Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài..................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2
3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................4
6. Bố cục đề tài ...........................................................................................4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................4
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ..................................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP ..................................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng kinh tế ..................................................11
1.1.2. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập ............................................12
1.2. ĐO LƢỜNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP ..................................................................................................... 15
1.2.1. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế.........................................................15
1.2.2. Thƣớc đo bất bình đẳng thu nhập ..................................................15
1.3. LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP............................................................. 19

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 27
2.1. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................. 27
2.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................27
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...............................................................28


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 47
2.2.1. Mô hình ƣớc lƣợng.........................................................................47
2.2.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng .................................................................48
2.2.3. Số liệu.............................................................................................49
2.3. THỐNG KÊ VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA CÁC BIẾN TRONG
MÔ HÌNH ....................................................................................................... 49
2.3.1. Thống kê cơ bản về các biến trong mô hình ..................................49
2.3.2. Mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích .................50
CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH
ĐẲNG THU NHẬP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................... 51
3.1. THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP .................................. 51
3.1.1. Thực trạng bất bình đẳng chung ....................................................51
3.1.2. Bất bình đẳng thu nhập phân theo khu vực thành thị và nông thôn .....52
3.1.3. Bất bình đẳng theo hệ số GINI ......................................................55
3.1.4 Bất bình đẳng thu nhập theo tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có
thu nhập thấp nhất trong tổng thu nhập của tỉnh Quảng Trị ....................56
3.1.5. Bất bình đẳng theo tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản ............56
3.1.6. Nguyên nhân bất bình đẳng thu nhập ở tỉnh Quảng Trị ................60
3.2. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ ............. 64
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ....... 68
4.1. THỐNG KÊ, PHÂN PHỐI XÁC XUẤT VÀ QUAN HỆ GIỮA CÁC
CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH ..................................................................... 68

4.2. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG HỒI QUY...................................................... 70
CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 74
5.1. BÀN LUẬN ............................................................................................. 74
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................................... 75


5.2.1 Đảm bảo tăng trƣởng kinh tế bền vững ..........................................76
5.2.2 Phát triển kinh tế tƣ nhân ................................................................77
5.2.3 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực .............................................77
5.2.4 Nâng cao chất lƣợng giáo dục, đảm bảo quyền lợi về y tế, an sinh
xã hội cho ngƣời dân ................................................................................78
5.2.5 Chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát triển theo
hƣớng phải đảm bảo công bằng và hƣớng đến ngƣời nghèo ...................79
5.3 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.


Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

47

3.1.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo nhóm hộ gia đình

51

Chênh lệch giữa nhóm thu nhập bình quân cao nhất và
3.2.

nhóm thu nhập thấp nhất phân theo thành thị và nông thôn

52

qua các giai đoạn
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.

Chi tiêu đời sống phân theo nhóm hộ gia đình
Chênh lệch chi tiêu giữa nhóm 5 và nhóm 1 của Quảng
Trị
Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số gini của tỉnh Quảng Trị

Tỷ lệ thu nhập của 40% dân cƣ có mức thu nhập thấp
trong tổng thu nhập qua các giai đoạn của Quảng Trị
tỉnh Quảng Trị năm học 2015-2016

Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà, thành thị, nông thôn,
nhóm thu nhập năm 2016

53
54
55
56
57
58
59

4.1.

Tóm tắt một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình

68

4.2.

Ma trận tƣơng quan giữa các biến

70

4.3.

Kết quả ƣớc lƣợng


71


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1.

Đƣờng Lorenz và hệ số Gini

1.2

Trang
16

Kuznets

21

2.1.

Dân số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1990-2015

46

3.1.


Hệ số Gini của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1990-2016

55

3.2.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh Quảng Trị Giai
đoạn 1990-2014

65

4.1.

Phân bố xác suất của biến tăng trƣởng kinh tế -lny

69

4.2.

Phân bố xác suất của biến nguồn lực

69

4.3.

Phân bố xác suất của biến dkdk

69



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội luôn là khát vọng của tất cả các
quốc gia và mọi thời đại. Giữa tăng trƣởng kinh tế và phân phối thu nhập có
sự liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều cách nhìn nhận
khác nhau đối với mối liên hệ này. Do đó, cho đến nay chƣa có một quốc gia
nào xây dựng đƣợc một mô hình giải quyết hoàn hảo mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế và công bằng xã hội. Việt Nam là một nƣớc phát triển theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ tăng trƣởng kinh tế
với công bằng và tiến bộ xã hội. Qua hơn 20 năm đổi mới theo nền kinh tế thị
trƣờng, mở cửa và hội nhập vào khu vực và thế giới, Việt Nam đã đạt đƣợc
những thành tựu rất ấn tƣợng. Đó là tăng trƣởng kinh tế cao so với một số
nƣớc trong khu vực và thế giới, trong khi tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm.
Việt Nam ngày càng đƣợc biết đến nhƣ một nền kinh tế năng động hàng đầu
trong các nƣớc đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế
thị trƣờng sẽ tạo ra sự chênh lệch về trình độ và phát triển từ đó dẫn đến sự
bất bình đẳng và nếu vƣợt quá một giới hạn nào đó sẽ là một trong các
nguyên nhân dẫn tới sự mất ổn định. Và Việt Nam cũng không bị loại trừ khỏi
quy luật đó, cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế, nhiều vấn đề của xã hội
ngày càng trở nên bức xúc: khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ
ngày càng lớn, phân hoá giàu nghèo ngày càng gay gắt.
Quảng Trị là từng là vùng đất bị tàn phá nặng nề trong hai cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc. Sau ngày đất nƣớc đƣợc giải phóng, nhân dân
Quảng Trị bắt tay vào công cuộc tái thiết kinh tế -xã hội và bƣớc đầu đạt đƣợc
những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần
đây liên tục tăng (GDP bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 10,8%/năm). Thu
nhập đầu ngƣời năm 2015 đạt 34 triệu đồng (tăng gấp 2,5 lần so với năm



2
2010 là 13,615 triệu đồng). Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng thu nhập ở
Quảng Trị, chênh lệch thu nhập lớn giữa các vùng miền, khu vực nông thôn –
thành thị. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát sinh của hàng loạt các vấn
đề về đời sống, xã hội của ngƣời dân, sự bất bình đẳng của ngƣời dân cần
đƣợc giải quyết. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài luận văn, tôi sẽ phân
tích làm rõ tác động của tăng trƣởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại
Quảng Trị.
Trong thời gian qua, vấn đề về cải thiện thu nhập, mang lại sự bình đẳng
trong thu nhập cho ngƣời dân trong khi vẫn tiếp tục tăng trƣởng kinh tế ổn
định đã đƣợc chính quyền Quảng Trị quan tâm. Tuy nhiên vẫn chƣa có một
nghiên cứu cụ thể nào cho vấn đề này.
Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu một cách hệ thống và sát với thực tế tác
động của tăng trƣởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập giúp đƣa ra những
luận cứ khoa học để đề xuất những giải pháp nhằm bảo đảm gắn kết giữa phát
triển kinh tế và thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập của thành phố
trong thời gian tới có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở
để tác giả chọn đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng
thu nhập tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu và giải quyết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của tăng trƣởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập tại
tỉnh Quảng Trị.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tăng trƣởng
kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập;
- Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trƣởng kinh tế ở
Quảng Trị trong thời gian qua;



3
- Phân tích và kiểm định đánh giá tác động của tăng trƣởng kinh tế tới
bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị
- Đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác
động tiêu cực của tăng trƣởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị.
3. Ðối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tình trạng bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập, tăng trƣởng kinh tế; tác động của tăng trƣởng kinh tế tới
bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tác động tăng trƣởng kinh tế tới bất
bình đẳng.
- Về thời gian:
Thời gian nghiên cứu từ 1990-2016
Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đề xuất là 2018 – 2025
- Về không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tác động của tăng trƣởng kinh tế tới bất bình đẳng thu
nhập ở Quảng Trị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê để đánh giá thực
trạng bất bình đẳng thu nhập và tăng trƣởng kinh tế, cũng nhƣ tác động của
bất bình đẳng thu nhập đến tăng trƣởng kinh tế ở Quảng Trị
- Phƣơng pháp mô hình hóa: thông qua việc xây dựng các mô hình định
lƣợng để kiểm định và ƣớc lƣợng tác động của bất bình đẳng thu nhập tới
tăng trƣởng kinh tế nhằm cung cấp cơ sở thực chứng cho các phân tích định
tính.



4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-



-

ột trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam

lƣợng hóa tác động của tăng trƣởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập, cung
cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định các chiến lƣợc phân phối thu
nhập, tăng trƣởng cũng nhƣ nghiên cứu sâu về chủ đề này cho từng tỉnh,
thành phố khác.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài gồm có 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổ

ộng củ

ất bình

đẳng thu nhập
Chƣơng 2: Đặc điểm của địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Tình hình tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập của
tỉnh Quảng Trị
Chƣơng 4: Phân tích tác động của tăng trƣởng kinh tế tới bất bình đẳng
thu nhập của tỉnh Quảng Trị

Chƣơng 5: Bàn luận và hàm ý chính sách
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005) với đề tài “Chất lƣợng tăng
trƣởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam” đã phân tích một số
yếu tố và khía cạnh nhằm đƣa ra một số đánh giá ban đầu về chất lƣợng tăng
trƣởng của tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Các phân tích tập trung vào ba vấn
đề liên quan tới chất lƣợng tăng trƣởng, bao gồm: hình thái đầu tƣ vào hình
thành tài sản vốn vật chất và vốn con ngƣời; nhận dạng mô hình tăng trƣởng


5
của Việt nam giai đoạn 1990-2003, đặc biệt chú trọng tới đóng góp của vốn
con ngƣời và phân tích diễn biến bất bình đẳng về phân phối thu nhập cũng
nhƣ ảnh hƣởng của tăng trƣởng và bất bình đẳng tới giảm tỷ lệ nghèo. Trên
cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị. Nghiên cứu
có đƣa ra bức tranh bất bình đẳng thu nhập và tăng trƣởng kinh tế ở Viêt
Nam, tuy nhiên khi chạy mô hình nghiên cứu mới chỉ dừng lại xem xét tác
động bất bình đẳng thu nhập và tăng trƣởng kinh tế đến nghèo đói ở Việt
Nam. Kết quả cho thấy tăng trƣởng kinh tế đóng góp lớn vào giảm nghèo, trái
lại bất bình đẳng làm tăng nghèo đói nhƣng ở mức thấp hơn.
Bùi Quang Bình (2012) “Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô
sản lƣợng của nền kinh tế (GDP) hay sản lƣợng của nền kinh tế tính trên đầu
ngƣời (GDP/ngƣời) qua một thời gian nhất định. Thƣờng đƣợc phản ảnh qua
mức tăng trƣởng và tỷ lệ tăng trƣởng.” Tăng trƣởng kinh tế và các vấn đề xã
hội là một trong những vấn đề quan trọng trong các giáo trình về kinh tế phát
triển. Theo cách tiếp cận này phát triển và phúc lợi con ngƣời có quan hệ mật
thiết với nhau, và vấn đề đặt ra là sự tăng trƣởng và phát triển có cải thiện
điều kiện sống cho con ngƣời hay không? nếu có thì ở mức độ nào và bằng
những cách nào? nếu phúc lợi của họ không đƣợc cải thiện, hoặc chậm cải
thiện thì những thay đổi nào trong mô hình và quá trình phát triển có thể cải

thiện đƣợc kết quả trên? Những thay đổi đó xảy ra nhƣ thế nào? Theo đó để
đánh giá đƣợc những tác động về tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập chúng ta cần thông qua các lý thuyết để đo lƣờng đƣợc mức độ bất bình
đẳng về thu nhập của một quốc gia, tỉnh thành một cách chính xác hơn.
Lê Quốc Hội (2009) cũng có một số nghiên cứu về bất bình đẳng thu
nhập nhƣ: “Tác động của tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đến
xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” và “Thách thức và giải pháp cho vấn đề bất
bình đẳng thu nhập ở Việt Nam trong thời gian tới”. Các nghiên cứu này đều


6
là nghiên cứu định tính và hoặc chỉ mới nghiên cứu định lƣợng về tác động
của tăng trƣởng đến bất bình đẳng thu nhập chứ chƣa tập trung xem xét tác
động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam.
Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) “Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập
của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một năm). Sự
gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ...Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu
hiện dƣới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các
chỉ tiêu GDP, GNI và đƣợc tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân
trên đầu ngƣời.”
Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006) khi bàn tới tốc độ và chất
lƣợng tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam đã khẳng định việc nền kinh tế đạt
đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng cao có thể trong nhiều năm sẽ là điều kiện quan trọng
để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng.
Phạm Xuân Nam (2007) trong bài báo “Tăng trƣởng kinh tế và công
bằng xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, sau
khi điểm qua những kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam và tác
động xã hội của nó, đã bàn về những quan điểm và giải pháp cơ bản để có thể
thực hiện đƣợc mục tiêu “kép” là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và thực hiện
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Về quan điểm, tác giả cho rằng quan điểm tổng quát của Đảng cộng sản Việt
Nam “tăng trƣởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bƣớc phát triển” cần phải cụ thể hoá thành những nội dung
chủ yếu nhƣ tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội phải làm tiền đề và điều
kiện cho nhau, cần khắc phục tàn dƣ của chủ nghĩa bình quân, đề cao vai trò
của quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc và không thể tách rời yếu tố văn hoá trong
phát triển. Trên cơ sở quan điểm đó, tác giả kiến nghị những giải pháp cơ bản
nhằm thực hiện mục tiêu “kép”, đó là các chính sách vĩ mô cần tạo điều kiện


7
cho mọi thành phần kinh tế cơ hội tiếp cận một cách công bằng với các đầu
vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện phân phối theo lao động,
theo đóng góp và theo hiệu quả kinh tế, cần có chính sách điều tiết và phân
phối lại thu nhập, không chỉ qua phúc lợi xã hội mà cần mở rộng thành hệ
thống chính sách an sinh xã hội với nhiều tầng nấc khác nhau.
Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) Trong nghiên cứu khi phân
tích tăng trƣởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, xu hƣớng tăng
trƣởng cũng đƣợc quan tâm xem xét và đƣợc coi là một nội dung để đánh giá
về cách thức tạo ra tăng trƣởng của nền kinh tế giai đoạn này.
Simon Kuznets (1955) với tiêu đề “Tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng
thu nhập” đƣợc công bố trên Tạp chí Kinh tế Mỹ năm 1955 đã đặt nền móng
cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng
thu nhập. “Tăng trƣởng ở các nƣớc phát triển gắn liền với sự dịch chuyển
khỏi nông nghiệp, một quá trình thƣờng đƣợc gọi là công nghiệp hóa và đô thị
hóa. Do đó, trong mô hình đơn giản, phân phối thu nhập cho toàn bộ dân số
có thể đƣợc xem nhƣ là sự kết hợp giữa phân phối thu nhập cho ngƣời dân ở
nông thôn và đô thị. Ý tƣởng chính trong nghiên cứu của ông là mối quan hệ
giữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập có thể biểu thị bằng
một hình chữ U ngƣợc. Điều này thƣờng đƣợc biết đến trong các tài liệu kinh

tế nhƣ là „giả thuyết Kuznets‟. Giả thuyết này cho rằng, ở mức thu nhập bình
quân đầu ngƣời thấp bất bình đẳng thu nhập tăng cùng với sự gia tăng của thu
nhập bình quân đầu ngƣời và chỉ giảm trong giai đoạn phát triển sau của quá
trình công cuộc công nghiệp hóa.
Mankiw, (2004) theo lý thuyết truyền thống cho rằng thực hiện mục tiêu
công bằng xã hội, đặc biệt là hƣớng tới phân phối thu nhập bình đẳng hơn có
thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn
để có tăng trƣởng nhanh hơn . Lý do cơ bản là để lấy thu nhập của ngƣời giàu


8
chuyển cho ngƣời nghèo, chính phủ phải thực hiện các chính sách tái phân
phối thu nhập, ví dụ nhƣ thông qua hệ thống thuế thu nhập luỹ tiến và các
chƣơng trình phúc lợi. Với các chính sách này, những ngƣời có thu nhập cao
phải nộp một phần lớn hơn trong thu nhập của họ cho chính phủ và những
ngƣời nghèo nhận đƣợc các khoản trợ cấp từ chính phủ. Điều này sẽ làm giảm
động lực lao động và gây ra tổn thất cho xã hội. Nếu chính phủ lấy đi phần
thu nhập tăng thêm mà một cá nhân nào đó có thể kiếm đƣợc thông qua tăng
thuế để trợ cấp, thì cả ngƣời giàu và ngƣời nghèo sẽ có ít động lực lao động
chăm chỉ hơn: ngƣời giàu sẽ không tích cực làm việc, còn ngƣời nghèo dễ có
tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ đặc biệt khi thuế suất quá cao và các chƣơng
trình phúc lợi quá hào phóng. Khi họ lao động ít hơn, tổng thu nhập của toàn
xã hội sẽ giảm, và phần thu nhập dành cho mỗi ngƣời cũng giảm. Do vậy,
Nhà nƣớc phải cân đối giữa những lợi ích thu đƣợc từ sự bình đẳng hơn và
những thiệt hại do việc bóp méo các động cơ khuyến khích.
Nghiên cứu sử dụng số liệu mảng trong một quốc gia
Các nghiên cứu sử dụng số liệu quốc tế bao gồm nhiều quốc gia có các
đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau có thể không thật sự hữu ích
cho phân tích thực nghiệm dựa trên số liệu mảng giữa các tỉnh về tác động
của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam. Một số

nghiên cứu gần đây đã khảo sát mối liên kết giữa bất bình đẳng và tăng
trƣởng kinh tế giữa các bang hoặc giữa các tỉnh trong cùng một quốc gia.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng số liệu chéo giữa các bang tỏ ra ƣu việt hơn
so với số liệu chéo giữa các quốc gia vì đồng nhất hơn. Các quốc gia có sự
khác nhau về cấu trúc nên số liệu rất khó so sánh.
Partridge (1997) đã nghiên cứu mối liên kết giữa bất bình đẳng và tốc độ
tăng trƣởng giữa các bang của Hoa Kỳ trong ba thập kỷ từ năm 1960 đến năm
1990. Nghiên cứu của ông bao gồm hai thƣớc đo bất bình đẳng vào đầu của


9
mỗi giai đoạn 10 năm - hệ số Gini tính theo thu nhập của các hộ gia đình
trƣớc thuế dựa trên số liệu điều tra dân số và tỷ trọng thu nhập của các nhóm
phần năm thứ ba (tầng lớp trung lƣu). Kết quả kinh tế lƣợng của ông chỉ ra
rằng cả hai thƣớc đo bất bình đẳng có hệ số ảnh hƣởng mang giá trị dƣơng và
có ý nghĩa thống kê đến tốc độ tăng trƣởng, mặc dù hai thƣớc đo bất bình
đẳng có tƣơng quan âm trong mẫu nghiên cứu của ông (tỷ trọng thu nhập cao
hơn cho tầng lớp trung lƣu thƣờng ngụ ý một hệ số Gini thấp hơn). Vì vậy,
bang có bất bình đẳng cao hơn (đƣợc đo bằng hệ số Gini) cùng với tốc độ
tăng trƣởng cũng cao hơn, nhƣng kết quả này chỉ đƣợc thỏa mãn khi tỷ trọng
thu nhập của nhóm trung lƣu đƣợc giữ không thay đổi, và do đó phản ánh
những tác động của sự gia tăng tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập cao
nhất trên cơ sở giảm tỷ trọng thu nhập của các nhóm thu nhập thấp nhất.
Frank (2009) giới thiệu một bộ dữ liệu mới, toàn diện về các thƣớc đo
bất bình đẳng cấp bang ở Mỹ trong giai đoạn từ năm 1945 đến 2004. Sau
Chiến tranh Thế chiến II ở nhiều bang tỷ lệ thu nhập của nhóm dân cƣ giàu
nhất khá ổn định trong một thời gian dài, sau đó bất bình đẳng thu nhập tăng
lên đáng kể trong những năm 1980 và 1990. Kết quả từ mô hình thực nghiệm
cho thấy về bản chất bất bình đẳng và tăng trƣởng có mối quan hệ dƣơng
trong dài hạn và nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập đƣợc tập trung nhiều

hơn vào tay những ngƣời giàu khi xã hội càng phát triển.
Dahlby and Ferede (2013) xem xét mối liên kết giữa bất bình đẳng thu
nhập và tăng trƣởng kinh tế dựa trên bộ dữ liệu mảng giữa các tỉnh của
Canada. Nghiên cứu này tìm lời giải đáp cho câu hỏi phải chăng có một sự
đánh đổi giữa các chính sách tái phân phối và tăng trƣởng kinh tế, hay tái phân
phối thu nhập có thể kích hoạt kinh tế tăng trƣởng nhanh hơn. Các tác giả đã
tiến hành phân tích kinh tế lƣợng mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế theo
tỷnh ở Canada và ba thƣớc đo khác nhau về bất bình đẳng thu nhập. Họ phát


10
hiện mối quan hệ giữa chúng không có ý nghĩa thống kê. Các tác giả sau đó
xem xét bằng chứng cho thấy việc tăng thuế suất biên đối với cá nhân có thu
nhập cao cũng nhƣ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra chi phí đáng kể
cho nền kinh tế trong khi không làm tăng nguồn thu về thuế. Trừng phạt ngƣời
có thu nhập cao là một cách tự hủy hoại, mặc dù cải thiện mạng lƣới an sinh
xã hội sẽ cung cấp cho ngƣời dân Canada nhiều hơn cơ hội để tiếp cận các dịch
vụ này.
Nhƣ vậy, các lý thuyết đã đƣa ra nhiều kênh mà qua đó tăng có thế tác
động đến trƣởng bất bình đẳng thu nhập và sự tác động này có thể diễn ra
theo nhiều chiều. Hơn nữa, nó cũng rất khó để xác định kênh nào sẽ có vai trò
chi phối nếu chỉ sử dụng các lý thuyết và phân tích định tính. Do vậy, để
nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trƣởng và bất bình đẳng thu nhập cần thiết
phải xem xét các kênh tạo ra bất bình đẳng và ƣớc lƣợng tác động của những
kênh này đến tăng trƣởng kinh tế.


11
CHƢƠNG 1


LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP
1.1.1. Khái niệm về tăng trƣởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế là một trong những chủ đề lớn của lý thuyết kinh tế
trong nhiều thập niên qua. Việc nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về tăng
trƣởng kinh tế để hoạch định đƣợc chính sách tăng trƣởng và gắn kết tăng
trƣởng với phát triển kinh tế có hiệu quả, có chất lƣợng là một trong những
yêu cầu rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.. Tốc độ
tăng trƣởng nhanh có thể làm cho một quốc gia nghèo đuổi kịp và vƣợt qua
quốc gia giàu hơn mình. Những nƣớc tăng trƣởng nhanh, thu nhập bình quân
đầu ngƣời đƣợc nâng cao sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển, đời sống vật
chất và văn hóa của công chúng có cơ hội đƣợc tăng lên. Ngƣợc lại, một nƣớc
tăng trƣởng chậm, thu nhập thấp thì sẽ phải đƣơng đầu với những mâu thuẫn
liên miên trong quá trình chọn lựa các mục tiêu.
Khái niệm tăng trƣởng kinh tế (Economic growth) lần đầu tiên xuất hiện
trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” của Adam Smith xuất bản năm
1776, và đến năm 1956 trong bài viết “Một đóng góp cho lý thuyết tăng
trƣởng kinh tế” nhà kinh tế học Robert Solow mới lý giải đầy đủ khái niệm
này. Đến nay, khái niệm tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc phát triển và ngày càng
hoàn thiện hơn, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất quan điểm: tăng
trƣởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất
định, là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ do nền kinh tế tạo
ra, không kể các hoạt động ấy đƣợc thực hiện trong nƣớc hay nƣớc ngoài.
Với quan niệm này có thể hiểu, tăng trƣởng kinh tế là sự tăng thêm về quy


12
mô, sản lƣợng sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc sáng tạo ra trong một thời

gian nhất định (thƣờng là một năm) và không phân biệt chủ sở hữu.
Sự gia tăng của yếu tố tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện thông qua quy
mô và tốc độ. Trong đó, quy mô của sự tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng
nhiều hay ít; tốc độ tăng trƣởng dùng để so sánh tƣơng đối giữa các kỳ, hay
còn dùng để phản ánh sự tăng trƣởng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Trong
phân tích kinh tế, để phản ánh tốc độ mở rộng quy mô của nền kinh tế ngƣời
ta thƣờng sử dụng khái niệm tốc độ tăng trƣởng kinh tế: là

tỷ lệ phần trăm

giữa sản lƣợng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lƣợng của
thời kỳ trƣớc đó, hoặc thời kỳ gốc. Do đó, tăng trƣởng kinh tế có thể biểu thị
bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trƣởng) hoặc số tƣơng đối (tỷ lệ tăng trƣởng).
Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lƣợng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu
so với mức sản lƣợng của thời kỳ trƣớc đó hoặc thời kỳ gốc. Tiêu chí đánh giá
đƣợc sử dụng là giá trị GDP hay GNP theo giá cố định hay tỷ lệ tăng GDP
hay GNP hàng năm và trung bình theo thời gian. Tính ổn định của tăng
trƣởng thƣờng đƣợc xác định bằng tỷ lệ biến thiên – mức ổn định thông qua
so sánh sai lệch giữa tăng trƣởng hàng năm và trung bình.
Nhƣ vậy, nội hàm của tăng trƣởng là phản ánh sự thay đổi về lƣợng của
nền kinh tế. Ngày nay, trong xu hƣớng phát triển mới đã đặt vấn đề tăng
trƣởng kinh tế đi liền với tính chất bền vững của quá trình tăng trƣởng và phát
triển thể hiện thông qua sự tăng liên tục, có hiệu quả chỉ tiêu quy mô, và tốc
độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời; bên cạnh đó, yêu cầu tăng trƣởng kinh
tế còn gắn với việc bảo đảm chất lƣợng tăng trƣởng ngày càng cao.
1.1.2. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập
Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù
kinh tế chung nhất của xã hội loài ngƣời. Nói một cách khái quát, Phân phối
có thể đƣợc hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất bao gồm các nguồn lực



13
đầu vào trong quá trình sản xuất và các sản phẩm đầu ra của quá trình tái sản
xuất xã hội. Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự
phân phối sản phẩm đầu ra đƣợc biểu hiện dƣới các hình thái thu nhập, là
cách thức thu nhập quốc dân của một nƣớc chia cho các công dân nƣớc đó.
Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóng vai trò quan trọng trong mọi xã
hội cũng nhƣ các hình thái kinh tế vì nó hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng và quá
trình tái sản xuất xã hội, đảm bảo cho sự tồn tại của loài ngƣời.
Xét theo chiều kích lịch sử, mặc dù cụm từ “phân phối” (distribution) lần
đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay
và một số nhà kinh tế trọng nông Pháp từ những năm 1750 nhƣng những vấn
đề lý luận về phân phối thu nhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth
of Nations (1776) của Adam Smith và đƣợc hệ thống thành một lý thuyết
phân phối thu nhập với David Ricardo (1817). Từ đó đến nay, lý thuyết phân
phối thu nhập đã không ngừng phát triển với sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện
của các học giả các nhà kinh tế trên thế giới. Nhìn chung, lý thuyết phân phối
thu nhập bao gồm: giải thích bản chất của phân phối thu nhập, các yếu tố tác
động đến quá trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề nảy sinh từ kết
quả của phân phối thu nhập nhƣ bất bình đẳng kinh tế, nghèo đói, sự can thiệp
của nhà nƣớc …
Hoạt động phân phối thu nhập trong thực tiễn bên cạnh thực hiện theo
nguyên tắc quyền sở hữu trong phân phối thu nhập, đòi hỏi phải xác định
đƣợc cách thức phân phối cho phù hợp. Trên thực tế, căn cứ vào tiêu chí lựa
chọn phân tích, có thể phân loại hoạt động phân chia những sản phẩm đầu ra
dƣới hình thái thu nhập này bao gồm phân phối theo đối tượng (cá nhân/ hộ
gia đình) và phân phối theo chức năng (có nghĩa là thu nhập quốc dân đƣợc
chia cho các yếu tố sản xuất nhƣ thế nào).
Trong đó, phân phối thu nhập theo cá nhân hay theo quy mô đƣợc các



14
nhà kinh tế sử dụng rộng rãi nhất. Cách tiếp cận này xem xét thu nhập đƣợc
phân phối cho các cá nhân hay các hộ gia đình nhƣ thế nào. Mối quan tâm ở
đây là mỗi cá nhân nhận đƣợc bao nhiêu mà không quan tâm đến nguồn hình
thành thu nhập, bất kể đó là thu nhập từ tiền công, tiền lƣơng, tiền lãi, tiền
cho thuê, lợi nhuận, quà biếu, thừa kế hay thu nhập nhận đƣợc từ các
chƣơng trình phúc lợi... Các nguồn gốc về ngành nghề (công nghiệp, nông
nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ,...) cũng không đƣợc xét đến. Phân phối thu
nhập công bằng có nghĩa mỗi cá nhân đƣợc đánh giá đúng mức với công sức
mà họ đã bỏ ra, nhằm nâng cao mức sống của họ, loại bỏ tình trạng không
làm mà vẫn đƣợc hƣởng lợi, lao động vất vả mà cuộc sống vẫn khó khăn,
thiếu thốn. Phân phối thu nhập công bằng đối lập với chủ nghĩa bình quân
trong phân phối: mọi ngƣời có thu nhập tƣơng tự nhƣ nhau bất kể năng lực
và nỗ lực của họ rất khác nhau. Chủ nghĩa bình quân trong phân phối sẽ triệt
tiêu động lực học tập, làm việc và sáng tạo của các cá nhân, mà hệ quả tất
yếu là một nền kinh tế trì trệ.
Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tƣợng thu nhập đƣợc phân phối
không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem
xét mức độ bất bình đẳng thu nhập ngƣời ta thƣờng dựa vào tỷ trọng thu nhập
đƣợc nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số.
Bên cạnh đó, phân phối thu nhập theo chức năng cũng đƣợc sử dụng khá
phổ biến trong các nghiên cứu kinh tế. Thay vì xem xét các cá nhân nhƣ là
những thực thể riêng rẽ, phân phối thu nhập theo chức năng xem xét thu nhập
đƣợc phân phối nhƣ thế nào cho các yếu tố sản xuất, đề cập đến tỷ trọng trong
tổng thu nhập quốc dân mà mỗi nhân tố sản xuất nhận đƣợc là bao nhiêu mà
không quan tâm đến cá nhân hay nhóm ngƣời cụ thể nào nhận thu nhập.


15

1.2. ĐO LƢỜNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP
1.2.1. Đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế
Bản chất của tăng trƣởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lƣợng của
nền kinh tế. Do đó nhìn chung, tăng trƣởng kinh tế đƣợc tính bằng phần trăm
thay đổi của mức sản lƣợng quốc dân.
Đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng kinh tế ta sử dụng công thức sau:

Yt - Yt-1
Gt =
Yt-1
Trong đó: Gt là tốc độ tăng trƣởng năm t
Yt là GDP (giá trị sản lƣợng) thực tế năm t tính theo giá năm cơ sở
Yt-1 là GDP (giá trị sản lƣợng) thực tế năm t-1 tính theo giá năm cơ sở
Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng khuyến khích tăng trƣởng
bằng mọi giá. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng
trƣởng nhanh bằng những hy sinh mà suy cho cùng thì chúng ảnh hƣởng đến
hàng loạt các mục tiêu: Phúc lợi kinh tế chung của xã hội, sự ô nhiễm môi
trƣờng, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm cho thế hệ mai sau phải trả giá
đắt cho sự thụ hƣởng của thế hệ hiện tại. Hơn nữa, một số nhà kinh tế còn bi
quan cho rằng chúng ta đứng trƣớc nguồn tài nguyên có hạn, tăng trƣởng
nhanh cũng có nghĩa là đang tiêu tốn nguồn tài nguyên đó, cho đến lúc không
còn gì để khai thác đƣợc nữa. Với những tác động có hại, chúng ta cũng cần
nhận thức lại rằng: tăng trƣởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó một cái giá nào
đó. Tất nhiên, nói nhƣ vậy không có nghĩa là chúng ta hạn chế tăng trƣởng mà
vấn đề là phải tìm cách để cho cái giá phải trả càng thấp càng tốt.
1.2.2. Thƣớc đo bất bình đẳng thu nhập
a.

ệ số Gini


Đƣờng cong Loren biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ


16
thu nhập tƣơng ứng của họ. Trục hoành biểu thị phần trăm cộng dồn của dân
số và đƣợc sắp xếp theo thứ tự thu nhập tăng dần. Trục tung là tỷ lệ trong
tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân nhận đƣợc.
Đƣờng chéo đƣợc vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận
đƣợc đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số ngƣời có thu nhập. Nói cách khác,
đƣờng chéo đại diện cho sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập
theo quy mô: mọi ngƣời có mức thu nhập giống nhau. Còn đƣờng Lorenz biểu
thị mối quan hệ định lƣợng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số ngƣời có thu
nhập và tỷ lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận đƣợc. Nhƣ vậy, đƣờng cong
Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tƣơng quan giữa nhóm thu nhập cao nhất
với nhóm thu nhập thấp nhất. Đƣờng Lorenz càng xa đƣờng chéo thì thu nhập
đƣợc phân phối càng bất bình đẳng.
Đƣờng Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đƣờng cong.
Tuy nhiên, công cụ mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chƣa lƣợng
hóa đƣợc mức độ bất bình đẳng và do đó khó có thể đƣa ra các kết luận chính
xác trong những trƣờng hợp phức tạp.
% Thu nhập cộng dồn
100%
Đƣờng cong Loren
A
B

100(%) Dân số cộng dồn (%)
Hình 1.1. Đường Lorenz và hệ số Gini



17
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học ngƣời Italia (C. Gini), đƣợc tính
trên cơ sở đƣờng Lorenz. Đây là một thƣớc đo tổng hợp về sự bất bình đẳng.
Nó đƣợc tính bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đƣờng chéo và đƣờng
Lorenz so với tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đƣờng cong đó. Trong
Hình 1 đó là tỷ lệ giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B.
GINI(G) = Diện tích (A)/ Diện tích (A+B)
Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi
diện tích A = 0, có nghĩa đƣờng Lorenz và đƣờng chéo trùng nhau, chúng ta
có bình đẳng tuyệt đối: mọi ngƣời có mức thu nhập giống nhau. Ngƣợc lại, hệ
số Gini = 1 khi diện tích B = 0, có nghĩa đƣờng Lorenz nằm xa đƣờng chéo
nhất, chúng ta có bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít ngƣời nhận đƣợc tất cả,
còn những ngƣời khác không nhận đƣợc gì).
Căn cứ vào hệ số Gini, ngƣời ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình
đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini
< 0,4; bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình
đẳng thu nhập cao khi Gini > 0,5.
Hệ số Gini khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của đƣờng Lorenz là nó lƣợng
hóa đƣợc mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ
bất bình đẳng thu nhập theo thời gian cũng nhƣ giữa các khu vực, vùng và
quốc gia. Tuy nhiên, thƣớc đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống
nhau khi diện tích A nhƣ nhau nhƣng sự phân bố các nhóm dân cƣ có thu
nhập khác nhau (đƣờng Lorenz có hình dáng khác nhau).
b. Một số thước đo khác
Ngoài hai thƣớc đo là hệ số Gini và đƣờng cong Lorenz còn có một số
thƣớc đo khác nhƣ chỉ số Theil, tỷ số Q5/Q1, tiêu chuẩn 40,....
Phƣơng pháp chỉ số Theil là số thống kê đo lƣờng sự bất bình đẳng về
kinh tế do nhà thống kê toán Henri Theil xây dựng. Công thức tính nhƣ sau:



×