Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình hồ sinh thái tại hồ công viên 293, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.77 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------

CÁI VŨ QUYẾT THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỒ
SINH THÁI TẠI HỒ CÔNG VIÊN 29/3,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
Ao hồ nói chung là tài sản vô giá của các thành phố trên thế giới, hồ không
chỉ là thắng cảnh, di tích lịch sử, là nơi vui chơi giải trí cho người dân sống trong
khu vực nội thị mà còn là lá phổi xanh của thành phố, có chức năng điều tiết nước
mưa, điều hòa khí hậu khổng lồ cho người dân đô thị, .[4].
Thế nhưng cùng với sự phát triển của thành phố, các hồ bị thu hẹp diện tích
để lấy mặt bằng xây dựng, làm môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm do nước thải
sinh hoạt của các cư dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh và công nghiệp ở khu vực
xung quanh hồ đổ vào mà chưa qua xử lí hoặc xử lí còn sơ bộ[3].
Để cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị đã có sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau như làm vệ sinh, vớt bèo, tảo chết, phun chế phẩm sinh học, hút bùn định kỳ
để hạn chế lắng đọng bùn. Tuy nhiên các biện pháp này chưa giải quyết một cách triệt để
tình trạng ô nhiễm của các hồ đặc biệt là sự phú dưỡng nguồn nước. Do đó về lâu dài vẫn
cần phải có một hệ thống xử lý đem lại hiệu quả cao, dễ vận hành quản lý duy trì chức
năng, cảnh quan sinh tháicủa hồ đô thị là thực sự cần thiết[3].


Hiện nay trên thế giới, hồ sinh thái đã được nghiên cứu xây dựng áp dụng tại
các hồ đô thị nhằm giải quyết vấn đề phú dưỡng, hồ nước sạch với đa dạng hệ động
thực vật, tạo cảnh quan đẹp, phục vụ du lịch sinh thái[36, 38, 39]. Tại Việt Nam đã
có nhiều hồ sinh thái thể tự nhiên và nhân tạo trải dài từ Bắc xuống Nam, phát triển
hồ sinh thái vừa bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường vừa mang lại nhiều lợi
ích kinh tế xã hội cho vùng[17].
Theo thống kê của Công ty môi trường và đô thị thành phố Đà Nẵng, hiện
thành phố có 12 hồ có diện tích tương đối lớn, nhưng hiện nay đều bị ô nhiễm.
Trong đó có hồ công viên 29/3 là hồ duy nhất của thành phố gắn liền với công viên
phục vụ vui chơi giải trí cho người dân. Tuy nhiên hiện nay hồ đang bị ô nhiễm, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người dân, gây mất mỹ quan công viên, ảnh hưởng đến
cảnh quan môi trường sinh thái của thành phố[12].
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình hồ sinh thái
tại hồ công viên 29/3, thành phố Đà Nẵng” nhằm xây dựng một mô hình sinh thái
khả thi hơn để giải quyết vấn đề môi trường, tạo ra một cảnh quan đẹp, thu hút
khách đến vui chơi giải trí, đem lại lợi ích nhiều mặt cho công viên này.
2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò, đặc điểm và tình hình ô nhiễm của hồ đô thị ở thành phố Đà Nẵng
1.1.1. Vai trò và đặc điểm của hồ đô thị
Hệ thống hồ đóng vai trò quan trọng đối với các thành phố và các khu dân
cư. Nó thực hiện các chức năng tự nhiên như: điều tiết nước mưa, điều hoà khí hậu,
tạo cảnh quan đô thị và có thể làm sạch nuớc thải đô thị[3].
1.1.1.1. Chức năng điều tiết nước mưa
Hồ, đầm là vùng đất trũng nên chúng có chức năng tự nhiên là chứa nước
mưa trước khi nước mưa thoát ra sông, biển.
Đối với các đô thị ven biển thì chức năng này đặc biệt có giá trị bởi vì chúng
giúp tích lũy tạm thời nước mưa và nhờ đó làm giảm mức độ ngập lụt do mưa to tại

các khu phố hoặc do mưa bão kết hợp với nước biển dâng. Vì thế, các đô thị ven
biển có nền thấp thì cần phải có các hồ, đầm để điều tiết nước mưa và hạn chế ngập
lụt.
1.1.1.2. Chức năng tạo cảnh quan đô thị
Các hồ với diện tích mặt nước nhất định của nó là một trong những yếu tố
hợp thành của cảnh quan đô thị. Trong cảnh quan đô thị không thể không có mặt
nước. Sự tham gia của mặt nước vào cảnh quan đô thị có thể dưới dạng tự nhiên và
nhân tạo. Các hồ đô thị nếu được bảo vệ, không bị ô nhiễm, một khi được cải tạo
thành cảnh quan đô thị sẽ mang lại những hiệu ứng thiết thực và sinh động về tinh
thần, vật chất và sức khoẻ cho cư dân xung quanh cũng như du khách.
Việc quy hoạch xây dựng đô thị là để phục vụ cho con người, để cho con
người có chỗ làm việc, cư trú và nghỉ ngơi tốt nhất. Chỗ làm việc, chỗ ở chẳng
những phải có đầy đủ ánh sáng, không khí trong sạch mà cần có những khoảng
trống xanh tươi và mát mẽ bao quanh. Mặt nước của các hồ chính là những khoảng
trống xanh tươi cần thiết đó. Và quanh các hồ nước là cây xanh. Cùng với mặt
nước, cây xanh là một yếu tố hợp thành cảnh quan thiên nhiên đô thị.
Chính vì vậy mà các ao hồ trong thành phố thường được tận dụng, cải tạo
thành những điểm nhấn quan trọng trong cảnh quan kiến trúc đô thị.

3


1.1.1.3. Chức năng điều tiết khí hậu
Các hồ nước, đặc biệt là các hồ lớn có ảnh hưởng đáng kể đến vi khí hậu.
Nước giữ nóng và lạnh được lâu hơn, làm giảm sự dao động mạnh về nhiệt độ
không khí nên có tác dụng cải thiện rõ rệt khí hậu ở vùng ven mặt nước. Theo
nghiên cứu của Galakhov, mặt nước có tác dụng hạ nhiệt độ không khí mùa hè từ 2
- 40C, tăng độ ẩm tương đối từ 5 - 12%, hạ bức xạ nhiệt vùng ven hồ từ 2 - 4%, ven
sông từ 12 - 14%. Như vậy, mặt nước có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ môi trường,
làm giảm nhiệt độ môi trường, nâng cao độ ẩm tương đối của không khí, làm thay

đổi sự tương phản của chế độ nhiệt.
Mặt nước còn tạo khả năng lưu thông không khí theo chiều cao và làm ảnh
hưởng đến chế độ gió. Sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa vùng có mặt nước và các
vùng khác tạo ra sự thay đổi áp lực của khí quyển, tức là tạo ra sự chuyển động của
gió. Không khí loãng và nóng bức của các khu đô thị sẽ được thay thế bằng những
mảng không khí lạnh hoặc có nhiệt độ thấp hơn nhờ sự chuyển động của gió trong
tầng đối lưu, điều đó có tác dụng làm trong sạch khí quyển và giảm nhẹ quá trình
trao đổi nhiệt của cơ thể con người. Hơi nước bốc lên từ các hồ sẽ có tác dụng khử
bụi giao thông và các loại khói thải công nghiệp, làm tan các chất độc hại trong khí
quyển, góp phần làm giảm không khí ngột ngạt của đô thị. Mặt nước tại các hồ lớn
có ảnh hưởng quyết định đến việc tăng cường độ trong suốt của bầu không khí đô
thị, độ sáng và độ bức xạ của tia tử ngoại mặt trời.
Cùng với mặt nước là cây xanh ven hồ. Chúng có tác dụng điều hoà môi
trường, cải thiện quan hệ sinh thái đô thị, là nhà máy làm giàu ôxy và giảm lượng
khí cacbonic trong khí quyển- lượng khí chủ yếu gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà
kính và làm biến đổi khí hậu của trái đất. Cây xanh có tác dụng giảm nhiệt độ, tăng
độ ẩm và ảnh hưởng đến tốc độ chuyển động của không khí. Cây xanh còn có khả
năng ngăn cản tiếng ồn, ngăn cản bụi, ảnh hưởng tốt đến sự sống của con người,
làm cho con người trở nên gần gũi và thân thiện hơn với thiên nhiên, với môi
trường.
Thành phố Đà Nẵng cũng như một số thành phố miền Trung nước ta nằm ở
vùng có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nóng lắm, mưa nhiều. Việc giữ gìn và bảo vệ

4


các hồ đầm trong thành phố có chức năng điều tiết khí hậu một cách tự nhiên là hết
sức cần thiết.
1.1.1.4. Chức năng xử lý nước thải
Các hồ tự nhiên có thể làm sạch được các loại nước thải như nước thải sinh

hoạt và nước mưa. Trong nước thải sinh hoạt và nước mưa, nhất là các trận mưa đầu
mùa, thường chứa rất nhiều các hợp chất hữu cơ hoà tan dễ bị phân huỷ sinh học.
Các loài vi khuẩn, rong tảo, các động vật nguyên sinh, các loài thực vật nước...có
sẵn trong hồ có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ hoà tan trong nước thải; nhờ đó
mà nước thải được làm sạch.
Tuy nhiên, nếu sử dụng các hồ tự nhiên để xử lý nuớc thải đô thị thì phải
quy hoạch riêng, phải tuân theo các tiêu chuẩn quy phạm như phải có khoảng cách
an toàn về vệ sinh, phải ở cuối hướng gió chủ đạo của thành phố và cuối nguồn
nước dùng cho các mục đích sinh hoạt và thể thao giải trí v.v... Ở đây không đặt
vấn đề dùng các hồ trong thành phố để xử lý nước thải, vì vậy cơ chế xử lý nước
thải cũng như những điều kiện và tiêu chuẩn áp dụng các hồ tự nhiên vào việc xử lý
nước thải không bàn đến một cách chi tiết.
1.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường hồ đô thị trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường hồ đô thị trên thế giới
Hiện tượng ô nhiễm trong nước hồ đã trở thành một vấn đề môi trường trên
toàn thế giới và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển.
Tại Trung Quốc, hiện tượng phú dưỡng nước xảy ra tại 67 hồ (51,2% tổng số
các hồ). Thái Hồ nằm ở Dương Tử trong những thập kỷ gần đây, bởi vì ô nhiễm
nặng nên chất lượng nước tại Thái Hồ ngày càng kém, hồ đã bị phú dưỡng nặng,
vào mùa hè năm 2007, một ổ dịch màu xanh của tảo nở hoa làm cho nhiều nhà máy
xử lý nước uống đóng cửa và tạo ra một sự kiện cuộc khủng hoảng nước nghiêm
trọng ở thành phố Vô Tích. Và hồ Sào Hồ nằm ở trung tâm tỉnh An Huy, kể từ
những năm 1990, hồ bắt đầu bị phú dưỡng đến nay tình trạng ô nhiễm càng nghiêm
trọng vì nước ô nhiễm vẫn được thải trực tiếp vào hồ[45].
Tại Ấn Độ, hồ Hussainsagar là hồ trung tâm của thành phố Hyderabad do
qua trình đô thị hóa diễn ra chưa từng có ở nơi này, đã làm suy thoái môi trường

5



nước hồ. Hồ ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt và vô số hóa chất từ các ngành công
nghiệp trực tiếp đổ vào hồ không qua xử lý. Hồ bị phú dưỡng nặng gây ra mùi hôi
thối, mất đa dạng sinh học[41].
Giống như nhiều nước ở châu Á, dân số tăng, kinh tế, nông nghiệp và công
nghiệp mở rộng, việc thực thi không hiệu quả của pháp luật và các quy định, không
đủ tổ chức thành lập để xử lý chất thải và nước thải ở Thái Lan là nguyên nhân gián
tiếp gây suy thoái chất lượng nước ở các nguồn nước. Giữa năm 1980 và 2000 các
hồ đã bị ô nhiễm hữu cơ như hồ Chao Praya, Thachin, Lam Takhong và Songkhla,
tỷ lệ các chất gây ô nhiễm cao Amoniac (21%), tổng số vi khuẩn coliform (18%),
(DO) (9%), nhu cầu oxy sinh hóa BOD (7%) mà nguồn gây ô nhiễm chính là nước
thải sinh hoạt của người dân[46] .
Tại Nhật Bản tốc độ tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh phát triển rất nhanh,
hiện tượng phú dưỡng đã bắt đầu xảy ra ở các hồ đô thị, đặc biệt là hồ Biwa. Hàng
ngày hồ tiếp nhận một lượng lớn nitơ, phốt pho và chất tẩy rửa, lâu ngày làm sinh
khối sinh vật phù du cao gây ra hiện tượng tảo nở hoa làm cho chất lượng nước hồ
bị suy thoái[33].
Cũng như ở nhiều hồ khác ở châu Âu, Hồ Erie tình trạng thiếu oxy do sự
tương tác của nguồn chất dinh dưỡng, đặc biệt do phốt pho quá mức đầu vào gây
nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái trong hồ[40].
1.1.2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường hồ đô thị tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển đô thị, hồ phải tiếp nhận một lượng nước thải vượt
quá khả năng tự làm sạch của nó. Các hệ thống hồ trong nội thành phần lớn ở trạng
thái ô nhiễm và phú dưỡng, diện tích bị thu hẹp dần. Phần lớn các hồ đô thị không
đảm bảo được chức năng điều tiết nước mưa, tạo cảnh quan đô thị.
Theo kết quả quan trắc định kỳ của Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội cho
thấy: Đa số các hồ ở Hà Nội đang ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và trầm tích.
Lưu lượng nước thải chảy vào vượt quá khả năng tự làm sạch của các hồ. Các dòng
chảy vào hồ làm bốc mùi hôi nồng nặc như hồ Kim Liên, Mễ Trì, Hào Nam. Theo
khảo sát, các hồ đều bị hiện tượng phú dưỡng, vì thế nước hồ không còn giữ được

sự trong và sạch. Nhiều tảo xanh và các loài thực vật nổi phát triển rất nhanh trong
nước hồ. Sau khi chết đi, các loại tảo tích tụ tại đáy hồ ngày càng dày thêm. Quá

6


trình phân hủy của chúng kéo theo sự tiêu thụ lớn về oxy trong nước, làm biến mất
các loài thủy sinh khác, đồng thời giải tỏa các chất khí ít nhiều có hại và hôi thối
như ở Hồ Gươm chứa hàm lượng nitơ và phốt pho lớn tạo điều kiện thuận lợi cho
tảo lam bùng phát khiến nước hồ chuyển sang màu xanh lam. Các hồ gần khu vực
đông dân như hồ Đống Đa, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Nhàn,... số lượng
coliform rất lớn, vượt QCVN từ 100 đến 200 lần. Theo một nghiên cứu năm 2006,
vào mùa khô, chỉ số này có thể vượt tới 710 lần (hồ Đống Đa) hay 1.750 lần (hồ
Giảng Võ) và có thể 2.330 lần (hồ Khương Thượng)[7].
Theo kết quả quan trắc của Cục Bảo vệ môi trường và của Viện Khoa học và
Kỹ thuật môi trường (trường Đại học Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) thì nhiều
năm qua, các hồ đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có hoặc hệ thống thoát nước
không hợp lý, trở thành nơi tiếp nhận nước thải, đều có các chỉ tiêu ô nhiễm vượt
QCVN 08: 2008 cột B1 từ 2 đến 70 lần. Tại Hải Phòng, Huế, Nam Định, Hải
Dương,.. nồng độ các chất ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt
quá quy chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu chất lơ lửng, BOD, COD,... đều vượt QCVN
từ 5 - 10 lần[6].
Tại Đà Nẵng, trên địa bàn thành phố có 07/30 hồ được giám sát chất lượng
môi trường nước. Nhìn chung, chất lượng môi trường nước hồ còn ô nhiễm, mặc dù
có cải thiện hơn so với các năm trước do phân cấp quản lý cho các quận/huyện. Tuy
nhiên, trừ hồ Xanh (nguồn cấp nước sinh hoạt), các hồ còn lại còn ô nhiễm, mặc dù
các địa phương đã có nhưng nổ lực trong các hoạt động bảo vệ môi trường trong
thời gian qua. Thời gian thực hiện quan trắc chất lượng nước hồ vào các năm:
2005,2008 và 2009. Trong đó:
Hàm lượng hữu cơ (BOD5 và COD): Mặc dù hàm lượng oxy trong nước hồ

cao hơn tiêu chuẩn và đạt yêu cầu tại hầu hết các vị trí quan trắc (dao động 1,0 đến
3,8mg/l), nhưng ô nhiễm BOD5 và COD vẫn xảy ra ở tất cả các hồ quan trắc. Kết
quả quan trắc chủ yếu trong 3 năm 2005, 2008 và 2009 cho thấy, hàm lượng BOD5
ở các hồ dao động từ 6,67mg/l đến 49,5mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0,11
đến 2,30 lần.
Tại Đầm Rong (hồ đã lấp năm 2010), ô nhiễm hữu cơ lớn nhất (cao hơn tiêu
chuẩn trung bình 2,30 lần). Riêng ô nhiễm COD thể hiện rõ ràng hơn ở 2 năm gần

7


đây. Xét về thời gian, hàm lượng chất hữu cơ trong nước có xu hướng giảm theo
thời gian tại vị trí: hồ công viên 29/3, hồ Thạc Gián –Vĩnh Trung, Bàu Tràm, hồ
Phần Lăng.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nitơ tổng, NH4+, NO3-, photpho tổng,
PO43): Ô nhiễm dinh dưỡng xảy ra trên hầu hết các hồ khu vực nội thành. So với
QCVN 08:2008/BTNMT, nồng độ NO3- trung bình dao động từ 0,18mg/l đến
12,10mg/l, cao hơn từ 0,2 đến1,6 lần. Đối với NH4+, hàm lượng trung bình dao
động từ 0,03 đến 35,95 lần so với tiêu chuẩn, cao nhất năm 2009 là ở hồ Đầm Rong
(>35,95 lần), hồ Phần Lăng (>10,63 lần) và hồ Đò Xu (20,75 lần).
Trong tất cả các hồ trên, hồ Xanh là nơi cung cấp nước ngọt cho bộ phận dân
sinh của quận Sơn Trà, tuy nhiên kết quả cho thấy NH4+ tăng đột biến vào hai tháng
cuối năm 2008, nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh và dịch vụ du lịch
của khu vưc này, nguồn nước kiệt hơn do khai thác rừng vào thời gian trước đây.
Nhìn chung mức độ ô nhiễm các chất dinh dưỡng tại các hồ có xu hướng
giảm so với các năm trước như hồ công viên 29/3 và Thạc Gián -Vĩnh Trung[29].
1.2. Hồ sinh thái đô thị - quan điểm và tình hình nghiên cứu, ứng dụng trên thế
giới và Việt Nam
1.2.1. Một số khái niệm về hồ sinh thái
Hiện nay quan điểm chung nhất của hồ sinh thái là đều hướng tới xây dựng

môi trường hồ có không gian sinh thái hài hòa, cảnh quan đẹp, phục vụ cho những
lợi ích và sức khỏe con người, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ở nước ta trong quá trình nghiên cứu xây dựng các hồ chứa nước trước đây,
ít khi sử dụng thuật ngữ hồ sinh thái mà chỉ nói hồ chứa chung chung và cho rằng
sinh thái là đặc trưng tất yếu của hồ chứa nước. Đặc trưng sinh thái của hệ thống
các hồ chứa đã xây dựng (hồ nhân tạo) ở nước ta là mang tính tự nhiên, chẳng hạn
hồ chứa được xây dựng sẽ nâng cao mực thủy cấp, độ ẩm đảm bảo ổn định đã thúc
đẩy hệ sinh vật phát triển, thu hút động thực vật đến sinh sống (do đó mà người ta
nhất trí rằng sinh thái - một đặc trưng tự nhiên của hồ chứa nước, hồ chứa không ô
nhiễm).
Thời gian qua xuất phát từ những yêu cầu của cuộc sống, của sự nghiệp xây
dựng đất nước chúng ta chưa quan tâm đúng mức vấn đề môi trường, vấn đề bảo

8


tồn hệ sinh thái trên các vùng lãnh thổ. Vì vậy các nghiên cứu về sinh thái học, môi
trường chưa được chú ý đầu tư, khái niệm xây dựng hồ sinh thái thực tế chưa được
đề cập. Các vấn đề liên quan đến nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã
được nghiên cứu chuyên sâu nhưng nghiên cứu về nguồn nước nhằm bảo tồn, đa
dạng sinh học và bảo vệ môi trường thì còn hạn chế. Do khái niệm sinh thái bền
vững, sinh thái ổn định mới được đưa vào những năm gần đây nên chưa gắn thuật
ngữ “sinh thái” với hồ chứa nước. Chính vì vậy cụm từ hồ sinh thái là một khái
niệm mới, rộng hơn. Hồ chứa nước thông thường có thể không có khu rừng cây,
khu đất ướt (wetland), không có nơi cư trú của các loài động vật hoang dã v.v…
nhưng hồ sinh thái thì cần phải có đầy đủ các đặc trưng nêu trên, đó là vấn đề cấp
nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường để tạo nên một quần thể sinh học đa
dạng gắn kết với môi trường đất, nước và không khí trong lành, bền vững[17].
Theo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Trung tâm Nghiên
cứu Môi trường và Cộng đồng định nghĩa hồ khỏe theo cách tiếp cận Sinh thái là hồ

nước sạch, đủ nước, đủ sâu, có các điều kiện hạ tầng tốt, hệ sinh thái tốt đầy sức
sống của các dạng thủy sinh điển hình như cá, cua, tôm, ốc, ếch, bèo, cỏ, súng,
sen…, hồ sạch, đẹp với cây cỏ, hoa lá[24].
Theo quan điểm kiến trúc sinh thái thì hồ sinh thái là một công trình sinh thái
hay tổ hợp công trình sinh thái trong đó các thiết kế mang tính chất phỏng sinh học,
hệ thực vật và động vật phong phú, hệ thống kiểm soát nước. Cụ thể, trong công
trình hồ sinh thái phải có đạt các tiêu chuẩn như: có sự cộng sinh giữa thực vật và
động vật trong hồ; hoà nhập với môi trường tự nhiên khu vực; tạo môi trường bên
trong lành mạnh, dễ chịu; ứng dụng các công nghệ kiểm soát, xử lý nước hồ thân
thiện, rẽ tiền (Trần Thanh Bình , 2008).
Theo Ông Lê Sâm đã định nghĩa hồ sinh thái (Ecological lake) là hồ chứa
nước mang đầy đủ đặc trưng, tính chất và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng
lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan,
mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người như cung cấp nước sinh hoạt
và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn là nơi nghỉ dưỡng và du
lịch sinh thái, cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lưu

9


vực hồ. Đây mới là một khái niệm chung nhất để đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn xây dựng hồ sinh thái ở Việt Nam[17].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng hồ sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng hồ sinh thái trên thế giới
Trên thế giới, việc xây dựng hồ sinh thái theo quan điểm kiến trúc sinh thái
thực chất đã xuất hiện từ rất sớm. Cụ thể, một số hồ nước trong công viên hay hồ
nước trong thành phố ở các nước như Singapore, Mỹ, Trung Quốc, Mexico.
Tại Singapore có một vườn bách thảo, ở đây có rất nhiều loài thực vật, động
vật. Đặc biệt trong khu vườn rộng lớn này có xây dựng một hồ sinh thái đẹp, có một
bầu không khí trong lành, xanh tươi. Bao quanh bờ hồ trồng nhiều loại cây làm cho

hồ thêm xanh, mát mẻ. Trong hồ với đa dạng các loài cá, ở đây còn là nơi trú ngụ
của các loại chim, cò, vịt nước, ong bướm, đàn thiên nga đen (phụ lục 2)[38].
Tại thành phố Mexico, do tốc độ phát triển đô thị gây ô nhiễm ở các sông,
hồ, trầm tích và đất. Đặc biệt là hồ Texcoco là hồ cung cấp nước cho người
dân, cung cấp một nơi trú ẩn cho đàn gia cầm lớn của một số loài chim, là môi
trường sống của số lượng lớn các loài cá, ếch, sâu bọ. Thế nhưng nước hồ bị ô
nhiễm cộng với việc thành phố này hay bị ngập lụt đã dẫn đến đến sự tuyệt
chủng của nhiều loài sinh vật. Trước tình hình đó Ủy ban Quốc gia (NWC) đã đề ra
dự án xây dựng Công viên sinh thái hồ Texcoco đây là công viên sinh thái lớn trên
thế giới. Bước đầu tiên khôi phục lại chức năng sinh thái của hồ và môi trường xung
quanh với quan điểm bảo tồn sinh học và xử lí ô nhiễm. Vì vậy mà họ cho tái phủ
xanh, phun nước để tạo ô xy, làm sạch nước, ngăn chặn mở rộng đô thị, ngăn chặn
xả nước đô thị vào hồ, bảo vệ môi trường. Mục tiêu của dự án để xây dựng
mô hình thành phố bền vững, phát triển cảnh quan đô thị xanh kết hợp các vùng đất
ngập nước và không gian ở thành phố Mexico[36].
Tại Trung Quốc, Hồ Wenying thiết kế theo mô hình hướng sinh thái
học và chức năng thủy sản, phát triển cho giải trí và thể thao như chèo
thuyền, bơi lội và câu cá, du lịch, đa dạng sinh học. Hồ có những đảo cây với những
loài thực vật nổi giữ chất dinh dưỡng trong hồ sẽ lọc nước, tạo cảnh quan, đặc biệt
là thả nhiều loài động vật vào hồ góp phần phục hồi hồ, làm tăng giá trị của hồ
nhằm tạo ra một công viên sinh thái[39].

10


1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng hồ sinh thái ở Việt Nam
Việt Nam đã có rất nhiều hồ mang tính sinh thái thể tự nhiên và nhân tạo trải
dài từ Bắc xuống Nam, ngoài ra một số vùng đất có khả năng phát triển thành hồ
sinh thái nhân tạo. Theo điều tra nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi (2005) và
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2005) thống kê hiện có khoảng 20 hồ tự nhiên

như hồ Tam Đảo, hồ Ba Bể, hồ Chu... và 16 hồ chứa nhân tạo như hồ Núi Cốc, hồ
Phú Ninh, hồ Yali... mang tính sinh thái cao cần được bảo vệ (phụ lục 1)[17].
Hệ thống hồ chứa được xây dựng ở nước ta đã mang lại hiệu quả rất to lớn
về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, tuy nhiên chưa đạt được đầy đủ các tiêu
chí về hồ sinh thái, các hồ chứa đã xây dựng còn nhiều khiếm khuyết, thiếu những
giá trị to lớn của hồ về môi trường sinh thái dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao.
Tại Bình Dương, Công ty Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp - Becamex IDC
Corp đã xây dựng dự án khu đô thị Ecolakes Mỹ Phước là đô thị sinh thái được quy
hoạch tổng thể một các tỉ mỉ nhằm đưa ra những tiêu chuẩn sống mới đối với thị
trường bất động sản Việt Nam chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thiên nhiên
và cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Khu dân cư này sẽ tạo nên
một khu sinh thái chan hòa với thiên nhiên nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái.
EcoLakes Mỹ Phước sẽ bao gồm những hồ nước rộng mênh mông với không gian
mát mẻ. Cảnh quan thiên nhiên cũng sẽ là nét đặc biệt xuyên suốt trong khu dân cư
nhằm tạo một môi trường sống trong lành cho người dân. Hồ nước mang tính sinh
thái này nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi và giải trí cho người dân ở khu công nghiệp
Mỹ Phước và thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục 2)[22].
Tại đồng bằng sông Cửu Long hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 mùa
mưa và khô rõ rệt, mùa mưa (quá dư thừa nước, ngập lũ trên diện rộng), mùa khô
(khan hiếm nước, cạn kiệt, xâm nhập mặn, chua phèn lan tỏa, môi trường bị ô
nhiễm...). Trước tình hình đó đã đề xuất mô hình “Làng - Hồ sinh thái khu dân cư
vượt lũ xã Tân Tây - huyện Thạnh Hóa - tỉnh Long An” nhằm đưa ra một mô hình
mẫu có thể áp dụng cho các khu dân cư trong vùng theo chương trình dân sinh vùng
lũ ở Long An nói riêng cũng như toàn đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt
chú trọng cải tạo, biến các ao hồ thành hồ sinh thái trong khu dân cư, đã tạo nên môi
trường xanh - sạch - đẹp, một không gian sống thân thiện với tự nhiên, đáp ứng các

11



nhu cầu vật chất và tinh thần cho cư dân trong vùng. Mô hình được thiết kế quy
hoạch theo hướng phục vụ đa mục tiêu, mô hình được xây dựng với hệ thống cây
xanh xung quanh hồ và nuôi thủy sản, vào mùa mưa là nơi dự trữ nước để tránh tình
trạng ngập úng, về mùa khô cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản...
Đây là một mô hình điển hình mang tính kinh tế, khoa học và sinh thái cao( phụ lục
2)[17].
Hiện nay, các hồ đô thị đã và đang có xu hướng suy thoái và ô nhiễm, phú
dưỡng hóa trầm trọng do tác động của con người. Các hồ này có khả năng phát triển
thành hồ sinh thái để cải thiện chất lượng nước và cải tạo cảnh quan cho đô thị, thế
nhưng do khái niệm hồ sinh thái còn khá mới mẻ, các nghiên cứu về lĩnh vực này ở
nước ta chưa nhiều, ngoài một số đề tài liên quan đến bảo vệ nguồn nước, đến hệ
sinh thái, thảm phủ thực vật, thiên tai hạn hán v.v… ở nước ta chưa có nghiên cứu,
ứng dụng mô hình hồ sinh thái cụ thể nào để áp dụng cho các hồ đô thị này.
1.3. Tổng quan chung về hồ công viên 29/3, thành phố Đà Nẵng
Vị trí và đặc điểm: Hồ Công viên 29/3 nằm trên địa bàn phường Thạc Gián,
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Phía Bắc hồ giáp siêu thị Đà Nẵng, phía
Đông hồ giáp với khu dân cư phường Thạc Gián, phía Tây giáp với đường Nguyễn
Tri Phương, phía Nam giáp với đường Nguyễn Văn Linh. Diện tích của hồ là
107.656,4m2, kết cấu bờ hồ bằng bê tông, độ sâu trung bình mực nước hồ mùa khô
là 1,4m; mùa mưa là 2,0m. Tổng lượng nước tiêu thoát khi có mưa lớn nhất của hồ
là 64.593 m3.

12


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý của hồ Công Viên 29-3
Chức năng: Chức năng chính của hồ là điều tiết nước mưa cho lưu vực
khoảng 300 ha gồm phường Hòa Thuận Tây, Thạc Gián, Vĩnh Trung và Chính
Gián; điều hòa vi khí hậu; góp phần tạo cảnh quan; đặc biệt là hồ duy nhất của
thành phố gắn với công viên phục vụ vui chơi, giải trí của người dân thông qua các

hoạt động câu cá dưới hồ, hóng mát.
Hồ tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn, gồm có: (1) cống từ hồ Thạc Gián
chảy qua khu dân cư đổ vào phía Đông Bắc hồ; (2) cống thoát nước từ bệnh viện
C17 qua các khu dân cư Hòa Thuận Tây, Thạc Gián đổ vào phía Nam; (3) các cống
ngang đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tri Phương đổ trực tiếp vào hồ. Hướng
thoát nước duy nhất của hồ là cống liên phường Thạc Gián – Lê Độ đổ vào sông
Phú Lộc rồi ra biển. Vòng quanh hồ có hệ thống cống bao thu gom nước thải từ các
khu dân cư xung quanh dẫn vào cống liên phường Thạc Gián – Lê Độ và có các
ngưỡng tràn để ngăn nước thải vào hồ (khi không có mưa).
Với đặc thù là công viên mở và được bao bọc bởi khu dân cư, nên sự kiểm
soát chất thải vào hồ hiện nay còn thiếu chặt chẽ, nước thải không được ngăn triệt
để và vẫn chảy vào hồ, thường xuyên tiếp nhận rác thải, làm cho hồ bị ô nhiễm mùi
hôi và phú dưỡng khi trời nắng là điều khó tránh khỏi.

13


Trước tình hình đó, Thành phố đã tiến hành một số biện pháp như: nạo vét
bùn lòng hồ, xây dựng mương thu gom nước bao quanh hồ, thả bèo lục bình. Tuy
nhiên đến nay, tình trạng ô nhiễm hồ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhất là vào
mùa nắng hồ bốc mùi tanh và hôi thối. Hồ hiện do Công ty Công viên trực tiếp khai
thác và quản lý [29].

14


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại hồ công viên 29/3 TP Đà Nẵng; đồng thời so
sánh, đối chiếu với các mô hình hồ sinh thái (Eco - lake) trên thế giới để có cơ sở

khoa học đề xuất mô hình hồ sinh thái phù hợp với hồ công viên 29/3.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê, hồi cứu số liệu
Tổng quan tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến hồ đô thị trên thế giới và Việt
Nam.
Tham khảo các loại sách báo, internet, tạp chí trong và ngoài nước cũng như
các báo cáo, tài liệu khoa học liên quan đến nội dung đề tài.
2.2.2. Phương pháp quan sát hiện trường
Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được, tiến hành khảo sát đánh giá
hiện trạng tại khu vực hồ đưa ra nhận xét về chất lượng môi trường nước hồ.
2.2.3. Phương pháp mô phỏng
Sơ đồ hóa mô hình hồ sinh thái bằng phần mềm AutoCad, Photoshop.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến quan trọng của những
người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, từ đó có những điều chỉnh thích
hợp với đề tài.

15


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Hiện trạng môi trường hồ công viên 29/3 trong những năm gần đây
Kết quả hồi cứu hiện trạng môi trường nước tại hồ công viên 29/3 qua các
năm gần đây được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1, hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4,
hình 3.5.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước hồ 29/3 qua các năm 2008, 2010,
2011
Kết quả phân tích
Chỉ tiêu


ĐVT

Năm 2008

Năm 2010

QCVN 08:
Năm 2011

2008
Cột B1

PH

-

7,50±0,39

6,90±0,63

6,70±1,04

5,5 – 9

DO

mg/l

4,43±0,70


4,75±0,70

4,91±0,70

>= 4

COD

mg/l

80,90±16,51

61,90±14,21

60,40±13,56

30

BOD5

mg/l

37,30±10,67

24,80±9,36

22,30±7,26

15


TSS

mg/l

95,60±16,04

126,70±18,47

134,80±18,68

50

NH4+

mg/l

2,67±0,94

2,33±0,89

2,07±0,82

0,5

PO43-

mg/l

3,12±0,68


2,88±0,74

2,58±0,89

0,3

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường
Chú thích: - Dấu “-’’: Không quy định
- QCVN 08: 2008 cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt (dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng
khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự).

16


Hình 3.1. Hàm lượng BOD5

Hình 3.2. Hàm lượng COD

Hình 3.3. Hàm lượng NH4+

Hình 3.4. Hàm lượng PO43-

17


Hình 3.5. Hàm lượng TSS
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích nước hồ công viên
29/3 đều vượt quy chuẩn cho phép. Đặc biệt hàm lượng COD, NH4+, PO43- cao và
vượt quy chuẩn cho phép cột B1 QCVN:08-2008 và có xu hướng giảm qua các

năm, cụ thể:
* Hàm lượng NH4+, PO43-:
Từ hình 3.3 và hình 3.4 thấy được hàm lượng PO43- ở các năm vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 8,6 đến 10,4 lần. Riêng năm 2008 vượt cao nhất 10,4 lần. Hàm
lượng NH4+ ở các năm đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, có hàm lượng trung
bình dao động từ 2,07 đến 2,67 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn từ 4,14 đến 5,30 lần. Năm
2008 tại vượt cao nhất 5,3 lần đến năm 2011 vượt 4,14 lần.
* Hàm lượng BOD5 và COD:
Qua hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy trong những năm qua hồ đều bị ô nhiễm
hữu cơ. Hàm lượng BOD5 dao động từ 22,3 đến 37,3 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn từ
1,49 đến 2,49 lần, hàm lượng COD trung bình dao động từ 60,4 đến 80,9 mg/l, cao
hơn tiêu chuẩn từ 2,01 đến 2,69 lần. Hàm lượng hữu cơ có xu hướng giảm qua các
năm đến năm 2011 BOD5 vượt 1,49 lần; COD vượt 2,01 lần.
* Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS):
Dựa vào hình 3.5, Hàm lượng TSS qua các năm đều vượt tiêu chuẩn, trung
bình dao động từ 95,6 đến 134,8 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,91 đến 2,69

18


lần. Hàm lượng này tăng qua các năm, năm 2008 vượt 1,91 lần đến năm 2011 vượt
đến 2,69 lần do hàm lượng mùn bã tích lũy trong hồ qua các năm tăng lên.
So với các hồ đô thị khác trong thành phố ở bảng 3.2 thì hồ công viên 29/3 ô
nhiễm hơn hồ ồ Xuân Hà A, hồ 2 hecta do lượng nước thải đô thị xung quanh khu
vực đổ vào nhiều hơn nhưng hồ 29/3 ít ô nhiễm hơn hồ Phần Lăng và hồ Thạc
Gián- Vĩnh Trung (Hồ Phần Lăng hàm lượng COD vượt 7,8 lần, NH4+ vượt 5,5 lần,
PO43- vượt 11,56 lần; hồ Thạc Gián- Vĩnh Trung hàm lượng COD vượt 2,35 lần,
NH4+ vượt 4,94 lần, PO43- vượt 9,8 lần) do những năm gần đây xung quanh hồ 29/3
đã có xây dựng cống bao cho các khu vực dân cư nên lượng nước thải vào hồ ít hơn
2 hồ Phần Lăng, Thạc Gián- Vĩnh Trung nước thải dân cư trực tiếp hàng ngày đổ

vào.
Bảng 3.2. Các chất ô nhiễm ở các hồ đô thị Đà Nẵng
Chỉ
Hồ
QCVN
tiêu
08:
Thạc Gián(Đơn Công viên
Phần
Xuân Hà
2008
Vĩnh
2 hecta
vị:
29/3
Lăng
A
Cột
Trung
mg/l)
B1
COD 61,90±14,21 235±22,14 70,37±18,17 16,82±2,34 26,05±8,19 30
NH4+ 2,33±0,89
2,75±0,73 2,47±0,67
1,11±0,31 1,22±0,32 0,5
3PO4
2,88±0,74
3,47±0,58 2,96±0,62
0,23±0,07 0,67±0,21 0,3
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu bảo vệ môi trường, 2010

* Nguyên nhân gây ô nhiễm hồ công viên 29/3
Dựa vào kết quả điều tra bằng phương pháp quan sát hiện trường ở hình 3.6
cho thấy hồ vẫn tiếp nhận nước thải từ nhà hàng cạnh hồ và một phần nước thải khu
dân cư qua hệ thống cống vào. Hiện xung quanh hồ vẫn còn 2 cống hoạt động nằm
gần nhà hàng Thùy Dương. Mặc dù xung quanh hồ có xây dựng hệ thống cống bao
thu gom nước thải khu vực xung quanh không cho chảy trực tiếp vào hồ, các miệng
cống đã có các cửa ngăn nhưng thiếu kiểm soát chặt chẽ cộng với đặc điểm khu vực
hồ trũng, vào mùa hè, mực nước trong hồ thấp hơn so với mực nước trong các cống
thải nên hàng ngày vẫn có lượng đáng kể nước thải đã rò rĩ, chảy vào hồ, gây ô
nhiễm nguồn nước. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn cũng mang theo một lượng
lớn các chất bùn, cặn lắng đọng trong hệ thống cống xung quanh vào hồ.

19


Hình 3.6. Hai cống thải còn hoạt động gần nhà hàng Thùy Dương
Nước hồ có màu xanh của tảo, ở gần khu vực cống nước có màu đục đen,
nhiều cặn lơ lững. Hồ có mùi hôi thối là do các hợp chất hữu cơ bị phân hủy, tảo
chết thối rửa, và hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải chảy vào hồ không qua
xử lý làm tăng phần bùn đáy dẫn đến làm giảm hàm lượng ôxy trong nước và làm
tăng độ đục của hồ. Thêm vào đó là sự phân hủy yếm khí nên đáy hồ sinh ra một số
khí độc như: H2S, NH4+, CH4… cộng với mùi từ nước thải của các miệng cống thải
kết hợp gây nên mùi hôi thối.
Ngoài ra, hồ bị ô nhiễm còn do sự thải bỏ vô ý thức các loại chất thải, rác
thải từ các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức trong công viên.
Như vậy, nguyên nhân chính gây ô nhiễm hồ công viên 29/3 là do nước
thải đô thị từ các khu xung quanh rõ rĩ, chảy vào hồ. Sự ô nhiễm được hình thành do
sự tích lũy nhanh hàm lượng các hợp chất phốt phát, đây là nguyên nhân chính của
sự phát triển bùng nổ của tảo và dẫn đến sự ô nhiễm các chất hữu cơ.
Kết quả quan sát hiện trường ở hình 3.7 còn cho thấy hồ hệ sinh thái nghèo

nàn, hồ không có thực vật thủy sinh, bờ hồ kè bê tông không có cây cỏ, động vật
trong hồ không đa dạng chủ yếu là cá rô phi, ốc, số lượng cá quả và cá chép, tôm
tép rất ít.

20


Hình 3.7. Động vật ở hồ công viên 29/3
3.2. Xây dựng tiêu chí hồ sinh thái tại hồ công viên 29/3
Nghiên cứu của Jaime San Roman Sierra ở Mexico đưa ra tiêu chí để xây
dựng hồ sinh thái Texcoco như sau:
- Kiểm soát được chất dinh dưỡng trong hồ. Nước vào hệ thống hồ phải được
xử lý để giảm hàm lượng hữu cơ và chất dinh dưỡng.
- Hồ đầy đủ ánh sáng: Độ sâu của hồ nên không lớn hơn 3,0 mét để đảm bảo
đủ ánh sáng thâm nhập, tốt nhất là sâu khoảng 1,5 - 2,0 m.
- Trên bờ hồ và trên hồ nên trồng nhiều loài cây vừa có khả năng làm mát
vừa làm nơi cư trú của nhiều loài động vật.
- Xung quanh hồ nên có thảm cỏ để giảm bớt lượng nước mưa xuống hồ và
giảm thiểu sự xâm nhập đến nước ngầm.
Tiêu chí đầu nhằm đưa nguồn nước thải vào hồ đạt tiêu chuẩn cho phép,
nước vào hệ thống hồ phải được xử lý để giảm hàm lượng hữu cơ và chất dinh
dưỡng chính vì vậy nước hồ sẽ trong sạch không gây ô nhiễm. Hai tiêu chí sau tạo
vừa cảnh quan vừa tăng đa dạng sinh học cho hồ. Riêng tiêu chí thứ hai do ở
Mexico mùa đông lạnh kéo dài, mưa nhiều làm mực nước hồ cao đến hơn 3m nên
ánh sáng không thể chiếu xuống tầng dưới của mặt nước gây thiếu oxy ảnh hưởng
đến nhiều loài cá ở tầng đáy, vì vậy hồ thường xuyên xả nước để hồ đạt mực nước
từ 1,5 đến 2m. Ở hồ công viên 29/ 3 độ sâu trung bình mực nước hồ mùa khô là
1,4m; mùa mưa là 2,0m nên đã phù hợp với tiêu chí này.
Ở nước ta, để xây dựng hồ sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, Lê Sâm và
cộng sự đã đưa ra các tiêu chí:

21


- Hồ sạch (hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng hóa): có hệ thống kiểm
soát môi trường, chất lượng nước.
- Có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật.
- Cơ sở hạ tầng: khu nhà nghỉ dưỡng, đường giao thông quanh hồ hoàn chỉnh
đồng bộ gắn kết cộng đồng.
- Đa mục tiêu: cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, du lịch sinh thái, bảo tồn
đa dạng sinh học, cải tạo môi trường, tiểu khí hậu.
- Phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế xã hội - môi trường.
- Phát triển bền vững.
Hai tiêu chí đầu giống với tiêu chí của Jaime San Roman. Tiêu chí ba xây
dựng thêm cơ sở hạ tầng để đảm bảo nhu cầu đi lại, vui chơi, giải trí ở khu vực hồ.
Tiêu chí tư phục vụ nhiều mục đích cho cuộc sống của con người, hồ xây dựng để
dự trữ và cung cấp nước ngọt cho các mục đích khác nhau như tưới tiêu, xây dựng
nhà máy thủy điện để sản xuất ra điện năng, kết hợp nuôi cá làm tăng tính đa dạng
động vật sống trong hồ, từ đó tạo thành nơi du lịch sinh thái. Ở đồng bằng sông Cửu
Long mùa nắng thì khô hạn thiếu nước, mùa mưa thì ngập lụt xây dựng hồ này hoàn
toàn phù hợp với hiện tại, hồ này có chức năng trữ nước mùa mưa để tri dùng cho
mùa khô. Đặc biệt ở tiêu chí cuối cùng hồ sinh thái xây dựng dựa trên nguyên tắc
phát triển bền vững, nghiên cứu hồ chứa theo quan điểm sinh thái nhằm khai thác
tổng hợp tài nguyên nước, quản lý các hệ sinh thái, bảo tồn tính phục hồi, đa dạng
sinh học là vấn đề rất cần thiết để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó xuyên
suốt trong các giải pháp đề xuất phương án xây dựng có hiệu quả hồ sinh thái, cách
tiếp cận này sẽ tiếp cận mang tính kinh tế - xã hội, đề cập đến nguyên tắc đền bù do
tổn hại tài nguyên môi trường, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế việc
sử dụng tài nguyên nước và tối ưu hoá việc dùng nước để tái tạo, tiếp cận kinh tế:
(Tài sản vốn) = (Tài sản tạo nên) + (Tài sản tự nhiên) + (Chất lượng môi trường),
tiếp cận sinh thái: Quản lý các hệ sinh thái, đảm bảo tính phục hồi, đa dạng sinh

học.
Từ nghiên cứu của Jaime San Roman Sierra và Lê Sâm, để xây dựng được
hồ sinh thái phù hợp với hồ công viên 29/3 đề tài đề xuất các tiêu chí sau:

22


- Hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng: có hệ thống kiểm soát môi
trường, chất lượng nước trong toàn bộ lưu vực.
- Có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật xung quanh hồ để tạo
cảnh quan và nơi sống của nhiều loài động vật
- Đa mục tiêu: đa dạng loài cá trong hồ, du lịch sinh thái, cải tạo môi trường,
tiểu khí hậu.
- Dễ quản lý, vận hành, an toàn.
- Tiết kiệm tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế.
- Phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế xã hội - môi trường.
Theo kết quả đánh giá của các chuyên gia thì các tiêu chí này đạt 17/20 điểm.
Như vậy đây là các tiêu chí có hiệu quả và phù hợp để xây dựng hồ sinh thái công
viên 29/3.
3.3. Đề xuất mô hình hồ sinh thái tại hồ công viên 29/3
Từ các tiêu chí trên đề tài đề xuất một số nội dung cần thiết để xây dựng mô
hình hồ sinh thái tại hồ công viên 29/3 như: bãi lọc trồng cây trên bờ, bố trí các
vườn hoa lọc nước trên hồ làm xanh hóa hồ, che phủ bờ bê tông bằng cây dây leo,
thả kết hợp các loại cá vào hồ, ngoài ra còn có thể xây dựng thêm đài phun nước
giữa hồ. Mô hình hồ sinh thái được thể hiện ở hình 3.8.

23


Hình 3.8. Mô hình hồ sinh thái tại hồ công viên 29/3


24


3.3.1. Mô hình bãi lọc trồng cây trên bờ (mô hình đất ướt nhân tạo)
Ngày nay, đất ướt nhân tạo thường được thay thế những hệ thống xử lý nước
thải tại vùng nông thôn ở Châu Âu và trên 95% những hệ thống đất ngập nước ướt
là có dòng chảy ngầm[31,32]. Trong những năm 50 lần đầu tiên ở nước Đức nghiên
cứu áp dụng đất ướt trong xử lý nước thải và đã được phát triển rộng rãi ở các nước
Bắc Âu trong lĩnh vực xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Thập kỷ 70, với sự hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA), US
Army Corporations of Engineer…các công trình đất ướt đã được triển khai áp dụng
rất rộng rãi ở Mỹ và hiện nay, các công trình đất ướt đã được áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, phục hồi sự đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái[34,35].Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc áp dụng mô
hình đất ướt trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp đã được các
trường đại học, các viện nghiên cứu…đã triển khai thực hiện và đã có được các kết
quả có tính khả thi cao trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
Nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến ở Đà Nẵng là nghiên cứu triển khai áp dụng mô
hình sinh thái để giảm thiểu ô nhiễm nước hồ Đầm Rong của khoa Môi trường,
trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Trường nghiên cứu toàn cầu, Đại học
Kyoto, Nhật Bản. Mô hình đất ngập nước kết hợp sử dụng lớp vật liệu là sỏi, cát,
bên trên trồng các loài thực vật khác nhau: cỏ Vertiver, hoa Mỏ két, Chuối hoa. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất chuyển hóa các chất ô nhiễm như sau: SS giảm
55- 70 %, COD giảm 45- 53%, NH4+ giảm 90-95%, PO43- giảm 85- 92%, NO3- tăng
95- 97%[44].
Từ kết quả trên và theo tiêu chí đề tài đề xuất xây dựng 2 bãi lọc trồng cây
dòng chảy ngang chạy dọc 2 bên bờ phía Đông, phía Tây để dẫn nước xử lý ở 2
cống gần nhà hàng Thùy Dương (phụ lục 5). Mô hình này ngoài tác dụng lắng, lọc
và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong nước thải còn tạo nên một khuôn viên đẹp

xung quanh hồ.
* Mô tả mô hình:
Mô hình là một hệ thống bao gồm 2 bãi lọc chạy dọc 2 bên bờ phía Đông,
phía Tây, các bơm nước thải.

25


×