Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGÔ XUÂN BAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH
BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGÔ XUÂN BAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH
BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng


Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Xuân Ban


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 2

4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3


5.

Bố cục đề tài...................................................................................... 3

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
...................................................................................................................................13
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCTC VÀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN
TRÊN BCTC ................................................................................................... 13
1.1.1.

Khái quát chung về BCTC ........................................................ 13

1.1.2.

Khái quát chung về tính minh bạch thông tin trên BCTC ........ 13

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BCTC ............................................................................ 17
1.2.1.

Lý thuyết đại diện ..................................................................... 17

1.2.2.


Lý thuyết tín hiệu ...................................................................... 18

1.2.3.

Lý thuyết thông tin hữu ích ....................................................... 19

1.2.4.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng .............................................. 20

1.2.5.

Lý thuyết chi phí chính trị ......................................................... 20

1.3 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ MINH
BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC ................................................................ 21
1.3.1.
Việt Nam

Chỉ số minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK
................................................................................................... 21


1.3.2.

Chỉ số T&D của Standard & Poor’s ......................................... 22

1.3.3.

Chỉ số GTI của Singapore ......................................................... 23


1.3.4.

Đo lường công bố và minh bạch thông tin theo nguyên tắc Quản

trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ..................... 24
1.3.5.

Chỉ số IDTRS tại TTCK Đài Loan ........................................... 25

1.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC ................................ 26
1.4.1.

Nhóm nhân tố đặc điểm tài chính ............................................. 26

1.4.2.

Nhóm nhân tố đặc điểm quản trị công ty .................................. 30

1.4.3.

Đánh giá chung các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến

tính minh bạch thông tin trên BCTC ............................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................34
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................35
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH HÀNG TIÊU
DÙNG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM .............................................. 35
2.1.1.


Tổng quan về ngành hàng tiêu dùng ......................................... 35

2.1.2.

Tình hình tài chính và kết quả hoạt động của ngành hàng tiêu

dùng

................................................................................................... 36

2.2. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ......... 38
2.2.1.

Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 38

2.2.2.

Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................... 47

2.2.3.

Đo lường các biến ..................................................................... 48

2.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................................... 61
2.4. PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH ......................................... 62
2.4.1.

Lựa chọn mô hình....................................................................... 62


2.4.2.

Kiểm định các khuyết tật của mô hình......................................... 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................66


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT TỪ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................67
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 67
3.1.1.
BCTC

Thống kê các tiêu chí phản ánh mức độ minh bạch thông tin trên
................................................................................................... 67

3.1.2.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................ 74

3.1.3.

Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình ............. 77

3.1.4.

Ứớc lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết ...................... 79

3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................ 86
3.2.1.


Một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu ............................... 86

3.2.2.

Một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin trên

BCTC của các DNNY ngành hàng tiêu dùng ................................................. 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

Báo cáo tài chính


BIG 4

Bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG,
PWC (Pricewaterhouse Coopers), E&Y (Ernst & Young),
Deloitte

BTC

Bộ Tài chính

DNNY

Doanh nghiệp niêm yết

HĐQT

Hội đồng quản trị

KQKD

Kết quả kinh doanh

KTV

Kiểm toán viên

Non Big 4

Các công ty kiểm toán không thuộc nhóm big 4


OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TTCK

TTCK

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

VACPA

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5
3.6
3.7
3.8

Tên bảng
Khả năng hoạt của các ngành
Khả năng thanh toán của các ngành
Hiệu quả quản lý của các ngành
Bảng phân nhóm doanh nghiệp kiểm toán
Điểm mức độ trung thực của thông tin trên BCTC
Thống kê nhóm doanh nghiệp kiểm toán và loại ý kiến
KTV về BCTC giai đoạn 2013-2016
Thống kê thời hạn nộp BCTC giai đoạn 2013-2016
Thống kê chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau
kiểm toán năm giai đoạn 2013 - 2016
Thống kê sự thuận tiện của BCTC các DNNY giai đoạn
2013 - 2016
Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
và giá trị VIF
Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
minh bạch thông tin
Kết quả hồi quy mô hình REM

Trang
36
37
37
54

56
69
70
71
72
74
78
79
81


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua 17 năm hoạt động.
TTCK là phương thức khơi thông dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giúp
thúc đẩy việc tích lũy và tập trung vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền kinh tế. Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn của bản thân một đơn
vị hoặc qua con đường vay truyền thống thì không đáp ứng được về thời gian và
lượng vốn. Giá trị cổ phiếu của các công ty tỷ lệ thuận với lợi nhuận mà công ty
đạt được. Chỉ số chung của thị trường chứng khoán phản ánh mức tăng trưởng
kinh tế của quốc gia trong thời gian ngắn, trung và dài hạn.
Trong tất cả các hoạt động nói chung trên TTCK, thông tin luôn là yếu
tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư. Thông tin phản ánh trên
báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng trong các quyết định của nhà
đầu tư. Trong công bố thông tin thì tính minh bạch được xem là cốt lõi có ảnh
hưởng quyết định đến quyết định của nhà đầu tư. Trên TTCK Việt Nam, nhiều
vụ việc có liên quan đến sự minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp đã được phát hiện như Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

(TTF), Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC)... Điểm chung của các
doanh nghiệp này là đều không minh bạch về thông tin tài chính, công bố thông
tin sai sự thật, đến khi bị phát hiện và thông tin xấu bị công bố ra thị trường thì
giá cổ phiếu đồng loạt giảm, khiến cho nhà đầu tư bị thiệt hại.
Ngành hàng tiêu dùng là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với
nhiều chủng loại khác nhau từ hàng bình dân đến các mặt hàng xa xỉ như bia,
xe hơi,…Ngành hàng tiêu dùng có đặc điểm là thị trường tiêu thụ sản phẩm cả
trong nước và xuất khẩu, tính cạnh tranh cao, đặc biệt là sức ép từ các doanh


2
nghiệp bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Hiện tại, cổ
phiếu của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng có sức thu hút rất
lớn đối với nhà đầu tư, chẳng hạn như Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM),
Tổng công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Sài Gòn (SAB)… Nghiên cứu
nhằm đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY của một
ngành đặc thù là ngành hàng tiêu dùng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
tính minh bạch là chủ đề rất quan trọng và hữu ích nhưng chưa có nhà nghiên
cứu nào tại Việt Nam thực hiện. Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần
giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp hơn khi đầu tư vào các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng, giúp cho TTCK Việt Nam nói chung và ngành hàng tiêu
dùng nói riêng hoạt động bền vững và hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Chính vì
vậy, tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc
điểm doanh nghiệp đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh

nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số gợi ý phục vụ cho việc
ban hành các chính sách cần thiết nhằm tăng cường tính minh bạch thông tin
trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam.


3
- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu: nhóm nhân tố đặc điểm tài chính và nhóm
nhân tố đặc điểm quản trị công ty của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng
niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả thực hiện
lược khảo các kết quả nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam để tìm hiểu
những nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp ngành hàng tiêu dùng. Ngoài ra, luận văn tiến hành đo lường các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, từ đó xây dựng mô hình
hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK
Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch

thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả nghiên cứu
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu minh bạch thông tin tài chính trong phạm vi một quốc gia,
nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) có bài viết với tựa đề “Determinants of
Corporate Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kông and
Thailand” đã xem xét mức độ công bố và minh bạch thông tin tài chính của các


4
doanh nghiệp niêm yết ở 2 thị trường mới nổi là Thái Lan và Hồng Kông. Nghiên
cứu đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh bạch thông
tin là: Nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố quản trị công ty.
 Nhóm nhân tố tài chính, nhóm tác giả đưa ra 5 biến ảnh hưởng đến
mức độ công bố và minh bạch gồm:
+ Quy mô;
+ Đòn bẩy tài chính;
+ Kết quả tài chính;
+ Tài sản đảm bảo và
+ Hiệu quả sử dụng tài sản.
 Đối với nhóm nhân tố về quản trị công ty, nhóm tác giả cho rằng các
biến có ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh bạch của thông tin gồm:
+ Mức độ tập trung quyền sở hữu;
+ Cơ cấu của HĐQT và
+ Quy mô của HĐQT.
Nghiên cứu được thực hiện trên hai thị trường là Thái Lan và Hồng Kông
vì hai quốc gia này vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 với cách
thức khác nhau. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát với số lượng 265 doanh

nghiệp niêm yết trên TTCK Thái Lan và 148 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Hồng Kông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ công bố và minh bạch thông
tin của các doanh nghiệp Thái Lan khác biệt so với các doanh nghiệp ở Hồng
Kông. Sự thay đổi trong mức độ công bố và minh bạch thông tin cho các doanh
nghiệp ở Hồng Kông có thể được giải thích bằng các nhân tố tài chính. Trong
khi đó, nhóm nhân tố này lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh
bạch thông tin cho các doanh nghiệp ở Thái Lan. Các nhân tố quản trị công ty
như quy mô và cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh minh
bạch thông tin ở Thái Lan nhưng lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố và


5
minh bạch thông tin ở Hồng Kông. Riêng biến “tỷ lệ các giám đốc điều hành
không phải là thành viên của HĐQT” (trong biến cơ cấu của HĐQT) càng lớn
thì mức độ minh bạch và công bố thông tin của các DNNY càng cao ở cả Thái
Lan và Hồng Kông. Nghiên cứu cũng đã thực nghiệm để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố và minh bạch thông tin và kết luận rằng quản trị
công ty tốt dẫn đến việc công bố và minh bạch thông tin sẽ tốt hơn ở thị trường
Thái Lan. Tuy nhiên, nhóm tác giả chủ yếu chỉ so sánh mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố trên giữa 2 TTCK Thái Lan và Hồng Kông, đồng thời chỉ mới thống
kê mô tả về mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố tài chính và quản trị công
ty; nhưng chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa của các kết quả từ nghiên
cứu thực nghiệm, chẳng hạn vì sao hầu như các nhân tố tài chính lại không ảnh
hưởng đến tính minh bạch và mức độ công bố thông tin ở các DNNY Thái Lan
nhưng lại có ảnh hưởng đối với các CTNY Hồng Kông.
Nghiên cứu trên phạm vi toàn thế giới, có nhóm tác giả Robert Bushman,
Piotroski & Smith (2004) với tựa đề “What Determines Corporate
Transparency?” thực hiện nghiên cứu tại 45 quốc gia trên toàn thế giới. Nhóm
tác giả đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp dựa trên 2
khía cạnh: minh bạch thông tin tài chính và minh bạch thông tin quản trị. Nghiên

cứu này cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và kinh tế đến
tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Nhóm tác giả kết luận rằng: minh
bạch trong quản trị công ty chủ yếu liên quan đến chế độ pháp lý, trong khi đó
minh bạch thông tin tài chính liên quan chủ yếu đến chính sách kinh tế. Cụ thể,
tính minh bạch trong quản trị công ty cao hơn ở các nước theo thông luật. Ngược
lại, minh bạch thông tin tài chính cao hơn ở các quốc gia có nền kinh tế có đặc
điểm sở hữu nhà nước thấp. Doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ minh bạch
thông tin tài chính cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Ngược lại, mức độ minh bạch
trong quản trị công ty không liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên,


6
nghiên cứu của Bushman và nhóm tác giả chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả các
nhân tố liên quan đến tính minh bạch thông tin và trình bày các thước đo để đo
lường mức độ minh bạch thông tin mà chưa đưa ra được mối tương quan giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin.
Nghiên cứu "Stakeholders and transparencycapital structure" của
Andres Almazan, Javier Suarez và Sheridan Titman (2003). Nhóm tác giả
nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin với cơ cấu vốn trong doanh
nghiệp và chỉ ra rằng mức độ minh bạch thông tin càng cao thì các doanh nghiệp
có xu hướng lựa chọn cơ cấu vốn an toàn hơn .
Tiếp theo các nghiên cứu trên, nhóm tác giả Bartley R. Danielsen và cộng
sự (2007) có bài viết “Auditor Fees, Market Microstructure, and Firm
transparency” (Journal of Business Finance & Accounting), nghiên cứu đưa ra
2 giả thuyết: giả thuyết thứ nhất là phí kiểm toán càng cao thì rủi ro kiểm toán
càng lớn và giả thuyết thứ hai là các doanh nghiệp trả phí cho danh tiếng của
các doanh nghiệp kiểm toán thì nhận thức của người sử dụng BCTC được cải
thiện. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ giả thuyết thứ nhất là
đúng còn giả thuyết thứ hai nhóm tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ giữa danh
tiếng của doanh nghiệp kiểm toán và nhận thức của người sử dụng BCTC trong

mẫu nghiên cứu.
Nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự (2007) trong nghiên cứu “The
relationship between information transparency and the informativeness of
accounting earnings”. Nghiên cứu sử dụng các doanh nghiệp niêm yết tại Đài
Loan năm 2003 và năm 2004 làm mẫu để nghiên cứu mối quan hệ giữa minh
bạch thông tin và tính tin cậy của thu nhập kế toán. Mức độ minh bạch thông
tin được đo lường bằng kết quả xếp hạng của ITDRS (đây là chỉ số đánh giá
xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin của các DNNY được xây dựng
ở Đài Loan). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả cho thấy rằng:


7
minh bạch thông tin gắn với tính tin cậy của thu nhập kế toán. Mức độ minh
bạch thông tin được đo bằng tỷ số các khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn thì thông
tin thu nhập kế toán sẽ gia tăng ở các công ty có mức độ minh bạch cao. Kết
quả cũng cho thấy, theo đánh giá của nhà đầu tư, số liệu của kế toán hữu ích và
có giá trị hơn so với kết quả xếp hạng của chỉ số ITDRS. Nhóm tác giả cũng
cho rằng sử dụng chỉ số ITDRS không phải là cách tốt để đánh giá sự minh
bạch của thông tin tài chính.
Các nghiên cứu trong nước.
Nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ có tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), “Minh
bạch thông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”, nghiên cứu sử dụng số liệu của 178 doanh nghiệp niêm yết
trên HOSE và đưa ra 8 giả thuyết tương ứng với 8 biến tác động đến mức độ
minh bạch thông tin tài chính gồm: quy mô, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu
quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm
nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố
như đòn bẩy tài chính, lợi nhuận (ROE) và doanh nghiệp kiểm toán có mối tương
quan thuận với mức độ minh bạch thông tin tài chính còn cơ cấu HĐQT_2 (doanh
nghiệp có tỷ lệ giám đốc điều hành không có trong HĐQT) có mối tương quan

nghịch với mức độ minh bạch thông tin tài chính của các DNNY trên TTCK Việt
Nam. Nghiên cứu sử dụng 2 cách để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài
chính. Cách thứ nhất: tác giả dựa trên các đặc điểm phản ánh sự minh bạch của
thông tin tài chính như: tin cậy, đầy đủ, nhất quán, chính xác, kịp thời và thuận
tiện để đo lường mức độ minh bạch. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu trên các báo
cáo như: báo cáo kiểm toán, BCTC,… năm 2011 và năm 2012. Cách này được
sử dụng để làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi, đối chiếu, so sánh với việc đo
lường minh bạch theo cách thứ hai. Cách thứ hai: tác giả sử dụng phiếu khảo
sát để đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính của các DNNY theo cảm


8
nhận của nhà đầu tư. Cách này dữ liệu được lấy từ phần trả lời của nhà đầu tư
qua 2 thời điểm: tháng 4 năm 2013 và tháng 2 năm 2014. Cách thứ hai này
được sử dụng để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính và để chứng
minh cho các giả thuyết nghiên cứu của tác giả. Nghiên cứu của tác giả chỉ tập
trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Do đó, chưa bao quát được
hết TTCK Việt Nam. Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến mức độ minh bạch
thông tin tài chính như: mức độ sở hữu tập trung; sở hữu nhà nước chưa được
tác giả xem xét. Việc đo lường mức độ minh bạch thông tin dựa vào phiếu khảo
sát nhà đầu tư có độ tin cậy không cao vì kết quả đánh giá mức độ minh bạch
hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người được khảo sát. Ngoài ra,
nghiên cứu của tác giả chỉ thu thập dữ liệu 2 năm và sử dụng mô hình hồi quy
đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính
nên kết quả có thể kém tin cậy.
Ở cấp độ thạc sĩ, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhất Nam (2015) với tựa
đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết trên HOSE”, tác giả xây dựng mô hình hồi quy 11 biến ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC của các doanh nghiệp niêm yết gồm:
quy mô; đòn bẩy tài chính; Lợi nhuận; hiệu quả sử dụng tài sản; khả năng thanh

toán; thời gian hoạt động; sở hữu nhà nước; kiểm toán; quy mô HĐQT; sự kiêm
nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc và quy mô ban kiểm soát. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các biến: quy mô; đòn bẩy tài chính; tỷ suất sinh lời; khả
năng thanh toán; thời gian hoạt động; kiểm toán; hiệu quả sử dụng tài sản có ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC các DNNY trên HOSE. Nghiên cứu
của tác giả mới chỉ xem xét các công ty niêm yết trên HOSE mà chưa xem xét
tới các DNNY trên TTCK Việt Nam. Ngoài ra, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu chéo
(dữ liệu 1 năm - năm 2013) để nghiên cứu nên kết quả kém tin cậy.


9
Nghiên cứu về chủ đề minh bạch thông tin của tác giả Dương Thị Cẩm
Vân (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”, tác
giả xây dựng 8 giả thuyết tương ứng với 8 biến độc lập ảnh hưởng đến tính
minh bạch thông tin của các công ty cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố như: quy mô; ROA; Thành phần HĐQT và Quy mô HĐQT có ảnh
hửơng đến tính minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Tác giả khi xây dựng bảng câu hỏi để chấm điểm
mức độ minh bạch thông tin theo nguyên tắc của OECD còn mang tính cảm
tính chưa có cơ sở vững chắc.
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Linh (2017) có nghiên cứu với tựa đề “Mối
quan hệ giữa tính minh bạch trong công bố thông tin trên báo cáo tài chính và
quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”. Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 20142015. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ
minh bạch trong công bố thông tin trên BCTC và quản trị lợi nhuận, đồng thời
cũng chỉ ra theo quy mô doanh nghiệp hoặc theo nơi niêm yết chứng khoán thì
có sự khác biệt trong quan hệ giữa mức độ minh bạch trong công bố thông tin
trên BCTC và mức độ quản trị lợi nhuận. Nếu các DN có hành vi quản trị lợi
nhuận tăng thì chắc chắn rằng mức độ minh bạch trong công bố thông tin trên

BCTC sẽ giảm và ngược lại, khi công ty có mức độ minh bạch trong công bố
thông tin trên BCTC thấp thì có nhiều khả năng công ty đó đã sử dụng quản trị
lợi nhuận. Nghiên cứu sử dụng mô hình Modified Jones (1995) để tính toán
quản trị lợi nhuận mà chưa kiểm định mô hình này có phù hợp với thực tiễn
hoạt động của TTCK Việt Nam hay không. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ thu
thập các thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp năm 2014 - 2015 mà không
phân tích rộng hơn cho một giai đoạn nhiều năm.


10
Nghiên cứu của tác giả Lê Trường Vinh (2008) về "Minh bạch thông tin
các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM". Trong
nghiên cứu này tác giả đã xây dựng mô hình sử dụng 5 biến nguyên nhân ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin gồm: quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài
sản cố định, vòng quay tổng tài sản. Tác giả kết luận rằng chỉ có biến tình hình
tài chính đại diện là chỉ tiêu lợi nhuận - PROFIT là ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin của các DNNY. Nghiên cứu của tác giả mới chỉ nghiên cứu 30
DNNY trên HOSE và chưa xem xét các nhân tố thuộc về quản trị công ty ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin.
Bài viết của tác giả Lâm Thị Hồng Hoa đăng trong tạp chí công nghệ ngân
hàng (số 38, trang 38-42): Minh bạch thông tin - Yêu cầu thực tiễn và mức độ đáp
ứng (2009). Tác giả đã đưa ra bảy nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu minh bạch
về thông tin như: cách thức điều hành nền kinh tế; quan niệm giữ bí mật trong
kinh doanh bị lạm dụng; năng lực quản trị còn yếu kém, tâm lý ngại thay đổi; Cách
thức soạn thảo và trình bày văn bản đã có dấu ấn của lợi ích cục bộ của ngành, địa
phương; chưa có chế tài cho việc xử phạt công bố thông tin cho nhà đầu tư thiếu
minh bạch; chưa có hệ thống chỉ tiêu để người sử dụng thông tin kiểm chứng thông
tin đó đã minh bạch hay chưa và cuối cùng là hoạt động kiểm toán chưa thực sự
góp phần làm cho thông tin được minh bạch.
Tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa trong bài viết “Minh bạch thông tin trên

TTCK Việt Nam” (2007), đăng trên tạp chí phát triển kinh tế (Số 1, trang 14-19),
đã sử dụng lý thuyết thị trường hiệu quả để phân tích và khảo sát để đánh giá tính
hiệu quả thông tin của TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra giải pháp
áp dụng việc xây dựng và phát triển một hệ thống công bố thông tin số hóa để
giảm bớt hiện tượng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu về chủ đề công bố thông tin, tác giả Nguyễn Công Phương
và cộng sự (2014) có bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố


11
thông tin tài chính của các công ty niêm yết”, đăng trên Tạp chí Phát triển kinh
tế (số 287 trang 15-33), các tác giả đã sử dụng BCTC của 99 DNNY trên HOSE.
Kết quả phân tích cho thấy: i) mức độ công bố thông tin trong BCTC của các
DNNY là không cao; ii) các yếu tố quy mô, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước
ngoài, kiểm toán, mức độ sinh lời và thời gian niêm yết của doanh nghiệp có
tác động đến mức độ công bố thông tin.
Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trước về minh bạch thông tin
nói chung và minh bạch thông tin trên BCTC nói riêng cho thấy, có rất nhiều
nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Các nghiên cứu
trên thế giới xem xét ở nhiều góc độ từ vĩ mô như hệ thống luật pháp, kinh tế,
chính trị, văn hóa đến phạm vi doanh nghiệp như đặc điểm tài chính hay đặc
điểm quản trị công ty. Các doanh nghiệp hoạt động ở các quốc gia chịu tác động,
chi phối bởi nền văn hóa khác nhau, thể chế khác nhau thì sự ảnh hưởng của từng
nhóm nhân tố đến tính minh bạch thông tin có thể có kết quả khác nhau. Chẳng
hạn, cùng một nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) trong
nghiên cứu “Determinants of Corporate Disclosure and Transparency: Evidence
from Hong Kong and Thailand”, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mức độ công
bố và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp Thái Lan khác biệt so với các
doanh nghiệp ở Hồng Kông. Mức độ công bố và minh bạch thông tin cho các
doanh nghiệp ở Hồng Kông có thể được giải thích bằng các nhân tố tài chính.

Trong khi đó, nhóm nhân tố này lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố và
minh bạch thông tin cho các doanh nghiệp ở Thái Lan.
Cùng về chủ đề minh bạch thông tin trên BCTC, các nghiên cứu trong
nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết trên toàn
TTCK Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào xem xét các doanh nghiệp thuộc
một nhóm ngành cụ thể như ngành hàng tiêu dùng với những đặc điểm khác biệt
với những ngành khác như: sản xuất những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người tiêu dùng; thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu;


12
chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường Việt
Nam; sử dụng chi phí nhân công nhiều; cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp thuộc
ngành có sức hấp dẫn cao với nhà đầu tư... Những đặc điểm này có thể làm cho
tính minh bạch thông tin trên BCTC khác với các doanh nghiệp thuộc các ngành
còn lại. Ngoài ra, các nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến nhân tố sở hữu cổ
đông nước ngoài. Nhân tố này thuộc về quản trị công ty có thể ảnh hưởng đến
tính minh bạch thông tin trên BCTC. Từ việc xác định khoảng trống trong những
nghiên cứu trước, tác giả tập trung xem xét các nhân tố thuộc phạm vi doanh
nghiệp ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kế thừa các kết quả và mô
hình nghiên cứu của các tác giả trước, đặc biệt là của nhóm tác giả Cheung và
cộng sự (2005); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). Để đo lường biến phụ thuộc, luận văn
điều chỉnh lại cách đo lường các đặc điểm: sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán so
với tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh để thể hiện rõ ràng hơn các đặc điểm của thông tin.
Dữ liệu được sử dụng để đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của
các DNNY được lấy từ các tài liệu khách quan và có độ tin cậy cao như: báo cáo
kiểm toán, từ sở giao dịch chứng khoán (HOSE và HNX)… Đặc biệt, để đảm
bảo sự tin cậy của kết quả nghiên cứu, luận văn sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu
bảng (dữ liệu của 4 năm). Thông qua các kiểm định phù hợp, tác giả sẽ lựa chọn

một trong ba mô hình hồi quy dữ liệu bảng: (1) Mô hình hồi quy gộp (Pooled
OLS); (2) Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM); (3)
Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model – FEM) để ước lượng mô hình.
Nghiên cứu của tác giả nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết
trên TTCK Việt Nam. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số gợi ý
phục vụ cho việc ban hành các chính sách cần thiết nhằm tăng cường tính minh
bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết
trên TTCK Việt Nam, góp phần giúp TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững.


13
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
1.1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BCTC VÀ TÍNH MINH BẠCH

THÔNG TIN TRÊN BCTC
1.1.1. Khái quát chung về BCTC
BCTC là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán (Luật
kế toán Việt Nam, 2015).
Như vậy, thông tin trên BCTC là thông tin phản ánh các tác động tài
chính, kế toán của các sự kiện kinh tế được thu thập, xử lý và báo cáo nhằm
cung cấp thông tin một cách hữu ích cho các đối tượng sử dụng trong việc đưa

ra các quyết định kinh tế.
Thông tin trên BCTC là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết quả
kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị ở những thời kỳ xác định, được
xác định vào những thời điểm nhất định. Thông tin trên BCTC có thể là thông
tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo, thông thường được biểu
hiện bằng đơn vị tiền tệ. BCTC thường bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC
gắn liền với thời gian.
1.1.2.

Khái quát chung về tính minh bạch thông tin trên BCTC

a. Khái niệm minh bạch thông tin trên BCTC
Minh bạch (tiếng Anh là transparency) là sự có thể nhìn rõ được, nhìn
xuyên qua sự vật hiện tượng từ bên này sang bên kia, là sự rõ ràng, trong sạch,


14
trong suốt. Transparency là một từ ghép có nguồn gốc từ hai khái niệm độc lập
là “trans” và “parent”, trong đó Trans có nghĩa là sự di chuyển và Parent có
nghĩa là nhìn thấy được.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán luôn gắn liền với khái niệm
minh bạch thông tin. Minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin một cách
rõ ràng, đầy đủ và cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ đề cập đến
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu
dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Có nhiều quan điểm về sự minh bạch thông tin được đưa ra bởi nhiều tổ
chức và cá nhân trong nhiều nghiên cứu trước đây, như:
Theo S&P (Standard & Poors) (2002) cho rằng sự minh bạch là công bố
kịp thời và đầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của doanh nghiệp

cũng như các thông lệ quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng
quản trị, cơ cấu quản lý và quy trình quản lý. Tương tự như vậy, OECD (2004)
định nghĩa sự minh bạch thông tin là việc cung cấp thông tin kịp thời và đầy đủ
từ phía cơ quan công quyền về thể chế kinh tế, các quy định của pháp luật, các
số liệu, các thông tin liên quan đến chính sách tài chính, chính sách tiền tệ theo
cách thức mà công chúng có thể tiếp cận được.
Ở góc độ công ty, theo Robert Bushman và cộng sự (2004), minh bạch
thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cụ thể về doanh nghiệp cho các
nhà đầu tư và cổ đông bên ngoài.
Trên quan điểm của người sử dụng thông tin, theo Kulzick (2004), minh
bạch của thông tin bao gồm các đặc điểm:
- Sự chính xác (Accuracy): thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng
hợp từ sự kiện phát sinh;
- Sự nhất quán (Consistency): thông tin được trình bày có thể so sánh
được và là kết quả của những phương pháp được áp dụng đồng nhất;


15
- Sự thích hợp (Appropriateness): khả năng thông tin tạo ra các quyết
định khác biệt, giúp người sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và
tương lai;
- Sự đầy đủ (Completeness): thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát
sinh và các đối tượng có liên quan;
- Sự rõ ràng (Clarity): thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu;
- Sự kịp thời (Timeliness): thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi
thông tin làm giảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định;
- Sự thuận tiện (Convenience): thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng;
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) cho rằng:
minh bạch thông tin tài chính là việc cung cấp các thông tin tài chính một cách
tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán theo cách thức mà công chúng

có thể tiếp cận một cách thuận tiện.
Qua tổng hợp các khái niệm về minh bạch thông tin tuy xem xét ở nhiều
góc độ khác nhau như: các tổ chức; phạm vi công ty; người sử dụng thông tin
nhưng tựu chung là minh bạch thông tin trú trọng đến chất lượng của thông tin
công bố.
Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về minh bạch thông tin đã đề cập, theo
quan điểm của tác giả:“Minh bạch thông tin trên BCTC là việc cung cấp thông
tin trên BCTC phải đảm bảo tin cậy, kịp thời, trung thực, đầy đủ, nhất quán và
thuận tiện”.
b. Tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên BCTC
Trên cơ sở khái niệm về minh bạch bạch thông tin và các nghiên cứu
trước cho thấy: minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY trên TTCK có
vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng khác nhau như nhà đầu tư; cơ quan
quản lý nhà nước và TTCK. Cụ thể như sau:


Đối với nhà đầu tư

- Minh bạch thông tin trên BCTC sẽ giúp bảo vệ nhà đầu tư. Nhà đầu


16
tư là chủ thể quan trọng của TTCK, họ là người cung cấp vốn – yếu tố quan
trọng nhất của thị trường. Đối với các nước có TTCK còn sơ khai và đang trong
giai đoạn phát triển như Việt Nam thì vấn đề lợi ích của nhà đầu tư nhỏ lẻ
thường không được đảm bảo như nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư lớn thường là
những người bên trong doanh nghiệp, là người quản lý nên họ có được nhiều
thông tin hơn nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, minh bạch thông tin trên BCTC giúp
bảo vệ nhà đầu tư.
- Minh bạch thông tin trên BCTC giúp các nhà đầu tư giảm thiểu chi

phí trung gian. Trên TTCK, nhà đầu tư thường sử dụng nhiều thông tin khác
nhau phục vụ cho quyết định đầu tư. Thông tin trên BCTC được xem là một
trong những nguồn thông tin quan trọng nhất đối với nhà đầu tư. Do đó, thông
tin trên BCTC mà minh bạch sẽ giúp người sử dụng giảm thiểu được các chi
phí trung gian như chi phí môi giới, chi phí sử dụng các phần mềm chuyển đổi
các định dạng tập tin…
 Đối với TTCK
Minh bạch thông tin trên BCTC sẽ khuyến khích nhà đầu tư tham gia
TTCK. Minh bạch thông tin sẽ đảm bảo công bằng cho tất cả nhà đầu tư, tạo
dựng niềm tin ở TTCK, do đó khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào thị
trường. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra
mạnh mẽ. Minh bạch thông tin sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại cho
TTCK làm cho nguồn huy động vốn đa dạng hơn. Từ đó giúp TTCK trở thành
kênh huy động vốn chính của các DNNY.
 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Khi thông tin trên BCTC của các DNNY minh bạch sẽ giúp cơ quan quản lý
nhà nước có được cái nhìn bao quát và đầy đủ hơn về TTCK. Từ đó, giúp cho việc
ban hành các quy định sẽ sát thực hơn, thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô hiệu
quả, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và các bên tham gia trên thị trường.


17
Như vậy, minh bạch thông tin trên BCTC là điều kiện quyết định sự phát
triển của TTCK, là cơ sở để khai thác tiềm năng của TTCK cũng như giúp cho
TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững.
1.2

MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH

BẠCH THÔNG TIN TRÊN BCTC

Như nội dung tác giả đã trình bày ở phần mở đầu, có khá nhiều công
trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC và kết quả của các nghiên cứu này cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng
đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, kết quả của một số nghiên
cứu không giống nhau, có nhân tố trong nghiên cứu này không có tác động
nhưng trong nghiên cứu khác lại có tác động, thêm vào đó cũng có trường hợp
nhân tố tác động thuận chiều đến tính minh bạch thông tin trên BCTC ở nghiên
cứu này nhưng lại có kết quả ngược chiều ở nghiên cứu khác. Vì vậy, để có cơ
sở cho tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu và giải thích kết quả trong
luận văn, tác giả thực hiện việc phân tích các lý thuyết nền tảng có liên quan,
các lý thuyết đó là lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết thông tin hữu
ích và lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết chi phí chính trị.
1.2.1. Lý thuyết đại diện
Theo M. Jensen and W. Meckling (1976), lý thuyết này nghiên cứu mối
quan hệ giữa người chủ (principal) và người đại diện (agent) thông qua các hợp
đồng. Lý thuyết này cho rằng:
(1) Chủ thể (Principal) hay chủ sở hữu vốn (Shareholders) và người đại
diện (Agent) hay nhà quản trị (Manager) luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người
sở hữu vốn quan tâm đến giá trị của doanh nghiệp, giá cổ phiếu (cũng chính là
lợi ích của bản thân họ). Trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều
đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ
cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác).


×