Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HẰNG NGÀY của NGƯỜI CAO TUỔI và THỰC TRẠNG CHĂM sóc tại CỘNG ĐỒNG ở PHƯỜNG tân dân, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHAN TRỌNG ĐỨC

H¹N CHÕ HO¹T §éNG SINH HO¹T H»NG
NGµY
CñA NG¦êI CAO TUæI Vµ THùC TR¹NG CH¡M
SãC
T¹I CéNG §åNG ë PH¦êNG T¢N D¢N,
THµNH PHè VIÖT TR× N¡M 2017
Chuyên ngành : Y học gia đình
Mã số

:60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS TRẦN KHÁNH TOÀN


Hà Nội – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và
cán bộ, người dân sinh sống tại phường Tân Dân.


Tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Khánh Toàn thầy
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, dành thời gian hướng dẫn, đưa ra các
ý kiến, đề xuất có giá trị, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Những điều
này đã góp phần rất lớn để tôi hoàn thành bài luận văn của mình.
Tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Thầy cô bộ môn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy
cô đã nhiệt tình dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
- Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, thư viện và các phòng ban
liên quan đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
- Chính quyền, cán bộ y tế, hội người cao tuổi tại phường Tân Dân,
thành phố Việt Trì đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu thuận lợi.
- Người dân sinh sống tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì đã nhiệt
tình trả lời bộ câu hỏi cũng như tiến hành cân đo để tôi có thể thu thập thông
tin và hoàn thành được khóa luận của mình.
- Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Phan Trọng Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Trọng Đức, học viên cao học khóa 24 chuyên ngành Y học
gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
- Đây là công trình nghiên cứu của tôi, luận văn do tôi trực tiếp thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Khánh Toàn.
- Các số liệu trong luận văn là có thật, do tôi tiến hành thu thập và điều tra
tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì đã được xác nhận và chấp nhận của
chính quyền nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu.

- Nghiên cứu không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố ở Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BSGĐ
CLCS
CSYT
DVYT
HĐSHHN
KCB
NCS
NCT
TP
TYT
VNAS
WHO

Bảo hiểm Y tế
Bác sỹ gia đình
Chất lượng cuộc sống
Cơ sở y tế
Dịch vụ y tế
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Khám chữa bệnh
Người chăm sóc
Người cao tuổi
Thành phố
Trạm y tế

Điều tra Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Một số khái niệm về người cao tuổi......................................................3
1.2. Xu hướng già hóa dân số........................................................................4
1.3. Sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT................................8
1.4. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi................................................13
1.5. Một số nghiên cứu về hạn chế HĐSHHN và chăm sóc NCT..............18
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................22
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................24
2.6. Biến số nghiên cứu...............................................................................25
2.7. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu...................................................28
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................29
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục......................29
Chương III. KẾT QUẢ....................................................................................31
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................31
3.2. Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao
tuổi...........................................................................................................35
3.3. Thực trạng chăm sóc của NCT có hạn chế HĐSHHN.........................43
Chương 4. BÀN LUẬN...................................................................................55
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................................................55



4.2. Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người cao
tuổi...........................................................................................................59
4.3. Thực trạng chăm sóc của NCT có hạn chế HĐSHHN............................66
KẾT LUẬN ...................................................................................................74
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Số lượng người cao tuổi (NCT) trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Năm 1950, thế giới chỉ mới có 205 triệu
người từ 60 tuổi trở lên, đến năm 2012, tăng lên gần 810 triệu người và ước
tính đến năm 2050 sẽ được tăng lên đến 2 tỷ người. Tỷ lệ người cao tuổi ở
nhiều nước châu Âu đã chiếm đến gần 30% dân số[ CITATION Quỹ12 \l
1033 ]. Ở Việt Nam, số liệu gần đây cho thấy nước ta đã chính thức bước vào
giai đoạn già hóa dân số, với tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 8% năm
1999 lên 10,5% năm 2013. Tỉ lệ già hoá dân số (tổng số người trên 60 tuổi/100
người dưới 15 tuổi) tăng nhanh từ 24,3% năm 1999 lên 43,5% năm 2013. Với
mức gia tăng tỷ lệ người cao tuổi như hiện nay, Việt Nam là một trong mười
nước có tốc độ già hoá dân số cao nhất trên thế giới[ CITATION BộY15 \l
1033 ].
Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu quan trọng của loài
người. Già hóa là kết quả của quá trình phát triển. Con người sống lâu hơn nhờ
các điều kiện tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, tiến bộ y học, chăm sóc y
tế, giáo dục và đời sống kinh tế. Tuy nhiên, già hóa dân số cũng tạo ra những
thách thức về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội
và cộng đồng trên toàn cầu. Quá trình lão hoá gắn liền với sự suy giảm chức

năng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính làm tăng nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ. Người cao tuổi thường mắc đồng thời nhiều bệnh, với nhiều bệnh
mạn tính đòi hỏi chăm sóc lâu dài với chi phí lớn. Người cao tuổi Việt Nam
hiện nay có tỷ lệ ốm đau cao, tuổi thọ khỏe mạnh thấp. Trung bình mỗi người
phải chịu 14 năm bệnh tật trong tổng số 73 năm trong cuộc sống, chỉ có 4,8%
người cao tuổi có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu[ CITATION
Hội12 \l 1033 ].


2

Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người
cao tuổi cũng ngày càng cao, không chỉ đơn thuần là điều trị bệnh mà còn phải
nâng cao chất lượng cuộc sống. Chiến lược mục tiêu là cải thiện chức năng cho
người cao tuổi, làm sao để chức năng người cao tuổi độc lập càng cao càng tốt.
Với những người cao tuổi suy giảm chức năng, bị hạn chế trong các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày cần được sự chăm sóc hỗ trợ từ phía gia đình. Ở các nước
phát triển, người cao tuổi không nhận được sự hỗ trợ từ phía gia đình sẽ được
chăm sóc bởi nhân viên y tế tại viện dưỡng lão. Ở Việt Nam chưa có nhà
dưỡng lão thật sự đúng nghĩa, cũng như việc có nhân viên y tế thăm khám
định kì tại nhà là rất hạn chế, việc chăm sóc người già phụ thuộc, chủ yếu dựa
vào các thành viên trong gia đình.
Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài: "Hạn chế hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của người cao tuổi và thực trạng chăm sóc tại cộng đồng
ở phường Tân Dân, thành phố Việt Trì năm 2016’’ với hai mục tiêu chính:
1. Khảo sát tình hình hạn chế hoạt động sinh hoạt
hằng ngày của người cao tuổi tại phường Tân Dân,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
2. Mô tả thực trạng chăm sóc hỗ trợ người cao tuổi có hạn chế hoạt
động sinh hoạt hàng ngày tại cộng đồng ở phường Tân Dân, thành

phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.


3

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về người cao tuổi
1.1.1. Định nghĩa người cao tuổi
Người cao tuổi theo quy ước chung của Liên hiệp quốc là người từ 60
tuổi trở lên [ CITATION LêV14 \l 1033 ]. Trong những năm gần đây, trong xã
hội đã sử dụng khái niệm “người cao tuổi” thay cho “người già”. Do nhiều
người từ 60 tuổi trở lên vẫn còn hoạt động, cống hiến cho xã hội, đất nước
nên dùng cụm từ người cao tuổi bao hàm tính kính trọng hơn cụm từ người
già. Tuy nhiên về khoa học thì về khoa học thì người già hay NCT đều được
dùng với ý nghĩa như nhau. Về bản chất, già vẫn là sự giảm từ từ, tuần tiến
của khối chuyển hóa hoạt động, hết chuyển hóa, trao đổi chất thì cũng hết sự
sống.[ CITATION Chí02 \l 1066 ][ CITATION Ủyb00 \l 1066 ]
1.1.2. Phân loại người cao tuổi
NCT không phải là đối tượng thuần nhất. Trong dân số già, người ta
thường chia ra làm 3 loại: Nhóm rất già từ 80 tuổi trở đi (tương đương nhóm
đại lão trong dân gian), nhóm trung bình từ 70 đến 80 tuổi (tương đương với
trung lão), nhóm các cụ còn còn năng động từ 60 – 70 (sơ lão). Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) thường phân chia từ 60 đến 74 là người có tuổi, từ 75 đến 89
là người già và từ 90 tuổi trở đi là người rất già. Mọi sự phân chia đều có tính
chất ước lệ, có ý nghĩa tương đối vì đánh giá theo tuổi sinh học thường chính
xác hơn theo năm đã sống[ CITATION Đoà98 \l 1066 ].
Với đa số các nước phát triển thì NCT được coi là những người từ 65
tuổi trở lên, cao hơn 5 tuổi so với quy định chung vì tuổi thọ cũng như sức



4

khỏe của đa số người dân ở nước phát triển nhìn chung cao hơn nhiều so với
các nước đang phát triển.
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
Giai đoạn cao tuổi gắn liền với quá trình già hoá một cách hệ thống của
các cơ quan trong cơ thể, đặc trưng bởi sự suy giảm nghiêm trọng về mặt
chức năng cả về sinh lý lẫn trí tuệ, giảm khả năng đề kháng dẫn đến gia tăng
nguy cơ ốm đau bệnh tật. Bên cạnh đó, sự thay đổi về sinh lý cộng với những
thay đổi về môi trường xã hội thường dẫn đến những thay đổi tâm lý của
người cao tuổi. Các đặc điểm tâm sinh lý chính của người cao tuổi bao gồm:
− Năng lực cảm nhận sút giảm do sự suy giảm chức năng các cơ quan
dẫn đến khả năng phản ứng chậm chạp với các thay đổi của bên ngoài.
− Gặp khó khăn trong việc thích nghi, tinh thần luôn ở trạng thái dễ bị
kích động dẫn đến những phản ứng tâm lý tiêu cực như mặc cảm tự ti, tâm
trạng sầu muộn, buồn chán.
− Lòng tự trọng dễ bị tổn thương dẫn đến những phản ứng tâm lý cố
chấp, thô bạo hoặc có thể trầm lặng, tiêu cực. Phần lớn những thay đổi tâm lý
của người cao tuổi thường diễn ra theo hướng tiêu cực và nếu kéo dài có thể
dẫn đến các biến đổi bệnh lý[CITATION Trư04 \l 1066 ].
1.2. Xu hướng già hóa dân số
1.2.1. Tình hình già hóa dân số trên thế giới
Theo quy ước của Liên hiệp quốc, một quốc gia có tỷ lệ NCT từ 10% trở
lên thì quốc gia đó được gọi là dân số già. Pháp đạt tỷ lệ này từ năm 1935,
Thụy Điển năm 1950. Thời gian để một nước tăng tỷ lệ NCT từ 7% lên 10%
đạt ngưỡng dân số già rất khác nhau, Pháp 70 năm (1865 - 1935), Mỹ 35 năm
(1935 -1975), Nhật Bản chỉ có 15 năm (1970 - 1985). Như vậy, tốc độ già hóa
dân số song song với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển ở mỗi



5

quốc gia càng nhanh thì tốc độ già hóa dân số càng mạnh[ CITATION
WHO99 \l 1066 ] . Năm 1995, tỷ lệ NCT trên toàn thế giới là 9% thì năm
2025 Quỹ dân số của Liên hiệp quốc dự báo sẽ là 14%. Tại Nhật Bản, tỷ lệ
người trên 65 tuổi chiếm tới 25% dân số (khoảng 32 triệu người). Trong khối
Cộng đồng châu Âu (EU), số người từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 16,5%
năm 2005, năm 2010 tỷ lệ NCT là 18% [ CITATION Dươ10 \l 1066 ]. Ở Iran,
tỷ lệ người cao tuổi đã tăng gấp đôi từ 3,9% năm 1956 lên 7,3% (5.121.043
người) vào năm 2006[ CITATION Fer12 \l 1066 ]. Ở Ấn Độ, tỷ lệ người cao
tuổi (trên 60 tuổi) đã cho thấy sự gia tăng từ 5,6% năm 1961 lên 7,5% trong
năm 2011 [ CITATION Amo12 \l 1066 ]. Tại Thái Lan, tỷ lệ NCT trong tổng
dân số dự kiến sẽ đạt 14% vào năm 2015, 19,8% vào năm 2025 và gần 30%
vào năm 2050. Khoảng hai phần ba số NCT trên thế giới sống ở các nước
đang phát triển. Đây sẽ là khu vực có tỉ lệ NCT tăng cao và nhanh nhất. Theo
dự báo, số NCT ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm tới
[CITATION Ngu \l 1066 ].


6

Biểu đồ 1.1 Số lượng NCT trên thế giới
1.2.2. Đặc điểm người cao tuổi ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở
lên năm 2010 là 9,3%, năm 2011 là 9,8% và dự báo tỷ lệ này là 20,7% vào
năm 2040 đến 24,8% vào năm 2049[ CITATION Ủyb12 \l 1033 ]. Những chỉ
số này cho thấy Việt Nam đang trong “quá trình già hóa dân số”, đồng thời
cũng ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ở mức dưới
30%[ CITATION LêV14 \l 1033 ]. Đây là thời kỳ tạo cơ hội cho sự phát triển
của đất nước dựa trên nguồn nhân lực phong phú, nhưng cũng là thách thức

trong đối phó với tình trạng dân số già trong tương lai khi quá trình già hóa
dân số diễn ra trong bối cảnh Việt Nam mới được xếp vào nước có thu nhập
trung bình thấp. Người cao tuổi vừa là chủ thể của sự già hóa, vừa là đối
tượng chịu tác động của già hóa trên các phương diện về kinh tế và việc làm,
tinh thần và xã hội, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Về điều kiện sống và việc làm, tỷ lệ NCT vẫn sống ở khu vực nông thôn
năm 2009 là 72,5%[ CITATION Ủyb12 \l 1066 ] và năm 2012 là 68,2%
[ CITATION Kết12 \l 1066 ] với công việc chủ yếu là làm nông nghiệp. Hiện
vẫn có trên 59% số người từ 60 đến 69 tuổi và khoảng 41% người trên 70 tuổi
vẫn đang làm việc, 56,8% trong lĩnh vực nông nghiệp[ CITATION Hội12 \l
1066 ]. Đáng chú ý là, có rất nhiều NCT, đặc biệt là người từ 60 - 69 tuổi, có
nhu cầu làm việc, nhưng không có việc làm do không tìm được công việc phù
hợp, do phải làm việc nhà và điều kiện về sức khỏe. Do điều kiện lịch sử và
những khó khăn hiện tại, khả năng tích lũy vật chất của NCT còn hạn chế. Có
tới 70% số NCT không có tích lũy vật chất, 18% số người thuộc hộ gia đình
nghèo[ CITATION BộY13 \l 1066 ].
Người cao tuổi cũng đang chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc gia đình
khi tỷ lệ hộ gia đình có cha mẹ sống chung với các con đã giảm rõ rệt, từ 80%


7

năm 1993 theo điều tra về mức sống dân cư xuống còn khoảng 69,5% năm
2011[ CITATION Hội12 \l 1066 ]. Thay vào đó là sự gia tăng số hộ gia đình
chỉ có ông bà sống với các cháu (gọi là gia đình “khuyết thế hệ” có nguyên
nhân từ sự di cư của người lao động trẻ tuổi từ nông thôn ra thành thị), từ
6,8% đến 7,1% [ CITATION Hội12 \l 1066 ]. Thực trạng này có thể làm cho
cuộc sống của NCT càng thêm khó khăn hơn, kể cả về kinh tế, xã hội và tâm
lý.
Người cao tuổi thường ít nhiều có rối loạn về tâm lý, hoặc có những ưu

tư, phiền muộn khi cuộc sống thay đổi, đôi khi có biểu hiện tự xa lánh người
khác. Những trở ngại về tinh thần ở NCT thường biểu hiện bằng mặc cảm về
giá trị của mình trong đời sống và mặc cảm về việc phải nhờ đến sự giúp đỡ
của người khác. Kết quả một nghiên cứu cho thấy: số NCT trả lời có tâm
trạng thoải mái, đôi khi thấy cô đơn, thường xuyên thấy cô đơn với tỷ lệ
tương ứng là 52%, 31%, 17%[ CITATION Tổn06 \l 1066 ]. Cũng theo kết quả
của nghiên cứu này, có tới 87% số người nói rằng, gia đình, con cháu đối xử
với họ là tốt, trong đó có 48% cho rằng, đôi khi có những việc chưa hài lòng
với con cháu và có tới 6% số người thật sự không hài lòng với con cháu.
Trong gia đình, khi có những câu chuyện cần chia sẻ, NCT thường tâm sự với
con trai (45%), với vợ hoặc chồng (35%), với con gái (25%), với con dâu, con
rể (15%).
Người cao tuổi, do không còn tiếp tục làm công việc đã gắn bó trong
nhiều năm, nên thường có cảm giác hẫng hụt, trống trải. Với nhiều người,
nghỉ hưu cũng đồng nghĩa với sự thay đổi về địa vị xã hội, về vai trò trong xã
hội và có thể trong chính gia đình. Lúc này, Hội Người cao tuổi là tổ chức gắn
bó mật thiết nhất của những NCT. Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn có Hội
Người cao tuổi với 86% số người tham gia[CITATION Nam \l 1066 ]. Tổ
chức hội tạo điều kiện cho NCT tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn


8

hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và khởi xướng nhiều mô hình hoạt động
phong phú, phát huy vai trò NCT như Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ thơ,
Nhóm vận động khuyến học, Hội Bảo thọ, v.v.. Các hội khác mà NCT tham
gia (như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân) cũng đóng vai trò
quan trọng trong các hoạt động chăm sóc NCT và nhận được sự ủng hộ của
cộng đồng, của những người trẻ tuổi, người tình nguyện. Tham gia xã hội và
duy trì các mối quan hệ thân tình là một trong những nhu cầu rất chính đáng

của NCT. Tuy nhiên, với các mối quan hệ ngoài gia đình, thân tộc, thì số NCT
không có bạn bè thân thiết chiếm một tỷ lệ khá cao. Có 30% số người không
có bạn thân, số người có từ 1 đến 2 và từ 3 đến 4 người bạn thân là 18% và
20%.
Trong các mối quan hệ, đa số NCT (82 %) cảm thấy hài lòng và đánh giá
khá tốt về quan hệ xã hội của họ, trong khi số người cho rằng, mức độ quan
hệ xã hội kém là 18%[ CITATION Hoà \l 1066 ]. Người cao tuổi cũng nhận
được sự tôn kính, biết ơn của thế hệ trẻ và họ còn xem việc dành sự tôn trọng
đối với thế hệ cha ông cũng chính là phương châm sống với những câu thành
ngữ như “kính lão đắc thọ” hay “thương già, già để tuổi cho”. Điều này cũng
cho thấy truyền thống đạo đức, nền tảng gia đình, thuần phong mĩ tục của
người Việt Nam vẫn được bảo tồn và phát huy.
1.3. Sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT
1.3.1. Đặc điểm về sức khoẻ, bệnh tật của người cao tuổi
Do sự lão hoá về tổ chức, sự rối loạn về chức năng và sự suy giảm khả
năng đề kháng nên người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh. Các triệu chứng biểu
hiện, diễn biến của bệnh, khả năng đáp ứng và hồi phục ở người cao tuổi cũng
có những đặc điểm khác biệt so với người trưởng thành. Do sự thoái hoá và
suy giảm chức năng của nhiều cơ quan khác nhau dẫn đến giảm sức đề kháng
và dễ tổn thương nên người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh đồng thời, trong


9

đó thường có một, hai bệnh chính có triệu chứng rõ rệt hơn và có mức độ
nguy hiểm cao hơn cần được ưu tiên điều trị trước. Đặc biệt người cao tuổi
thường mắc nhiều bệnh mạn tính cùng lúc. Bên cạnh các bệnh gây gánh nặng
tử vong lớn như tim mạch, ung thư, ... người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao các
bệnh mạn tính do thoái hoá làm tăng gánh nặng do tàn tật ở người cao tuổi.
Các bệnh lý này khiến cho người cao tuổi giảm khả năng thực hiện các hoạt

động hằng ngày, tăng nguy cơ tàn phế, tăng mức độ phụ thuộc của người cao
tuổi. Đặc biệt người cao tuổi rất hay gặp các bệnh lý thoái hoá thần kinh làm
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống[CITATION Trư04 \l 1066 ].
Các triệu chứng biểu hiện bệnh ở người cao tuổi thường không điển hình
do khả năng phản ứng với bệnh tật kém. Một bệnh thường có triệu chứng sốt
cao thì ở người cao tuổi có thể chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Việc có thể mắc
nhiều bệnh cùng lúc cũng khiến cho các triệu chứng ở người cao tuổi dễ bị lu
mờ không điển hình hoặc xuất hiện những triệu chứng ít gặp ở người trẻ. Do
hệ thống miễn dịch suy giảm nên khi mắc bệnh người cao tuổi thường dễ bị
bội nhiễm. Một trong những bội nhiễm hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi là viêm
phổi. Bội nhiễm có thể làm nặng nề thêm các bệnh lý sẵn có ở người cao tuổi.
Khi mắc bệnh, người cao tuổi cũng thường dễ bị các biến chứng và diễn biến
nặng nề hơn so với người trẻ. Điều này bắt buộc người cao tuổi phải sử dụng
nhiều loại thuốc hơn so với người trẻ, thời gian điều trị cũng thường kéo dài
hơn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng điều trị của người cao tuổi cũng kém
hơn nên nguy cơ gặp tai biến khi điều trị cũng cao hơn. Bởi vậy, thầy thuốc
cần thận trọng hơn trong việc chỉ định phương pháp điều trị, lựa chọn thuốc
điều trị phù hợp cho người cao tuổi[CITATION Trư04 \l 1066 ].
1.3.2. Các vấn đề sức khoẻ hay gặp ở người cao tuổi
Các vấn đề sức khoẻ ở bệnh nhân cao tuổi có thể được chia thành 3
nhóm: nhóm bệnh lý nội khoa bao gồm cả những bệnh đã được chẩn đoán và


10

cả những bệnh chưa rõ nguyên nhân, nhóm các rối loạn chức năng và nhóm
các vấn đề về tâm lý xã hội. Các vấn đề của bệnh nhân cao tuổi cần được liệt
kê đầy đủ qua khai thác tiền sử, khám thực thể và chỉ định làm các xét nghiệm
cận lâm sàng. Đây có thể là các vấn đề sức khoẻ hay gặp ở người cao tuổi trên
lâm sàng như cholesterol máu cao, tăng huyết áp hay đôi khi chỉ là những

phàn nàn về các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón. Việc xử trí các vấn đề này
ngoài các biện pháp điều trị còn cần phải hướng tới mục đích phòng bệnh và
cả phục hồi chức nǎng. Theo thống kê, các hội chứng hay gặp trong lão khoa
bao gồm: hội chứng dễ bị tổn thương, hội chứng giảm hoạt động chức năng,
hội chứng suy dinh dưỡng protein năng lượng, hội chứng rối loạn dáng đi và
ngã, hội chứng giảm vận động, hội chứng loét ở người cao tuổi, hội chứng
mất nước, hội chứng trầm cảm, hội chứng giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ, hội
chứng đau mạn tính,...[CITATION Trư04 \l 1066 ]
Trên thực tế, rất khó có thể thǎm dò và xác định tất cá các vấn đề nội
khoa, tâm lý, xã hội, kinh tế và đời sống gia đình trong mỗi một lần khám
bệnh. Bệnh nhân cao tuổi có thể được quản lý, chăm sóc tốt hơn khi người
thầy thuốc y học gia đình làm việc trong một nhóm và có mối liên hệ phối
hợp chặt chẽ với các thành viên trong gia đình hoặc người chǎm sóc, với bạn
bè, hàng xóm của bệnh nhân[CITATION Trư99 \l 1066 ].
1.3.3. Hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày và chất
lượng cuộc sống ở NCT
1.3.3.1. Khái niệm về hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày
Thuật ngữ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (Activities of daily living ADLs) được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe để chỉ hoạt động tự chăm sóc
hàng ngày của con người. Khái niệm về ADLs ban đầu được đề xuất vào
những năm 1950 bởi Sidney Katz và cộng sự

của ông tại Bệnh viện

Benjamin Rose ở Cleveland, OH và đã được thêm vào và chỉnh sửa bởi nhiều
nhà nghiên cứu kể từ thời điểm đó[ CITATION Noe \l 1033 ]. Khái niệm này
được sử dụng đặc biệt cho những người bị chấn thương, người khuyết


11


tật và người già [ CITATION Kri02 \l 1033 ]. Các em nhỏ thường yêu cầu sự
giúp đỡ từ người lớn để thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày, vì
chúng chưa phát triển các kỹ năng cần thiết để thực hiện chúng một cách độc
lập.
Các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày được định nghĩa là những điều
chúng ta thường làm như: ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, chải tóc, làm việc,
làm việc nhà và giải trí.
Hoạt động chức năng trong cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi
được chia thành hai phần, hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (Activities of
Daily Living - ADL’s) và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sử dụng
phương tiện (Instrumental Activities of Daily Living - IADL’s).
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản (ADL’s): Bao gồm các nhiệm
vụ tự chăm sóc cơ thể[CITATION Trư99 \l 1066 ].
− Đi lại: Có đi lại quanh nhà được không? Có khó khǎn gì khi đi lên cầu
thang không? Có bị ngã không? Có thương tích không? Có phải dùng dụng cụ
hỗ trợ như gậy, người dìu?
− Ăn uống : Có ǎn kiêng hoặc ăn các thức ǎn đặc biệt không? Có gặp
khó khǎn khi ǎn hoặc gắp thức ǎn không? Có phải sử dụng các dụng cụ đặc
biệt để ǎn không?
− Vệ sinh cá nhân: Ông (bà) có gặp khó khǎn khi tắm không? Ông (bà)
có thể tự tắm được không? Ông (bà) có thể tự vào/ra khỏi vòi tắm hoặc bồn
tắm được không? Ông (bà) có thể tự đánh răng được không?
− Mặc quần áo: Có khó khǎn khi mặc quần áo như kéo khóa hoặc đi
giầy không? Có cần sự giúp đỡ khi mặc hoặc lựa chọn quần áo không?
− Đi vệ sinh: Có gặp khó khǎn khi đi vệ sinh không? Nhà vệ sinh có gần
với phòng ngủ không? Có phải sử dụng bô đặt cạnh giường không? Có gặp
phải vấn đề trong kiềm chế đại tiểu tiện không?


12


Một cách để suy nghĩ về các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày cơ bản là
những điều nhiều người làm khi họ thức dậy vào buổi sáng và sẵn sàng để đi ra
khỏi nhà:

ra khỏi giường, đi vào nhà vệ sinh, tắm, ăn uống, mặc quần

áo[ CITATION Wil14 \l 1033 ].
Hạn chế HĐSHHN cơ bản tức là không thể tự chăm sóc được bản thân,
cần thiết phải được chăm sóc và phụ thuộc một phần hay hoàn toàn vào người
chăm sóc. Có nhiều bảng điểm để đo lường sự hạn chế HDSHHN cơ bản, ở
đây chúng tôi dựa theo bảng điểm của Katz bao gồm 6 mục tình trạng chức
năng như trên. Từ bảng điểm này có thể phân chia theo tình trạng chức năng
tốt (không bị hạn chế hoặc bị dưới hai hạn chế trong HĐSHHN) và tình trạng
chức năng kém (bị ít nhất ba hạn chế trong HĐSHHN). Một số tác giả chia
thành 4 loại: loại O (độc lập) không có bất kì hạn chế nào trong HĐSHHN;
loại A (hạn chế mức độ nhẹ) hạn chế 1 hoặc 2 HĐSHHN; loại B (hạn chế mức
độ trung bình) hạn chế 3 hoặc 4 HĐSHHN và loại C (hạn chế mức độ nặng)
hạn chế 5 hoặc 6 HĐSHHN[ CITATION Gil121 \l 1066 ].
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày có sử dụng phương tiện (IADL’s):
không phải là những hoạt động cơ bản, nhưng là hoạt động để cho một cá
nhân sống độc lập trong một cộng đồng. Chức năng HĐSHHN có sử dụng
phương tiện được coi là phức tạp hơn và thường bị mất trước chức năng
HĐSHHN cơ bản. Đánh giá chức năng này hữu ích hơn trong việc xác định
một người đang hoạt động sinh hoạt ở hiện tại như thế nào, để xem người đó
được cải thiện hay bị suy giảm theo thời gian ra sao. Có 8 lĩnh vực chức năng
để đo trong công cụ này[ CITATION Car07 \l 1066 ].
− Sử dụng phương tiện đi lại: Đi đến cơ quan bằng cách nào? Có phải
lái xe? Có đi cả ban đêm? Có sử dụng các phương tiện đi lại công cộng như
xe buýt không? Có giấy xác nhận tàn tật không?



13

− Quản lý tiền: (Có thể đọc hoặc viết?) Ai trả tiền và quản lý tiền? Có
nhận được các sự hỗ trợ đặc biệt về mặt tài chính hoặc từ tổ chức không?
− Nấu ǎn: Ai chuẩn bị bữa ǎn? Có được phát thức ǎn tận nơi không? Ai
là người mua bán thực phẩm? (Có ai sống cùng không và có đủ thức ǎn cho
tất cả mọi người không?)
− Làm công việc nhà: Ai làm công việc nội trợ? Ai giặt quần áo?
− Sử dụng điện thoại: Nhà có điện thoại không? Khi có hoả hoạn hay
cần cấp cứu thì gọi số nào? Trong trường hợp cấp cứu, sẽ gọi ai trong gia đình
đến giúp đỡ? Số điện thoại nào?
− Sử dụng thuốc: Hàng ngày dùng thuốc gì? Uống như thế nào? Có
thuốc nào không do kê đơn không? Có để thuốc ở chỗ tránh trẻ con nghịch
không? Có tủ thuốc không? Ai mua thuốc để cho vào tủ?
Phụ nữ được đánh giá trên cả 8 chức năng, với nam giới các lĩnh vực:
nấu ăn, giặt quần áo, dọn nhà được loại trừ. Điểm được tính theo mức cao nhất
của hoạt động trong lĩnh vực đó, dao động từ 0 (chức năng thấp, phụ thuộc) đến
8 (chức năng cao, độc lập) cho phụ nữ và từ 0 đến 5 cho nam giới[ CITATION
Gil12 \l 1066 ].
1.3.3.2. Mối liên quan giữa HĐSHHN và chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS): Theo WHOQOL (The World Health
Organization Quality of Life) – Group 1998 thì CLCS là “sự hiểu biết của cá
nhân về vai trò của họ trong xã hội trong bối cảnh văn hóa và các giá trị của
hệ thống mà họ đang sống và trong mối quan hệ với các mục tiêu cuộc sống,
kỳ vọng, mong đợi, các tiêu chuẩn và các mối quan tâm[ CITATION MJa04 \l
1033 ].
Khái quát chung, CLCS là một thuật ngữ mang ý nghĩa tổng thể và sự
hài lòng của một cá nhân trước tất cả các yếu tố đa dạng của cuộc sống. Vì

vậy, đo lường CLCS phải chú ý tới những đặc trưng về tính toàn diện, đa khía


14

cạnh, mang tính chủ quan cao và bị tác động bởi đặc thù kinh tế-văn hóa-xã
hội cụ thể[ CITATION Vươ13 \l 1033 ].
Người ta nhận thấy rằng chất lượng cuộc sống của NCT có liên quan với
chức năng hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không có bệnh nhưng cá
nhân người cao tuổi vẫn yêu cầu có một hoạt động sinh hoạt hàng ngày tốt để
duy trì tình trạng sức khỏe của họ. Độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hằng
ngày là một yếu tố quan trọng trong chất lượng cuộc sống của
NCT[ CITATION YuN \l 1066 ].
1.4. Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.4.1 Chiến lược của WHO
Khung y tế - xã hội cho già hóa khỏe mạnh: cơ hội cho các can thiệp y tế - xã
hội (A public-health framework for Healthy Ageing: opportunities for publichealth action) của World Report on Ageing and Health, WHO 2015.
1. Can thiệp về dịch vụ y tế: bao gồm các can thiệp cung cấp dịch vụ y tế dự
phòng, chẩn đoán sớm và kiểm soát bệnh mạn tính ở giai đoạn 1 của quá
trình già hóa; đảo ngược, hoặc làm chậm sự suy giảm năng lực ở giai đoạn
2 và quản lý các bệnh mạn tính đã tiến triển ở giai đoạn cuối.
2. Can thiệp chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi từ giữa giai đoạn 2 (giai
đoạn suy giảm năng lực): hỗ trợ người cao tuổi nâng cao năng
lực,năng
hànhlựcvi
Suy giảm
Năng lực tốt và ổn định

Suy giảm năng lực


nghiêm trọng

và chăm sóc đảm bảo nhân phẩm cho người cao tuổi ở giai đoạn cuối vòng
Khả năng
hoạt động

đời, khi năng lực đã bị suy giảm nghiêm trọng.

3. Can thiệp vào môi trường văn hóa, xã hội: bao gồm các can thiệp nhằm
Năng lực

nâng cao năng lực, đẩy mạnh lối sống, hành vi lành mạnh cho sức nội
khỏe
tại
một cách mạnh mẽ ngay từ giai đoạn đầu của vòng đời; hỗ trợ người cao
 
tuổi loại bỏ những
rào cản trong tham gia hoạt động kinh tế, xã hội, bù đắp
Dự phòng hoặc bảo đảm

Chăm sóc y tế:

phát hiện sớm và kiểm

Đảo ngược hoặc làm  

quá trình suy
soát các
bệnh
mạnởtính

sự mất mát về năng
lực
sống
giai đoạnchậm
cuối.
giảm
năng lực

Chăm sóc dài hạn:

Hỗ trợ các hành vi giúp
cải thiện năng lực

Bảo đảm nhân phẩm,
chất lượng cuộc sống cuối đời

Thúc đẩy các hành vi giúp cải thiện năng lực
Can thiệp môi
trường xã hội:

 Quản lý các
bệnh mạn tính
đã tiến triển

 
Loại bỏ các rào cản đối với sự tham gia
hoạt động Xã hội; hỗ trợ, bù đáp sự mất mát năng lực


15


Hình 1.1: Khung phân tích về già hóa khỏe mạnh
Nguồn: World Report on Ageing and Health, WHO 2015.

1.4.2. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho NCT và vai trò của bác sỹ gia đình
Đối với người cao tuổi, việc chăm sóc sức khoẻ không chỉ là chữa bệnh
mà còn phải giảm thiểu những thiệt thòi, hạn chế; phục hồi chức năng, đảm
bảo sự ổn định về tinh thần, duy trì trạng thái dễ chịu, thoải mái và bảo đảm
phẩm giá con người. Điều này cũng phù hợp với 6 nguyên tắc và định hướng
cơ bản của mô hình bác sĩ gia đình. Đặc biệt, hai nguyên tắc quan trọng được
nhấn mạnh trong chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi là nguyên tắc toàn
diện và liên tục. Chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người cao tuổi đòi hỏi phải
có sự đánh giá toàn diện về lão khoa với sự tham gia của thầy thuốc thuộc
nhiều chuyên khoa khác nhau như bác sĩ lão khoa, bác sĩ gia đình, chuyên gia
dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý, phục hồi chức năng,...; kết hợp giữa điều trị


16

bệnh, phục hồi chức năng, lao động liệu pháp, dinh dưỡng trị liệu, chăm sóc
trong hoạt động hàng ngày cũng như chăm sóc về tâm lý xã hội, hoà nhập
cộng đồng[CITATION Trư99 \l 1066 ].
Nguyên tắc liên tục trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thể hiện
trong việc theo dõi, quản lý sức khoẻ, chăm sóc dự phòng khi còn khoẻ mạnh
đến khi điều trị bệnh tật và các yếu tố nguy cơ sức khoẻ phát sinh. Chăm sóc
liên tục còn được thể hiện cả việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý trong giai
đoạn cấp tính tại bệnh viện và các cơ sở y tế cho tới việc theo dõi, chăm sóc
trong giai đoạn hồi phục, phục hồi chức năng cũng như chăm sóc điều trị dài
ngày trong giai đoạn cuối đời. Chăm sóc liên tục còn có thể được thực hiện
trong các trại dưỡng lão, tại các hộ gia đình và trong cộng đồng. Ngoài việc thăm

khám và điều trị bệnh tật như đối với các lứa tuổi khác, việc chăm sóc sức khoẻ
cho người cao tuổi có những vấn đề đặc biệt cần được quan tâm nhiều hơn nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời. Việc chăm sóc sức
khoẻ cho người cao tuổi cần quan tâm đến các vấn đề sau đây.
1.4.2.1. Vấn đề ăn uống
Với người cao tuổi do chức năng tiêu hoá và hấp thu đã bị suy giảm cộng
thêm với nhiều loại bệnh tật có liên quan đến chế độ ăn uống nên cần phải
quan tâm đầy đủ đến chế độ ăn uống. Nhiều loại bệnh tật hay gặp ở người cao
tuổi đòi hỏi phải có chế độ ăn kiêng hợp lý như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Các bệnh này nhiều khi chưa cần phải dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế
độ ăn phù hợp. Các thói quen của người cao tuổi về ăn kiêng, uống rượu và
hút thuốc lá cũng cần được quan tâm thu thập để có tư vấn, hướng dẫn và điều
chỉnh hợp lý. Việc sử dụng thuốc ở người cao tuổi cũng cần phải có sự quan
tâm đặc biệt, rà soát các loại thuốc đang được sử dụng, loại bỏ những loại
thuốc không cần thiết hoặc có hại cho sức khoẻ của người cao tuổi.


17

1.4.2.2. Dự phòng và nâng cao sức khoẻ
Đối với người cao tuổi, việc luyện tập thể dục có những lợi ích cho huyết
áp, hệ tim mạch, hằng định nội môi về glucose, tỷ trọng xương, có tác dụng
tốt đối với toàn thân, chống mất ngủ, táo bón. Tuy nhiên, khi tập luyện cần
loại bỏ những động tác quá mạnh với cột sống nhất là với những người loãng
xương. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, người thầy thuốc gia đình cần tư vấn
hướng dẫn cho người cao tuổi có các hoạt động tập luyện phù hợp. Việc tập
luyện phục hồi chức năng nên có sự hướng dẫn của nhân viên vật lí trị liệu và
cần chú ý biện pháp đề phòng ngã gây tai nạn, chấn thương. Có thể tạo miễn
dịch chủ động với một số bệnh: Cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn, uốn ván.
Ngoài ra cần hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

1.4.2.3. Khám sàng lọc
Người cao tuổi cần được khám, kiểm tra sức khoẻ theo định kỳ. Với
những người không có các dấu hiệu bất thường, cần được khám sức khoẻ tổng
quát theo định kỳ hằng năm. Với những người có các dấu hiệu bất thường,
cần phải thực hiện việc khám sàng lọc ngay. Ngoài việc sàng lọc việc thực
hiện các chức năng chung, người cao tuổi cần được sàng lọc các yếu tố nguy
cơ và các tình trạng bệnh lý hay gặp. Việc xây dựng kế hoạch khám sàng lọc
cần dựa trên mô hình bệnh tật của người cao tuổi nói chung cũng như các yếu
tố nguy cơ đối với từng cá thể. Tuy nhiên, cần phải có sự thảo luận cân nhắc
với đối tượng cả về lợi ích, giá thành trước khi thực hiện các can thiệp sàng
lọc. Một số các sàng lọc sau đây có thể được cân nhắc đối với người cao tuổi.
− Sàng lọc phát hiện các suy giảm chức năng, đặc biệt là phát hiện sớm
tình trạng sa sút trí tuệ.
− Kiểm tra sàng lọc phát hiện tăng huyết áp, tình trạng tăng cholesterol
máu, khám sàng lọc đục thuỷ tinh thể, soi đại tràng để phát hiện ung thư ở
nhóm nguy cơ cao cho cả nam và nữ.


18

− Kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý ung thư như ung thư gan, ung thư phổi,
ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới; xét nghiệm ung thư cổ tử
cung (test papanicolaou), khám vú, siêu âm vú định kỳ và chụp Xquang tuyến
vú cho phụ nữ có nguy cơ.
− Việc định kỳ xét nghiệm đờm cũng có thể được cân nhắc cho những
người có nguy cơ mắc lao cao.
1.4.2.4. Quản lý bệnh tật
Một trong những biện pháp có giá trị nhất trong đề phòng bệnh tật, tránh
tai biến cho người cao tuổi là nắm vững tình hình sức khỏe, tiền sử, bệnh sử
của họ. Thầy thuốc và người nhà phải chú ý tới vấn đề bệnh nhân than phiền,

cả những điều tưởng nhỏ nhặt, như: hay quên, lú lẫn, rối loạn tình dục, tiểu
tiện không tự chủ. Chú ý những nguy cơ có thể có để tìm cách ngăn chặn, như
đối với những người giảm nhận thức, hay hút thuốc lá có thể gây hỏa hoạn do
vô ý, hoặc người dùng nhiều thuốc ngủ có nguy cơ tắc ruột do ứ phân, mê
sảng, lú lẫn. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu bệnh lý cần phải can thiệp sớm và
kip thời bởi các triệu chứng có thể không rõ ràng, rầm rộ như ở người trẻ.
1.4.2.5. Hỗ trợ xã hội
Chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi còn cần phải quan tâm đến các
vấn đề công ăn việc làm phù hợp, nhà ở và môi trường, xây dựng các chương
trình giáo dục, sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và mạng lưới cộng
đồng. Người cao tuổi cần phải được tạo điều kiện để có thể tham gia hoà nhập
với cộng đồng, cần được tôn trọng và tạo điều kiện để có những đóng góp phù
hợp cho xã hội. Làm tốt công tác an sinh xã hội và phấn đấu để người cao tuổi
có thể được chăm sóc toàn diện tại gia đình, cộng đồng là một trong những
mục tiêu phấn đấu của hệ thống y tế và cần được sự quan đầu tư của nhà
nước, gia đình và cộng đồng.
1.5. Một số nghiên cứu về hạn chế HĐSHHN và chăm sóc NCT


×