Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lượng tại công ty cổ phần gạch men cosevco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ TUYẾT ÁNH

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN
CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH MEN COSEVCO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ TUYẾT ÁNH

XÂY DƢNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN
CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GẠCH MEN COSEVCO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Ngƣời hƣớng

n ho họ : PGS. TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG

Đà Nẵng - Năm 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 4
5. Bố cục đề tài........................................................................................ 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT
LƢỢNG .......................................................................................................... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG....................... 10
1.1.1. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm ............................................ 10
1.1.2. Kế toán chi phí chất lƣợng .......................................................... 11
1.2. LÝ THUYẾT NỀN KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG ..................... 13
1.2.1. Chuỗi cung ứng (SCM)............................................................... 13
1.2.2. Quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM) ......................................... 16
1.3. CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHI CHẤT LƢỢNG .......................... 17
1.3.1. Mô hình PAF ............................................................................. 17
1.3.2. Mô hình chi phí chất lƣợng - "truyền thống" và "mới" .............. 19

1.3.3. Mô hình chi phí quá trình ........................................................... 24
1.3.4. Mô hình phân bổ chi phí của ABC ............................................. 26
1.4. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA KÊ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG ĐỐI VỚI
CÔNG TY ....................................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 31


CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN
COSEVCO ..................................................................................................... 32
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY .......................................................................... 32
2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................... 32
2.3. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG ...................................................................... 33
2.4. SẢN PHẨM CHÍNH................................................................................ 33
2.5. CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................ 34
2.6. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH ............................................................... 34
2.6.1 Tầm nhìn ...................................................................................... 34
2.6.2 Sứ mệnh ....................................................................................... 34
2.6.3. Định hƣớng phát triển ................................................................. 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 37
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT
LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO .............. 38
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI
PHÍ CHẤT LƢỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN COSEVCO 38
3.2. GIAI ĐOẠN 1 - NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ
TRƢỜNG VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH MEN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN GẠCH MEN COSEVCO .................................................................... 41
3.2.1 Đặc điểm sản phẩm ...................................................................... 41
3.2.2. Thị trƣờng ................................................................................... 42
3.2.3. Quy trình sản xuất gạch men tại công ty cổ phần Cosevco ........ 43
3.3. GIAI ĐOẠN 2 - XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT

LƢỢNG PHÙ HỢP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH MEN
COSEVCO ...................................................................................................... 51
3.3.1. Lựa chọn mô hình kế toán chi phí chất lƣợng kế toán ............... 51


3.3.2. Xác định hình mẫu vận dụng trong thức tế của mô hình kế toán
chi phí chất lƣợng PAF ................................................................................... 52
3.4. GIAI ĐOẠN 3 - XÁC ĐỊNH CÁC CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT
LƢỢNG ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG
CỦA CÔNG TY .............................................................................................. 57
3.4.1. Chi phí phòng ngừa.................................................................... 57
3.4.2. Chi phí thẩm định ....................................................................... 58
3.4.3. Tổn thất nội bộ ............................................................................ 60
3.4.4. Chi phí tổn thất bên ngoài ........................................................... 61
3.5. GIAI ĐOẠN 4 - ĐO LƢỜNG CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG ....................... 62
3.6. GIAI ĐOẠN 5: CỤ THỂ HÓA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN
CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG ............................................................................... 70
3.6.1. Phƣơng thức theo dõi các chi phí chất lƣợng ............................. 70
3.6.2. Lập báo cáo chất lƣợng nội bộ dƣới dạng ngôn ngữ tài chính ... 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng
1.1.
1.2.
1.3.
3.1.
3.2.
3.3.

Chất lƣợng sản phẩm
Quyết định và hƣớng hoạt động của công ty theo 05
lĩnh vực chuỗi cung ứng
So sánh giữa các mô hình kế toán chi phí chất lƣợng
Chi phí chất lƣợng PAF theo hình mẫu tham khảo
Irajpour
Các chi phí liên quan đến chất lƣợng của mô hình PAF
tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
Mô hình PAF đo lƣờng chi phí chất lƣợng tại Công ty
Cổ phần gạch men Cosevco

Trang
11
14
28
56
61
63

3.4.


Phƣơng thức theo dõi các chi phí chất lƣợng

71

5.4.

Báo cáo chi phí về chất lƣợng

81


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1.

Tổng chi phí chất lƣợng có thể đƣợc giảm bằng
cách đầu tƣ vào các hoạt động dự phòng. (Sörqvist)

Trang
19

1.2.

Chức năng mất mát của Taguchi

19


1.3.

Mô hình Cổ điển về Chi phí Chất lƣợng Tối ƣu

20

1.4.

Chi phí mới của mô hình chất lƣợng

22

1.5.

Cấu trúc mô hình chi phí quá trình

25

1.6.

Mô hình hai chiều ABC

28

2.1.

Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Gạch men Cosevco

34


Quy trình nghiên cứu xây dựng mô hình kế toán chi
3.1.

phí chất lƣợng tại công ty cổ phần gạch men
Cosevco

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính ấp thiết ủ đề tài
Nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng toàn cầu hóa đã dẫn đến sự cạnh
tranh ngày càng khốc kiệt giữa các công ty, để tồn tại các công ty cần phải
duy trì lợi thế cạnh tranh với một nguồn lực hạn chế. Và chất lƣợng sản phẩm
đƣợc xem là yếu tố cạnh tranh quyết định lâu dài của một công ty. Vấn đề đặt
ra là chất lƣợng thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng các thuật ngữ kỹ thuật của
các chuyện gia và không dễ hiểu đối với các nhà quản lý, vốn chỉ quan tâm
đến lợi nhuận, các phép đo tài chính. Theo Tervonen (1992), Crosby (1986)
thì lý do nhà quản lý không quan tâm đến chất lƣợng thực tế là do các nhà
thực hành chất lƣợng vẫn chƣa thể hiện đƣợc quy mô thực của chi phí chất
lƣợng, vốn chiếm khoảng 15-20% doanh thu trong các công ty sản xuất
(Campanella và Corcoran (1983)). Đồng thời, Ebrahim Koohi Ghasghaee1 và
Jamal Fathollahi (2014) đã nhận định việc tăng chi phí chất lƣợng sẽ làm tỷ
lệ chi phí bán hàng. Do đó, các nhà quản lý ngày càng quan tâm đến việc
nhận diện, ghi nhận, đo lƣờng, phân tích các chi phí để đạt đƣợc chất lƣợng
một cách phù hợp. Và mô hình kế toán chi phí chất lƣợng là nền tảng cơ sở lý
thuyết hỗ trợ hữu ích cho các nhà quản lý.

Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng sẽ chỉ ra cơ hội thực hiện các hoạt
động cải tiến chất lƣợng hiệu quả. Đó là, nhà quản lý sẽ biết đƣợc đâu là chi
phí để đảm bảo chất lƣợng của công ty, đồng thời biết đƣợc cần tăng cƣờng
hay cắt giảm nguồn lực ở đâu để chi phí đảm bảo chất lƣợng là thấp nhất. Tuy
nhiên, chi phí doanh nghiệp thƣờng cao hơn khi mức chi phí bỏ ra để đảm bảo
chất lƣợng thấp hơn yêu cầu (Sörqvist 1998). Chính điều này đã bắt đầu thôi
thúc nhiều cộng đồng học thuật trên thế giới quan tâm hơn về việc nghiên cứu
mô hình kế toán chi phí chất lƣợng. Tuy nhiên phần lớn những nghiên cứu
trên thế giới cho thấy việc áp dụng các phƣơng pháp mô hình kế toán chi phí


2

chất lƣợng vẫn còn hạn chế, theo O'Guin (1991) điều này ngăn cản các nhà
quản lý xác định vị trí của các cơ hội cải tiến chất lƣợng.
Thấy đƣợc tầm quan trọng của kế toán chi phí chất lƣợng trong nền
kinh tế cạnh tranh quốc tế, các nhà quản lý Việt Nam bắt đầu quan tâm các
chỉ tiêu tài chính phát sinh liên quan đến chất lƣợng. Tuy nhiên, khái niệm mô
hình kế toán chi phí chất lƣợng đƣợc xem nhƣ là một khái niệm khá mới với
các công ty Việt Nam. Qua nghiên cứu trên các trang thông tin, tác giả có thể
nói rất ít hoặc gần nhƣ không có nghiên cứu xác thực đƣợc công bố, thậm chí
nếu có chỉ dừng lại ở các bài viết thống kê lại các lý thuyết đã đƣợc công bố
trên thế giới mà chƣa có những bài viết áp dụng thực tiễn tại các doanh
nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Malmi et al. (2004) cho rằng mô hình kế
toán chi phí chất lƣợng đƣợc thể hiện rõ nét trong các tổ chức sản xuất với các
quy trình sản xuất liên tục, lặp đi lặp lại, với một trình tự nhất định, trong đó
các hoạt động giống hệt nhau hoặc tƣơng tự nhau. Dựa theo phân tích đó, tác
giả nhận thấy cần thiết xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng áp dựng
thực tiễn tại công ty sản xuất Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngành sản xuất gạch ốp lát là một trong số ít các ngành

công nghiệp vƣơn lên tầm cỡ khu vực và thế giới. Tổng công suất hiện đạt tới
500 triệu m2/năm, đứng đầu Đông Nam Á và thứ 6 thế giới. Đặc biệt, ngành
gạch men Việt Nam sau giai đoạn khó khăn 2011-2013 đã bắt đầu hồi phục
mạnh từ năm 2014 với sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh nhờ sự phục
hồi của thị trƣờng bất động sản, theo báo cáo ngày gạch men 2016 (Phí Quốc
Tuấn(2016)). Tuy có sự tăng trƣởng lại về nhu cầu nhƣng kèm theo đó là tính
cạnh tranh ngày càng gay gắt (cả nƣớc có khoảng 40 doanh nghiệp) do đối
mặt với các nhà sản xuất nƣớc ngoài đặc biệt là các công ty trung quốc với giá
rẻ, mẫu mã đẹp nhƣ Taicera, Bạch Mã, Prime,.. do đó để có thể duy trì tính
cạnh tranh, các công ty trong ngành gạch men phải cung cấp sản phẩm chất
lƣợng cao, vốn là lợi thế cạnh tranh của các công ty Việt Nam, trong phạm vi


3

nguồn lực hạn chế của mình. Qua đó, các công ty trong ngành sản xuất gạch
là một lựa chọn hợp lý để xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng.
Công ty Cổ phần gạch men Cosevco là một trong những ba công ty có
lịch sử lâu đời nhất Việt Nam (từ năm 1996) với dây chuyền thiết bị hiện đại
của hãng SACMI-ITALY (một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản
xuất dây chuyền thiết bị gạch men). Công ty đứng trong top các công ty
ngành gạch, đứng đầu khu vực Miền trung Tây Nguyên với nhiều giải thƣởng
lớn nhƣ: Giải thƣởng vàng chất lƣợng Châu

u (giải thƣởng thiên niên kỷ

mới-2001), Hàng Việt Nam chất lƣợng cao nhiều năm liền, giải thƣởng Top
100 cúp vàng thƣơng hiệu Việt hòa nhập WTO và giải thƣởng Thƣơng hiệu
xanh do Hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Nhƣ vậy có thể
thấy công ty cổ phần gạch men Cosevco có các yếu tố đặc trƣng của ngành.

Tuy nhiên, hiện tại công ty chƣa có mô hình để nhận diện, ghi nhận, đo lƣờng,
từ đó đƣa ra các phân tích tác động của các chi phí liên quan đến chất lƣợng.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn, khoản trống nghiên cứu nêu trên, tác giả
quyết định thực hiện đề tài: “Xây ựng mô hình ế toán hi phí hất lƣợng
tại Công ty Cổ phần Gạ h men Cosevco”.
2. Mụ tiêu nghiên ứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Xây dựng mô hình kế toán chi phí chất
lƣợng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco. Để đạt đƣợc điều này, nghiên
cứu xác định cần thực hiện đƣợc các mục tiêu thành phần sau:
1. Xác định mô hình kế toán chi phí chất lƣợng phù hợp áp dụng cho
công ty Cosevco.
2. Xác định các chi phí chất lƣợng trong mô hình kế toán chi phí chất
lƣợng của công ty Cosevco dựa trên đặc điểm của công ty.
3. Đo lƣờng đƣợc các chi phí chất lƣợng đã xác định một cách hợp lý.
4. Cụ thể hóa cách thức áp dụng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại
công ty cổ phần gạch men Cosevco.


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên ứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Cách thức xây dựng mô hình kế toán chất
lƣợng của Công ty cổ phần gạch men Cosevco
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn Công ty
cổ phần Gạch men Cosevco.
- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2016.
4. Phƣơng pháp nghiên ứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập thông tin thông qua đọc
sách báo, tài liệu nhằm tìm, chọn những khái niệm và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở

cho lý luận của đề tài, dự đoán về những thuộc tính của công ty cổ phần gạch
men Cosevco tác động đến mô hình kế toán chi phí chất lƣợng, xác định một
mô hình lý thuyết ban đâu.
Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống: Trên cơ sở mô hình kế toán chi
phí chất lƣợng lý thuyết thông qua phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, tác giả
quan sát, điều tra chuyên gia, phân tích để xây dựng mô hình kế toán chi phí
chất lƣợng phù hợp với công ty.
5. Bố ụ đề tài
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về mô hình kế toán chi phí chất lƣợng.
- Chƣơng 2:Tổng quan về công ty cổ phần gạch men Cosevco.
- Chƣơng 3: Xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tại công ty
cổ phần gạch men Cosevco.
6. Tổng qu n tài liệu nghiên ứu
6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới từ khi kế toán chi phí chất lƣợng đƣợc đề cập đến lần đầu
tiên bởi Juran (1952), sau đó đã có nhiều các nghiên cứu lý thuyết về mô hình
kế toán chi phí chất lƣợng. Vậy có các loại mô hình kế toán chi phí chất lƣợng
nào, mô hình nào là mô hình kế toán chi phi chất lƣợng tối ƣu áp dụng trong


5

bối cảnh nền kinh tế Việt Nam.
Khái niệm kế toán chi phí chất lƣợng đƣợc đề cập lần đầu tiên trong
cuốn Quality Cost Handbook của Juran (1952). Theo ông, thuật ngữ "kế toán
chi phí chất lƣợng" có ý nghĩa là nhận diện, đo lƣờng, phân tích các chi phí
phát sinh do việc kém chất lƣợng gây ra (chủ yếu là chi phí tìm và sửa chữa
các sản phẩm bị lỗi). Theo quan điểm này, kế toán chi phí chất lƣợng đã giới
hạn trong các chi phí kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm đã hoàn thành.
Các chi phí kém chất lƣợng khác thƣờng đƣợc ghi nhận là chi phí đầu vào và

không đƣợc coi là chi phí để đảm bảo chất lƣợng. Vào năm 1988, Juran
(1988) đã đƣa ra kết luận các chi phí liên quan đến chất lƣợng rất lớn, có thể
vƣợt quá 20% doanh thu của các công ty sản xuất và 35% doanh thu của các
công ty cung cấp dịch vụ; 95% chi phí này sử dụng cho việc thẩm định và sửa
lỗi. Các chi phí này không tạo ra giá trị gia tăng vào giá trị của sản phẩm và
dịch vụ mà nó giúp tránh đƣợc các chi phí không cần thiết làm cho tổng chi
phí của hàng hóa và dịch vụ tăng.
Để khắc phục thiếu sót trong quan điểm của Juran, nhiều nhà nghiên
cứu đã đƣa ra các định nghĩa mở rộng gắn với các mô hình kế toán chi phí
chất lƣợng cải tiến hơn:
- Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng PAF cổ điển của Feigenbaum
(1956) ghi nhận, đo lƣờng, phân tích chi phí chất lƣợng thành các hạng mục
Ngăn ngừa - Thẩm định - Thất bại (Thất bại nội bộ và thất bại bên ngoài),
- Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng của Crosby (1986) đƣợc thể hiện
trong cuốn sách “Chất lƣợng là miễn phí”, nhấn mạnh rằng chất lƣợng có
nghĩa là phù hợp, chi phí chất lƣợng là chi phí của việc làm sai. Tsai & Hsu
(2010) đã giải thích quan điểm này thành Chi phí phù hợp là cái giá đƣợc ghi
nhận phải trả để ngăn ngừa chất lƣợng kém xảy ra (tức chi phí ngăn ngừa và
thẩm định) và Chi phí không phù hợp là cái giá đƣợc ghi nhận phải bỏ ra để
thanh toán cho sản phẩm và dịch vụ thất bại do chất lƣợng kém (tức chi phi


6

thất bại) ,
- Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng theo quá trình: Mô hình PAF tập
trung vào một số hoạt động có liên quan đến chất lƣợng, chiếm một phần
đáng kể trong tổng chi phí chất lƣợng chứ không phải trên tất cả các hoạt
động có liên quan theo quá trình hoạt động. Goulden và Rawlins (1995) lập
luận theo triết lý cải tiến quy trình trong Quản trị chất lƣợng toàn diện

(TQM), các nhà phân tích nên quan tâm đến chi phí của một quá trình chứ
không phải chỉ dừng lại ở chi phí chất lƣợng đƣợc xác định một cách đơn lẻ.
Porter và Rayner (1992) đã mô tả Chi phí quá trình là tổng chi phí hợp chuẩn
(COC) và chi phí không hợp chuẩn (CONC) cho một quy trình cụ thể. COC là
chi phí thực tế của quá trình cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ theo các tiêu
chuẩn bắt buộc, tại thời điểm, theo một quy trình nhất định. CONC là chi phí
không thành công liên quan đến quá trình không vận hành theo tiêu chuẩn yêu
cầu. Bản chất của mô hình này là nó có thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng tổng
chi phí liên quan đến bất kỳ quy trình nào. Tổng chi phí của một quá trình là
chi phí để làm tất cả các hoạt động mà không có lỗi hoặc lãng phí cộng với
chi phí của các hoạt động thất bại.
- Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng ẩn của Chen và Tang (1992) nhấn
mạnh vai trò của chi phí phi vật thể trong ghi nhận chi phí chất lƣợng tổng
thể. Chi phí ẩn chỉ ra chi phí thất bại đƣợc ghi nhận không đầy đủ trong tài
khoản công ty hoặc các chi phí không thất bại mà không bao giờ thực sự phát
hiện ra. Các dạng biểu hiện của Chi phí 'ẩn' nhƣ chi phí sản xuất chung, chi
phí vật liệu, nhân công tăng thêm do các sản phẩm khuyết tật hoặc khoảng
không gian hàng tồn kho cho tháo dỡ và làm lại. Nói chung, chi phí ẩn là chi
phí có thể chỉ ƣớc tính nhƣ lợi nhuận không kiếm đƣợc do khách hàng bị mất
và giảm doanh thu do không tuân thủ. Tuy nhiên những chi phí này đƣợc
chính tác giả Chen và Tang đánh giá là rất khó định lƣợng đƣợc.
- Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng tích hợp ABC-COQ của Tsai


7

(1998) dựa trên phƣơng pháp tính giá theo hoạt động ABC (Activity Based
Costing) của Robert Kaplan (1992). Theo mô hình này, các hoạt động liên
quan đến kế toán chi phí chất lƣợng của mô hình PAF hoặc theo mô hình quá
trình đƣợc đƣa vào trong khối "các hoạt động" của mô hình ABC. ABC sử

dụng thủ tục hai giai đoạn để đạt đƣợc chi phí chính xác của các đối tƣợng chi
phí khác nhau (nhƣ phòng ban, sản phẩm, khách hàng và các kênh), theo dõi
chi phí tài nguyên (bao gồm chi phí đầu vào) đến hoạt động, và sau đó theo
dõi các chi phí của các hoạt động đến chi phí mục tiêu. Ủng hộ mô hình ABCCOQ còn có SerdarÖzkan và YaseminZenginKar aibrahimoğlu (2012).
Trong hầu hết các mô hình đã đƣợc đƣa ra, Andrea Schiffauerova, Vince
Thomson (1991) đã nghiên cứu các mô hình kế toán chi phí chất lƣợng, kết quả
chỉ ra rằng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng P-A-F đƣợc áp dụng phổ biến
nhất. Ủng hộ quan điểm trên, nghiên cứu của N.M. Vaxevanidi (2009) cho
rằng cách ghi nhận chi phí chất lƣợng theo mô hình ABC có thể đo lƣờng
đƣợc các chi phí chất lƣợng chính xác thông qua phân bổ chi phí theo hoạt
động và theo quá trình. Tuy nhiên, cuối cùng nghiên cứu nhận định các hoạt
động theo quá trình, xác định chi phí và phân bổ chi phí cho các hoạt động là
khó có thể thực hiện đƣợc do cần nhiều thời gian và đòi hỏi phải có một năng
lực quản lý tốt.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng PAF là
mô hình có thể đƣợc áp dụng thực tiễn trong môi trƣờng Việt Nam nhất bởi
tính đơn giản, dễ áp dụng với các công ty mà trình độ quản lý còn hạn chế so
với các nƣớc trong khu vực, đang trong giai đoạn đầu hình thành mô hình kế
toán chi phí chất lƣợng. Để hiểu thêm về các chỉ tiêu tài chính của mô hình
PAF, các nhà nghiên cứu đã đi nghiên cứu thực nghiệm ghi nhận, đo lƣờng,
phân tích các chi tiêu chi phí chất lƣợng trên các công ty cụ thể nhƣ:
Nghiên cứu về kế toán chi phí chất lƣợng ở các công ty sản xuất
Penang, Malaysia của Lee HoonTye (2011) bằng cách sử dụng bảng câu hỏi


8

thu thập dữ liệu, chọn lựa những ngƣời cung cấp thông tin chính, đo lƣờng
theo năm, thang điểm Likert cho ra kết quả rằng: Sau khi triển khai mô hình
kế toán chi phí chất lƣợng thì khiếu nại của khách hàng, phế liệu và chi phí

làm lại, chi phí thất bại đã đƣợc giảm đáng kể đồng thời khối lƣợng bán hàng
tăng lên.
A. Sailaja 1 P.C. Basak K.G. Viswanadhan (2015) đã nghiên cứu về
phân tích các mối quan hệ tƣơng tác giữa các loại chi phí chất lƣợng của hai
đơn vị sản xuất bằng phƣơng pháp thống kê. Theo đó, thứ nhất, Chi phí phòng
ngừa thấp cho thấy sự không tƣơng xứng của kế hoạch cải tiến chất lƣợng; bởi
sự tăng cƣờng chi phí phòng ngừa sẽ làm giảm chi phí thẩm định và chi phí
thất bại, điều này đƣợc hiểu nhƣ là chi phí sự phù hợp và chi phí không phù
hợp. Thứ hai, chi phí thẩm định tăng sẽ làm giảm chi phí thất bại nội bộ và chi
phí thất bại bên ngoài sẽ ít hơn so với chi phí tổn thất nội bộ; đƣợc thể hiện
thông qua trƣờng hợp khiếu nại và hỗ trợ bảo hành ít hơn. Đƣa ra một bức
tranh mà công ty đang hƣớng tới sự hài lòng của khách hàng, nhƣng dựa trên
chi phí lợi nhuận.
6.2. Các nghiên cứu trên Việt Nam
Hiện nay, thông qua các sách báo, trên các trang thông tin điện tử tác giả
tìm thấy đƣợc rất ít các bài báo nghiên cứu về chi phí chất lƣợng. Phần lớn
dừng lại ở định nghĩa, tổng hợp lý thuyết các mô hình trên, trong đó nổi bật
nhất có thể là bài sau:
Bài báo chi phí chất lƣợng – công cụ nâng cao chất lƣợng và giảm chi
phí hữu ích cho doanh nghiệp của Lê Hiếu Học (2016), ông đã nhận định kế
toán chi phí chất lƣợng đã là một thành tố của chiến lƣợc cải tiến chất lƣợng
trong các doanh nghiệp tiên tiến. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, khái niệm này vẫn còn mới và ít đƣợc sử dụng. Do đó, bài viết đã đi sâu
làm rõ những vấn đề cơ bản của kế toán chi phí chất lƣợng bao gồm: Khái
niệm, nội dung, lợi ích và chiến lƣợc giảm chi phí chất lƣợng thông qua các


9

mô hình kế toán chi phí chất lƣợng, qua đó, giúp doanh nghiệp Việt Nam

nhận diện, ghi nhận, đo lƣờng, phân tích các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng trong
quá trình sản xuất kinh doanh từ đó cải tiến doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Từ các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng
xây dựng mô hình kế toán chi phí chất lƣợng ngày càng trở thành một yếu tố
chiến lƣợc trong kinh doanh, tuy nhiên ở Việt Nam mô hình kế toán chi phí
chất lƣợng là một khái niệm mới, chỉ dừng lại tổng hợp những kiến thức cơ
bản, chƣa đi sâu vào việc nhận diện, ghi nhận, đo lƣờng, phân tích trên thực
tiễn. Đây chính là một khoảng trống nghiên cứu lớn ở Việt Nam, bài luận văn
này của tác giả sẽ xây dựng một mô hình kế toán chi phí chất lƣợng thực tiễn
tại một công ty điển hình cho ngành sản xuất đó là công ty cổ phần gạch men
Cosevco dựa trên mô hình kế toán chi phí chất lƣợng lý thuyết PAF, đƣợc
đánh giá là một mô hình phù hợp với bối cảnh của công ty cổ phần gạch men
Cosevco khi bƣớc đầu tiếp cận kế toán chi phí chất lƣợng. Việc xây dựng mô
hình kế toán chi phí chất lƣợng lại công ty cổ phần gạch men Cosevco sẽ giúp
công ty cái tiến chất lƣợng một cách hiệu quả từ đó nâng cao tính cạnh tranh
của sản phẩm, tăng khách hàng trung thành và cuối cùng đạt đƣợc mục tiêu
tăng lợi nhuận doanh nghiệp.


10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG
1.1.1. Khái niệm về hất lƣợng sản phẩm
Một định nghĩa chung về chất lƣợng không thể đƣợc đƣa ra, chỉ đơn giản
vì định nghĩa thống nhất về chất lƣợng không tồn tại, nó chịu tác động của các
yếu tố cải tiến liên tục. Và thứ hai là bởi một định nghĩa đƣợc thống nhất là
một nhiệm vụ rất khó khăn - hầu nhƣ không thể nào dựa trên kiến thức hiện

tại. (Savolainen (1992))
Sau đây là một số định nghĩa về chất lƣợng đƣợc trình bày trong tài liệu
mà tác giả tổng hợp đƣợc:
Juran (1951) định nghĩa chất lƣợng nhƣ sau: Chất lƣợng bao gồm những
tính năng của sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng và qua đó đem
lại sự hài lòng cho sản phẩm. Crosby (1986) [đã xác định chất lƣợng nhƣ:
Chất lƣợng phù hợp với yêu cầu. Feigenbaum (1956) định nghĩa chất lƣợng:
Tổng hợp sản phẩm và đặc điểm dịch vụ của tiếp thị, kỹ thuật, sản xuất và bảo
trì thông qua đó sản phẩm và dịch vụ sử dụng sẽ đáp ứng đƣợc mong đợi của
khách hàng. Horngren và cộng sự xác định chất lƣợng nhƣ sau: Chất lƣợng
của một sản phẩm hoặc dịch vụ có nghĩa là nó phù hợp với một tiêu chuẩn
định trƣớc (và thƣờng đƣợc công bố).
Trong hƣớng dẫn của ASQC (1987) về giảm chi phí chất lƣợng, ngƣời ta
nói về định nghĩa chất lƣợng, trong phần lớn các trƣờng hợp, chất lƣợng phải
phù hợp với bản vẽ và kế hoạch. Tuy nhiên, chất lƣợng đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng hơn của từ trong các hƣớng dẫn này, và nó có nghĩa là phù hợp với việc
sử dụng của khách hàng. Schonberger (1989) nói: "Chất lƣợng giống nhƣ
nghệ thuật. Mọi ngƣời đều đứng lên và nhận ra nó khi họ nhìn thấy nó, nhƣng
mọi ngƣời đều định nghĩa nó theo một cách khác (Schonberger).


11

Nhƣ có thể thấy, chất lƣợng nhƣ một khái niệm rất phức tạp và đa dạng.
Ta có thể thấy một định nghĩa tổng quan nhất
Bảng 1.1. Chất lượng sản phẩm theo GARVIN (1987)
Yếu tố hất lƣợng
Hiệu suất
Tính


năng,

Mô tả í h thƣớ

hất lƣợng

Đặc điểm hoạt động chính của sản phẩm
đặc Các đặc tính làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm hoặc

điểm

dịch vụ cho ngƣời dùng

Độ tin cậy

Khả năng sản phẩm sẽ không hƣ hỏng trong khoảng
thời gian cụ thể

Sự phù hợp

Độ chính xác mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các
tiêu chuẩn cụ thể

Độ bền

Độ dài của cuộc đời sản phẩm

Khả năng phục vụ

Tốc độ mà sản phẩm có thể đƣợc đƣa vào sử dụng khi

nó bị hỏng

Tính thẩm mỹ

Mang tính chủ quan cho biết loại phản ứng mà ngƣời
sử dụng cảm thấy chất lƣợng đối với sản phẩm hoặc
dịch vụ dựa trên các biện pháp gián tiếp

1.1.2. Kế toán hi phí hất lƣợng
a. Lịch sử hình thành kế toán chi phí chất lượng
Một trong những ấn phẩm đầu tiên về ảnh hƣởng tài chính của chất
lƣợng, Kiểm soát tính kinh tế về chất lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất, đƣợc
viết bởi Shewhart năm 1931 (Tervonen (1992)). Sau đó năm 1951, Tiến sĩ J.
M. Juran đã đề cập đến kế toán chi phí chất lƣợng trong Chƣơng I, 'Kinh tế về
Chất lƣợng', Cuốn sổ tay Quản lý Chất lƣợng. Hầu hết các báo cáo và các bài
báo khác của thời đại đó đã đề cập đến các ứng dụng kinh tế hẹp, tuy nhiên đã
bƣớc đầu đề cập đến việc các nhà quản lý cần quan tâm đến kế toán chi phí
chất lƣợng.


12

Trong số những bài báo sớm nhất về các mô hình kế toán chi phí chất
lƣợng là bài viết của WJ Messer năm 1957, "Quản lý Chất lƣợng và kế toán
chi phí chất lƣợng"; bài báo của Harold Freeman năm 1960, "Cách phân tích
các chi phí chất lƣợng để sử dụng nó" và Chƣơng 5 của Tiến sĩ AV Cuốn sách
cổ điển của Feigenbaum năm 1956, "Kiểm soát chất lƣợng" năm 1983
Campanella. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất là việc giới thiệu mô
hình kế toán chi phí chất lƣợng gồm bốn loại chỉ tiêu chi phí chất lƣợng đƣợc
áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay của Feigenbaum (1956)

Hội đồng Tiêu chuẩn Chất lƣợng Hoa Kỳ về Quản lý Chất lƣợng
(ASQC) đƣợc thành lập vào năm 1961 để làm rõ mức độ và tầm quan trọng
của chất lƣợng sản phẩm (Campanella (1983)). Năm 1967, ASQC công bố
"Kế toán Chi phí Chất lƣợng – Là cái gì và nhƣ thế nào" trong đó các chỉ tiêu
chi phí chất lƣợng chỉ đƣợc nhận diện, đo lƣờng, ghi nhận, phân tích dựa vào
Feigenbaum (1956). Nhấn mạnh vào việc đo lƣờng và giảm (hoặc tối ƣu hóa)
các loại và yếu tố chỉ tiêu chất lƣợng chính trong mô hình kế toán chi phí chất
lƣợng. Các ấn phẩm khác của ASQC đề cập đến khía cạnh thực tế nhất về đo
lƣờng chi phí liên quan đến chất lƣợng là 'Hƣớng dẫn về Giảm Chi phí Chất
lƣợng và' Hƣớng dẫn Quản lý Chi phí Chất lƣợng Nhà cung cấp' (Dale &
Plunkett (1991)).
b. Định nghĩa kế toán chi phí chất lượng:
Tính kinh tế về chất lƣợng là một thuật ngữ rộng đƣợc sử dụng để định
nghĩa tính kinh tế đằng sau chất lƣợng trong chiến lƣợc sản xuất và dịch vụ.
Nó là còn đƣợc gọi là chi phí chất lƣợng hoặc kế toán chi phí chất lƣợng.
Juran (1951), ngƣời đầu tiên giới thiệu chính thức khái niệm kế toán chi phí
chất lƣợng trong Sổ tay Quản lý chất lƣợng. Theo ông, thuật ngữ "chi phí chất
lƣợng" có ý nghĩa là chi phí kém chất lƣợng (chủ yếu là chi phí tìm và sửa
chữa các sản phẩm bị lỗi). Theo truyền thống, chi phí chất lƣợng đã đƣợc giới
hạn trong chi phí kiểm tra và thử nghiệm các sản phẩm đã hoàn thành. Các


13

chi phí khác có chất lƣợng kém thƣờng đƣợc phân loại là chi phí đầu vào và
không đƣợc coi là chi phí có chất lƣợng.
Cách tiếp cận chi phí chất lƣợng “hiện đại”, nó vẫn còn đƣợc sử dụng
đển hôm nay, đã đƣợc phát triển hơn nữa bởi Feigenbaum (1956), Masser
(1957), Freeman (1960). Các nhà nghiên cứu này, không giống nhƣ Juran
(1951) ngƣời có xu hƣớng đo lƣờng sản xuất và đầu ra, họ tập trung vào đo

lƣờng để đánh giá nếu dịch vụ hay sản phẩm tốt đáp ứng đƣợc mức độ mong
muốn của sự hài lòng của khách hàng.
Vậy Kế toán chi phí chất lƣợng là nhận diện, đo lƣờng, ghi nhận, phân
tích các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng nhằm đảm bảo chất lƣợng đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
1.2. LÝ THUYẾT NỀN KẾ TOÁN CHI PHÍ CHẤT LƢỢNG
1.2.1. Chuỗi ung ứng (SCM)
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay
gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà
kho, nhà bán lẻ và khách hàng. Vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lƣới bao
gồm các tổ chức, phòng ban của công ty kết nối với nhau nhằm thực hiện các
hoạt động liên tục từ khâu thu mua nguyên vật liệu; sản xuất biến đổi nguyên
vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi
tiêu thụ. Trên cơ sở đó, các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải
quyết định riêng lẻ và hƣớng hoạt động của họ theo 5 lĩnh vực sau:


14

Bảng 1.2. Quyết định và hướng hoạt động của công ty theo 05 lĩnh vực
chuỗi cung ứng
Lĩnh vự
Cá quyết định liên qu n
1. Sản xuất - Thị trƣờng cần có sản phẩm
gì?
- Sản phẩm đƣợc sản xuất khi
nào và số lƣợng bao nhiêu?
2. Tồnkho


3. Địa
điểm

4. Vận tải

5. Thông
tin

- Hàng tồn kho nào sẽ đƣợc
tồn trữ ở mỗi giai đoạn trong
chuỗi cung ứng?
- Mức tồn kho là bao nhiêu
cho nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm?
- Xác định mức độ tồn kho và
điểm tái đặt hơn tốt nhất là
bao nhiêu
- Nơi nào có điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tồn trữ
hàng hòa?
- Nơi nào có hiệu quả nhất về
chi phí trong việc sản xuất và
tổn trữ hàng hóa?
- Nên sử dụng những điều
kiện thuận lợi sẵn có hay tạo
ra điều kiện thuận lợi mới
- Hàng tồn kho đƣợc vận
chuyển từ noi cung ứng này
đến nơi khác bằng cách nào?
- Khi nào thì sử dụng loại

phƣơng tiện vận chuyển nào
là tốt nhất?

- Nê thu thập dữ liệu gì và
chia sẻ bao nhiêu thông tin?
- Nắm bắt thông tin kịp thời
chính xác tạo ra khả năng kết
hợp và quyết định tốt hơn

Hoạt động liên qu n
- Lập lịch trình sản xuất và lịch
trình nàu phải phù hợp với khả
năng sản xuất của nhà máy
- Cân đối trong xử lý công việc
- Kiểm soát chất lƣợng
- Bảo trì thiết bị
Chống lại sự không chắc chắn
của chuỗi cung ƣng

Khi các quyết định nàu đƣớc
thực hiện tức là chúng ta đã xác
định mọt hƣớng đi hợp lý để đƣa
hàng hóa đến tau ngƣời tiêu dùng
thông qua hệ thống kênh phân
phối

So sánh chi phí vận chuyển, vận
chuyển bằng đƣờng hàng không
hay bằng xe tải thì nhanh và đáng
tin cậy hơn nhƣng chi phí đắt.

Vận chuyện bằng đƣờng biển
hay bằng xe lửa có chi phí thấp
hơn nhƣng thời gian vận chuyển
lâu và không đáng tin cậy
Dự trữ hàng tồn kho ở mức cao
hơn để bù đắp chi sự không đáng
tin cậy trong vận tải.
Với thông tin tốt, con ngƣời có
thể quyết định hiệu quả về việc
sản xuất cái gì, bao nhiêu, hàng
tồn kho đặt ở đâu và vận chuyển
nhất bằng phƣơng tiên nào?


15

Dựa trên 5 lĩnh vực quyết định nêu trên, có thể thấy các hoạt động kiểm
soát chất lƣợng đƣợc thực hiện tại khâu sản xuất của công ty. Điều này thể
hiện thông qua:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động chức năng từ
nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. Điều này giúp nhà quản lý
nhận diện đƣợc các hoạt động phát sinh chi phí đảm bảo chất lƣợng theo quy
trình sản xuất tránh đƣợc việc bỏ sót hoạt động. Từ đó, việc nhận diện, đo
lƣờng chi phí chất lƣợng trong kế toán chi phí chất lƣợng sẽ đƣợc cải thiện
chính xác hơn.
Thứ hai, dựa trên trình tự thực hiện các hoạt động của chuỗi cung ứng,
nhà quản lý đƣa ra các quyết định đầu tƣ hoặc cắt giảm chi phí đảm bảo chất
lƣợng ở đâu trong quy trình sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm.
Từ việc, nhà quản lý sẽ biết đƣợc chi phí chất lƣợng nào phát sinh trƣớc, chi
phí phát sinh sau, nhà quản lý sẽ có đƣợc định hƣớng tập trung đầu tƣ chi phí

đảm bảo chất lƣợng ở các hoạt động thuộc giai đoạn đầu trong quy trình sản
xuất, làm giảm khả năng phát sinh chi phí do chất lƣợng kém ở giai đoạn
đoạn sau, vốn nếu phát sinh sẽ nhiều hơn nhiều lần so với giai đoạn đầu.
Điều này đã đƣợc Ramudhin (2007) khẳng định trong bài nghiên cứu
mối quan hệ chi phí chất lƣợng và mô hình chuỗi cung ứng, ông cho rằng nếu
kết hợp các chi phí hoạt động của mô hình chuỗi cung ứng với các chi phí
chất lƣợng, thì tổng chi phí đƣợc giảm thiểu. Bởi vì chi phí thất bại và khả
năng gia tăng chi phí sẽ giảm do các hoạt động khắc phục đƣợc thực hiện
trong chuỗi. Cụ thể, trong giai đoạn thu mua nguyên vật liệu của chuỗi cung
ứng, chi phí thẩm định nguyên vật liệu sẽ đƣợc thực hiện, tạo điều kiện giảm
thiểu chi phí tổn thất ở giai đoạn sản xuất sản phẩm.
Vậy, quản trị chuỗi cung ứng giúp nhà quản lý nhận diện được các hoạt
động phát sinh chi phí chất lượng, trình tự xuất hiện của các hoạt động đảm
bảo chất lượng. Trên cơ sở đó, nhà quản lý công ty có một các nhìn tổng


16

quan về nguồn gốc phát sinh chi phí chất lượng, trình tự phát sinh của chi phí
chất lượng, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư vào chi phí chất lượng một
cách hợp lý đảm bảo tối đa tổng giá trị value của chuỗi cung ứng tạo ra.
1.2.2. Quản trị hất lƣợng toàn iện (TQM)
Quản trị chất lƣợng toàn diện (TQM) đƣợc nhắc đến lần đầu bởi Deming
năm 1950 trong cuốn Bài giảng cho Ban Quản lý Nhật Bản. Ông đã đƣa một
định nghĩa mới về Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ sẽ làm giảm chi
phí trong khi gia tăng năng suất và tăng thị phần. Theo ông để đạt đƣợc chất
lƣợng toàn diện, nhà quản lý cần đánh giá đúng về thực trạng hệ thống quản
lý chất lƣợng tại công ty, hiểu đƣợc những biến động trong quá trình thực
hiện sản xuất, sau đó kết hợp nguồn lực để đƣa ra các hành động cần thiết
nhằm cải tiến chất lƣợng. Các hành động đƣợc ông đƣa ra nhƣ: xây dựng mục

tiêu cải tiến sản phẩm, xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng, hoạt động kiểm
tra chất lƣợng thực hiện ngay từ đầu vào; phải luôn luôn cải tiến để hƣớng đến
quy trình tối ƣu từ đó nâng cao chất lƣợng và năng suất dẫn đến giảm bớt chi
phí đầu tƣ.
Vậy TQM là một hệ thống hữu hiệu tích hợp những nỗ lực về duy trì,
phát triển và cải tiến chất lƣợng của nhiều tổ nhóm trong tổ chức để có thể
tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa
mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất. Từ đó có thể
thấy, mục đích cuối cùng của quản trị chất lƣợng thỏa mãn nhu cầu, là nhằm
đạt đƣợc chất lƣợng với tính kinh tế tối ƣu.
Để đạt đƣợc tính kinh tế trong quản lý chất lƣợng toàn diện, Crosby
(1986) nghiên cứu, phát triển khái niệm chi phí để đảm bảo chất lƣợng trong
nghiên cứu Chất lƣợng là thứ cho không (Quality Is Free) gọi là chi phí chất
lƣợng. Ông định nghĩa chất lƣợng là sự phù hợp với yêu cầu của quy trình của
quản trị chất lƣợng toàn diện và thƣớc đo của chất lƣợng chính là cái giá của
sự không phù hợp. Crosby nhấn mạnh đến chi phí do chất lƣợng kém gây ra


17

hay chính là cái giá phải trả cho sự không phù hợp. Trong khi đó, chi phí để
đảm bảo chất lƣợng chính là chi phí cần phải trả để đạt đƣợc chất lƣợng hay
nói cách khác đó là chi phí phòng ngừa.
Vậy, Chi phí chất lượng phát sinh khi thực hiện các hoạt động đảm bảo
chất lượng hoặc các hoạt động khắc phục các sai hỏng xuyên suốt trong quy
trình sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra để đạt được
chất lượng phù hợp. Đây là cơ sở để nhận diện các chi phí chất lượng, từ đó
có thể đo lường, ghi nhận và báo cáo tổng hợp chi phí bỏ ra để đảm bảo chất
lượng một cách phù hợp.
1.3. CÁC MÔ HÌNH KẾ TOÁN CHI PHI CHẤT LƢỢNG

Theo Tsai và Hsu (2010) việc nhận diện, đo lƣờng, ghi nhận, phân tích
các chỉ tiêu chi phí thực hiện đảm bảo chất lƣợng cung cấp đầu vào và phản
hồi cho các hệ thống chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng. Kế toán chi phí
chất lƣợng phải là một phần trong chƣơng trình quản lý chất lƣợng của một
công ty. Trên thế giới có nhiều các mô hình kế toán đƣợc xây dựng để nhận
dạng , đo lƣờng, ghi nhận, phân tích các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng nhƣ:
1.3.1. Mô hình PAF
Nhận diện, đo lƣờng, ghi nhận, phân tích chi phí chất lƣợng bắt nguồn từ
đầu những năm 1950. Đến năm 1956, các chỉ tiêu chi phí chất lƣợng đƣợc
phân loại thành các loại phòng ngừa, thẩm định và thất bại của Feigenbaum
(1956) đã đƣợc hầu hết mọi ngƣời chấp nhận (Plunkett và Dale (1987)). Các
tác giả Juran, Crosby, và Feigenbaum đã phát triển mô hình kế toán chi phí
chất lƣợng cơ bản bằng cách phân loại các loại chi phí chất lƣợng thành
phòng ngừa, đánh giá, chi phí tổn thất nội bộ và bên ngoài. Hơn nữa, chi phí
phòng ngừa và thẩm định là chi phí phù hợp, trong khi chi phí tổn thất là chi
phí không phù hợp. Mô hình kế toán chi phí chất lƣợng đo lƣờng chi phí
phòng ngừa và thẩm định, so sánh với chi phí tổn thất nội bộ và bên ngoài.
Feigenbaum đƣợc xem là ngƣời khởi xƣớng phân loại chi phí liên quan đến
chất lƣợng (Dale & Plunkett) (1991).


×