Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm mưa lớn ở khu vực đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN

GIANG NGUYỄN TRIỀU DÂNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MƯA LỚN
Ở KHU VỰC ĐỒNG NAI

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MƯA LỚN
Ở KHU VỰC ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện: Giang Nguyễn Triề u Dâng
MSSV: 0250010005
Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: T.S Bảo Tha ̣nh

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

Bộ môn: KHÍ TƯỢNG

Họvà tên: GIANG NGUYỄN TRIỀU DÂNG

MSSV: 0250010005

Ngành: KHÍ TƯỢNG HỌC

Lớp: 02-ĐHKT

1. Đầu đề đồ án: Nghiên cứu một số đặc điểm mưa lớn ở khu vực Đồng Nai
2. Nhiệm vụ:
-

Thu thâ ̣p, phân tích các số liê ̣u mưa

-

Xây dựng cơ sở lý luâ ̣n, phương pháp nghiên cứu, nội dung, số liệu,…liên

quan đế n đề tài để đưa ra kế t quả nghiên cứu có tính chính xác.

3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/07/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 05/11/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: T.S Bảo Thạnh

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã được thông
qua bộ môn
Ngày

tháng năm 2017

Trưởng bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Đầ u tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Khoa Khí tượng – Thuỷ văn
của trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy và
truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành trong quá trình học tập trên giảng
đường những năm học qua.
Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bảo Tha ̣nh và thầ y
Nguyễn Văn Tín, là những người thầy, người hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo, định
hướng khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian nghiên cứu và
thực hiện đồ án.Em cảm ơn các thầ y về những kiến thức quý báu, những lời khuyên và
những lời góp ý chân thành để giúp em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thi ̣ Tuyế t, người luôn tâ ̣n tiǹ h và dẫn

dắ t cho em trong 4 năm ho ̣c qua. Cô luôn hế t lòng tâ ̣n tâm da ̣y dỗ lớp, nhắ c nhở viê ̣c
ho ̣c và luôn ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n tố t nhấ t cho chúng em đươ ̣c thực hiê ̣n đồ án tố t nghiê ̣p .
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè
đã luôn giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn!

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................................ VII
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................VIII
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MƯA, MƯA LỚN ...................................... 5

1.1) Khái niê ̣m mưa lớn ................................................................................................5
1.2) Tác đô ̣ng của các hiê ̣n tươ ̣ng mưa lớn ..................................................................5
1.3) Các nghiên cứu về hiê ̣n tươ ̣ng mưa lớn ở Viê ̣t Nam .............................................8
CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 11

2.1

Số liệu ..................................................................................................................11

2.1.1 Số liệu quan trắc bề mặt từ mạng lưới trạm trên khu vực Đồng Nai ...............11
2.2

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11

2.2.1 Phương pháp thống kê .....................................................................................11

2.2.2 Phương pháp tính tần suất mưa ........................................................................11
2.2.3 Phương pháp hồi quy tuyến tính ......................................................................11
2.2.4 Phương pháp xác định mức độ biến đổi ..........................................................12
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 13

3.1

Nghiên cứu đặc điểm mưa ...................................................................................13

3.1.1 Trạm Biên Hòa .................................................................................................14
3.1.2 Trạm Xuân Lộc ................................................................................................15
3.1.3 Trạm Trị An .....................................................................................................16
3.1.4 Trạm Phú Hiệp .................................................................................................17
3.2

Nghiên cứu xu thế biến đổi lượng mưa ngày tại trạm Biên Hòa giai đoạn 1980 –

2014 .............................................................................................................................19
3.2.1. Xu thế lượng mưa một ngày lớn nhất ..............................................................19
3.2.2. Xu thế lượng mưa ba ngày lớn nhất.................................................................19
3.2.3. Xu thế số ngày có lượng mưa lớn hơn 50mm..................................................20
3.2.4. Xu thế số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm................................................20
3.2.5. Xu thế ngày bắt đầu mùa mưa, kết thúc mùa mưa...........................................21
3.2.6. Nghiên cứu tần suất mưa một ngày lớn nhất, mưa thời đoạn lớn nhất ............22

v


3.3


Xu thế biến đổi của lượng mưa thời đoạn lớn nhất (15’, 30’, 60’, 120’, 360’)

trạm Biên Hòa ................................................................................................................27
3.4

Nghiên cứu tần suất mưa bảo đảm ứng với tần suất 1%, 5%, 10%, 50% ...........30

3.4.1 Tần suât mưa thời đoạn 15 phút ........................................................................31
3.4.2 Tần suất mưa thời đoạn 30 phút ........................................................................32
3.4.3 Tần suất mưa thời đoạn 60 phút ........................................................................33
3.4.4 Tần suất mưa thời đoạn 120 phút ......................................................................34
3.4.5 Tần suất mưa thời đoạn 360 phút ......................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 38
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................ PL1

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Biên Hoà giai đoạn 1979-2014 .......................................................................14
Bảng 3.2: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Xuân Lộc giai đoạn 1980-2010 ......................................................................16
Bảng 3.3: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Trị An giai đoạn 1979-2010 ...........................................................................17
Bảng 3.4: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Phú Hiệp giai đoạn 1991-2010 .......................................................................18
Bảng 3.5: Tần suất mưa một ngày lớn nhất ở trạm Biên Hòa từ 1980 – 2014 .......23
Bảng 3.6: Tần suất mưa thời đoa ̣n 15 phút .............................................................24

Bảng 3.7: Tần suất mưa thời đoa ̣n 30 phút .............................................................25
Bảng 3.8: Tần suất mưa thời đoa ̣n 60 phút .............................................................25
Bảng 3.9: Tần suất mưa thời đoa ̣n 120 phút ...........................................................26
Bảng 3.10: Tần suất mưa thời đoa ̣n 360 phút .........................................................27
Bảng 3.11: Tần suất mưa bảo đảm của lượng mưa thời đoạn 15 phút ...................31
Bảng 3.12: Tần suất mưa bảo đảm của lượng mưa thời đoạn 30 phút ...................32
Bảng 3.13: Tần suất mưa bảo đảm của lượng mưa thời đoạn 60 phút ...................33
Bảng 3.14: Tần suất mưa bảo đảm của lượng mưa thời đoạn 120 phút .................34
Bảng 3.15: Tần suất mưa bảo đảm của lượng mưa thời đoạn 360 phút .................35

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình ở Đồng Nai giai đoạn 1980-2014 ....13
Hình 3.2: Tổng lượng mưa năm trạm Biên Hòa............................................................14
Hình 3.3: Tổng lượng mưa năm trạmXuân Lộc ............................................................15
Hình 3.4: Tổng lượng mưa năm trạm Trị An ................................................................16
Hình 3.5: Tổng lượng mưa năm trạm Phú Hiệp ............................................................17
Hình 3.6:Xu thế lượng mưa một ngày lớn nhất trạm Biên Hòa ....................................19
Hình 3.7: Xu thế lượng mưa ba ngày lớn nhất trạm Biên Hòa .....................................20
Hình 3.8: Xu thế số ngày có lượng mưa lớn hơn 50mm trạm Biên Hòa ......................20
Hình 3.9: Xu thế số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm trạm Biên Hòa ....................21
Hình 3.10: Xu thế ngày bắt đầu mùa mưa giai đoạn 1985-2014...................................22
Hình 3.11: Xu thế ngày kết thúc mùa mưa giai đoạn 1985-2014 .................................22
Hình 3.12: Xu thế biến đổi lượng mưa trong thời đoạn 15 phút từ 2003 - 2015 ..........28
Hình 3.13: Xu thế biến đổi lượng mưa trong thời đoạn 30 phút từ 2003 - 2015 ..........29
Hình 3.14: Xu thế biến đổi lượng mưa trong thời đoạn 60 phút từ 2003 - 2015 ..........29
Hình 3.15: Xu thế biến đổi lượng mưa trong thời đoạn 120 phút từ 2003 - 2015 ........30
Hình 3.16: Xu thế biến đổi lượng mưa trong thời đoạn 360 phút từ 2003 - 2015 ........31

Hình 3.17: Đường tần suất lượng mưa thời đoa ̣n 15 phút giai đoạn 2003 - 2015 ........32
Hình 3.18: Đường tần suất lượng mưa thời đoa ̣n 30 phút giai đoạn 2003 - 2015 ........33
Hình 3.19: Đường tần suất lượng mưa thời đoa ̣n 60 phút giai đoạn 2003 - 2015 ........34
Hình 3.20: Đường tần suất lượng mưa thời đoa ̣n 120 phút giai đoạn 2003 - 2015 ......35
Hình 3.21: Đường tần suất lượng mưa thời đoa ̣n 360 phút giai đoạn 2003 - 2015 ......36

viii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấ p thiế t của đồ án

Mưa lớn là hiện tượng đặc biệt đươ ̣c quan tâm do những tác động tiêu cực của
hiện tượng này đến nhiều mặt đời sống con người, kinh tế - xã hội và môi trường. Hiện
tượng mưa lớn kéo dài kết hợp với những khu vực có địa hình dốc, lưu vực hẹp có thể
gây nên những trận lũ quét, sạt lở đất có khả năng tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại
lớn về kinh tế và cướp đi nhiều sinh mạng. Đối với nông nghiệp, mưa lớn kéo dài gây
ngập úng, phá nát hoa màu, thiệt hại mùa màng gây tổn thất nặng nề đối với người
nông dân. Hậu quả của mưa lớn không chỉ là những thiệt hại về kinh tế mà còn để lại
những hệ quả như môi trường sinh thái bị xáo trộn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
có thể xảy ra.
Ở Việt Nam mưa lớn gây nên những thiệt hại không nhỏ, hầu hết các vùng đều
bị tác động bởi hiện tượng mưa lớn ở các mức độ khác nhau. Chỉ xét về thiệt hại kinh
tế, các hiện tượng cực đoan trong đó có mưa lớn hàng năm gây thiệt hại tương đương
1% GDP của đất nước. Mưa lớn thường gây lũ quét, sạt lở ở khu vực miền núi phía
bắc và miền trung Việt Nam, đây là những khu vực có độ dốc lớn, lưu vực hẹp. Khu
vực miền nam Việt Nam, hiện tượng mưa lớn kết hợp với triều cường gây ngập lụt ở
nhiều nơi. Các thành phố lớn cũng không tránh khỏi tác động của mưa lớn. Mưa lớn

gây thiệt hại về kinh tế, về người, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và những hệ
quả kéo theo của hiện tượng mưa lớn cần khắc phục cũng rất lớn. Qua các bản báo cáo
đánh giá của IPCC, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và tác động tới nhiều khu
vực trên thế giới và Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị tác động
mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, những đặc điểm
của hiện tượng mưa lớn ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể.
Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, vùng
đất nối liền giữa Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên. Phía Đông Đồng
Nai giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Tây Bắc giáp
tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Bắc giáp
tỉnh Lâm Đồng. Đồng Nai có diện tích 5.862,37 km2, bằng 1,76% diện tích tự nhiên
của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ, giữ vị trí quan trọng
trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước.
1


Sơ đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
Đồ ng Nai hiện nay là một trong nhiều khu vực phải gánh chiụ hâ ̣u quả nă ̣ng nề
của mưa lớn. Trong những năm gần đây, các sự kiện mưa lớn trong thời gian ngắn trên
điạ bàn tỉnh thường xuyên xảy ra với tần suất và cường độ ngày một lớn. Những sự
kiện này mỗi khi xảy ra thường gây ra ngập úng nghiêm trọng trên địa bàn thành phố,
tác động rất lớn đến kinh tế xã hội. Đặc biệt, tính bất ngờ của những trận mưa lớn này
là nguyên nhân chính dẫn đến những tai nạn không mong muốn đối với người dân
trong khu vực. Mỗi khi trời đổ mưa, nhiề u khu dân cư, tuyế n phố ở Biên Hòa bi ̣ ngâ ̣p
sâu khiế n cuô ̣c số ng người dân đảo lô ̣n. Hiê ̣n nay mực nước trên các sông suố i ở Đồ ng
Nai tiế p tu ̣c lên dầ n, theo thố ng kê năm 2015 điạ bàn có 25 điể m ngâ ̣p mỗi khi có mưa
và tiế p tu ̣c phát sinh thêm 3 điể m nữa. Tình trạng ngập lụt đang trở thành nỗi ám ảnh
của người dân.

2



Có thể thố ng kê mô ̣t số trâ ̣n mưa lớn trên điạ bàn tin
̉ h trong những năm gầ n đây
như sau:
Trâ ̣n mưa ngày 16/05/2016 khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 50-60cm,
giao thông bi ̣ ách tắ c nghiê ̣m tro ̣ng. Lươ ̣ng mưa đo đươ ̣c từ Đài Khí tươ ̣ng Thủy văn
Đồ ng Nai là 55mm.
Trâ ̣n mưa kéo dài nhiề u giờ ngày 17/06/2016 khiến nhiều tuyến đường bị ngập
sâu từ 30-50cm, cá biệt có nơi ngập sâu đến 70cm. Lượng mưa đo được tại trạm khí
tượng P.Tân Hiệp là 81mm, còn tại trạm thủy văn (P.Quyết Thắng) là 95.9mm.
Cơn mưa lớn vào ngày 26/09/2016 kéo dài hơn 2 giờ gây ngâ ̣p trên diê ̣n rô ̣ng.
Nước dâng cao có nơi đến gần 1.4m, nhiều xe bi ̣chế t máy, thâ ̣m chí bi ̣cuố n trôi. Giao
thông thành phố gần như tê liệt. Thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Đồng Nai cho
biết đây là một trong những trận mưa lớn nhất từ đầu mùa, lượng mưa nhiều nơi đo
được lên đến 123mm.
Trâ ̣n mưa vào ngày 08/09/2015 với lươ ̣ng nước lên tới 165mm đươ ̣c xem là kỷ
lu ̣c trong suố t 20 năm qua ở Đồ ng Nai. Mưa lớn khiến thành phố Biên Hòa chìm trong
nước, nhiều nơi ngập sâu đến 1,5m. Hơn 400 hộ dân bị thiệt hại vật chất do nước tràn
vào nhà; tại phường Trảng Dài có một ngôi nhà bị đổ sập vì mưa lũ. Các tuyến đường
ở Biên Hòa ngập từ 30-80cm. Mưa lũ làm 10ha trồng rau tại Biên Hòa bị hư hỏng,
thiệt hại vật chất gần 1,8 tỷ đồng. Xuấ t phát từ nhu cầ u nâng cao năng lực ứng phó với
những thay đổ i của hiê ̣n tươ ̣ng mưa lớn, đề tài “Nghiên cứu mô ̣t số đă ̣c điể m mưa
lớn ở khu vực Đồ ng Nai” là cầ n thiế t để nghiên cứu nhằ m xác định được đặc điểm
các trận mưa lớn và xu thế biến đổi của mưa, để phu ̣c vu ̣ phát triể n kinh tế xã hô ̣i và
tiêu thoát nước đô thi.̣
2.

Mu ̣c tiêu và nhiêm
̣ vu ̣ của đồ án




Mu ̣c tiêu:

Nghiên cứu và nắ m rõ mô ̣t số đă ̣c điể m mưa lớn ở Đồ ng Nai
Đánh giá xu thế biế n đổ i và đă ̣c điể m phân bố theo thời gian của các đă ̣c trưng
mưa lớn ở Đồ ng Nai.

3




Nhiê ̣m vu ̣:

Thu thâ ̣p, phân tích các số liê ̣u mưa
Xây dựng cơ sở lý luâ ̣n, phương pháp nghiên cứu, nội dung, số liệu,…liên quan
đế n đề tài để đưa ra kế t quả nghiên cứu có tin
́ h chin
́ h xác.
3.

Nô ̣i dung và pha ̣m vi nghiên cứu



Nô ̣i dung nghiên cứu:

Đề tài này tập trung nghiên cứu các đặc điể m mưa lớn ở khu vực Đồ ng Nai từ

đó đưa ra các kết quả của nghiên cứu đánh giá tình trạng mưa lớn của khu vực.


Pha ̣m vi nghiên cứu:

Nghiên cứu về hiê ̣n tươ ̣ng mưa lớn trên điạ bàn tin
̉ h Đồ ng Nai
Thời gian nghiên cứu từ giai đoa ̣n 1980 đế n 2014. Nguồn tài liệu được thu thập
từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Phân viện khoa học khí tượng thủy
văn và biến đổi khí hậu nên đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu.
4.

Phương pháp nghiên cứu của đồ án

_ Phương pháp thống kê và kế thừa các tài liệu đã sẵn có nhằm hệ thống hóa
các tài liệu cơ bản là cơ sở cho nghiên cứu
_Phương pháp tính tần suất mưa: Tần suất mưa là xác suất lặp lại trận mưa
cùng thời gian có lượng mưa lớn hơn hay bằng trận mưa đã quy định
_ Phương pháp hồi quy tuyến tính: Phương pháp này thường được sử dụng với
các đường biến trình ít có dao động lên xuống phức tạp. Thông thường, việc xác định
xu thế được sử dụng bằng hàm tuyến tính - là phương pháp dễ thực hiện nhưng không
linh hoạt.
_ Phương pháp xác định mức độ biến đổi: Thông qua các chỉ số thống kê chính
là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và biến suất của chuỗi số liệu x0(t), với t =1,2…n.
5.

Ý nghiã thực tiễn của đồ án

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là giúp hiể u rõ hơn về tiǹ h tra ̣ng mưa lớn, đồ ng thời
nâng cao hiệu quả của công tác ứng phó và giảm nhẹ tác động của hiện tượng mưa lớn

đối với con người, xã hội và môi trường ở tỉnh Đồ ng Nai.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MƯA, MƯA LỚN
1.1)

Khái niêm
̣ mưa lớn

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Quyết định 46/2014/QĐ-TTg về dự báo,
cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mưa lớn là hiện
tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ. Hiện tượng mưa lớn
đươ ̣c hình thành do các loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải
hội tụ nhiệt đới, hội tụ gió mạnh trên nhiều tầng, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi
có sự kết hợp giữa chúng với nhau ở cùng một thời điểm sẽ càng nguy hiểm hơn, gây
nên mưa to, gió lớn, dông, mưa đá trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.
Trên thực tế, các khu vực dự báo được quy định ở nước ta chỉ có thể liền kề với
một hoặc hai khu vực dự báo khác và mưa lớn mang tính chất hệ thống bao giờ cũng
xảy ra trên diện tích bề mặt tương đối liên tục. Bởi vậy, mưa lớn diện rộng đươ ̣c định
nghĩa như sau: Mưa lớn diện rộng là mưa lớn xảy ra ở một hay nhiều khu vực dự báo
liền kề với tổng số trạm quan trắc được mưa lớn theo quy định sau đây:
+ Một khu vực dự báo đươ ̣c coi là có mưa lớn diện rộng khi mưa lớn xảy ra ở
quá một nửa số trạm trong toàn bộ số trạm quan trắc của khu vực đó.
+ Mưa lớn xảy ra ở 2 hoặc 3 khu vực dự báo liền kề nhau, khi tổng số trạm
quan trắc được mưa lớn phải vượt quá 1/2 hoặc 1/3 tổng số trạm quan trắc trong 2
hoặc 3 khu vực liền kề.
Mưa lớn được chia làm 3 cấp:

- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 đến 50 mm/24h, hoă ̣c 8 đến 25 mm/12h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 đến 100 mm/24h, hoă ̣c 26 đến 50mm/12h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h, hoă ̣c > 50 mm/12h.
1.2)

Tác đô ̣ng của các hiêṇ tươ ̣ng mưa lớn

Thiệt hại kinh tế liên quan đến các hiện tượng khí hậu cực đoan có thể được
chia thành chi phí cho tác động trực tiếp hay gián tiếp đến con người, xã hội, hệ sinh
thái và các chi phí để thích ứng với những biến đổi của các hiện tượng này. Từ năm
1960 đến 2011 ở nước Mỹ trung bình mỗi năm các hiện tượng cực đoan gây thiệt hại
khoảng 13 tỷ đô la trong đó 10,5 tỷ đô la thiệt hại về tài sản và 2,5 tỷ đô la thiệt hại
trong nông nghiệp. Ngoài thiệt hại về kinh tế, các hiện tượng này còn làm khoảng 600
5


người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương mỗi năm. Số liệu từ cổng thông tin
điện tử của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương Việt
Nam cho thấy từ năm 1999 đến năm 2009 trung bình hàng năm có gần 500 người thiệt
mạng, 700 người bị thương và 60 người mất tích do thiên tai. Tổn thất về kinh tế mỗi
năm ước tính hơn 9.000 tỷ đồng tương đương với khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
Như vậy, thiệt hại do thiên tai gây ra đối với con người và xã hội là rất lớn, đặc
biệt là từ các hiện tượng liên quan đến mưa lớn như: lũ lụt, bão, dông mạnh, sạt lở, sét.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu thảm họa và tính tổn thương cho thấy thiệt hại do
các hiên tượng này chiếm hơn 60% tổng thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra [12].
Không những thế, chi phí sẽ tăng lên đáng kể khi tính đến sự biến đổi của các hiện
tượng cực đoan trong tương lai. Hàng năm chính phủ nước Anh phải dành hơn 300
triệu bảng cho việc chống lũ. Số tiền này có thể sẽ tăng thêm 200 triệu bảng khi tính
đến sự biến đổi của khí hậu trong tương lai [11]. Theo ước tính từ Công ước khung của

Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2007 thì tới năm 2030, chi phí cho việc ứng
phó với sự biến đổi của các hiện tượng cực đoan trong đó có mưa lớn khoảng từ 48
đến 171 tỷ 19 đô la/năm đối với các nước phát triển và từ 28 đến 67 tỷ đô la/năm đối
với các nước đang phát triển (theo giá đô la năm 2005). Trung bình toàn cầu, thiệt hại
kinh tế do hiện tượng cực đoan khí hậu và mưa lớn có xu thế tăng lên và có biến động
lớn giữa các năm. Tổng thiệt hại ở các nước phát triển cao hơn so với các nước đang
phát triển. Châu Mỹ chịu thiệt hại lớn nhất về kinh tế khoảng 54,6% tổng thiệt hại toàn
cầu, tiếp đó là Châu Á 27,5% và Châu Âu là 15,9%. Châu Phi gánh chịu 0,6% trong
tổng thiệt hại về kinh tế toàn cầu do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, số người thiệt mạng do
thiên tai và thiệt hại được tính theo tỷ lệ với GDP thì con số này ở các nước đang phát
triển cao hơn so với các nước phát triển. Trong thời kỳ 1970-2008, trên 95% người
chết do thảm họa tự nhiên là ở các nước đang phát triển.
Thống kê trong thời kỳ 2001 đến 2006, tỷ lệ giữa thiệt hại kinh tế do thiên tai
với GDP ở các nước thu nhập trung bình là khoảng 1%. Trong khi đó, tỷ lệ này là
khoảng 0,3% GDP với các nước thu nhập thấp và dưới 0,1% GDP đối với các nước
thu nhập cao, các nước phát triển. Trong thời kỳ từ năm 2000 đến 2008, Châu á được
ghi nhận là khu vực có số lượng thiên tai xảy ra nhiều nhất. Thiệt hại vật chất trung
6


bình hàng năm trong thập kỷ 90 do các hiện tượng khí hậu và thời tiết cực đoan gây ra
tăng gấp 8 lần so với thập kỷ 60 [10].
Một trong những hệ quả của các sự kiện mưa lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến con người và môi trường là hiện tượng lũ lụt và sạt lở đất. Những năm gần đây các
sự kiện mưa lớn là nguyên nhân của nhiều trận lũ gây những thiệt hại nghiêm trọng
cho khu vực Bắc Mỹ [14]. Trận lũ năm 1993 ở thượng lưu của lưu vực sông
Mississippi được đánh giá là trận lũ có sức tàn phá mạnh nhất, gây thiệt hại khoảng 14
tỷ đô la. Nhiều trận lũ nghiêm trọng khác liên quan đến mưa lớn như ở California và
Nevada vào tháng 1 năm 1997, ở Quebec vào tháng 7 năm 1996…Thống kê cho thấy
riêng trong năm 2002 đã có 49 người thiệt mạng, 88 người bị thương, thiệt hại về tài

sản và cây trồng là hơn 737,5 triệu đô la do lũ lụt tại 50 tiểu bang của Mỹ [13]. Tại
Trung Quốc, các trận lũ năm 1998 gây thiệt hại về kinh tế lên đến 36 tỷ đô la và ảnh
hưởng đến hơn 3.000 người ở lưu vực sông Dương Tử thuộc phía nam Trung Quốc và
một vài sông ở phía bắc Trung Quốc.
Tại Việt Nam, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong 16
năm từ năm 1990-2005 đã xảy ra gần 300 trận lũ quét gây nên những tổn thất vô cùng
lớn: trên 950 người bị thiệt mạng, hơn 600 người bị thương, ảnh hưởng đến gần
200.000 ha diện tích đất nông nghiệp và gây thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Những trận lũ
quét năm 1990 gây thiệt hại lớn nhất lên đến gần 300 tỷ đồng. Mưa lớn là một trong
những hiện tượng nguy hiểm đôi khi kèm theo sét, mưa đá, gió mạnh, khi kết hợp với
địa hình dốc thường kéo theo lũ quét. Hiện tượng lũ quét có xu hướng xuất hiện ngày
càng nhiều, nhiều trận lũ xảy ra liên tiếp, dồn dập, và có sức tàn phá lớn. Như vậy,
ngoài những tác động trực tiếp mưa lớn còn gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến xã
hội, con người và nền kinh tế. Mason cho rằng những ảnh hưởng lâu dài của sự gia
tăng về cường độ và tần suất của các sự kiện mưa lớn tới lũ lụt cần được nghiên cứu
nghiêm túc [15].

7


1.3)

Các nghiên cứu về hiêṇ tươ ̣ng mưa lớn ở Viêṭ Nam

Ở Viê ̣t Nam, trước đây đã có nhiề u nghiên cứu chung về các hiê ̣n tươ ̣ng khí hâ ̣u
cực đoan trong đó có mưa lớn, mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu điể n hình như của
Nguyễn Khánh Vân, Đỗ Lê ̣ Thúy và Trầ n Anh Đức (2013) đã “Nghiên cứu nguyên
nhân và quy luật của thời tiế t mưa lớn khu vực đèo Hải Vân – Đèo Cả, vùng Nam
Trung Bộ (giai đoạn 1986 – 2010)”. Trên cơ sở các số liê ̣u mưa 25 năm (1986 – 2010)
quan trắ c ta ̣i các tra ̣m trong khu vực nghiên cứu và số liê ̣u tái phân tích của Cơ quan

khí tươ ̣ng Nhâ ̣t Bản (Japanese Re-Analyzed JRA25), đề tài đã phân tić h và thố ng kê
các hình thế thời tiế t và tổ hơ ̣p của chúng gây ra các đơ ̣t mưa lớn, rấ t lớn sinh lũ lu ̣t
trên khu vực đèo Hải Vân – Đèo Cả (từ Đà Nẵng đế n Phú Yên) như baõ , không khí
la ̣nh, baõ kế t hơ ̣p với không khí la ̣nh, hô ̣i tu ̣ nhiê ̣t đới. Qua số liê ̣u 25 năm nghiên cứu
đã xác đinh
̣ đươ ̣c 5 đơ ̣t mưa lớn trái mùa, trung biǹ h ~0,2 đơ ̣t mưa trái mùa/năm, trong
số này chỉ quan sát thấ y có 01 đơ ̣t mưa rấ t lớn trái mùa, trung biǹ h ~0,04 đơ ̣t mưa rấ t
lớn trái mùa/năm [8].
Bùi Thi ̣Hồ ng Trang (11/2013) với “Nghiên cứu biế n động lượng mưa giữa các
năm cho các khu vực ở Viê ̣t Nam”, trong nghiên cứu tác giả sử du ̣ng phương pháp
thố ng kê khí hâ ̣u (phương pháp hồ i quy tuyế n tin
́ h) kế t hơ ̣p với công cu ̣ tin
́ h toán và
hiể n thi ̣ Ferret, CDO, NCO (netCDF operator: và mô ̣t số
công cu ̣ tiń h toán khác làm viê ̣c trên tê ̣p số liê ̣u netcdf đã hỗ trơ ̣ đắ c lực để diễn tả biế n
đô ̣ng lươ ̣ng mưa giữa các năm cũng như tác đô ̣ng của ENSO đế n biế n đô ̣ng này cho
Viê ̣t Nam nói chung và 7 vùng khí hâ ̣u nói riêng. Dựa trên tâ ̣p số liê ̣u tái phân tić h
APHRODITE lưới 0.25x0.25, nghiên cứu chỉ ra 10 khu vực tâ ̣p trung lươ ̣ng mưa lớn
thuô ̣c: Tây Bắ c, miề n Trung Viê ̣t Nam, Tây Nguyên và Cà Mau. Đáng chú ý có thể
nhâ ̣n thấ y với chuỗi số liê ̣u 1951 – 2007 thể hiê ̣n khu vực Trung Trung Bô ̣ (Huế –
Quảng Ngaĩ ) lươ ̣ng mưa trung bình cả chuỗi có điể m đa ̣t 250mm/năm. Bên ca ̣nh đó,
mô ̣t số khu vực có lươ ̣ng mưa trung biǹ h thấ p ở các tỉnh ven biể n Nam Trung Bô ̣
thuô ̣c tin
̉ h Ninh Thuâ ̣n (700-900 mm/năm). Bô ̣ số liê ̣u APHRODITE biể u diễn khá
chiń h xác đă ̣c điể m mưa của các vùng khí hâ ̣u Viê ̣t Nam. Các vùng Tây Bắ c, Đông
Bắ c, Đồ ng Bằ ng Bắ c Bô ̣, Tây Nguyên và Nam Bô ̣ đề u mưa nhiề u và mùa mưa gầ n
trùng với mùa nóng. Trong thời kỳ La Nina lươ ̣ng mưa cao hơn bình thường và ngươ ̣c
la ̣i trong pha El Nino lươ ̣ng mưa thấ p hơn trung biǹ h. Sự chênh lê ̣ch lươ ̣ng mưa trung
8



bin
̀ h năm trên toàn Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n El Nino, La Nina cho ta biế t ảnh hưởng
của ENSO đế n từng khu vực của Viê ̣t Nam như thế nào [1].
Nguyên nhân hình thành, yếu tố tác động đến mưa lớn ở Việt Nam tương đối
phức tạp. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về các nguyên nhân, yếu tố tác động
đến mưa lớn ở Việt Nam như áp thấp nhiệt đới, bão, hình thế quy mô lớn,…Nghiên
cứu của Lương Tuấn Minh và Nghiêm Thị Ngọc Linh (2005) cho thấy mùa mưa ở
miền nam Việt Nam chịu tác động đáng kể của dòng xiết Somali. Khi dòng xiết
Somali mạnh thì ở miền nam Việt Nam mưa nhiều vào mùa hè và mưa ít vào mùa thu.
Ngược lại, dòng xiết Somali yếu gây nên hiện tượng mùa hè mưa ít và mùa thu nhiều
mưa. Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới là một hình thế thời tiết gây mưa
lớn với tần suất tương đối cao ở miền trung Việt Nam [5].
Nghiên cứu về hình thế gây mưa này, Lê Đình Quang và Nguyễn Ngọc Thục
(2006) thấy rằng dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến miền Trung từ tháng 9
đến tháng 10, đôi khi vào tháng 5, tháng 6. Mưa lớn hình thành bởi không khí lạnh kết
hợp với dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực này có cường độ mạnh hay yếu là phụ thuộc vào
cấu trúc trường khí áp và địa hình. Khi không khí lạnh tác động đến dải hội tụ nhiệt
đới với cấu trúc trường khí áp có dạng là dải áp thấp với đường đẳng áp đóng kín thì sẽ
có khả năng gây mưa cực lớn [4].
Ảnh hưởng của ENSO đến mưa ở Việt Nam được nghiên cứu trong các công
trình của Mai Trọng Thông và Hoàng Lưu Thu Thủy (2007) và Nguyễn Khánh Vân
(2007). Các nghiên cứu này cho thấy trong thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam,
lượng mưa có mối liên hệ khá rõ ràng với chỉ số dao động nam. Các đợt El Nino và La
Nina đều liên quan đến sự sụt giảm lượng mưa tháng so với bình thường. Hoạt động
của ENSO có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng mưa vùng Nam Bộ và ít ảnh hưởng đến
vùng Bắc Bộ [6], [7].
Các tác giả Trầ n Duy Thức, Vũ Văn Thăng, Vũ Thế Anh, Nguyễn Văn Hiê ̣p
(2016), nhóm tác giả đã nghiên cứu “Mô phỏng đợt mưa lớn từ ngày 09-13/08/2013 ở
Nam Bộ và Tây Nguyên bằ ng mô hình WRF” để phân tić h các đơ ̣t mưa lớn sử du ̣ng

các sản phẩ m đầ u ra của mô hiǹ h WRF, số liê ̣u quan trắ c và các thông tin synop…Hai
thí nghiê ̣m đươ ̣c thực hiê ̣n là mô phỏng có điạ hiǹ h và không có điạ hình. Dựa vào kế t
quả thu đươ ̣c rằ ng khi loa ̣i bỏ điạ hình lươ ̣ng mưa giảm đi đáng kể khoảng 50% so với
9


trường hơ ̣p có điạ hiǹ h, tố c đô ̣ gió ở mô ̣t số khu vực điạ hiǹ h cao cũng thay đổ i đáng
kể . Do đó điạ hình kế t hơ ̣p gió Tây Nam ma ̣nh mang nhiề u hơi ẩ m kế t hơ ̣p hiê ̣u ứng
cưỡng bức điạ hình là nguyên nhân chiń h gây ra đơ ̣t mưa lớn này. Khả năng mô phỏng
mưa của mô hiǹ h WRF trong đơ ̣t mưa lớn từ ngày 09-13/08/2013 so với thực tế là khá
tố t, tương đố i phù hơ ̣p với kế t quả quan trắ c từ các tra ̣m mă ̣t đấ t. Điạ hình đóng góp
mô ̣t vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c gây ra mưa lớn, nhờ hiê ̣u ứng chă ̣n và nâng gây mưa
cho dòng không khí từ ngày 09-13/08/2013 [9].
Như vậy, các nghiên cứu về mưa lớn ở Việt Nam đã được thực hiện rấ t nhiều.
Các vấn đề được quan tâm chủ yếu liên quan đến đặc điểm của mưa, các hệ thống quy
mô lớn tác động đến sự hình thành mưa lớn, tác động của quá trình biến đổi khí hậu
đến mưa lớn, và việc sử dụng các mô hình khí hậu khu vực trong nghiên cứu mưa lớn.

10


CHƯƠNG 2
SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Số liệu

2.1.1 Số liệu quan trắc bề mặt từ mạng lưới trạm trên khu vực Đồng Nai
Đồ án sử dụng số liệu trạm Biên Hòa được xem là đặc trưng cho tỉnh Đồng Nai
với đầy đủ các số liệu như tổng lượng mưa ngày, tháng, năm, tổng lượng mưa một

ngày lớn nhất, ba ngày lớn nhất và lượng mưa ở các thời đoạn. Ngoài ra đồ án còn
phân tích thêm tổng lượng mưa năm của các trạm Xuân Lộc, Phú Hiệp và Trị An [2].
2.2

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê và kế thừa các tài liệu đã sẵn có nhằm hệ thống hóa các
tài liệu cơ bản là cơ sở cho nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp tính tần suất mưa
Phương pháp tính tần suất mưa: Tần suất mưa là xác suất lặp lại trận mưa cùng
thời gian có lượng mưa lớn hơn hay bằng trận mưa đã quy định

p

m
* 100%
n 1

(2.1)

Với m: số lần mưa có cường độ bằng hoặc lớn hơn cường độ trận mưa đã định,
n: tổng số số liệu trong chuỗi dữ liệu
+ Lượng mưa ứng với tần suất đảm bảo lần lượt là 1%, 5%, 10% và 20%, 50%
được tính toán theo phương pháp cực trị tổng quát (GEV) cho các trạm đo mưa. Các
hê ̣ số phân tán (Cv), hê ̣ số thiên lê ̣ch (Cs) của công thức thực nghiê ̣m đươ ̣c xác đinh
̣
theo phương pháp Moments.
2.2.3 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Phương pháp này thường được sử dụng với các đường biến trình ít có dao động

lên xuống phức tạp. Thông thường, việc xác định xu thế được sử dụng bằng hàm tuyến
tính - là phương pháp dễ thực hiện nhưng không linh hoạt. Xu thế biến đổi có thể thể
hiện khi biểu diễn phương trình hồi quy là hàm theo thời gian:

Y = a0 + a1Xt

(2.2)

11


Trong đó: Y là giá tri ̣của hàm; Xt: số thứ tự năm; a0, a1: các hệ số hồi quy.
Hệ số a1 cho biết hướng dốc của đường hồi quy, nói lên xu thế biến đổi tăng
hay giảm theo thời gian. Nếu a1 âm nghĩa là xu thế giảm theo thời gian và ngược lại.
Các hệ số a0 và a1 tính theo công thức sau:
a0 = 𝑦̅ - a1𝑥̅
∑𝑛 (𝑦 −𝑦̅)𝑥𝑡 −∑𝑛
̅)𝑥̅
𝑡=1(𝑦𝑡 −𝑦

𝑡
𝑎1 = ∑𝑡=1
𝑛 (𝑥
𝑡=1

𝑛
𝑡 −𝑥̅ )𝑥𝑡 −∑𝑡=1(𝑥𝑡 −𝑥̅ )𝑥̅

(2.3)


=

∑𝑛
̅)−(𝑥𝑡 −𝑥̅ )
𝑡=1(𝑦𝑡 −𝑦
2
∑𝑛
𝑡=1(𝑥𝑡 −𝑥̅ )

(2.4)

2.2.4 Phương pháp xác định mức độ biến đổi
Thông qua các chỉ số thống kê chính là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và biến
suất của chuỗi số liệu x0(t), với t =1,2…n.

𝑥̅ =

∑𝑛
1 𝑥0 (𝑡)
𝑛

(2.5)

12


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1


Nghiên cứu đặc điểm mưa

Mưa là yếu tố khí hậu có sự phân hóa và biến động mạnh nhất. Tùy vào từng khu vực
sẽ có chế độ mưa khác nhau và lượng mưa phân bố khác nhau.

Hình 3.1: Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình ở Đồng Nai từ 1980-2014 [3]
Đặc điểm mưa được nghiên cứu dựa vào tổng lượng mưa năm, độ lệch chuẩn S (mm)
và biến suất Sr (%) của các trạm sau:
TT

Tên trạm

Vĩ độ(N)

Kinh độ(E)

Thời kỳ lấy số liệu

1

Biên Hòa

10o55’

106o49’

1979-2014

2


Xuân Lộc

10o56’

107o14’

1980-2010

3

Phú Hiệp

11°22’

107°22’

1991-2010

4

Trị An

11°107’

106°98’

1979-2010

13



3.1.1 Trạm Biên Hòa
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm đo được ở trạm Biên Hòa vào khoảng
1834mm, năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2000 (2679.2mm) -vượt so với trung
bình nhiều năm 845.2mm. Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 1992 (1230.4mm) thấp hơn trung bình nhiều năm 603.6mm. Trong 35 năm qua tổng lượng mưa năm có
xu hướng tăng 10.1mm/năm.
Lượng mưa (mm)

2800
2600
2400
2200

y = 10.1x - 18373

2000
1800
1600
1400
1200
1000
1979

1984

1989

1994

1999


2004

2009

2014

Hình 3.2: Tổng lượng mưa năm trạm Biên Hoà
Trạm Biên Hòa có lượng mưa trung bình tháng cao nhất vào các tháng V đến
tháng X (trên 200mm), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất vào tháng II (7.9mm).
Độ lệch chuẩn tháng nằm trong khoảng từ 16 đến 110.6mm và biến suất tháng từ 29%
đến 204%. Biến suất tại một số tháng tiêu biểu I, IV, VII, X tương ứng là 187.7%,
91%, 28.9% và 37.5%. Mức đô ̣ biế n đổ i (biế n suấ t) cao nhấ t là tháng I (187.7%) và
tháng II (203.7%). Mức đô ̣ biế n đổ i của các tháng mùa mưa it́ hơn các tháng mùa khô.
(Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Biên Hoà giai đoạn 1979-2014
Tháng
RTB
S(mm)
SR(%)

I

II

III

IV


11.8

7.9

28.7

81

22.1

16

46.4

187.7 203.7 161.9

V

VII

VIII

IX

X

XI

XII


200.3 238.1 287.3 277.2 296.3 262.7 113.3 29.4

73.7 100.5
91

VI

50.2

TB
1834

93.8

82.9

90.8

110.6

98.5

70.8

33.5 348.6

39.4

28.9


32.8

37.3

37.5

62.5

114

14

19


3.1.2 Trạm Xuân Lộc
Tổng lượng mưa năm giai đoạn 1980 - 2010 tại trạm Xuân Lộc có dạng y =
24,6x – 47117, tương ứng với tốc độ tăng khoảng 24.6mm/năm. Lượng mưa trung
bình năm của trạm là 1979.8mm, năm có tổng lượng mưa trung bình cao nhất là 2000
(2553.3mm) –cao hơn so với trung bình nhiều năm 573.5mm. Năm có tổng lượng mưa
thấp nhất là 1983 (1093mm) -thấp hơn trung bình nhiều năm 886.8mm. Lượng mưa
cao nhất xuất hiện chủ yếu vào các tháng V đến tháng X, lượng mưa thấp nhất xuất
hiện vào tháng I (6.0mm).
Lượng mưa (mm)
2800
2600

y = 24.6x - 47117

2400

2200
2000
1800

1600
1400
1200
1000
1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

Hình 3.3: Tổng lượng mưa năm trạm Xuân Lộc
Lượng mưa trung bình tháng cao nhất ở trạm Xuân Lộc xuất hiện chủ yếu vào
các tháng VI đến tháng X với lượng mưa đạt được trên 200mm, từ tháng XI trở đi
lượng mưa bắt đầu giảm dần và đến tháng I thì thấp nhất nhất với lượng mưa đạt được
chỉ 6.0mm. Trị số độ lệch chuẩn trong các tháng ở trạm Xuân Lộc dao động từ
10.9mm đến 142.5mm, biến suất từ 26.5% đến 197.8%. Biến suất trong một số tháng
tiêu biểu I, IV, VII, X tương ứng là 179.6%, 98.7%, 26.5%, 46.7%. Biến suất cao nhất
thuộc tháng II (197.8%), thấp nhất là tháng VII (26.5%), các tháng mùa mưa có biến

suất thấp hơn so với các tháng mùa khô. (Bảng 3.2)

15


Bảng 3.2: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Xuân Lộc giai đoạn 1980-2010
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


6.0

11.5

25.2

67.2 190.8 268.4 300.1 325.5 340.1 279.5 128.3

10.9

22.7

38.1

66.3 115.5 107.7

XII

TB

37

1979.8

RTB
S(mm)
79.5

109.5 142.5 130.4


93.0

45.2

372.2

26.5

33.6

72.5

122.2

18.8

SR(%)
179.6 197.8 151.5 98.7

60.5

40.1

41.9

46.7

3.1.3 Trạm Trị An
Lượng mưa trung bình năm của trạm Trị An đạt 2086.2mm, tổng lượng mưa

năm cao nhất giai đoạn 1979 - 2010 là 2857.8mm vào năm 1979 -cao hơn trung bình
năm 776.1mm, tổng lượng mưa năm thấp nhất là 1110.5mm vào năm 1991 -thấp hơn
trung bình nhiều năm 975.7mm. Hàm xu thế y= -4.1x +103 cho thấy tổng lượng mưa
qua các năm có xu hướng giảm 4.1mm/năm.
Lượng mưa (mm)

3000
2800
2600
2400
2200
2000
1800
1600
1400
1200
1000
1979

y = -4.1x + 103

1984

1989

1994

1999

2004


2009

Hình 3.4: Tổng lượng mưa năm trạm Trị An
Lượng mưa trung bình tháng trạm Trị An cao nhất tập trung vào các tháng V
đến tháng X, với lượng mưa từ 230-336mm, lượng mưa trung bình thấp nhất vào tháng
II với lượng mưa đạt được chỉ 10.3mm. Độ lệch chuẩn của các tháng dao động từ
23.4mm đến 120.8mm, biến suất dao động từ 20.4% đến 180.1%. Biến suất tại một số
tháng tiêu biểu I, IV, VII, X tương ứng là 180.1%; 77%; 20.4% và 32.5%, biến suất
cao nhất là 180.1% (tháng I), thấp nhất là 20.4% (tháng VII) (Bảng 3.3)
16


Bảng 3.3: Độ lệch chuẩn S (mm) và biến suất Sr (%) của lượng mưa trung bình
trạm Trị An giai đoạn 1979-2010
Tháng
RTB
S(mm)
SR(%)

I

II

III

13

10.3


17.6

23.4

16.9

23.9

180.1 163.8 135.7

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB


91.0 230.3 267.8 319.5 336.9 342.2 290.3 133.3

33.9

2086.2

70.1

98.4

116.3

65.1

120.8

100

94.3

86.6

40.4

366.9

77

42.7


43.4

20.4

35.8

29.2

32.5

64.9

119.2

17.6

3.1.4 Trạm Phú Hiệp
Lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm Phú Hiệp đạt 2100.2mm, năm có
tổng lượng mưa năm cao nhất là 1999 (2542mm) -vượt so với trung bình nhiều năm
441,8mm. Năm có tổng lượng mưa năm thấp nhất là 1991 (1472.4mm) -thấp hơn trung
bình nhiều năm 627,8mm. Lượng mưa cao nhất xuất hiện chủ yếu vào các tháng V đến
tháng X. Lượng mưa thấp nhất xuất hiện vào tháng I (7.4mm) và cao nhất vào tháng
VIII (347.2mm).
Lượng mưa (mm)
2600

y = 12.9x - 237

2400
2200

2000
1800
1600
1400
1991

1994

1997

2000

2003

2006

2009

Hình 3.5: Tổng lượng mưa năm trạm Phú Hiệp

Lượng mưa trung bình tháng trạm Phú Hiệp cao nhất từ tháng V đến tháng X
với lượng mưa lớn hơn 200mm, từ tháng XI đến tháng IV năm sau lượng mưa giảm
dần và đạt thấp nhất vào tháng I và tháng II với chỉ 7-9mm. Trị số độ lệch chuẩn của
các tháng tại trạm Phú Hiệp dao động từ 10.7mm đến 122.6mm, biến suất từ 22.5%
đến 195.2%. Biến suất trong một số tháng tiêu biểu I, IV, VII, X tương ứng là 143.8%;
99.9%; 27.2%; 35.1%. Biến suất cao nhất thuộc tháng II (195.2%), thấp nhất là tháng
17



×