Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM và GIS TRONG NGHIÊN cứu hạn hán tại TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

LÂM HOÀNG KHA

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
NGHIÊN CỨU HẠN HÁN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG
NGHIÊN CỨU HẠN HÁN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện: Lâm Hoàng Kha
Khóa: 2012 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thu Hiền

TP. HỒ CHÍ MINH – 12/2016

MSSV: 0150100017



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của các thầy cô tại trường và đặc biệt là quý thầy cô tại Khoa Địa chất và Khoáng
sản, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Để có thể hoàn thành bài Báo cáo khóa luận tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
- ThS. Lê Thị Thu Hiền, Trường Đại học khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
giảng viên đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
- Anh Nguyễn Duy Khang, bạn Phạm Thị Diệu Ly cùng các anh chị khác tại
Trung tâm Viễn thám và hệ thông tin địa lý đã hỗ trợ rất nhiều cho em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã gắn bó,
ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình học tập và làm báo cáo.
Trong quá trình thực hiện hoàn thành khóa luận tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, chỉ bảo,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô hướng dẫn và giảng viên nhà trường để em có thể cải
thiện, rèn luyện thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ............................................ 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 6
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................ 6

4.2. Phương pháp viễn thám ................................................................................. 6
4.3. Phương pháp GIS .......................................................................................... 6
4.4. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 6
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................. 7
TỔNG QUAN .......................................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 7
1.1.1. Hạn hán và đặc trưng của hạn hán .............................................................. 7
1.1.2. Nguyên nhân hạn hán ................................................................................. 8
1.1.3. Tác hại của hạn hán .................................................................................... 9
1.1.4. Tình hình hạn hán tại Việt Nam trong những năm gần đây: ....................... 9
1.1.5. Ảnh hưởng của hạn hán tại khu vực tỉnh Bình Thuận những năm qua ..... 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ....................................... 13
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 18
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.................................... 19
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 19
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ....................................................................... 20
1.4. TỔNG QUAN VỀ VIỄN THÁM ................................................................ 22
1.4.1. Giới thiệu sơ lược về viễn thám................................................................ 22
1.4.2. Tổng quan về ảnh vệ tinh LANDSAT và ảnh MODIS ............................. 23
1.4.3. Vệ tinh đo đạc lượng mưa nhiệt đới TRMM (Tropical Rainfall Measuring
Mission) .......................................................................................................... 24
ii


1.5. TỔNG QUAN VỀ GIS................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................27
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU ................................................... 27
2.1.1. Dữ liệu lượng mưa.................................................................................... 27

2.1.2. Dữ liệu bốc thoát hơi ................................................................................ 29
2.1.3. Dữ liệu ảnh Landsat.................................................................................. 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP VIỄN THÁM .................................................................. 31
2.2.1. Chỉ số cán cân nước K .............................................................................. 31
2.2.2 Chỉ số khô hạn TVDI ................................................................................ 32
2.3. PHƯƠNG PHÁP GIS.................................................................................. 40
2.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ................................................ 40
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................41
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................41
3.1. KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................................................... 41
3.1.1. Dữ liệu lượng mưa.................................................................................... 41
3.1.2. Dữ liệu bốc thoát hơi ................................................................................ 42
3.1.3. Xử lý dữ liệu ảnh LANDSAT................................................................... 44
3.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ ...................................................... 46
3.2.1. Chỉ số cán cân nước K .............................................................................. 46
3.2.2. Chỉ số khô hạn TVDI ............................................................................... 47
3.3. SO SÁNH HAI CHỈ SỐ .............................................................................. 56
3.4. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG KHÔ HẠN .......................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................68
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 68
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................70
PHỤ LỤC ................................................................................................................72

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHSP


: Đại học sư phạm

GIS

: Geography Information System

GVHD

: Giảng viên hướng dẫn

JAXA

: Japan Aerospace Exploration Agency

KTTV

: Khí tượng thủy văn

LST

: Land Surface Temperature

NASA

: National Aeronautics and Space Administration

NDVI

: Normalized Difference Vegetation Index


SPI

: Standardized Precipitation Index

SỞ NN – PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TDVI

: Temperature Vegetation Dryness Index

TRMM

: Tropical Rainfall Measuring Mission

USGS

: United States Geological Survey

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số bộ dữ liệu cung cấp số liệu mưa toàn cầu ........................................ 25
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý dữ liệu lượng mưa ........................................ 27
Hình 2.2. Vị trí các điểm đo mưa từ vệ tinh TRMM tại tỉnh Bình Thuận .................... 28
Hình 2.3. Giá trị bốc thoát hơi nước toàn cầu năm 2014 từ ảnh MODIS ..................... 29
Hình 2.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý dữ liệu bốc thoát hơi nước ............................. 29
Hình 2.5. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý ảnh viễn thám Landsat................................... 30

Hình 2.6. Dấu hiệu nhiệt ở một số kiểu thảm phủ........................................................ 33
Hình 2.7. Sơ đồ tóm tắt quy trình tính chỉ số khô hạn TVDI ....................................... 34
Hình 2.8. Tam giác không gian nhiệt độ bề mặt và chỉ số NDVI ................................ 39
Bảng 3.1. Lượng mưa nội suy từ vệ tinh TRMM cho Bình Thuận qua các năm……..42
Bảng 3.2. Lượng bốc thoát hơi nước toàn tỉnh Bình Thuận qua các năm .................... 44
Bảng 3.3 .Thống kê số hàng/cột (Path/Row) của 3 ảnh ............................................... 44
Bảng 3.4. Diện tích các mức độ khô hạn trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận ............... 55
Bảng 3.5. Tỉ lệ diện tích hạn hán ngưỡng rất nặng từng huyện so với tổng diện tích tỉnh
qua các năm (%) .......................................................................................................... 65
Bảng 3.6. Mô tả sơ bộ thực tế một số vị trí khảo sát .................................................... 67

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ tóm tắt nội dung và quy trình thực hiện đề tài ........................................ 5
Hình 1.1.Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận ......................................................................... 13
Hình 1.2. Các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ....................................... 16
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý dữ liệu lượng mưa ......................................... 27
Hình 2.2. Vị trí các điểm đo mưa từ vệ tinh TRMM tại tỉnh Bình Thuận .................... 28
Hình 2.3. Giá trị bốc thoát hơi nước toàn cầu năm 2014 từ ảnh MODIS ..................... 29
Hình 2.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý dữ liệu bốc thoát hơi nước ............................. 29
Hình 2.5. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý ảnh viễn thám Landsat................................... 30
Hình 2.6. Dấu hiệu nhiệt ở một số kiểu thảm phủ........................................................ 33
Hình 2.7. Sơ đồ tóm tắt quy trình tính chỉ số khô hạn TVDI ....................................... 34
Hình 2.8. Tam giác không gian nhiệt độ bề mặt và chỉ số NDVI ................................ 39
Hình 3.1. Lượng mưa tỉnh Bình Thuận năm 2000 ....................................................... 41
Hình 3.2. Lượng bốc thoát hơi nước tỉnh Bình Thuận năm 2000 ................................ 43
Hình 3.3. Diện tích khu vực tỉnh được ghép từ 3 ảnh Landsat ..................................... 45
Hình 3.4. Ảnh sau khi nắn chỉnh và cắt theo ranh giới tỉnh Bình Thuận ..................... 45

Hình 3.5. Ảnh chỉ số cán cân nước K khu vực Bình Thuận qua các năm .................... 46
Hình 3.6. Ảnh chỉ số NDVI tại Bình Thuận qua các thời kì ........................................ 48
Hình 3.7. Nhiệt độ bề mặt (LST) tỉnh Bình Thuận qua các năm.................................. 49
Hình 3.8. Mối tương quan giữa nhiệt độ bề mặt LST và NDVI ................................... 50
Hình 3.9. Biểu đồ phương trình hồi quy tuyến tính mối tương quan NDVI và LST .... 52
Hình 3.10. Chỉ số khô hạn TVDI tỉnh Bình Thuận qua các năm ................................. 53
Hình 3.11. Diễn biến các mức độ khô hạn qua các thời kì tại tỉnh Bình Thuận ........... 54
Hình 3.12. Vị trí các điểm mẫu so sánh ....................................................................... 56
Hình 3.13. Chỉ số K và TVDI qua các năm tại điểm 1 (108°26'E : 11°10'N) .............. 57
Hình 3.14. Chỉ số K và TVDI qua các năm tại điểm 2 (108°33'E : 11°25’N) .............. 57
Hình 3.15. Chỉ số K và TVDI qua các năm tại điểm 3 (107°38'E : 11°11'N) .............. 58
Hình 3.16. Chỉ số K và TVDI qua các năm tại điểm 4 (108°1'E : 10°56'N) ................ 58
Hình 3.17. Phân vùng hạn hán tỉnh Bình Thuận năm 1998 ......................................... 60
Hình 3.18. Phân vùng hạn hán tỉnh Bình Thuận năm 2002 ......................................... 61
vi


Hình 3.19. Phân vùng hạn hán tỉnh Bình Thuận năm 2005 ......................................... 62
Hình 3.20. Phân vùng hạn hán tỉnh Bình Thuận năm 2016 ......................................... 63
Hình 3.21. Diện tích các mức độ hạn nặng và rất nặng tại các huyên qua các năm ..... 64
Hình 3.22. Hồ Đá Bạc (Tuy Phong) xuống mực nước chết và không thể hoạt động do
hạn hán ........................................................................................................................ 66
Hình 3.23. Nhiều đập hệ thống dẫn nước cặp tuyến đường tỉnh 715 cạn khô nước ..... 66
Hình 3.24. Khô hạn làm tăng quá trình hoang mạc hóa (Mũi Né), đồi cát ngày càng lấn
sâu vào đất liền, nhiều hồ nước bị cạn khô. ................................................................. 66

vii


TÓM TẮT

Hạn hán và sa mạc hóa tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng gay gắt và trên diện
rộng, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế cũng như các vấn đề về môi trường, sinh thái và
xã hội...Trong sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, Bình Thuận nói riêng và khu vực Nam
Trung Bộ nói chung được cả nước biết đến là vùng chịu nhiều tác động nhất cả nước,
làm cho khí hậy tại khu vực này khá khắc nghiệt. Phần lớn dân cư trong tỉnh sống chủ
yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Vào mùa khô, tình
trạng nắng nóng kéo dài, lượng mưa quá ít dẫn đến thiếu nước phục vụ cho sản xuất sinh
hoạt diễn ra thường xuyên gây thiệt hại lớn đến đời sống kinh tế và cuộc sống của người
dân. Nghiên cứu này nhằm tìm ra một phương pháp đánh giá hạn bằng cách sử dụng dữ
liệu khí tượng từ vệ tinh để tính toán các chỉ số phục vụ đánh giá hạn hán như: chỉ số
cácn cân nước K, chỉ số thảm thực vật khô TVDI với sự kết hợp giữa nhiệt độ bề mặt
đất LST và chỉ số thực vật chuẩn hóa NDVI. Các dữ liệu sử dụng được lấy từ vệ tinh
như ảnh LANDSAT, lượng bốc hơi từ ảnh MODIS và lượng mưa từ hệ thống đo mưa
toàn cầu TRMM. Kết quả tính toán từ các chỉ số được phân chia theo các ngưỡng của
từng mức độ để đánh giá khô hạn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận một số thời kì từ năm
1998 đến năm 2016. Từ đó thành lập bản đồ phân vùng hạn hán để cung cấp thông tin
cần thiết cho công tác chuẩn bị giải pháp giảm thiểu tác động, phân phối nguồn nước
hợp lý và cảnh báo các vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Qua kết quả phân vùng dựa
trên chỉ số khô hạn TVDI, hạn hán đều xảy ra nghiêm trọng vào mùa khô các thời kì bao
gồm các năm 2002, 2005, 2011 và 2015 nghiên cứu, chỉ số ngưỡng hạn nằm trong mức
cảnh báo từ nặng đến rất nặng đều chiếm hơn 50% diện tích toàn tỉnh và có xu hướng
ngày càng mở rộng về quy mô và mức độ do hiện tượng hoang mạc hóa. Mùa khô năm
2016, diện tích hạn nặng chiếm 47 % diện tích, nhiều sông hồ trên địa bàn tỉnh bị khô
kiệt. Các tương tác giữa đại dương và khí quyển cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ
hạn tại khu vực, cụ thể vào năm 1998 hạn xảy ra nghiêm trọng kết hợp với hiện tượng
El Nino đã làm phần lớn diện tích tỉnh (>82%) nằm trong ngưỡng hạn nặng gây thiệt
hại rất lớn đối với kinh tế tỉnh.
Từ khóa: Hạn hán ở Bình Thuận, chỉ số khô hạn TVDI, chỉ số thực vật NDVI,
nhiệt độ bề mặt LST, chỉ số thực vật NDVI, ứng dụng viễn thám


1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hạn hán được nhìn nhận là một trong những hiện tượng môi trường nghiêm trọng
gây ảnh hưởng đến môi trường sống và hoạt động sản xuất của người dân, có xu hướng
ngày càng tăng và kéo dài trên diện rộng rất khó kiểm soát do tác động của biến đổi khí
hậu. Tại Việt Nam, hạn hán xảy ra hầu như khắp cả nước và đặc biệt nghiêm trọng ở
khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, hoạt động này kéo dài có tác động to lớn đến
môi trường, kinh tế, xã hội làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp và làm tăng nguy cơ
cháy rừng phá hủy hệ sinh thái môi trường đặc biệt là đối với nước có thế mạnh về sản
xuất nông nghiệp như Việt Nam. Ngoài ra hạn hán còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
chất lượng đời sống người dân, có gây nên các mâu thuẫn xã hội do xung đột về nguồn
nước. Tình trạng khô hạn thường xảy ra trên diện rộng và khó có thể xác định thời gian
xảy ra, nên việc nghiên cứu đánh giá khô hạn gặp rất nhiều khó khăn và trên thực tế
không thể đặt các trạm quan trắc với mật độ lớn để cung cấp thông tin về hạn hán do chi
phí quá lớn.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, dữ liệu ảnh vệ tinh cho phép
chúng ta nghiên cứu, giám sát tình trạng này trên khu vực rộng lớn và trong thời gian
dài, giúp cho quá trình theo dõi dễ dàng hơn rất nhiều. Để xác định hạn hán, một số
nghiên cứu trên thế giới sử dụng tư liệu viễn thám hồng ngoại nhiệt trong xác định nhiệt
độ và độ ẩm đất nhằm đánh giá mức độ khô hạn bề mặt. Ở Việt Nam một số nghiên cứu
đã sử dụng ảnh nhiệt MODIS, NOAA/AVHRR trong xác định khô hạn dựa trên mối
quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và loại hình lớp phủ thực vật. Có nhiều chỉ số và hệ số
khác nhau đã được phát triển và sử dụng ở các nước trên thế giới trong xác định hạn hán
như Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI, Chỉ số ẩm Ivanov, Chỉ số khô Penman, Hệ số khô, Hệ
số thủy nhiệt...Đề tài này trình bày kết quả tính toán một số chỉ số trong nghiên cứu hạn
hán tại tỉnh Bình Thuận, sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh LANDSAT thông qua chỉ số khô
hạn TVDI.

Nguồn ảnh vệ tinh LANDSAT được khai thác hoàn toàn miễn phí từ trang web
Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) với 2 bộ cảm được thiết kế, cải thiện hiệu suất và độ
tin cậy cao lên đến 90% (sai số lần lượt là 12m và 41m) có thể thu nhận 400 cảnh/ ngày
(đối với LANDSAT 8) sẽ cung cấp thông tin chi tiết bề mặt Trái Đất, giúp người dùng
2


nhận những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực như quản lý năng lượng và nước,
theo dõi rừng, giám sát tài nguyên môi trường, quy hoạch đô thị, khắc phục thảm họa
và lĩnh vực nông nghiệp. Với độ phân giải không gian 30m hoặc 60m (ở LANDSAT 8
có kênh toàn sắc với độ phân giải lên tới 15m), ảnh LANDSAT sẽ thể hiện những thông
tin rõ ràng hơn về sự thay đổi độ ẩm bề mặt so với ảnh MODIS vì độ phân giải không
gian của ảnh này khá thấp và không thích hợp cho các nghiên cứu chi tiết. Ngoài ra,
nguồn ảnh LANDSAT còn được ứng dụng rất nhiều trong quá trình học, nghiên cứu đề
tài cấp sinh viên, là nguồn ảnh dễ sử dụng và ứng dụng rộng rãi.
Hiện tại khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là Ninh Thuận và Bình Thuận đang
chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ quá trình khô hạn. Về mùa khô, tình trạng thiếu nước
phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân Bình Thuận xảy ra trên diện rộng, về mùa
khô nhiều nhà máy thiếu nước đã ngừng hoạt động, cắt giảm nhiều diện tích đất trồng
trọt do thiếu nước tưới gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống người dân. Ngoài ra vấn
đề khô hạn kéo dài dẫn đến quá trình xâm nhập mặn gia tăng, do thiếu nước đẩy mặn,
làm đời sống kinh tế khu vực càng thêm khó khăn.
Việc sử dụng các số liệu từ các vệ tinh quan trắc Trái đất rất có ích và rất đáng
được quan tâm, các dữ liệu vệ tinh viễn thám luôn có sẵn và có thể được sử dụng để
phát hiện sự khởi đầu của khô hạn, cả về thời gian và mức độ khô hạn. Đặc biệt là mức
độ chi tiết của kết quả được thể hiện trên toàn vùng, hiệu quả hơn so với chỉ số đo tại
điểm quan trắc, viễn thám có thể được xem là phương pháp thay thế ưu việt cho phương
pháp đo đạc từ các trạm quan trắc khí tượng hiện nay. Trước những lợi ích từ nguồn dữ
liệu vệ tinh, GIS và tính cấp thiết của hạn hán đang xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tỉnh Bình Thuận, sinh viên đã thực hiện đề tài "Ứng dụng viễn thám và GIS trong

nghiên cứu hạn hán tại tỉnh Bình Thuận".

3


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân vùng khô hạn trong khu vực tỉnh Bình Thuận dựa trên phương pháp viễn
thám và GIS.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Tính toán các chỉ số khô hạn trong nghiên cứu mức độ khô hạn tại khu vực nghiên
cứu dựa trên chỉ số thực vật NDVI và nhiệt độ bề mặt.
Lập bản đồ phân vùng mức độ khô hạn tại địa bàn tỉnh Bình Thuận qua một số
thời kì.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
với diện tích 7.924 km2.

4


Nội dung nghiên cứu của đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Dữ liệu mưa được thu thập

Dữ liệu ảnh LANDSAT

Nội suy dữ liệu mưa theo

Xử lý ảnh viễn thám:

phương pháp Kriging


nắn ảnh, lọc ảnh…

Thu thập
dữ liệu

Xử

dữ

Cắt ảnh theo ranh giới tỉnh Bình Thuận

liệu

Tính chỉ số

Tính chỉ số thực vật

cán cân nước K

NDVI
Tính
Tính nhiệt độ bề mặt
LST

toán các
chỉ
số

Xác định PT tương quan


khô

giữa NDVI và LST

hạn

Tính chỉ số khô hạn
TVDI

Đánh giá hạn hán từ
các chỉ số
Đề xuất giải pháp
Thành lập bản đồ
phân vùng khô hạn
Hình 1. Sơ đồ tóm tắt nội dung và quy trình thực hiện đề tài

5


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu từ các trang
web chính thống, cục thống kê...
Các tài liệu nghiên cứu về hạn hán trong và ngoài nước từ các tạp chí, báo cáo
khoa học, các sách giáo trình, kỷ yếu khoa học...
Thu thập dữ liệu bản đồ: hành chính, địa hình...bằng phương pháp kế thừa từ các
bản đồ thành lập trước đó hoặc tải từ các web cung cấp bản đồ
Dữ liệu ảnh vệ tinh LANDSAT một số thời kì từ USGS
4.2. Phương pháp viễn thám

Sử dụng phần mềm ArcGIS 10.2 xử lý ảnh viễn thám LANDSAT và tính toán
các chỉ số bằng công cụ Calculate Raster:
+ Chỉ số thực vật NDVI
+ Chỉ số nhiệt độ bề mặt LST
+ Chỉ số cán cân nước K
+ Chỉ số khô hạn thực vật TVDI
4.3. Phương pháp GIS
Dùng phần mềm ArcGIS 10.2 thành lập và biên tập bản đồ:
+ Bản đồ hành chính
+ Bản đồ địa hình, bản đồ đẳng trị mưa
+ Bản đồ vị trí khảo sát thực địa
+ Bản đồ phân vùng khô hạn
4.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Ghi nhận lại thực trạng tại một số vị trí kiểm chứng cơ bản kết quả nghiên cứu
để tăng độ tin cậy cho báo cáo

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Hạn hán và đặc trưng của hạn hán
a. Hạn hán
Hạn hán là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, biểu hiện là sự thiếu hụt
nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài làm giảm hàm lượng ẩm trong không
khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước
ao hồ và mực nước trong các tầng chứa đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của
cây trồng, làm suy thoái môi trường và có thể dẫn đến các nguy cơ dịch bệnh, xung đột
xã hội do thiếu hụt nguồn nước. Tại Việt Nam, hạn hán được đánh giá là thiên tai gây

thiệt hại nặng nề thứ 3 sau lũ lụt và bão có xu hướng ngày càng trên diện rộng, và khó
kiểm soát hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
b. Đặc trưng của hạn hán: Hạn hán được đặc trưng bởi cường độ, thời gian và
sự trải rộng theo không gian của hạn hán. Khác với các loại thiên tai như lũ, bão… hạn
hán tác động thường tích lũy một cách chậm chạp trong khoảng thời gian dài và có thể
kéo dài trong một giai đoạn nhất định. Theo tác giả Wilhite (2000), hạn hán khác với
các thảm họa tự nhiên khác theo các khía cạnh quan trọng sau:
- Không tồn tại định nghĩa chung về hạn hán.
- Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm và vùng xung
quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian.
- Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định
thời gian bắt đầu và kết thúc hạn.
- Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa
khác, do đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý lớn.
Hơn nữa, hạn xảy ra với tần suất thay đổi gần như ở tất cả các vùng trên toàn cầu,
các tác động của hạn đến nhiều lĩnh vực cũng khác nhau theo không gian và thời gian.
Như vậy để có được một định nghĩa chung nhất về hạn hán thì rất khó.

7


1.1.2. Nguyên nhân hạn hán
a. Nguyên nhân khách quan
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2002), hạn hán xảy ra do thời tiết bất thường gây nên
hiện tượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt lượng mưa:
- Do mưa quá ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh
năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.
- Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình
nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng
mưa nhiều.

- Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa
hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là
tình trạng phổ biến trên các vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa
mùa mưa và mùa khô.
- Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, làm giảm lượng mưa, nhiệt độ bức xạ mặt
trời tang, lượng bốc hơi lớn gây hạn hán (như ở Bangladet). Tại Việt Nam, hiện tượng
El Nino xảy ra năm 1998, dẫn đến hạn hán nghiêm trọng tại Tây Nguyên.
b. Nguyên nhân chủ quan
Ngoài một số nguyên nhân trên, hoạt động của con người cũng là nhân tố ảnh
hưởng và làm nghiêm trọng thêm mức độ hạn hạn tại khu vực:
- Tình trạng phá rừng bừa bãi làm giảm khả năng điều tiết nước mặt, hạ thấp mực
nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước.
- Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước
(như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.
- Công tác quản lý, quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp,
làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố
trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công
trình lớn. Bên cạnh đó, chất lượng thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa
và không phù hợp.
- Nhiều vùng chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp
với mức độ phát triển nguồn nước, không hài hoà với tự nhiên, môi trường.

8


Mức độ nghiêm trọng của hạn hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ
bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của con người.
1.1.3. Tác hại của hạn hán
Khô hạn và xâm nhập mặn đang trở thành mối lo ngại ở nhiều tỉnh thuộc khu vực
Nam Trung Bộ. Tuy mới đầu mùa khô, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy nắng hạn sẽ gay

gắt ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Sự quay trở lại của hiện tượng El Nino đã là thực tế, nhiều
giải pháp đối phó với nắng hạn đang được đặt ra tại nhiều địa phương.
Đến kinh tế: gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp trên khu vực hạn,
đặc biệt là ngành trồng trọt, chăn nuôi, làm giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích
gieo trồng, sản lượng cây trồng và tăng chi phí sản xuất nông nghiệp.
Đến môi trường, hệ sinh thái: phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực
vật, có thể làm suy thoái môi trường đất, nước, không khí do thiếu hụt nguồn nước, làm
tăng nguy cơ cháy rừng xói mòn đất. Khô hạn kéo dài sẽ làm quá trình xâm nhập mặn
gia tăng, ảnh hưởng lớn đến diện tích sản xuất nông nghiệp do thiếu nguồn nước ngọt
để đẩy mặn. Các tác động này có thể kéo dài khó có thể khôi phục được.
Đến đời sống con người: người dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, giảm thu nhập
lao động nông nghiệp dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm, người dân còn phải gánh
chịu nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, thảm họa dịch bệnh.
Đến chính trị - xã hội: có thể gây các xung đột xã hội về nguồn nước, các vần đề
môi trường, di cư, an sinh xã hội…
1.1.4. Tình hình hạn hán tại Việt Nam trong những năm gần đây:
Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây nhận thấy
một số đặc điểm đáng chú ý như sau: Có 60% thời kỳ hạn rơi vào các vụ Đông Xuân,
12% số kỳ hạn rơi vào các vụ Hè Thu. Khi thời kỳ khô hạn kéo dài thường dẫn tới hiện
tượng cháy rừng cao, đe dọa sự sụt giảm đa dạng sinh học, lượng nước, xói mòn đất và
ảnh hưởng xấu tới môi trường. Có một liên quan cho thấy số năm bị hạn thường trùng
với thời kỳ xuất hiện hiện tượng El Nino (1997-1998). Các năm này lượng mưa sụt giảm
trầm trọng và gây thiệt hại cho nhiều vùng trồng lúa, hoa màu và cà phê. Có thể nêu các
ví dụ điển hình về thiệt hại do hạn hán gây ra những năm gần đây ở như sau:

9


Hạn năm 1992, hạn nặng ở miền Trung và đồng bằng Nam Bộ đã làm cho
6.000ha rừng đặc dụng ở Quảng Nam - Đà Nẵng bị cháy, 300.000ha lúa hè thu ở Nam

Bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mất trắng 10.000ha. Ước tính thiệt hại trên 50 tỷ đồng.
Hạn hè thu năm 1993 ở Bắc Trung Bộ, do lượng mưa thiếu hụt suốt trong 7 - 8
tháng, đặc biệt là các tháng VI, VII, VIII, với nhiệt độ cao (38 – 400C), nắng nóng gay
gắt, hạn đã xảy ra hết sức nghiêm trọng. Đồng ruộng bị nứt nẻ, lúa bị chết, hầu hết các
hồ đập bị cạn nước, ngay cả nước sinh hoạt cũng khó khăn. Đó là đợt hạn hiếm thấy
trong vòng 50 - 60 năm gần đây ở khu vực này, làm cho trên 26.000ha lúa không cấy
được hoặc bị chết và trên 35.000ha hạn nặng, 500ha rừng bị cháy.
Đặc biệt hạn trầm trọng trên diện rộng vào đông xuân 1997 - 1998 với ảnh
hưởng của El Nino hoạt động mạnh từ tháng 5/1997 đến tháng 4/1998 làm cho nhiều
nước trên thế giới bị hạn hán nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và sự phát
triển của xã hội. Chỉ tính riêng thiệt hại về vật chất trong nông nghiệp ở Việt Nam đã
tới con số 5.000 tỷ đồng.
Năm 2002 là một năm hạn hán nghiêm trọng trên cả nước, nhất là ở vùng Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ đầu năm mưa rất ít, mãi đến tháng VIII
vẫn tiếp tục nắng nóng, ít mưa trên các tỉnh ven biển Trung Bộ từ Quảng Bình đến Bình
Thuận và trên 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Đắk Lắk, làm cho hầu hết các hồ nước
ở khu vực này bị khô kiệt.
Hạn hán thiếu nước năm 2004 - 2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm
trọng như năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng 3
xuống mức 1,72 m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung và Tây
Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình
nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn; nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp
nước.
Mùa khô năm 2010 – 2011 là năm rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán nghiêm trọng bất thường, mực nước giảm
xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua làm đình trệ các hoạt động giao thông trên tuyến
giao thôg thủy quan trọng của các nước ven sông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế
của 65 triệu dân số tại 6 quốc gia thuộc lưu vực trong đó có đồng bằng sông Cửu Long,
Trên các hệ thống sông, suối toàn quốc, dòng chảy đều thiếu hụt nhiều so với trung bình
10



nhiều năm, có nơi tới 60-90%; mực nước nhiều nơi đạt mức thấp nhất lịch sử như sông
Hồng, sông Mã, sông cả, sông Ba…Nguồn nước sông suy giảm, mực nước xuống mức
thấp lịch sử gây thiếu nước sản xuất nông nghiệp, mặn xâm nhập sâu vào cửa sông. Tình
trạng dòng chảy thiếu hụt kết hợp với khô nóng dẫn đến hạn hán nghiêm trọng xảy ra
trên diện rộng, nhiều nơi còn nghiêm trọng hơn đợt nóng lịch sử năm 1998.
Những năm qua, Nhà nước đã ưu tiên thực hiện nhiều giải pháp phòng chống hạn
hán nhờ đó đã giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra. Tuy nhiên, tình hình hạn hán diễn
biến ngày càng phức tạp, đặc biệt do biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm thiên tai hạn hán
gay gắt hơn.
1.1.5. Ảnh hưởng của hạn hán tại khu vực tỉnh Bình Thuận những năm qua
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trồng trọt
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất do quá trình biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino thường xuyên ảnh hưởng đến
khu vực. Hạn ở Bình Thuận chủ yếu xảy ra ở vụ hè thu và vụ mùa và tương đối gay gắt.
trong 24 năm có đến 18 năm có lúa hè thu và 14 năm có vụ mùa bị hạn trên một tỷ lệ
dịện tích tương đối cao. Những năm thuộc loại hạn hặng ở Bình Thuận là 1998 và 2002
(hạn vụ đông xuân).
Do hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu, những năm gần đây quá trình hoang
mạc hóa tại khu vực Nam Trung Bộ diễn ra mạnh mẽ. Tại Bình Thuận, diện tích đất
nông nghiệp liên tục giảm, đất cát và đồi cát ven biển chiếm đến 16% diện tích tự nhiên
của toàn tỉnh. Do đặc điểm tự nhiên cùng với điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế, vùng
đất cát ven biển Bình Thuận đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiếu nước
tưới, cát bay, cát chảy và đặc biệt là sa mạc hóa trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống người dân khu vực.
Từ đầu vụ Đông Xuân 2015 – 2016 đến nay, tình hình hạn hán diễn ra hết sức
gay gắt trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và dân sinh,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Theo số liệu từ Sở NN & PTNT, đối
với sản xuất nông nghiệp đã cắt giảm 15.423 ha so với diện tích gieo trồng do không đủ

nguồn nước tưới, trong đó nhiều nhất là huyện Hàm Thuận Bắc với 8.069 ha. Tổng diện
tích cây hằng năm bị thiệt hại trên địa bàn toàn tỉnh đến ngày 07/3/2016 là 1.400 ha, bao
gồm: 150 ha lúa, 45 ha bắp, 07 ha cây màu, 400 ha mì và trên địa bàn huyện Hàm Tân
11


có khoảng 300 ha cây thanh long, 200 ha cây điều, 100 ha cây quýt, 200 ha cây xoài do
thiếu nước, nắng nóng nên ngừng sinh trưởng, giảm năng suất 100% so với năm trước.
Một số huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tuy Phong
và Bắc Bình.
b. Ảnh hưởng đến mạng lưới thủy văn
Tại Bình Thuận, tháng 11/2004 đến 2/2005 hầu như không mưa. Mực nước trên
các triền sông gần như cạn kiệt, lượng dòng chảy còn lại rất nhỏ; sông Dinh, sông Lòng
Thương bị cạn khô. Mực nước các hồ trong tỉnh đều thấp hơn mực nước chết từ 1,70
đến 2,2 m. Toàn bộ lượng nước còn lại trong các hồ chứa không đáp ứng đủ nhu cầu
cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia súc. Hạn hán thiếu nước làm gần
50 ngàn người thiếu nước sinh hoạt, 16.790 hộ thiếu đói, khoảng 123.800 con bò thiếu
thức ăn và trên 89.000 bò, dê, cừu thiếu nước uống.
Theo khảo sát đến tháng 5/2015, Bình Thuận đang có 3 hồ thủy lợi dưới mực
nước chết, gồm: hồ Tà Mon, hồ Sông Phan, hồ Trà Tân và hàng loạt hồ đang ở mức báo
động mực nước chết như hồ Đá Bạc, hồ Cà Giây, hồ Sông Khán, hồ Suối Đá và hồ chứa
Núi Đất. Đây là những hồ cung cấp nước chủ đạo cho sử dụng sản xuất, phục vụ dân
sinh của toàn tỉnh. Sở NN - PTNT Bình Thuận cho biết, đến tháng 3 năm 2016 lượng
nước còn lại trong hệ thống công trình thủy lợi ước khoảng 23 triệu m3, chỉ còn 14,11%
dung tích thiết kế.
c. Ảnh hưởng đến đời sống người dân
Đến ngày 02/3/2016, tại các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn do Trung
tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn quản lý sử dụng tại các địa phương
trong tỉnh có 03 hệ thống đã ngưng cấp nước gồm: Tân Thắng, Thắng Hải, Sơn Mỹ.
Tỉnh ưu tiên sử dụng lượng nước còn lại cho sinh hoạt của người dân và cứu đàn gia

súc. Đối với nước sinh hoạt, toàn tỉnh có 90.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Đặc
biệt tại huyện Hàm Tân có 10/10 xã, thị trấn với 40.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt
trầm trọng từ cuối tháng 02 năm 2016, phải mua nước từ tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Trước tình hình diễn biến hạn ngày càng gay gắt và thường xuyên của hạn hán
tại khu vực, không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà trước hết là đời sống người dân khu
vực hạn được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
12


1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam có toạ
độ địa lý 107°24’- 108°23’ kinh độ Đông, 10°33’N - 11°33’ vĩ độ Bắc, với bờ biển dài
192km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng
Tàu). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp
tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là
thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.

Hình 1.1.Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận
13


Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 7.924 km2. Với các đơn vị hành chính bao gồm
thành phố Phan Thiết, thị xã Lagi và các huyện: Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm
Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và huyện đảo Phú Quý.
b. Địa hình
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp
ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, chiều rộng khoảng 95 km, nơi hẹp nhất 32

km. Phía Bắc có địa hình khá cao trung bình từ 700 đến 1000m, giáp sườn núi cuối cùng
của dãy Trường Sơn, phía Nam có các dải đồi cát chạy dài. Nhìn chung địa hình phân
chia phức tạp thành 4 dạng địa hình chính sau đây:
- Vùng núi trung bình (độ cao trên 500m): chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây
Bắc của tỉnh, chiếm 31,65% diện tích tự nhiên (248.599 ha), có độ dốc cao địa hình phức
tạp, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, hiện trạng chủ yếu là đất rừng phòng hộ đầu
nguồn.
- Vùng đồi núi thấp (độ cao 200 - 500 m): chủ yếu đất dùng vào lâm nghiệp và
chưa sử dụng chiếm 40,7% diện tích tự nhiên (319.683 ha).
- Vùng đồng bằng phù sa (độ cao từ 10 – 40m): chiếm 9,43% diện tích tự nhiên
(74.069 ha) đucợ thành tạo do phù sa của hệ thống sông, suối bồi đắp như đồng bằng
Tuy Phong (sông Lòng Sông), Phan Rí, sông Mao (sông Lũy), Phan Thiết (sông Quao,
sông Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà).
- Vùng đồi cát vên biển (độ cao từ 100 – dưới 200m): gồm các đồi cát đỏ, trắng,
vàng, phân bố dọc theo bờ biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân. Địa hình gò đồi lượn sóng
chiếm 18,22% diện tích tự nhiên (143.111 ha).
Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành
phố Phan Thiết 120 km.
Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302
m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m)
Với đặc điểm địa hình, địa mạo trên đây tạo điều kiện cho tỉnh phát triển một
nền kinh tế phong phú đa dạng, nhưng cũng với đặc điểm trên đây cũng gây trở ngại
không ít cho sản xuất và sinh hoạt dân cư đó là việc đầu tư khai hoang cải tạo đồng
ruộng lớn, chi phí sản xuất cao, lũ lụt vào mùa mưa.

14


c. Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa

mưa: từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ
Lượng bức xạ dồi dào làm nhiệt độ tại địa bàn khá ấm, phân bố khá đều giữa các
tháng đã góp phần quan trọng quyết định tính chất nhiệt đới gió mùa của tỉnh Bình
Thuận. Nhiệt độ trung bình trong năm 26-27oC, trung bình năm cao nhất 30-32 oC biên
độ nhiệt ngày và đêm 8-9% và tổng nhiệt năm trên 93000C
Lượng mưa
Mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, chiếm 85% lượng mưa cả
năm. Lượng mưa hằng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía nam, bình quân dao
động từ 800-1200mm
Số giờ nắng
Bình Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài. Tổng số
giờ nắng hằng năm thay đổi theo địa hình: vùng ven biển 2900-3000 giờ/năm, vùng
trung du từ 2500 – 2600 giờ/năm. Mùa mưa số giờ nắng bình quân trong ngày từ 7 -8
giờ, mùa khô lên tới 9 – 10 giờ, tháng nắng nhiều nhất là tháng 3 và ít nhất là tháng 7.
Lượng bốc hơi, độ ẩm
Lượng bốc hơi nước tiềm năng tại Bình Thuận khá cao, đặc biệt là tại 2 huyện
phía Bắc Tuy Phong và Bắc Bình.
- Lượng bốc hơi trung bình 1250 – 1450 mm/năm, lượng bốc hơi lớn hơn
4mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 2mm/ngày vào mùa mưa.
- Độ ẩm trung bình 75 – 85%.
d. Mạng lưới thủy văn
Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái
Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Tổng diện tích lưu vực
9.880 km2, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông
Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km),
sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km) rất thuận tiện để phát triển
hệ thống công trình thủy lợi. Nguồn nước mặt hàng năm của tỉnh khoảng 5,4 tỉ m3 (riêng

15



sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3 nước) trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 1,25 tỉ
m3.
Sông suối trong tỉnh hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cuối cùng
đổ ra biển. Hệ thống sông suối chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân
sinh kinh tế. Tuy nhiên do địa hình ngắn dốc nên một số khu vực xảy ra hiện trạng thiếu
hụt nước, tắt dòng thường xuyên xảy ra.
Nguồn nước trên địa bàn phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu
vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng vùng Tuy Phong, Bắc Bình, ven
biển (lưu vực sông Phan, Sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng
Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện.
e. Tài nguyên
Tài nguyên đất
Với diện tích 7934.42 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau:

Tỉ lệ các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Đất cát, cồn cát ven biển
18.3%

Đất phù sa
9.43%

Đất không có khả năng
sản xuất 48.75%

Đất xám19.22%

Đất đỏ vàng và đất nâu 4.3%


(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Bình Thuận năm 2012)
Hình 1.2. Các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy
Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh);

16


×