BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ HƯỜNG
NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ QUẢN LÝ
TIÊM CHỦNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG
VIỆN ĐÀO TẠO Y HỌC DỰ PHÒNG VÀ Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2017
B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
PHM TH HNG
NHU CầU Và KHả NĂNG CHI TRả CHO DịCH Vụ QUảN
Lý
TIÊM CHủNG TRÊN THIếT Bị DI ĐộNG TạI PHòNG
TIÊM CHủNG
VIệN ĐàO TạO Y HọC Dự PHòNG Và Y Tế CÔNG CộNG
NĂM 2015
Chuyờn ngnh
: Y t cụng cng
Mó s
: 60720301
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Trn Xuõn Bỏch
HÀ NỘI - 2017
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
YTDĐ
CBCNV
CTTCMR
DTP3
GOe
Y tế di động
Cán bộ công nhân viên
Chương trình tiêm chủng mở rộng
Diph – Tet – Pert
Global Observatory for eHealth (Quan sát toàn cầu về y tế
GPRS
điện tử)
General Packet Radio Service (Dịch vụ vô tuyến gói tổng
YTDĐ
OPV
SMS
TCMR
UNICEF
VGB
WHO
YHDP
YTCC
hợp)
Y tế di động
Oral Polio Vaccine
Short Message Services
Tiêm chủng mở rộng
United Nations Children's Fund
Viêm gan B
World Health Organization
Y học dự phòng
Y tế công cộng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN....................................................................................3
1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................3
1.2. Tiêm chủng...........................................................................................4
1.2.1. Lợi ích khi tiêm chủng và nguy cơ khi không tiêm chủng................4
1.2.2. Tư vấn tiêm chủng...............................................................................................5
1.2.3. Qui trình tiêm chủng:.........................................................................................6
1.2.4. Lịch tiêm chủng cho trẻ em.............................................................................7
1.2.5. Tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới..........................................10
1.2.6 Tình hình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam............................................12
1.3. Tình hình nghiên cứu, các ứng dụng y tế di động liên quan đến quản
lý tiêm chủng.....................................................................................15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu y tế di động trên thế giới...................................15
1.3.2. Tình hình ứng dụng y tế điện tử trong quản lý tiêm chủng.............19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu y tế di động tại Việt Nam..................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................25
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................25
2.4. Phương pháp chọn mẫu......................................................................25
2.4.1. Cỡ mẫu....................................................................................................................25
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu...................................................................................26
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu..............................................................26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................28
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu.................................................................................28
2.6.2. Quy trình thu thập số liệu...............................................................................29
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................31
2.8. Sai số và cách khắc phục....................................................................32
2.8.1. Hạn chế và sai số của nghiên cứu...............................................................32
2.8.2. Biện pháp khắc phục........................................................................................32
2.9. Đạo đức nghiên cứu...........................................................................32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................34
3.1. Đặc điểm thông tin của đối tượng......................................................34
3.2. Nhu cầu thông tin và mong muốn sử dụng dịch vụ...........................35
3.3. Mức độ sẵn sàng chi trả của ứng dụng quản lý tiêm chủng...............42
3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng....................................43
Chương 4. BÀN LUẬN.....................................................................................47
4.1. Bàn về đối tượng nghiên cứu.............................................................47
4.2. Nhu cầu thông tin và mong muốn sử dụng các dịch vụ tiêm chủng của
bố mẹ trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại Phòng tiêm chủng Viện ĐT
YHDP và YTCC................................................................................48
4.3. Mức độ sẵn sàng chi trả......................................................................50
4.4. Yếu tố liên quan tới nhu cầu sử dụng ứng dụng.................................51
4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng ứng dụng.................51
4.4.2. Yếu tố liên quan đến mức độ cảm thấy cần thiết của ứng dụng
quản lý thông tin tiêm chủng........................................................................52
4.4.3. Yếu tố liên quan đến cần thiết của chức năng kết nối cơ sở y tế..53
4.4.4. Tính khả thi của việc sử dụng phần mềm trên các thiết bị di động
và website trong việc quản lý tiêm chủng..............................................54
4.5. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................................55
KẾT LUẬN........................................................................................................56
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc xin trong TCMR......6
Bảng 1.2: Lịch tiêm chủng cho trẻ em..................................................................8
Bảng 1.3. Lịch tiêm chủng nhắc lại cho trẻ em dưới 15 tuổi................................9
Bảng 1.4: Kết quả tiêm chủng từng loại vắc xin năm 1989-1990 cho trẻ dưới
1 tuổi....................................................................................................13
Bảng 1.5: Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các khu vực trong cả nước
năm 1991 – 1995.................................................................................13
Bảng 1.6: Tỷ lệ huyện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên 90% từ
năm 2003 – 2010.................................................................................14
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu........................................34
Bảng 3.2: Nguồn thông tin tiêm chủng...................................................................35
Bảng 3.3: Nguồn thông tin tiêm chủng được tin tưởng nhất...............................36
Bảng 3.4: Sử dụng điện thoại di động thông minh..............................................37
Bảng 3.5: Nhu cầu thông tin tiêm chủng.............................................................38
Bảng 3.6: Thông tin tiêm chủng khó tiếp cận.....................................................39
Bảng 3.7: Nhu cầu quản lý tiêm chủng...............................................................39
Bảng 3.8: Nhu cầu ứng dụng quản lý tiêm chủng theo giới tính.........................40
Bảng 3.9: Các yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng..........................................43
Bảng 3.10: Yếu tố liên quan đến mức độ cảm thấy cần thiết..............................44
Bảng 3.11: Yếu tố liên quan đến sự cần thiết của chức năng kết nối cơ sở y tế....45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu 2013......................................................11
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực.............................12
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về ứng dụng quản lý tiêm chủng.....................................41
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sẵn sàng chi trả......................................................................42
Biểu đồ 3.3: Mức độ sẵn sàng chi trả cho ứng dụng...........................................42
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Một số chức năng của ứng dụng quản lý tiêm chủng..........................20
Hình 1.2: Chức năng nhắc nhở lịch tiêm chủng..................................................20
Hình 1.3: Chức năng kết nối tới nơi cung cấp dịch vụ tiêm chủng.....................21
Hình 1.4: Chức năng quản lý thông tin...............................................................21
Hình 1.5: Chức năng kết nối với các trang mạng xã hội.....................................22
Hình 1.6: Ứng dụng quản lý tiêm chủng tại Việt Nam........................................23
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng điện thoại di động thông minh (smartphone) và ứng dụng đi
kèm đang ngày càng phổ biến, khi các công cụ này giúp tăng cường khả năng
tiếp cận và nâng cao hiệu suất trao đổi thông tin, học tập, làm việc và giải trí.
Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế, hiện nay có gần 5 tỷ thuê bao
điện thoại di động ở trên thế giới, với hơn 85% dân số thế giới hiện đang sử
dụng thiết bị di động [1].
Trong lĩnh vực y tế, các ứng dụng y tế di động đã được sử dụng rộng rãi
với các chức năng quản lý tình trạng sức khỏe của các cá nhân, tăng cường tiếp
cận và nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ y tế, truyền thông thay đổi hành vi
và giáo dục sức khỏe [2],[ 3],[ 4]. Rất nhiều tính năng của thiết bị di động có thể
được sử dụng hỗ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ với từng bác sĩ, thu thập
các dữ liệu sức khỏe theo thời gian, tăng cường trao đổi giữa bệnh nhân và bác
sĩ hay giữa các nhà lâm sàng từ các địa điểm khác nhau, bao gồm các thông tin y
tế, video, hình ảnh, tài liệu thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội… [4],[ 5].
Tại Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng về mức độ sử dụng điện thoại
thông dụng của người dân trong những năm gần đây tạo điều kiện cho việc khai
thác lĩnh vực y tế di động, nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất
lượng cao, mọi lúc mọi nơi [6],[ 7]. Ngoài ra, y tế di động còn là một giải pháp
tiềm năng giúp các nhà lập kế hoạch hoàn thành các mục tiêu đề ra của các
Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) là một trong những
chương trình trọng điểm, có tính hiệu quả cao nhất trong các Chương trình mục
tiêu y tế Quốc gia. Tiêm chủng giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ em, từ đó góp
phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm
bệnh cao nhất [8]. Tại Việt Nam, việc tiêm chủng đã được phổ cập trên toàn
2
quốc với tỷ lệ đạt trên 95% trẻ em được tiêm phòng [8]. Tuy nhiên, để vắc-xin
có hiệu quả bảo vệ cao cần có một số điều kiện thiết yếu sau đây: 1) Đối tượng
phải nhận đủ liều tiêm cơ bản; 2) Đối tượng phải nhận được mũi tiêm nhắc lại
đối với các loại vắc xin có yêu cầu phải tiêm nhắc để tạo ra miễn dịch lâu dài,
bền vững ; và 3) Cộng đồng trong cùng một khu vực địa lý nhất định (từ xã,
phường trở lên) có tỷ lệ nhận mũi tiêm chủng cao, tối thiểu đạt 80% tổng dân số
[9]. Đây là thách thức không nhỏ đối với các nhà lập kế hoạch, từ đó nảy sinh
nhu cầu cần có một công cụ hiệu quả giúp quản lý và tăng cường khả năng tiếp
cận TCMR trong cộng đồng [9]. Ngoài ra, bên cạnh TCMR, tiêm chủng dịch vụ
ngày càng được phát triển bổ sung thêm nhiều vắc xin mới phục vụ nhu cầu
phòng bệnh của người dân ngày một cao khi kinh tế đi lên.
Phòng tiêm chủng của Viện Đào tạo Y học Dự phòng (YHDP) và Y tế
công cộng (YTCC) mới được thành lập năm 2015, với mục tiêu cung cấp dịch
vụ tiêm chủng và quản lý tiêm chủng chất lượng cao. Việc đánh giá nhu cầu và
khả năng ứng dụng của y tế di động là cần thiết nhằm góp phần quản lý, tăng
cường khả năng tiếp cận và là cầu nối giữa người sử dụng dịch vụ tiêm chủng và
cán bộ y tế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu và khả
năng chi trả cho dịch vụ quản lý tiêm chủng trên thiết bị di động tại phòng
tiêm chủng Viện đào tạo YHDP và YTCC năm 2015” với mục tiêu sau:
1. Xác định nhu cầu và khả năng chi trả cho dịch vụ quản lý tiêm chủng trên
thiết bị di động tại phòng tiêm chủng viện đào tạo YHDP và YTCC.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu sử dụng dịch vụ quản lý thông
tin tiêm chủng trên điện thoại di động của đối tượng nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Y tế điện tử và Y tế di động: Y tế điện tử được Tổ chức y tế thế giới
(WHO) định nghĩa “Y tế điện tử” là việc ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong y tế. Theo nghĩa rộng, y tế điện tử đang cải thiện luồng thông
tin thông qua phương tiện điện tử để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ y tế và
quản lý các hệ thống y tế [10]. Y tế di động (YTDĐ) là một thành phần của y tế
điện tử. Cho đến nay, chưa có định nghĩa chuẩn của y tế di động [1]. Hiểu rộng
hơn thì y tế di động là những ứng dụng, phần mềm sức khỏe trên các thiết bị di
động hay trên các thiết bị không dây khác thông qua các dịch vụ như SMS,
GPRS, 3G được phủ sóng toàn cầu [1].
- Dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services – SMS): SMS là một giao
thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp ngắn (không quá 160 chữ cái).
Được dùng hầu hết trên các điện thoại di động và một số thiết bị di động với khả
năng truyền thông không dây [11].
- GPRS: Là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp là một dịch vụ dữ liệu di động
dạng gói dành cho những người dùng Hệ thống thông tin di động toàn cầu [12].
- 3G (3-G - third-generation technology): Là công nghệ truyền thông thế hệ
thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi
thư điện tử, tin nhắn nhanh, hình ảnh...) [13].
- Tiêm chủng: Tiêm chủng là đưa vắc-xin vào cơ thể người thông qua
đường tiêm, uống, hít, nhỏ mũi… để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu
chống lại mầm bệnh tương ứng khi chúng xâm nhập cơ thể [9].
4
- Vắc-xin: Vắc-xin là những chế phẩm được sản xuất từ những vi khuẩn
sống hoặc chết hay đã làm giảm độc lực không có khả năng gây bệnh nhưng vẫn
còn giữ tính kháng nguyên và không có hại với cơ thể [9].
- Miễn dịch tự nhiên: Trong những tháng tuổi đầu tiên trẻ được mẹ truyền
qua nhau thai một số kháng thể đặc hiệu có khả năng chống lại một số bệnh
truyền nhiễm. Miễn dịch này giảm đi sau những tháng tuổi đầu tiên và đứa trẻ có
nguy cơ mắc bệnh. Trong sữa mẹ (nhất sữa non) cũng có kháng thể. Đứa trẻ bú
mẹ là được cung cấp kháng thể, tức là đã có miễn dịch tự động [9].
- Miễn dịch nhân tạo: Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể thì các vắc-xin là những
kháng nguyên đặc hiệu kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng
thể đặc hiệu bảo vệ cơ thể, miễn dịch tạo ra gọi là miễn dịch nhân tạo chủ động.
Trong trường hợp khi tiêm các kháng huyết thanh là những chế phẩm có sẵn
kháng thể, miễn dịch được tạo ra là miễn dịch nhân tạo thụ động [9].
- Phản ứng sau tiêm chủng: Là tình trạng bất thường về sức khỏe xảy ra
sau khi tiêm chủng có liên quan đến vắc-xin, sai sót trong tiêm chủng hoặc do
trùng hợp ngẫu nhiên hay các nguyên nhân khác [9].
1.2. Tiêm chủng
1.2.1. Lợi ích khi tiêm chủng và nguy cơ khi không tiêm chủng
Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả tốt và ít tốn
kém nhất trong các hoạt động y tế.
Tiêm chủng phòng bệnh là cấn thiết cho mọi đối tượng có nguy cơ nhiễm
bệnh mà chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ em. Miễn dịch thụ động nhờ kháng
thể do mẹ truyền qua nhau thai chỉ tồn tại 1 thời gian, thường là 6 tháng. Và chỉ
đối với những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu do miễn dịch dịch thể, còn với
những bệnh mà chế bảo vệ là miễn dịch trung gian tế bào thì sẽ không tác dụng,
vì vậy trẻ vẫn có nguy cơ bị bệnh ngay từ những tháng đầu tiên sau sinh. Nếu trẻ
5
không được tiêm vắc-xin sẽ có nguy cơ nhiễm và tử vong hoặc tàn phế do bệnh
truyền nhiễm gây nên.[14]
Tiêm phòng cho cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng,
đặc biệt cho những người không được miễn dịch, bao gồm cả trẻ chưa đến tuổi
tiêm vắc-xin, những người không được tiêm chủng do các tác nhân y tế (như
những bệnh bị bạch cầu cấp, AIDS) và những người không có đáp ứng miễn
dịch đầy đủ với tiêm chủng. Sự lan truyền mầm bệnh trong cộng đồng sẽ bị hạn
chế. Tiêm chủng sẽ làm chậm lại hoặc chặn đứng các vụ dịch [15],[ 16].
1.2.2. Tư vấn tiêm chủng
1.2.2.1 Các trường hợp chống chỉ định
Một số trường hợp sau chống chỉ định cho việc tiêm chủng [17]:
a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước như:
sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó
thở.
b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn,
suy tim, suy thận, suy gan, …).
c) Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh)
chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
d) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với
từng loại vắc-xin.
1.5.2.2. Các trường hợp tạm hoãn.[17]
a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
b) Trẻ sốt ≥ 37,50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C (đo nhiệt độ tại nách).
c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ
trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14
ngày.
6
đ) Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.
e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
đối với từng loại vắc-xin.
Bảng 1.1: Đường tiêm, liều lượng, vị trí tiêm của từng loại vắc xin trong
TCMR. [18]
Vắc xin
BCG
DPT
Viêm gan B
DPT-VGB-Hib
OPV
Sởi
Sởi - rubella
Liều lượng
0,1ml
0,5ml
0,5ml
0,5ml
2 giọt
0,5ml
0,5ml
Đường tiêm
Tiêm trong da
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Tiêm bắp
Uống
Tiêm dưới da
Tiêm dưới da
Uốn ván
0,5ml
Tiêm bắp
Viêm não Nhật Bản
Thương hàn
Tả
0,5ml (1- 3 tuổi)
1ml (trẻ >3 tuổi)
0,5ml
1,5ml
Nơi tiêm
Phía trên cánh tay trái
1/3 giữa mặt ngoài đùi
1/3 giữa mặt ngoài đùi
1/3 giữa mặt ngoài đùi
Miệng
Phía trên cánh tay
Phía trên cánh tay
Phía trên cánh tay, vị
trí cơ delta
Tiêm dưới da
Phía trên cánh tay
Tiêm bắp
Uống
Phía trên cánh tay
Miệng
Không tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc-xin trong cùng thời gian.
Nếu nơi tiêm chảy máu dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm.
Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm.
1.2.3. Qui trình tiêm chủng:
Tiêm chủng tuân theo quy trình sau [19]:
- Thông báo các vắc-xin trẻ được tiêm chủng trong lần này để phòng được
bệnh gì.
- Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng:
+ Cần được ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng.
7
+ Cần được theo dõi tại nhà trong vòng 24 giờ như để ý đến trẻ nhiều hơn,
cho bú hoặc cho uống nhiều hơn, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng như:
+ Sốt (<39ºC), đau tại chỗ tiêm, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm... đây
là các phản ứng thông thường và nó cho thấy đứa trẻ đáp ứng lại đối với vắc xin.
Các phản ứng sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.
+ Các tai biến nặng sau tiêm chủng như sốc phản vệ và một số tai biến
nặng khác tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra tùy từng loại vắc xin
+ Cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài hơn một ngày
hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao, co giật hay có bất cứ
những biểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bỏ bú...
- Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo.
1.2.4. Lịch tiêm chủng cho trẻ em
Lịch này được xây dựng trên khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ theo từng lứa
tuổi. Các tháng tuổi ghi dưới đây cho biết lứa tuổi sớm nhất có thể tiêm cho trẻ
những loại vắc xin tương ứng. Vì vậy, việc tiêm phòng bệnh cho trẻ cần sự tư vấn
trực tiếp của các bác sĩ tại trung tâm.
8
Bảng 1.2: Lịch tiêm chủng cho trẻ em [20]
Tuổi
<24 giờ
Vắc xin phòng bệnh
1.Huyết thanh viêm gan
B
2.Viêm gan B mũi 1
Vác xin BCG
1.BH-HG-UV-BL mũi 1,
2, 3
2.Viêm gan B mũi 2,3,4
3.Hib mũi 1,2,3
4.Vắc xin phòng Rota
5.Vắc xin Synflorix
Phòng bệnh
(1) Huyết thanh phòng bệnh Viêm
gan B, nếu mẹ HBsAg (+)
(2) Phòng Viêm gan B mũi 1
<1 tháng
Phòng bệnh lao
2-6 tháng
(1) Phòng bệnh Bạch hàu, ho gà,
Uốn ván, Bại liệt
(2) Phòng bệnh Viêm gan B
(3) Phòng bệnh Viêm màng não mủ
do
vi
khuẩn
Heamophilus
influenzoetype B
(4) Phòng bệnh tiêu chảy cấp do víu
rota (RotavinM1, Rotarix uống 2
lần, Rotateq uống 3 lần)
(5) Phòng bệnh Viêm phổi, viêm
phế quản, viêm tai giữa do phế cầu
khuẩn và viêm màng não mủ do vie
khuẩn Heamophilus influenzoe
không dịch type
≥ 3 Tháng Vắc xin VA-MENGOC- Phòng bệnh viêm màng não mủ do
BC: 2 Mũi cách nhau 6-8 vi khuẩn não mô cầu type B+C
tuần
≥ 6 Tháng Cúm mũi 1,2
Phòng bệnh cúm
9 – 11 tháng Vắc xin sởi
Phòng bệnh sởi
≥12 tháng 1.phòng bệnh sởi. Quai (1) Phòng bệnh sởi, Quai bị,
bị. Rubella
Rubella, (cách mũi sợi đơn tối thiểu
2. Viêm não nhật bản B: 4 tuần)
2 mũi cách nhau 7-14 (2) Phòng bệnh viêm não nhật bản B
ngày
(3) Phòng bệnh thủy đậu
3.Vắc xin thủy đậu
(4) Phòng bệnh viêm gan A
4. Viêm gan A mũi 1
16-23 tháng 1.BH-HG-UV-BL mũi 4 (1) Phòng bệnh bạch hầu, Ho gà,
2. Viêm gan B mũi 5
uốn ván, bại liệt
3. Hib mũi 4
(2) phòng bệnh viêm gan B
4. Viêm gan B mũi 2: mũi (3) Phòng bệnh viêm màng não mủ
2 cách mũi 1 từ 6-18 do vi khuẩn Heamophilus influenzae
tháng
typeB.
(4) Phòng bệnh viêm gan A
9
Tuổi
≥24 tháng
>9
tuổi
Vắc xin phòng bệnh
1.MeningoA+C
2. Viêm màng não nhật
bản mũi 3
3. Pneumo 23
4. Thương hàn
5 Tả
Phòng bệnh
(1) Phòng bệnh viêm màng não mủ
do vi khuẩn não mô cầu Type A+C
(2) Phòng bệnh viêm não do virus
viêm não nhật bản B.
(3) Phòng bệnh viêm phổi, viêm phế
quản, viêm tai giữ ...do phế cầu
khuẩn và viêm màng não mủ do vi
khuẩn Streptococus- Pneumoniae.
(bao gồm 23 type gây bệnh)
(4) Phòng bệnh thương hàn
(5) Phòng bệnh tiêu chảy do phẩy
khuẩn tả.
Vắc xin phòng bệnh do Phòng bệnh ung thư cổ tử cung do
Human Papilloma Virus virus HPV gây nên.
(HPV)
Phòng bệnh sủi mào gà, mụn cóc
sinh dục do virus HPV gây nên.
Bảng 1.3. Lịch tiêm chủng nhắc lại cho trẻ em dưới 15 tuổi
Vắc xin phòng bệnh
Lịch tiêm
Nếu trẻ đã được tiêm đủ 4 mũi cơ bản trong 2
Bạch hầu, Ho gà, uốn ván,
năm đầu, sau đó cân nhắc lại cho trẻ 1 lần nữa
bại liệt
vào độ tuổi đi học từ 5 – 13 tuổi.
Nếu trẻ đã được tiêm đủ 3 mũi cơ bản trong 2
Viêm não nhật bản B
năm đầu, sau đó mỗi 3 năm mới nhắc lại 1 lần
(đến 15 tuổi).
Nếu trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi cơ bản trong năm
Cúm
đầu tiên. Sau đo mỗi năm nên nhắc laị một lần
(theo định kỳ). Tốt nhất là trước mùa đông
Nếu trẻ trong độ tuổi từ 9 – 11 tháng, cần nhắc
lại mũi 2 sau 6 – 12 tháng, mũi 3 nhắc lại sau 3 –
Sởi – Quai bị - Rubella
5 năm. Nếu trẻ tiêm ở độ tuổi ≥ 12 tháng. Cần
nhắc lại mũi 2 sau 3 – 5 năm
Nếu trẻ ≤ 12 tuổi: Nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 là 1 –
4 năm.
Thủy đậu
Nếu trẻ > 12 tuổi: Nhắc lại mũi 2 sau mũi 1 là 4
– 8 tuần
Viêm màng não mủ do vi Sau mũi tiêm đầu tiên, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1
10
Vắc xin phòng bệnh
khuẩn (Nesseria Meninglidis
nhóm A,C)
Viêm phế quản phổi và
viêm màng não mủ do vi
khuẩn
Streptoccocus
pneumoniea
Viêm gan B
Thương hàn
Tả
Lịch tiêm
lần (nếu tiêm văc xin Meningo A+C)
Sau mũi tiêm đầu lúc ≥ 24 tháng tuổi, cứ 3 năm
tiêm nhắc lại 1 lần (nếu trẻ hay bị nhiễm trùng
đường hô hấp, tai mũi họng, tiểu đường và các
bệnh mạn tính khác ...)
Nếu trẻ đã được tiêm đầy đủ 4 – 5 mũi cơ bản,
sau 5 năm tiêm nhắc lại một lần
Sau 3 năm tiêm nhắc lại một lần
2 lần uống cơ bản năm đầu, sau đó mỗi năm
uống nhắc lại một lần
1.2.5. Tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới
Trên thế giới, các nước đều thấy sáu bệnh truyền nhiễm cơ bản nguy hiểm
là: Bạch Hầu, Ho Gà, Uốn Ván, Bại Liệt, Lao và Sởi. Các bệnh này gây nên tỷ
lệ tử vong cao ở trẻ nhất là trẻ dưới 5 tuổi và sáu bệnh này đã có vắc-xin đặc
hiệu [21]. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và kinh nghiệm của những năm chưa
triển khai CTTCMR mà các nước có thể khống chế một số bệnh nguy hiểm và
cả những bệnh được thanh toán trên thế giới. Từ những quan điểm phòng bệnh
cho trẻ em cũng như lợi ích về kinh tế nên WHO đã đề xuất CTTCMR năm
1974 và ưu tiên cho đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi [8].
Trong năm 2013, khoảng 84% (112 triệu) trẻ trên toàn thế giới nhận 3 liều
vaccine bạch hầu-uốn ván-ho gà (DTP3), bảo vệ trẻ chống lại các bệnh truyền
nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng và tàn tật hoặc tử vong, 129 quốc gia đã đạt
được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất là 90% của vắc-xin DTP3 [22].
Thực hiện chủ trương của WHO, các nước trên thế giới đã tiến hành tiêm
chủng cho trẻ em và đạt được tỷ lệ ngày càng cao. Đặc biệt ở các nước phát triển
tỷ lệ tiêm chủng đạt rất cao và đã thanh toán dứt điểm một số bệnh (Mỹ thanh
toán Bại liệt từ năm 1979, Việt Nam thanh toán Bại liệt năm 2000, loại trừ Uốn
11
ván sơ sinh được công nhận tháng 12 năm 2005) [23]. Ngày càng có nhiều loại
vắc-xin mới, hiệu quả và thanh toán được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Rota
Phế cầu khuẩn
Viêm gan B
Sởi
Bại liệt
DPT3
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu 2013 [22].
Bên cạnh những thành tựu đạt được CTTCMR vẫn còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức:
Trong tình hình thế giới hiện nay, sự giao lưu giữa các nước trên thế giới sẽ
là điều kiện thuận lợi cho dịch xâm nhập trở lại các nước đã thanh toán. Uốn ván
vẫn còn là một bệnh lưu hành phổ biến ở các nước đang phát triển. Sởi vẫn là
bệnh có số mắc và tử vong cao ở trẻ em, hàng năm có trên 40 triệu trường hợp
mắc bệnh và trên 1 triệu trường hợp tử vong do Sởi, chiếm 10% tổng số trẻ em
tử vong dưới 5 tuổi. Viêm gan B (VGB) là bệnh có tỷ lệ mắc và mang virut cao,
đặc biệt ở châu Á và Đông Nam Á, tỷ lệ mang virut VGB trong dân cư là 15% 20%. VGB là bệnh WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin vào đầu thế kỷ 21. Tỷ lệ
tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng đều giữa các
khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006 ở một
số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như khu vực châu Phi (73%), Trung Đông
(86%) và Đông Nam Á (63%) [24]. Trong số trẻ em không được tiêm chủng đầy
đủ năm 2013 có gần một nửa sống tại 3 nước: Ấn Độ, Nigeria và Pakistan …
12
100%
95%
90%
85%
80%
75%
95%
94%
83%
88%
97%
90%
DPT3
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT3 tại các khu vực [25].
Ngoài ra, hiện nay nhiều bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện chưa có
vaccine như Sars, Cúm gà, HIV, Mers-CoV. Trước mắt, nhân loại đang tập
trung tìm hiểu nguyên nhân gây dịch, chủ động phòng dịch và dập dịch bằng
nhiều biện pháp tổng hợp, song không thể bỏ qua giải pháp toàn diện, triệt để
nhất là sử dụng vắc-xin. Mặt khác vẫn tiếp tục tìm kiếm các vắc-xin hữu hiệu
phòng chống các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm khác như: Sốt
Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue, Sốt rét, Ung thư, Tim mạch …[15],[ 23]
Chiến lược của các nước trong thập kỷ tới là tiếp tục đẩy mạnh việc bảo vệ
sức khỏe trẻ em bằng vaccine một cách rộng rãi. Tiêm chủng bằng vaccine trở
thành phương tiện hiệu quả nhất để chủ động phòng chống bệnh tật ở thế kỷ 21.
1.2.6 Tình hình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam.
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm1981 với
sự hỗ trợ của WHO và Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF), với mục tiêu: “
Phổ cập tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy
đủ 6 loại bệnh vào năm 1990 [8].
Giai đoạn từ năm 1980 đến 1985: làm thí điểm và mở rộng dần CTTCMR
tại một số địa phương. Giai đoạn này đạt được 20,8% số trẻ dưới 1 tuổi ở 20 tỉnh
13
thành được tiêm chủng và giảm trên 40% tỷ lệ mắc 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ
em so với thời kỳ 1976 – 1980 [8].
Bảng 1.4: Kết quả tiêm chủng từng loại vắc xin năm 1989-1990 cho trẻ
dưới 1 tuổi [26].
Vắc xin
BCG
OPV3
DPT3
Sởi
Đầy đủ
Tỷ lệ %
93,94
88,92
88,40
89,13
86,89
Từ năm 1986-1990: CTTCMR triển khai trên cả nước, tiêm chủng thường
xuyên thay thế tiêm chủng chiến dịch. Đạt được mục tiêu phổ cập tiêm chủng
cho hơn 80% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước. Tuy nhiên, chất lượng tiêm chủng
vẫn cần phải cố gắng [8],[ 26].
Bảng 1.5: Tình hình tiêm chủng thường xuyên tại các khu vực trong cả
nước năm 1991 – 1995 [8].
Khu vực
Tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Toàn quốc
94,11%
Miền Bắc
95,16%
Miền Trung
96,83%
Miền Nam
91,42%
Tây Nguyên
94,87%
Trong giai đoạn năm 1991 – 2000: CTTCMR tiêm đủ 6 bệnh truyền nhiễm
cho trẻ dưới 1 tuổi liên tục đạt trên 90%. Năm 1997 triển khai thêm 4 vắc-xin
mới là: Viêm gan B, Tả, Thương hàn, Viêm não Nhật Bản. Tháng 12 năm 2000,
CTTCMR hoàn thành mục tiêu thanh toán bệnh Bại liệt. Năm 1999 - 2000 tổ
chức chiến dịch thí điểm tiêm mũi 2 vắc-xin Sởi đạt tỷ lệ 99,7% đối với trẻ em
dưới 10 tuổi [27].
14
Bảng 1.6: Tỷ lệ huyện có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên
90% từ năm 2003 – 2010 [8].
Năm
Số huyện cả nước
Số huyện đạt
2003
645
526
2004
667
624
2005
669
626
2006
673
601
2007(*)
676
345
2008
684
623
2009
689
641
2010(**)
695
601
(*) Năm 2007 ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm chủng
Tỷ lệ %
81,5
93,5
93,5
89,3
51,0
91,1
93
86,5
(**) Năm 2010 thiếu vắc xin VGB
Từ năm 2001 đến nay: CTTCMR duy trì được những thành quả và tỷ lệ
tiêm chủng đầy đủ 6 loại vắc-xin cho trẻ em đạt trên 90%, tiêm đủ liều vắcxin Uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 80%, nữ tuổi sinh đẻ đạt trên 90% ở các
huyện có nguy cơ cao, từ năm 2001 triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Sởi
mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi trên toàn quốc, 80% đối tượng vùng nguy
cơ cao được tiêm vắc-xin VGB, Viêm não Nhật Bản, Thương hàn và uống
vắc-xin Tả. Năm 2002 vắc-xin VGB được triển khai trên 61 tỉnh, thành phố.
[8] Năm 2010 Chính phủ đã phê duyệt cho phép sử dụng vắc xin “5 trong 1”
phòng chống 5 bệnh truyền nhiễm (bạch hầu, ho gà, uốn ván, VGB,
Haemophilus influenzae b) trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Triển
khai vắc xin “5 trong 1” đã làm giảm số mũi tiêm so với giai đoạn trước khi
sử dụng vắc-xin phối hợp đã góp phần tăng cường an toàn và chất lượng tiêm
chủng [21]. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin “5 trong 1” chung cho toàn quốc
đạt hơn 95%.
Sau 30 năm hoạt động CTTCMR đã thu được thành quả to lớn và được
quốc tế thừa nhận là điểm sáng về công tác TCMR trong các nước đang phát
15
triển với kết quả: Thanh toán Bại liệt năm 2000, loại trừ Uốn ván sơ sinh vào
tháng 12 năm 2000, số mắc Sởi từ 125176 ca/1984 chỉ còn 227 ca/2004 và tiến
tới loại trừ Sởi vào 2012 [8]. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức:
Nhiều loại vắc-xin phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy
hiểm ở trẻ em chưa được triển khai trong CTTCMR như Rotavirut, Rubella,
Quai bị, Haemophilus influenzae b … Mặc dù áp lực bệnh tật của những bệnh
này ở Việt Nam rất rõ rệt. Kinh phí CTTCMR của nhà nước đầu tư còn hạn hẹp,
đội ngũ cán bộ làm công tác TCMR bị thay đổi nhiều, thiếu cán bộ y tế thôn
bản, lương và phụ cấp chưa hợp lý, chưa khuyến khích được người làm công tác
này [21]. Sự lơ là trong công tác TCMR sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển đặc
biệt vùng núi, khó khăn.
1.3. Tình hình nghiên cứu, các ứng dụng y tế di động liên quan đến quản lý
tiêm chủng
1.3.1. Tình hình nghiên cứu y tế di động trên thế giới
Việc sử dụng công nghệ di động và không dây để hỗ trợ việc đạt được các
mục tiêu thiên niên kỉ y tế ngày càng có nhiều tiềm năng, nó thay đổi diện mạo
việc cung cấp các dịch vụ y tế trên toàn cầu. Sự kết hợp manh mẽ giữa công
nghệ di động và các ứng dụng sáng tạo tăng cơ hội cho sự hội nhập của sức khỏe
di động vào dịch vụ y tế điện tử hiện nay [28].
Năm 2009, lần đầu tiên, tổ chức WHO cùng GOe tiến hành khảo sát và
phân tích tại 114 quốc gia thành viên với 4 khía cạnh là: số lượng sử dụng ứng
dụng y tế di động, các loại ứng dụng của YTDĐ, tình trạng các ứng dụng và các
rào cản để thực hiện. có 14 loại hình của y tế di động được khảo sát đó là:
- Các trung tâm tư vấn sức khỏe qua điện thoại.
- Các trung tâm trực các tình huống khẩn cấp qua điện thoại.
- Các dịch vụ điện thoại miễn phí.
- Trường hợp khẩn cấp về quản lý dịch bệnh, thiên tai.
16
- Y học từ xa qua điện thoại di động.
- Nhắc nhở, theo dõi quá trình điều trị tái khám của bệnh nhân.
- Đảm bảo sự tuân thủ trong phác đồ điều trị của bênh nhân.
- Vận động cộng đồng tham gia hoạt động y tế nhằm nâng cao sức khỏe.
- Bệnh án, hồ sơ cá nhân của bênh nhân trên di động.
- Theo dõi bệnh nhân từ xa.
- Khảo sát và thu thập số liệu sức khỏe.
- Giám sát chương trình y tế, bệnh nhân.
- Nâng cao nhận thức, kiến thức bệnh, phòng bệnh.
- Hỗ trợ các hệ thống chăm sóc khỏe.
Cuộc khảo sát cho thấy đa số các nước thành viên (83%) cung cấp ít nhất
một loại hình dịch vụ YTDĐ. Tuy nhiên, nhiều nước cung cấp 4-6 chương trình.
Bốn loại hình YTDĐ thường gặp nhất là: Các trung tâm tư vấn sức khỏe qua điện
thoai (59%), Các trung tâm trực các tình huống khẩn cấp qua điện thoai miễn phí
(55%), trường hợp khẩn cấp về quản lý dịch bệnh, thiên tai (54%), và y học từ xa
qua điện thoại di động (49%). YTDĐ phù hợp với xu hướng ehealth nói chung,
các nước phát triển có nhiều hoạt động ứng dụng YTDĐ hơn so với các nước
đang phát triển. Các nước trong khu vực châu Âu hiện nay là tích cực nhất, còn
các nước thuộc khu vực châu Phi là hoạt ít nhất. Trong các loại hình YTDĐ được
sử dụng thì loại hình trung tâm cuộc gọi sức khỏe dễ dàng đưa vào nhất, nhiều
nhất đó là do tính thuận tiện của việc liên lạc bằng giọng nói thông qua mạng điện
thoại thông thường, còn loại hình YTDĐ ít thấy là loại hình giám sát, nâng
cao chất lượng sức khỏe cộng đồng do những đòi hỏi về năng lực lẫn cơ sở hạ
tầng phải được đầu tư mạnh cũng như đồng bộ nên loại hình này bị hạn chế
do đây chưa phải một vấn đề sức khỏe được ưu tiên đối với những nước đang
phát triển [1].