghĩa là chính quyền ấy chưa thực hiện
được nghĩa vụ của mình. Cho dù số lượng đánh giá thấp về chính quyền chỉ là
thiểu số so với đa số đánh giá cao hoặc trung bình nhưng điều đó vẫn nói lên rằng
hoạt động của chính quyền phường hiện nay vẫn còn nhiều mặt đáng phải quan
tâm chấn chỉnh để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý.
Mức độ hài lòng của quần chúng đối với hoạt động của chính quyền phường chỉ
nói lên những đánh giá chung nhất của họ về cấp chính quyền này. Để hiểu rõ hơn
nhận thức của quần chúng về những mặt hoạt động cụ thể của chính quyền
phường, đề tài đưa ra câu hỏi " Theo ông /bà, hiện nay hoạt động của chính quyền
phường ở địa phương ông /bà có những vướng mắc nào sau đây ", kết quả thu được
sẽ cho ta thấy cụ thể là quần chúng nhân dân chưa hài lòng về mặt hoạt động nào
của chính quyền phường.
Bảng 14 : Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt
động của chính quyền cấp phường
STT Vấn đề Số lượng %
1 Trình độ, năng lực của cán bộ phường còn hạn
chế
269 89.7
2 Điều kiện làm việc của chính quyền phường còn
thiếu thốn
217 72.3
3 Cách thức tổ chức và điều hành của chính quyền

phường còn thiếu thống nhất, chưa hợp lý
201 67
4 Một số cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa
sâu sát quần chúng
197 65.7
5 Có nhiều vụ việc chưa được xử lý 123 41
6 Có một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả đáng 87 29
7 Ý kiến khác 23 7.7

Trong 6 phương án nêu trên ( không kể phương án " ý kiến khác " ) chỉ có
phương án 2 là vướng mắc thuộc về lý do khách quan, còn lại là lý do chủ quan.
Tỷ lệ lựa chọn các phương án đều cao hoặc khá cao ( từ 29 đến gần 90 % ) chứng
tỏ người dân đánh giá rằng hoạt động của chính quyền cấp phường hiện nay còn
nhiều vấn đề bất cập dù là bắt nguồn từ khó khăn chủ quan hay khách quan.
Vướng mắc đáng kể nhất được thừa nhận là vướng mắc về vấn đề cán bộ.
Có tới gần 90 % số người được hỏi đã lựa chọn phương án " Trình độ, năng lực
của cán bộ phường còn hạn chế ". Hơn nữa, khó khăn trong hoạt động của chính
quyền cơ sở không chỉ ở sự hạn chế trong năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ,
công chức mà còn ở vấn đề có liên quan đến phẩm chất, phong cách của cán bộ,
điều này đã được chứng minh qua con số hơn 65 % lựa chọn phương án 4 " Một số
cán bộ hoạt động chưa tích cực, chưa sâu sát quần chúng " Như vậy, có thể thấy
rằng vấn đề về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay thực sự
đang là một vấn đề bức xúc, bản thân quần chúng nhân dân - những đối tượng
quản lý của những chủ thể quản lý này - cũng nhận thấy rất rõ điều đó, họ coi
thực trạng yếu kém của đội ngũ cán bộ, công chức phường hiện nay là một trở ngại
cơ bản cho hoạt động của chính quyền phường, trở ngại lớn hơn bất cứ một trở
ngại nào khác.
Sau vướng mắc về đội ngũ cán bộ, vướng mắc về phương tiện, điều kiện làm
việc cũng được thừa nhận với tỷ lệ tương đối cao ( 72,3 % ). Vấn đề thiếu thốn về
phương tiện, điều kiện làm việc vừa là yếu tố chủ quan lại vừa là yếu tố khách

quan. Khách quan ở chỗ, đối với mỗi cán bộ, công chức họ không thể tự tạo, tự lo
cho mình những điều kiện, phương tiện làm việc cần thiết. Nhưng lại là chủ quan
bởi điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có sự quan tâm và đầu tư đúng
mức hơn từ phía nhà nước và các cấp chính quyền.
Ba phương án 3, 5, 6 đều hướng vào hoạt động công tác cụ thể của chính quyền
và đều nói lên hiệu quả yếu kém trong hoạt động của chính quyền phường. Cụ thể
là có 67 % cho rằng hoạt động của chính quyền phường còn nhiều chỗ thiếu thống
nhất, chưa hợp lý; 41 % cho rằng còn nhiều vụ việc bị lãng quên, chưa được xử lý;
và 29 % cho rằng còn một số vụ việc xử lý sai hoặc chưa thoả dáng. Tỷ lệ từ một
phần ba trở lên thừa nhận những vướng mắc hết sức cơ bản trong hoạt động của
chính quyền phường là một điều không mấy khả quan đối với thực trạng hoạt động
của chính quyền phường hiện nay.
Không chỉ nêu lên những vướng mắc trong hoạt động của chính quyền phường,
quần chúng nhân dân còn có thể đưa ra những nguyên nhân cơ bản đã dẫn tới
những khó khăn, vướng mắc đó.
Bảng 15 : Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của chính quyền
cấp phường
STT Nguyên nhân Số
lượng
%
1 Những quy định, điều lệ chưa rõ ràng, nhiều
điểm còn thiếu hoặc khó thực hiện
149 49.7
2 Quan hệ phối hợp giữa chính quyền và đoàn
thể chưa chặt chẽ
123 41
3 Đội ngũ cán bộ phường chưa được đào tạo
phù hợp với yêu cầu
234 78
4 Thiếu thông tin, phương tiện và điều kiện

làm việc
171 57
5 Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên 153 51
6 Thiếu sự đồng tình ủng hộ của nhân dân 121 40.3
7 Ý kiến khác 12 4
Có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vướng mắc nêu trên trong hoạt động
của chính quyền cấp phường. Những nguyên nhân này có liên quan khá chặt chẽ
với những vướng mắc, khó khăn đã nêu và các con số cũng có sự liên quan tương
ứng. Nguyên nhân được lựa chọn với tỷ lệ cao nhất là" Đội ngũ cán bộ phường
chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu " (78 % ). Trình độ cán bộ, công chức hiện
diện như một khó khăn cũng đồng thời là nguyên nhân làm cho các khó khăn,
vướng mắc khác trở nên trầm trọng hơn, mà nguyên nhân sâu xa là vấn đề đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ. Những công việc mới, yêu cầu mới, những tình hình và nhiệm
vụ mới tạo ra những đòi hỏi mới về năng lực và trình độ. Đào tạo, bồi dưỡng
không đáp ứng yêu cầu thực sự là nguyên nhân làm cho khó khăn ngày càng chồng
chất.
Xếp hàng thứ hai là nguyên nhân về phương tiện, điều kiện làm việc. Điều này
là một hiện thực hiển nhiên nhưng dường như chưa được thừa nhận và quan tâm
đúng mức từ các cấp chính quyền, đặc biệt là vấn đề thông tin. Thông tin trong
quản lý là một vấn đề hết sức quan trọng, đó là điều kiện tiên quyết để hoạt động
có hiệu quả, do đó thiếu thông tin sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên
những hạn chế trong hoạt động của chính quyền cơ sở.
Nguyên nhân tiếp theo là " Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên " Khi điều
kiện phương tiện làm việc còn thiếu, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn
chế, chính quyền cấp cơ sở rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên ( cụ thể ở đây
là cấp quận và thành phố ), do đó thiếu sự hỗ trợ này sẽ là một nguyên nhân tạo
nên những khó khăn cho hoạt động của chính quyền cấp phường.
Xếp thứ 4 trong số những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc là
do một số quy định về thể chế còn thiếu hoặc chưa rõ ràng. Tỷ lệ thừa nhận vấn đề
này là 49,7 %. Đây là một thực tế khách quan, chúng ta còn thiếu nhiều luật, văn

bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Bên cạnh đó,
nhiều văn bản đã ban hành nhưng lại không được hướng dẫn thi hành hoặc thực
hiện không đồng bộ, không thống nhất, thêm nữa trình độ, năng lực của đội ngũ
cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế đã khiến họ không nắm được đầy đủ, thực hiện
lúng túng, không triệt để hoặc dễ vi phạm.
Các nguyên nhân khác như " Quan hệ phối hợp giữa chính quyền đoàn thể
chưa chặt chẽ " đứng hàng thứ 5 với 41 % số người thừa nhận và nguyên nhân "
Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân " đứng cuối cùng với hơn 40 % số
người lựa chọn. So với các phương án khác, hai phương án này được lựa chọn với
tỷ lệ thấp hơn tương đối, tuy nhiên hai con số này cũng thực sự là điều đáng quan
tâm khi xem xét những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn vướng mắc
trong hoạt động của chính quyền cơ sở hiện nay.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở ( cụ thể ở đây
là cấp phường ) đã được quy định trong các văn bản pháp luật và dưới luật. Tuy
nhiên, vì đây là chính quyền của dân, vì dân và cũng là cấp rất gần dân nên những
nhiệm vụ quan trọng của cấp này được dân thừa nhận sẽ có tính thực tế, thiết thực,
sẽ là những nhiệm vụ quan trọng thực sự chứ không chỉ trên giấy tờ. Bảng sau sẽ
cho chúng ta thấy đối với nhân dân, chính quyền phường có những nhiệm vụ quan
trọng gì và với mức độ như thế nào.
Bảng 16 : Những nhiệm vụ quan trọng đối với chính quyền cấp phường

×