Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO sát ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG sét GẠCH NGÓI KHU vực xã ĐỊNH HIỆP, HUYỆN dầu TIẾNG, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SÉT GẠCH NGÓI
KHU VỰC XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Yến Nhi

MSSV: 0150100028

Khóa: 2012 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tiến Sơn
ThS. Trần Đức Dậu

TPHCM, ngày 30 tháng 12 năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SÉT GẠCH NGÓI
KHU VỰC XÃ ĐỊNH HIỆP, HUYỆN DẦU TIẾNG,
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Yến Nhi


MSSV: 0150100028

Khóa: 2012 – 2017

TPHCM, ngày 30 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM, được sự chỉ bảo, giảng dạy tận tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
khoa Địa chất và Khoáng Sản, em đã tích lũy cho mình được nhiều kiến thức bổ ích.
Đặc biệt trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, cũng
như những đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô.
Để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
ThS. Nguyễn Tiến Sơn và ThS. Trần Đức Dậu, giảng viên khoa Địa chất và Khoáng
sản - trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, quan
tâm theo sát chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam,
đặc biệt là ThS. Nguyễn Tiến Sơn đã tạo điều kiện cung cấp nguồn tài liệu để em làm
cơ sở thực hiện đồ án.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa chất và Khoáng sản,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tận tình dìu dắt và truyền đạt
cho em những kiến thức lý thuyết cũng như thực hành trong thời gian em học tập ở
trường.
Tuy vậy, do kiến thức còn hạn hẹp và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án tốt
nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của của quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức của
mình.

i



MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN .............................................................................2
2. MỤC TIÊU CỦA ĐATN ......................................................................................... 2
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................3
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN ................................................................................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................4
1.3. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................ 7
1.3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................7
1.3.2. Mạng lưới sông suối .....................................................................................10
1.3.3. Địa hình và thảm thực vật .............................................................................10
1.3.4. Điều kiện giao thông vận tải .........................................................................11
1.3.5. Đặc điểm khí hậu .......................................................................................... 11
1.3.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn ...........................................................................13
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. 14
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU .......................... 14
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VĂN PHÒNG ........................................................... 17
2.4. PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ ................................................................................18
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................... 22
3.1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT ..................................................................22
3.1.1. Vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng ........................................22
3.1.2. Đặc điểm địa chất mỏ ...................................................................................23
3.2.1. Thành phần độ hạt và chỉ số dẻo ..................................................................25

3.2.2. Thành phần hóa học ...................................................................................... 26
3.2.3. Thành phần khoáng vật .................................................................................28
ii


3.2.4. Tính chất công nghệ của khoáng sản ............................................................ 29
3.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIẾN THIÊN THÂN KHOÁNG ..................................30
3.3.1. Theo bề dày...................................................................................................30
3.3.2. Theo độ sâu ...................................................................................................31
3.3.3. Theo không gian ........................................................................................... 34
3.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN ...................................................... 35
3.4.1. Đối với mỏ sét gạch ngói Định Hiệp ............................................................ 35
3.4.2. Đối với vùng mở rộng nghiên cứu ................................................................ 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 44
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 46

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CP

Chính phủ

ĐH


Định Hiệp

ĐT

Đường tỉnh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LK

Lỗ khoan

Nnk

Những người khác

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

SHLK

Số hiệu lỗ khoan


TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc mỏ Định Hiệp ................................................................ 9
Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015 ....................... 12
Bảng 3.1 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần độ hạt ........................................25
Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả phân tích chỉ số dẻo.....................................................26
Bảng 3.3 Bảng quy đổi hàm lượng CaO, MgO sang CaCO3, MgCO3 .......................... 27
Bảng 3.4 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần hóa học......................................27
Bảng 3.5 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Ronghen nhiễu xạ .....28
Bảng 3.6 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Nhiệt vi sai ...............28
Bảng 3.7 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc

mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất gạch đặc ...................... 29
Bảng 3.8 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc
mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất ngói ............................. 29
Bảng 3.9 Kết quả tính toán hệ số biến thiên thân khoáng theo bề dày ......................... 31
Bảng 3.10 Chỉ tiêu chất lượng ....................................................................................... 35
Bảng 3.11 Kết quả tính trữ lượng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp ....................................36
Bảng 3.12 Kết quả nội suy bề dày thân khoáng trong vùng mở rộng nghiên cứu ........40

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương ........................................................................................... 8
Hình 1.2 Ranh mỏ Định Hiệp trên Google Earth ............................................................ 9
Hình 1.3 Suối Bót nằm ở phía Đông của mỏ ................................................................ 10
Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu ........................................................... 10
Hình 1.5 ĐT750 hướng từ mỏ về Thị trấn Dầu Tiếng ..................................................11
Hình 1.6 Đường vào mỏ ................................................................................................ 11
Hình 1.7 Dân cư gần khu vực nghiên cứu .....................................................................13
Hình 2.1 Tạo cấu trúc bảng ........................................................................................... 18
Hình 2.2 Bảng Browse ..................................................................................................19
Hình 2.3 Chọn giá trị độ cao muốn xuất .......................................................................20
Hình 2.4 Bảng tọa độ và giá trị độ cao trên Mapinfo ....................................................20
Hình 3.1 Hướng nghiêng địa hình .................................................................................34
Hình 3.2 Vùng mở rộng nghiên cứu đánh giá tiềm năng ..............................................38
Hình 3.3 Điểm A dùng để nội suy bề dày thân sét ........................................................ 38
Hình 3.4 Sơ đồ nội suy bề dày thân khoáng vùng mở rộng nghiên cứu ....................... 39
Hình 3.5 Diện tích vùng mở rộng nghiên cứu xác định trên Mapinfo .......................... 41


vi


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác - chế biến khoáng sản của tỉnh
Bình Dương đã và đang ngày càng phát triển về khối lượng cũng như chất lượng sản
phẩm. Hoạt động này không những đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng
của tỉnh mà còn tham gia cung cấp cho các địa phương lân cận.
Trong giai đoạn tới, nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh Bình Dương sẽ ngày
một tăng, đặc biệt là sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói (sau đây gọi tắt là sét
gạch ngói). Bên cạnh yêu cầu về khối lượng còn đòi hỏi chất lượng ngày một cao để
phục vụ cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Bình Dương nói
riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.
“Sét gạch ngói ở tỉnh Bình Dương có tiềm năng lớn, chất lượng khá tốt; hiện
nay phần lớn sản lượng sét khai thác đều được dụng để sản xuất gạch, ngói, phục vụ
xây dựng” (Nguồn: Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2014 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản, đánh giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn
đến năm 2020). Do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã Định
Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng thực tiễn.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐATN
Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài
nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tương đối phong phú. Bên cạnh đó cùng với
sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở

hạ tầng ngày càng tăng của tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Dầu Tiếng và khu vực
nghiên cứu nói riêng, làm cho nhu cầu cần nguyên vật liệu sử dụng làm vật liệu xây
dựng ngày một tăng, trong đó có nguồn nguyên liệu là sét gạch ngói.
Theo báo Tài nguyên và Môi trường thì sản lượng khai thác sét thực tế của tỉnh
Bình Dương năm 2015 đạt 885.101 m3 (kể cả sản phẩm phụ trong các mỏ đá), giảm so
với năm 2014, nguyên nhân do một số mỏ cũ đã khai thác hết trữ lượng và đang đóng
cửa mỏ, một số mỏ mới được cấp phép chưa đạt công suất cấp phép. Phương án quy
hoạch của tỉnh Bình Dương là thực hiện thăm dò, khai thác một số mỏ mới và mở rộng
mỏ cũ, trong đó có mỏ sét Định Hiệp thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương để phục vụ nhu cầu tại chỗ của các địa phương đang thiếu hụt nguồn sét
(Nguồn: Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2014 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh
giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm
vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020).
Trong những năm tới, nhu cầu về nguồn vật liệu xây dựng là rất lớn, trước mắt
là nguyên liệu sét để sản xuất gạch ngói phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ
thuật. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu
vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐATN
Khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến cấp 121 trên diện tích 2,415 ha và dự báo tài nguyên
phần mở rộng nghiên cứu trên diện tích 1,046 ha.

2


3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu:
-


Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu.

-

Đánh giá chất lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói của mỏ Định Hiệp

thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trên diện tích 2,415 ha.
-

Đánh giá mức độ biến thiên thân khoáng mỏ Định Hiệp trên diện tích 2,415 ha.

-

Đánh giá trữ lượng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp đến cấp 121 trên diện tích

2,415 ha; định hướng mở rộng mỏ, dự báo tài nguyên phần mở rộng nghiên cứu trên
diện tích 1,046 ha.
Phạm vi nghiên cứu:
Tại mỏ Định Hiệp thuộc khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình
Dương, trên diện tích 2,415 ha và vùng mở rộng nghiên cứu với diện tích 1,046 ha.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu
Sử dụng internet thu thập và tham khảo các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn,
quy chuẩn đánh giá chất lượng sét gạch ngói; thu thập và tham khảo các tài liệu địa
chất, các báo cáo thăm dò từ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam.
Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế. Đồng
thời thu thập một số thông tin, hình ảnh thực tế về giao thông, dân cư, thảm thực vật
khu vực nghiên cứu.

Phương pháp bản đồ
Sử dụng phần mềm Mapinfo 12.0 và Surfer 11 để làm bản đồ khối địa hình mỏ
Định Hiệp.
Phương pháp xử lý văn phòng
-

So sánh kết quả phân tích mẫu sét mỏ Định Hiệp với TCVN 4353:1986 và

QCVN 49:2012/BTNMT. Từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói.
-

Từ thiết đồ mô tả lỗ khoan thăm dò đánh giá sự biến thiên thân khoáng.

-

Nội suy bề dày thân khoáng khu vực mở rộng mỏ Định Hiệp theo công thức

toán học.
3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một nguồn lực để
phát triển, do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng khoáng sản đóng vai trò quan trọng,
góp phần tạo tiền đề cho việc khai thác, chế biến khoáng sản, thúc đẩy phát triển kinh
tế sau này.
Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều công trình và tài liệu về đánh giá tiềm năng
khoáng sản sét gạch ngói, như một số tài liệu sau:

Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng và nnk (2012) cho thấy sét gạch ngói
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nguồn gốc phong hóa và trầm tích. Tuy nhiên, phần lớn
các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sử dụng chủ yếu sét
có nguồn gốc trầm tích tuổi Đệ tứ phân bố trong hệ tầng Vĩnh Phúc và trầm tích
Holocen. Về đặc điểm chất lượng, tất cả các mỏ và điểm sét trầm tích đều có thành
phần khoáng vật chủ yếu là Hidromica, thứ yếu là Kaolinit; các thành phần khác như
Monmorilonit, Thạch anh, Mica, Carbonat chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc vắng mặt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Cần và nnk (2004) cho thấy kết quả phân
tích thành phần hóa học, tính chất cơ lý, kết quả nung thử nghiệm sét tại các xã Hòa
Bắc, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép (theo TCVN 4353:1986), sét đạt yêu cầu sử
dụng làm gạch; tuy nhiên kết quả phân tích thành phần hóa học và các tính chất kỹ
thuật tại xã Hòa Ninh không đảm bảo yêu cầu chất lượng sét sản xuất gạch ngói, mẫu
không kết khối ở 11000C.
Riêng ở khu vực tỉnh Bình Dương có rất nhiều nghiên cứu, báo cáo thăm dò sét
gạch ngói, bao gồm các mỏ đã và đang khai thác, mỏ mở rộng và mỏ mới:
Theo báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét
gạch ngói Long Nguyên 2 thuộc hệ tầng Bà Miêu, diện phân bố thân sét chỉ chiếm
khoảng 2/3 diện tích toàn mỏ, thân khoáng sét phân bố từ Đông sang tới gần trung tâm
về phía Tây mỏ với bề dày trung bình 8,66 m. Kết quả tính toán mức độ biến thiên
thân khoáng theo bề dày cho thấy chúng thuộc loại không ổn định. Tuy nhiên chất
4


lượng sét hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch ngói. Ngoài ra báo cáo còn phân
tích, đánh giá khoáng sản đi kèm (cát bột pha sét thuộc hệ tầng Thủ Đức) trong tầng
phủ mỏ Long Nguyên 2; với kết quả phân tích thành phần độ hạt và tính chất cơ lý cho
thấy đất phủ này chỉ sử dụng làm vật liệu san lấp ở những phần địa hình cao do hàm
lượng bột sét sao sẽ khó có khả năng đầm chặt ở vùng địa hình thấp.
Theo báo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét

gạch ngói mỏ Tân Hiệp 2 có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu. Lớp phủ
tương đối dày với chiều dày trung bình 9,97 m, khoáng sản đi kèm (cát xây dựng)
thuộc hệ tầng Đất Cuốc; vì lớp phủ dày nên đã tiến hành phân tích thành phần độ hạt
và tính chất cơ lý của khoáng sản đi kèm, từ đó định hướng sử dụng làm vật liệu phục
hồi sau khai thác mỏ hoặc sử dụng rải đường cho vận chuyển nội mỏ. Mức độ biến
thiên thân khoáng sét không ổn định nhưng chất lượng sét rất ổn định. Thân khoáng có
xu hướng phát triển về hướng Đông - Đông Nam của mỏ.
Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Văn Cường và nnk (2014) cho thấy sét gạch
ngói Bố Lá có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu; chiều dày sét trung bình
17,1 m. Kết quả phân tích mẫu cho thấy sét có cường độ kháng nén cao, được lý giải
do mặc dù sét có hàm lượng SiO2 hơi cao nhưng có chứa một số khoáng vật dễ chảy,
các hợp phần này nóng chảy len lỏi vào các hợp phần khác, có vai trò như xi măng gắn
kết, làm tăng đáng kể cường độ kháng nén vật liệu nung. Chất lượng sét làm nguyên
liệu sản xuất gạch ngói nung tốt.
Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) cho thấy sét gạch
ngói Định An thuộc hệ tầng Bà Miêu, khoáng sản đi kèm có thành phần gồm cát bột,
cát bột lẫn sạn sỏi. Kết quả phân tích thành phần độ hạt, chỉ số dẻo cho thấy sét Định
An hoàn toán đáp ứng yêu cầu nguyên liêu sản xuất gạch đặc, còn để sản xuất ngói
phải xử lý thành phần sỏi. Mức độ biến thiên thân khoáng theo bề dày đạt mức ổn
định. Thân khoáng mỏng dần về phía Tây Nam, từ đó có thể định hướng phát triển, mở
rộng mỏ sau này sẽ về hướng Đông Bắc.

5


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Theo Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ
đá sét:
Sét: là sản phẩm trầm tích gắn kết yếu, khi nhào với nước tạo thành khối dẻo, dễ

tạo hình, dễ bảo quản hình đã tạo, khi phơi hoặc sấy khô vẫn giữ nguyên được hình
dạng và sau khi nung ở nhiệt độ thích hợp thì cứng chắc và bền vững.
Theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản
rắn:
Thân khoáng: là tập hợp tự nhiên liên tục khoáng chất có ích được xác định chất
lượng, kích thước và hình thái đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn của khai thác công
nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản rắn: là những tích tụ tự nhiên của các khoáng chất rắn
bên trên hoặc trong bề mặt trái đất, có hình thái, số lượng, chất lượng đáp ứng những
tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng chất từ
các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tạo hoặc trong tương lai. Tài
nguyên khoáng sản rắn được chia thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài
nguyên khoáng sản rắn dự báo.
Tài nguyên khoáng sản rắn xác định: là tài nguyên khoáng sản rắn đã được
đánh giá, khảo sát, thăm dò xác định vị trí, diện phân bố, hình thái, số lượng, chất
lượng, các dấu hiệu địa chất đặc trưng với mức độ nghiên cứu địa chất từ chắc chắn
đến dự tính.
Tài nguyên khoáng rắn dự báo: là tài nguyên khoáng sản rắn dự báo trong quá
trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên cơ sở các tiền đề và dấu
hiệu địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản với độ tin cậy từ suy đoán đến dự
đoán.
Trữ lượng khoáng sản rắn: tài nguyên khoáng sản rắn là một phần của tài
nguyên khoáng sản rắn xác định đã được thăm dò và việc khai thác, chế biến chúng
mang lại hiệu quả kinh tế trong những điều kiện thực tiễn tại thời điểm tính trữ lượng.
6


Phân cấp trữ lượng và tài nguyên người ta dựa trên cơ sở liên kết 3 nhóm thông
tin chính là hiệu quả kinh tế, nghiên cứu khả thi và mức độ nghiên cứu địa chất.

Cấp trữ lượng tài nguyên có tên gọi theo mã số gồm 3 chữ số như sau:
-

Chữ số đầu tiên thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số 1 - có hiệu quả kinh tế, số

2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế, số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế.
-

Chữ số thứ hai chỉ mức độ nghiên cứu khả thi: số 1 - mức độ nghiên cứu khả

thi, số 2 - mức độ nghiên cứu tiền khả thi, số 3 - nghiên cứu khái quát.
-

Chữ số thứ 3 thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn, số 2

- tin cậy, số 3 - dự tính, số 4 - dự báo.
Trong đó, nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài
nguyên, trữ lượng được phân thành 3 cấp: trữ lượng cấp 111, 121 và cấp 122. Tài
nguyên được phân thành 6 cấp: tài nguyên cấp 211, 221, 222, 331, 332 và cấp 333,
nhóm tài nguyên dự báo phân thành 2 cấp 334a và 334b, đối với các mỏ đá sét được
phân thành một cấp là 334.
1.3. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Vị trí địa lý
Mỏ sét Định Hiệp có diện tích 2,415 ha thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng,
tỉnh Bình Dương, cách tỉnh lộ ĐT750 khoảng 1,3 km về phía Tây Bắc, cách UBND xã
Định Hiệp khoảng 6,2 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm huyện Dầu Tiếng khoảng
13 km về phía Đông Bắc. Vị trí giáp giới như sau:
-

Phía Đông giáp: xã Long Hoa.


-

Phía Nam giáp: xã An Lập.

-

Phía Tây Bắc giáp: xã Định Thành, xã Định An.

-

Phía Bắc giáp: xã Minh Tân.
Vị trí địa lý mỏ Định Hiệp được thể hiện trên hình 1.1.

7


Hình 1.1 Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp,
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

8


Diện tích mỏ Định Hiệp là 2,415 ha; ranh giới mỏ Định Hiệp được giới hạn bởi
các điểm góc có tọa độ như bảng 1.1 và hình 1.2:
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm góc mỏ Định Hiệp
Tọa độ VN2000
Mốc

KT105045', múi 30


ranh

Diện tích
(ha)

X (m)

Y (m)

1

1253647

577619

2

1253550

577683

3

1253559

577723

4


1253572

577870

5

1253706

577818

2,415 ha

Hình 1.2 Ranh mỏ Định Hiệp trên Google Earth
9


1.3.2. Mạng lưới sông suối
Mạng lưới dòng chảy trong khu vực chủ yếu là suối nhỏ, về phía bắc khu vực
nghiên cứu khoảng 2 km có suối Văn Tám, phía tây 1 km có suối Cốm, phía đông
1,5 km có suối Cam Xe, phía đông 20 m là suối Bót, tất cả đều chảy về hồ Hà Nù.

Hình 1.3 Suối Bót nằm ở phía Đông của mỏ
1.3.3. Địa hình và thảm thực vật
Khu vực nghiên cứu có mặt nghiêng địa hình thấp dần về phía Đông, độ cao
15,39 - 26,50 m. Thảm thực vật chính tại khu vực thăm là cây cao su, cây bụi,..

Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

10



1.3.4. Điều kiện giao thông vận tải
Khu vực thăm dò nằm cách đường trải nhựa ĐT750 khoảng 1,3 km. Đường vào
khu vực mỏ được trải cấp phối nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển sau này.

Hình 1.5 ĐT750 hướng từ mỏ về Thị trấn Dầu Tiếng

Hình 1.6 Đường vào mỏ
1.3.5. Đặc điểm khí hậu
Khu vực tỉnh Bình Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chia
làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Nhiệt độ
trung bình hằng năm là 27°C. Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ. Chế độ không khí ẩm
tương đối cao.

11


Tổng hợp lượng mưa tại mỏ trong 5 năm (2011 - 2015) thu thập tại Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia như
sau:
Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015
Năm

2011

2012

2013


2014

2015

Tháng

R

Rx

R

Rx

R

Rx

R

Rx

R

Rx

1

9,3


9,3

5,2

2,1

8

6

0,6

0,6

30,7

16

2

12,8

8,4

0

0

8


6

91,2

73

0

0

3

8,2

5,7

107,4

46,3

13

12

103

58

17,7


17,7

4

92,5

35,1

51,7

25,7

87

23

174

41

29,6

18

5

235,9 54,6

387


65,2

382

76

240

56

18

5

6

251,6 43,6

236

56,7

162

28

239

55


252

52

7

306,7 49,3 375,8

75

337

81

265

51

416

113

8

251,4 30,1 279,4

57,6

267


47

367

82

235

44

9

212,8 30,3 753,5 103,1

434

124

489

88

177

58

10

154,1 43,8 195,7


51,1

211

50

269

48

31,5

63

11

33,3

22,1 125,1

45

160

59

43

33


195

43

12

18,4

13,3

0

25

18

19,8

17

43,2

31

0

Năm 1.587,0 54,6 2.516,8 103,1 2.094,0 124,0 2.300,6 88,0 1.445,7 113,0
R: Tổng lượng mưa tháng (mm)
RX: Lượng mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)


12


1.3.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Huyện Dầu Tiếng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm
huyện cách thị xã Thủ Dầu Một 45 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 75 km,
trục lộ chính là đường liên huyện, tỉnh lộ với bề rộng mặt đường 2 - 4 làn xe. Dầu
Tiếng có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trồng trọt với các loại cây công nghiệp,
cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề
thuận lợi để phát triển sản xuất công nghiệp.
Theo niên giám thống kê Bình Dương năm 2012 dân số khoảng 115.780 người,
mật độ dân cư 160 người/km2. Huyện Dầu Tiếng có 11 xã: Minh Hòa, Minh Thạnh,
Minh Tân, Định An, Long Hòa, Định Thành, Định Hiệp, An Lập, Long Tân, Thanh
An, Thanh Tuyền; 01 thị trấn: Dầu Tiếng.
Khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương có dân chủ yếu là
người Kinh, sống tập trung thành phường ấp. Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu là
buôn bán nhỏ, một số khác làm nương rẫy và trồng cao su. Nhìn chung đời sống người
dân khá ổn định. Trình độ dân trí, văn hóa của nhân dân khá cao, khu vực có trường
phổ thông các cấp và bệnh viện.

Hình 1.7 Dân cư gần khu vực nghiên cứu
13


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU
2.1.1. Sử dụng internet thu thập các tài liệu
Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn.

Công văn số 3006/BTNMT-VPTL ngày 14/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc thực hiện quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT-VPTL ngày 07/06/2006.
Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường “Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét”.
TCVN 4353:1986 - Đất sét để sản xuất gạch ngói nung. Yêu cầu kĩ thuật.
QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền. Phần Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tối thiểu về chất
lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.
2.1.2. Thu thập, tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu từ Liên đoàn Bản đồ Địa
chất miền Nam
Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản sét gạch ngói
Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016).
Xác định mạng lưới công trình thăm dò; thu thập các phương pháp, công trình
thăm dò đã tiến hành để đánh giá tiềm năng khoáng sản:
Mạng lưới công trình thăm dò:
Toàn bộ diện tích thăm dò tại mỏ sét gạch ngói Định Hiệp đã bố trí theo mạng
lưới như sau :
-

Khoảng cách tuyến thăm dò: 55m - 60m.

-

Khoảng cách công trình thăm dò trên tuyến: 100m - 130m.

-

Độ sâu thăm dò đến hết bề dày thân khoáng.

14



Các phương pháp, công trình thăm dò bao gồm:
-

Công tác trắc địa.
 Thu thập điểm địa chính cơ sở.
 Lập lưới đường chuyền kinh vĩ.
 Lập lưới khống chế độ cao kỹ thuật.
 Đo vẽ BĐ địa hình tỷ lệ 1:1.000 đồng mức 1m.
 Đưa công trình từ bản đồ ra thực địa và các mốc ranh mỏ.
 Đo thu công trình từ thực địa lên bản đồ.

-

Công tác địa chất. Lập bản đồ địa chất mỏ tỷ lệ 1:1.000.
 Được tiến hành bằng các lộ trình khảo sát địa chất trên mặt kết hợp với
các công trình khai đào.
 Khảo sát 03 lộ trình tổng chiều dài 0,9 km; số điểm khảo sát đạt 786
điểm/km2.

-

Công tác địa chất thủy văn – địa chất công trình.
 Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000, ngoài trời.
 Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000, trong phòng.
 Quan trắc đơn giản mực nước lỗ khoan (5ngày/lần, mỗi lỗ khoan 06
lần/tháng).
 Xử lý số liệu quan trắc.
 Thu thập tài liệu thủy văn.


-

Công tác khoan
 Công tác khoan: Tổng số mét khoan là 110,1m, trong đó: tầng phủ là 16,0m;
thân khoáng sét là 87,6m.
 Công tác khai đào – dọn lộ: đào thủ công; các công trình dọn lộ nhằm tận
dụng các bờ moong trong nghiên cứu địa chất để khống chế lớp phủ và lấy
mẫu.

-

Công tác lấy mẫu: Mẫu lõi khoan lấy lên, rửa sạch mùn khoan và được xếp vào

khay mẫu 5 ngăn, mỗi ngăn 1m. Mẫu được lấy theo hiệp khoan, có ghi etiket và mô tả
theo quy định. Toàn bộ mẫu khoan được lấy và lưu giữ, làm cơ sở cho việc lấy các loại
mẫu thí nghiệm khác.
15


 Mẫu cơ lý: Mẫu cơ lý đất được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng,
đóng ngập xuống nền đất. Mẫu lấy lên được cho vào hộp mẫu, bọc paraphin,
ghi eteket và độ sâu lấy mẫu theo đúng quy định. Tổng số mẫu 04 mẫu.
 Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo: Mẫu được lấy ở các công trình khoan bằng
cách chia đôi dọc lõi khoan, một nửa lấy đi thí nghiệm, còn một nửa lưu lại
tại kho lưu mẫu. Chiều dài 1 mẫu đơn trung bình 3,0m. Lớp cát hạt nhỏ kẹp
có chiều dày < 1m được gộp chung vào mẫu. Tổng số mẫu: 20 mẫu.
 Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên.
Tổng số mẫu: 20 mẫu.
 Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và

lấy bằng chiều dày lớp sét. Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm
dò. Số lượng mẫu: 03 mẫu.
 Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện. Số
lượng mẫu: Mỗi loại 03 mẫu.
 Mẫu vật liệu nung: Lấy theo mẫu gộp như mẫu hóa silicat. Số lượng mẫu:
03 mẫu.
 Mẫu nước: Do trong lỗ khoan không có nước nên để đánh giá nguồn nước
mặt có trong khu vực mỏ đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hố nước có
trong mỏ. Số lượng mẫu: 01 mẫu.
-

Công tác gia công mẫu: Mẫu sau khi lấy được gia công trước khi tiến hành

phân tích.
-

Công tác phân tích, thí nghiệm mẫu:
 Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo.
 Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên.
 Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và
lấy bằng chiều dày lớp sét. Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm
dò.
 Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện. Phân
tích mẫu rơnghen và nhiệt vi sai nhằm xác định thành phần khoáng vật sét.

16


 Mẫu vật liệu nung: Lấy theo mẫu gộp như mẫu hóa silicat toàn diện. Yêu
cầu nung ở 2 nhiệt độ 950o và 1050o.

 Mẫu cơ lý đất: Phân tích các yêu cầu về tính chất cơ lý đất làm cơ sở tính
toán góc dốc bờ moong cho việc khai thác sau này.
 Mẫu nước: Do trong lỗ khoan không có nước nên để đánh giá nguồn nước
mặt có trong khu vực mỏ đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hố nước có
trong mỏ. Mẫu được phân tích hóa nước toàn diện và vi sinh mẫu.
-

Công tác lập báo cáo tổng kết.
Thiết đồ mô tả lỗ khoan mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu

Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Kết quả phân tích mẫu sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Các bản vẽ kèm theo: Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã
Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ địa chất khu
vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ
lệ 1:50.000; Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:1.000.
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Thời gian khảo sát thực địa: 10/5/2016.
Dựa vào tọa độ các điểm góc của mỏ sét Định Hiệp, sử dụng GPS xác định vị
trí khu vực nghiên cứu ngoài thực địa.
Quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế.
Thu thập một số thông tin, hình ảnh về vị trí địa lý, địa hình, thảm thực vật,
giao thông, dân cư ở khu vực nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VĂN PHÒNG
Từ kết quả phân tích mẫu, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sét
dùng để sản xuất gạch ngói, từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói Định Hiệp. Hai
tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh hiện hành là:
-


TCVN 4353:1986 - Đất sét để sản xuất gạch ngói nung. Yêu cầu kĩ thuật.

17


×