Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ứng dụng mô hình SWAT mô phỏng chất lượng nước lưu vực sông lá buông, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 106 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
BỘ MÔN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT MÔ
PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG LÁ BUÔNG,
TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH: Đặng Thành Nam
MSSV: 0250100027
GVHD: Nguyễn Hồng Quân

Hồ Chí Minh, 2018


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN


Bộ môn: ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên: ĐẶNG THÀNH NAM

MSSV: 0250100027

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp: 02_ĐH_ĐMT

1. Tên đồ án: Ứng dụng mô hình SWAT mô phỏng chất lượng nước lưu vực sông Lá
Buông, tỉnh Đồng Nai.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
- Thu thập số liệu về nhiệt độ và lượng mưa từ năm 1978 – 2017,số liệu quan trắc
lưu lượng trạm Lá Buông từ năm 1978 – 1993, kết quả quan trắc tại 4 vị trí từ năm 2010
– 2017 lưu vực sông Lá Buông,dữ liệu DEM, thổ nhưỡng, sử dụng đất lưu vực sông Lá
Buông
- Hiệu chỉnh và kiệm định lưu lượng dòng chảy và thông số TSS cho mô hình.
- Kết quả trầm trích bị rửa trôi theo năm và theo mùa từ năm 2010 – 2017.
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 21/8/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN HỒNG QUÂN
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm


Chủ nhiệm bộ môn

PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận. Đồng thời, em xin
chân thành cám ơn Thầy đã giúp đỡ, định hướng cho em để hoàn thành đồ án tốt nghiệp
một cách hoàn thiện nhất.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hiền và các anh chị tại Trung tâm
Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu hướng dẫn thực hành và hỗ trợ cho em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.

ii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của ĐATN .........................................................................................2

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
3.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC....................5
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................7
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................7
1.2.1. Mô tả khái quát về sông Lá Buông .................................................................7
1.2.2. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................9
1.2.3. Đặc điểm KT – XH .......................................................................................11
1.2.4. Hiện trạng chất lượng nước tại hạ lưu sông Lá Buông, tỉnh Đồng Nai........12
1.2.5. Kết quả điều tra nguồn thải thuộc khu vực sông Lá Buông .........................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH ............................................................................20
1.3.1. Các khái niệm có liên quan ...........................................................................20
1.3.2. Giới thiệu về MIKE 11 .................................................................................22
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................31
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ TỔNG HỢP TÀI LIỆU .............................. 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA ....................................................................31
2.2.1. Xây dựng mô hình ........................................................................................32
2.2.2. Kiểm định mô hình .......................................................................................33
2.3. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ .........................................................34
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 35
3.1. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG MÔ HÌNH THỦY LỰC HẠ LƯU SÔNG LÁ BUÔNG
....................................................................................................................................35
iii



3.1.1. Dữ liệu hình học ........................................................................................... 35
3.1.2. Xác định biên vùng tính toán ........................................................................37
3.1.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.................................................................40
3.2. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU SÔNG LÁ BUÔNG
....................................................................................................................................40
3.2.1. Dữ liệu biên vùng tính toán ..........................................................................41
3.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.................................................................44
3.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU SÔNG LÁ BUÔNG
THEO CÁC KỊCH BẢN XẢ THẢI ..........................................................................45
3.3.1. Xây dựng kịch bản xả thải ............................................................................45
3.3.2. Dữ liệu biên nguồn thải của từng kịch bản xả thải cho vùng tính toán ........48
3.3.3. Kết quả mô phỏng chất lượng nước ............................................................. 55
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NGUỒN THẢI KHU VỰC SÔNG LÁ
BUÔNG, TỈNH ĐỒNG NAI .....................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AD

Advection Dispersion – Truyền tải khuếch tán

ĐATN

Đồ án tốt nghiệp


HD

Hydro dynamic – Thủy lực

KCN

Khu công nghiệp

KT – XH

Kinh tế xã hội

LVS

Lưu vực sông

QCVN

Quy chuẩn việt nam

TP

Thành phố

WQI

Water Quality Index – Chỉ số chất lượng nước

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Trạm mưa tiêu biểu trong vùng nghiên cứu .....................................................9
Bảng 1.2 Lưu lượng và tải lượng ô nhiễm các chất trong nước thải sinh hoạt .............15
Bảng 1.3 Lưu lượng và tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi............................... 17
Bảng 1.4 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý KCN Dầu Giây ...............18
Bảng 1.5 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý KCN Giang Điền ............19
Bảng 3.1 Một số đặc trưng chính về mạng lưới sông vùng hạ lưu sông Lá Buông ......36
Bảng 3.2 Tổng hợp các số liệu biên cho mô hình thủy lực ...........................................37
Bảng 3.3 Dữ liệu biên vùng tính toán ............................................................................39
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định mô hình thủy lực hạ lưu sông Lá Buông .........................40
Bảng 3.5 Dữ liệu biên chất lượng nước vùng tính toán ................................................41
Bảng 3.6 Nồng độ các chất ô nhiễm sử dụng làm biên nguồn thải cho mô hình ..........43
Bảng 3.7 Hệ số phát sinh chất thải ô nhiễm bình quân trên đầu người .........................46
Bảng 3.8 Hệ số phát sinh chất thải ô nhiễm từng loại vật nuôi .....................................46
Bảng 3.9 Tải lượng ô nhiễm theo nguồn thải KB1 .......................................................46
Bảng 3.10 Tải lượng ô nhiễm theo nguồn thải KB2 .....................................................48
Bảng 3.11 Tải lượng ô nhiễm theo nguồn thải KB3 .....................................................48
Bảng 3.12 Nồng độ chất ô nhiễm kịch bản 1 ................................................................ 49
Bảng 3.13 Nồng độ chất ô nhiễm kịch bản 2 ................................................................ 51
Bảng 3.14 Nồng độ chất ô nhiễm kịch bản 3 ................................................................ 53
Bảng 3.15 Khả năng tiếp nhận nguồn thải của các tiểu lưu vực đối với KB2 ..............65
Bảng 3.16 Khả năng tiếp nhận nguồn thải đối với KB2 ...............................................67
Bảng 3.17 Khả năng tiếp nhận nguồn thải của các tiểu lưu vực đối với KB3 ..............68
Bảng 3.18 Khả năng tiếp nhận nguồn thải đối với KB3 ...............................................69
Bảng 3.19 Khả năng tiếp nhận nguồn thải của lưu vực sông Lá Buông .......................70

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ các bước nghiên cứu..................................................................................4
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc .......................................................................12
Hình 1.2 Hàm lượng NO3- trong nước sông Lá Buông theo mùa .................................12
Hình 1.3 Hàm lượng NH4+ trong nước sông Lá Buông ................................................13
Hình 1.4 Sơ đồ sai phân ẩn 6 điểm trung tâm ............................................................... 24
Hình 1.5 Diễn biến lưu lượng và mực nước dọc theo chiều dài sông và theo ..............25
thời gian .........................................................................................................................25
Hình 1.6 Sơ đồ sai phân hóa phương trình liên tục .......................................................25
Hình 2.1 Tiến trình thực hiện mô phỏng thủy lực, chất lượng nước MIKE 11 ............32
Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện các biên đầu vào của mô hình ................................................35
Hình 3.2 Mạng lưới sông được dùng để mô phỏng trong mô hình MIKE 11 ...............36
Hình 3.3 Sơ đồ mặt cắt hạ lưu sông Lá Buông và các kênh rạch ..................................37
Hình 3.4 Số liệu biên lưu lượng quan trắc theo giờ ......................................................38
Hình 3.5 Số liệu biên mực nước khu vực hợp lưu Lá Buông – Đồng Nai ....................38
Hình 3.6 Sơ đồ vị trí các điểm biên thủy lực vùng tính toán ........................................39
Hình 3.7 Kết quả kiểm định mực nước thực đo và mô phỏng ......................................40
Hình 3.8 Sơ đồ vị trí các biên chất lượng nước trong vùng tính toán ........................... 42
Hình 3.9 Biên chất lượng nước được sử dụng trong vùng tính toán ............................. 44
Hình 3.10 Kết quả kiểm định nồng độ chất ô nhiễm thực đo và mô phỏng..................44
Hình 3.11 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NO3- đối với KB1 .........56
Hình 3.12 Kết quả mô phỏnng NO3- trung bình trong KB1 ..........................................57
Hình 3.13 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NH4+ đối với KB1 ........57
Hình 3.14 Kết quả mô phỏng NH4+ trung bình trong KB1 ...........................................58
Hình 3.15 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NO3- đối với KB2 .........59
Hình 3.16 Kết quả mô phỏng NO3- trung bình trong KB2 ............................................59
Hình 3.17 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NH4+ đối với KB2 ........60
Hình 3.18 Kết quả mô phỏng NH4+ trung bình trong KB2 ...........................................61
Hình 3.19 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NO3- đối với KB3 .........62
Hình 3.20 Kết quả mô phỏng NO3- trung bình trong KB3 ............................................62

Hình 3.21 Kết quả mô phỏng chất lượng nước theo thông số NH4+ đối với KB3 ........63
vii


Hình 3.22 Kết quả NH4+ trung bình trong KB3 ............................................................ 63
Hình 3.23 Kết quả mô phỏng NO3- trung bình qua 3 kịch bản .....................................64
Hình 3.24 Kết quả mô phỏng NH4+ trung bình qua 3 kịch bản .....................................65

viii


TÓM TẮT
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và
nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm
nguồc nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là vấn đề
cấp bách cần được đánh giá và đưa ra các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng nước.
Đề tài “Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của hạ lưu sông Lá Buông, tỉnh
Đồng Nai” đã sử dụng mô hình thủy động lực học truyền chất MIKE 11 để mô phỏng
chất lượng nước khu vực hạ lưu sông Lá Buông, tỉnh Đồng Nai qua hai thông số nhằm
mô phỏng chất lượng nước và đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải tại khu vực nghiên
cứu qua các kịch bản xả thải được xây dựng dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế và xã
hội tỉnh Đồng Nai.
Kết quả đạt được là đã xây dựng được bộ dữ liệu biên thủy lực và biên chất lượng
phù hợp với hai thông số amoni và nitrat cho lưu vực hạ lưu sông Lá Buông. Kết quả
phần nào đánh giá được chất lượng nước lưu vực hạ lưu sông Lá Buông và đánh giá
được khả năng tiếp nhận nguồn thải của từng tiểu lưu vực sông của hai thông số trên.
Từ kết quả của đề tài có thể làm cơ sở tiền đề cho các giải pháp quản lý sau này.

1



MỞ ĐẦU
1. Tính

cấp thiết của ĐATN

Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ 2 tại miền Nam
sau hệ thống sông MêKông. Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đặc biệt là đối với vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây không chỉ là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của
dân cư mà đây còn là nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu, công nghiệp, nông nghiệp, v.v
cho các tỉnh trong lưu vực.
Lưu vực sông Lá Buông là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng
Nai. Lưu vực sông Lá Buông là nguồn tài nguyên nước rất quan trọng phục vụ cho mục
đích tưới tiêu, nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của người dân tại tỉnh Đồng Nai
và một số vùng lân cận. Dòng chính của sông có chiều dài từ nguồn đến cửa sông là 52
km, chảy theo hướng cơ bản từ Đông sang Tây, với diện tích lưu vực: khoảng 264 km2,
lượng mưa phong phú, trung bình 1800 mm/năm, hàng năm cung cấp cho sông Đồng
Nai một lượng nước: 0,23 x 109 m3.
Theo kết quả điều tra nguồn thải tại 26 xã thuộc lưu vực sông Lá Buông cho thấy
nhóm nguồn thải gây ô nhiễm chính đối với mô trường nước mặt lưu vực sông chủ yếu
là nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi, sinh hoạt và hoạt động công nghiệp. Các nguồn
thải này chủ yếu thải môi trường đa số chưa được qua các quá trình xử lý nào.
Việc tiếp nhận một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý vượt quá khả năng tải của
sông là nguyên nhân làm nguồn nước sông bị suy giảm về chất lượng.
Từ các lý do trên việc thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn
thải của hạ lưu sông Lá Buông, tỉnh Đồng Nai” là cấp thiết.
2. Mục

tiêu nghiên cứu


Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của hạ lưu
sông Lá Buông, tỉnh Đồng Nai.
3.

Nội dung và phạm vi nghiên cứu

3.1. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về khu vực nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, KT – XH có ảnh hưởng
đến chất lượng nước lưu vực sông Lá Buông.

2


 Thu thập, tổng hợp các dữ liệu đầu vào cho mô hình MIKE 11:
o Mạng lưới kênh rạch khu vực hạ lưu sông Lá Buông;
o Mắt cắt ngang của hạ lưu sông Lá Buông;
o Điều kiện ban đầu và biên: lưu lượng và mực nước hạ lưu sông Lá Buông;
o Kết quả chất lượng nước hạ lưu sông Lá Buông
o Các hệ số đầu vào cho mô hình: hệ số lực cản đáy, hệ số phân tán, hệ số
phân hủy của từng thông số chất lượng nước.
 Chạy mô hình MIKE 11 mô phỏng thủy lực và chất lượng nước khu vực nghiên
cứu.
 Kiểm định mô hình: so sánh kết quả chạy mô hình với kết quả quan trắc chất
lượng nước được kế thừa từ đề tài thí điểm: “Đánh giá sức chịu tải của tiểu lưu
vực sông Lá Buông thuộc sông nội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2025”, Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia
Tp.HCM phối hợp với Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Đồng Nai thực hiện
năm 2017.
 Chạy mô hình MIKE 11 dựa trên các kịch bản xả thải và đánh giá khả năng tiếp

nhận nguồn thải của hạ lưu sông Lá Buông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá khả tiếp nhận nguồn thải qua các thông số amoni và nitrat
trên phạm vi hạ lưu sông Lá Buông – sông nội tỉnh Đồng Nai, phần hạ lưu sông Lá
Buông đoạn từ cầu An Viễn - thuộc địa bàn ấp An Viễn, xã Bình An, huyện Long Thành
– chảy qua hai huyện là huyện Long Thành và huyện Trảng Bom, kết thúc tại cửa sông
đổ ra sông Đồng Nai.
4. Phương

pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến trình thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

3


Hình 1 Sơ đồ các bước nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện dựa trên các phương pháp: (i) phương pháp thu thập và
tổng hợp tài liệu, (ii) phương pháp mô hình hóa và (iii) phương pháp thành lập bản đồ.

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như
khoa học kỹ thuật, các mô hình toán được ứng dụng trong lĩnh vực mô phỏng đặc tính
thủy lực chất lượng nước ngày càng phổ biến và phát triển như: HEC-RAS, VRSAP và
ISIS. Bên cạnh đó việc ứng dụng mô hình MIKE để mô phỏng thủy lực và chất lượng

nước các lưu vực, tiểu lưu vực nhằm phục vụ cho công tác quản lý cũng khá phổ biến.
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
 Đề tài: “Mô hình thủy động lực cho vùng hạ lưu sông Rideau” của tác giả Ferdous
Ahmed (2010) đã áp dụng mô hình thủy động lực học cho hệ thống hạ lưu sông
Rideau với mô hình Mike 11 của DHI. Hệ thống sông này phức tạp, bao gồm
nhiều nhánh sông, các khu vực thoát nước cục bộ và nhiều kiểu quản lý dòng
nước. Mô hình được hiệu chỉnh với số liệu đo đạc dòng chảy trong vòng 5 năm
và được kiểm nghiệm với số liệu của 5 năm tiếp theo. Trong đề tài này tác giả đã
áp dụng nhiều phương pháp để đánh giá độ chính xác của mô hình và nghiên cứu
cũng đã chỉ ra rằng mô hình có thể mô phỏng tương đối chính xác thủy động lực
học của dòng sông trong khoảng thời gian khác nhau. Mô hình này hiện được áp
dụng với nhiều mục tiêu quản lý thủy vực khác nhau, bao gồm dự báo lũ, đánh
giá sự an toàn của đập nước, định lượng chức năng của đất ngập nước.
 Đề tài: “Application of a hydrodynamic MIKE 11 model for the euphrates river
in IRAQ”, nghiên cứu của A.H.Kamel đã sử dụng mô hình thủy lực dòng chảy
không ổn định một chiều – MIKE 11 để nghiên cứu mô phỏng khả năng khuếch
tán của các thông số chất lượng nước LVS Euphrates ở Iraq. Ngoài ra, nghiên
cứu còn cho thấy được mô hình MIKE 11 cung cấp một mô phỏng tốt hơn mô
hình Uray khi so sánh các ước tính, quan sát trong giai đoạn thủy văn.
 Đề tài: “Assessment of assimilative capacity of Kanhan river stretch using MIKE
11 modeling tool” nghiên cứu của Gedam VV và cộng sự đã áp dụng mô hình
MIKE 11 để đánh giá khả năng tự làm sạch và dự đoán tải trọng chất thải của
đoạn sông Kanhan. Mô hình nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng và cái

5


nhìn sâu sắc hơn về tác động đến chất lượng nước của sông Kanhan từ các điểm
ô nhiễm và điểm không ô nhiễm dựa trên các mô hình mô phỏng các thông số
DO, BOD với các trường dữ liệu liên tục và các thông số mô hình.

 Đề tài: “MIKE11 and interactive decision maps: joint application in DSS for
water quality planning, in:3d DHI Software Conference, Danish Hydraulic
Institute, Helsingor, Denmarke” nghiên cứu của Lotov A. và công sự, đã giới
thiệu một cách để phát triển các hệ thống hỗ trợ quyết định việc thành lập kế
hoạch chất lượng nước tại các sông. Ứng dụng mô hình MIKE 11 để đánh giá,
mô phỏng các chiến lược nhất định và sử dụng các công cụ đồ họa mới
(Interactive Decision Maps / Feasible Goals Method (IDM/FGM)) cho việc tìm
kiếm các chiến lược thông minh. DSS dựa trên sự kết hợp của IDM MIKE 11 và
/ FGM được hiệu chỉnh trên các mô hình thủy động lực và mô hình tải – khuyếch
tán của sông Oka, được sử dụng trong khuôn khổ chương trình “Sự hồi sinh của
sông Volga” liên bang Nga.
 Đề tài: “Validation of MIKE 11 model simulated data for biochemical and
chemical oxygen demands transport, American Journal of Applied Sciences”
Nghiên cứu của Eisakhani M. và cộng sự với mục tiêu là mô hình sự thay đổi nhu
cầu oxy hóa hóa học và sinh học (COD và BOD) tại mỗi mặt cắt ngang của sông
Bertam ở cao nguyên Cameron, Malaysia. Do hoạt động du lịch, khai thác ngày
càng tăng của nông nhiệp trồng rau, hoa, quả và phải chịu lượng mưa xối xả. Tình
trạng của sông Bertam đã xuống cấp, có dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước và môi
trường sông. Do đó, MIKE 11 đã được áp dụng để mô phỏng thủy động lực học,
mô hình vận chuyển dòng chảy của sông. Quá trình mô phỏng cho kết quả chất
lượng nước thấy nồng độ BOD5 thay đổi từ 1 – 2 mg/l trong thời gian trước gió
mùa và 4 – 10 mg/l trong hậu gió mùa. COD nằm ở 39 – 49 mg/l được quan sát
ở dòng nước cao. Có nồng độ thấp hơn nhiều là ở dòng nước trung bình có giá
trị 10 – 14 mg/l. So sánh giữa dữ liệu đo và mô phỏng cho thấy MIKE 11 có thể
dự đoán đầy đủ, chính xác BOD và tải COD tại các cửa lưu vực đặc biệt là trong
dòng nước trung bình.

6



1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
 Đề tài: “Ứng dụng MIKE 11 đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai”
của tác giả Nguyễn Huy Khôi thuộc Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực
hiện theo Dự án nâng cao năng lực ngành nước do DANINA tài trợ (2009).
Nghiên cứu đã sử dụng mô hình toán MIKE 11 để mô phỏng hiện trạng dựa trên
số liệu năm 2003 và đánh giá diễn biến chất lượng nước qua nhiều kịch bản khác
nhau (gồm 12 phương án từ năm 2010 đến năm 2020). Qua đó cho thấy mô hình
toán là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá xu thế và diễn biến dòng chảy về cả
lượng và chất.
 Đề tài: “Ứng dụng MIKE 11 tính toán thủy lực, chất lượng nước cho lưu vực sông
Sài Gòn – Đồng Nai” của tác giả Trần Hồng Thái (2007). Trong nghiên cứu này,
phương pháp mô hình toán MIKE 11 đã được sử dụng trong việc mô phỏng chế
độ thủy văn , thủy lực và chất lượng nước hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
Qua kết quả mô phỏng, tác giả nhận xét mô hình mô phỏng thủy lực, thủy văn và
chất lượng nước bằng MIKE 11 khá tốt, cho thấy khả năng ứng dụng hiệu quả
của mô hình.
Ngoài ra trong đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải và đề xuất các giải
pháp bảo vệ sông Vàm Cỏ Đông – đoạn chảy qua huyện Bến Lức, tỉnh Long An” của
tác giả Nguyễn Minh Lâm (2012), đã đưa ra cách nhìn mới về phương pháp tính toán
sức chịu tải bằng việc ứng dụng chỉ số chất lượng nước WQI và phần mềm Mike 11 để
đánh giá và đưa ra dự báo cụ thể về diễn biến chất lượng nước và khả năng chịu tải của
sông Vàm Cỏ Đông đến 2020. Từ đó, làm cơ sở phân vùng chất lượng nước phục vụ
quản lý: (i) kiểm soát các nguồn thải; (ii) cấp phép xả thải trên sông; (iii) phục vụ cho
quy hoạch tiếp nhận các ngành nghề đầu tư vào địa bàn huyện Bến Lức, định hướng di
dời một số ngành nghề ô nhiễm nặng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông vào các vị trí khác
phù hợp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mô tả khái quát về sông Lá Buông
 Vị trí địa lý


7


Sông Lá Buông nằm cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 45km, cách TP. Biên Hòa
khoảng 17km, cách TP. Vũng Tàu khoảng 80km theo hướng dọc theo quốc lộ 51 và nằm
cách biển khoảng 50km theo đường chim bay.
Sông Lá Buông là sông nội tỉnh Đồng Nai, là một sông nhánh nhỏ nằm trong hạ
lưu hệ thống sông Đồng Nai, có diện tích lưu vực khoảng 478,5 km2. Sông Lá Buông
bắt nguồn từ suối Đá Bàn trên cao nguyên An Lộc (Long Khánh) ở độ cao hơn 200 m,
và vùng rừng núi thuộc nông trường Ông Quế.
Dòng chính của sông có chiều dài từ nguồn đến cửa sông là 52 km, chảy theo
hướng cơ bản từ Đông sang Tây, với diện tích lưu vực: khoảng 264 km2, trải dài trong
miền đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa phong phú, trung bình 1800 mm/năm, độ dốc
bình quân 5,3‰, hàng năm cung cấp cho sông Đồng Nai một lượng nước: 0,23 x 109
m3. Module dòng chảy bình quân năm M = 28,3 l/s/km2. Đặc điểm chung của sông Lá
Buông là sông ngoằn ngoèo trên toàn lưu vực. Các nhánh sông ở phía thượng lưu có
lòng sông nhỏ, hẹp và sâu, đặc biệt là đoạn trung lưu. Các nhánh sông ở phía hạ lưu có
độ dốc khá nhỏ và chịu tác động của chế độ triều cũng như chế độ dòng chảy của hạ lưu
sông Đồng Nai. Dựa vào số liệu mặt cắt sông ta có thể thấy hạ lưu sông Lá Buông có
chiều sâu từ 5 – 16m và có chiều rộng từ 1,5 – 200m, sông Lá Buông sâu và rộng dần
từ thượng lưu đến hạ lưu.
Tọa độ địa lý
= 10047'23'' 

10057'47'' Vĩ độ Bắc

= 106050'57''  107014'37'' Kinh độ Đông
Lưu vực sông Lá Buông đi qua 4 huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Thành,
Trảng Bom, thị xã Long Khánh và TP. Biên Hòa. Vị trí lưu vực sông Lá Buông xem ở
bản đồ số 1 phụ lục 1.

 Vai trò của sông Lá Buông
Sông Lá Buông là một trong nhiều sông suối nội tỉnh Đồng Nai, giữ vai trò quan
trọng trong công tác thủy lợi, đảm bảo một lượng nước lớn cho diện tích canh tác cho
các huyện mà nó đi qua. Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, phục vụ
tưới tiêu cho hoạt động phát triển nông nghiệp: trồng lúa, các cây lâu năm, các cây hằng
năm,…

8


1.2.2. Điều kiện tự nhiên
 Đặc điểm khí hậu
Sông Lá Buông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Nhiệt
độ ở mức trung bình từ 25 – 260C, có sự chênh lệch giữa các mùa với nhau khoảng 4 –
50C. Lượng mưa trung bình tại khu vực thuộc loại trung bình lớn khoảng 1800mm/năm,
chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng VI đến tháng XI, lượng mưa phân
bố khá đều trên lưu vực. Nhìn chung, khí hậu tại sông Lá Buông khá thuận lợi để phát
triển trồng các cây nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như
cao su, cà phê, điều,…
 Về nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực khoảng 260C. Nhiệt độ trung bình
tháng biến thiên ít, tháng có nhiệt độ cao nhất và thấp nhất chênh nhau 40C.
Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm không quá 100C, mùa khô nhiệt độ
dao động nhiều hơn mùa mưa. Nhiệt độ trung bình ở vùng hạ lưu cao (Biên
Hòa) và thấp dần về phía thượng lưu lưu vực (Xuân Lộc). Hàng năm, nhiệt
độ thấp nhất rơi vào các tháng XII – I và nhiệt độ cao nhất thường rơi vào
các tháng IV – V.
 Về lượng mưa:
Về mặt không gian, do địa hình khá bằng phẳng và diện tích lưu vực

nhỏ nên sự khác biệt giữa lượng mưa các nơi trong lưu vực là không lớn.
Về mặt thời gian, do tác động của hai mùa gió, mưa được phân thành
hai mùa có lượng mưa tách biệt. Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 87 – 93%,
còn mùa khô chỉ chiếm khoảng 7 – 13%.
Tại khu vực sông Lá Buông có các trạm mưa tiêu biểu như: Biên Hòa, Lá Buông,
Thống Nhất và Xuân Lộc.
Bảng 1.1 Trạm mưa tiêu biểu trong vùng nghiên cứu

Stt

1

Tên trạm

Biên Hòa

Trung bình
năm
1.804,7

Mùa mưa
Lượng
mưa
1.541,5

Mùa khô
%

85,4


Lượng
mưa
263,2

%
14,6
9


2

Lá Buông

1.903,0

1.621,8

85,2

281,1

14,8

3

Thống Nhất

2.044,8

1.751,0


85,6

293,8

14,4

4

Xuân Lộc

2.067,0

1.805,5

87,4

261,5

12,6

Nguồn: Viện Thủy lợi Miền Nam, 2010
 Về độ ẩm và bốc hơi:
 Độ ẩm trung bình năm trên lưu vực đạt khoảng 82% và phân bố khá
đều trên toàn lưu vực. Trong năm, mùa mưa có độ ẩm cao hơn nhiều
so với mùa khô (85,88% và 70 – 75%).
 Bốc hơi giữa các vùng trong lưu vực chênh lệch không nhiều, vùng
đồi núi lượng bốc hơi nhỏ và vùng thấp lượng bốc hơi lớn hơn. Lượng
bốc hơi giữa các tháng trong năm có sự dao động mạnh. Do có nền
nhiệt độ cao, nắng nhiều, lượng bốc hơi trên lưu vực nhìn chung là

khá lớn, đạt trên 1.000 mm. Hàng tháng, lượng bốc hơi đạt từ 100 –
160 mm/tháng trong mùa khô và giảm còn 60 – 70 mm/tháng vào mùa
mưa.
 Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Lá Buông thấp dần theo hướng Đông – Tây. Địa hình lưu
vực sông khá đa dạng, có thể chia thành 3 dạng chính:
 Vùng đồi lượn chủ yếu nằm trên địa phận của TX. Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ
và Thống Nhất.
 Vùng bình nguyên phần lớn thuộc địa bàn huyện Trảng Bom, một phần thuộc các
huyện Thống Nhất, Long Thành và Cẩm Mỹ.
 Vùng đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận huyện Long Thành kể từ QL51 đến giáp
dòng chính sông Đồng Nai về phía Đông Nam.
vực nghiên cứu có độ cao trung bình khoảng 93m và vị trí cao nhất có độ cao
khoảng 379m nằm ở vùng đồi núi TX. Long Khánh. Độ dốc trung bình trên toàn lưu
vực không quá 70, cho thấy địa hình lưu vực khá bằng phẳng thuận lợi cho việc canh
tác.
 Đặc điểm thủy văn
Dòng chảy thường xuyên: nhìn chung dòng chảy thường xuyên trên lưu vực khá
đồng đều theo không gian. Tuy nhiên, dòng chảy bị phân hóa rõ rệt giữa mùa mùa và
10


mùa lũ. Mùa lũ chiếm tổng lượng dòng chảy lớn khoảng 80% tổng lượng dòng chảy
năm, bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI; còn mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng
dòng chảy năm, bắt đầu từ tháng XII đế cuối tháng V đầu tháng VI năm sau.
Dòng chảy kiệt: dòng chảy kiệt trong lưu vực khá lớn khoảng 1m3/s, trong năm
dòng chảy kiệt nhất cũng đại trên 0,5m3/s. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, bắt
đầu từ năm 2005 dòng chảy kiệt có dấu hiệu suy giảm một cách đáng kể. Một trong các
nguyên nhân chính làm giảm dòng chảy kiệt ngoài yếu tố không mưa kéo dài thì nguyên
nhân có thể là do việc khai thác sử dụng nước ở phía thượng lưu. Từ đây có thể đặt ra

vấn đề là, dòng chảy trong mùa kiệt trên lưu vực nhỏ và khó có thể đáp ứng được nhu
cầu sử dụng nước ở đây và do vậy việc sử dụng các biện pháp công trình như xây dựng
hồ điều tiết nhằm trữ nước trong mùa mưa sử dụng trong mùa khô là một trong những
giải pháp hợp lý đối với việc sử dụng nước trên lưu vực.
Dòng chảy lũ: theo các tiêu chuẩn phân mùa thông dụng thì mùa lũ thường xuất
hiện sau mùa mưa khoảng một tháng tức là khoảng vào tháng VI – VII và kết thúc
khoảng vào tháng XI, hay nói cách khác thì mùa lũ kéo dài khoảng 5 – 6 tháng, mùa lũ
đồng thời kết thúc cùng với mùa mưa. Dòng chảy lũ bình quân khoảng từ 0,1 – 0,15
m3/s.km2 và đỉnh lũ trung bình vào khoảng 0,8 – 1,2 m3/s.km2.
1.2.3. Đặc điểm KT – XH
Lưu vực sông Lá Buông có vị trí nằm gần các trung tâm kinh tế và dân cư lớn
như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,… Ngoài ra trong vùng còn có nhiều khu
công nghiệp tập trung nhiều trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà chủ yếu nằm
gần hạ lưu như Giang Điền và Dầu Giây.
Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, cây công nghiệp trong khu vực dẫn đến
việc sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.
Tốc độ đô thị hóa và dân số tăng nhanh trong khu vực đồng nghĩa với việc nước
thải thải ra môi trường càng lớn.
Lưu vực sông Lá Buông đi qua 26 xã thuộc 5 huyện gồm huyện Trảng Bom,
Thống Nhất, Long Thành, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Tp.Biên Hòa. Lưu vực sông Lá
Buông cũng là nơi trực tiếp tiếp nhận nước thải từ các xã này. Các nguồn thải gây ô
nhiễm chính đối với môi trường nước mặt tại lưu vực sông Buông được nhận diện chủ
yếu bao gồm các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và y tế.

11


1.2.4. Hiện trạng chất lượng nước tại hạ lưu sông Lá Buông, tỉnh Đồng Nai
Theo kết quả quan trắc của trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh
Đồng Nai quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Lá Buông thì tại hạ lưu có 3 vị trí

quan trắc như: cầu trong KCN Giang Điền – xã Giang Điền (QTSB - 03), ấp Miếu (Cầu
Sông Buông) – xã Phước Tân (QTSB - 04), và cách hợp lưu sông Đồng Nai 500m
(QTSB - 05). Vị trí các điểm quan trắc được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc
Qua kết quả quan trắc có thể thấy chất lượng nước lưu vực sông Lá Buông đang
có nguy cơ bị ô nhiễm hữu cơ
 Nồng độ Nitrat (NO3-)
mg/l6
5

NO3-

4
3
2

1
0
QTSB - 03
Mùa khô

QTSB - 04
Mùa mưa

QTSB - 05

Vị trí

QCVN 08 - CỘT A2


Hình 1.2 Hàm lượng NO3- trong nước sông Lá Buông theo mùa

12


Nồng độ nitrat trong nước hạ lưu sông Lá Buông vào mùa khô nằm trong khoảng
0,68 – 3,175 mg/l và mùa mưa nằm trong khoảng 1,895 – 4,905 mg/l. Trong đó, hàm
lượng nitrat thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa không đáng kể. Hàm lượng nitrat vào
mùa khô thấp hơn mùa mưa có thể vì vào mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, kéo theo
các chất ô nhiễm từ thượng nguồn làm cho hàm lượng nitrat tăng cao.
So với QCVN 08-MT:2015/BTNMT ta thấy hầu hết tại tất cả các điểm quan trắc
đều đạt quy chuẩn nồng độ nitrat trong nước theo cột A2 (≤5mg/l). Tuy nhiên theo kết
quả quan trắc thì nếu vẫn tiếp tục xả thải với lưu lượng và nồng độ hiện tại nước sông
Lá Buông có nguy cơ bị ô nhiễm nitrat.
Hàm lượng nitrat trong nước sông có thể do các nguồn thải từ hoạt sinh hoạt,
chăn nuôi và từ các KCN đang sinh sống và hoạt động xung quang lưu vực sông Lá
Buông.
 Hàm lượng amoni (NH4+)
mg/l 8
7

NH4+

6
5
4
3
2


1
0
QTSB - 03
Mùa khô

QTSB - 04
Mùa mưa

QCVN 08 - CỘT A

QTSB - 05

Vị trí

QCVN 08 - CỘT B

Hình 1.3 Hàm lượng NH4+ trong nước sông Lá Buông
Nồng độ amoni trong nước tại hạ lưu sông Lá Buông vào mùa mưa dao động
trong khoảng 0,215 – 6,975 mg/l và vào mùa khô khoảng 0,215 – 1,-815. Tại vị trí QTSB
– 04 có sự khác biệt lớn giữa mùa mưa và mùa khô, sự khác biệt này có thể là do vào
mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn và kéo theo các chất ô nhiễm từ thượng nguồn.
Theo kết quả quan trắc ta có thể thấy hầu hết tại các vị trí quan trắc khu vực hạ
lưu sông Lá Buông nồng độ amoni trong nước đều vượt quy chuẩn cho phép cột B1
(≤0,9 mg/l) QCVN 08-MT:2015/BTNMT, riêng tại vị trí QTSB – 05 có thể do ảnh

13


hưởng của quá trình pha loãng bởi nước sông Đồng Nai nên hàm lượng amoni trong
nước sông khá thấp so với quy chuẩn.

1.2.5. Kết quả điều tra nguồn thải thuộc khu vực sông Lá Buông
Theo kết quả điều tra nguồn thải từ Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường
tỉnh Đồng Nai thì các nguồn thải gây ô nhiễm chủ yếu đến lưu vực sông Lá Buông gồm
các nguồn thải từ sinh hoạt, chăn nuôi và nguồn thải từ hoạt động công nghiệp.
a. Nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt
Đây là một trong những nguồn thải cơ bản nhất gây nên tình trạng ô nhiễm môi
trường nước, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, ô nhiễm do dầu mỡ và vi sinh.
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 50% tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông,
suối và ra sông Lá Buông. Theo số liệu điều tra thực tế cho thấy khu vực trung lưu và
hạ lưu của sông là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt xả thải trực tiếp.
Tải lượng ô nhiễm từ nguồn sinh hoạt được ước tính dựa vào hệ số phát thải ô
nhiễm bình quân trên đầu người của WHO và dân số trên khu vực nghiên cứu theo công
thức:
Lj = p x ej x 10-3

(1.1)

Trong đó:
Lj: Tải lượng thải thứ j của nước thải sinh hoạt (kg/ngày)
ej: hệ số phát thải chất ô nhiễm bình quân trên đầu người (g/người/ngày)
p: dân số trên khu vực nghiên cứu (người)
Hệ số phát sinh chất thải được tính theo WHO, trong đó phần trăm tải lượng ô
nhiễm nitrat chiếm 22% và amoni chiếm 9% trên tổng tải lượng ô nhiễm nitơ.
Hầu hết nước thải sinh hoạt ở các địa phương đều chưa được xử lý, trực tiếp đổ
vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông Lá Buông gây ra ô nhiễm môi trường nước
mặt. Hiện nay, khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; nước thải sinh hoạt
của các hộ gia đình chủ yếu được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và thoát ra hệ thống thoát
nước chung, do đó nguồn nước chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ và chất dinh
dưỡng cùng với các loại vi khuẩn gây bệnh.Tải lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt tại
khu vực được thể hiện ở bảng sau:


14


Bảng 1.2 Lưu lượng và tải lượng ô nhiễm các chất trong nước thải sinh hoạt
STT

Khu vực

TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM (kg/năm)

Đồi 61

1

Hưng
Thịnh

2

Nitrat

Amoni

2.363,50

966,89

2.045,72


836,89

3

H. Trảng

Đông Hòa

2.427,94

993,25

4

Bom

Trung Hòa

2.524,82

1.032,88

5

Giang Điền

1.282,13

524,51


6

An Viễn

1.437,94

588,25

7

Tây Hòa

2.378,97

973,22

8

Xuân Thiện

2.303,72

942,43

9

Hưng Lộc

2.278,91


932,28

2.377,70

972,70

10

H.Thống

Xuân

Nhất

Thạnh

11

Bàu Hàm 2

4.363,43

1.785,04

12

Lộ 25

2.565,53


1.049,53

463,84

189,75

Cẩm
13

H.Long

Đường

14

Thành

Bình An

1.749,15

715,56

Bình Sơn

2.646,72

1.082,75

15

16

TP.Biên

Tam Phước

9.134,74

3.736,94

17

Hòa

Phước Tân

8.283,38

3.388,65

Suối Tre

2.389,15

977,38

Bàu Sen

1.242,91


508,46

Xuân Lập

1.911,32

781,90

Xuân Tân

2.015,20

824,40

Hàng Gòn

-

-

1.551,78

634,82

18
19
20
21

H.Long

Khánh

22

23

H.Cẩm Mỹ

Xuân
Đường

15


STT

Khu vực

TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM (kg/năm)

Nhân

Nitrat

Amoni

1,77

0,72


24

Nghĩa

25

Xuân Quế

1.910,47

781,56

26

Sông Nhạn

1.960,08

801,85

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường tỉnh Đồng Nai, 2017
b. Nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm chất lượng nguồn nước
mặt đó là nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi. Do hoạt động này thường nằm đan xen
trong khu dân cư (phần lớn là tự phát), đồng thời việc xử lý chất thải chăn nuôi, chất
thải lò mổ, ... lại là một yếu tố chưa được quản lý chặt chẽ và thải trực tiếp hoặc xử lý
không đạt quy chuẩn ra ngoài môi trường làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm.
Nước thải chăn nuôi chiếm trên 30% tổng lượng nước thải trực tiếp ra các sông,
suối và ra sông Lá Buông. Theo số liệu điều tra thực tế cho thấy khu vực thượng lưu và
trung lưu của sông, đặc biệt là đoạn gần cuối trung lưu trước đoạn hợp lưu với thác

Giang Điền là những vùng tập trung nhiều lượng nước thải chăn nuôi xả thải trực tiếp.
Nước thải chăn nuôi gia súc, gia cầm là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa
chuồng, có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất
hữu cơ (đặc trưng bởi thông số BOD, COD), cặn lơ lửng, chất dinh dưỡng (đặc trưng
bởi thông số N tổng, P tổng) và vi sinh vật gây bệnh. Đây là loại nước thải có mùi hôi
thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí, nguồn nước tiếp nhận và sức khỏe con người.
Tải lượng hiện trạng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi được ước tính dựa vào hệ
số phát thải ô nhiễm cho từng loại vật nuôi khác nhau (trâu, bò, heo, gia cầm) của WHO
và số lượng vật nuôi theo công thức:
Ej = n x ej

(1.2)

Trong đó:
Ej: Tải lượng thải thứ j của nước thải (kg/năm)
ej: hệ số phát thải chất ô nhiễm thông số j (kg/con/năm)
n: số lượng vật nuôi (con)

16


×