Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

ình thái mũi và mối tương quan giữa góc mũi môi với các thành phần liên quan ở nhóm người việt tại hà nội tuổi từ 18 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.28 MB, 104 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mũi có vai trò quan trọng với thẩm mỹ khuôn mặt và là một yếu tố đặc
trưng để phân biệt các chủng tộc khác nhau. Trên khuôn mặt, mũi nằm ở trung
tâm và là đơn vị thẩm mỹ nổi bật nhất [1]. Để đánh giá một chiếc mũi là rộng
hay hẹp, cao hay thấp, dài hay ngắn nên đưa ra trong tương quan với giới tính,
dạng người và chủ yếu là với toàn bộ khuôn mặt. Một chiếc mũi được cho là
cân đối khi nó hài hòa với thẩm mỹ khuôn mặt. Sự thay đổi hình thái mô mềm
mũi có ảnh hưởng tới thẩm mỹ toàn bộ khuôn mặt. Vì vậy, hiểu biết đầy đủ về
đặc điểm hình thái mũi rất cần thiết cho các nhà lâm sàng để chẩn đoán, lên
kế hoạch và tiên lượng kết quả điều trị, không chỉ trong phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ mà còn trong chỉnh hình răng mặt.
Hình thái mũi của mỗi dân tộc có những đặc trưng rất riêng biệt. Trên
thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu từ rất sớm trên người da trắng [1],
[2],[3],[4],[5],[6] một số ít trên người da đen [7],[8]. Gần đây trên người
Trung Quốc [9] và người châu Á [10],[11],[12],[13],[14], đã cho thấy sự khác
biệt giữa các chủng tộc về đặc điểm hình thái cũng như các thông số nhân trắc
mô mềm mũi. Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu về hình thái mũi
còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu ứng dụng trong điều trị.
Trên lâm sàng, các bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình răng hàm
mặt thường phải căn cứ vào các chỉ số và số đo của các công trình nghiên cứu
của nước ngoài, có nhiều khác biệt so với người Việt Nam. Bởi vậy, việc xác
định các chỉ số, kích thước hình thái mô mềm mũi của người Việt đang là một
nhu cầu cần thiết.


2

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hình


thái mũi và mối tương quan giữa góc mũi môi với các thành phần liên quan
ở nhóm người Việt tại Hà Nội tuổi từ 18 - 25” với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả một số đặc điểm hình thái mô mềm mũi trên ảnh chuẩn hóa
của một nhóm người Việt tại Hà Nội tuổi từ 18 - 25.

2.

Xác định mối tương quan giữa góc mũi môi với các thành phần liên
quan trên phim sọ nghiêng của nhóm đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu mũi
Mũi được chia làm ba phần: mũi ngoài, khoang mũi trong và các
xoang. Giải phẫu mũi ngoài được các nhà tạo hình thẩm mỹ quan tâm ứng
dụng trong lâm sàng nhiều hơn. Khung sườn của mũi ngoài được chống đỡ
bởi xương mũi ở một phần ba trên và sụn hai phần ba giữa và dưới, được bao
phủ bởi da và mô mềm.
1.1.1. Khung xương mũi
Khung xương mũi ngoài gồm hai xương mũi và phần mũi của xương
trán, mỏm trán và gai mũi của xương hàm trên. Xương mũi chống đỡ tạo nên
một phần ba trên của khung sườn vòm mũi (Hình 1.1) [15].
1.1.2. Khung sụn mũi
Các sụn mũi: gồm sụn mũi bên, sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ,
các sụn mũi phụ (sụn vừng), sụn vách mũi và sụn lá mía. Cùng với xương

mũi, sụn mũi bên, các sụn cánh lớn, các sụn cánh nhỏ và sụn mũi phụ tạo nên
vòm mũi (Hình 1.1) [15].
Các phần tạo nên vách ngăn mũi gồm: xương (mảnh thẳng xương sàng,
xương lá mía) và sụn (sụn vách mũi, sụn lá mía, trụ trong của sụn cánh lớn)
(Hình 1.2) [15].
1. Xương mũi
2. Sụn mũi bên
3. Trụ ngoài sụn cánh lớn
4. Vòm mũi
5. Trụ trong sụn cánh lớn
6. Sụn cánh nhỏ
7. Mô xơ mỡ cánh mũi

Hình 1.1. Xương và sụn mũi ngoài (mặt bên) [15]


4

1. Xương mũi
2. Mảnh thẳng đứng xương sàng
3. Xương khẩu cái
4. Xương hàm trên
5. Sụn vách mũi
6. Lát cắt qua sụn mũi bên

Hình 1.2. Cấu trúc vách ngăn mũi [15]
1.1.3. Mô mềm mũi
Mũi có hình dáng lăng trụ tứ giác hình tháp gồm ba phần chính: khung
xương-sụn mũi, bên ngoài bao phủ bởi da, tổ chức mô mềm dưới da và lót bên
trong bởi niêm mạc. Góc trên của tháp mũi liên tiếp với trán tại gốc mũi, gốc

mũi nằm giữa hai mắt; nơi gặp nhau của hai mặt bên tháp mũi trên đường
giữa là một gờ tròn gọi là sống mũi. Sống mũi tận cùng ở một đầu tự do ở
phía trước-dưới có tên là đỉnh mũi; các mặt bên tháp mũi mở rộng và tận cùng
ở phía dưới tại các cánh mũi, hai cánh mũi tạo với má hai rãnh hai bên gọi là
rãnh mũi má. Ở phía dưới, ở hai bên đỉnh mũi có hai lỗ mũi trước ngăn cách
nhau bởi vách mũi [15].
1.1.4. Da và mô dưới da
Da vùng mũi ngoài ít lông và tương đối dày ở một phần ba trên của
mũi. Da trở nên mỏng hơn ở đoạn một phần ba giữa, ở đoạn một phần ba
dưới thì dày trở lại và có nhiều tuyến bã. Da người châu Á thường dày
và săn chắc thuận lợi cho việc sử dụng chất liệu nhân tạo khi tạo hình
nâng mũi. Mô mềm dưới da bao gồm: các cơ, mạch máu, thần kinh, mô
mỡ và các liên kết khác [15].


5

1.2. Đặc điểm hình thái mũi
1.2.1. Các kích thước cơ bản của tháp mũi
Đánh giá một cách tỉ mỉ và có hệ thống là nền tảng đánh giá thẩm mỹ
mũi. Cần phân tích mũi như một đơn vị thẩm mỹ độc lập của khuôn mặt,
không những cần đánh giá về kích thước, hình thái từng cấu trúc đơn vị thẩm
mỹ mũi mà còn đánh giá mối tương quan của nó với các thành phần và cấu
trúc xung quanh cũng như với phức hợp sọ mặt. Đánh giá thẩm mỹ mô mềm
mũi ở tư thế đầu tự nhiên, với vị trí các răng cắn nhẹ và các thành phần mô
mềm ở trạng thái nghỉ.
Các thuật ngữ và các mốc giải phẫu
Các mốc giải phẫu trên mô mềm có cách xác định rõ ràng, ký hiệu thống
nhất trong tất cả các tài liệu nghiên cứu (Hình 1.3)[1].


Hình 1.3. Các điểm giải phẫu trên mô mềm [1]
Các thuật ngữ mô tả tương quan của mũi rất quan trọng khi phân tích
thẩm mỹ mũi, cho phép mô tả rõ ràng tương quan mũi khi phức hợp sọ mặt ở
trạng thái nghỉ để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Tương quan với sọ mặt:
trước, sau, trên, dưới. Tương quan các thành phần của mũi: đầu, chóp, sống,
nền (Hình 1.4) [15].


6

Các tiểu đơn vị thẩm mỹ mũi
Về mặt giải phẫu thẩm mỹ có thể chia mũi ngoài thành sáu tiểu đơn
vị gồm: gốc mũi, sống mũi, thành bên mũi, chóp mũi, cánh mũi, tam giác
phần mềm mũi, trụ mũi. Trong quá trình phẫu thuật, các đường rạch da, nếp
sẹo phải nằm trên các ranh giới các đơn vị này thì kết quả sẽ cải thiện hơn
(Hình 1.4) [15].

Hình 1.4. Các thuật ngữ mô tả tương quan không gian của mô mềm mũi,
các tiểu đơn vị thẩm mỹ mũi ngoài [15]
- Chiều cao mũi là kích thước theo chiều dọc từ điểm lõm mũi nasion
(N’) đến điểm dưới mũi subnasale (Sn).
- Chiều dài sống mũi là kích thước theo chiều dọc từ điểm lõm mũi
nasion (N’) đến điểm đỉnh mũi pronasale (Pn).
- Độ nhô đỉnh mũi là kích thước theo chiều ngang từ rãnh mũi má đến
đỉnh mũi.
- Chiều rộng mũi là khoảng cách giữa hai điểm cánh mũi trái – phải (Al-Al).
- Chỉ số mũi của Olivier [16] là một trong những tiêu chuẩn đánh giá
đặc trưng hình thái chủng tộc. Chỉ số mũi là tỷ lệ giữa chiều rộng mũi (AL-



7

Al) và chiều cao mũi từ gốc mũi đến chân trụ mũi (N-Sn), công thức được
tính như sau:
Chỉ số mũi =
Theo nghiên cứu của Olivier, ông phân ra thành bảy dạng mũi: cực
hẹp/lép: <39,99, rất hẹp/lép: 40-54,99, mũi hẹp/lép: 55-69,99, mũi trung bình:
70-84,99, mũi rộng/tẹt (broad): 85-99,99, rất rộng/tẹt: 100-114,99, cực
rộng/tẹt: >115.
Theo nghiên cứu của Lang và cộng sự, dựa trên phân loại của Olivier
nhưng loại trường hợp mũi cực lép và cực tẹt để phù hợp với chủng tộc châu
Á. Trong đó, dạng mũi trung bình đặc trưng thường gặp ở người châu Á có
giá trị từ 70,0-84,9 với đặc điểm: độ nhô lưng mũi giảm, sống mũi rộng, độ
nhô chóp mũi giảm và trụ mũi ngắn [15].
Chỉ số mũi có giá trị trong nhân trắc học và là đặc trưng cho từng
chủng tộc với giá trị rất khác biệt.

Hình 1.5. Các kích thước cơ bản của tháp mũi và chỉ số mũi [15]


8

1.2.2. Phân loại hình dạng tháp mũi
Rudolf (1928) phân thành 15 dạng mũi (theo trích dẫn của Trần Thị
Anh Tú [17]).

Hình 1.6. Phân loại mũi theo Rudolf (1928) [17]
Olivier (1971) phân thành năm dạng mũi [16].

Hình 1.7. Phân loại mũi theo Olivier (1971) [16]

Legent và Jost (1988) phân thành chín dạng mũi ở người Châu Âu [17].


9

Hình 1.8. Phân loại mũi theo Legent và Jost (1988) [17]
Ahmet Uzun (2014) phân loại thành sáu dạng mũi ở nam và sáu dạng
mũi ở nữ [10].

Hình 1.9. Sáu dạng mũi ở nam và sáu dạng mũi ở nữ Thổ Nhĩ Kỳ theo
Uzun A. (2014) [10]
Hầu hết các tác giả phân loại các dạng mũi dựa trên hình dáng của sống
mũi và độ nghiêng của bờ dưới mũi. Hình dáng sống mũi cơ bản: thẳng, gồ,
lõm. Độ nghiêng của bờ dưới mũi đánh giá thông qua giá trị góc mũi môi:
mũi trung gian, mũi khoằm, mũi hếch.
Hình dạng sống mũi
Đường nối sống mũi (nasal dosal line) là đường thẳng kẻ từ điểm
nasion (N’) đến đỉnh mũi pronasale (Pn). Sống mũi lý tưởng nên song song và


10

lõm nhẹ về phía nền so với đường thẳng này. Ở nữ, sống mũi lý tưởng lõm
nhẹ dưới khoảng 2 mm so với đường nối sống mũi, ở nam sống mũi lý tưởng
ngang với đường nối sống mũi. Nếu sống mũi nằm ở phía nền (basal) so với
đường nối sống mũi, đòi hỏi cần nâng và mở rộng sống mũi và ngược lại, nếu
sống mũi nằm ở phía lưng (dosal) so với đường nối sống mũi, thì cần thu gọn
sống mũi (Hình 1.5) [15].
Đường viền sống mũi so với đường nối sống mũi có thể thẳng, gồ, lõm.
Sống mũi gồ thường có các bướu mũi (hump), trong khi đó các mũi lõm có

các sườn núi tuyết (ski slope). Trường hợp sống mũi lõm hình yên ngựa
(saddle nose) thường là hậu quả của chấn thương xương mũi và/hoặc chấn
thương sụn vòm mũi. Những trường hợp này cần phẫu thuật nâng mũi [15].

Hình 1.10. Đường nối sống mũi (nasal dosal line) là đường thẳng kẻ từ
điểm nasion ( N’) đến đỉnh mũi pronasale (Pn) [15]
A. Mũi lõm: sống mũi nằm phía nền (basal) so với đường nối sống mũi
B. Mũi thẳng: sống mũi song song và lõm nhẹ về phía nền (basal) so với đường nối
sống mũi
C. Mũi gồ: sống mũi nằm phía lưng (dosal) so với đường nối sống mũi

Hình dạng sống mũi không cân đối là một trong những đặc điểm khiến
bệnh nhân không hài lòng về thẩm mỹ mũi. Do đó, phân loại mũi theo hình
dạng sống mũi có giá trị trong chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị thẩm mỹ mũi.


11

Góc mũi môi
Giá trị góc mũi môi phản ánh độ nghiêng của bờ dưới mũi, dựa trên giá
trị góc này phần thành ba dạng: trung bình, hếch và khoằm. Nhận xét mũi với
cùng các chỉ số, so với góc mũi môi lý tưởng, góc mũi môi lớn hơn thì đầu
mũi hếch và chiều dài mũi ngắn hơn, với góc mũi môi nhỏ hơn thì đầu mũi
khoằm và chiều dài mũi dài hơn. Phân loại mũi theo giá trị góc mũi môi có
giá trị trong chẩn đoán và lập kế hoạch phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mũi [18].
Tại Việt Nam, Trần Thị Anh Tú (2003) nghiên cứu hình thái mũi trên
400 sinh viên người Việt. Áp dụng phương pháp phân loại dạng mũi theo
Olivier, Trần Thị Anh Tú đưa thêm tiêu chuẩn xếp loại dựa trên hình dạng
mũi trên ảnh thẳng, và sử dụng cách gọi tên thông dụng của người dân bình
thường, sắp xếp thành sáu dạng mũi (Hình 1.14)[17]:

- Mũi thẳng: Đường nối gốc mũi- đỉnh mũi trùng hoặc chênh lệch 1mm
so với sống mũi ở chỗ nối giữa phần xương và sụn của mũi. Thấy một phần lỗ
mũi trên ảnh thẳng.
- Mũi lõm: Sống mũi lõm dưới đường nối gốc mũi – chóp mũi từ trên
1mm đến 5mm ở chỗ nối giữa phần xương và sụn của mũi. Thấy một phần lỗ
mũi trên ảnh thẳng.
- Mũi gãy: Sống mũi lõm dưới đường nối gốc mũi – chóp mũi nhiều
hơn 5mm ở chỗ nối giữa phần xương và sụn của mũi. Thấy một phần lỗ mũi
trên ảnh thẳng.
- Mũi gồ: Sống mũi gồ lên trên 1mm so với đường nối gốc mũi – chóp
mũi ở chỗ nối giữa phần xương và sụn của mũi. Thấy một phần lỗ mũi trên
ảnh thẳng.
- Mũi hếch: Chóp mũi ở cao hơn nhiều so với chân trụ mũi và góc mũi
môi > 1100. Thấy toàn bộ lỗ mũi trên ảnh thẳng.
- Mũi khoằm: Đỉnh mũi ở thấp hơn chân trụ mũi và/hoặc góc mũi môi
< 800. Không thấy lỗ mũi trên ảnh thẳng.


12

A

B

C

D

E


F

Hình 1.11. Các dạng mũi theo phân loại dựa vào góc mũi môi và đặc điểm
đường viền sống mũi của Trần Thị Anh Tú (1999) [17]
A. Mũi thẳng, B. Mũi lõm, C. Mũi gãy, D. Mũi gồ, E. Mũi hếch, F. Mũi khoằm.

Phân loại của Trần Thị Anh Tú có tiêu chuẩn xếp loại chi tiết, các dạng
mũi được đặt tên theo cách gọi thông dụng của người Việt, có thể ứng dụng
trong lâm sàng phù hợp với đặc điểm mô mềm mũi của người Việt Nam.
1.2.3. Đặc điểm nhô và xoay của mũi
Sự xoay của mũi (Nasal Tip Rotation) được Simons mô tả năm 1982 là
sự di chuyển của đỉnh mũi (Pn) trên một cung tròn có tâm là lỗ ống tai ngoài
(Po). Khi đầu mũi xoay xuống dưới dọc theo một cung tròn có bán kính được
duy trì, làm tăng ảo sự nhô đỉnh mũi (Hình 1.6) [15]. Mức độ xoay được đánh
giá là tăng khi vùng đỉnh mũi nằm ở phần trên của cung tròn và giảm khi nằm
ở phần dưới của cung. Khi giữ nguyên các thành phần khác của khuôn mặt,
đỉnh mũi xoay lên trên sẽ làm góc mũi trán nhỏ lại đồng thời góc mũi môi
tăng lên và ngược lại.


13

Hình 1.12. Sự xoay của đỉnh mũi [15]
Sự nhô của mũi (Nasal Tip Projection - NTP) là khoảng cách từ đỉnh
mũi (Pn) so với một điểm mốc trên khuôn mặt. Độ nhô của đỉnh mũi
thường được đo bằng khoảng cách từ đỉnh mũi (Pn) đến điểm trước nhất
rãnh mũi má (Ac) trên ảnh nghiêng, khi độ nhô mũi tăng, đầu mũi dài ra và
ra trước so với khuôn mặt. Ngoài ra sự nhô của mũi còn được đánh giá qua
góc mũi mặt.
Góc mũi mặt là góc phía trong tạo bởi giao giữa mặt phẳng mặt

(glabella đến pogonion) với đường sống mũi (nasion đến pronasale). Năm
1931, Jacques Joseph đo đạc góc mũi mặt trong hàng loạt bức chân dung
được vẽ bởi các họa sĩ khác nhau, ông xác định một góc trung bình là 30 0, với
một phạm vi bình thường từ 230- 370 (Hình 1.7) [15].

Hình 1.13. Sự thay đổi độ nhô của mũi với các giá trị góc mũi mặt khác
nhau theo Joseph [15]


14

Giá trị góc mũi mặt càng lớn phản ánh sự nhô mũi càng lớn. Theo
Powell và Humphrey lý tưởng góc này khoảng 35 0 (khoảng 300 - 400) ở người
da trắng [19].
Sự xoay của mũi và sự nhô của mũi đóng vai trò thiết yếu để đánh giá
hình thể ngoài phần đỉnh mũi, đặc biệt là trong phẫu thuật tạo hình. Tuy nhiên
đây là hai chỉ số khó lượng hoá vì không có mốc giải phẫu nào đủ hằng định
để làm mốc tham chiếu. Người ta cần dựa vào mối liên quan mật thiết của sự
xoay của mũi, sự nhô của mũi với sự nhô của cằm, dạng hình học của môi để
đánh giá [15].
Nghiên cứu của Brian J.F. Wong (2011) về sự xoay và sự nhô của mũi
được tiến hành như sau: dựa vào đánh giá của 78 người ngẫu nhiên trong
cộng đồng, chọn ra 300 bức ảnh sinh viên nữ độ tuổi từ 18-25 trong kho dữ
liệu ảnh nhân trắc của trường Đại học California-Irvine mà họ cho là có
khuôn mặt cuốn hút nhất, sau đó đánh giá 6 chỉ số NTP cho từng bức ảnh. Kết
quả cho thấy vẻ đẹp khuôn mặt không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
với bất kì chỉ số nào trong cả 6 chỉ số. Ông kết luận không nên coi các chỉ số
này là tiêu chuẩn tuyệt đối cần đạt, nhưng khi lập kế hoạch chỉnh hình cũng
như đánh giá kết quả hậu phẫu thì hãy tham khảo chúng, đặc biệt là các chỉ số
Crumley vì nó đạt lý tưởng ở nhiều khuôn mặt nhất [20]. Sáu chỉ số trong

nghiên cứu của Wong bao gồm:
+ Chỉ số thứ nhất theo mô tả của Baum (1982) qui định NTP tốt nhất đạt
được khi tỷ lệ giữa độ dài từ N’ đến chân đường cao hạ từ Pn xuống đoạn N’Sn và độ dài đường cao đó bằng 2:1 Sau này, Powell và Humphreys (1984)
cũng sử dụng phương pháp tương tự, chỉ khác ở chỗ hai ông dùng cả chiều
dài đoạn N’-Sn làm tử số, tỷ lệ lý tưởng là 2,8:1 (Hình 1.8) [19].


15

Hình 1.14. Cách xác định chỉ số Baum [15]
+ Chỉ số thứ 3 mô tả bởi Simons (1982) sử dụng tỷ lệ giữa Pn-Sn và SnLs, ông cho rằng tỷ lệ này đạt 1:1 là chuẩn [15].
+ Goode tiếp tục đóng góp thêm phương pháp thứ 4 để lượng giá NTP.
Ông kẻ các đường thẳng sau trên ảnh nghiêng: đường thứ nhất từ điểm N’ đến
nếp gấp nơi chân cánh mũi liên tiếp với rãnh mũi má (Ac), đường thứ hai đi
qua Pn vuông góc với đường thứ nhất, đường thứ 3 là N’-Pn (đối với người
mũi thẳng thì đó là sống mũi). Ba đường thẳng trên giới hạn nên một tam
giác, NTP là lý tưởng khi ba cạnh của tam giác đạt tỷ lệ 3:4:5. Chỉ số Goode
khoảng 0,55-0,6 [19]. Khi đạt được tỷ lệ này, góc mũi mặt khoảng 36 0. Chỉ số
Goode càng cao thì độ nhô mũi càng lớn ( Hình 1.9) [15].

Hình 1.15. Cách xác định chỉ số Goode [15]


16

+ Phương pháp thứ 5 và thứ 6 được công bố trong một nghiên cứu của
Crumley (1988). Trong phương pháp 5, ông cho rằng tỷ lệ giữa đoạn N’-Ls và
khoảng cách từ điểm Pn đến đoạn thẳng đó (chỉ số Crumley 1) nên là 3,53.
Trong phương pháp thứ 6, ông sử dụng tam giác 3:4:5 của Goode nhưng kéo
dài đoạn N’ qua rãnh mũi má đến khi cắt mô mềm vùng cằm (giả sử tại điểm

M). Lúc này, tỷ lệ giữa đoạn từ na đến M và đoạn vuông góc hạ từ Pn xuống
(chỉ số Crumley 2) đạt 4,23 thì NTP đạt lý tưởng (Hình 1.10) [21].

Hình 1.16. Cách xác định chỉ số Crumley 1 và chỉ số Crumley 2 [21]
Sự khác biệt của 2 chỉ số Crumley so với các chỉ số còn lại là nó không
chỉ quan sát nội tại mũi mà đánh giá NTP trong mối liên quan giữa đỉnh mũi
với đường từ gốc mũi đến môi trên (Crumley 1) và chiều cao mặt tổng thể
(Crumley 2).
1.2.4. Tương quan của mũi và khuôn mặt
Toàn bộ mũi nằm ở tầng giữa mặt. Khi nhìn nghiêng, mũi bắt đầu từ điểm
gốc mũi, lý tưởng ngang mức nếp gấp mi mắt trên và kết thúc ở điểm chân trụ
mũi. Vì mũi nằm ở trung tâm và là đơn vị thẩm mỹ lồi nhất của khuôn mặt nên
mũi có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ khuôn mặt. Khi xác định các đặc điểm


17

của một chiếc mũi, nên đưa ra trong tương quan với giới tính, chiều cao, dáng
người và đặc biệt là tương quan với toàn bộ khuôn mặt. cũng như mối tương
quan của mô mềm mũi với các cấu trúc khác trên khuôn mặt [2].
1.2.3.1. Tương quan giữa kích thước mũi và kích thước khuôn mặt
Theo tiêu chuẩn tân cổ điển, chiều cao mũi (N’-Sn) chiếm khoảng 45%
chiều cao tầng mặt dưới (N’-Gn). Chiều rộng cánh mũi (Al-Al) nên bằng với
khoảng cách giữa hai mắt (En-En), và bằng với chiều rộng của mắt (En-Ex),
theo nguyên tắc 1/5, khuôn mặt được chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần
tương đương chiều rộng của một mắt [2]. Năm 1988, Guyron đề xuất chiều
rộng cánh mũi nên rộng hơn 1-2mm so với khoảng cách giữa hai mắt. Chiều
rộng cánh mũi nên bằng 70% chiều dài mũi (N’-Pn) [15].
1.2.3.2. Tương quan của mũi với các cấu trúc khác trên khuôn mặt
Mối tương quan của mũi với các thành phần xung quanh bao gồm: trán,

môi, cằm. Thể hiện ở tương quan giữa các góc trán – mũi, mũi – cằm, mũi – môi.
Góc trán mũi
Góc trán mũi tạo bởi tiếp tuyến đi qua điểm N’ (nasion) và Gl’
(glabella) với tiếp tuyến sống mũi đi qua điểm N’ và Pn (pronasale) (Hình
1.10) [14]. Ở người da trắng, theo Power và Humphrey (1984) gíá trị góc mũi
trán lý tưởng từ 1150- 1300 [19].

Hình 1.17. Góc trán mũi lý tưởng tử 1150 - 1300 [15]


18

Góc mũi cằm (Góc lồi mặt qua mũi)
Góc mũi cằm tạo bởi tiếp tuyến sống mũi đi qua điểm N’ và Pn với
đường thẳng nối đỉnh mũi Pn và điểm trước nhất của Pg, góc này nên có giá
trị từ 120-132. Giá trị góc này giảm rõ rệt ở các trường hợp khuôn mặt bất hài
hoà.
Đường mũi – cằm cũng có ý nghĩa trong việc đánh giá thẩm mỹ khuôn
mặt, dựa vào vị trí môi trên và môi dưới so với đường mũi cằm kẻ từ đỉnh
mũi Pn đến điểm trước nhất của cằm Pg’. Lý tưởng đường này cách môi trên
2mm và môi dưới 4mm] [1].
Góc mũi môi
Góc mũi môi tạo bởi tiếp tuyến của môi trên (Sn-Ls) với tiếp tuyến bờ
dưới mũi (Sn-Cm) đi qua điểm dưới mũi subnasale (Sn). Trung bình ở người
da trắng, ở nam từ 1000 ± 120, ở nữ từ 1050 ± 100 (Hình 1.11) [15].

Hình 1.18. Góc mũi môi lý tưởng ở nam từ 1000 ± 120, ở
nữ từ 1050 ± 100 [15]
Dean M.Torumi và Daniel G.Becker, chiều dài mũi ảnh hưởng bởi góc
trán mũi và góc mũi môi. Một góc trán – mũi nông và/hoặc góc mũi môi nhọn

góp phần làm mũi dài ra. Và một góc trán – mũi sâu và/hoặc góc mũi môi quá
tù góp phần làm mũi ngắn lại [18].


19

Theo Holdaway, góc mũi môi là yếu tố phát hiện các dấu hiệu mất hài
hòa vùng dưới mũi để chẩn đoán và quyết định điều trị chỉnh hình răng hàm
mặt kịp thời và chính xác, đồng thời giúp tiên lượng kết quả điều trị chỉnh
hình răng hàm mặt [22]. Góc mũi môi không chỉ bị ảnh hưởng bởi chức
năng của một vài đặc điểm giải phẫu như độ nghiêng của mũi, mà còn phản
ánh độ nhô của môi trên, qua đó phản ánh mức độ ngả ra trước hay vẩu của
răng cửa trên. Vẩu hàm trên có xu hướng làm cho môi nhọn, góc mũi môi
càng nhỏ thì vẩu càng nặng và ngược lại, góc mũi môi tù hơn khi độ ngả ra
trước của răng cửa giảm [23].
Các nghiên cứu đã cho thấy giá trị góc mũi môi là một thông số quan
trọng cần kiểm tra khi tiên lượng và điều trị chỉnh hình răng, sự di chuyển của
răng cửa hàm trên trong bất kỳ ba mặt phẳng đều ảnh hưởng đến góc này
[24],[25],[26].
Góc mũi môi cũng có giá trị đánh giá trong chẩn đoán lập kế hoạch
điều trị phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Tuy nhiên, giá trị bản thân góc mũi môi
không cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá được thành phần nào chịu trách
nhiệm cho sự bất hài hòa. Nó có thể là mũi, môi hoặc cả hai. Một người có
thể có góc mũi môi bình thường, mặc dù có vẩu hàm trên do mũi hếch. Sự kết
hợp của các biến thể như vậy có thể dẫn đến những kết luận sai lầm trong
chẩn đoán chỉnh hình răng mặt cũng như chẩn đoán trước phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ [12],[27].
Từ lâu các nhà nghiên cứu đã cố gắng đưa ra các phương pháp thiết lập
và đánh giá tương quan mô mềm vùng mũi môi mà cụ thể là tương quan giữa
góc mũi môi với độ nghiêng của mũi và độ nghiêng của môi trên.

Scheidemann (1980) phân tích góc mũi môi dựa trên phân tích hai góc
thành phần tạo nên góc mũi môi, góc A tạo bởi đường tiếp tuyến gốc mũi với
mặt phẳng ngang, góc B tạo bởi đường tiếp tuyến môi trên với mặt phẳng
ngang. Giá trị hai góc này thay đổi độc lập nhau, do đó cần được đánh giá


20

riêng trong quá trình điều trị [28]. Tuy nhiên mặt phẳng ngang khó xác định
chính xác, bởi vậy cần có phương pháp đánh giá chính xác hơn.
Với việc ra đời của phim sọ nghiêng từ xa, các phân tích trên phim sọ
nghiêng cho phép đánh giá tương quan mô mềm - mô cứng chính xác hơn nhờ
dựa trên các mặt phẳng của nền sọ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mặt
phẳng Frankfort là mặt phẳng thực sự, có thể xác định chính xác, rõ ràng trên
phim sọ nghiêng từ xa.
Năm 1992, Fitzgerald [27] nghiên cứu trên phim sọ nghiêng từ xa đã
đưa ra phương pháp đánh giá vùng mũi môi bằng việc thiết lập tương quan
giữa ba thông số góc vùng mũi môi bao gồm: góc mũi môi (Cm – Sn - Ls),
góc tạo bởi tiếp tuyến bờ dưới mũi với mặt phẳng Frankfort (N/FH) và góc
tạo bởi tiếp tuyến môi trên với mặt phẳng Frankfort (L/FH). Ông cho rằng có
sự liên quan chặt chẽ giữa góc mũi môi với hai góc này và mối tương quan
này có thể được ứng dụng trong việc thiết lập góc mũi môi và có thể tái lập
góc mũi môi đó trên lâm sàng. Ngoài ra tương quan của góc mũi môi với sáu
góc sọ- mặt khác cũng được xem xét và đánh giá (hình 1.15) [27].


21

Hình 1.19. Các góc vùng mũi môi theo Fitzgerald và cộng sự [27]


Hình 1.20. Sáu góc sọ-mặt trong nghiên cứu của
Fitzgerald và cộng sự bao gồm góc mặt, góc lồi mặt,
ANB, SGn/FH, góc trục mặt Y - Axis và FMA
(góc tạo bởi mặt phẳng Frankfort với mặt phẳng hàm dưới) [27]
Năm 2011, S. Nandini và công sự cũng sử dụng phương pháp nghiên
cứu của Fitzgerald trên người Ấn Độ, và lập được phương hồi quy tuyến tính ,
cho phép thiết lập số đo góc mũi môi từ giá trị góc nghiêng môi trên và góc
bờ dưới mũi [12].
Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy phương pháp đánh giá mối tương
quan vùng mũi môi dựa vào mặt phẳng Frankforrt là phương pháp đáng tin
cậy, có ý nghĩa trên lâm sàng.
1.3. Các phương pháp nghiên cứu mô mềm mũi
1.3.1. Phép đo trực tiếp
Phép đo trực tiếp là phương pháp cơ bản nhất trong phân tích những


22

thay đổi kích thước mô mềm bằng đo đạc trực tiếp. Hạn chế của phương pháp
này là: sự nhạy cảm của một số tổ chức phần mềm với việc đo trực tiếp như
mắt; độ đàn hồi, độ dày và mật độ của tổ chức phần mềm; lực ấn khi sử dụng
dụng cụ đo đạc cũng ảnh hưởng đến độ chính xác kết quả.
Phương pháp này được sử dụng từ rất sớm, đơn giản và dễ thực hiện.
1.3.2. Phép đo trên ảnh chụp
Phép đo trên ảnh chụp là phương pháp đo đạc chính xác dựa trên các
bức ảnh chuẩn hóa được đưa ra vào những năm 1940. Cho đến nay, những
chuẩn hóa về tư thế bệnh nhân cũng như chuẩn hóa về tư thế và các thông số
máy ảnh giúp cải thiện rất lớn độ tin cậy của phương pháp này. Phân tích trên
ảnh chụp được thực hiện trên ảnh chụp tư thế thẳng và nghiêng. Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân

trắc, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá tốt hơn về tương
quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm.
1.3.3. Phép đo trên phim sọ nghiêng từ xa
Phim XQ sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa giúp chúng ta đánh giá
cấu trúc mô xương và mô mềm khi chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị, định
hướng các thủ thuật điều trị chỉnh hình và phẫu thuật, và cuối cùng giúp theo
dõi, đánh giá các kết quả điều trị. So với đo trực tiếp và đo trên ảnh chuẩn
hóa, ưu điểm vượt trội của đo trên phim sọ mặt là đánh giá được mô xương
bên dưới và mối tương quan giữa mô cứng và mô mềm.
Đối với đánh giá thẩm mỹ vùng mũi môi, phim sọ nghiêng chụp từ xa
cung cấp thông tin chuẩn xác về tương quan của mũi, môi trên dựa trên các
đường thẳng và mặt phẳng đi qua các điểm mốc mô mềm và mô cứng.


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của tôi được thực hiện trên một nhóm người Việt (người
Kinh) tại Hà Nội tuổi từ 18-25 thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt ở người Việt Nam để ứng
dụng trong y học” do PGS.TS. Trương Mạnh Dũng là chủ nhiệm đề tài.
• Tiêu chuẩn lựa chọn: Có đầy đủ các tiêu chí sau
+ Tuổi từ 18 đến 25.
+ Có đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể răng hàm lớn thứ ba).
+ Đối tượng có phân loại khớp cắn (theo Angle) hai bên cùng loại .
+ Chưa điều trị nắn chỉnh răng và các phẫu thuật tạo hình khác.
+ Không có dị dạng hàm mặt, không có tiền sử chấn thương hay phẫu
thuật vùng hàm mặt.

+ Không bị dị ứng, mụn nhọt vùng mũi, không có viêm nhiễm cấp tính
vùng mũi ảnh hưởng đến hình thái mô mềm mũi.
• Tiêu chuẩn loại trừ: Khi có một trong các tiêu chí sau
+ Đang có viêm nhiễm cấp tính vùng mũi hoặc viêm mũi dị ứng.
+ Đang có mụn nhọt lớn vùng mũi, môi, trán, cằm.
+ Bị dị dạng hàm mặt, dị dạng vùng mũi
+ Đã điều trị nắn chỉnh răng, hoặc phẫu thuật vùng hàm mặt.
+ Không hợp tác nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian
Từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017.


24

2.2.2. Địa điểm
Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt - Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 chỉ số trung bình
cho nghiên cứu điều tra cắt ngang như sau:

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
(1) Sai lầm loại I (α): Chọn α = 0,05, tương ứng có ít hơn 5% cơ hội rút
ra một kết luận dương tính giả. Khi đó Zα = 1,96.
(2) Sai lầm loại II (β) hoặc lực mẫu (power là 1- β): Chọn β = 0,1 (hoặc
lực mẫu=0,9), tương ứng có 90% cơ hội tránh được một kết luận âm tính giả

Khi đó Zβ =1,28.
σ: độ lệch chuẩn của nghiên cứu trước hay điều tra thử. Chọn = 10.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Anh Tú (1999), kích thước trung bình
theo góc mũi môi của người trưởng thành, dân tộc Kinh bằng phương pháp
chụp phim sọ mặt là 91 ± 10 (0) [17].
δ: sai số mong muốn (cùng đơn vị với . Chọn δ = 1,5 (0).

Căn cứ vào công thức trên, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu theo lý
thuyết cho nghiên cứu n = 467 đối tượng. Thực tế, khi tiến hành nghiên cứu
chúng tôi lấy cỡ mẫu n = 521.


25

2.5. Cách chọn mẫu: Trong 582 mẫu có chủ đích của đề tài Nhà nước lứa
tuổi 18-25 tại Hà Nội được chụp phim Xquang kỹ thuật số, tôi chọn ra 521
mẫu có chủ đích đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn của đề tài chúng tôi.
582 mẫu có chủ đích được chụp phim Xquang kỹ thuật số trên được lựa
chọn từ 4912 mẫu có chủ đích của đề tài Nhà nước lứa tuổi 18-25 tại Hà Nội
được lựa chọn tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trường học tại Hà Nội theo
các tiêu chuẩn sau:
• Tiêu chuẩn lựa chọn của đề tài Nhà nước:
(1) Có bố mẹ, ông bà nội ngoại là người dân tộc Kinh.
(2) Đối tượng nghiên cứu phải có tổng trạng sức khỏe bình thường.
Không có dị tật bẩm sinh và dị hình. Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát
triển của cơ thể và đầu mặt răng. Không bị chấn thương.
• Tiêu chuẩn loại trừ của đề tài Nhà nước:
(1) Có dị tật bẩm sinh và dị hình.
(2) Mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và đầu, mặt, răng.

(3) Bị chấn thương vùng đầu mặt.
2.6. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu
- Dụng cụ nha khoa thông thường: Gương, gắp, thám châm, khay khám
vô trùng.
- Máy ảnh Nikon D700, ống kính AF – S VR micro – Nikon 105mmm
F2.8 GIF - EDP.
- Máy XQ kỹ thuật số ORTHOPHOS XG.


×