Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KHÓA bổ TRỢ bài tập và lí THUYẾT đề số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.29 KB, 8 trang )

Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài thi: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ - SỐ 4
Thời gian làm bài: 50 phút - 37 câu, không kể thời tải đề.
Biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang.
Đề thi gồm 08 trang

“ Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến thành
thành công rực rỡ ”
– Elbert Hubbard-

PHẦN 1: NHẬN BIẾT CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN BÀO
“ Phần này đáng lẻ ra anh không dạy ở đây anh dạy ở chương trình luyện thi, tuy nhiên anh biết có nhiều nơi sẽ
không dạy cho các em cách nhận biết các giai đoạn của quá trình phân bào do đó anh lồng ghép vào đây để đi
đến các bài khó hơn ở lần thi tiếp theo, vì anh sợ một số em chỉ đăng kí khóa bổ trợ mà không đăng kí khóa luyện
thi nên các em thông cảm đừng suy nghĩ sao phần dễ anh lại đưa vào khóa bổ trợ nhé”
Câu 1: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

A. kì giữa của giảm phân II.
B. kì giữa của giảm phân I.
C. kì giữa của nguyên phân.
D. kì đầu của giảm phân I.
Câu 2: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ
được sơ đồ minh họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này
mô tả
A. kì giữa của giảm phân II.
B. kì giữa của giảm phân I.


C. kì sau của nguyên phân.
D. kì đầu của giảm phân I.
Câu 3: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

A. kì giữa của giảm phân II.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

B. kì sau của giảm phân I.
Nguyễn Thanh Quang | 1


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

C. kì sau của nguyên phân.
D. kì đầu của giảm phân I.
Câu 4: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

A. kì giữa của giảm phân II hoặc kì giữa nguyên phân.
B. kì sau của giảm phân I hoặc kì sau nguyên phân.
C. kì sau của nguyên phân kì giữa giảm phân I.
D. kì đầu của giảm phân I hoặc kì đầu nguyên phân.
Câu 5: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường,
người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy
ra đột biến. Hình này mô tả
A. kì giữa của giảm phân II hoặc kì đầu nguyên phân.
B. kì sau của giảm phân I hoặc kì giữa nguyên phân.

C. kì sau của nguyên phân hoặc kì sau giảm phân I.
D. kì sau của giảm phân II hoặc kì sau nguyên phân.
Câu 6: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

A. kì giữa của giảm phân II hoặc kì sau nguyên phân.
B. kì sau của giảm phân I hoặc kì cuối nguyên phân.
C. kì sau của nguyên phân hoặc kì cuối giảm phân I.
D. kì cuối của giảm phân II hoặc kì cuối nguyên phân.
Câu 7: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Hình này mô tả

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 2


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

A. kì giữa của giảm phân II.
B. kì sau của giảm phân I.
C. kì cuối của nguyên phân.
D. kì cuối của giảm phân I.
Câu 8: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường,
người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra
đột biến. Hình này mô tả
A. kì giữa của giảm phân I hoặc kì giữa giảm phân II hoặc kì sau nguyên phân.
B. kì đầu của giảm phân I hoặc kì đầu giảm phân II hoặc kì đầu nguyên phân.

C. kì cuối của nguyên phân hoặc kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu giảm phân II.
D. kì cuối của giảm phân II hoặc kì đầu giảm phân I hoặc kì giữa nguyên phân.
Câu 9: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây.
Hình này mô tả

A. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân II hoặc rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau
nguyên phân.
B. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I hoặc rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau
nguyên phân.
C. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì cuối của nguyên phân hoặc rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của
giảm phân I.
D. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì cuối của giảm phân I hoặc rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì cuối của
nguyên phân.
Câu 10: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây.
Hình này mô tả

A. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân II.
B. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I.
C. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì sau của nguyên phân.
D. rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở kì giữa nguyên phân.
Câu 11: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 3


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04


Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

A. 2n = 6.
B. 2n = 24.
C. 2n = 12 hoặc 2n = 24.
D. 2n = 6 hoặc 2n = 12.
Câu 12: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

A. 2n = 6 hoặc 2n = 12.
B. 2n = 6.
C. 2n = 24.
D. 2n = 12 hoặc 2n = 24.
Câu 13: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

A. 2n = 6 hoặc 2n = 12.
B. 2n = 6.
C. 2n = 24.
D. 2n = 12 hoặc 2n = 24.
Câu 14: Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh
họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là

A. 2n = 6 hoặc 2n = 12.
C. 2n = 24.

B. 2n = 6.
D. 2n = 12 hoặc 2n = 24.

PHẦN 2: LÍ THUYẾT NÂNG CAO DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ CẤP TẾ BÀO.

Câu 15: Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên
NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(3) Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
(4) Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây
trồng.
(4) Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 4


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

Câu 16: Trong trường hợp bình thường không xảy ra đột biến, khi nói về nguồn gốc nhiễm sắc thể (NST) trong
tế bào sinh dưỡng ở mỗi người, có bao nhiêu khẳng định dưới đây là đúng?
(1) Mỗi người con trai luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "ông nội" của mình.
(2) Mỗi người con gái luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "bà ngoại" của mình.
(3) Mỗi người con luôn nhận được số lượng NST của bố và mẹ mình bằng nhau.
(4) Mỗi người không thể nhận được số lượng NST có nguồn gốc từ "ông nội" và "bà nội" của mình bằng nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Câu 17: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST?
(1) Đột biến mất đoạn luôn đi kèm với đột biến lặp đoạn NST.
(2) Đột biến chuyển đoạn diễn ra do sự trao đổi các đoạn NST giữa các crômatit trong cặp tương đồng.
(3) Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trên một NST.
(4) Đột biến mất đoạn có thể làm mất một hoặc một số gen trên NST.
(5) Đột biến cấu trúc chỉ diễn ra trên NST thường mà không diễn ra trên NST giới tính
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 18: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
(2) Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
(3) Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
(4) Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 19: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến
(2) Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
(3) Nếu xét trong các thế hệ tế bào, đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở
trong nhân tế bào.
(4) Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột
biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
ABD MNP QR HKL
Câu 20: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 được kí hiệu là:
. Có một thể đột biến có bộ
abd mnp qr hkl
nhiễm sắc thể được kí hiệu là

ABD MP QR HKL
. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
abNd mnp qr hkl

(1) Loại đột biến này không làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
(2) Loại đột biến này được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.
(3) Loại đột biến này thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của thể đột biến.
(4) Loại đột biến này thường chỉ xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 21: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
(2) Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
(3) Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật.
(4) Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 5


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04


Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 22: Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
(2) Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
(3) Tất cả các đột biến đa bội lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(4) Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Xét các phương pháp sau đây, có bao nhiêu phương pháp luôn tạo được cá thể thuần chủng?
(1) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
(2) Cho 2 cá thể không thuần chủng của 2 loài lai với nhau được F1, tứ bội hoá F1 thành thể dị đa bội.
(3) Cho 2 cá thể không thuần chủng của cùng 1 loài lai với nhau được F1, tứ bội hoá F1 thành thể tứ bội.
(4) Dùng cônsixin tác động lên giảm phân 1 tạo giao tử lưỡng bội, 2 giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ
bội.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 24: Khi nói về đột biến số lượng NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến số lượng NST gồm các dạng mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng thể một nhiễm có một cặp NST nào đó chỉ chứa một chiếc.

(3) Ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử nếu NST nhân đôi nhưng không phân li có thể sẽ tạo ra thể tự
đa bội.
(4) Cơ thể 4n đó là kết quả của sự kết hợp giữa giao tử cái 2n và giao tử đực 2n.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 25: Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không.
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 26: Khi nói về đột biến đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến dạng tứ bội vẫn có khả năng sinh sản hữu tính.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng thể tứ bội, NST tồn tại thành từng nhóm bốn chiếc.
(3) Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra cơ thể lai dạng dị đa bội.
(4) Để gây đột biến đa bội có hiệu quả, thường người ta xử lí tác nhân đột biến vào pha G2 của quá trình phân
bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Khi nói về thể tứ bội và thể song nhị bội, có bao nhiêu điều sau đây là đúng?
(1) Thể tứ bội có bộ NST là bội số của bộ NST đơn bội, thể song nhị bội gồm 2 bộ NST lưỡng bội khác nhau.
(2) Thể tứ bội là kết quả của các tác nhân đột biến nhân tạo còn thể song nhị bội là kết quả của lai xa tự nhiên.
(3) Thể tứ bội có khả năng hữu thụ thể song nhị bội thường bất thụ.

(4) Thể tứ bội là 1 đột biến đa bội, thể song nhị bội là đột biến lệch bội.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 28: Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Trong các hệ quả sau
đây thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 6


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 29: Một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Biết không xảy ra đột
biến mới, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Các cây thân cao tứ bội giảm phân, có thể tạo ra tối đa 3 loại giao tử.

(2) Cho các cây tứ bội giao phấn ngẫu nhiên, có thể thu được đời con có tối đa 5 kiểu gen.
(3) Cho hai cơ thể tứ bội đều có thân cao giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 cao : 1
thấp.
(4) Cho 1 cây tứ bội thân cao giao phấn với 1 cây lưỡng bội thân thấp, có thể thu đươc đời con có tỉ lệ 5 cao : 1
thấp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 30: Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c, d, e, g
là các điểm trên nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
g
e
c
d
a
b
Gen
II
Gen
Gen
Gen
V
Gen I
III
IV
(1) Nếu tần số hoán vị giữa gen I và gen III bằng 20% thì tần số hoán vị giữa gen I và gen V sẽ bé hơn 20%.
(2) Khi gen II phiên mã 5 lần thì gen V có thể chưa phiên mã lần nào.
(3) Nếu chiều dài các gen bằng nhau thì chiều dài của các phân tử mARN trưởng thành do các gen quy định cũng
bằng nhau.

(4) Đột biến đảo đoạn “ce” có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 31: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBbbb × aaaaBbbb.
(2) AAaaBBbb × AaaaBbbb.
(3) AaaaBBBb × AAaaBbbb.
(4) AaaaBBbb × Aabb.
(5) AAaaBBbb × aabb .
(6) AAaaBBbb × Aabb.
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 2 phép lai.
B. 3 phép lai.
C. 4 phép lai.
D. 1 phép lai.
Câu 32: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBbbb × aaaaBBbb.
(2) AAaaBBbb × AaaaBbbb
(3) AaaaBBBb × AAaaBbbb.
(4) AaaaBBbb × Aabb.
(5) AaaaBBbb × aaaaBbbb.
(6) AaaaBBbb × aabb.
Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 1 phép lai.
B. 3 phép lai.
C. 4 phép lai.

D. 2 phép lai.
Câu 33: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân
chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:
(1) AAaaBbbb x aaaaBBbb.
(2) AAaaBBbb x AaaaBbbb.
(3) AaaaBBBb x AAaaBbbb.
(4) AaaaBBbb x Aabb.
(5) AaaaBBbb x aaaaBbbb.
(6) AAaaBBbb x Aabb.
Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 7


Ngày 08/03/2019 – Đề số 04

Nguyễn Thanh Quang-Sđt: 01648220042

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 8 kiểu gen, 4 kiểu hình?
A. 2 phép lai.
B. 3 phép lai.
C. 4 phép lai.
D. 1 phép lai.
Câu 34: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói
trên, có bao nhiêu phép lai mà ở đời con, mỗi kiểu hình luôn có 2 kiểu gen?
(1) AaBb × AAbb.
(2) AaBb × AABb.
(3) AaBb × Aabb.
(4) AaBB × aaBb.
(5) Aabb × Aabb.

(6) Aabb × AAbb.
A. 3 phép lai.
B. 2 phép lai.
C. 4 phép lai.
D. 1 phép lai.
Câu 35: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, alen trôi là trội hoàn toàn. Biết không có đột biến.
Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi
loại chiếm 25%?
(1) aaBbDd × AaBBdd.
(2) AaBbDd× aabbDd.
(3) AAbbDd × aaBbdd.
(4) aaBbDD × aabbDd.
(5) AaBbDD × aaBbDd.
(6) AABbdd × AabbDd.
(7) AabbDD × AabbDd.
(8) AABbDd × Aabbdd.
A. 3 phép lai.
B. 5 phép lai.
C. 4 phép lai.
D. 2 phép lai.
Câu 36: Khi nói về đột biến lệch bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
(3) Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li.
(4) Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 37: Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen được

ABDE QMNPO HKLX
ABDE PNMQO HKLX
kí hiệu là:
. Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là
. Theo lí
abde qmnpo hklx
abde qmnpo hklx
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
(1) Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đối chéo giữa hai crômatit thuộc hai cặp NST không tương
đồng.
(2) Thể đột biến có thể có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường.
(3) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen O.
(4) Thể đột này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.

------------------------ HẾT ------------------------

Chuyên luyện thi đại học online môn sinh học

Nguyễn Thanh Quang | 8



×