Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BAI THUYẾT TRINH TỔNG hợp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.72 KB, 26 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
NHÓM 4
MÔN: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI:

HỒ SƠ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT
1
2

HỌ VÀ TÊN
Đỗ Nhật Anh
Nguyễn Thị Huệ Anh

MÃ SINH VIÊN
11150075
11150235

3

Nguyễn Thị Vân Anh

11150282

4

Dương Linh Chi

11140501



5

Hoàng Thị Dung

11150887

6

Nguyễn Thị Kim Dung

11150909

7

Hoàng Minh Dũng

11150940

1


MỤC LỤC

2


CHƯƠNG 1 Tổng quan về lý thuyết có liên quan

1.1 Lý thuyết liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

1.1.1 Khái niệm hồ sơ Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư lập để thực hiện thủ tục cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục
khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy
định tại Luật Đầu tư nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
1.1.2 Các dự án phải thẩm định xin giấy phép đăng kí đầu tư
Được quy định tại Điều 36 Luật ĐẦU TƯ 2014 về các trường hợp thực hiện cấp giấy chứng
nhận đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước,
tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được
quyết định chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại
điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

- Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy
chứng nhận đầu tư
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế


3


1.2 Hồ sơ dự án trình thẩm định
- Thẩm định dự án là quá trình nhằm đánh giá tính hợp lý của dự án biểu hiện trong hiệu quả và
tính khả thi ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án
+ Đánh giá tính hiệu quả của dự án trên hai phương diện tài chính và kinh tế xã hội
+ Đánh giá tính khả thi của dự án: đây là mục đích hết sức quan trọng. Tính khả thi thể
hiện ở việc xem xét các kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý.
- Để có thể đạt được tối đa mục đích của thẩm định dự án đầu tư trước khi đưa ra quyết định chủ
trương đầu tư, hồ sơ dự án chính là căn cứ để nhà đầu tư và cơ quan chuyên môn có thể trao đổi
và thẩm định về dự án đầu tư.
- Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lý dự án nhận biết và
đánh giá một cách đúng đắn. Chính vì thế thẩm định dự án đầu tư rất có ý nghĩa:
+ Giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy
hoạch phát triển chung của ngành, quốc gia trên các mặt mục tiêu, quy mô, hiệu quả
+ Xác định được mặt lợi, hại của dự án
+ Giúp các nhà tài trợ có quyết định chính xác có tài trợ cho dự án hay không
+ Xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư.
+ Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường để lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Lập và phân tích tính khả thi của dự án đầu tư.
+ Đánh giá tính khả thi dự án trong điều kiện rủi ro với các phần mềm chuyên nghiệp.
+ Tư vấn lựa chọn phương án đầu tư mang tính chiến lược cao.
+ Tư vấn lựa chọn đối tác đầu tư.
+ Lập các hồ sơ báo cáo đầu tư.
+ Tư vấn lựa chọn phương án vay và trả nợ hiệu quả nhất.
1.2.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư công
Theo điều 48- Luật ĐẦU TƯ CÔNG
Hồ sơ thẩm định chương trình, dự án bao gồm:

- Tờ trình thẩm định chương trình, dự án;
- Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Mẫu tờ trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế cơ sở theo quy định và hướng dẫn
tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được quy định tại điều 47 – Luật ĐẦU TƯ CÔNG 2014.
Các tài liệu khác liên quan:
- Các QĐ, văn bản chỉ đạo của các cấp, ngành liên quan (nếu có)
- Phê chuẩn báo cáo tác động môi trường, PCCC
- Tài liệu đánh chứng minh nguồn cung cấp NVL, thị trường của DA
- Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng
- Báo cáo khối lượng hoàn thành, tiến độ dự án
4


- Giấy phép xây dựng
- Tài liệu liên quan khác.
1.2.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư khác
1.2.2.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh
Theo khoản 1 điều 33 Luật ĐẦU TƯ 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thủ tục đầu tư
đối với dự án đầu tư cần được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản
sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với
nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư
- Bản sao một trong những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghề thuộc Danh mục công
nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1.2.2.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng
Chính Phủ
Theo khoản 1 điều 34 Luật ĐẦU TƯ 2014 quy định:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ gồm:
- Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.
1.2.2.3. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc Hội
Theo khoản 1 điều 35 Luật ĐẦU TƯ 2014 về nội dung của hồ sơ thẩm định dự án đầu tư trình
Quốc Hội:
Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
1.2.2.4. Hồ sơ dự án trình thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Nội dung hồ sơ thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư (giống với nội dung hồ sơ
trình thẩm định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh):
Được quy định tại khoản 1 điều 33 của Luật đầu tư 2014

5


1.2.3. Hồ sơ dự án trình thẩm định tại các Ngân Hàng Thương Mại
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp tín dụng cho dự án
- Hồ sơ về khách hàng vay vốn

- Dự án vay vốn
- Hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay

Chương 2 Ví dụ và phân tích về các hồ sơ dự án trình thẩm định
2.1. Dự án 1: Dự án đầu tư xây dựng Đại Học Quốc Gia Hà Nội
2.1.1 Thông tin về dự án
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Chủ đầu tư: Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mục tiêu:
+ Là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công
nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao
+ Bảo đảm sự gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Địa điểm thực hiện: Hoà Lạc - Thạch Thất - Hà Tây - Hà Nội. Diện tích sử dụng đất: 1000 ha
- Thời gian thực hiện: Khởi công ngày: 20/12/2003.
+ Giai đoạn 1: từ 2003 đến 2007 giá trị xây dựng là 3.877 tỷ đồng;
+ Giai đoạn 2: từ 2008 đến 2015 giá trị xây dựng là 3.898 tỷ đồng.
+ Thời dự kiến hoàn thành: 13 năm
- Đơn vị thực hiện: Tổng công ty xây dựng Việt Nam - Vinaconex
- Nguồn vốn dự tính: 7.320 tỷ đồng
Từ ngày 30/9/2008, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1404/QĐ-TTg về việc chuyển chủ
đầu tư dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc từ Đại học Quốc gia Hà Nội sang
Bộ Xây dựng.
2.2. Dự án 2: Dự án Khu đô thị sinh thái Dream City
2.2.1 Thông tin về dự án
- Tên dự án: Dự án Khu đô thị sinh thái Dream City Hưng Yên
- Chủ đầu tư: Tập đoàn BĐS VinGroup.
- Mục tiêu dự án: Dự án đi vào hoàn thiện sẽ hình thành lên khu đô thị sinh thái và dịch vụ cao
cấp mang chất lượng tốt nhất trong toàn khu vực. Khu đô thị sinh thái Dream City dự kiến cung
cấp nhà ở cho khoảng 65.000 người dân.
- Địa điểm thực hiện: 2 xã Long Hưng và Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, quy mô

sử dụng đất lớn 455,6 ha
6


- Thời gian thực hiện: quý 2 năm 2017
- Đơn vị thực hiện: Tập đoàn Coteccons
- Nguồn vốn thực hiện: tổng vốn đầu tư 29,668 tỷ đồng
2.2.2 Thông tin về chủ đầu tư
- Chiến lược: Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam, có uy
tín và vị thế trên bản đồ kinh tế Thế giới; xây dựng thành công chuỗi sản phẩm và dịch vụ đẳng
cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của người Việt
trên trường quốc tế.

2.3. Dự án 3: Dự án xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển Nam Định với
đường cao tốc Cầu Giễ - Ninh Bình
2.3.1 Thông tin về dự án

Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường cao tốc cầu Giẽ – Ninh Bình
- Tên chủ đầu tư: Bộ Giao thông vận tải.
- Mục tiêu dự án:
+ Nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn quãng đường vận chuyển
+ Tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch; đảm bảo an
ninh, quốc phòng, phòng chống lụt bão;
- Vị trí dự án: Điểm đầu Km210 trên QL1B (theo đường Pháp Vân – Cầu Giẽ) thuộc địa bàn
Quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín, huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội.
; Điểm cuối: Km265+600 trên QL10 (khoảng Km143+300 theo QL10, đoạn Ninh Bình – Phát
Diệm)
- Thời gian thực hiện: Xây dựng từ năm 2007 – 2012
- Đơn vị thực hiện: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
- Nguồn vốn huy động: 8.974 tỷ đồng – Trái phiếu công trình do VEC phát hành

2.4. Dự án 4: Dự án Khu nhà ở ngư dân xã Nghĩa An – Quảng Ngãi
2.4.1 Thông tin về dự án
- Tên dự án: Dự án Khu nhà ở ngư dân xã Nghĩa An - Quảng Ngãi
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 108 Trường Thành (hiện TECGROUP đang sở
hữu 49% vốn điều lệ của Doanh nghiệp này, và có kế hoạch tăng tỷ lệ sở hữu để chi phối).
- Mục tiêu dự án: giải quyết nhu cầu về nhà ở cho ngư dân và dân cư trong khu vực.
- Địa điểm thực hiện: Khu đất dự án nằm trong tổng thể Quy hoạch nông thôn mới xã Nghĩa An,
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, trải dài từ Bắc xuống Nam với chiều dài khoảng
1,8km.
- Thời gian thực hiện: Ngày 13/7/2016, Công ty đã tiến hành lễ khởi công xây dựng dự án.

7


- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 108 Trường Thành, Công ty TNHH MTV
Đầu tư và Phát triển Trường Thành Việt Nam.
- Nguồn vốn thực hiện: khoảng 250 tỷ đồng.
2.4.2 Thông tin về chủ đầu tư
- Chiến lược: Trường Thành Việt Nam mong muốn tiên phong trong lĩnh vực mới, đột phá trong
lĩnh vực kinh doanh truyền thống với chiến lược phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu trở
thành 01 trong 50 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và từng bước vươn ra tầm khu vực.
- Cơ cấu tổ chức quản lí: 1 chủ tịch kiêm Giám đốc, 2 phó chủ tịch, các Phó Giám đốc phụ trách
về: đầu tư tài chính, phụ trách phía Nam, miền Trung- Tây Nguyên, phụ trách nghiệp vụ.
2.5. Dự án 5: Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4
2.6.1 Thông tin của dự án:
- Tên dự án: Dự án xây dựng Nhà máy Vĩnh Tân 4.
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
- Mục tiêu của dự án: Đảm bảo cung cấp điện an toàn và kinh tế cho khu vực phía Nam.
- Địa điểm thực hiện: Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh
Bình Thuận.

- Thời gian thực hiện: Dự án được khởi công xây dựng vào 9/2/2014. Nhà máy gồm 2 tổ máy, tổ
máy thứ nhất dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành sau 46 tháng xây dựng (cuối năm
2017), tổ máy thứ 2 là sau 2 tháng xây dựng (năm 2018).
- Đơn vị thực hiện: Gồm Tập đoàn Công nghiệp nặng DOOSAN (Hàn Quốc), Tập đoàn
Mitsubishi (Nhật Bản), Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Công ty cổ phần tư vấn
xây dựng điện 2 (PECC 2).
- Nguồn vốn huy động:
+ Tổng vốn đầu tư ban đầu gần 1.8 tỷ USD (tương đương với hơn 37,000 tỷ đồng) khi thực
hiện xây 2 tổ của nhà máy nhiệt điện.
+ 4/2016, EVN tiến hành mở rộng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 với tổng mức đầu tư
23,927 tỷ đồng; nâng tổng mức vốn đầu tư lên đến hơn 60,927 tỷ đồng.
+ Trong quá trình tiến hành mở rộng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, có 5 ngân hàng là Ngân
hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank), Ngân
hàng + Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Ngân hàng Thương
mại cổ phần Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã chấp thuận cho EVN vay
tổng cộng là 5,400 tỷ đồng để thực hiện dự án này.
2.5.2 Thông tin về chủ đầu tư
- Cơ cấu tổ chức quản lý: Hội đồng thành viên EVN, Tổng giám đốc EVN, các Phó tổng giám
đốc và Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc của EVN.
- Chiến lược phát triển: chú trọng phát triển lưới điện, trong đó chú trọng phát triển lưới điện
đồng bộ nhằm nâng cao độ tin cậy gắn liền với hiệu quả đầu tư và vận hành; chiến lược tài chính
và huy động vốn đầu tư vào ngành điện, cổ phần hóa các đơn vị phát điện.
8


- Báo cáo tài chính: Tập đoàn Điện lực Việt Nam hàng năm đều có báo cáo thường niên gồm giới
thiệu công ty, hoạt động và tình hình tái chính, các thị phần, doanh thu các công ty con đạt được
trong năm, khả năng cung cấp điện cũng như hiệu quả hoạt động của các công ty con, chi nhánh
2.6 Phân tích, tổng hợp dự án

Bảng 1: Tổng hợp ví dụ về hồ sơ thẩm định dự án đầu tư
Tên dự án
Loại dự án
Hồ sơ dự
Hồ sơ dự án đầu tư khác
án trình
thẩm định
dự án đầu
tư công
Phân
Loại
Hồ sơ dự án Hồ sơ dự án Hồ sơ dự án Hồ sơ dự án xin
loại hình dự
xin quyết định xin quyết định xin quyết định cấp giấy chứng
theo
án
chủ trương chủ trương của chủ trương của nhận đăng ký
nguồn
của UBND
Thủ tướng
Quốc Hội
đầu tư
vốn
tỉnh
Chính phủ
Dự án 1
X
Dự án 2
X
Dự án 3

X
Dự án 4
X
Dự án 5
X
Dự án 6
X

Hồ sơ dự
án trình
thẩm định
tại các
NHTM

X

Bảng 2: Một số thực trạng liên quan đến hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư
STT

Vấn đề

Quy định

Thực tế

Nguyên nhân

Giải pháp

1


Thời gian khởiTrình duyệt cácKhông thực hiện- Khách quan: Quá trình thẩm Chủ đầu tư cần xem xét kĩ để
công, khoảng thờimốc thời gian cụđúng tiến độ vàđịnh dự án, thiên tai, địa chất,đưa ra chính xác khoảng thời
thực hiện và thờithể tiến hành dựthời gian ban đầusáp nhập tỉnh, thành phố.
gian dự án hoàn thành, bao gồm
gian hoàn thành dựán và thực hiệnđề ra
- Chủ quan: Năng lực chủ đầucả rủi ro khách quan
án
theo
tư, chuyển đổi chủ đầu tư.
Các cơ quan thẩm định dự án
công tác bồi thường, giảicần thẩm định nhanh chóng dự
phóng mặt bằng, công tác táián, không tồn đọng kéo dài
định cư và vốn.

2

Chi phí thực hiệnThẩm định chiChi phí không đủ- Khách quan: Hành lang phápChủ đầu tư cần tính toán chi phí
dự án
phí tài chính phùđể hoàn thành dựlý, cơ chế chính sách của pháp dự án chính xác, vì mục đích
hợp trước khián
luật, lạm phát
đúng đắn cho dự án và tuân thủ
duyệt dự án
- Chủ quan: nhận thức của lãnhđúng như hồ sơ dự án
đạo của các tổ chức tín dụng,
trình độ thẩm định của cán bộ,
quy trình và phương pháp thẩm
9



định, thông tin cung cấp để
đánh giá
4

5.

Đánh giá tác độngDoanh
nghiệpÔ nhiễm môiDo có sự không chặt chẽ trongCần thống nhất giữa các luật
môi trường
cần nộp bản đánhtrường, ảnh hưởngluật khi mà thủ tục, hồ sơ yêu liên quan đầu tư, cần đưa ra quy
giá tác động củaxấu
đến
môicầu quyết định chủ trương đầuđịnh chặt chẽ hơn để tránh việc
dự án đến môitrường
tư tại khoản 1 Điều 33 Luật đánh giá tác động môi trường
trường
Đầu tư năm 2014 không yêukhông đúng
cầu cung cấp báo cáo đánh giá
tác động môi trường do cơ quan
thẩm quyền phê duyệt.
Thẩm định dự ánCần phải xem xétNhiều dự án thiếuDo sự thiếu minh bạch trongCần phải giám sát khâu thẩm
thiếu minh bạch thông tin hồ sơtính khả thi, thiếukhâu thẩm định, sự thiên vị cho định dự án một cách chặt chẽ
dự án một cáchhiệu quả và tầmcác nhà đầu tư, lợi ích cá nhân thông qua các quy định, luật
kĩ càng
nhìn nhưng vẫncủa người thẩm định
được phê duyệt

Phụ lục
1. Các quy định của pháp luật về vay vốn đầu tư dự án

- Quy định về bảo đảm tiền vay được nêu rõ trong Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ
về giao dịch đảm bảo và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 163/2006/NĐ-CP.
- Quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại được nêu cụ thể tại Quyết
định số 20/VBHN-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/05/2014 và theo Luật
Các tổ chức tín dụng được trình bày trong Nghị quyết số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
- Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng có nêu:
Điều 7. Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách
hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp
luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật.
2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.
4. Có khả năng tài chính để trả nợ.
5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản
2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính
minh bạch, lành mạnh.
Điều 17. Thẩm định và quyết định cho vay
1. Tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy
định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, tổ chức
10


tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung
tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa
khâu thẩm định và quyết định cho vay.

3. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng lý do khi
khách hàng có yêu cầu.
Theo các Khoản 1, 2 Điều 29 Mục 1: Hoạt động cho vay phục vụ kinh doanh; chương II của
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Quy định về Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng có nêu:
Điều 29. Lưu giữ hồ sơ cho vay:
1. Tổ chức tín dụng lập hồ sơ cho vay, bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị vay vốn;
b) Thỏa thuận cho vay;
c) Báo cáo thực trạng tài chính do khách hàng gửi tổ chức tín dụng trong thời gian vay vốn;
d) Hồ sơ liên quan đến bảo đảm tiền vay;
đ) Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải
có biên bản ghi rõ quyết định được thông qua;
e) Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa thuận cho vay
do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
2. Tổ chức tín dụng phải lưu giữ hồ sơ cho vay; thời hạn lưu giữ hồ sơ cho vay thực hiện theo
quy định của pháp luật.
Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản,
bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo
đảm.
Hồ sơ về tài sản đảm bảo tiền vay:
- Theo Điều 8, Điều 10 Chương II Thông tư 10/2016/TT-BTC có quy định về đăng kí giao dịch
đảm bảo và quản lý hồ sơ tài sản thế chấp như sau:
Điều 8. Đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Hợp đồng thế chấp tài sản phải được Bên thế chấp đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm
Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) hoặc tại

cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp pháp
luậtcó quy định khác.
2. Đối với tài sản chưa có quy định pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bên thế chấp báo
cáo Bộ Tài chính ngay trong hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh để trình Thủ tướng Chính phủ việc áp
dụng quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Bên thế chấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ có liên
quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
11


4. Bên thế chấp chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký giao dịch bảo đảm.
Điều 10. Quản lý hồ sơ tài sản thế chấp
1. Bên nhận thế chấp lưu giữ các hồ sơ gốc liên quan tới tài sản thế chấp và đăng ký tài sản thế
chấp. Trường hợp tài sản được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên, các bên nhận thế chấp sẽ
thỏa thuận bên lưu giữ hồ sơ gốc hoặc giao cho một tổ chức độc lập lưu giữ.
2. Tài sản thế chấp được Bên nhận thế chấp theo dõi trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký giao
dịch bảo đảm do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp hoặc Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch
bảo đảm có chứng nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, bảng kê mô tả tài sản đăng ký
giao dịch bảo đảm.
3. Sau khi quyết toán Dự án và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm sửa đổi
do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư này,
trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận, Bên thế chấp gửi danh sách toàn bộ
tài sản thế chấp kèm theo mô tả cho Bên nhận thế chấp cùng với Giấy chứng nhận.

2. Các quy định liên quan đến hồ sơ dự án đầu tư
2.1 Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
Theo điều 47 – Luật ĐẦU TƯ CÔNG:
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực thuộc mục tiêu và phạm vi của chương trình; những

vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chương trình;
c) Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, kết quả, các chỉ tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn;
d) Phạm vi và quy mô của chương trình;
đ) Các dự án thành phần thuộc chương trình cần thực hiện để đạt được mục tiêu của chương
trình, thứ tự ưu tiên và thời gian thực hiện các dự án thành phần;
e) Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện chương trình, phân bổ vốn theo mục tiêu, dự án thành
phần và thời gian thực hiện, nguồn vốn và phương án huy động vốn;
g) Dự kiến thời gian và tiến độ thực hiện chương trình;
h) Các giải pháp để thực hiện chương trình; cơ chế, chính sách áp dụng đối với chương trình;
khả năng lồng ghép, phối hợp với các chương trình khác;
i) Yêu cầu hợp tác quốc tế (nếu có);
k) Tổ chức thực hiện chương trình;
l) Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành;
c) Phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả đầu ra của dự án; phân tích, lựa chọn quy mô
hợp lý; xác định phân kỳ đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư;
d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn địa điểm đầu tư;
đ) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;
12


e) Phương án tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng dự án;
g) Đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường;
h) Phương án tổng thể đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
i) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư;
k) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phương án huy động vốn;
l) Xác định chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong giai đoạn khai thác dự án;

m) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức
quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến quá trình
thực hiện dự án, tổ chức bộ máy quản lý khai thác dự án;
n) Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng, khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
3. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định
của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.2 Hồ sơ dự án xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh
Theo khoản 1 điều 33 Luật ĐẦU TƯ 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thủ tục đầu tư
đối với dự án đầu tư cần được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản
sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với
nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy
mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu
về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự
án
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết
hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng
lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài
liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghề thuộc Danh mục công
nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật ĐẦU TƯ 2014 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh
(Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì

vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư. Khi một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, mà trong đó: Nhà đầu tư nước ngoài/Tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số thành viên hợp danh là cá
nhân nước ngoài (với công ty hợp danh) thì tuân theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
13


Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi
ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.”

2.3 Các mẫu văn bản liên quan
2.3.1 Tờ trình thẩm định dự án
TÊN TỔ CHỨC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________

___________________________________

Số: ……

……., ngày……tháng…năm….
TỜ TRÌNH
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoặc thiết kế cơ sở
____________

Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan................................................
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Tên dự
án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH)
1. Tên dự án:
2. Nhóm dự án:
3. Loại và cấp công trình:
4. Người quyết định đầu tư:
5. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại, …):
6. Địa điểm xây dựng:
7. Giá trị tổng mức đầu tư:
8. Nguồn vốn đầu tư:
9. Thời gian thực hiện:
10. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
11. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:
12. Các thông tin khác (nếu có):
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO
1. Văn bản pháp lý:

14


-

Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư
công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);

-


Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy
định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);

-

Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

-

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha)
được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;
- Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác
động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);
- Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
2. Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư (dự toán):
- Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán);
- Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.
3. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở;
- Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ
nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư xây dựng (Tên dự
án) với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.


ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng
dấu)

Tên người đại diện

2.3.2 Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: ………. (Tên cơ quan đăng ký đầu tư)
Nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
15


I. NHÀ ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư thứ nhất:
a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Họ tên: …………………Giới tính: ......................................................................... ………
Sinh ngày: …….../............ /...... …………. Quốc tịch: ........................ ……………………….
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: ...................................................
Ngày cấp: ........................ /...... /........... Nơi cấp: ............................................................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu): ......
Số giấy chứng thực cá nhân: ..........................................................................................
Ngày cấp: ........................ /...... /........... Ngày hết hạn: .............. /....... /....... Nơi cấp: ......
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………
Điện thoại: ……………. Fax: ………………. Email: ………………………
b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: .................................................................................

Quyết định thành lập hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp hoặc mã số
doanh nghiệp hoặc số Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương: .....................................................
Ngày cấp: ................................................Cơ quan cấp: ..................................
Địa chỉ trụ sở: .............................................................................................
Điện thoại: ……………Fax: ……………… Email: ……… Website: ………
Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp/tổ chức (chỉ áp dụng
đối với trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức thành lập tại Việt Nam):
STT

Tên nhà đầu tư
nước ngoài

Quốc tịch

Số vốn góp

VNĐ

Tỷ lệ
(%)

Tương đương USD

Tỷ lệ thành viên hợp danh là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty hợp danh (chỉ áp dụng đối với
trường hợp nhà đầu tư là công ty hợp danh thành lập tại Việt Nam): ...............
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: ………………………………Giới tính: .........................................................
Chức danh: …………………Sinh ngày: …….../…/……. Quốc tịch: ......
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: .........................................

Ngày cấp: ........................ /.... /........... Nơi cấp: ..................................................
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………...
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………….
Điện thoại: ……………. Fax: ………………. Email: ………………………
16


2. Nhà đầu tư tiếp theo: thông tin kê khai tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất
II.THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP (đối với nhà ĐTNN đầu tư
theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế)
1. Tên tổ chức kinh tế: ………………………….
2. Loại hình tổ chức kinh tế: ……………………….
3. Vốn điều lệ: …… (bằng chữ) đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ
4. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của từng nhà đầu tư:
STT

Tên nhà đầu tư

Quốc tịch

Số vốn góp

VNĐ

Tỷ lệ
(%)

Tương
đương
USD


III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên dự án đầu tư: ....................................................................
Nội dung chi tiết theo văn bản đề xuất dự án đầu tư kèm theo
IV. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các
văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư.
V. HỒ SƠ KÈM THEO
- Các văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 33 hoặc Khoản 1 Điều 34 hoặc Khoản 1 Điều 35 hoặc
Khoản 2 Điều 37Luật đầu tư (tuỳ theo từng loại dự án, liệt kê cụ thể các văn bản gửi kèm theo
- Các hồ sơ liên quan khác (nếu có):
……., ngày … tháng …năm……
Nhà đầu tư
Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)
2.3.3 Đề xuất dự án đầu tư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Ngày .... tháng ... năm....)

17


I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ
(Ghi tên từng nhà đầu tư hoặc Tổ chức kinh tế)
Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án: ............................................................
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: ………………….
(Đối với dự án ngoài KCN, KCX: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện,
tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện,
tỉnh/thành phố).
2. Mục tiêu đầu tư:
STT Mục tiêu hoạt động Mã ngành theo VSIC
(Mã ngành cấp 4)
Mã ngành CPC
(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)
3. Quy mô đầu tư:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
- Diện tích đất sử dụng:
- Công suất thiết kế:
- Sản phẩm đầu ra:
- Quy mô kiến trúc xây dựng:
Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên
4. Vốn đầu tư:
4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động.
a) Vốn cố định: …….
Trong đó bao gồm:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (nếu có):
- Chi phí thuê đất, mặt nước, …:
- Chi phí xây dựng công trình:
- Chi phí máy móc, thiết bị, công nghệ, thương hiệu, chuyển giao công nghệ và các chi phí khác
hình thành tài sản cố định theo quy định của pháp luật về tài chính:
- Chi phí khác:
b) Vốn lưu động: ………….

4.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
STT Tên nhà đầu tư
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
Phương thức góp vốn (*)
Tiến độ góp vốn
VNĐ Tương đương USD
Ghi chú:
(*): Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất,
bí quyết công nghệ, ………
18


b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động và tiến độ dự kiến (vay từ tổ chức tín
dụng/công ty mẹ, …).
c) Vốn khác: ………….
5. Thời hạn thực hiện dự án: (số năm dự án hoạt động).
6. Tiến độ thực hiện dự án:
6.1. Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian
vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…
6.2. Dự kiến tiến độ huy động vốn (tách riêng theo từng nguồn khác nhau).
7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai
đoạn cụ thể).
8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất:
(Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch, kế hoạch phát
triển ngành (nếu có), quy hoạch, kế hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử

dụng đất, quy hoạch xây dựng. Nội dung phân tích phải chỉ rõ sự phù hợp của dự án với quy
hoạch định hướng hay quy hoạch cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, dẫn chiếu
các cơ sở pháp lý).
8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội
- Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh
hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng.
- Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động;
- Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này.
- Cách đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số (nếu có).
- Kế hoạch tái định cư (nếu dự án liên quan đến tái định cư).
- Khả năng dự án gây ra thay đổi về mặt xã hội.
8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường:
- Các tác động chính thuộc dự án ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên (không khí, nước và
đất), sức khỏe của con người và an toàn môi trường (cho từng giai đoạn chuẩn bị dự án, thực
hiện dự án, vận hành khai thác công trình dự án hoặc giải trình về việc thực hiện quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường).
- Các vấn đề quan tâm có liên quan có thể gây rủi ro cho dự án trong tương lai và các biện pháp
giảm thiểu rủi ro.
- Nội dung chính của kế hoạch quản lý môi trường và mức độ bao trùm của kế hoạch đó.
- Các kiến nghị về tác động môi trường được phản ánh và hỗ trợ trong thiết kế và thực hiện dự
án (kể cả trong phân tích kinh tế và các biện pháp thay thế).
8.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án:
8.5. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh - quốc phòng:
19


- Có đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng dự án về đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn biên giới,
lãnh thổ và hải đảo (nếu có).
- Ý kiến của cơ quản lý chuyên môn về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng, an ninh (nếu có).

III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ (ghi rõ cơ sở pháp lý của đề xuất ưu đãi đầu tư)
1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): …………
Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): ....................................................................
2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu:
Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): ...
Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): .....................................................................
3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
Cơ sở pháp lý của ưu đãi (ghi rõ tên văn bản pháp luật, điều khoản áp dụng): … ……
Điều kiện hưởng ưu đãi (nếu có): .....................................................................
4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư (nếu có): ..................................................................
IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:
a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư
b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư
Làm tại ……., ngày … tháng … năm……
Nhà đầu tư
Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có)

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án
(Áp dụng đối với dự án có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất)
(Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 33 Luật ĐẦU TƯ)
2.3.4 Đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ XUẤT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN
(kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Ngày....tháng.....năm .......)

I. KHU ĐẤT DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thực trạng sử dụng khu đất:
- Giới thiệu tổng thể về khu đất (ranh giới, vị trí địa lý, quá trình hình thành…);
- Tình hình thực trạng sử dụng khu đất.
20


2. Đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng khu đất để thực hiện dự án với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất.
3. Cơ sở pháp lý xác định khu đất:
4. Kế hoạch, tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về
đất đai (nếu có).
5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải
phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm các nội
dung sau:
- Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư;
- Chính sách đền bù;
- Tổ chức thực hiện (có thể lập một tiểu dự án riêng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái
định cư);
- Tiến độ, nguồn vốn thực hiện.
Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm các phương án cụ thể
sau:
- Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù: diện tích từng loại đất, nhà cửa, công trình
trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước, cây cối, hoa màu và các tài sản khác theo
quy định;
- Phương án tài chính cụ thể cho từng đối tượng phải đền bù;
- Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư;
- Phương án tổ chức, hỗ trợ tái định canh, định cư;

- Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm đảm bảo cuộc sống cho đối tượng có đất bị thu hồi.
- Nguồn vốn, và cơ chế thanh toán cho giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư.
II. KẾT LUẬN
Nhà đầu tư/các nhà đầu tư đề nghị được sử dụng khu đất, để thực hiện dự án (tên dự án) với các
nội dung chính sau:
1. Địa điểm khu đất, ranh giới địa lý rõ ràng (tọa độ xác định):
2. Tổng diện tích, cơ cấu sử dụng đất:
3. Hiện trạng sử dụng đất (tóm tắt):
4. Tóm tắt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có):
5. Tóm tắt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư, đào tạo nghề
cho người có đất bị thu hồi phục vụ dự án, dự toán chi phí (chi phí này phải phù hợp với chi phí
nêu tại Đề xuất dự án):
2.3.5 Giải trình về công nghệ thực hiện dự án đầu tư
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẢI TRÌNH VỀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
21


(kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Ngày....tháng.... năm .......)
I. TÓM TẮT DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
1. Tên dự án:
2. Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, trong đó vốn mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bản quyền...
3. Thời hạn hoạt động của dự án:
- Số năm dự án hoạt động:
- Năm hoạt động của máy móc, thiết bị, công nghệ:
4. Tiến độ mua, lắp đặt vận hành chạy thử, đào tạo, huấn luyện sử dụng máy móc, thiết bị,
công nghệ:

5. Nhu cầu về lao động (Nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động, trong đó nêu rõ nhu cầu số
lượng, chất lượng lao động phù hợp với trình độ công nghệ đăng ký):
II. GIẢI TRÌNH VỀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ
1. Tên công nghệ:
2. Xuất xứ công nghệ:
3. Sơ đồ quy trình công nghệ:
4. Thông số kỹ thuật chính:
5. Tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính:
6. Nêu rõ những khiếm khuyết (nếu có) và lý do chấp nhận của thiết bị, công nghệ được lựa
chọn.
7. Kế hoạch đào tạo, chuyển giao, bảo hành.
(Khi thuyết minh về giải pháp lựa chọn kỹ thuật, công nghệ phải nêu rõ cơ sở xác định các tiêu
chuẩn, quy chuẩn; số lượng giải pháp kỹ thuật công nghệ. Trong trường hợp có nhiều giải pháp
kỹ thuật, công nghệ, nêu căn cứ lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ đã được chọn).
2.3.6 Tờ trình đề nghị phê duyệt dự án
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ

----------------------------Số:

140/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------HÀ NỘI, ngày …… tháng… năm …..

TỜ TRÌNH
Đề nghị phê duyệt dự án ………….
Kính gửi: - Văn phòng thủ tướng Chính phu
- Bộ chính trị


22


(Cơ quan thẩm định… đã nhận được Tờ trình đề nghị thẩm định và phê duyệt dự án phát triển
nhà ở (tên dự án) … số .... ngày .... tháng .... năm…của (tên chủ đầu tư) .............
- Căn cứ Luật Nhà ở và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Căn cứ pháp lý khác có liên quan…………….
Trên cơ sở thẩm định và ý kiến góp ý của các cơ quan (tên cơ quan góp ý và số văn bản góp
ý) .., (cơ quan thẩm định ...) xin báo cáo kết quả thẩm định dự án (tên dự án)…….như sau:
1. Tên dự án (dự án phát triển khu nhà ở hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập) ……:
2. Tên chủ đầu tư:
3. Địa điểm xây dựng:
4. Quy mô dự án:
5. Diện tích sử dụng đất:
6. Ranh giới sử dụng đất:
7. Tính pháp lý của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt:
a) Căn cứ để lập dự án:
b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
e) Hồ sơ dự án trình thẩm định gồm:
g) Các văn bản pháp lý liên quan: (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản giao chủ đầu
tư, biên bản cuộc họp với các ngành, ...)
8. Năng lực của chủ đầu tư:
9. Tóm tắt những nội dung chính của dự án (như: hình thức đầu tư, mục tiêu đầu tư, hệ số sử
dụng đất, mật độ xây dựng, quy mô dân số…):
10. Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan:

11. Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:
b) Sự phù hợp với qui hoạch, sự phù hợp với danh mục dự án đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt (nếu có):
c) Tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở:
d) Khu vực để xe công cộng và để xe cho các hộ gia đình, cá nhân:
đ) Sự tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, sự hợp lý của thiết kế với quy chuẩn,
tiêu chuẩn và quy định của pháp luật:
e) Sự phù hợp của phương án thiết kế kiến trúc với quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
g) Phương án cho thuê; giá cho thuê, đối tượng cho thuê; phương án khai thác, vận hành dự án,
vận hành nhà chung cư (nếu có):
h) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy, nổ:
i) Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, phương án hoàn trả vốn.
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội:
23


k) Thời gian xây dựng, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện:
12. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư:
13. Trách nhiệm của Nhà nước:
14. Những đề xuất của chủ đầu tư:
15. Những kiến nghị cụ thể:
Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (huyện…) ……… xem xét phê duyệt dự án (hoặc không
phê duyệt dự án). Nếu phê duyệt hoặc không phê duyệt thì phải thông báo cho chủ đầu tư được
biết.
Nơi nhận:

Thủ trưởng cơ quan thẩm định dự án
(Ký tên, đóng dấu)


2.3.7 Giấy đề nghị cấp tín dụng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------………., ngày… tháng…… năm 20….
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN DỤNG
Kính gửi: NGÂN HÀNG ………………….
Tên tôi là: ………………………………………………………………….
Đại diện cho doanh nghiệp: …………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: ………………………………….
Do: …………………………………… Cấp ngày: ……………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………............. Fax: …………………………….
Tài khoản số: ………………………... Tại: …………………………….
Đề nghị quý ngân hàng cấp tín dụng cho chúng tôi:
Số
tiền: ………………………………………………………………
(Bằng chữ: …………………………………………………………)
1. Mục đích sử dụng: Phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh, bao gồm các khoản
vay ngắn hạn, vay luân chuyển, bảo lãnh các loại.
2. Thời hạn cấp tín dụng: ……. tháng.
3. Lãi suất vay, phí bảo lãnh: Theo quy định của ngân hàng theo từng điểm cụ thể
4. Phương thức và tài sản bảo đảm tiền vay: ……………………………
Các nội dung khác: Theo phương án vay vốn (đính kèm)
Chúng tôi xin cam kết:
● Chấp nhận các Quy định về cho vay và bảo đảm tiền vay của Pháp luật và của Ngân
hàng;
● Sử dụng tiền vay đúng mục đích và tạo điều kiện để Quý Ngân hàng kiểm tra việc sử

dụng tiền vay;
24


Trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ, đúng hạn;
Chịu trách nhiệm về sự chính xác và trung thực của các hồ sơ chúng tôi gửi cho Quý
Ngân hàng.
ĐẠI DIỆN BÊN BẢO LÃNH ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG



(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

25


×