Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính liên vùng khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.63 MB, 95 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG TP HỒ CHÍ
MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH LIÊN VÙNG
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
SVTH: CAO NHÃ VY
LỚP: 01_ĐHQLMT_02
GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ VÂN HÀ

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

i


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TP.HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
Họ và tên: CAO NHÃ VY
MSSV: 0150020148
Ngày, tháng, năm sinh: 24/08/1994
Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
I. TÊN ĐỀ TÀI: Xây Dựng Phương Pháp Đánh Giá Rủi Ro Có Tính Liên Vùng Khu
Vực Thành Phố Hồ Chí Minh.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xây dựng khung phương pháp cho việc đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng cho
các sự có liên quan đến các nhóm hóa chất, hồ chứa, nước thải (từ hệ thống xử lý
tập trung).
- Ứng dụng khung phương pháp để đánh giá lên 2 loại hình rủi ro có tính liên vùng
điển hình cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất các hướng cải tiến phương pháp và phân tích SWOT cho phương pháp
đã xây dựng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11/06/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/12/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nuyễn Thị Vân Hà
Tp.HCM, ngày……..tháng…………..năm……...

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


TS. Nguyễn Lữ Phương

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

ii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến
quý Thầy Cô ở Khoa Môi Trường – Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt trong học kỳ này, nếu không có
những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô thì em nghĩ bài thu hoạch này của em
rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô. Bài luận
văn thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng. Bước đầu đi vào thực tế của em còn
hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các
bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin chân thành cám ơn cô PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà đã định hướng và

chỉ dạy tận tình, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn bạn Tuấn Trung, bạn Cẩm Giang, bạn Phúc Minh đã hết lòng
hỗ trợ, giúp đỡ Vy trong quá trình làm bài cũng như cung cấp các thông tin bổ ích để
Vy hoàn thiện bài luận văn.
Lời cuối cùng, con xin cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dưỡng, tạo điều kiện học tập tốt nhất
cho con, cảm ơn Anh Hai luôn là chỗ dựa tính thần ủng hộ động viên mỗi khi em gặp
khó khăn, bế tắc. Một lần nữa, cho phép em được gửi lời tri ân đến những người yêu
thương, họ là món quà vô giá mà em được ban tặng trong cuộc sống này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cao Nhã Vy

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

iii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xuất phát từ những bằng chứng về các sự cố và mối nguy hại đến môi trường do
các rủi ro liên quan đến hóa chất, nước thải và hồ chứa đang ngày càng gia tăng, đơn cử
là sự cố ô nhiễm môi trường biển do việc xả thải của Formosa Hà Tĩnh và xung quanh
còn rất nhiều điều đáng lo ngại về các rủi ro môi trường khác đang đe dọa đến đầu tàu
kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm mục đích xây dựng một khung phương pháp đơn giản, dễ áp dụng để đánh
giá nguy cơ ảnh hưởng liên vùng của rủi ro liên quan đến các nhóm trên, trong điều kiện
áp dụng ở TP.HCM.

Tiềm năng ảnh hưởng liên vùng của rủi ro được xem xét dựa trên 2 yếu tố chính
đó là vị trí và quá trình vận hành của các đơn vị, và được đánh giá thông qua 5 bước
gồm: (i) nhận diện nguy cơ rủi ro tại khu vực nghiên cứu và khu vực xung quanh; (ii)
ước lượng sàng lọc rủi ro; (iii) xác định tiêu chí xem xét khả năng ảnh hưởng liên vùng;
(iv) xác định đặc tính rủi ro liên vùng; và (v) quản lý rủi ro liên vùng. Phương pháp để
xác định rủi ro là kết hợp hệ thống chấm điểm dựa trên các bảng danh mục và trọng số.
Tiềm năng rủi ro liên vùng liên quan đến các nhóm hóa chât, hồ chứa, nước thải được
phân thành 6 cấp, dựa trên 2 tiêu chí nghiêm trọng và khẩn cấp.
Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích cây sai lầm-cây hiện tượng để có đủ thông
tin cho việc ứng dụng khung phương pháp đánh giá cho 2 loại rủi ro điển hình liên quan
đến 2 nhóm hóa chất và hồ chứa của thành phố. Kết quả cho thấy, tiềm năng gây rủi ro
với mức tác động liên vùng của kho xăng dầu Nhà Bè và hồ Dầu Tiếng ở mức nghiêm
trọng-khẩn cấp.
Từ kết quả áp dụng khung phương pháp, nghiên cứu cũng đề xuất một số các định
hướng cải tiến khung phương pháp để hoàn thiện hơn và cũng nêu ra các điểm mạnh,
điểm yếu và tiềm năng quản lý rủi ro liên vùng trong tương lai mà phương pháp mang
lại. Bên cạnh đó đây cũng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý môi trường
để kiểm soát các rủi ro có tính chất liên vùng ngày một nhiều như hiện nay.

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

iv


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

ABSTRACT
Originating from the evidences of environmental problems and hazards caused by

the dramatically increasing wastewater, dam and chemical, for example, the facts that
the marine environment resulting from Ha Tinh Formosa's discharge and around that
much worrying about other environmental risks are threatening the economic
locomotive of Vietnam. This study was done for the purpose of building a simple
method frame, easily applied to risk assessment of the regional impact of risk related to
the above groups, in conditions that apply in HCM city.
Potential inter-regional impact of the risk is judged to base on 2 main factors were
the location and the operation of the unit, and be assessed through five steps consist of:
(i) recognizing the risk in the study area and the surrounding area; (ii) estimating of risk
screening; (iii) determining the criteria for considering the possibility of inter-regional
impact; (iv) determining the characteristics of the regional risks; and (v) inter-regional
risk management. The method to specify the risk is based on the checklist and weights.
The potential of regional risk associate to three groups including chemistry, water
reservoirs, sewage is divided into six levels, based on two criteria seriously and urgently.
The study also analyzed the mistakes- status tree to have sufficient information for
the application assessment methodology frame for two typical types of risks related to
chemistry and water reservoir. The results showed that the potential risks associated
with the impact of Nha Be fuel depot and Dau Tieng lake is serious- emergency.
From the results of applying the methodology frame, the study also implemented
to improve the methodology frame and also outlined the strengths, weaknesses and the
potential of regional risk management in the future which method brings. Besides, this
will also be an effective support tool for environmental managers to control regional
risks.

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

v



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
TP.HCM, Ngày

Tháng

Năm

Giáo viên hướng dẫn
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


vi


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
TP.HCM, Ngày

Tháng

Năm

Giáo viên phản biện

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

vii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ........................................................................... 2
5. ĐỒI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 3
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG ...................................... 4
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH LAN TRUYỀN
LIÊN VÙNG .............................................................................................................. 4
1.1.1 Sơ lược về rủi ro môi trường .......................................................................... 4
1.1.2 Quản lý rủi ro (Risk Management) ................................................................. 5
1.1.3 Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 6
1.1.4 Đánh giá rủi ro môi trường liên vùng (RERA)............................................... 7
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................ 7
1.2.1 Trong nước ..................................................................................................... 7
1.2.2 Ngoài nước ................................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC NGUY CƠ RỦI RO LIÊN

VÙNG ........................................................................................................................... 14
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ................................................................................................. 14
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI ..................................................................... 15
2.2.1 Điều kiện kinh tế .......................................................................................... 15
2.2.2. Điều kiện xã hội........................................................................................... 16
2.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐÂT VÀ CÁC PHÂN KHU TP.HCM ............... 16
2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất ở TP.HCM ............................................................... 16
2.3.2 Bản đồ phân khu TP.HCM ........................................................................... 17
2.4 CÁC ÁP LỰC LIÊN QUAN ĐẾN TP.HCM .................................................. 17
2.4.1 Áp lực về dân số ........................................................................................... 17
2.4.2 Áp lực về môi trường ................................................................................... 18
2.4.3 Áp lực về đô thị hóa, công nghiệp hóa ......................................................... 21
2.5 LỊCH SỬ CÁC NGUY CƠ RỦI RO ĐÃ XẢY RA Ở TP.HCM ................... 21
2.5.1 Rủi ro về nhiên liệu, hóa chất ....................................................................... 21
2.5.2 Rủi ro về hệ thống xử lý nước thải tập trung ................................................ 24
2.5.3 Rủi ro về đập, hồ chứa .................................................................................. 24
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ
TÍNH CHẤT LIÊN VÙNG ........................................................................................ 27
3.1 XÂY DỰNG KHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH
CHẤT LIÊN VÙNG ................................................................................................ 27
3.1.1 Bước 1_Nhận diện nguy cơ rủi ro tại khu vực nghiên cứu và khu vực xung
quanh ..................................................................................................................... 29
3.1.2 Bước 2_Xác định tiêu chí xem xét khả năng liên vùng của rủi ro ............... 33
3.1.3 Bước 3_ Xác định đặc tính rủi ro liên vùng ................................................. 42
3.1.4 Quản lý rủi ro liên vùng................................................................................ 55
SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

viii



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

3.2 NHẬN XÉT VỀ KHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI
TRƯỜNG CÓ TÍNH LIÊN VÙNG ....................................................................... 56
3.3 ỨNG DỤNG KHUNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH
LIÊN VÙNG LÊN 2 LOẠI RỦI RO ĐIỂN HÌNH Ở TP.HCM .......................... 57
3.3.1 Ứng dụng khung phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng cho sự
cố cháy nổ ở 1 kho với lượng hóa chất là tối đa (600.000 tấn) của tổng kho xăng
dầu Nhà Bè ............................................................................................................ 57
3.3.2 Ứng dụng khung phương pháp đánh giá rủi ro môi trường có tính liên vùng
cho việc hồ Dầu Tiếng xã lũ 400 m3/s ................................................................... 66
3.4 ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN KHUNG PHƯƠNG PHÁP ...................................... 73
3.4.1 Đề xuất.......................................................................................................... 73
3.4.2 Phân tích SWOT cho phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng .. 75
3.5 TÍNH KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH
LIÊN VÙNG KHU VỰC TP.HCM ....................................................................... 76
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 78
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
4.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 78

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

ix


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATMT: an toàn môi trường
BVMT: bảo vệ môi trường
CĐ: cộng đồng
CLKK: chất lượng không khí
KB: kịch bản
KCN: khu công nghiệp
KCX: khu chế xuất
NSD: người sử dụng
RR: rủi ro
SCMT: sự cố môi trường
TCCP: tiêu chuẩn cho phép
TCT: tổng công ty
XNM: xâm nhập mặn

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

x


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Danh mục xác định các rủi ro môi trường (phân theo nhóm) trong vùng
............................................................................................................................... 30
Bảng 3.2 Bảng danh mục câu hỏi cho rủi ro liên quan đến cháy nổ hóa chất ....... 35
Bảng 3.3 Bảng danh mục câu hỏi cho rủi ro từ hệ thống xử lý nước thải ............. 38

Bảng 3.4 Bảng danh mục câu hỏi cho rủi ro liên quan đến hồ chứa ..................... 40
Bảng 3.5 Bảng xác định xác xuất sự cố sảy ra đối với hóa chất trong các quá trình
sản xuất .................................................................................................................. 43
Bảng 3.6 Bảng quy đổi giá trị xác suất N và tần số xảy ra sự cố P ....................... 45
Bảng 3.7 Tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra (O) ................................................... 53
Bảng 3.8 Tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng (S) .......................................... 54
Bảng 3.9 Bảng ma trận phân cấp rủi ro liên vùng ................................................. 54

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

xi


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ ranh giới các tỉnh của khu vực Nam Bộ. .................................... 14
Hình 2.2 Bản đồ phân vùng không gian khu vực TP.HCM. ................................. 17
Hình 3.1 Phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro liên vùng. ................................ 28
Hình 3.2 Quy trình 2_ Xây dựng tiêu chí xem xét khả năng ảnh hưởng liên vùng.
............................................................................................................................... 34
Hình 3.4 Các bước trong quản lý rủi ro liên vùng. ................................................ 55
Hình 3.5 Cây sai lầm_cây hiện tượng cho sự cố cháy nổ ở 3 kho A, B, C của tổng
kho xăng dầu Nhà Bè. ........................................................................................... 61
Hình 3.6 Kết quả tính toán trên mô hình Aloha từ sự cố cháy nổ ở 1 kho. ........... 61
Hình 3.7 Khung phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro có tính liên vùng cho sự
cố cháy nổ. ............................................................................................................. 66
Hình 3.8 Hồ dầu tiếng và hạ du sông Sài Gòn. ..................................................... 68

Hình 3.9 Cây sai lầm-hiện tượng cho rủi ro xả lũ 400m3/s của hồ Dầu Tiếng...... 69
Hình 3.10 Khung phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro liên vùng đối với hồ chứa.
............................................................................................................................... 72
Hình 3.11 Đề xuất cải tiến phương pháp đánh giá rủi ro có tính liên vùng. ......... 74

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

xii


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian vừa qua, có lẽ là các sự cố môi trường ở Việt Nam là điều đặc biệt
thu hút đối với cộng đồng trong lẫn ngoài nước. Sự cố môi trường nghiêm trọng nhất có
thể là vụ việc xả thải trái phép ra biển của Công Ty TNHH Giang Thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh. Theo báo cáo thống kê của Chính phủ sự việc trên đã khiến cho ngư
dân ở Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận không ít xốn xang khi cá chết hàng loạt (khoảng 100
tấn) do nhiễm độc chất từ việc xả thải của nhà máy, với bán kính tác động liên vùng của
sự cố lên đến hơn 40km. Trong đó, có tới 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh
hưởng trực tiếp, trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo. Do không thể đánh
bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, nên sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng
1.600 tấn/tháng. Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có đến 9 triệu tôm giống bị chết và
hàn ngàn lồng nuôi trồng cá cũng bị thiệt hại. (Báo cáo kết quả quan trắc đột suất cá
chết bất thường tại Hà Tĩnh, từ Trung Tâm Quan Trắc và Bệnh Thủy Sản Miền Bắc)
Cũng vì lẽ đó, không ít người dân đang rất bàng hoàng, lo sợ vì có khi sự việc như
thế lại có thể tiếp tục xảy ra ở những khu vực khác và đặc biệt nếu như sự cố tương tự

như trên xảy ra ở Thành Phố Hồ Chí Minh thì nó không chỉ tác động đến một vùng mà
có thể cả nước đều phải chịu tác động không nhỏ.
Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, hầu hết
các loại hình công nghiệp, dịch vụ-thương mại đều được tập trung phát triển và ở nơi
này với quy mô rộng. Do đó sự cố/rủi ro môi trường tương tự như vụ việc Formosa với
khả năng xảy ra là khá cao và hiện nay rất cần một chính sách quản lý những sự cố, rủi
ro môi trường mang tầm ảnh hưởng quy mô lan truyền trên diện rộng. Tuy nhiên việc
xác định các nguy cơ rủi ro liên vùng còn rất mới và chưa có tài liệu hướng dẫn về
phương pháp đánh giá cũng như vận dụng trong thực tế.
Cũng vì lý do trên mà đề tài: ”Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro môi trường
có tính chất liên vùng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện nhằm
phục vụ cho các nhà quản lý môi trường để xác định được nguy cơ lan truyền liên vùng
của, từ đó, định hình những chính sách quản lý thích hợp nhằm giảm thiểu tác động của
rủi ro, và đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững mà thành phố đang hướng tới.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề xuất khung phương pháp đánh giá rủi ro có tính liên vùng cho khu
vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ công tác quản lý và phòng ngừa những rủi
ro có tính lan truyền góp phần phát triển bền vững xã hội, môi trường, kinh tế và của
thành phố.
SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

1


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài hướng đến đánh giá tiềm năng rủi ro có nguy cơ liên vùng cho

3 nhóm rủi ro: Hóa chất, nước thải và hồ chứa. Trong phạm vi giới hạn của đề tài và
thời gian, các công việc sau đây cần thực hiện:
• Tổng quan tài liệu tham khảo: mô hình và phương pháp đánh giá rủi ro môi
trường liên vùng cho từng nhóm rủi ro riêng biệt; hiện trạng rủi ro môi trường ở
khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận; và tìm hiểu hệ quy chuẩn liên quan đến rủi
ro có tính chất liên vùng;
• Xây dựng khung phương pháp và lập phiếu danh mục các rủi ro có nguy cơ lan
truyền liên vùng để phục vụ cho công tác sàng lọc rủi ro;
• Lựa chọn phương pháp/quy trình đánh giá phù hợp;
• Xây dựng các tiêu chí để hoàn thiện phương pháp đánh giá;
• Ứng dụng khung phương pháp để sàng lọc và phân loại rủi ro liên vùng cho 2
trường hợp điển hình như cháy nổ kho xăng dầu Nhà Bè với trữ lượng 600.000
tấn hóa chất và rủi ro xã lũ 400m3/s của hồ Dầu Tiếng đến TP.HCM;
• Hiệu chỉnh và phân tích SWOT cho phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên
vùng.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
(1) Phương pháp tổng quan tài liệu tham khảo về mô hình đánh giá rủi ro và quản lý rủi
ro liên vùng trên thế giới;
(2) Phương pháp danh mục (checklist) được đề tài sử dụng để xác định các nguy cơ rủi
ro;
(3) Phương pháp đánh giá rủi ro, xác định cây sai lầm và cây hiện tượng:
• Đề tài sử dụng phương pháp xác định cây sai lầm và cây hiện tượng nhằm xác
định đặc tính rủi ro thông qua xác định xác suất và mức độ thiệt hại mà rủi ro
mang tới trong khu vực nghiên cứu và các vùng xung quanh.
(4) Phương pháp ma trận chấm điểm;
(5) Phương pháp so sánh dùng để đánh giá tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường
Việt Nam và thế giới;
(6) Phương pháp SWOT;
(7) Phương pháp nghiên cứu điển hình.


SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

2


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

5. ĐỒI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các rủi ro môi trường trong khu vực thành phố Hồ Chí
Minh và 6 tỉnh thành liên quan là: Bình Duơng, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền
Giang và Bà Rịa-Vũng Tàu; có ảnh hưởng đến rủi ro liên vùng tại TP.HCM.
Nhóm rủi ro môi trường, đề tài quan tâm giới hạn gồm: rủi ro hóa chất, rủi ro liên
quan đến nước thải và hồ chứa.
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chưa kịp xin ý kiến chuyên gia về khung phương
pháp được xây dựng.

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

3


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO MÔI TRƯỜNG

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ TÍNH LAN TRUYỀN
LIÊN VÙNG
1.1.1 Sơ lược về rủi ro môi trường
a. Mối nguy hại (Hazard)
Mối nguy hại được đinh nghĩa chung là tiềm năng gây tác hại. Mối nguy hại được
định nghĩa là những trường hợp, khả năng mà trong những tình huống cụ thể có thể dẫn
tới nguy hiểm (Royal Society, 1992).
Mối nguy hại là khả năng mà một vật chất có thể gây ra tổn thất hoặc ảnh hưởng
thất bại trong những điều kiện cụ thể.
b. Rủi ro (Risk)
Rủi ro/sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng (Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường). Ở Việt Nam, hiện
nay vẫn sử dụng đồng thời hai khái niệm sự cố môi trường và rủi ro môi trường với ý
nghĩa tương tự.
Rủi ro là xác suất gây thảm họa. Rủi ro là sự kết hợp các xác suất, hoặc tần suất
xảy ra của một mối nguy hiểm (Hazard) xác định và mức độ hậu quả xảy ra (Royal
Society, 1992).
Rủi ro = Xác suất của biến cố x Mức độ thiệt hại
c. Phân tích rủi ro (Risk Analysis)
Phân tích rủi ro là việc sử dụng có hệ thống những thông tin sẵn có để xác định
mối nguy hại và ước lượng rủi ro đối với cá nhân, quần thể, tài sản hoặc môi trường.
Phân tích rủi ro bao gồm việc xác định các sự cố không mong muốn, các nguyên nhân
và hậu quả của các sự cố đó.
d. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường/rủi ro môi trường
Có 3 nguyên nhân gây SCMT: SCMT do thiên nhiên gây ra, SCMT do con người

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà


4


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

gây ra, SCMT do cả thiên nhiên và con người kết hợp gây ra:
• Sự cố môi trường do thiên nhiên gấy ra: Là các tai biến tự nhiên như: động đất,
bão, sóng thần, cháy rừng... Thiên tai là SCMT gây ra bởi quá trình tự nhiên,
thường được coi là bất khả kháng, con người cần sống hoà hợp với chúng. Việc
lựa chọn phương án phòng chống thiên tai tập trung vào lựa chọn cách sống và
né tránh những ảnh hưởng không mong đợi.
• Sự cố môi trường do con người gây ra: là những hoạt động của con người như xả
thái chất ô nhiễm, hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống dẫn
khí, rò rỉ hóa chất nguy hại…
• Sự cố môi trường do cả thiên nhiền và con người kết hợp gây ra: Là hậu quả do
các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên như hiện tượng mưa acid. Hiện
tượng này có nguyên nhân là do con người đã thải ra các khí Cl2, SO2 ... phát
tán lên bầu khí quyển và tạo ra mưa a xít HCl hay H2SO4 ...
e. Các giai đoạn của rủi ro môi trường
Quá trình sự cố phản ánh tính nhiễu loạn, bất ổn của hệ thống và thường gồm 3
giai đoạn. Với mỗi giai đoạn của sự cố sẽ có những chiến lược ứng phó thích hợp:
(1) Giai đoạn nguy cơ: Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa gây mất ổn định cho
hệ thống.
(2) Giai đoạn phát triển: Tập trung và gia tăng các yếu tố sự cố, xuất hiện trạng thái
mất ổn định, nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống môi trường.
(3) Giai đoạn sự cố: Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống,
gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người và môi trường.
1.1.2 Quản lý rủi ro (Risk Management)
Quản lý rủi ro là quá trình ra quyết định thông qua đó các sự lựa chọn có thể được

thực hiện giữa các phương án nhằm đạt được kết quả theo yêu cầu.
Kết quả theo yêu cầu có thể được cụ thể hóa bằng:
• Quy chế

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

5


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

• Bằng các tiêu chuẩn môi trường
• Có thể xác định bởi phân tích chi phí-lợi ích của rủi ro
• Hay bằng các quá trình khác
1.1.3 Đánh giá rủi ro
a. Đánh giá sự phát tán
Đánh giá sự phát tán bao gồm mô tả và định lượng tiềm năng của một nguồn rủi
ro để phát tán hoặc giới thiệu nguồn rui ro đi vào môi trường dễ tiếp cận với con
người, thực vật, động vật, hoặc những thứ khác. Đánh giá sự phát tán thường bao
gồm:
• Mô tả về chủng loại, số lượng, thời gian, và xác suất của việc phát tán của các
chất độc hại, động năng, hoặc các nguồn nguy cơ khác
• Mô tả cách những thuộc tính có thể thay đổi như là sự khác biệt về kết quả của
tác động.
b. Đánh giá phơi nhiễm
Đánh giá phơi nhiễm bao gồm việc mô tả và định lượng các điều kiện, đặc điểm
có liên quan đến sự phơi nhiễm của rủi ro hoắc sự cố đối với con người và môi trường
có nguồn rủi ro từ việc sản xuất hoặc việc phát tán bởi một sự cố nhất định. Đánh giá

phơi nhiễm thường bao gồm:
• Mô tả về cường độ, tần số, và thời gian tiếp xúc thông qua phương tiện truyền
thông khác nhau (ví dụ, không khí, nước, đất, hoặc thức ăn)
• Các tuyến đường tiếp xúc (ví dụ, tiêu hóa, hô hấp, hoặc hấp thụ qua da)
• Số lượng, tính chất và đặc điểm của người dân và các đối tượng có giá trị khác
mà có thể được tiếp xúc
• Bất kỳ điều kiện khác mà có thể ảnh hưởng đến hậu quả.
c. Đánh giá tác động
Đánh giá kết quả bao gồm việc mô tả và lượng hóa mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm
được quy định cho một nguồn rủi ro với hậu quả y tế và môi trường của những người
đã tiếp xúc. Đánh giá hậu quả thường bao gồm:

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

6


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

• Đặc điểm của những người tử vong, bệnh tật, hoặc thương tích theo kịch bản tiếp
xúc nhất định
• Đặc điểm của thiệt hại sinh thái hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên
trong điều kiện tiếp xúc nhất định.
d. Ước lượng rủi ro
Ước lượng rủi ro bao gồm việc tích hợp các kết quả từ đánh giá việc phát tán, đánh
giá phơi nhiễm, và đánh giá kết quả để hình thành các biện pháp định lượng về sức khỏe
và môi trường. Những biện pháp này thường bao gồm:
• Ước tính số lượng của những người trải qua tác động về sức khỏe qua các giai

đoạn khác nhau
• Các biện pháp chỉ rõ tính chất và mức độ của tác động đối với môi trường tự
nhiên
• Phân bố xác suất, khoảng tin cậy, và các phương tiện khác để thể hiện sự không
chắc chắn trong các ước tính.
1.1.4 Đánh giá rủi ro môi trường liên vùng (RERA)
Đánh giá rủi ro môi trường liên vùng là một trong những đánh giá rủi ro tích hợp
được áp dụng để tính toán các chỉ số nguy cơ (còn được gọi là cường độ rủi ro) trên cơ
sở ước tính định lượng/ định tính các yếu tố tiềm năng gây sự cố trong khu vực nghiên
cứu. Sau đó, hình thành các bản đồ phân vùng rủi ro sẽ nhờ vào các mô hình tính toán,
từ đó sẽ cung cấp một nền tảng khoa học cho việc triển khai các kế hoạch bảo vệ môi
trường cũng như ứng phó với rủi ro. Tuy nhiên các kết quả đánh giá rủi ro liên vùng
cũng dựa trên các quá trình đánh giá rủi ro cục bộ. (Linyu Xu, Guiyou Liu, 2009)
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1 Trong nước
a. Kiểm soát trong công tác quản lý rủi ro
Theo đánh giá, thời gian qua, công tác quản lý, giảm sát, bảo vệ môi trường trên
cả nước còn khá lõng lẽo. Do vậy, mà các sự cố môi trường trong năm 2016 vừa qua trở
nên rất gây gắt trong mắt cộng đồng. Những vấn đề nhức nhói về môi trường và công
tác quản lý của đơn vị chức năng gần như mất lòng tin ở người dân.
b. Các nghiên cứu liên quan
SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

7


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM


(1) Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khung công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (Lê Thị Hồng Trân, 2008).
Nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét và đánh giá rủi ro của nước thải công
nghiệp đến môi trường nước mặt và vấn đề sức khỏe lao động của công nhân khi bị phơi
nhiễm với môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm giới hạn tại 2 KCN của
Tp.HCM là KCN Vĩnh Lộc thuộc huyện Bình Chánh và KCN Tân Thới Hiệp thuộc
huyện Hóc Môn. Bảng 1 trình này quy mô và các loại hình sản xuất của 2 KCN.
(2) Đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe của hợp chất hữu cơ và dư lượng dược
chất trong nước hạ lưu sông Sài Gòn_ Đồng Nai (Nguyễn Thị Tuyết Nam và cộng sự,
2010).
Hệ thống sông Sài Gòn_ Đồng Nai giữ vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của các tỉnh thành trong khu vực. Cả 2 con sông này đều là nguồn cấp nước
sinh hoạt cho các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Tuy nhiên, hiện nay, mỗi ngày nguồn nước công Sài Gòn và Đồng Nai phải tiếp nhận
một lượng khá lớn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt từ các tỉnh thành
trong lưu vực. Dự báo đến năm 2020, tổng lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp
thải vào hệ thống sông này sẽ lần lươt là 2.2 triệu và 2.8 triệu m3/ngày. Điều này gây
áp lực rất lớn đối với công tác quản lý chất lượng nước sông và đảm bảo an toàn cho
nguồn nước thô phục vụ cấp nước sinh hoạt. Chính vì vậy, ngoài việc phải quan trắc
nghiên cứu thường xuyên các thông số môi trường cơ bản, cần phải quan trắc và nguyên
cứu về những dạng chất ô nhiễm có nguy cơ ảnh hưởng cao đến môi trường và sức khỏe
con người như các hớp chất hữu cơ, dư lượng dược chất…
(3) Nghiên cứu đánh giá và đề xuất quản lý rủi ro ô nhiễm từ khu công nghiêp
TP.HCM với nguồn nước (Nguyễn Thị Vân Hà, 2009).
Nghiên cứu và đề xuất mô hình đánh giá rủi ro ô nhiễm công nghiệp từ KCN đến
tài nguyên nước áp dụng trong điều kiện Việt nam. Ban quản lý KCN có thể áp dụng
mô hình để quản lý các KCN đạt hiệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững. Đề
tài nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng rủi ro ô nhiễm của nước thải công nghiệp và
ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN và Ban quản lý KCN.
SVTH: Cao Nhã Vy

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

8


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

(4) Đánh giá rủi ro dự báo môi trường nước và đánh giá rủi ro hồi cố ở thành phố
Đà Nẵng, 2004. Theo báo cáo của GEF/UNDP/IMO/ Chương trình hợp tác khu vực
trong quản lý môi trường các biển Đông Á đã tiến hành “Dự án đánh giá ban đầu rủi ro
môi trường ở Đà Nẵng”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tại vịnh Đà Nẵng và ven biển Nam Sơn Trà – Ngũ
Hành Sơn, kẽm là yếu tố ưu tiên chung. Thủy ngân, xianua và dầu mỡ là yếu tố cần quan
tâm ưu tiên tại vùng nước ven bờ Nam Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn, trong khi chúng chỉ
gây rủi ro cục bộ ở vịnh Đà Nẵng. Ngược lại, sắt là tác nhân gây ra rủi ro cần ưu tiên
quan tâm trong vịnh Đà Nẵng nhưng chỉ gây rủi ro cục bộ tại Nam Sơn Trà – Ngũ Hành
Sơn. Rủi ro do TSS, đồng, Asen và Cadimi ở mức chấp nhận được. Còn BOD thì không
đủ dữ liệu để đánh giá. Ngoài các chất ô nhiễm tiềm tàng từ nước thải trực tiếp của các
cơ sở công nghiệp và các hộ gia đình dọc bờ biển, các tác nhân gây rủi ro có trong nước
ven bờ cũng chính là các tác nhân rủi ro ưu tiên trong các sông hồ.
(5) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng việc xả lũ hồ chứa Dầu Tiếng lên hạ du sông
Sài Gòn (Đại học Thủy Lợi, 2013):
Bài báo sử dụng công cụ mô hình MIKE FLOOD phân tích ngập lụt hạ du sông
Sài Gòn do ảnh hưởng của việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng. Các tài liệu lưu lượng đầu vào
được mô phỏng từ mưa bằng mô hình NAM. Bộ thông số mô hình kết nối 1-2 chiều
được hiệu chỉnh và kiểm định với các chuỗi số liệu thực đo vào tháng 9, 10 các năm
2000 đến 2007. Ngoài ra mô hình cũng được kiểm định với các số liệu đo tăng cường
vào các tháng 6 năm 2009 và tháng 4 năm 2013. Dựa trên các kết quả tính toán thủy lực
ứng với các tổ hợp xả lũ hồ Dầu Tiếng với các điều kiện mưa và triều ở hạ du, bài báo

sẽ xác định khu vực ảnh hưởng chính của xả lũ, triều hoặc vùng ảnh hưởng triều và lũ
kết hợp trên sông Sài Gòn. Việc phân vùng ảnh hưởng là cơ sở cho việc xây dựng quy
trình vận hành đảm bảo an toàn hạ du công trình của hồ Dầu Tiếng, cũng như hỗ trợ các
cơ quan hữu quan đưa ra các giải pháp chống ngập thích hợp với từng vùng.
(6) Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất cho kho
xăng dầu, áp dụng từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu, áp dụng đánh giá rủi ro tại
tổng kho xăng dầu Đức Giang (Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự, 2012):

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

9


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

Phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất đã được thế giới xây dựng
và áp dụng rộng rãi, tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ các nghiên cứu đánh giá rủi ro vẫn mang
tính chất định tính. Chính vì vậy việc xây dựng phương pháp luận hướng dẫn đánh giá
rủi ro từ hoạt động hóa chát cho kho xăng dầu dựa trên việc kế thừa, lựa chọn và điều
chỉnh những kết quả mà thế giới đã đạt được sao cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam
là hết sức cần thiết. Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp đánh giá rủi ro từ hoạt
động hóa chất cho kho xăng dầu gồm các bước: Nhận dạng nguy cơ; Xây dựng kịch
bản; Đánh giá xác suất xảy ra sự cố; Đánh giá hậu quả khi xảy ra sự cố.
1.2.2 Ngoài nước
Nghiên cứu về đánh giá rủi ro môi trường trong sản xuất và đời sống được quan
tâm nhiều trên thế giới. Đánh giá rủi ro môi trường đã và đang được sử dụng rộng rãi,
đặc biệt ở Mỹ, Canađa và các nước khối cộng đồng châu Âu. Phương pháp giải quyết
vấn đề dựa vào việc xem xét những rủi ro trở nên nổi bật trong công nghiệp hạt nhân và

được tiến hành rộng rãi trong công nghiệp không gian, là ngành có nhiều hệ thống phức
tạp và cần thiết phải có độ tin cậy rõ ràng. Trong những năm 1960, phương pháp đánh
giá xác xuất của rủi ro – Probabilistic Risk Assessement (PRA) đã phát triển trong ngành
công nghiệp này. Sau những sự cố công nghiệp vào những năm giữa thập niên 70 (đáng
chú ý nhất là vụ nổ cyclohexane ở Flixborough (Anh) năm 1974 và vụ rò rỉ hơi dioxin
tại Seveso (Italia) năm 1976, khung phương pháp luận của công nghiệp hạt nhân được
áp dụng trong công nghiệp hóa chất và công nghiệp dầu mỏ ở châu Âu những năm 1980.
Có nhiều quy định đối với những chất nguy hại được hình thành như hướng dẫn Seveso
ở châu Âu … Vào những năm 1970, phương pháp đánh giá định lượng rủi ro –
Quantitative Risk Assessment (QRA) và hướng dẫn Seveso đã được sử dụng trong công
nghiệp hóa chất. Từ những năm 1990, trong công nghiệp tàu biển đã áp dụng phương
pháp đánh giá độ an toàn – Formal Safety Assessement (FSA). Gần đây nhiều nghiên
cứu tại các nước phát triển đã đưa ra nhiều phương pháp đánh giá rủi ro liên quan đến
môi trường, bao gồm đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA), đánh giá rủi ro sinh thái (ERA)
và đánh giá rủi ro công nghiệp (IRA). Joseph F và B. Diane Louvar nghiên cứu về đánh
giá rủi ro môi trường do hóa chất với phương pháp đánh giá quan hệ liều lượng-phản
ứng. Đánh giá rủi ro môi trường sơ bộ và chi tiết được áp dụng cho eo biển Malacca

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

10


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

(chung của ba nước Singapo, Malaixia và Inđônêxia) năm 1999, đưa ra các kết luận
quan trọng về khả năng rủi ro do tràn dầu và các đề xuất liên quan cho ba quốc gia nói
trên. Đánh giá rủi ro môi trường đã hoàn thành đối với vịnh Manila, Philipin, bước đầu

xác định và lượng hóa được mức độ của các rủi ro chính đối với môi trường nước của
vịnh.
Tài nguyên nước và không khí là những đối tượng bị ảnh hưởng chính bởi các hoạt
động thường ngày của con người, đồng thời có rủi ro ô nhiễm khá cao. Bên cạnh đó cơ
quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã nghiên cứu các rủi ro từ ô nhiễn nguồn
nước và không khí mà có cơ hội gây ra các tác động có hại đến sức khỏe con người và
các hệ thống sinh thái dẫn đến việc tiếp xúc với tác nhân gây ảnh hưởng môi trường.
Các nghiên cứu, tài liệu có liên quan được trích dẫn và tóm lược như sau:
(1) Nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro liên vùng (Linyu Xu, Guiyou Liu,
2009):
Nghiên cứu từ các nơi khác trên thế giới để thể giúp Trung Quốc để đáp ứng nhu
cầu giải quyết các vấn nạn môi trường do tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh. Ủy ban
Pháp và Hoa Kỳ lần đầu tiên tập trung vào nghiên cứu rủi ro môi trường liên vùng
(USNRC, 1975). Trong những năm 1980, các tổ chức quốc tế có liên quan và chính
quyền đã bắt đầu chú ý nhiều hơn để đánh giá rủi ro môi trường liên vùng.
(2) Phát triển kinh tế và môi trường (Gene M. Grossman, Alan B. Frueger):
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
(UNEP) đã xác định đánh giá rủi ro lan truyền như một cách tiếp cận dựa trên khoa học
kết hợp các quá trình ước lượng rủi ro cho con người, sinh vật và tài nguyên thiên nhiên
trong một đánh giá. WHO và USEPA đã phát triển một khuôn khổ giữa con người và
các rủi ro sinh thái. Một trong những lợi thế rõ ràng nhất của đánh giá lan truyền là khả
năng chia sẻ và trao đổi thông tin từ các giám định sức khỏe và nguy cơ sinh thái. Ngoài
ra, đánh giá rủi ro lan truyền sẽ cho chúng ta biết làm thế nào và ở mức độ nào ô nhiễm
môi trường gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Do đó, đánh giá rủi
ro lan truyền sẽ cho phép một sự hiểu biết để cơ quan quản lý có thể đưa ra những quyết

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

11



Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

định đúng đắn hơn phú hợp cho công tác phát triển kinh tế mà vẫn đáp ứng các quan
điểm sức khỏe và môi trường.
(3) Phương pháp đánh giá rủi ro liên vùng đối với việc cấp nước. (Hongyin Song,
Yuqing Shi, Lihong Wang, 2006):
Điển hình ở Trung Quốc, Có 20 khu vực nhạy cảm với nguy cơ ô nhiễm môi trường
được liệt kê trong Bản tin số 13 (5 tháng 4 năm 2006) do Bộ Bảo vệ Môi trường (MEP)
của Trung Quốc (MEP, 2006). Đây là điều cần thiết để thực hiện đánh giá rủi ro môi
trường (ERA) trước khi phê duyệt và xây dựng các khu công nghiệp như các dự án hóa
dầu. Việc đánh giá rủi ro môi trường của một dự án không chỉ dừng lại ở việc đánh giá
các tác động ở một khu vực xác định mà ngoài ra còn phải đánh giá tuyến lan truyền của
nó bởi vì đối với hóa dầu khi có các sự cố cháy nổ hoặc hóa chất nó có thể phát tán
nhanh và xa theo môi trường không khí, nước. Nếu không được đánh giá một cách bao
quát dựa vào việc phân vùng, vạch tuyến lan truyền thì rất có thể sẽ bỏ sót một vài khu
vực mà chính người dân và hệ sinh thái phải chịu ảnh hưởng. Trong nghiên cứu này ở
Trung Quốc, việc truyền bá thông tin, sử dụng một phương pháp lưới phân vùng mức
độ rủi ro, được đề xuất trong việc đánh giá rủi ro môi trường trong khu vực. Huangge
Town và Nansha Town, tọa lạc tại khu vực Nam Sa của thành phố Quảng Châu đã được
sử dụng như là một trường hợp nghiên cứu để chứng minh làm thế nào để đánh giá và
phân vùng nguy cơ môi trường khu vực bằng cách sử dụng phương pháp thông tin phổ
biến.
Sự an toàn của nguồn nước ngọt là được quan tâm hàng đầu đối với chính phủ và
cộng đồng bảo vệ nguồn nước (cho mục đích ăn uống) vượt ra ngoài phương pháp giám
sát chất lượng nước truyền thống và kiểm soát ô nhiễm cá nhân. Đánh giá rủi ro môi
trường lan truyền trong nguồn nước uống trở thành một phương tiện hiệu quả của việc
đảm bảo sự an toàn của nước uống ở các khía cạnh của việc ngăn ngừa tai nạn ô nhiễm,

kiểm soát ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn môi trường.Tại thời điểm hiện tại,
các nghiên cứu đánh giá rủi ro môi trường của nguồn nước ở Trung Quốc chủ yếu tập
trung vào mức độ quá nhiều nguy cơ gây ô nhiễm và sức khỏe con người, đánh giá rủi
ro môi trường lan truyền trong nguồn nước từ các hồ chứa được chọn là đối tượng giám
định và các lĩnh vực đánh giá trọng điểm trong nghiên cứu. Họ mượn ý tưởng từ những
SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

12


Luận văn tốt nghiệp
Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro có tính chất liên vùng khu vực TP.HCM

suy nghĩ của đánh giá rủi ro lan truyền từ nguồn nước tiến hành tại Hoa Kỳ và New
Zealand để tạo ra một phương pháp đánh giá rủi ro môi trường mới của từng loại hồ
nước tại các huyện ở Trung Quốc.
(4) Thông tin khoa học, xã hội và chính sách: Các ứng dụng của mô hình mô
phỏng và phân tích đánh giá đến khu vực Denver về ô nhiễm không khí (Jeryl
Mumpower, Val Veirs and Kenneth R. Hamond, 1979):
Ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề xã hội tăng nổi bật. Nhận thức về môi
trường rộng rãi công chúng đã phát triển trong những năm gần đây đã dẫn đến những
nỗ lực để khắc phục một số vấn đề môi trường, đôi khi đạt được những thành công đáng
kể. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều vấn đề phát sinh và đáng lo ngại hơn hết tác động trức
tiếp đến sức khỏe con người. Những sự cố cháy nổ và phát thải từ các ống khói trong
sản xuất công nghiệp đã được Mỹ nghiên cứu trong những năm gần đây và họ đã phát
hiện rằng lượng khí ô nhiễm phát sinh trong không khí không chỉ tác động ở một khu
vực nhỏ. Chúng được gió và các điều kiện thời tiết đưa đẩy đến các khu vực rộng lớn
hơn và từ đó các chất ô nhiễm trong không khí bắt đầu hoành hành trên diện rộng hơn
tạo ra các hiện tượng môi trường như mưa axit, khói mù quang hóa, khí độc, …. Từ đó

họ đã phát triển hướng nghiên cứu các sự cố cháy nổ nhưng trong chỉ ở vùng riêng biệt
mà còn phân định tuyến lan truyền của chúng để từ đó đưa ra các giải quyết thỏa đáng
nhằm giảm tác động đến cộng đồng và hệ sinh thái.

SVTH: Cao Nhã Vy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hà

13


×