Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện EA HLEO, tỉnh đăk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.54 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DƯƠNG THỊ HẢI YẾN

PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : TS. Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Dương Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1


2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
5. Bố cục đề tài.......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU.......... 8
1.1. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU ........................................... 8
1.1.1. Đặc điểm của cây cao su ................................................................. 8
1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế của cây cao su........................................ 10
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển cây cao su.......................................... 14
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN ........................ 15
1.2.1. Gia tăng diện tích, sản lượng cây cao su....................................... 15
1.2.2. Gia tăng nguồn lực sản xuất cây cao su........................................ 16
1.2.3. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch, chế biến,
tiêu thụ sản phẩm cao su ......................................................................... 19
1.2.4. Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất cao su ................................. 20
1.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cây cao su ........................ 22
1.2.6. Gia tăng hiệu quả của cây cao su .................................................. 22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU .. 25
1.3.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 25
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 28
1.3.3. Các chính sách của nhà nước đối với phát triển cây cao su.......... 30


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN EA H’LEO, TỈNH ĐẮK LẮK ............................................ 34
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN EA H’LEO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU...................................... 34
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên .................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ......................................................... 41

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU Ở HUYỆN EA H’LEO.. 48
2.2.1. Diện tích, sản lượng và năng suất của cây cao su......................... 48
2.2.2. Thực trạng nguồn lực trong sản xuất cao su ................................. 51
2.2.3. Thực trạng ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, thu hoạch và công
nghệ chế biến........................................................................................... 55
2.2.4. Tổ chức sản xuất cây cao su.......................................................... 58
2.2.5. Tình hình tiêu thụ cao su............................................................... 59
2.2.6. Hiệu quả kinh tế của cây cao su.................................................... 62
2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN
CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO ................................. 66
2.3.1. Những thành công ......................................................................... 66
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 67
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN EA H’LEO .................................................................... 71
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................. 71
3.1.1. Dự báo về tình hình thị trường và nhu cầu sản phẩm cây cao su . 73
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển cây cao su trên địa bàn huyện75
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
EA H’LEO....................................................................................................... 79
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch diện tích trồng cao su................................ 79


3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn lực...................................................... 81
3.2.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới.............................. 84
3.2.4. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cao su ......................... 86
3.2.5. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ......................................... 87
3.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả của cây cao su................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

ANRPC

Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên

2

BNN

Bộ Nông nghiệp

3

BTC

Bộ Tài chính

4


CNH

Công nghiệp hóa

6

CP

Chính phủ

7

GO

Gross Output

8

HCSH

Hữu cơ sinh học

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10


HTX

Hợp tác xã

11

IC

chi phí trung gian

12

KD

Kinh doanh

13

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

14

KTCB

Kiến thiết cơ bản

15


NQ

Nghị quyết

16

PTNT

Phát triển Nông thôn

17

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

18

SX

Sản xuất

19

SXKD

Sản xuất kinh doanh

20


TC

Tổng chi phí sản xuất

21

TK

Thời kỳ

22

TT

Thông tư

23

VA

Giá trị gia tăng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1


Thực trạng và cơ cấu sử dụng đất huyện Ea H’leo năm
2014

Trang

36

2.2

Chất lượng đất huyện Ea H’leo năm 2014

38

2.3

Tình hình dân số huyện Ea H’leo thời gian qua

42

2.4

Tình hình lao động huyện Ea H’leo

42

2.5

Tăng trưởng GTSX huyện Ea H’leo thời gian qua


44

2.6

Cơ cấu kinh tế huyện Ea H’leo thời gian qua

45

2.7
2.8
2.9

Diện tích cây cao su của huyện Ea H’leo giai đoạn 2010 –
2014
Diện tích cao su tại các xã, thị trấn của huyện năm 2014
Diện tích có khả năng chuyển đổi sang trồng cao su của
huyện năm 2014

48
49
50

2.10

Diện tích, năng suất và sản lượng cao su huyện Ea H’leo

50

2.11


Tình hình sử dụng đất đai huyện Ea H’leo thời gian qua

51

2.12

Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp huyện thời gian
qua

52

2.13

Tình hình vốn vay tín dụng của nông dân huyện Ea H’leo

54

2.14

Phân bố diện tích theo các giống cao su ở các xã

55

2.15

Số lượng phân bón sử dụng bình quân/ha qua các năm

56

2.16


Chi phí bình quân 01 ha thời kỳ kiến thiết cơ bản

62

2.17
2.18

Chi phí bình quân sản xuất 01 ha cao su giai đoạn kinh
doanh
Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su bình quân/01ha

64
65


3.1
3.2

3.3

Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo vùng
Diện tích quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2014 - 2020
Quy hoạch các cụm xã chế biến mủ cao su huyện giai
đoạn 2014 – 2020

74
76


77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây cao su tên gọi là Hevea brasiliensis có nguồn gốc tại khu vực rừng
mưa Amazon ở Nam Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích
đạo. Cây Cao su được nhập vào nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao
su ở Việt Nam đã trở thành cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao [18]. Sản
phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng làm nguyên liệu chủ yếu
cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của cây cao su như
hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng mộc
phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu ..., cây cao su còn có vị trí quan trọng
trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái. Khi trồng cao su sẽ tạo công ăn
việc làm lâu dài cho người lao động, góp phần thay đổi tập quán canh tác,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn. Bên cạnh đó,
rừng cao su còn giúp ích cho an ninh và quốc phòng.
Theo các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao
su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để
trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới. Theo ANRPC,
năm 2014, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt trên 01 triệu tấn, tăng
20,8% so với năm 2013. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tự
nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã leo từ vị
trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên
hàng đầu thế giới [22].
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực Tây Nguyên, có nhiều
tiềm năng để phát triển nông nghiệp, trong đó phát triển sản xuất cây cao su

được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Hiện Đắk Lắk
là địa phương có diện tích cao su lớn thứ ba trong khu vực tây nguyên, đứng


2

sau Gia Lai và Kontum. Sự phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã
góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, giải
quyết việc làm cho một lượng lớn lao động địa phương, góp phần vào công
tác xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Huyện Ea H’leo nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, là miền đất trung cao
nguyên, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí
hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, thời tiết mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rệt :
mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4. Điều kiện khí hậu ở huyện Ea H’leo rất thuận lợi cho việc phát
triển các sản phẩm nông nghiệp cây nông nghiệp lâu năm như cao su, tiêu, cà
phê…. Huyện đang vươn lên trở thành một trong những địa phương nằm
trong top đầu của tỉnh về phát triển kinh tế.
Với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, điều kiện thổ nhưỡng
phù hợp và cùng với chủ trương của tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo xác định
phát triển cây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Diện tích trồng
cao su toàn huyện đã tăng từ 6.642 ha năm 2009 lên đến 14.148 ha trong năm
2014. Tuy đã đạt được một số thắng lợi bước đầu quan trọng trong việc mở
rộng diện tích trồng cao su trên địa bàn, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế
làm ảnh hưởng đến việc phát triển cây cao su không đạt được hiệu quả kinh tế
cao như mong muốn, xuất phát từ thực tế địa phương và nhận thức được tầm
quan trọng trong việc phát triển cao su trên địa bàn huyện, tôi quyết định chọn
đề tài nghiên cứu “ Phát triển cây cao su ở huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản xuất cây cao su.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả phát triển sản
xuất cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo.


3

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn
huyện Ea H’leo trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những lý luận và thực tiễn liên quan đến việc
phát triển cao su.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Huyện Ea H’leo, Tỉnh Đắk Lắk
+ Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây cao
su chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2010-2014, định hướng đến năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó.
- Phương pháp thống kê kinh tế: dựa vào số liệu thống kê để phân tích, làm
rõ những vấn đề có tính quy luật, đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp các nguồn số liệu thứ cấp được thu
thập từ chính quyền và các ban ngành địa phương có liên quan như phòng
nông nghiệp, phòng tài nguyên môi trường, phòng thống kê và các thông tin
qua các loại sách báo, mạng Internet.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành
ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây công nghiệp dài ngày.
- Chương 2: Thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea
H’leo, tỉnh Đắk Lắk.

- Chương 3: Giải pháp phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ea H’leo,
tỉnh Đắk Lắk.


4

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cao su là cây công nghiệp chủ lực, một trong mười mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của nước ta hiện nay. Vì vậy trong giai đoạn tới khi nước ta phấn đấu
trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành cao su cũng cần phải
phát triển xứng tầm trở thành ngành mũi nhọn. Yêu cầu đó đặt ra trong điều
kiện nền kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh hết sức gay gắt, hội nhập khu
vực và thế giới ngày càng mở rộng, làm nảy sinh nhiều khó khăn và thách
thức, đòi hỏi phải khắc phục những khuyết tật của kinh tế quốc doanh nói
chung và kinh hộ, tiểu nông nói riêng (với sản xuất mủ cao su).
Phát triển cây cao su được các nhà nghiên cứu Việt Nam và các nước
trên thế giới rất quan tâm. Tác giả Trần Đức Viên thuộc trường Đại học Nông
nghiệp Hà nội đã có bài viết về: “Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu
về tình hình sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam và thị trường cao su
trong nước và quốc tế, những chính sách hiện hành có liên quan đến ngành
cao su Việt Nam và cũng đã đề ra một số kiến nghị đối với địa phương nhằm
phát triển bền vững ngành cao su: các địa phương cần có chính sách phù hợp
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư công nghệ, nâng
cao giá trị gia tăng của các sản phẩm cao su; khuyến cáo các đơn vị sản xuất
trồng cao su, nhất là các nông hộ nhỏ trồng cao su dạng tiểu điền không phát
triển tự phát( trồng) cây cao su mà nên theo qui hoạch vùng sản xuất của địa
phương.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, việc sản xuất đòi hỏi kỹ thuật
khá cao. Do đó để phát triển tốt cần phải chú trọng đến quy trình kỹ thuật

trồng và chăm sóc. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung đến các giải pháp kỹ
thuật, trong đó, điển hình có nhóm biên soạn của Tập đoàn công nghiệp Cao
su Việt Nam và Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã cho ban hành tài liệu về


5

“Quy trình kỹ thuật cao su 2012”. Các điều khoản của quy trình được xây
dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu và thành tựu hiệu quả nhất có từ
trong nước cũng như kế thừa kết quả sản xuất từ trước đến nay. Việc ban
hành quy trình kỹ thuật này đã mang lại hiệu quả nâng cao năng suất, chất
lượng và diện tích vườn cây cho ngành cao su trong nước nói chung và khu
vực Tây nguyên nói riêng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước đối với việc phát triển cao
su ở Việt Nam, trước tiên có thể kể đến luận văn Thạc sĩ như: Nguyễn Văn
Dũng (2011), “ Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Đức Cơ tỉnh Gia lai”
nhận định việc đẩy mạnh phát triển cao su theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là bước đi tất yếu. Vai trò của ngành cao su đối với sự nghiệp tăng
trưởng kinh tế - xã hội rất lớn. Nó không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà
còn góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn dân cư vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc tại địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn
định an ninh chính trị, trật tự xã hội và là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ
lớn cho ngân sách.
Trong luận văn “Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum”
của tác giả Phan Đình Thái đã hệ thống hóa được những lý luận về phát triển
sản xuất cây cao su; phân tích và đánh giá được thực trạng và kết quả, hiệu
quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn huyện và đề xuất giải phát nhằm
phát triển sản xuất cao su trên địa bàn. Bên cạnh đó tác giả đã nêu bật được
những khó khăn trong việc phát triển cao su trên đại bàn huyện Sa Thầy như
giá cả vật tư và phân bón biến động đã gây ảnh hưởng đến các hộ sản xuất có

quy mô nguồn lực vốn hạn chế, ngoài ra việc thiếu lao động thường xãy ra
đặc biệt là trong thời vụ thu hoạch đã làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc và
thu hoạch.


6

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Thanh “Thực trạng và giải pháp phát
triển cây cao su theo mô hình kinh tế trang trại tại huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình” tác giả đưa ra được những nhóm hạn chế của quá trình phát
triển sản xuất như: Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún;
chất lượng mủ cao su chưa cao; quy hoạch tổng quan phát triển diện tích
trồng cao su chưa hiệu quả; cơ sở vật chất còn hạn chế; kiến thức và ý thức
của người dân còn thấp.
Ngoài ra còn có các bài nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí như:
Nguyễn Tiến Đạt (2011), “Báo cáo phân tích triển vọng ngành cao su tự
nhiên”; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (2013), “Báo cáo ngành hàng
cao su năm 2013”; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2014), “Báo cáo
thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2014 và triển vọng năm 2015”.
Ngành cao su tại địa phương vẫn chưa sử dụng các lợi thế phát triển
ngành một cách hiệu quả (như các vấn đề về sử dụng đất đai quy hoạch cho
phát triển cao su chưa được quan tâm đúng mức, các nông hộ vẫn phát triển
theo hình thức tự phát, chưa có định hướng của địa phương, vấn đề sử dụng
lao động…). Các hộ nông dân luôn ở trong vòng lẫn quẩn “trồng – chặt –
trồng” vì chạy theo các loại cây trồng khi giá tăng mạnh, đến kỳ thu hoạch mà
giá rớt thì họ lại chặt bỏ và trồng cây khác có giá trị cao tại thời điểm đó. Việc
tuyên truyền, hướng dẫn và cả giám sát là rất cần thiết cho địa phương trong
việc phát triển cây trồng mũi nhọn của huyện, tránh những thiệt hại cho kinh
tế của nông hộ nói riêng và của địa phương nói chung.
Từ những tài liệu nghiên cứu trên, ta có thể thấy việc phát triển bền vững

ngành cao su tại địa phương không thể đạt hiệu quả cao nếu như: (i) không
đánh giá được thực trạng sản xuất cao su tại đia phương một cách chính xác;
(ii) không đưa ra được định hướng phát triển cao su cho phù hợp với địa
phương mình và phù hợp với quy hoạch phát triển cao su của tỉnh; (iii) không


7

có các giải pháp về nguồn lực, ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, vốn...một cách kịp thời.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU
1.1. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU
1.1.1 Đặc điểm của cây cao su
a. Đặc điểm sinh học
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon
sau đó được nhân rộng ra nhiều nơi trên thế giới. Thông thường cây cao su có
chiều dài khoảng 20-25 mét, rễ ăn sâu để giữ vững cây, hấp thu chất dinh
dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn, lá thuộc dạng lá kép, mỗi
năm rụng lá một lần. Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, cần mưa nhiều
nhưng không chịu được sự úng nước và gió bão. Cây cao su có thể chịu nắng
hạn khoảng 3 – 4 tháng, tuy nhiên năng suất mủ thời kỳ này sẽ giảm. Trong
sản xuất người ta trồng cây cao su với mật độ 400 – 571 cây/ha, chu kỳ sống
từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (TK KTCB)

Là khoảng thời gian 7 năm tính từ khi trồng cây, đây là thời gian nhà
nông chỉ đầu tư chứ không thu lợi nhuận, vì thế cần tìm cách rút ngắn giai
đoạn này là hướng quan trọng trong sản xuất cao su hiện nay. Đây là khoảng
thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1 m.
Tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của
vùng duyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến từ 7 – 8 năm. Tuy
nhiên với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống
và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến
1 năm.
Cây cao su 1 đến 3 năm tuổi người nông dân cần có kế hoạch trồng xen
các loại cây ngắn ngày để góp phần tăng thêm thu nhập, đồng thời có tác dụng
giữ đất. Tùy theo chân đất nguồn vốn mà chọn loại cây trồng xen cho phù


9

hợp. Bên cạnh đó, để rút ngắn giai đoạn này cần phải tiến hành chăm sóc
ngay từ đầu đặc biệt là khâu bón phân và làm cỏ. Nếu thiêu dinh dưỡng trong
giai đoạn thì giai đoạn kinh doanh sinh trưởng kém, lượng mủ thấp. Hơn thế
nữa việc bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng của cây khi cây bước vào giai đoạn kinh
doanh thường không mang lại hiệu quả cao và tốn kém hơn nhiều.
- Thời kỳ kinh doanh (TKKD)
Đây là thời kỳ dài nhất tính từ khi cây bắt đầu khai thác mủ cho đến khi
cây thanh lý. Căn cứ vào khả năng cho mủ người ta chia làm 3 thời kỳ:
+ Thời kỳ khai thác cao su non
Thời kỳ này kéo dài từ 10 đến 12 năm, cây phát triển mạnh về số lượng
cành nhánh, chu vi thân, độ dày vỏ và sản lượng mủ tiếp tục tăng. Vỏ ở thời
kỳ này mỏng, mềm đang tăng trưởng mạnh nên việc cạo mủ phải có tay nghề
cao tránh cạo phạm vào gỗ. Vườn cao su thời kỳ này thường âm u ẩm thấp là
môi trường thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển mạnh thành dịch đặc biệt

là bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa. Trong giai đoạn này cần cung cấp
dinh dường đầy đủ để tăng lượng mủ. Dùng phân HCSH HUMIX chuyên
dùng cho cao su.
+ Thời kỳ cao su khai thác trung niên
Khi năng suất không còn tăng nhiều nữa và giữ vững mức năng suất đó thì
cao su bước vào thời kỳ khai thác trung niên. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai
thác trước đó, khai thác hiện tại và giống mà thời kỳ này dài hay ngắn. Nếu
trong các thời kỳ trước không được chăm sóc tốt thì bước vào thời kỳ này chỉ
duy trì năng suất cao trong 1 thời gian ngắn và sau đó giảm năng suất. Bên
cạnh đó khai thác giai đoạn trước thái quá và cạo phạm cũng gay trở ngại lớn.
+ Thời kỳ khai thác cao su già
Khi năng suất mủ giảm mạnh và không có cách nào phục hồi được thì
lúc đó cây đã bước vào thời kỳ khai thác cao su già. Lúc nào vườn cây rất


10

mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa.
b. Đặc điểm tính mủ của cây cao su
- Mủ tờ xông khói: Có tên thương mại là RSS từ RSS1 đến RSS6 tùy
theo chất lượng mủ, đây là loại mủ được sản xuất nhiều nhất (trên 40% tổng
sản lượng). Đây là loại mủ đặc trưng của các vườn cây tiểu điền, mủ tơ xông
khói chế biến đơn giản như sử dụng nguyên liệu củi để xông.
- Mủ khối (TSR): với tên thương mai theo định chuẩn từng nước như SỈ,
SMR, TTR, CSV… chiếm từ 30 – 40% sản lượng. Mủ khối được sản xuất từ
mủ nước sẽ cho ra các chủng loại có chất lượng cao như CV, L, 5L, chủ yếu
do các đại điền sản xuất (chỉ chiếm 15 – 20%). Các tiểu điền cung cấp loại mủ
đã được đánh đông sẽ sản xuất các chủng loại STR 20 có chất lượng tương
đương RSS 3,4,5… Do các vườn cây trên thế giới là vườn cây tiểu điền, mủ
đưa đến các nhà máy thường là mủ đã đánh đông nên phần lớn mủ khối là mủ

có tiêu chuẩn trung bình chiếm đến 80% sản lượng mủ khối sản xuất ra trừ
Việt Nam, Trung Quốc, Sri Lanka. Đây là loại sản phẩm chiếm tỷ lệ cao trong
cơ cấu sản phẩm của ngành cao su Việt Nam (khoảng 78%).
- Mủ ly tâm là mủ ở dạng lỏng, thường có DRC (hàm lượng chất khô) từ
60 – 70%, được sử dụng để làm các sản phẩm nhúng như nệm, gang tay,
condom… Loại mủ này các tiêu chuẩn kỹ thuật khá gắt gao và có thể chế biến
từ mủ chưa đánh đông và một số giống nhất định, mủ ly tâm được sản xuất
khoảng 10% tổng sản lượng.
1.1.2. Vai trò và giá trị kinh tế của cây cao su
a. Vai trò của cây cao su
- Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, khí hậu
Theo số liệu thống kê tổng hợp diện tích đất theo vùng sinh thái thì diện
tích đất trống, đồi núi trọc có thể sử dụng để phát triển cây cao su ở nước ta
có thể lên đến 600.000 ha. Nếu tính cả quỹ đất do Bộ Lâm nghiệp quản lý,


11

ước tính lên đến 50% hiện trạng không có rừng và một số diện tích đang trồng
cây ngắn ngày kém hiệu quả thì diện tích này phát triển cao su lên đến
1.200.000 ha. Như vậy, phát triển cây cao su sẽ giúp khai thác triệt để nguồn
tài nguyên đất đai.
Ngoài ra, một số vùng mà đất không những chưa được khai thác mà
ngày càng bị hủy hoại bởi con người và điều kiện, tự nhiên, khí hậu. Sự phân
bố lượng mưa không đều trong năm kết hợp với độ dốc khiến tình trạng thiếu
nước trong mùa khô của các khu vực này rất trầm trọng. Trong tình hình đó,
các loại cây dài ngày có khả năng chịu hạn được xem là các cây trồng chủ lực
trong việc khai thác đất đai. Cây cao su đáp ứng được mục tiêu trên ngoài yếu
tố tăng độ che phủ nó còn là cây cây trồng cho hiệu quả cao về mặt kinh tế. Ở
khu vực Tây Nguyên với vùng đất chủ yếu là đất đỏ bazan, là loại đất được

đánh giá là giàu chất dinh dưỡng và thích hợp với nhiều loại cây trồng chưa
được sử dụng hiệu quả, thì với chiến lược phát triển ngành cao su sẽ có thể
khai thác triệt để nguồn tài nguyên quý giá này.
- Đóng góp cho phát triển đời sống xã hội, bảo vệ môi trường và an
ninh quốc phòng
Cây cao su với hình thức phát triển có tổ chức luôn hình thành cùng với
vườn cây các khu dân cư tập trung tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc đầu
tư các công trình phúc lợi công cộng. Góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế
tiến bộ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong
nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây
dựng nền nông nghiệp bền vững. Việc phát triển cao su còn kéo theo sự phát
triển cơ sở hạ tầng gồm hệ thống đường, điện, nước. Những yếu tố này sẽ
giúp người dân nâng cao dân trí, tăng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trong khu
vực. Điều này đã được minh chứng qua việc phát triển của các công ty cao su
trong khu vực. Ở nước ta, trong những năm gần đây cây cao su đã đem đến


12

thu nhập cao cho người công nhân và giải quyết công ăn việc làm cho hàng
ngàn lao động trong đó phần đông là lao động người dân tộc góp phần nâng
cao điều kiện sống cho người dân.
Cây cao su có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, rừng cao su có
độ che phủ lớn và nếu trồng theo đúng kỹ thuật có tác dụng chống xói mòn
đất rất tốt, chống lũ lụt, làm tốt đất và làm sạch không khí, cải thiện môi
trường, mở ra hướng mới phát triển du lịch sinh thái. Nhờ yếu tố không cần
tưới nước nên nó rất thích hợp cho việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đẩy
mạnh phát triển cây cao su là nhằm tăng diện tích và tăng độ che phủ của
rừng nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn. Song song đó, việc hình thành các khu
dân cư dọc biên giới, cây cao su có khả năng tạo nên tuyến phòng thủ hữu

hiệu dọc biên giới.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác
Để hình thành một vùng chuyên canh cao su cần có sự đóng góp của hầu
hết các ngành kinh tế như vận tải, hàng hóa, cơ khí sửa chữa, thi công xây
lắp,thông tin liên lạc sản xuất… Bản thân trong một công ty trồng và khai
thác cao su cũng được tổ chức với nhiều loại hình sản xuất như nông trường
phụ trách ( trồng mới, chăm sóc, khai thác), các nhà máy chế biến phụ trách
khâu công nghiệp, các xí nghiệp dịch vụ đảm nhiệm các công việc cung ứng
vật tư, xây dựng và công tác khác. Phát triển cao su sẽ phát triển hệ thống
giao thông và hệ thống điện trong khu vực, yếu tố này là động lực để phát
triển các ngành khác. Ngoài ra, ngành cao su còn đi kèm với các ngành hỗ trợ
như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp
cao su, ngành nông nghiệp khác (phát triển cây cà phê, chăn nuôi bò…)
b. Giá trị kinh tế của cây cao su
Cây cao su là là loại cây đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Mủ cao su
thiên nhiên là nguyên liệu độc quyền trong thời gian đầu của thế kỷ XX, sau


13

chiến tranh thế giới thứ II sự xuất hiện cao su nhân tạo làm từ dầu mỏ, cao su
thiên nhiên bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỷ. Do cao su là sản phẩm
quan trọng của nhiều ngành công nghiệp nên giá mủ cao su luôn ổn định
trong thời gian dài. Những năm gần đây cùng với thị trường Trung Quốc rộng
lớn nhập khẩu cao su Việt Nam trên 70% kế đến là thị trường Nga, Hàn Quốc,
EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; cũng như chất lượng mủ càng ngày càng
được cải tiến nên giá cao su xuất khẩu bình quân 2.054 USD/tấn đã đem lại
nhiều lợi ích thiết thực cho đất nước tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 thế giới về sản lượng xuất khẩu cao su
thiên nhiên. Sản lượng cao su của Việt Nam được xuất khẩu ra 39 nước trên thế

giới, trong đó, Trung Quốc chiếm 60%. Sản lượng khai thác và xuất khẩu cao
su của Việt Nam năm 2010 tăng từ 10-15% so với năm 2009, với mức tiêu thụ
cao su thiên nhiên đạt khoảng 10,43 triệu tấn, tăng 8% so năm 2009.
Theo các doanh nghiệp trong ngành cao su, liên tục nhiều năm trở lại
đây, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã tăng mạnh nhờ sản lượng khai thác
ngày càng tăng và giá cao su thế giới tăng đột biến.
Hoạt động xuất khẩu mủ cao su được diễn ra chủ yếu ở các cửa khẩu
biên giới phía Bắc, đặc biệt ở Móng Cái (Quảng Ninh) hết sức sôi động. Các
thương nhân Trung Quốc gom hàng với số lượng lớn và hình thức buôn bán
tiểu ngạch vẫn phổ biến. Tính đến hết tháng 5/2013, tổng lượng cao su thiên
nhiên xuất khẩu đạt 292 ngàn tấn, trị giá 760 tỷ đô la, tăng 530 tỷ đô la so với
5/2010 và 766 tỷ đô la so với 5/2009.
Nhờ vào sự tăng giá cao su trong thời gian qua, ngành cao su Việt Nam
đã thiết lập nhiều kỷ lục, đặc biệt về kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2010,
theo Hiệp hội cao su Việt Nam, tổng khối lượng cao su xuất khẩu đạt 780.000
tấn (tăng trưởng 8.03%), kim ngạch xuất khẩu đạt USD 2,39 tỷ (tăng trưởng
10,75%).


14

1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển cây cao su
Cao su loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, cây
cao su phát triển mạnh ở phía Nam và hiện đang được phát triển ra phía các
tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Trong những năm gần đây, mủ
cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế
biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu
nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất
khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Vì thế, ngoài

việc tận dụng những diện tích đất cằn cỗi, quá trình trồng, chăm sóc, khai thác
đối với cây cao su là một quá trình đem đến nhiều lợi ích cho người dân sống
trong vùng trồng, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ việc
trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Có thể thấy
những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Nam Bộ, Tây Nguyên,
khi mà trước đây nhiều diện tích đồi núi trọc nay đã được phủ bởi một màu
xanh bạt ngàn của cây cao su. Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân
trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với
đồng lương ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao
su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây
cao su.
Việc phát triển các nông trường cao su, nhà máy chế biến mủ cao su đã
thúc đẩy việc hình thành hàng loạt các thị trấn, thị tứ (trung tâm kinh tế - xã
hội) tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồi núi khó khăn qua đó đã góp phần xoá
đói, giảm nghèo, điều hoà dân cư trên phạm vi cả nước, thúc đẩy quá trình
định canh định cư các dân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương.
Các rừng cây cao su có khả năng chống xói mòn bảo vệ đất, việc trồng


15

cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo cân bằng về mặt sinh
thái, góp phần tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một vùng có vị trí
chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng, huyện Ea H’leo là nơi
có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, là nơi mà các thế lực thù đich lợi dụng
để xuyên tạc, kích động dân chúng gây mất ổn định về chính trị và an ninh
quốc phòng. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cao su ở địa bàn huyện Ea H’leo
còn mang ý nghĩa giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc địa phương, ngăn

chặn nạn chặt phá rừng trái phép và đảm bảo an ninh quốc phòng, chống các
hiện tượng truyền đạo kích động đồng bào bạo loạn.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN
Phát triển kinh tế là quá trình gia tăng về mọi mặt của nền kinh tế. Nó
thể hiện sự tăng trưởng, cũng như hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế,
chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế phản ánh sự vận động, tăng trưởng
của nền kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Từ những cơ sở lý luận về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển cây cao
su là sự gia tăng về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu
chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Phát triển cao su bao hàm cả
sự biến đổi về số lượng và chất lượng, với các nội dung cụ thể như sau:
1.2.1. Gia tăng diện tích, sản lượng cây cao su
Việc phát triển cây cao su cần chú trọng đến quá trình tăng trưởng về sản
lượng mủ cao su được sản xuất ra. Nó phản ánh năng lực và quy mô sản xuất
cao su của một địa phương. Sản lượng gia tăng nhờ sự góp phần của việc gia
tăng không gian sản xuất, nguồn lực huy động vào và năng suất cây cao su thể
hiện xu hướng tăng năng lực sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.
Sự gia tăng quy mô sản xuất cao su thể hiện ở quy mô diện tích trồng
cây cao su cũng như số lượng, quy mô các nhà sản xuất cao su và mức sản


16

lượng sản xuất cao su cũng như giá trị sản lượng. Việc gia tăng diện tích sản
xuất cao su phụ thuộc vào giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất giảm dần
theo quy mô. Phát triển số lượng chỉ có tính chất nhất thời nhằm khai thác
tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố sản xuất sẵn có vì các yếu tố này
không phải là vô tận. Do đó cần phải chú trọng hơn tới phát triển về chiều sâu
tức là tập trung vào việc tăng năng suất cây trồng.
Năng suất cây cao su phản ánh sản lượng cao su trên mỗi đơn vị diện

tích gieo trồng. Năng suất cây cao su chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như
chất lượng đất, thời tiết, giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu hoạch.
Sự phát triển về sản lượng trong sản xuất cao su là việc làm gia tăng khối
lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng
sản lượng hàng hóa cao su...
Tiêu chí đánh giá
-

Diện tích cây cao su, cơ cấu diện tích cao su;

-

Năng suất và mức tăng năng suất cao su (năng suất cây trồng, năng suất đất);

-

Sản lượng mủ cao su;

1.2.2. Gia tăng nguồn lực sản xuất cây cao su
- Đất đai: Đất đai là một trong những yếu tố có tính quyết định ảnh
hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế của vườn cây. Đất đai là nguồn tài
nguyên quý giá, vô cùng quan trọng nhưng ngày càng bị thu hẹp do đô thị
hóa, chất lượng đất đai ngày càng bị giảm sút. Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng
của nước ta tương đối dồi dào là tiềm năng lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế, tạo việc làm và trên cơ sở khai thác nguồn đất hoang, đất trống đồi
núi trọc thông qua khai hoang và phục hóa.
Đối với sản xuất cây cao su, đất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp
đến năng suất cũng như chất lượng cây cao su. Đất đai là yếu tố sản xuất
không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất phát



17

triển cây cao su nói riêng, là mối quan tâm hàng đầu đối với người trồng cây
cao su. Nói đến sản xuất phát triển cây cao su không thể không nói đến đất
đai. Sản xuất phát triển cây cao su phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay
ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
và tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất cây cao su.
Cây cao su có thể sống trên các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm,
thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp dưới 200m. Càng lên
cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi
cho cây cao su phát triển. Ở Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 600m.
- Số lượng, trình độ người lao động
Lao động là yếu tố đầu vào của sản suất và có vai trò rất quan trọng đối
với phát triển kinh tế. Đặc biệt lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong sản xuất cao su vì cây cao su là cây trồng lâu năm đòi hỏi phải có nguồn
nhân lực am hiểu về khoa học kỹ thuật.. Lao động không chỉ thể hiện ở số
lượng lao động mà cả ở chất lượng lao động, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng
của người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích lũy kinh
nghiệm. Lao động được xem là vốn nhân lực làm tăng năng lực sản xuất của
quốc gia. Lao động trong ngành cao su chủ yếu là lao động phổ thông, ít có
trình độ cao, chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến
các sản phẩm cao su cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.
Cây cao su đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới
làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu người sản có trình độ văn hoá
cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cao su sẽ lựa chọn giống cây
trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một
cách hợp lý thì cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng
tốt. Ngược lại, người sản xuất có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm



×