Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên 19 22 tuổi tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 243 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐHSP TDTT TP.HCM

BÁO CÁO NGHIỆM THU

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS NGUYỄN ANH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 NĂM 2008


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đảng ta khẳng đònh con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển của xã hội. “Chiến lược con người” là một trong những chiến lược
quan trọng của Đảng và nhà nước ta.
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng lao động trí thức
trong tương lai gần của đất nước. Lực lượng này đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trình độ
phát triển thể chất của đối tựợng này không chỉ là vấn đề nòi giống mà
còn là vấn đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng lao động quan trọng. Vì
vậy trong nhiều năm qua, chăm lo chuẩn bò thể chất cho toàn dân nói
chung và cho đối tượng này nói riêng là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Sự quan tâm đó thể hiện trên chủ
trương đường lối và cả trên các biện pháp thực tế. Chuẩn bò thể chất cho
đối tượng này là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó hai ngành thể dục
thể thao và Giáo dục đào tạo đóng vai trò trực tiếp quan trọng.
Để góp phần phát triển nguồn nhân lực quan trọng này, đề tài


nghiên cứu đã cung cấp những thông tin về thực trạng thể chất và xây
dựng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên Thành phố
Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên là căn cứ quan
trọng sẽ đònh hướng cho sinh viên trong việc rèn luyện thể chất.

1


SUMMARY OF RESEARCH CONTENT

Our Vietnamese Communist Party asserts that human is both target
and motive to develop society. "Human strategy" is one of the important
strategies of our party
Students are going to be the intellectual labour forces of country.
They play an important role in the cause of national industrialization and
modernization. The physical development level of own themselves is not
only a lineage matter but also care and cultivation for an important labour
force So for years, our party and government in physical question had
arrangement and care to peoples in general and to students in particular.
It’s one of our national party’s concerns that show their policies and
practical methods. Physical arrangement for students is the task of the
whole society. Specially, sport branch and training-education branch are
two units that have important role directly.
This important human resource development is contributed by
studied theme that provides information about physical realities and
makes a standard system to evaluate physical students in Ho Chi Minh
City. Criteria for evaluating the physical students is an important base to
guide students in physical exercise process.

MUÏC LUÏC


2


Trang
Tóm tắt đề tài (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
Mục lục
Danh sách các chữ viết tắt
Danh sách bảng
Danh sách biểu đồ và hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận về giáo dục thể chất cho sinh viên
1.1.1 Các khái niệm
1.1.2 Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác
giáo dục thể chất trong trường học
1.1.3 Tình hình sức khỏe, thể chất sinh viên nước ta
1.1.4 Các yếu tố xác đònh thể chất của sinh viên tại TP. HCM
1.2 Đặc điểm sinh lý và phát triển thể chất lứa tuổi 19 – 22
1.2.1 Đặc điểm giải phẩu sinh lý lứa tuổi 19 – 22
1.2.2 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực lứa tuổi 19 – 22
1.3 Các công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn đánh giá thể chất của
học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm.
2.1.3 Phương pháp kiểm tra chức năng.
2.1.4 Phương pháp nhân trắc học.
2.1.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm.

2.1.6 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên
2.1.7 Phương pháp toán học thống kê.
2.2 Tổ chức nghiên cứu:
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu.
2.2.2 Đòa điểm nghiên cứu.
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu.
2.2.4 Đơn vò phối hợp nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3


3.1 Nội dung 1: Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên (19 – 22
tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Xác đònh các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên (19 – 22
tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.2 Đánh giá thực trạng thể chất sinh viên (19 – 22 tuổi) tại
Thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất
cho sinh viên (19 – 22 tuổi) tại TP. Hồ Chí Minh
3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo thang điểm (thang điểm
C)
3.2.2 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo phân loại
3.2.3 So sánh các thang điểm, thang phân loại đánh giá thể chất
sinh viên TP. Hồ Chí Minh
3.2.4 So sánh thang điểm đánh giá thể lực sinh viên thành phố với
thang điểm đánh giá thể lực của Bộ giáo dục và đào tạo.
3.2.5 Hướng dẫn sử dụng thang điểm, thang phân loại đánh giá thể
chất sinh viên TP. Hồ Chí Minh
3.2.6 Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên TP.Hồ Chí

Minh
3.2.7 Kiểm đònh hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh
viên (19 – 22 tuổi) tại TP Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương

BGD&ĐT

Bộ giáo dục và Đào tạo

CN

Chức năng



Cao đẳng

4



CĐSP
ĐH

Cao đẳng Sư phạm
Đại học

ĐHSP

Đại học Sư phạm

GDTC

Giáo dục thể chất

HT
HSSHVN
Nxb

Hình thái
Hằng số sinh học người Việt Nam
Nhà xuất bản

TDTT

Thể dục thể thao

TCSV

Thể chất sinh viên


THCN

Trung học chuyên nghiệp

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TP

Thành phố

TL

Thể lực

SV

Sinh viên

[12]

Tài liệu tham khảo số 12

DANH SÁCH BẢNG
SỐ
1.1
1.2
1.3


TÊN BẢNG SỐ LIỆU
Phân phối chương trình theo các nội dung chương trình qui
đònh
Phân loại mối quan hệ về thể hình của bố mẹ với con cái (nhi
đồng, thiếu niên)
Độ di truyền một số tố chất thể lực

5

TRANG


2.1
2.2
2.3

2.4

2.5

2.6

3.1
3.2
3.3

3.4

3.5


3.6

3.7

Đánh giá chỉ số công năng tim
Đánh giá chỉ số BMI
Số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh tham gia kiểm tra thể chất ở lần thứ
nhất.
Số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh tham gia kiểm tra thể chất ở lần thứ
hai
Số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên đòa bàn TP.
HCM tham gia kiểm tra thể chất phân theo nhóm ở lần kiểm tra
thứ nhất
Số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên đòa bàn TP.
HCM tham gia kiểm tra thể chất phân theo nhóm ở lần kiểm tra
thứ hai
So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các chỉ tiêu hình thái và
chức năng đánh giá thể chất sinh viên 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ
Chí Minh.
So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các chỉ tiêu thể lực đánh
giá thể chất sinh viên 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên 19 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 19 (thời điểm
năm 2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên 19 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 19 (thời điểm năm
2001).

So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên 20 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 20 (thời điểm
năm 2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên 20 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 20 (thời điểm năm
2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên 21 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 21 (thời điểm
năm 2001).

6


So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
3.8 nữ sinh viên 21 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 21 (thời điểm năm
2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
3.9 nam sinh viên 22 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 22 (thời điểm
năm 2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nữ
3.10 sinh viên 22 tuổi với HSSHVN lứa tuổi 22 (thời điểm năm
2001).
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nam
3.11 sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 20.
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17

3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 20
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 21.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 21.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 22.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 19 và 22.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nam
sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 20 và 21.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 20 và 21.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 20 và 22.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 20 và 22.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 21 và 22.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của nữ
sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa hai lứa tuổi 21 và 22.

7



3.23
3.24
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39

Tổng hợp kết quả so sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh
giá thể chất sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa các lứa tuổi với
nhau.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm I và II.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm I và II.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm I và III.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của

nữ sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm I và III.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nam sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm II và III.
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất của
nữ sinh viên TP.Hồ Chí Minh giưã hai nhóm II và III.
Tổng hợp kết quả so sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu đánh
giá thể chất sinh viên TP. Hồ Chí Minh giữa các nhóm với
nhau.
Động thái phát triển thể chất của nam sinh viên TP. Hồ Chí
Minh từ 19 – 22 tuổi.
Độ chênh lệch tương đối các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh
viên TP. Hồ Chí Minh từ 19 – 22 tuổi.
Động thái phát triển thể chất của nữ sinh viên TP. Hồ Chí
Minh từ 19 – 22 tuổi.
Độ chênh lệch tương đối các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh
viên TP. Hồ Chí Minh từ 19 – 22 tuổi.
Tổng hợp các chỉ tiêu thể chất của nam sinh viên TP. Hồ Chí
Minh
Tổng hợp các chỉ tiêu thể chất của nữ sinh viên TP. Hồ Chí
Minh
Chiều cao của người Việt Nam (trưởng thành) qua các giai đoạn
Cân nặng của người Việt Nam (trưởng thành) qua các giai
đoạn
So sánh giá trò trung bình các chỉ tiêu hình thái của sinh viên

8


3.40
3.41

3.42
3.43
3.44
3.45
3.46
3.47
3.48
3.49
3.50
3.51
3.52
3.53
3.54
3.55

TP. Hồ Chí Minh với thanh niên Quảng Tây (Trung Quốc) 1995
So sánh giá trò trung bình một số chỉ tiêu thể lực của sinh
viên TP. Hồ Chí Minh với thanh niên Singapore – 19 tuổi
So sánh giá trò trung bình một số chỉ tiêu thể lực của sinh
viên TP. Hồ Chí Minh với thanh niên Nhật Bản 20 – 24 tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm
I theo từng lứa tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm I
theo từng lứa tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm
II theo từng lứa tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm
II theo từng lứa tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm
III theo từng lứa tuổi

Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm
III theo từng lứa tuổi
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên TP. Hồ
Chí Minh theo nhóm
Thang điểm các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên TP. Hồ
Chí Minh theo nhóm
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm I
theo từng lứa tuổi
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm I
theo từng lứa tuổi
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm II
theo từng lứa tuổi
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm II
theo từng lứa tuổi
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên nhóm
III theo từng lứa tuổi
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên nhóm III
theo từng lứa tuổi

9


3.56
3.57
3.58
3.59
3.60
3.61
3.62


Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam sinh viên TP. Hồ
Chí Minh theo nhóm
Phân loại các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ sinh viên TP. Hồ
Chí Minh theo nhóm
Kết quả so sánh các thang điểm đánh giá thể chất sinh viên
theo từng nhóm
Tổng hợp thang điểm phân loại đánh giá thể lực của nam sinh
viên Thành phố và của Bộ giáo dục và Đào tạo (20 tuổi).
Tổng hợp thang điểm phân loại đánh giá thể lực của nữ sinh
viên Thành phố và của Bộ giáo dục và Đào tạo (20 tuổi).
Kiểm nghiệm thang điểm đánh giá thể chất nam sinh viên 19 –
22 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh qua hai lần kiểm tra.
Kiểm nghiệm thang điểm đánh giá thể chất nữ sinh viên 19
– 22 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh qua hai lần kiểm tra.

10


Biểu đồ 3.9a. Động thái phát triển thể chất nam sinh viên TP. Hồ Chí
Minh

Biểu đồ 3.9b. Động thái phát triển thể chất nam sinh viên TP. Hồ Chí
Minh

11


Biểu đồ 3.10a. Động thái phát triển thể chất nữ sinh viên TP. Hồ Chí
Minh


12


Biểu đồ 3.10b. Động thái phát triển thể chất nữ sinh viên TP. Hồ Chí
Minh

PHIẾU ĐĂNG KÝ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KH-CN

Tên đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên 19 – 22 tuổi tại Thành phố Hồ Chí
Minh”.
Mã số:

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
Đòa chỉ: số 639 Nguyễn Trãi – Phường 11 – Quận 5 – TP.HCM.
Điện thoại: 8.555.432

- Fax : 8.556.846

13


Tổng chi phí thực chi:
Trong đó:
- Từ ngân sách Nhà nước:
- Kinh phí của Bộ/Tỉnh:
- Vay tín dụng:
- Vốn tự có:
- Thu hồi:


Thời gian nghiên cứu:
Thời gian bắt đầu:
Thời gian kết thúc

195.000
195.000
00
00
00
00

x 1000 đ
x 1000 đ
x 1000 đ
x 1000 đ
x 1000 đ
x 1000 đ

Tháng 12/2006 đến 12/2008
12 / 2006
12/ 2008

Tên cán bộ phối hợp nghiên cứu:
- ThS Tăng Hữu Phong – Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM.
- ThS Cao Viết Ninh – Hội thể thao Đại học TP.HCM.
- ThS Nguyễn Quang Vinh – Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
- ThS Trònh Thanh Bình – Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
- ThS Nguyễn Phước Toàn – Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
- CN Nguyễn Phước Thọ – Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.
- CN Nguyễn Đắc Thònh – Trường Đại học Sư phạm TDTT TP.HCM.


Số đăng ký đề tài:

Số chứng
KQNC:

Ngày:

Ngày:

nhận

đăng

ký Bảo mật:
A. Phổ biến rộng rãi :
B. Phổ biến hạn chế
C. Bảo mật

X

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
1. Các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh là:
• Về hình thái: Chiều cao đứng (cm), Cân nặng (kg), Chỉ số BMI.
• Về chức năng: Test công năng tim (HW).
• Về thể lực: Chạy 30m tốc độ cao (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Nằm sấp chống đẩy trong
30 giây (lần), Đứng dẻo gập thân (cm), Chạy con thoi 4 x 10m (giây), Chạy 5 phút tùy sức (m).
Cung cấp những thông tin về thực trạng thể chất sinh viên từ 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh là:


14


Thực trạng thể chất sinh viên TP. Hồ Chí Minh tốt hơn HSSHVN cùng độ tuổi và giới tính
ở hầu hết các lứa tuổi về chiều cao đứng, cân nặng, chỉ số BMI, chức năng tim, sức mạnh chân,
khéo léo, độ dẻo và sức bền chung; tương đương các chỉ tiêu ở nam (độ dẻo – 19 tuổi, chiều cao
đứng – 20 tuổi và cân nặng – 21 và 22 tuổi), nữ (sức bền – 19 tuổi, cân nặng – 20 tuổi và chiều
cao đứng – 22 tuổi); kém hơn ở các chỉ tiêu ở nam (chiều cao đứng – 19 tuổi, độ dẻo – 20 tuổi,
sức bền chung – 19 và 20 tuổi, BMI và chức năng tim – 21 và 22 tuổi), nữ (độ dẻo – 19 tuổi, BMI
– 19, 21 và 22 tuổi, chức năng tim – 21 và 22 tuổi, cân nặng và khéo léo 10m – 22 tuổi).
Thực trạng thể chất sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh so với một số nước cho thấy: chiều
cao đứng và cân nặng ở nam và nữ đều kém hơn thanh niên Quảng Tây (Trung Quốc) – 1995; chỉ
số BMI xếp loại bình thường theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới; chỉ tiêu công năng tim
(HW) xếp loại kém theo bảng phân loại của Ruffier; sức mạnh chân kém hơn thanh niên
Singapore – 19 tuổi, còn ở tố chất khéo léo thì tốt hơn ở nam và kém hơn ở nữ; sức mạnh chân và
sức bền của sinh viên TP. Hồ Chí Minh đều kém hơn thanh niên Nhật Bản 20 – 24 tuổi.
2. Đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên từ 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh gồm: bảng điểm, bảng phân loại và công thức tính tổng điểm. Qua kiểm đònh tiêu chuẩn
cho thấy, thang điểm và thang phân loại đủ độ tin cậy để đánh giá thể chất sinh viên từ 19 – 22
tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.
Kiến nghò về quy mô và đối tượng áp dụng kết quả nghiên cứu:

Áp dụng hệ thống đánh giá đã được xây dựng trong đề tài làm chuẩn để đánh
giá đo lường trình độ thể chất của sinh viên từ 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.
Chức vụ

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan
chủ trì đề tài


Chủ tòch Hội đồng
Đánh giá chính thức

Cơ quan
quản lý đề tài

Họ và tên

Nguyễn Anh Tuấn

Huỳnh Trọng Khải

Phạm Quang Bản

Phan Minh Tân

Tiến só

Tiến só

Tiến só

PGS. Tiến só

Học vò

Ký tên

Đóng dấu


PHẦN MỞ ĐẦU

15


1. Tên đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên 19 –
22 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Anh Tuấn.
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố
Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện: 18 tháng (12/2006 – 05/2008) theo hợp đồng số:
324/HĐ – SKHCN ký ngày 27/12/2006.
Kinh phí được duyệt: 195.000.000đ
Kinh phí đã cấp: 120.000.000đ theo TB số: 274/TBKHCN ngày
18/12/2006.
2. Mục tiêu:
Phát hiện và cung cấp những thông tin về thực trạng thể chất đồng thời
xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên (19 – 22 tuổi) tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
3. Nội dung:
Nội dung 1: Nghiên cứu đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên (19
– 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung 2: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh
viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng hệ thống nội dung và tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh
viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiểm đònh tính hợp lý của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho
sinh viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu trên.


16


4. Sản phẩm của đề tài:
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh là:
• Về hình thái: Chiều cao đứng (cm), Cân nặng (kg), Chỉ số BMI.
• Về chức năng: Test công năng tim (HW).
• Về thể lực: Chạy 30m tốc độ cao (giây), Bật xa tại chỗ (cm), Nằm sấp
chống đẩy trong 30 giây (lần), Đứng dẻo gập thân (cm), Chạy con thoi 4 x
10m (giây), Chạy 5 phút tùy sức (m).
Cung cấp những thông tin về thực trạng thể chất sinh viên từ 19 – 22
tuổi tại TP. Hồ Chí Minh là:
Thực trạng thể chất sinh viên TP. Hồ Chí Minh tốt hơn HSSHVN cùng
độ tuổi và giới tính ở hầu hết các lứa tuổi về chiều cao đứng, cân nặng, chỉ số
BMI, chức năng tim, sức mạnh chân, khéo léo, độ dẻo và sức bền chung;
tương đương các chỉ tiêu ở nam (độ dẻo – 19 tuổi, chiều cao đứng – 20 tuổi và
cân nặng – 21 và 22 tuổi), nữ (sức bền – 19 tuổi, cân nặng – 20 tuổi và chiều
cao đứng – 22 tuổi); kém hơn ở các chỉ tiêu ở nam (chiều cao đứng – 19 tuổi,
độ dẻo – 20 tuổi, sức bền chung – 19 và 20 tuổi, BMI và chức năng tim – 21
và 22 tuổi), nữ (độ dẻo – 19 tuổi, BMI – 19, 21 và 22 tuổi, chức năng tim – 21
và 22 tuổi, cân nặng và khéo léo 10m – 22 tuổi).
Thực trạng thể chất sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh so với một số
nước cho thấy: chiều cao đứng và cân nặng ở nam và nữ đều kém hơn thanh
niên Quảng Tây (Trung Quốc) – 1995; chỉ số BMI xếp loại bình thường theo
phân loại của tổ chức Y tế thế giới; chỉ tiêu công năng tim (HW) xếp loại kém
theo bảng phân loại của Ruffier; sức mạnh chân kém hơn thanh niên
Singapore – 19 tuổi, còn ở tố chất khéo léo thì tốt hơn ở nam và kém hơn ở

17



nữ; sức mạnh chân và sức bền của sinh viên TP. Hồ Chí Minh đều kém hơn
thanh niên Nhật Bản 20 – 24 tuổi.
4.2. Đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá thể chất sinh viên từ 19 – 22
tuổi tại TP. Hồ Chí Minh gồm: bảng điểm, bảng phân loại và công thức tính
tổng điểm. Qua kiểm đònh tiêu chuẩn cho thấy, thang điểm và thang phân loại
đủ độ tin cậy để đánh giá thể chất sinh viên từ 19 – 22 tuổi tại TP. Hồ Chí
Minh.

18


“Con người sẽ không bao giờ thỏa mãn với những cái mà thiên nhiên
ban cho mình. Sự can thiệp tích cực sẽ là cần thiết, con người đã thay đổi được
giống các động vật và thực vật thì cũng sẽ thay đổi được chính bản thân mình
để làm cho nó hài hòa hơn” (ILIAMETNHICOP).
Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng Chủ nghiã xã hội, là chủ
thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hóa, chủ thể
để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái. Như vậy con người cần được phát
triển toàn diện, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần và trong sáng về đạo đức [40].
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi cá nhân, xã hội, vì đó chính là
hành trang để đi vào cuộc sống. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách
nhiệm, là nghóa vụ của mỗi người dân và toàn xã hội, vì thế đây là vấn đề
quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát huy nhân tố con người ở nước ta.
Sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng
kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một
thiên niên kỷ mới, trong đó nền kinh tế tri thức là chủ đạo, những thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang được ứng dụng một cách triệt

để vào tất cả các lónh vực của đời sống. Vì vậy vai trò sức khỏe của con người
lại càng quan trọng. Hòa cùng với xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã và
đang bước vào thời kỳ mới, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước đặt ra những yêu cầu gay gắt về phát triển nguồn nhân lực. Toàn Đảng,
toàn dân ta đang ra sức bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để nhanh
chóng hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được
điều đó hơn bao giờ hết cần phải có những con người khỏe mạnh, phát triển

19


toàn diện về thể chất và tinh thần. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của việc phát triển thể chất trong sự nghiệp xây dựng con người mới Xã hội
chủ nghóa, Nghò quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII
nêu rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát
triển giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự
phát triển nhanh chóng và bền vững” [46].
Đảng ta khẳng đònh con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển của xã hội. “Chiến lược con người” là một trong những chiến lược quan
trọng của Đảng và nhà nước ta. Nhận thức đó có ý nghóa quan trọng về lý luận
và thực tiễn thể hiện tính nhân bản trong chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước ta. Sự phát triển kinh tế đặt con người vào vò trí trung tâm. Thống
nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Mục tiêu của chính
sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế đều nhằm phát huy sức
mạnh nhân tố con người và vì con người. Đảng ta đã khẳng đònh: “Nguồn
nhân lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam”
[50].
Để thực hiện được mục tiêu đề ra Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt
quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân
lực. Bằng những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với sự đi

lên của nền kinh tế đất nước, thể lực và tầm vóc người Việt Nam có những
bước phát triển khá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với các tiêu
chuẩn của quốc tế, thể lực và tầm vóc người Việt Nam còn thua kém nhiều
nước trong khu vực. Tình trạng này nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

20


Sinh viên các trường đại học, cao đẳng là lực lượng lao động trí thức
trong tương lai gần của đất nước. Lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong
sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trình độ phát
triển thể chất của đối tựơng này không chỉ là vấn đề nòi giống mà còn là vấn
đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng lao động quan trọng. Vì vậy trong nhiều
năm qua, chăm lo chuẩn bò thể chất cho toàn dân nói chung và cho đối tượng
này nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta. Sự quan tâm đó thể hiện trên chủ trương đường lối và cả trên các
biện pháp thực tế. Chuẩn bò thể chất cho đối tượng này là trách nhiệm của
toàn xã hội, trong đó hai ngành thể dục thể thao và Giáo dục đào tạo đóng vai
trò trực tiếp quan trọng.
Điều có ý nghóa quan trọng đối với sự chuẩn bò thể chất cho bất kỳ đối
tượng nào là có đầy đủ thông tin về thực trạng thể chất của đối tượng đó. Vì
đó chính là cơ sở khoa học của mọi biện pháp tác động nhằm phát triển thể
chất. Do tính chất và tầm quan trọng nêu trên, sau ngày thống nhất đất nước
(1975) ở nước ta các nhà khoa học đã có một số công trình nghiên cứu với
mục đích thu thập những thông tin về thực trạng thể chất, sức khỏe và thể lực
cho sinh viên như: Vũ Đức Thu và cộng sự năm 1989 – lê Văn Lẫm, Vũ Đức
Thu, Nguyễn Trọng hải, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Thái Sinh, Đỗ Vónh và cộng sự
. . . Năm 2000 - 2002, trong chương trình điều tra thể chất người Việt Nam từ 6
đến 60 tuổi của Viện khoa học thể dục thể thao vấn đề này đã được nghiên

cứu một cách khá quy mô. Tuy nhiên, với quy mô quốc gia nên nghiên cứu
này không đi sâu phân tích từng vùng, từng đối tượng, trong đó có đối tượng

21


mà chúng tôi quan tâm là sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh.
Để góp phần phát triển nguồn nhân lực quan trọng này, chúng ta cần có
một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá về trí lực, tâm lực và thể lực. Do đó, tiêu
chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên là căn cứ quan trọng sẽ đònh hướng cho
sinh viên trong việc rèn luyện thể chất. Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh
chưa có một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên các trường
đại học và cao đẳng. Từ đó, việc xác đònh các nội dung và xây dựng tiêu
chuẩn đánh giá một cách khoa học phù hợp với tình hình thực tế ở Thành phố
Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết. Với tầm quan trọng trên chúng tôi
thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên 19 –
22 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm phát hiện và cung cấp những thông tin về
thực trạng thể chất đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh
viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để thực hiện mục tiêu trên đề tài giải quyết hai nội dung sau:
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên (19 – 22 tuổi) tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung 2: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh viên (19 –
22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xây dựng hệ thống nội dung và tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho sinh
viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.


22


- Kiểm đònh tính hợp lý của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thể chất cho
sinh viên (19 – 22 tuổi) tại Thành phố Hồ Chí Minh.

23


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN
1.1.1 Các khái niệm
Thể chất
Theo Nôvicốp A.Đ, Matveep L.P: “Thể chất là thuật ngữ chỉ chất lượng
của cơ thể con người. Đó là những đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ
thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau
theo qui luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển đo bẩm sinh di
truyền và những điều kiện sống tác động” [47, tr 10], [59, tr 28].
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn: “Thể chất chỉ chất lượng thân thể
con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn đònh về hình thái và chức năng
của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện
sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện)” [60, tr 18]. Các tác giả cho rằng: thể
chất bao gồm hình thái (thể hình), chức năng và năng lực vận động.
Hình thái là cấu trúc, hình dáng bên ngoài của cơ thể. Trong Thể dục
thể thao có khoảng 50 chỉ số hình thái được nghiên cứu (những chỉ số hình thái
thông dụng như: chiều cao đứng, chiều cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng
đùi, vòng bụng, vòng cánh tay…).
Chức năng là khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan trong cơ
thể: thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, vận động …
Năng lực vận động bao gồm thể lực và các kỹ năng vận động cơ bản

như đi, chạy, nhảy…
Phát triển thể chất

24


×