Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO đến mưa mùa hè ở khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

NGUYỄN THỊ CHI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN MƢA
MÙA HÈ Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ KHÍ TƢỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221

TP. HỒ CHÍ MINH – 11/2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP. HCM
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ENSO ĐẾN MƢA
MÙA HÈ Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Chi

MSSV: 0250010004

Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Lê Thị Thu Hằng

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017



TRƢỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN
Bộ môn: KHÍ TƢỢNG
Họ và tên: NGUYỄN THỊ CHI

MSSV: 0250010004

Ngành: KHÍ TƢỢNG HỌC

Lớp: 02 - ĐHKT

1. Đề tài đồ án: Nghiên cứu ảnh hƣởng của ENSO đến mƣa mùa hè ở khu vực Tây
Nguyên.
2. Nhiệm vụ:
- Thu thập, phân tích số liệu có liên quan
- Xây dựng đƣợc cơ sở lí luận, các phƣơng pháp nghiên cứu, nội dung,… liên quan
tới đề tài nghiên cứu để đƣa ra đƣợc kết quả nghiên cứu có tính chính xác.

3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/7/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 5/11/2017
5. Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: Ths. Lê Thị Thu Hằng
.
Ngƣời hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã đƣợc thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Trƣởng bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong trƣờng đã giúp đỡ
em trong thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô
giáo trong khoa Khí Tƣợng Thủy Văn, Trƣờng Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trƣờng
TP. HCM đã giảng dạy và chỉ bảo cho em nhiều kiến thức đại cƣơng lẫn chuyên
ngành, giúp em có đƣợc cơ sở lý thuyết vững vàng để hoàn thiện đồ án này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Ths. Lê Thị Thu Hằng, ngƣời đã
hƣớng dẫn, xin số liệu và tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và làm đồ án.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi
những sai sót mà bản thân chƣa đạt đƣợc. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý

thầy cô giáo và các bạn để đồ án đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1 Tổng quan về khu vực Tây Nguyên .......................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình khu vực Tây Nguyên .................................3
1.1.2 Đặc điểm khí hậu khu vực Tây Nguyên .......................................................... 5
1.2 Tổng quan về ENSO .............................................................................................. 8
1.2.1 Khái niệm và cơ chế vật lý của ENSO ............................................................ 8
1.2.2 Các chỉ số xác định hiện tƣợng ENSO và phân vùng NINO......................... 16
1.3 Tổng quan về mƣa ................................................................................................ 19
1.3.1 Chế độ mƣa ở Tây Nguyên ............................................................................19
1.3.2 Các đặc trƣng về mƣa ....................................................................................20
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21
2.1 Cơ sở số liệu .........................................................................................................21
2.1.1 Số liệu ENSO .................................................................................................21
2.1.2 Số liệu mƣa ....................................................................................................21
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 22
2.2.1 Phƣơng pháp xác định thời kì ENSO ............................................................ 22
2.2.2 Phƣơng pháp xác định mùa hè ENSO ........................................................... 24
2.2.3 Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của ENSO đến các đặc trƣng mƣa ..........25
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................................... 29

3.1 Các đợt ENSO giai đoạn 1983 – 2012 .................................................................29
3.2 Kết quả phân loại mùa hè ENSO .........................................................................32
3.3 Ảnh hƣởng của ENSO đến các đặc trƣng mƣa ....................................................33
3.3.1 Ảnh hƣởng của ENSO đến sự biến động lƣợng mƣa ....................................33
3.3.2 Ảnh hƣởng của ENSO đến sự biến động của số ngày mƣa ........................... 43
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL1

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
BMT: Buôn Ma Thuột
CPC: Climate Prediction Center (trung tâm dự báo khí hậu)
CS: Chuẩn sai
ENSO: El Nino Southern Oscillation
ET: Năm El Nino thiết lập
IRT: International Research Institute for Climate Prediction
JMA: Japan Meteorological Agency
LT: Năm La Nina thiết lập
NOAA: National Oceanic and Atmospheric Administration
NE: Năm không ENSO
OLR: Bức xạ sóng dài
R: Lƣợng mƣa
∆R: Chuẩn sai lƣợng mƣa
STT: Nhiệt độ mặt nƣớc biển
SSTA: Chuẩn sai nhiệt độ mặt nƣớc biển
SOI: Southern Oscillation Index
SO: Dao động nam

SSTA: Sea surface temperature anomaly
SE: Năm sau El Nino
SL: Năm sau La Nina
SNM: Số ngày mƣa
SNMMM: Số ngày mƣa mùa mƣa
SNMN: Số ngày mƣa năm
TBD: Thái Bình Dƣơng
TBNN: Trung bình nhiều năm

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin các trạm quan trắc khí tƣợng đƣợc sử dụng nghiên cứu ở khu vực
Tây Nguyên ...................................................................................................................22
Bảng 2.2: Tổng số trƣờng hợp xảy ra cho 8 trạm trong từng nhóm năm ...................... 28
Bảng 3.1: Các đợt El Nino trong giai đoạn 1983 - 2012 ...............................................29
Bảng 3.2: Các đợt La Nina trong giai đoạn 1983 - 2012 ..............................................29
Bảng 3.3: Trung bình trƣợt 5 tháng của SSTA............................................................. 30
Bảng 3.4: Phân loại các năm ENSO và năm không ENSO ...........................................32
Bảng 3.5: Thống kê chuẩn sai lƣợng mƣa năm toàn khu vực Tây Nguyên ..................33
Bảng 3.6: Tỷ lệ % số trƣờng hợp với mức chuẩn sai số ngày mƣa có mƣa (Rngày
mm).......................................................................................................................... 43
Bảng 3.7: Tỷ lệ % số trƣờng hợp với mức chuẩn sai số ngày mƣa vừa (Rngày 25mm)
.......................................................................................................................................44
Bảng 3.8: Tỷ lệ % số trƣờng hợp với mức chuẩn sai số ngày mƣa to (Rngày 50mm) .44
Bảng 3.9: Tỷ lệ % số trƣờng hợp với mức chuẩn sai số ngày mƣa rất to (Rngày
100mm) ......................................................................................................................... 45

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý của khu vực Tây Nguyên Việt Nam ............................................3
Hình 1.1: Địa hình khu vực Tây Nguyên Việt Nam........................................................ 4
Hình 1.3: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện thƣờng...................................................... 10
Hình 1.4: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện La Nina ....................................................12
Hình 1.5: Những thích ứng cơ bản của TBD và khí quyển đối với hiện tƣợng La Nina
.......................................................................................................................................13
Hình 1.6: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện El Nino ....................................................14
Hình 1.7: Những thích ứng cơ bản của TBD và khí quyển đối với hiện tƣợng El Nino
.......................................................................................................................................15
Hình 3.1: Chỉ số SSTA trong 30 năm giai đoạn 1983 – 2012 .......................................32
Hình 3.2: Chuẩn sai lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên những năm El Nino thiết
lập (ET) giai đoạn 1983 - 2012...................................................................................... 34
Hình 3.3: Chuẩn sai lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên những năm sau El Nino
(SE) giai đoạn 1983 -2012 ............................................................................................. 34
Hình 3.4: Chuẩn sai lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên những năm La Nina thiết
lập (LT) giai đoạn 1983 -2012....................................................................................... 35
Hình 3.5: Chuẩn sai lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên những năm sau La Nina
(SL) giai đoạn 1983 - 2012 ............................................................................................ 36
Hình 3.6: Chuẩn sai lƣợng mƣa năm khu vực Tây Nguyên những năm không ENSO
(NE) giai đoạn 1983 - 2012 ........................................................................................... 36
Hình 3.7: Chuẩn sai lƣợng mƣa mùa mƣa ở khu vực Tây Nguyên những năm El Nino
thiết lập (ET) giai đoạn 1983 - 2012 .............................................................................37
Hình 3.8: Chuẩn sai lƣợng mƣa mùa mƣa ở khu vực Tây Nguyên những năm sau El
Nino (SE) giai đoạn 1983 - 2012 ...................................................................................38
Hình 3.9: Chuẩn sai lƣợng mƣa mùa mƣa ở khu vực Tây Nguyên những năm La Nina
(LT) thiết lập giai đoạn 1983 - 2012 .............................................................................38
Hình 3.10: Chuẩn sai lƣợng mƣa mùa mƣa khu vực Tây Nguyên những năm sau La

Nina (SL) giai đoạn 1983 - 2012 ...................................................................................39
Hình 3.11: Chuẩn sai lƣợng mƣa mùa mƣa khu vực Tây Nguyên những năm không
ENSO (NE) giai đoạn 1983 - 2012................................................................................39
Hình 3.1: Trung bình chuẩn sai lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Nguyên năm El Nino
thiết lập (ET) giai đoạn 1983 - 2012 .............................................................................40
Hình 3.13: Trung bình chuẩn sai lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Nguyên năm sau El
Nino (SE) giai đoạn 1983 - 2012 ...................................................................................41
Hình 3.24: Trung bình chuẩn sai lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Nguyên năm La Nina
thiết lập (LT) giai đoạn 1983 - 2012 .............................................................................41
Hình 3.15: Trung bình chuẩn sai lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Nguyên năm sau La
Nina (SL) giai đoạn 1983 - 2012 ...................................................................................42

v


Hình 3.16: Trung bình chuẩn sai lƣợng mƣa tháng khu vực Tây Nguyên năm không
ENSO (NE) giai đoạn 1983 - 2012................................................................................42

vi


MỞ ĐẦU
Đại dƣơng và khí quyển là hai thành phần quan trọng của trái đất, sự tƣơng tác
của hai thành phần này làm nên tính đa dạng của hệ thống khí hậu. Các hiện tƣợng
thời tiết và khí hậu không phải lúc nào cũng diễn ra theo quy luật mà cũng có lúc dị
thƣờng, trong đó ENSO là hiện tƣợng liên quan đến dị thƣờng nhiệt độ mặt nƣớc biển
và chế độ gió ở khu vực xích đạo Thái Bình Dƣơng. Mức độ ảnh hƣởng của ENSO
không chỉ ở khu vực Thái Bình Dƣơng mà còn ảnh hƣởng đến toàn cầu trong đó có
Việt Nam.
Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á, khu vực lân cận phía Tây

Thái Bình Dƣơng nơi có liên quan trực tiếp với hiện tƣợng El Nino và La Nina nên khí
hậu, thời tiết Việt Nam cũng bị ảnh hƣởng mỗi khi xảy ra hiện tƣợng này. Vào năm
ENSO thì một số yếu tố khí hậu nhƣ mƣa, nhiệt độ, độ ẩm,… có xu thế tăng hoặc giảm
so với giá trị trung bình nhiều năm, trong đó mƣa là yếu tố có tính biến động mạnh và
khó dự báo nhất. Vào năm ENSO thì từng khu vực ở Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng
khác nhau, khu vực Tây Nguyên cũng ảnh hƣởng mạnh mẽ từ hiện tƣợng này. Với địa
hình núi và cao nguyên rộng lớn lại nằm khuất bên sƣờn Tây của dãy Trƣờng Sơn, khí
hậu Tây Nguyên có sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa mƣa ẩm và mùa khô hạn nên
mƣa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khí hậu khu vực này.
Việc nghiên cứu ảnh hƣởng của ENSO đến chế độ mƣa là một trong những việc
làm cần thiết để khu vực Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung khi chịu ảnh
hƣởng của ENSO sẽ có những biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ tác động của thời tiết,
khí hậu đến con ngƣời và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây cũng là lý do chọn hƣớng
nghiên cứu của đồ án là “Nghiên cứu ảnh hưởng của ENSO đến mưa mùa hè ở khu
vực Tây Nguyên”.
+ Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan về khu vực nghiên cứu, về hiện tƣợng ENSO và chế độ mƣa ở khu
vực Tây Nguyên.
- Thu thập số liệu, lựa chọn chỉ số và xác định năm ENSO.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của ENSO đến mƣa mùa hè ở khu vực Tây Nguyên để
đánh giá đƣợc sự biến đổi của lƣợng mƣa, số ngày mƣa trong những năm ENSO và
năm không ENSO.
1


+ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu trong đồ án này là trên địa bàn khu vực Tây Nguyên, gồm
có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
- Thời gian lấy số liệu nghiên cứu trong vòng 30 năm từ 1983 – 2012, số liệu
của 8 trạm quan trắc khí tƣợng bề mặt gồm trạm: Đăk Tô, Pleiku, Ayunpa, Buôn Mê

Thuột, MĐrăk, Đăk Nông, Bảo Lộc, Liên Khƣơng.
+ Trong đồ án có sử dung một số phương pháp để phục vụ nghiên cứu:
- Sử dụng phƣơng pháp tính toán thống kê khí hậu, nghiên cứu tính biến động
thông qua phân tích chuẩn sai, phân tích tỉ lệ phần trăm.
- Phân tích tổ hợp: Các đối tƣợng có cùng thuộc tính đƣợc nhóm lại, sau đó các
đặc trƣng nghiên cứu đƣợc xét theo từng nhóm.
+ Kết cấu của đồ án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, đồ án có cấu trúc gồm có
các chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan. Chƣơng này giới thiệu tổng quát về khu vực Tây
Nguyên, về hiện tƣợng ENSO và các đặc trƣng mƣa ở Tây Nguyên.
- Chƣơng 2: Cơ sở số liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này sẽ phân
tích về số liệu và các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong đồ án.
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng này sẽ đƣa ra kết quả nghiên cứu,
tính toán của đồ án.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về khu vực Tây Nguyên
1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình khu vực Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ kết hợp với nhau thành
Miền Trung Việt Nam. Trong đó khu vực Tây Nguyên là một chuỗi các cao nguyên
liền kề gồm có 5 tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm các tỉnh:
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. [8]

Hình 1.1: Vị trí địa lý của khu vực Tây Nguyên Việt Nam
(Nguồn: Diễn đàn hỗ trợ dạy và học tích cực kenhdaihoc.com)
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, có phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, phía

Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc, phía Tây giáp với Lào và
Campuchia. Trong 5 tỉnh thì Kon Tum là tỉnh có biên giới phía Tây giáp với Lào và
Campuchia, các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông có đƣờng biên giới giáp với
Campuchia. Trong khi đó Lâm Đồng là tỉnh duy nhất không có đƣờng biên giới quốc
tế nào. Tổng diện tích tự nhiên của khu vực là 54.474 km².
Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy núi Trƣờng Sơn, có bề mặt địa
hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhƣng ngăn chặn gió Đông Nam
3


thổi vào. Địa hình bị chia cắt phức tạp và có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm các địa
hình sau:
+ Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trƣng nhất của vùng, không chỉ có một
cao nguyên mà là một loạt các cao nguyên liền kề nhau có độ cao khoảng từ 500 –
1000 mét. Các cao nguyên liền kề từ Bắc vào Nam gồm: Kon Tum, Kon Plông, Kon
Hà Nừng, Pleiku, MĐrăk, Buôn Mê Thuột, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. Tất cả các
cao nguyên này đều đƣợc bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao
Trƣờng Sơn Nam.
+ Địa hình vùng núi
+ Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn

Hình 1.1: Địa hình khu vực Tây Nguyên Việt Nam
(Nguồn: Tài liệu ôn thi môn Địa Lý kenhdaihoc.com)
Tây Nguyên chia thành ba vùng địa hình đồng thời cũng là ba vùng khí hậu
gồm có: Bắc Tây Nguyên (tƣơng ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai), Trung Tây
Nguyên (tƣơng ứng với các tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông), Nam Tây Nguyên (tƣơng ứng
với tỉnh Lâm Đồng). [2]

4



+ Vùng khí hậu Bắc Tây Nguyên: Là vùng có độ cao địa hình từ 750 – 2000
mét, bao gồm chuỗi cao nguyên núi cao phía Bắc và phía Tây Bắc Tây Nguyên với núi
Ngọc Lĩnh, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng và phần lớn diện tích
cao nguyên Pleiku. [2]
+ Vùng khí hậu Trung Tây Nguyên: Là vùng chiếm phần lớn diện tích Tây
Nguyên bao gồm từ vùng trũng lòng hồ Yaly, toàn bộ chuỗi liên tiếp các cao nguyên
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và phía Tây cao nguyên Đà Lạt. Phần lớn diện tích có độ
cao địa hình dƣới 750 mét và xen kẽ một ít khu vực núi cao trên 750 mét. [2]
+ Vùng khí hậu Nam Tây Nguyên: Độ cao địa hình cao nguyên có độ cao từ
750 – 2000 mét. [2]
Khu vực có độ cao trung bình khoảng 600 – 800 mét so với mặt biển, nhƣng
trong đó tiểu vùng Trung Tây Nguyên, có độ cao địa hình thấp hơn hai tiểu vùng Bắc
và Nam Tây Nguyên. Khu vực cũng có nhiều dãy núi trùng điệp với những đỉnh núi
cao trên 2000 mét nhƣ: Ngọc Linh, Chƣ Hmu, Chƣ Yang Sin, Lang Biang. [2]
1.1.2 Đặc điểm khí hậu khu vực Tây Nguyên
Tây Nguyên là khu vực có khí hậu dạng đặc biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa
- dạng khí hậu nhiệt đới cao nguyên gió mùa. Tính chất cao nguyên làm thay đổi đáng
kể nhịp điệu mùa và các yếu tố khí hậu cơ bản nhƣng không làm thay đổi tính chất
nhiệt đới. Sự phân hóa khí hậu của khu vực là sự phân hóa trong cùng một đới do các
nhân tố phi đới là hoàn lƣu gió mùa và điều kiện địa hình tạo thành. [3]
Khí hậu Tây Nguyên phân làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa:
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng XI năm trƣớc đến tháng IV năm sau, trong đó tháng
III và tháng IV là tháng nóng và khô nhất, độ ẩm thấp, thƣờng có gió cao nguyên từ
cấp 4 đến cấp 6. [3]
+ Mùa mƣa từ tháng V đến tháng X, khí hậu ẩm và dịu mát. Mùa mƣa và mùa
khô tƣơng phản nhau rõ rệt. [3]
Khí hậu vùng núi nhiệt đới, mùa đông ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông
Bắc. Nhƣng mức độ lạnh ở khu vực chịu chi phối nhiều do độ cao địa hình. Ở cùng độ

cao, nhiệt độ các tháng mùa đông ở đây cao hơn vùng khí hậu Đông Bắc và Việt Bắc
từ 4 - 50 C, vì vậy mùa đông ở đây ít lạnh. Nhiệt độ thấp nhất trên vành đai núi cao từ 0
- 50 C, ở các vùng khác trên 50 C. Dƣới vành đai núi thấp, mùa hè nóng, nhiệt độ cao
5


nhất có thể lên tới 400 C ở các khu vực thung lũng, ở độ cao trên 1500 mét không có
mùa nóng. [3]
Phần phía Tây khu vực cũng có một số nét của khí hậu lục địa, biên độ ngày
của nhiệt độ lớn tƣơng tự nhƣ Tây Bắc. Mùa khô ở vùng này bụi nhiều và thiếu nƣớc.
Trên những khu vực vùng núi thấp, vấn đề chủ yếu vẫn là chống nóng nhƣng càng lên
cao thì yêu cầu này càng giảm, lên tới trên 1500 mét hầu nhƣ không còn mùa nóng. [3]
Do ảnh hƣởng của độ cao địa hình nên ở các cao nguyên cao 400 - 500 mét khí
hậu tƣơng đối mát và mƣa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 mét (nhƣ Đà Lạt) thì
khí hậu lại mát mẻ, không có mùa nóng nhƣ vùng ôn đới. [2]
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 240 C, lƣợng ánh sáng dồi dào, cƣờng độ
ổn định. Tổng lƣợng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm khoảng 240 - 250 kcal/cm2.
Số giờ nắng trung bình 2200 – 2700 giờ/năm. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày và
đêm khá lớn (mùa khô biên độ từ 15 - 200 C, mùa mƣa biên độ từ 10 - 150 C). Lƣợng
mƣa trung bình hàng năm khoảng 1900 - 2000 mm, tập trung chủ yếu trong mùa mƣa.
[2]
Khu vực có 3 vùng khí hậu: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây
Nguyên
+ Vùng khí hậu khu vực Bắc Tây Nguyên (vùng khí hậu I): Là vùng bao gồm
chuỗi cao nguyên núi cao phía Bắc và Tây Bắc Tây Nguyên với núi Ngọc Lĩnh, cao
nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng và phần lớn diện tích cao nguyên
Pleiku. Độ cao địa hình từ 750 mét đến khoảng 2000 mét. Nhiệt độ trung bình trong
khoảng từ 28 - 220 C, mang đặc điểm vùng khí hậu nhiệt đới núi cao. Lƣợng mƣa tăng
dần về phía Bắc kết nối với vùng mƣa lớn Trà My - Quảng Nam, tổng lƣợng mƣa năm
là 2206 mm, số ngày mƣa trung bình năm 157 ngày. Mùa mƣa kéo dài sáu tháng (từ

tháng V đến tháng X), các tháng mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau). Độ ẩm
tƣơng đối trung bình 83%, số giờ nắng là 2429 giờ trong năm, tổng lƣợng bốc hơi từ
992mm. Khu vực này gần nhƣ không có thời tiết vƣợt ngƣỡng nắng nóng. [2]
+ Vùng khí hậu khu vực Trung Tây Nguyên (vùng khí hậu II): Là vùng chiếm
phần lớn diện tích khu vực Tây Nguyên bao gồm từ vùng trũng lòng hồ Yaly, toàn bộ
chuỗi liên tục cao nguyên Gia Lai - Đăk Lăk - Đăk Nông và phía Đông cao nguyên Đà
Lạt. Chủ yếu phần diện tích có độ cao địa hình dƣới 750 mét và xen kẽ một số núi cao
6


trên 750 mét. Vùng có tổng lƣợng nhiệt năm từ 8023 - 89050 C, đặc biệt tại vùng thung
lũng thấp Ayunpa có tổng nhiệt độ là 94320 C cao tƣơng đồng với nhiệt độ khu vực
Duyên Hải Nam Trung Bộ. Ayunpa là vùng có độ cao < 200 mét với địa hình thung
lũng khác biệt nên thƣờng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng. Độ ẩm
tƣơng đối trung bình từ 77 - 85%, tổng số giờ nắng từ 2059 - 2495 giờ trong năm, tổng
lƣợng bốc hơi từ 925 - 1542mm. Vùng khí hậu Trung Tây Nguyên chia ra làm 5 tiểu
vùng khí hậu dựa theo lƣợng mƣa: [2]
 Tiểu vùng khí hậu II1: Gồm chủ yếu diện tích dọc theo lòng hồ Yaly nối với
phần núi thấp phía Tây cao nguyên Pleiku và khu vực thung lũng thấp của Kon Tum.
Lƣợng mƣa năm từ 1727 - 1837mm, số ngày mƣa trung bình năm từ 149 - 155 ngày.
Mùa mƣa kéo dài sáu tháng (từ tháng V đến tháng X), các tháng mùa khô (từ tháng XI
đến tháng IV năm sau). Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa từ 1539 - 1627mm, ba tháng có
lƣợng mƣa tập trung lớn nhất là tháng VII, VIII, IX lƣợng từ 967 - 1007mm chiếm 55
- 57% lƣợng mƣa năm. Có một số hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ: dông, sƣơng
mù, mƣa đá, số ngày có Tx

0

C không lớn và phân bố không đồng đều nhiều nhất


khoảng 10 - 12 ngày trong năm, nhƣng số ngày có Tm
58 ngày trong năm, số ngày có Tm

0

0

C tƣơng đối nhiều từ 23 -

C từ 5 - 30 ngày. [2]

 Tiểu vùng khí hậu II2: Bao gồm toàn bộ diện tích phần phía Đông cao nguyên
Pleiku, khu vực trũng thấp Gia Lai - Ayunpa, đèo An Khê kết nối vùng Cheo Reo Phú Túc. Do điều kiện địa hình là vùng trũng thấp và thung lũng phía đông chịu ảnh
hƣởng của hiệu ứng phơn nên lƣợng mƣa thấp. Tổng lƣợng mƣa năm thấp nhất so với
các vùng khác ở khu vực Tây Nguyên từ 1287 – 1539 mm, số ngày mƣa trung bình
năm từ 143 - 145 ngày. Tổng lƣợng mƣa mùa từ 1183 – 1430 mm, ba tháng có lƣợng
mƣa lớn từ 618 – 833 mm, tỷ trọng chiếm 48 - 54% lƣợng mƣa năm, tháng có lƣợng
mƣa lớn nhất vào tháng IX hoặc X và đạt từ 236 – 346 mm. [2]
 Tiểu vùng khí hậu II3: Bao gồm phần lớn nửa phía Bắc cao nguyên BMT Buôn Hồ, vùng Cƣ Jut và Đăk Mil của cao nguyên Đăk Nông và toàn bộ vùng trũng
thấp phía Tây cao nguyên Pleiku - Buôn Hồ. Vùng có tổng lƣợng mƣa năm từ 1772 –
2150 mm, số ngày mƣa năm từ 160 - 170 ngày. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa từ 1594 –
2083 mm, chiếm 90 - 97% tỷ trọng lƣợng mƣa năm. Mùa khô có tổng lƣợng mƣa thấp
từ 67 – 177 mm chiếm 3 - 10% tỷ trọng lƣợng mƣa năm. [2]
7


 Tiểu vùng khí hậu II4: Bao gồm cao nguyên BMT nối liền với MĐrăk và
phần nhỏ diện tích phía Đông Bắc cao nguyên Đăk Nông. Tổng lƣợng mƣa năm từ
1886 - 2073 mm, số ngày mƣa hàng năm từ 160 - 187 ngày. Tổng lƣợng mƣa mùa
mƣa từ 1642 – 1878 mm, chiếm 87 - 91% tỷ trọng lƣợng mƣa năm. Mùa khô có tổng

lƣợng mƣa thấp khoảng 194 – 224 mm chiếm 9 - 13% tỷ trọng lƣợng mƣa năm. [2]
 Tiểu vùng khí hậu II5: Bao gồm toàn bộ diện tích phía Nam của cao nguyên
Đăk Nông và diện tích nửa phía Tây của cao nguyên Bảo Lộc. Đây là vùng có sƣờn
đón gió mùa Tây Nam nên lƣợng mƣa năm lớn, tổng lƣợng mƣa năm từ 2043 – 2570
mm. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa từ 1908 - 2418 mm, chiếm 93 - 94% tỷ trọng lƣợng
mƣa năm. Tổng lƣợng mƣa mùa khô rất ít từ 135-153 mm, chỉ chiếm 6 - 7% tỷ trọng
lƣợng mƣa năm. [2]
+ Vùng khí hậu khu vực Nam Tây Nguyên (vùng khí hậu III): Bao gồm khu
vực khí hậu cao nguyên núi cao Bảo Lộc - Đà Lạt - Liên Khƣơng, độ cao địa hình cao
nguyên có độ cao 750 - 2000 mét. Tổng nhiệt độ năm từ 6559 - 79970 C, biên độ nhiệt
trung bình năm từ 3.2 - 3.50 C, nhiệt độ trung bình năm từ 180C - 21.90 C. Nhiệt độ cao
nhất tuyệt đối khoảng 340 C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 4.20 C. Tổng lƣợng
mƣa năm phân bố không đồng đều phía Bắc vùng (cao nguyên Lâm Viên) có lƣợng
mƣa lớn 2909 mm, khu vực phía Nam từ Đà Lạt đến Liên Khƣơng tổng lƣợng mƣa
năm từ 1611 - 1814 mm. Số ngày mƣa từ 150 - 200 ngày mƣa/ năm. Tổng lƣợng mƣa
mùa mƣa từ 1417 - 2723 mm, chiếm 88 - 93% tỷ trọng lƣợng mƣa năm. Tổng lƣợng
mƣa mùa khô từ 140 - 198 mm, chiếm 7 - 12% tỷ trọng lƣợng mƣa năm, số ngày mƣa
ít chủ yếu mƣa nhỏ và mƣa phùn. Độ ẩm tƣơng đối trung bình 80 - 86%, tổng số giờ
nắng từ 2029 - 2330 giờ trong năm, tổng lƣợng bốc hơi từ 897 - 1149 mm. [2]
1.2 Tổng quan về ENSO
1.2.1 Khái niệm và cơ chế vật lý của ENSO
a. Khái niệm về ENSO
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino Dao động Nam) để chỉ cả hai hiện tƣợng El Nino và La Nina, hiện tƣợng này có liên
quan tới dao động của khí áp giữa hai bờ phía Đông Thái Bình Dƣơng với bờ phía Tây
Thái Bình Dƣơng. [5]

8


“El Nino (pha ENSO nóng) là từ đƣợc dùng để chỉ hiện tƣợng nóng lên dị

thƣờng của lớp nƣớc biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình
Dƣơng, kéo dài 8 - 12 tháng hoặc lâu hơn, thƣờng xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần song cũng
có khi dày hơn hoặc thƣa hơn”. [5]
“La Nina (pha ENSO lạnh) là hiện tƣợng lớp nƣớc biển bề mặt ở khu vực nói
trên lạnh đi dị thƣờng, xảy ra với chu kỳ tƣơng tự hoặc thƣa hơn El Nino.” [5]
b. Cơ chế vật lý của ENSO
 Dao động Nam và Hoàn lƣu Walker
Dao động Nam (Southern Oscillation) là sự dao động của khí áp quy mô lớn, từ
năm này qua năm khác ở hai phía Đông và Tây của khu vực xích đạo Thái Bình
Dƣơng.
Nhà khoa học Gilbert I.Walker phát hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ
trƣớc nhận thấy mối liên quan giữa khí áp hai bờ Đông - Tây của Thái Bình Dƣơng và
nhận thấy khi khí áp ở phía Đông Thái Bình Dƣơng giảm mạnh thì thƣờng xảy ra hạn hán
ở khu vực Indonesia, Australia, Ấn Độ và mùa đông Bắc Mỹ ấm hơn bình thƣờng. Tuy
nhiên khi đó ông chƣa đủ thông tin số liệu để chứng minh mối liên hệ này. [5]
Cho tới giữa những năm 1960, nhà khí tƣợng Na Uy Jacob Bjerknes đã đƣa ra
giả thuyết rằng sự ấm lên của dải xích đạo Thái Bình Dƣơng có liên quan đến sự suy
yếu của đới gió Đông tín phong, khác với quan niệm trƣớc đây rằng El Nino chỉ là sự
nóng lên cục bộ của nƣớc biển ngoài khơi Nam Mỹ. Ông thừa nhận có sự dao động cỡ
lớn trong hoàn lƣu tín phong của bán cầu Bắc và Nam ở Thái Bình Dƣơng và ông cho
rằng nó có liên quan tới Dao động Nam. Ông là ngƣời kết nối Dao động Nam và El
Nino dựa vào việc sử dụng bộ số liệu thu thập trong những năm 1957 là năm El Nino
mạnh. Ông nhận ra El Nino và Dao động Nam đƣợc kết nối với nhau trong hệ thống
lớn ENSO liên quan đến cả đại dƣơng và khí quyển. [5]
Khi tín phong mạnh, nƣớc tƣơng đối lạnh có nguồn gốc nƣớc trồi ở xích đạo
thuộc bờ biển Nam Mỹ đƣợc hình thành bởi áp lực của gió Đông lên bề mặt đại
dƣơng, mở rộng về phía Tây tới trung tâm Thái Bình Dƣơng. Sự chênh lệch khí áp
giữa Đông (cao) và Tây (thấp) và nhiệt độ giữa Đông (thấp) và Tây (cao) trên khu vực
xích đạo Thái Bình Dƣơng dẫn đến chuyển động ngƣợc chiều của không khí ở tầng
thấp (gió Đông) và trên cao (gió Tây); ở phía Đông có chuyển động giáng, ở phía Tây

9


có chuyển động thăng của không khí, tạo thành một hoàn lƣu khép kín, đƣợc Bjerknes
gọi là Hoàn lƣu Walker. [5]

Hình 1.3: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện thƣờng
(Nguồn: Bản tin KHCN số 08/2010)
Cƣờng độ mạnh yếu của hoàn lƣu Walker đƣợc thể hiện bởi sự chênh lệch nhiệt
độ và khí áp giữa bờ Đông và bờ Tây Thái Bình Dƣơng. Sự chênh lệch nhiệt độ và khí
áp giữa bờ Đông và Tây càng lớn thì hoàn lƣu Walker càng mạnh, ngƣợc lại chênh
lệch nhiệt độ và khí áp giảm thì hoàn lƣu Walker yếu đi. [5]
Ở vùng nhiệt đới TBD ngoài hoàn lƣu kinh hƣớng Hadley theo hƣớng Bắc –
Nam còn có hoàn lƣu vĩ hƣớng Walker theo hƣớng Đông – Tây.
Hoàn lƣu Walker là một hoàn lƣu vĩ hƣớng vùng xích đạo. Hoàn lƣu này đƣợc
đặc trƣng bởi dòng không khí thăng lên trên Tây TBD, khu vực Indonesia, đi sang phía
Đông tới Đông TBD, khu vực ngoài khơi Nam Mỹ, giáng xuống ở đây rồi lại đi về
phía Tây tạo thành một vòng hoàn lƣu khép kín.
Thƣờng thì nhiệt độ nƣớc biển giảm dần theo độ sâu nên từ mặt biển đến độ sâu
khoảng vài trăm mét, nhiệt độ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dƣơng cao hơn phía
Đông, tạo ra một lớp nƣớc chuyển tiếp giữa lớp nƣớc bên trên nóng hơn với lớp nƣớc
bên dƣới lạnh hơn, có độ nghiêng từ Đông sang Tây Thái Bình Dƣơng, thƣờng đƣợc
gọi là “nêm nhiệt” (the Thermocline). Độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây khoảng 200
mét, giảm dần về bờ phía Đông chỉ còn vài chục mét. Khi hoàn lƣu Walker mạnh lên,

10


hoạt động của nƣớc trồi tăng lên, độ nghiêng của nêm nhiệt lớn hơn, trái lại khi hoàn
lƣu Walker yếu đi, nƣớc trồi bị hạn chế, độ nghiêng của nêm nhiệt giảm đi. [5]

 Tƣơng tác khí quyển – đại dƣơng
Tƣơng tác khí quyển – đại dƣơng là quá trình trao đổi nhiệt, ẩm, động lƣợng,
năng lƣợng giữa lớp không khí bên trên với lớp nƣớc bề mặt đại dƣơng, chủ yếu thông
qua hoạt động đối lƣu và các xoáy khí quyển. [5]
ENSO có thể đƣợc coi là hệ quả của tƣơng tác khí quyển - đại dƣơng dƣới tác
động của nhiều nhân tố trong và ngoài vùng nhiệt đới TBD.
Trên khu vực phía Tây xích đạo Thái Bình Dƣơng (vùng bể nóng (The Warm
Pool)), nơi có hội tụ của gió Đông và gió Tây tầng thấp, thƣờng diễn ra hoạt động đối
lƣu sâu trong nhánh phía Tây của hoàn lƣu Walker. Mây, mƣa nhiều và lƣợng bức xạ
phát xạ sóng dài (OLR) từ mặt biển thƣờng không vƣợt quá 240w/m2. Do đó lƣợng
bức xạ sóng ngắn từ mặt trời thƣờng nhỏ hơn lƣợng tiềm nhiệt bốc hơi. [5]
Ngƣợc lại ở vùng xích đạo phía Đông Thái Bình Dƣơng, trong nhánh phía
Đông của Hoàn lƣu Walker thƣờng có chuyển động giáng của không khí, hoạt động
đối lƣu bị hạn chế, ít mây, mƣa. Lƣợng bức xạ phát xạ sóng dài từ mặt biển thƣờng đạt
những giá trị cực đại (>280w/m2). Bức xạ sóng ngắn từ mặt trời cũng đạt những giá trị
lớn nhất và thƣờng lớn hơn lƣợng tiềm nhiệt bốc hơi. [5]
Khi hoàn lƣu Walker hoạt động yếu hơn bình thƣờng (gió Đông tầng thấp yếu,
trong khi gió Tây ở vùng phía Tây Thái Bình Dƣơng xích phát triển mạnh lên), vùng
đối lƣu sâu ở Tây Thái Bình Dƣơng bị dịch chuyển về phía Đông đến trung tâm Thái
Bình Dƣơng, làm tăng cƣờng các chuyển động xoáy của khí quyển ở vùng này, lƣợng
mây và mƣa tăng lên, OLR giảm, lƣợng nhiệt và lƣợng ẩm từ đại dƣơng chuyển vào
khí quyển giảm đi. Trái lại, ở vùng phía Tây Thái Bình Dƣơng xích đạo, đối lƣu bị hạn
chế, lƣợng mây và mƣa giảm đi, OLR tăng, lƣợng nhiệt và ẩm từ đại dƣơng chuyển
vào khí quyển tăng lên. [5]
 Cơ chế hoạt động của ENSO
Trong điều kiện bình thƣờng, nhiệt độ trung bình năm của lớp nƣớc bề mặt
vùng nhiệt đới Đông TBD khoảng 21 - 260 C, trong khí đó vùng Tây TBD là 28 - 290 C
(phía Tây cao hơn phía Đông 3 - 60 C). Gradient nhiệt độ dọc theo xích đạo có hƣớng

11



từ Tây sang Đông. Ở Tây TBD mƣa nhiều còn Đông TBD và các vùng biển lân cận
thuộc Nam Mỹ mƣa ít. [4]
Tín phong Bắc và Nam Bán Cầu đã đẩy nƣớc biển bề mặt về phía Tây làm cho
mực nƣớc biển phía Tây cao hơn phía Đông khoảng 40cm. Ở lớp dƣới sâu nƣớc trồi
lên thay thế lớp nƣớc ấm nóng hơn trên mặt đã bị đẩy về phía Tây. Vì thế nhiệt độ mặt
nƣớc biển (SST) ở phía Đông TBD thấp hơn phía Tây TBD. Lớp nƣớc mặt ở phía
Đông TBD (khoảng 50cm) mỏng hơn phía Tây TBD (khoảng 200m). [4]
Do nhiệt độ mặt nƣớc biển bờ phía Tây cao hơn bờ phía Đông TBD (4 - 50C)
nên ở bờ phía Tây, trên vùng Indonesia thƣờng có chuyển động thăng hình thành mây
đối lƣu và cho mƣa. Còn ở khu vực ngoài khơi và ven biển Pêru (vùng gần xích đạo
thuộc phía Tây Nam của Nam Mỹ) có dòng giáng, không khí khô và thời tiết tốt. [4]
Khi hoàn lƣu Walker mạnh hơn bình thƣờng, tín phong càng mạnh thì các dòng
hải lƣu cũng di chuyển dọc theo xích đạo đi về phía Tây càng mạnh, nên nƣớc nóng ở phía
Tây TBD càng dày hơn. Ngƣợc lại, ở phía Đông TBD, độ cao mực biển thấp hơn, bề dày
lớp tà nhiệt mỏng hơn, nƣớc trồi mạnh hơn, nhiệt độ mặt nƣớc biển thấp hơn trạng thái
trung bình. Kết quả ở phía Tây TBD dòng thăng càng mạnh, đồng thời, mƣa sẽ càng lớn.
Song ở phía Đông TBD, dòng giáng mạnh hơn, không khí khô hơn và thời tiết lạnh đi
khác thƣờng. Khi đó hiện tƣợng La Nina xuất hiện: [4]

Hình 1.4: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện La Nina
(Nguồn: Phòng Thí nghiệm khí quyển- Đại Dƣơng NOAA)

12


Hình 1.5: Những thích ứng cơ bản của TBD và khí quyển đối với hiện tƣợng La
Nina
(Nguồn: Khí tƣợng Synop của Trần Công Minh)

Hiện tƣợng El Nino xảy ra khi hoàn lƣu Walker suy yếu, áp lực của gió Đông
lên mặt biển giảm đi, kéo theo sự suy yếu của nƣớc trồi và dòng chảy hƣớng Tây.
Nƣớc biển từ vùng bể nóng Tây TBD đổ dồn về phía Đông, tạo thành một sóng đại
dƣơng xích đạo (sóng Kelvin) lan truyền về phía Đông và nhiệt từ vùng bể nóng đƣợc
vận chuyển về vùng trung tâm và Đông TBD, làm cho nƣớc biển bề mặt ở vùng này
nóng lên dị thƣờng, cao hơn trung bình 4 - 50 C hoặc hơn nữa. Kết quả là chênh lệch
nhiệt độ nƣớc biển giữa vùng phía Đông và phía Tây giảm đi, độ sâu của nêm nhiệt ở
bờ phía Tây giảm đi, trong khi ở bờ phía Đông tăng lên, trao đổi nhiệt thẳng đứng
trong lớp nƣớc xáo trộn đại dƣơng mạnh mẽ hơn. [4]

13


Hình 1.6: Hoàn lƣu Walker trong điều kiện El Nino
(Nguồn: Phòng thí nghiệm khí quyển – đại dƣơng NOAA)
Khu vực có nhiệt độ cao dị thƣờng đƣợc mở rộng từ phía Đông đến vùng trung
tâm Tây TBD. Trong khi đó, khu vực nhiệt đới Tây TBD vốn đƣợc coi là “bể nóng”
TBD, lại trở lên lạnh hơn so với bình thƣờng. Cùng với sự thay đổi của nhiệt độ mặt
nƣớc biển, vùng mƣa nhiều ở Tây TBD cũng bị dịch chuyển về phía Đông làm cho khu
vực Đông và trung tâm TBD trở lên ấm và mƣa nhiều hơn. Trái lại, khu vực Tây TBD
vốn nóng và ẩm lại trở lên mát và khô hơn. [4]

14


Hình 1.7: Những thích ứng cơ bản của TBD và khí quyển đối với hiện tƣợng El
Nino
(Nguồn: Khí tƣợng Synop của Trần Công Minh)
Tuy hiện tƣợng El Nino chỉ xảy ra trên khu vực nhiệt đới TBD song phạm vi
ảnh hƣởng của nó rất rộng lớn, hầu nhƣ trên toàn cầu với mức độ tác động khác nhau,

hiệu quả tác động cũng rất đa dạng. [4]
Ở khu vực nhiệt đới Tây TBD và các vùng lân cận thuộc Đông Nam Á, Bắc
Australia, các hoạt động dông, bão, mƣa giảm đi. Các vùng phía bắc Australia,
Indonexia, Philippin,… trở lên khô hạn dị thƣờng. Trái lại, ở vùng nhiệt đới trung tâm
và Đông TBD, bờ phía Tây của Nam Mỹ, các vĩ độ cận nhiệt đới Bắc Mỹ vốn ít mƣa
và khô lại mƣa nhiều và ẩm ƣớt. Ngoài ra, hiện tƣợng khô hạn hơn bình thƣờng cũng
thƣờng quan sát đƣợc ở vùng Đông Nam Châu Phi và Đông Bắc Nam Mỹ và mƣa lại
xảy ra nhiều hơn ở vùng nhiệt đới phía Đông Châu Phi và cận nhiệt đới Nam Mỹ. [4]
 Các sóng trong cơ chế ENSO
“Sóng Kelvin lan truyền tới bờ phía Đông Thái Bình Dƣơng trung bình mất
khoảng 50 ngày và bị phản xạ trở lại. Sự phản xạ này gây ra một sóng đại dƣơng (sóng

15


Rossby) chuyển động về phía Tây với thời gian trung bình khoảng 6 tháng, qua đó, lớp
nƣớc bề mặt ấm lại đƣợc vận chuyển về phía Tây.” [5]
“Sự phản xạ qua lại của các sóng Kelvin và Rossby ở hai bờ của TBD quyết
định độ dài và tính không ổn định trong các pha của một chu trình El Nino. Nhƣ vậy,
có thể thấy sóng Kelvin làm giảm chênh lệch nhiệt độ giữa Đông và Tây Thái Bình
Dƣơng (hiệu ứng âm), trái lại, sóng Rossby cho hiệu ứng dƣơng. Trên thực tế, sự duy
trì một thời gian dài (12 - 14 tháng) hiện tƣợng nóng lên dị thƣờng của nhiệt độ nƣớc
biển bề mặt ở trung tâm và Đông Thái Bình Dƣơng xích đạo (một chu trình El Nino),
chứng tỏ hiệu ứng nhiệt bình lƣu do sóng Kelvin tạo ra lớn hơn hiệu ứng nƣớc trồi do
sóng Rossby gây ra ở vùng biển này. Ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dƣơng, sự thay
đổi (giảm đi) của nhiệt độ mặt nƣớc biển trong chu trình El Nino không lớn nhƣ ở
vùng trung tâm và Đông Thái Bình Dƣơng xích đạo, chứng tỏ hiệu ứng nhiệt do các
sóng Kelvin và sóng Rossby bị triệt tiêu nhiều.” [5]
“Khi hoàn lƣu Walker mạnh hơn bình thƣờng, áp lực gió Đông lên mặt biển
tăng lên, có thể dẫn đến một chu trình ngƣợc lại với chu trình El Nino (chu trình La

Nina) do hoạt động của nƣớc trồi mạnh hơn và bình lƣu lạnh hƣớng Tây tăng lên, làm
cho vùng biển trung tâm và Đông Thái Bình Dƣơng lạnh đi dị thƣờng.”[5]
1.2.2 Các chỉ số xác định hiện tượng ENSO và phân vùng NINO
a. Các chỉ số xác định hiện tượng ENSO
Sự thay đổi khí áp theo chiều Đông - Tây TBD và nhiệt độ mặt nƣớc biển ở các
khu vực Nino là hai dấu hiệu dễ đƣợc nhận biết khi xảy ra hiện tƣợng ENSO. Các nhà
khoa học đã lấy hai thông số này làm chỉ tiêu định lƣợng trong việc nghiên cứu hiện
tƣợng ENSO. Có hai chỉ số thƣờng đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu sử dụng, đó
là chỉ số SOI và chỉ số SSTA để phản ánh diễn biến và tác động của ENSO. [1]
 Chỉ số dao động nam SOI (Southern Oscillation Index)
Dao động nam (SO) là dao động quy mô lớn từ năm này qua năm khác của
trƣờng khí áp mặt biển giữa vùng phía Đông và phía Tây TBD. [1]
Sự biến động của áp suất bề mặt biển trong các thời kì ENSO đƣợc xác định
bằng chỉ số dao động Nam SOI. [1]
Để đánh giá độ lớn của dao động nam, ngƣời ta sử dụng chỉ số dao động nam
(Southern Oscillation Index - SOI). Chỉ số này đƣợc xây dựng dựa trên hiệu khí áp
16


×