Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Khảo sát mức độ ô nhiễm vi sinh vật môi trường không khí tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2018 – 2019
TÊN ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA VI SINH VẬT
TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH KHU LIÊN HỢP
XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM SƠN.

Thuộc nhóm ngành khoa học: Công nghệ sinh học môi trường

HÀ NỘI, - NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2018 – 2019

Thuộc nhóm ngành khoa học: Công nghệ sinh học môi trường
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện : Cung Đức Tài
Giới tính

: Nam

Dân tộc


: Kinh

Lớp, khoa

: Lớp DH6M2 – Khoa Môi Trường

Năm thứ

: 3/Số năm đào tạo: 4

Ngành học

: Công Nghệ Kĩ Thuật Môi Trường

Giảng viên hướng dẫn

: TS.Nguyễn Thị Phương Mai
Ths.Đoàn Thị Oanh


HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
Tên đề tài : Khảo sát mức độ ô nhiễm của vi sinh vật trong không khí xung
quanh khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn.
Nhóm sinh viên thực hiện :
- Cung Đức Tài
- Phạm Thị Nga
- Vũ Thị Thu Huyền
- Nguyễn Việt Hưng
Lớp : DH6M2 – Khoa : Môi Trường
Năm thứ : 3 / Số năm đào tạo : 4 năm
Giảng viên hướng dẫn :
-

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

-

Ths. Đoàn Thị Oanh
2. Mục tiêu đề tài:

Xác định mật độ ô nhiễm vi sinh vật trong không khí tại một số hộ dân xung
quanh khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể để hạn
chế mức độ ô nhiễm VSV trong không khí.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đã tiến hành khảo sát, đánh giá được mật độ các loại VSV như: tổng VSV
hiếu khí, tổng nấm mốc, vi khuẩn Staphylococus
- .hylococcus, những vi khuẩn thuộc nhóm Coli- group bacterium vi sinh vật tại
các hộ gia đình xung quanh khu liên hợp xử lý rác thải Nam Sơn.

- Cung cấp số liệu về mật độ VSV và đánh giá mức độ sạch của không khí dựa
trên tiêu chuẩn Preobrane (Pháp).


- Đề xuất một số giải pháp phù hợp trong việc vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải
cũng như sử dụng các biện pháp phun khử trùng xung quanh các hộ dân sinh sống để
nhằm hạn chế ô nhiễm VSV trong không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Đã tiến hành khảo sát, khu vực lấy mẫu tại 03 hộ dân xung quanh khu liên hợp
xử lý chất thải Nam Sơn và lấy mẫu tại phòng khách, phòng bếp và ngoài sân của 03
hộ dân trên.
- Đã xác định được mật độ:
+ Tổng vi sinh vật hiếu khí
+ Tổng nấm mốc
+ Staphylococcus
+ Coli- group bacterium
- Dựa trên tiêu chuẩn Preobrane, đã đánh giá được mức độ không khí tại các vị trí
lấy mẫu ở 03 hộ dân xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
- Đã đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm VSV trong không khí
tại các hộ dân, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh bãi rác
Nam Sơn.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Môi trường xung quan bị ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường
không khí, ngoài các khí thải độc hại từ hố chôn lấp do quá trình phân hủy chất thải
rắn, thì còn có sự phát thải những vi sinh vật, cả gây bệnh cả không gây bệnh phát sinh
ra ngoài môi trường không khí. Nguyên nhân sâu xa là do các vi sinh vật trong quá
trình phân hủy hiếu khí chất thải rắn, là môi trường dinh dưỡng lý tưởng cho sự phát
triển tế bào vi sinh vật, thêm với điều kiện thời tiết làm cho vi sinh vật phát tán theo
gió vào không khí, ảnh hưởng đến người dân ở mức độ mùi hôi thối, khó chịu, về lâu

dài sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Việc xác định mật độ VSV trong không khí tại các hộ dân xung quanh khu xử lý
rác thải Nam Sơn nhằm đánh giá mức độ sạch trong không khí. Từ đó đưa ra các biện
pháp phù hợp trong việc vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải cũng như sử dụng các
biện pháp phun khử trùng xung quanh các hộ dân sinh sống để nhằm hạn chế ô nhiễm
VSV trong không khí, bảo vệ sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh bãi rác
Nam Sơn.


6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, nhóm sinh viên Cung Đức Tài đã rất
tích cực, chăm chỉ, cần cù thu thập tài liệu, tìm hiểu tài liệu cũng như đến các khu
chôn lấp chất thải rắn, xung quanh khu vực Hà Nội để tìm hiểu đặc điểm, vị trí chôn
lấp, vận chuyển, thu gom, xử lý, … của các bãi rác để tìm hiểu cơ sở, nguồn gây ô
nhiễm không khí từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tại các hố chôn chấp để
vận dụng kiến thức vào đề tài nghiên cứu. Nhóm sinh viên đã biết vận dụng óc sáng
tạo để tìm hiểu, mày mò thay đổi các điều kiện phù hợp cho hướng nghiên cứu của đề
tài. Luôn luôn có chí tiến thủ, học hỏi các kinh nghiệm của các nhóm nghiên cứu cùng
hướng để tìm hiểu bổ sung những kiến thức mà mình còn thiếu hụt trong quá trình
nghiên cứu của mình và nâng cao tay nghề trong sản xuất sau này.
Đề tài có ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng trong thực tiễn. Việc khảo sát mật
độ của một số VSV trong không khí, nhằm giúp cho việc đánh giá mức độ sạch trong
không khí. Từ đó, tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế mức độ nhiễm VSV trong không
khí thông qua các giải pháp cải thiện hố chôn lấp, vận chuyển, xử lý, ... góp phần đảm
bảo không khí sạch cho các hộ dân xung quanh khu xử lý rác thải Nam Sơn nói riêng
và các khu xử lý rác thải khác trên địa bàn Hà Nội.


Ngày……. tháng…… năm 2019
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

Th.s Đoàn Thị Oanh


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, nhóm sinh viên Cung Đức Tài đã rất
tích cực, chăm chỉ, cần cù thu thập tài liệu, tìm hiểu tài liệu cũng như đến các khu
chôn lấp chất thải rắn, xung quanh khu vực Hà Nội để tìm hiểu đặc điểm, vị trí chôn
lấp, vận chuyển, thu gom, xử lý, … của các bãi rác để tìm hiểu cơ sở, nguồn gây ô
nhiễm không khí từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tại các hố chôn chấp để
vận dụng kiến thức vào đề tài nghiên cứu. Nhóm sinh viên đã biết vận dụng óc sáng
tạo để tìm hiểu, mày mò thay đổi các điều kiện phù hợp cho hướng nghiên cứu của đề
tài. Luôn luôn có chí tiến thủ, học hỏi các kinh nghiệm của các nhóm nghiên cứu cùng
hướng để tìm hiểu bổ sung những kiến thức mà mình còn thiếu hụt trong quá trình
nghiên cứu của mình và nâng cao tay nghề trong sản xuất sau này.
Đề tài có ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng trong thực tiễn. Việc khảo sát mật
độ của một số VSV trong không khí, nhằm giúp cho việc đánh giá mức độ sạch trong
không khí. Từ đó, tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế mức độ nhiễm VSV trong không
khí thông qua các giải pháp cải thiện hố chôn lấp, vận chuyển, xử lý, ... góp phần đảm
bảo không khí sạch cho các hộ dân xung quanh khu xử lý rác thải Nam Sơn nói riêng
và các khu xử lý rác thải khác trên địa bàn Hà Nội.


Ngày……. tháng…… năm 2019
Xác nhận của trường đại học

Người hướng dẫn

TS. Nguyễn Thị Phương Mai

Th.s Đoàn Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN!
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Khảo sát mức độ ô nhiễm của vi sinh vật
trong không khí xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn” chúng em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất của các quý thầy cô giáo
trong khoa Môi trường và các quý thầy cô giáo trong ban giám hiệu Trường Đại học
tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Chúng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự
giúp đỡ đó.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Thị Phương Mai, Th.S Đoàn Thị Oanh – Giảng viên khoa Môi trường –
Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cô đã
tận tình chỉ bảo cho chúng em những kiến thức lý thuyết và những thực nghiệm quý
báu cùng với những lời động viên.
Tiếp theo, chúng em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, ân cần chỉ bảo và
nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô và các cán bộ của phòng thí nghiệm – Khoa Môi
trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Những kiến thức mà thầy
cô truyền đạt chính là nền tảng cho chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, để có được kết quả như ngày hôm nay, chúng em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành nhất đến những người thân, bạn bè của mình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.


Hà Nội, ngày ….. tháng…… năm 2019
Nhóm sinh viên thực hiện
1. Cung Đức Tài
2. Vũ Thị Thu Huyền
3. Phạm Thị Nga
4. Nguyễn Việt Hưng



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN!.................................................................................................................................................6
MỤC LỤC........................................................................................................................................................7
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................................1
2. Mục tiêu.......................................................................................................................................................1
3. Phương pháp phân tích và phương pháp nghiên cứu............................................................................2
4.Tóm tắt nội dung và kết quả đạt được......................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................4
1.1. Tổng quan huyện sóc sơn..............................................................................................................4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................................................4
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................................5
1.1.3. Giới thiệu chung về bãi rác Nam Sơn.............................................................................................5
1.1.4. Các hoạt động cụ thể diễn ra trong bãi rác............................................................................................8
1.2. Tình hình phát thải chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam....................................................11
1.2.1Tình hình phát thải CTR trên thế giới.............................................................................................11
1.2.2. Tình Hình Phát Thải CTR tại Việt Nam........................................................................................13
1.2.3. Tình hình phát thải CTR ở Hà Nội.................................................................................................16
1.2.4.Các phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay đang được áp dụng tại Hà Nội....................................16

1.3. Ảnh hưởng về môi trường không khí do quá trình chôn lấp chất thải rắn.............................17
1.4. Ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường không khí xung quanh bãi chôn lấp............................18
1.5. Đánh giá ô nhiễm vi sinh vật trong không khí...........................................................................18
1.5.1. Phương pháp lấy mẫu chủ động....................................................................................................19
1.5.2. Phương pháp lấy mẫu thụ động (phương pháp đặt đĩa)................................................................20
1.5.3. Những tiêu chuẩn về vi sinh trong không khí được đề xuất.........................................................21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................23
2.1. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu..............................................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................................................23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................................................23
2.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị........................................................................................................23
2.2.1. Dụng cụ và trang thiết bị...............................................................................................................23
2.2.2.Nguyên vật liệu và hoá chất...............................................................................................................24
2.3. Phương pháp phân tích.......................................................................................................................25
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu....................................................................................................................25
2.3.2 Xác định vị trí lấy mẫu thực nghiệm...............................................................................................26
2.3.4 Phương pháp thu thập tài liệu...............................................................................................................32
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí...................................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................................33
3.1 . Hiện trạng tại bãi rác Nam Sơn.................................................................................................33


3.1.1. Hiện trạng tiếp nhận rác thải.........................................................................................................33
3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí..................................................................................................33
3.2. Xác định mật độ của một số loại vi sinh vật trong không khí tại các hộ gia đình xung quanh
bãi rác Nam Sơn...........................................................................................................................................34
3.2.1. Xác định tổng vi sinh vật hiếu khí................................................................................................34
3.2.2. Xác định tổng nấm mốc................................................................................................................37
3.2.3. Xác định mật độ Staphylococcus..................................................................................................39

3.2.4. Xác định mật độ các loại vi khuẩn thuộc nhóm Coli- group bacterium......................................42
3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí bởi VSV tại các hộ gia đình xung quanh bãi rác Nam
Sơn.......................................................................................................................................................45
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật tổng số và tổng nấm trong phòng khách............................45
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật tổng số và tổng nấm trong phòng bếp................................46
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của vi sinh vật tổng số và tổng nấm trong sân............................................48
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý rác thải tại khu vực tại bãi rác Nam Sơn.................................50
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................51
1. Kết luận...........................................................................................................................................51
2. Kiến nghị.........................................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................53
PHỤ LỤC......................................................................................................................................................55


DANH MỤC ẢNH

Hình 1.1. Toàn cảnh của bãi chôn lấp rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội [1]....................6
Hình 1.2. Sơ đồ bãi chôn lấp rác Nam Sơn[1]...............................................................7
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình vận hành bãi rác Nam Sơn....................................................9
Hình 1.4.Xe chở rác đi lên ô chôn lấp (khu vực hồ sinh học)......................................10
Hình 1.5. Rác được đổ từ xe chở rác vào các ô chôn lấp..............................................11
Hình 1.6. Rác được san ủi............................................................................................11
Hình 1.7. Phủ đất và san ủi đất.....................................................................................11
Hình 1.8. Lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị tăng nhanh đang là nguồn phát sinh gây ô
nhiễm môi trường........................................................................................................15
Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu tại 3 hộ gia đình xung quanh bãi rác Nam Sơn......................26
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí phòng khách, phòng bếp và sân tại 3 hộ gia đình.....................29
xung quanh bãi rác Nam Sơn.......................................................................................29
Hình 3.1. Đồ thị kết quả tổng vi khuẩn hiếu khí tại các vị trí lấy mẫu.........................36
Hình 3.2 Một vài hình ảnh khuẩn lạc của tổng VSV hiếu khí tại các vị trí lấy mẫu.....36

Hình 3.3. Đồ thị kết quả tổng nấm tại các vị trí lấy mẫu..............................................38
Hình 3.4. Một vài hình ảnh Tổng nấm tại các vị trí lấy mẫu........................................39
Hình 3.5. Đồ thị kết quả mật độ vi khuẩn Staphylococcus tại các vị trí lấy mẫu.........40
Hình 3.6. Khuẩn lạc vi khuẩn Staphylococcus trên môi trường Chapman agar...........41
Hình 3.7. Đồ thị kết quả mật độ nhóm vi khuẩn Coli- group bacterium tại các vị trí lấy
mẫu.............................................................................................................................. 43
Hình 3.8. Khuẩn lạc vi khuẩn Coli- group bacterium trên môi trường Endo agar.......43
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí và nấm tổng số trong phòng
khách của các hộ dân tại khu vực khảo sát...................................................................46
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí và nấm tổng số trong phòng
bếp của các hộ dân tại khu vực khảo sát......................................................................47
Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí và nấm tổng số trong sân
của các hộ dân tại khu vực khảo sát.............................................................................48


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm lấy mẫu không khí tại 03 hộ dân xung quanh khu liên hợp xử lý
chất thải Nam Sơn........................................................................................................25
Bảng 3.1 Kết quả tổng vi khuẩn hiếu khí tại 3 hộ gia đình xung quanh bãi rác Nam
Sơn............................................................................................................................... 35
Bảng 3.2. Kết quả trung bình của các lần lấy mẫu về tổng vi khuẩn hiếu khí tại 3 hộ
gia đình xung quanh bãi rác Nam Sơn.........................................................................35
Bảng 3.3. Kết quả trung bình của các lần lấy mẫu về tổng nấm tại 3 hộ gia đình xung
quanh bãi rác Nam Sơn...............................................................................................37
Bảng 3.4. Mật độ vi khuẩn Staphylococus tại 3 vị trí lấy mẫu của các hộ gia đình xung
quanh bãi rác Nam Sơn................................................................................................40
Bảng 3.5. Mật độ của nhóm vi khuẩn Coli- group bacterium tại 3 vị trí lấy mẫu của
các hộ gia đình xung quanh bãi rác Nam Sơn.............................................................42



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui
chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng
cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được
tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp. Tác
động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói
riêng là rất rõ ràng nếu như loại rác thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ
thuật môi trường. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội
nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn nhận đánh giá một cách
đúng đắn.
Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy
định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Công tác quản lý rác thải vẫn do Nhà
nước chịu trách nhiệm và người dân được hưởng những dịch vụ này vô điều kiện. Vấn
đề rác thải và xử lý rác thải trở thành một vấn đề bức xúc đối với nước ta nói chung và
với thủ đô Hà Nội nói riêng.
Hiện nay phần lớn lượng rác thải đô thị được đổ rồn vào bãi rác Nam Sơn,gây
hiện tượng quá tải, ô nhiễm cục bộ về môi trường đất, nước, không khí, là vấn đề nguy
hiểm đặc biệt với người dân sống xung quanh bãi chôn lấp rác thải là việc ô nhiễm môi
trường không khí. Phần lớn rác thải đổ về Nam Sơn được phân hủy hiếu khí, kết hợp
theo hướng gió khuếch tán vi sinh vật gây bệnh đi khắp nơi, từ đó có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, và sức khỏe người dân.
Với mục đích khảo sát mật độ VSV trong không khí, bước dầu góp phần vào việc
đánh giá về mức độ sạch của không khí tại khu vực xử lý rác thải, chúng em đã thực
hiện đề tài “Khảo sát mức độ ô nhiễm của vi sinh vật trong không khí xung quanh
khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn” và đặt ra mục tiêu sau:
2. Mục tiêu

Xác định mật độ ô nhiễm vi sinh vật trong không khí tại một số hộ dân xung
quanh khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể để hạn
chế mức độ ô nhiễm VSV trong không khí.

1


Nội Dung Nghiên Cứu
Tiến hành khảo sát , so sánh , đánh giá được nồng độ vi sinh vật tại các thời điểm khác
nhau
- Cung cấp số liệu cho đánh giá và sử dụng tiêu chuẩn xác định mức độ ô nhiễm của
VSV trong không khí tại một số vị trí xung quanh khu liên hiệp xử lý rác thải Nam
Sơn.
- So sánh mức độ ô nhiễm VSV trong không khí ở các phương pháp lấy mẫu khác
nhau
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế mức độ ô nhiễm VSV tại khu vực nghiên cứu

3. Phương pháp phân tích và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lấy mẫu
+ Lấy mẫu không khí tại 03 hộ dân xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải Nam
Sơn để xác định mật độ VSV trong không khí trên các môi trường khác nhau
+ Vị trí lấy mẫu: ở giữa phòng, 4 góc tại phòng khách, phòng bếp, ngoài sân của
3 hộ đã xác định.
+ Thời điểm lấy mẫu: Lấy vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều đối với Tổng
VSV hiếu khí, tổng nấm, vi khuẩn Staphylococcus, Coli- grop bacterium.
+ Thời gian đặt mẫu: tùy vào từng mức độ ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu có thể
sử dụng thời gian lấy mẫu trong 5 phút, 10 phút và 15 phút. [ 6 ]
Chú ý: Các điểm kiểm tra ngoài sân cần tránh ánh sáng trực xạ của mặt trời.
Phương pháp kiểm tra
- Xác định tổng vi sinh vật trong không khí theo TCVN 5376 - 1991

- Xác định tổng nấm mốc theo tiêu chuẩn TCVN 8275-1:2010
- Xác định Staphylococcus theo tiêu chuẩn TCVN 4830-1:2005
- Xác định Coli- group bacterium theo tiêu chuẩn TCVN 4830-1:2005
4.Tóm tắt nội dung và kết quả đạt được
Kết quả báo cáo nghiên cứu trình bày gồm 3 chương
Chương 1: tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
2


Giới thiệu chung về tổng quan kinh tế- văn hóa- xã hội, địa lý hành chính.,
Và tình hình phát thải chất thải rắn của Việt Nam và trên thế giới
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày được đối tượng cần nghiên cứu, đánh giá, thời gian, địa điểm các dụng
cụ thiết bị cần dùng trong quá trình nghiên cứu và các tiêu chuẩn sử dụng tham khảo
trong việc đánh giá vi sinh vật trong không khí
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Trình bày các kết quả khuẩn lạc, xử lý kết quả tính toán nồng độ vi sinh vật trong
không khí tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau, tại phòng khách, phòng bếp, phòng ăn
của 3 hộ gia đình sống xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và Đánh giá
sự ảnh hưởng của vi sinh vật trong không khí
Cuối cùng, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan huyện sóc sơn
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Sóc Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai huyện Đa Phúc và Kim

Anh thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay đã tách thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng với
thị trấn Xuân Hòa thuộc tỉnh theo Quyết định số 178/QĐ ngày 5 tháng 7 năm 1977
của Hội đồng Chính phủ Việt Nam. Khi ấy huyện Sóc Sơn vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phú,
gồm thị trấn Xuân Hòa và 29 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Cao Minh, Đông Xuân, Đức Hòa,
Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Nam Viêm,
Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Tiến, Tân
Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân
Giang, Xuân Thu.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn được chuyển về Hà Nội.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chuyển thị trấn Xuân Hòa và 4 xã Ngọc Thanh, Cao
Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng về huyện Mê Linh quản lý (sau 5 đơn vị hành chính
này trở thành thị xã Phúc Yên của tỉnh Vĩnh Phúc). Huyện Sóc Sơn còn lại 25 xã: Bắc
Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hòa, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh
Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân
Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân
Giang, Xuân Thu.
Ngày 3 tháng 3 năm 1987, thành lập thị trấn Sóc Sơn, gồm 54 ha diện tích tự
nhiên với 335 người của xã Phù Linh và 26 ha diện tích tự nhiên với 284 người của
xã Tiên Dược. Như vậy, huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn và 25 xã, giữ ổn định cho đến
nay.
 Ranh giới tiếp giáp của Huyện Sóc Sơn gồm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Đông Anh_Hà Nội.
- Phía Đông giáp Huyện Yên Phong và Hiệp Hoà_Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp Huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc.
Địa hình, địa mạo:

4



Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc
xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi
và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng.
 Khí hậu:
Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng
bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc
bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28 0-290C, chế độ mưa gắn liền với sự thay
đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.676 mm, mùa mưa tập trung
từ tháng 4 đến tháng 10.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Dân số:
năm 2009, huyện sóc sơn có tổng dân số là 282.536 người trong đó dân số sống ở
thành thị là 3.979 chiếm 1,4% dân số toàn huyện
chủ yếu dân số huyện sóc sơn là nông dân, sống ở nông thôn chiếm 98,6% dân số
toàn huyện
b. Kinh tế:
Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công
nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được
đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ
yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công
nghiệp_dịch vụ_nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 41.4%_33.5%_24.1%. Với
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao
hơn mức bình quân của cả nước (7.5%/năm). Xây dựng nông thôn mới, đường xá bê
tông hóa, dồn điền đổi thửa…Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có rừng với
6.630 ha có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại
hình kinh tế trang trại.
c. Y tế, giáo dục:
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những
bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm
nghèo đạt nhiều thành quả đáng kể. Cơ sở hạ tầng của bệnh viện, trường học, hệ thống

giao thông đầy đủ, đạt tiêu chuẩn.
d. Di tích lịch sử:

5


Đền Thánh Gióng, Chùa Non Nước, chùa Thanh Nhàn, Núi Đôi, di tích lịch sử
Hội Nghị Trung Giã, đã được nhà nước xếp hạng.
1.1.3. Giới thiệu chung về bãi rác Nam Sơn
Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km về
phía Bắc, cách sân bay Nội Bài 15 km về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 3A (đi
Thái Nguyên, Bắc Cạn) khoảng 3km về phía Tây và cách sông Công khoảng 2 km về
phía Đông.
Bãi rác Nam Sơn được xây dựng với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, xử lý chất thải
rắn sinh hoạt của thành phố Hà Nội và của một số huyện của các tỉnh lân cận xung
quanh thành phố Hà Nội, vận chuyển về bãi và xử lý nước rỉ rác theo đúng quy trình
công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường. Bãi rác Nam Sơn hiện nay có tên là Công ty
TNHH một thành viên môi trường độ thị Hà Nội – Chi nhánh Nam Sơn. Bãi rác Nam
Sơn được thành lập từ năm 1999 và đi vào hoạt động với tổng diện tích gần 85 ha,
công suất xử lý 4.200 tấn rác/ngày đêm, hoạt động 24/24h. Như vậy theo cách phân
loại căn cứ vào quy mô bãi rác thì có thể xếp bãi rác Nam Sơn vào loại bãi rác rất lớn.
Căn cứ theo cấu trúc bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn thuộc loại bãi chôn lấp hợp
vệ sinh được thiết kế để đổ chất thải rắn vào sao cho mức độ gây độc hại đến môi
trường là nhỏ nhất. Theo chức năng có thể bãi rác Nam Sơn có thể được xếp vào loại
bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị với toàn bộ lượng chất thải rắn đô thị được vận chuyển
tới bãi để xử lý.

Hình 1.1. Toàn cảnh của bãi chôn lấp rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội [1]
6



Hệ thống ô chôn lấp

Hình 1.2. Sơ đồ bãi chôn lấp rác Nam Sơn[2]
Khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm diện tích 55,99 ha, hệ
thống giao thông nội bộ, nhà điều hành.
Bãi rác Nam Sơn có tất cả 10 ô chôn lấp, các ô chôn lấp được thiết kế xây dựng
và vận hành theo đúng quy trình chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Các ô chôn lấp rác có
cao độ mặt đê bao cao độ +15,0m, cao độ đáy bãi trung bình từ cao độ +4,0m đến cao
độ +6,0m. Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc >=1%. Để đảm bảo ngăn nước rác
không thấm xuống các lớp đất phía dưới, xâm nhập vào nguồn nước ngầm thì đáy ô
chôn lấp được lót vải chống thấm HĐPE d=1,5mm.
Hiện tại các ô chôn lấp 1,2,3,4,5,6 đã đóng bãi; còn ô hợp nhất 7,8,9 đang vận
hành đổ rác, ô số 10 đang được xây dựng và sắp đưa vào hoạt động.
Các ô đóng bãi có cao độ trung bình từ cao độ +33,0m đến cao độ +35,0m, theo
thiết kế các ô chôn lấp này có thể nâng lên cao độ +39,0m.
7


Chi nhánh Nam Sơn có nhiệm vụ:
Tư vấn, tiếp nhận quản lý và thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt,
nước rò rỉ từ bãi chôn lấp.
Thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường, bao gồm: làm sạch các công
trình, cơ quan, nhà ở,….
Tư vấn, tổ chức thi công và làm sạch, đẹp các hạng mục xây dựng công
trình công cộng như: hè đường, bồn hoa,…
-

Tư vấn, thực hiện quan trắc môi trường thường xuyên và định kỳ.


-

Kinh doanh dịch vụ vận tải và máy công trình.

Cải tạo, sửa chữa: các sản phẩm cơ khí, thiết bị chuyên dùng và phương
tiện cơ giới đồng bộ.
1.1.4. Các hoạt động cụ thể diễn ra trong bãi rác
Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo quy trình công nghệ duy trì vệ sinh môi
trường thành phố Hà Nội được Sở Giao thông Công chính (nay là Sở Xây dựng Hà
Nội) ban hành theo quyết định số 312/GTCC-GTĐT ngày 09/4/2007, phần hạng mục
vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh công suất trên 4.200 tấn/ngày đêm. Dưới
đây là sơ đồ các công đoạn trong quy trình tiếp nhận và xử lý CTR sinh hoạt tại bãi rác
Nam Sơn, được thể hiện dưới hình 1.5

8


Quy trình quản lý và vận hành bãi ( sơ đồ công nghệ)

Ô tô chở rác

San phủ đất

Cân điện tử

Đầm chặt

Bơm nước rác

Đổ rác


Rắc Bokashi

Xả nước
thải đã xử


Xử lý nước
thải

Đóng bãi
toàn bộ

Trồng cây
xanh

San ủi

Phun dung
dịch EM

Đóng bãi cục
bộ

Lắp đặt hệ
thống thoát
khí

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình vận hành bãi rác Nam Sơn


9


Hình 1.4.Xe chở rác đi lên ô chôn lấp (khu vực hồ sinh học)
Chất thải rắn được vận chuyển từ các quận, huyện nội ngoại thành lên BCL phải
qua cân điện tử để xác định tổng khối lượng xe và chất thải. Sau đó rác được chuyển
đến ô chôn lấp và đổ theo sự hướng dẫn của công nhân điều hành ở bãi. Sau khi đổ
rác, xe chở rác bắt buộc phải qua bể rửa gầm và bánh xe, trạm rửa thành xe và quay trở
lại trạm cân xác định tải trọng xe (qua đó xác định được khối lượng chất thải rắn= tổng
khối lượng – tải trọng), kiểm tra xác nhận hết rác, qua chốt kiểm tra vệ sinh rồi rời
khỏi bãi rác.

Hình 1.5. Rác được đổ từ xe chở rác vào các ô chôn lấp

10


Hình 1.6. Rác được san ủi
Hình 1.7. Phủ đất và san ủi đất
Hiện tại, mỗi ngày URENCO 8 tiếp nhận khoảng 400 đến 434 xe rác tương
đương khoảng 4200 tấn rác/ngày đêm, thời gian tiếp nhận rác 24/24 giờ trong ngày.
1.2. Tình hình phát thải chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1Tình hình phát thải CTR trên thế giới
Theo báo cáo tổng kết Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính rằng khối lượng chất
thải rắn trên toàn cầu vào năm 2050 sẽ đạt ngưỡng 3,4 tỉ tấn, tăng mạnh so với con số
khoảng 2 tỉ tấn vào năm 2016. Đáng chú ý, mức phát thải chất thải rắn nhiều nhất chủ
yếu tại các nước thuộc châu Á và châu Phi cận Sahara và phần lớn nguồn gốc chất thải
rắn là từ thành thị.
Hiện nay, trên 90% lượng chất thải rắn ở các nước có thu nhập thấp được xả bừa
bãi và không được xử lý vì những nước này thiếu các phương tiện tiêu huỷ và xử lý

chất thải rắn đúng quy chuẩn.Nếu chúng ta không hành động, điều này sẽ để lại hệ luỵ
lớn đến sức khoẻ, năng suất, môi trường và đời sống của con người
Chính vì vậy, WB đã đề xuất rằng tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, đặc
biệt tại các nước nghèo và các nước đang phát triển là “nhiệm vụ ưu tiên khẩn cấp”.
Silpa Kaza, chuyên gia về phát triển đô thị và là trưởng nhóm nghiên cứu của WB,
nhận định: “Chúng ta thực sự cần chú ý đến hai khu vực Nam Á và châu Phi cận
Sahara vì đến năm 2050 chất thải rắn ở khu vực Nam Á sẽ tăng gấp đôi và ở châu Phi
cận Sahara sẽ tăng gấp ba. Nếu chúng ta không hành động, điều này sẽ để lại hệ luỵ
lớn đến sức khoẻ, năng suất, môi trường và đời sống của con người”.
11


Song những nước phát triển cũng cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc
bởi các nước này cũng tạo ra 1/3 lượng chất thải rắn toàn cầu cho dù chỉ chiếm 16%
dân số thế giới. Đơn cử, Trung Quốc đang đứng trước một vấn nạn ngày càng tăng.
Năm 2004, cường quốc châu Á này đã vượt Mỹ để trở thành nước phát thải chất thải
rắn lớn nhất trên thế giới. Đến năm 2030, lượng chất thải rắn đô thị (MSW) ở Trung
Quốc có thể tăng gấp đôi Mỹ” [1]
Nguồn ô nhiễm từ đô thị
Báo cáo của WB chỉ ra rằng chất thải rắn đang là “một vấn nạn đô thị”, trong khi
nguồn chất thải rắn phát sinh ở các vùng nông thôn có chiều hướng giảm đáng kể. Đặc
biệt, người dân nông thôn do nghèo hơn nên có chiều hướng mua ít các mặt hàng đóng
gói ở cửa hàng và có xu hướng đạt mức tái sử dụng và tái chế cao hơn.
Sự bùng nổ dân số đô thị trong các thập kỷ qua diễn ra mạnh mẽ với trên 50%
dân số thế giới hiện nay sinh sống ở các thành phố. Đến năm 2050, theo ước tính của
WB, số người sống ở thành phố sẽ bằng dân số toàn thế giới năm 2000.
Một thập kỷ trước, thế giới có 2,9 tỉ dân sống ở thành thị và lượng dân số này sản
xuất khoảng 0,64 kg MSW tính trên đầu người mỗi ngày. Lượng chất thải rắn tính trên
đầu người tại đô thị hiện nay, theo ước tính mới của WB, là 1,2 kg/ ngày. WB cảnh
báo, dân số thành thị có chiều hướng tăng lên 4,3 tỉ người và điều đó có nghĩa là lượng

MSW tính trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 1,42 kg/ ngày.
Ở hầu hết các thành phố, cách nhanh nhất để giảm lượng chất thải rắn là giảm
hoạt động kinh tế song WB cũng thừa nhận rằng giải pháp này chưa chắc sẽ đem lại
kết quả mong đợi.
Song tăng cường công tác tái chế và hạn chế sử dụng đồ nhựa cùng với đồ ăn
thửa về lâu dài có thể sẽ góp phần giảm ảnh hưởng của tình trạng mức tăng phế thải.
WB cho biết, đồ nhựa, tác nhân có thể gây nhiễm nguồn nước và hệ sinh thái
hàng ngàn năm, chiếm 12% tổng lượng chất thải rắn toàn cầu hiện nay.
Các tác giả báo cáo của WB kỳ vọng rằng các kết quả nghiên cứu của mình có
thể giúp các cấp chính quyền trung ương và địa phương trên toàn thế giới tìm ra các
giải pháp thông qua sự tham gia của khu vực tư nhân và công để quản lý tốt hơn các hệ
thống chất thải rắn của mình. [1]
1.2.2. Tình Hình Phát Thải CTR tại Việt Nam
Cả nước thu gom được trên 33.167 tấn CTR, trong đó tổng lượng CTR thông
thường thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt
khoảng 27.067 tấn (chiếm tỷ lệ 81%). Như vậy, vẫn còn khoảng 5.100 tấn CTR được
12


×