Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá điều kiện địa chất công trình và tính toán thiết kế móng cọc phục vụ xây dựng công trình dân dụng quận 2, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

LÊ NGUYỄN THÙY TRANG

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỌC PHỤC VỤ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐỊA CHẤT HỌC
Mã ngành: 52440201

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỌC PHỤC VỤ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH.

Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Thùy Trang
Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thùy Dương

TP. HỒ CHÍ MINH - 12/2017


MSSV: 0250100102


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Bộ môn: KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT
Họ và tên: LÊ NGUYỄN THÙY TRANG

MSSV: 0250100102

Ngành: ĐỊA CHẤT HỌC

Lớp: 02_ĐH_ĐKT

1. Đầu đề đồ án: “ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG CỌC PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH DÂN DỤNG QUẬN 2, TP. HỒ CHÍ MINH”
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu):
- Đánh giá đầy đủ điều kiện địa chất công trình của khu vực nhằm nắm rõ các đặc
tính địa chất công trình và các ảnh hưởng của nó.
- Tính toán và thiết kế móng cọc cho công trình nhằm đảm bảo an toàn và ổn định

lâu dài.
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 22/08/2017
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/12/2017
5. Họ và tên người hướng dẫn:

1. ThS. Lê Thị Thùy Dương

Người hướng dẫn

Lê Thị Thùy Dương
Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày

tháng

năm

Chủ nhiệm bộ môn

Thiềm Quốc Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến quý Thầy, Cô khoa Địa chất và Khoáng sản - Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết cho em về
địa chất, về chuyên môn để em có thể vận dụng vào trong quá trình làm đồ án tốt
nghiệp của mình cũng như trong công việc sau này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Thùy Dương – người đã
rất tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm bài đồ án tốt nghiệp. Trong quá

trình thực hiện, cô luôn giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hiểu một cách sâu sắc về
những vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan tâm
giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp.
Với vốn kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều nên khó tránh khỏi
những sai sót và hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng
góp ý kiến từ phía quý thầy cô, để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình
và công việc sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc đến tất cả các quý thầy cô có thật nhiều sức
khỏe để có thể truyền đạt kiến thức cho thế hệ sinh viên sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 03 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Nguyễn Thùy Trang

i


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
TÓM TẮT........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ...................4
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................................4
1.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên ................................................................................4
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..............................................................................6

1.2.3. Đặc điểm địa chất khu vực ............................................................................7
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÓNG .................................................................................15
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................15
1.3.2. Phân loại ......................................................................................................15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................19
2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU .........................19
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.......................................................19
2.3. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU ........................................19
2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÓNG CỌC .........................20
2.4.1. Các bước tính toán và thiết kế móng cọc ....................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................30
3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ......................................30
3.1.1. Địa hình – địa mạo ......................................................................................30
3.1.2. Cấu trúc địa chất ..........................................................................................30
3.1.3. Tính chất cơ lí của đất đá.............................................................................31
3.1.4. Địa chất thủy văn .........................................................................................37
3.1.5. Hiện tượng địa chất công trình động lực .....................................................38
ii


3.1.6. Vật liệu xây dựng ........................................................................................39
3.1.7. Điều kiện khai thác thi công ........................................................................39
3.1.8. Tác động đến môi trường ............................................................................39
3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÓNG CHO CÔNG TRÌNH ............................39
3.2.1. Giới thiệu công trình....................................................................................39
3.2.2. Tính toán và thiết kế ....................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................50
KẾT LUẬN ...............................................................................................................50
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51

PHỤ LỤC ......................................................................................................................52

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐCCT

Địa chất công trình

ĐCTV

Địa chất thủy văn

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

HK

Hố khoan

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QPXD

Qui phạm xây dựng


SPT

Standard Penetration Test

M1

Móng 1

Abt

Diện tích phần Bê tông trong tiết diện ngang cọc

As

Diện tích phần cốt thép trong tiết diện ngang cọc

Rb

Cường độ tính toán của bê tông khi nén mẫu hình trụ

Rsc

Cường độ tính toán của cốt thép

γb2

Hệ số điều kiện làm việc của bê tông

Ab


Diện tích tiết diện ngang cọc

φ

Hệ số uốn dọc

r

Bán kính quán tính

l1

Chiều dài ngàm tương đương của cọc trong đất

𝛼𝜀

Hệ số biến dạng của cọc

𝑏𝑝

Bề rộng quy ước của cọc

ktc

Hệ số vượt tải

E

Mô đun đàn hồi của vật liệu cọc


I

Mô men quán tính tiết diện ngang cọc

γc

Hệ số điều kiện làm việc

Rc,u

Sức chịu tải cực hạn của cọc

qp

Cường độ sức kháng cắt của đất dưới mũi cọc

li

Chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ i

OCR

Tỷ số tiền cố kết

φai

Góc ma sát trong, lực dính giữa đất và cọc trong lớp đất i.

σ′v,z


Ứng suất theo phương đứng do trọng lượng bản thân gây ra

Nc,d

Trị tính toán tải trọng nén tác dụng lên cọc
iv


γn

Hệ số tin cậy về tầm quan trọng của công trình

Ntt

Tải trọng tính toán của công trình tác dụng lên móng

Ptk

Tải trọng thiết kế

β

Hệ số xét đến ảnh hưởng của moment tác động lên cọc

nc

Số cọc trong móng

Nott


Lực dọc tại đỉnh đài;

Ndtt

Trọng lượng tính toán của đài và đất trên đài;

n

Hệ số vượt tải

F

Diện tích đáy đài



Độ sâu đặt đáy đài

Pc

Trọng lượng tính toán của cọc

Ngh

Sức chịu tải giới hạn của móng

F’

Diện tích đáy móng tạo bởi đường nối mép ngoài của các biên


u’

Chu vi của móng có diện tích đáy F’

fi

Ma sát thành đơn vị lớp đất thứ i có chiều dài li mà cọc xuyên qua.

tt
NM

Trọng lượng tính toán của khối móng

φtb

Góc ma sát trong trung bình

φi

Góc ma sát trong của đất ở lớp i mà cọc đi qua

Hm

Chiều dài làm việc của cọc

Gđài

Trọng lượng của đài

Gđất


Trọng lượng của các lớp đất từ đáy đài đến mũi cọc

Gcọc

Trọng lượng của cọc

σtc

Áp lực tiêu chuẩn ở đáy khối móng quy ước

RIItc

Sức chịu tải cực hạn của nền dưới đáy móng quy ước

m1, m2

Hệ số điều kiện làm việc của nền đất và của công trình

Ktc

Hệ số tin cậy phụ thuộc phương pháp xác định chỉ tiêu cơ lý của đất nền

A, B, D

Các hệ số không thứ nguyên

BM

Bề rộng của đáy móng, m.


HM

Chiều sâu chôn móng, m.

γ

Dung trọng tự nhiên

γ’

Dung trọng tự nhiên trung bình của các lớp đất nằm trên đáy móng.
v


c

Lực dính của lớp đất tại đáy khối móng quy ước.

σbt

Ứng suất bản thân

σgl

Ứng suất gây lún

γs

Tỷ trọng hay dung trọng hạt đất


γn

Dung trọng của nước

n

Độ rỗng của đất

Eoi

Môđun tổng biến dạng của lớp đất thứ i

𝑡𝑏
𝜎𝑔𝑙

Ứng suất gây lún trung bình trong lớp đất thứ i

S

Độ lún tính toán

[S]

Độ lún giới hạn

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 1 ................................................................................31
Bảng 3.2. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 2 ................................................................................32
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 3 ................................................................................33
Bảng 3.4. Bảng chỉ tiêu cơ lí phụ lớp 3a .......................................................................34
Bảng 3.5. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 4 ................................................................................35
Bảng 3.6. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 5 ................................................................................36
Bảng 3.7. Bảng chỉ tiêu cơ lí lớp 6 ................................................................................37
Bảng 3.8. Mực nước ổn định trong các hố khoan. ........................................................38
Bảng 3.9. Thành phần hóa học mẫu nước .....................................................................38
Bảng 3.10. Bảng tính tổng fsi.li ......................................................................................42
Bảng 3.11. Bảng tính fi.li ...............................................................................................42
Bảng 3.12. Chiều sâu ảnh hưởng khi móng sử dụng cọc ép .........................................46
Bảng 3.13. Tính lún của nền đất khi sử dụng cọc ép.....................................................47

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí công trình nghiên cứu. (Nguồn: Google map) .......................................5
Hình 1.2. Sơ đồ Địa chất khu vực quận 2. (Nguồn: Google) ........................................12
Hình 1.3. Kết cấu đài cọc ..............................................................................................16
Hình 2.1. Các thành phần chịu tải của cọc theo đất nền do chịu mũi và ma sát xung
quanh .............................................................................................................................22
Hình 2.2. Biểu đồ xác định hệ số αp ..............................................................................23
Hình 2.3. Biểu đồ xác định hệ số fL...............................................................................24
Hình 2.4. Biểu đồ ứng suất bản thân và ứng suất gây lún .............................................27
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí cọc của móng .............................................................................44
Hình 3.3. Sơ đồ ứng suất bản thân và ứng suất gây lún móng M1 ...............................48

viii



TÓM TẮT
Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp các yếu tố của môi trường địa chất có
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình có xét đến các
yếu tố quy mô và đặc tính kỹ thuật của công trình xây dựng. Nếu điều kiện địa chất
thuận lợi và phù hợp thì công trình sẽ được ổn định lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế
và kĩ thuật. Do đó công tác đánh giá điều kiện địa chất công trình có ý nghĩa thực tiễn
trong công tác xây dựng một công trình.
Với điều kiện địa tầng tại khu vực nghiên cứu có lớp đất yếu dày khoảng 9.0m
và tải trọng công trình là 7500 kN cùng với các đặc tính cơ lí của các lớp đất tại công
trình nghiên cứu, phương án móng cọc là phương án hợp lí nhất và kinh tế nhất.
Trong bài đồ án này, điều kiện địa chất công trình tại khu vực nghiên cứu sẽ
được thể hiện qua các yếu tố địa hình địa hình địa mạo, đặc điểm địa tầng, địa chất
thủy văn, địa chất động lực công trình,… Và công tác tính toán thiết kế móng cọc với
phương pháp ép cọc bê tông đúc sẵn sẽ được tính toán chi tiết dựa trên các tài liệu giáo
trình và tiêu chuẩn hiện hành.
Kết quả sau quá trình tính toán và thiết kế móng cọc với phương pháp ép cọc bê
tông đúc sẵn với thông số cọc có tiết diện cọc 35x35 cm, dài 20m mũi cọc từa vào lớp
4, chiều sâu đặt đài là 2m, bê tông mác 300, cọc có thép dọc chịu lực 4 ∅16 AII, cốt
đai ∅8. Số lượng cọc trong mỗi móng là 4 cọc và dộ lún 1.7cm thỏa giới hạn cho phép.

1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhanh chóng kéo theo đó mức độ
đô thị hóa ngày càng tăng, mức sống và nhu cầu chỗ ở ngày càng cao. Do đó trước khi
tiến hành xây dựng một công trình, việc đánh giá điều kiện địa chất công trình tại khu

vực xây dựng là vô cùng cần thiết, đặc biệt là quận 2 vì có nền đất tương đối yếu. Bên
cạnh đó, công tác tính toán và thiết kế móng cho công trình cũng là một vấn đề quan
tâm; nhất là những nơi có lớp đất yếu tương đối dày như quận 2 thì giải pháp móng
cọc được sử dụng phổ biến nhất vì có nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng chịu tải lớn
và khắc phục, hạn chế được biến dạng lún một cách đáng kể. Đề tài “ĐÁNH GIÁ
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG
CỌC PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG QUẬN 2, TP. HỒ
CHÍ MINH” được thực hiện nhằm nghiên cứu và tính toán thiết kế móng cọc một
cách khả thi nhất.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình của khu vực nhằm nắm rõ các đặc tính
địa chất công trình và các ảnh hưởng của nó.
- Tính toán và thiết kế móng cọc cho công trình nhằm đảm bảo an toàn và ổn
định lâu dài.
3. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích các ảnh hưởng của đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu các đặc điểm địa chất, địa hình - địa mạo, cấu trúc địa chất, tính
chất cơ lý của đất đá, địa chất thủy văn, các quá trình và hiện tượng địa chất động lực
công trình tại khu vực nghiên cứu.
- Tính toán và thiết kế móng cọc cho công trình dựa trên các cơ sở lí thuyết
móng cọc trong tính toán.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của công trình được giới hạn tại Lô C33, Khu Villa Thủ
Thiêm, Phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
2


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
- Phương pháp phân tích và xử lí số liệu.
- Phương pháp tính toán và thiết kế móng.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng cọc gỗ đóng xuống sâu để gánh đỡ công
trình có tải trọng lớn hoặc các lớp đất bên trên mặt không đủ khả năng chịu tải trực
tiếp (chẳng hạn cọc được sử dụng để gánh đỡ các nhà ở trong vùng hồ Lucerne, các
công trình nằm trong vùng Tân Guine). Trước năm 1936, phương pháp cấu tạo cọc
nhồi bê tông vào những lỗ khoan trong nền đất được phát minh bởi kĩ sư Franki (người
Ý). Đến cuối thế kỉ 20, kỉ lục về chiều sâu cọc nhồi là 125m dưới tòa tháp đôi ở thủ đô
Kuala Lumpur.
Trên thế giới, móng cọc bê tông ứng lực trước đã được áp dụng từ hơn 60 năm về
trước nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 20 năm gần đây nó mới được phát triển và áp
dụng rộng rãi. Các nhà khoa học Nga đã có công rất lớn trong việc phát triển loại
móng mới này về lý thuyết cũng như về kỹ thuật thi công. Móng cọc bê tông ứng lực
trước được phát triển gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học Nga như K.X. Xilin, N.M.
Glotov, V.I. Karpinski.
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đã được nghiên cứu phát triển cách đây trên
100 năm xuất phát từ nhu cầu cải tạo sửa chữa các công trình kiến trúc cổ đại tại Italia
do kiến trúc sư P.Lizz phát minh và đưa vào ứng dụng . Với lịch sử phát triển 100 năm
cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đã sử dụng rộng rãi trên thế giới (tại Italia, Mỹ, Đức,
Trung Quốc...) với các ứng dụng khác nhau như xây dựng các công trình chen thành
phố, cải tạo sửa chữa, phục hồi các công trình kiến trúc văn hóa.
Hiện nay, móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng dân dụng

và công nghiệp, giao thông, thủy lợi… với rất nhiều chủng loại cọc khác nhau như cọc
gỗ, cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, cọc bê tông ly tâm ứng lực trước, cọc khoan nhồi,…
Đánh giá điều kiện địa chất công trình tại nước ta đã được tiến hành rất nhiều từ
các công trình từ nhỏ đến lớn tiêu biểu như các công trình chung cư cao ốc, các tòa
nhà văn phòng, các bến cảng như Cảng thủy nội địa tại Phú Mỹ, các trung tâm thương
mại như Vincom, các ngân hàng, các nhà máy như nhà máy Bia Heniken,….
1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên

4


a. Vị trí địa lí

Hình 1.1: Vị trí công trình nghiên cứu. (Nguồn: Google map)
Công trình nghiên cứu tại Lô C33, Khu Villa Thủ Thiêm, phường Thạnh Mỹ
Lợi, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 2 nằm ở tọa độ địa lý 10°46’51” vĩ độ Bắc và 106°45’25” kinh độ Đông,
với tổng diện tích là 49.74 km2, là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc thành
phố Hồ Chí Minh:
-

Phía Bắc giáp quận Thủ Đức.

-

Phía Nam giáp sông Sài Gòn, ngăn cách với quận 7, sông Nhà Bè, ngăn
cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

-


Phía Tây theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt ngăn cách với quận
Bình Thạnh, quận 1 và quận 4 bởi sông Sài Gòn.

-

Phía Đông giáp quận 9.

Quận 2 được chia thành 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình
An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo
Điền, Thủ Thiêm.
b. Địa hình
Địa hình quận 2 tương đối phức tạp, kênh rạch chiếm 24.7% so với tổng diện
tích đất tự nhiên, phần lớn đất trũng thấp có độ cao trung bình từ 1.5 – 3.0m, độ dốc
theo hướng Bắc Nam. Các gò cao đáng chú ý là Bình Trưng cao từ 2.0 – 5.0m, gò Cát
Lái cao từ 2.0 – 2.6 m. Ở những vùng độ cao dưới 1.0 m bị ngập nước và tiêu rút nước
theo chế độ thủy triều.
5


c. Khí hậu
Khí hậu Quận 2 mang những đặc điểm giống với khí hậu của thành phố Hồ Chí
Minh. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng
như một số tỉnh Nam Bộ khác thành phố Hồ Chí Minh không có bốn mùa: xuân, hạ,
thu, đông; mà chỉ có 2 mùa là biến thể của mùa hè: mùa mưa – khô rõ rệt. Nhiệt độ cao
đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng
11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4
năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít).
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Kinh tế

Sự chuyển dịch đáng kể trong cơ cấu kinh tế quận 2 thể hiện qua ngành nông
nghiệp có giá trị thấp nhất và ngày càng giảm tỉ trọng.
Trong khi đó, ngành công nghiệp với tỉ trọng ban đầu rất cao nhưng sau đó
giảm dần. Tuy nhiên, công nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế của quận 2.
Ngành dịch vụ dù có tỉ trọng thấp hơn ngành công nghiệp nhưng có xu hướng
tăng lên nhanh chóng sau 10 năm phát triển.
Về chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi heo và gia cầm. Ngoài ra còn có nuôi bò và
nuôi trồng thủy sản nhưng không đáng kể. Số hộ dân chăn nuôi heo ở tất cả các phường
của quận, tập trung nhiều ở các phường An Lợi Đông, Bình Khánh, Cát Lái, An
Khánh.
b. Dân cư
Theo thống kê kết quả điều tra dân số năm 2015, toàn quận có 147168 người, với
mật độ dân số là 2959 người/km2.
Dân cư của quận 2 phân bố không đều, chỉ tập trung đông ở một số phường có
nền kinh tế phát triển và đã được nhà nước quy hoạch xong, còn lại một số phường
chưa được nhà nước quy hoạch hoặc đang trong dự án quy hoạch nên dân cư còn thưa
thớt. Phường có tổng dân số cao nhất là phường An Phú, lên đến 23289 người, cùng với
diện tích nhỏ nhất là 1.31 km2. Trong khi đó phường Thạnh Mỹ Lợi có diện tích lớn
nhất là 12.83 km2 nhưng dân số chỉ có 17014 người.
c. Y tế

6


Y tế là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng cuộc sống của
người dân. Toàn bộ quận 2 vào năm 2015 có 11 cơ sở y tế; trong đó có 2 bệnh viện, 1
trung tâm y tế dự phòng và 8 trạm y tế xã, phường. Số lượng bác sĩ tăng liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
d. Giáo dục
Dựa theo số liệu thống kê năm 2015. Số trường mầm non của quận 2 là 41

trường, số giáo viên mẫu giáo là 599 người, số học sinh mẫu giáo là 8661 học sinh. Số
trường phổ thông là 20 trường, số giáo viên phổ thông là 944 người, số học sinh phổ
thông là 19901.
e. Giao thông
Nằm ở vị trí chiến lược nên hệ thống giao thông quận 2 được xem huyết mạch của
thành phố. Với những tuyến đường quan trọng như: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Mai Chí
Thọ, Xa lộ Hà Nội, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây…; cùng với những công trình:
cầu Sài Gòn, hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, Tân Cảng, phà Cát Lái…
quận 2 đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng kết nối với quận Bình Thạnh, quận
1, quận 4, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức trong thành phố; cũng như kết nối với tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền tây.
1.2.3. Đặc điểm địa chất khu vực
a. Địa tầng
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu điều tra điều tra địa chất lập bản đồ Địa chất
khoáng sản Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:50.000 (chủ biên Hà Quang Hải, Ma Công Cọ,
1987) của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, các nghiên cứu địa chất của các tác
giả trong và ngoài nước, có thể kể tới một số tác giả như: E. Saurin, H. Fontaine,
Hoàng Thị Thân, Tạ Trần Tấn, Trần Kim Thạch, Nguyễn Hữu Phước, Bùi Phú Mỹ,
Nguyễn Xuân Bao, Lê Đức An, Huỳnh Trung, Nguyễn Tường Tri, Nguyễn Đức
Tùng,… đồng thời kết hợp với việc quan sát thực địa cho thấy: khu vực nghiên cứu và
vùng lân cận có mặt các phân vị địa chất theo thứ tự từ cổ đến trẻ như sau:
 Giới Mesozoi (Mz):
 Hệ Jura, thống giữa – Hệ tầng La Ngà (J2ln):

7


Các trầm tích La Ngà được biết đến lần đầu tiên vào năm 1978 trong công trình
lập bản đồ địa chất phần phía Nam tỷ lệ 1:500.000 (Nguyễn Xuân Bo, Lê Đức An chủ
biên), chúng được xác định và được đặt tên là hệ tầng Bản Đôn (J1-2bđ).

Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích La Nga chỉ được phát hiện trong các lỗ khoan
sâu ở 250m ở Nhà Bè. Thành phần thạch học gồm các đá trầm tích lục nguyên: cát kết,
bột kết, sét kết màu xám xanh, xám đen, phân lớp mỏng, có chứa vôi. Bề dày của hệ
tầng đạt 600- 900m.
 Hệ Jura, thống trên - Hệ Kreta, thống dưới - Hệ tầng Long Bình
(J3-K1lb):
Các thành tạo cuả hệ tầng Long Bình chỉ lộ ra trong phạm vi nhỏ hẹp ở Long
Bình (Thủ Đức) và một khối nhỏ ở Giồng Chùa (Cần Giờ). Mặt cắt của hệ tầng được
nghiên cứu qua các vết lộ, các tài liệu lỗ khoan (Hà Quang Hải – 1987, Ma Công Cọ 1991) gồm 2 tập như sau:
Tập trên: gồm các đá cát bột kết, tuff màu nâu đỏ, đá phiến sét màu xám đen, có
chứa than và các di tích động thực vật: Pagrophyllum sp, Zamoles sp, … Chiều dày
của tập là 12 – 30m.
Tập dưới: gồm các đá andesitobasalt, andesite, tuff dăm kết dung nham và vụng
dung nham nằm bất chỉnh hợp lên các trầm tích La Ngà. Chiều dày của tập khoảng
340m.
Bề dày chung của các trầm tích hệ tầng Long Bình khoảng trên 350m.
 Giới Kainozoi (Kz):
 Hệ Neogene, thống Miocene, phụ thống trên – Hệ tầng Bình Trưng
(N12bt):
Các trầm tích hệ tầng Bình Trưng chỉ gặp ở đáy lỗ khoan 820 và 808, trong đó
mặt cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK.820 – xã Bình Trưng - Thủ Đức. Mặt cắt của
hệ tầng gồm 3 tập:
Tập dưới: Phần dưới gồm cát, sạn sỏi chứa các mảnh dăm gắn kết yếu bởi bột
sét màu lục, dày 3.3m; nằm bất chỉnh hợp trên đá andesitobasalt thuộc hệ tầng Long
Bình (J3-K1lb). Phần trên: sét bột kết màu nâu, dày 0.5m. Bề dày tập 3.8m.
Tập giữa: cát bột kết màu xám, dày 7.6m

8



Tập trên: Sét bột kết màu xám, phân lớp mỏng, có chưa thực vật hóa than màu
đen, dày 8.0m; bị phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích hệ tầng Bà Miêu.
Bề dày hệ tầng Bình Trưng ở LK.820 là 19.4m
Các mẫu đá ở tập trên (độ sâu 110- 116.7m) chứa phức hệ bào tử phấn hoa với
các dạng đặc trưng gồm: Microlepia sp, Schizae sp, Aneinia sp, Ginkgo sp, Piccea sp,
Tsuga sp, Larix sp, Quarcus sp, Castanca sp, Castanopsis sp, Tilia sp, Alaria sp,
Fagus sp, Alnus sp, Juglans sp, …
Nguyễn Đức Tùng xếp phức hệ bào tử phấn hoa trên có tuổi Miocene muộn
(N13bt).
 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống dưới – Hệ tầng Nhà Bè (N21nb):
Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè chỉ gặp trong các lỗ khoan sâu trên 200m. Mặt cắt
chi tiết được nghiên cứu tại LK.812 ở ấp Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình chánh.
Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè phân bố ở độ sâu 217 – 330m gồm 2 tập:
Tập dưới (330- 266.7m): gồm 5 lớp:
o Lớp 1: Cuội đa khoáng màu xám lục, phủ bất chỉnh hợp trên cát kết màu
đỏ hệ tầng Long Bình (J3-K1lb), dày 3.0m
o Lớp 2: Cát, sạn, cuội kết vôi màu xám, dày 1.5m
o Lớp 3: Bột kết, sét kết vôi màu xám, chứa phức hệ bào tử phấn hoa và
tảo nước mặn, dày 2.3m
o Lớp 4: Cát kết vôi màu xám lục, xám xanh, dày 24m
o Lớp 5: Cuội kết vôi màu xám xanh, xen các lớp cát bột phân lớp mỏng,
dày 12.5m
Bề dày tập 43.3m
Tập trên (266.7- 217m): Cát, sét chứa ít bột màu xám, gắn kết yếu, dày tập
69.7m
Bề dày hệ tầng Nhà Bè tại LK.812 là 113m.
Các dạng bào tử phấn hoa đặc trưng cho cả 2 tập gồm: Polypodiacae gen sp,
Rhus sp, Betula sp, Cystropteris sp, Quercus sp, Palmae gen sp, Podocarpus sp, …
Nguyễn Đức tùng xếp phức hệ bào tử phấn hoa trên có tuổi Pliocene muộn (N21nb).
Tảo nước mặn gồm: Cyclotella striata, C. stylorum, Paralia sullata, Schuettia

annulata, Coscinoidiacus sp, Thalassiosira nitzschioid, Nitzchia coconeiformis,
9


Coscinodiscus lineatus, Actinocyclus chrenbergii, Hemiaulus, Đào Thị Miên xác định
tuổi Pliocene cho phức hệ tảo trên.
Bề dày chung của các trầm tích hệ tầng Nhà Bè thay đổi từ 15m (LK.801) đến
113m (LK.812).
 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống trên – Hệ tầng Bà Miêu
(N22bm):
Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu lộ ra rất hạn chế ở khu vực ấp Hàm Luông, Long
Bình, Thủ Đức. Mặt cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK.812 ở ấp Chợ Đệm, xã Tân
Túc, huyện Bình Chánh gồm 2 tập:
Tập dưới (217- 161m): Gồm 2 lớp: dưới là cát, sạn, sỏi, bột màu xám vàng,
nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng Nhà Bè, dày 50m. Trên là bột sét, ít cát
mịn màu vàng, dày 6m. Bề dày tập 56m.
Tập trên (161- 120m): gồm 2 lớp: dưới là cát bột màu vàng, loang lổ, xen kẹp
các lớp bột sét, cát mịn, dày 23.5m; trên là sét, bột, cát màu nâu đỏ, bị phong hóa
mạnh tạo vỏ Laterits răn chắc, dày 17.5m; bị phủ bởi các trầm tích của hệ tầng Trảng
Bom (aQ11tb). Bề dày tập 41m.
Bề dày chung của các trầm tích hệ tầng Bà Miêu tại LK.812 là 97m.
 Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocene, phụ thống dưới – Hệ tầng Trảng Bom
(aQ11tb):
Các trầm tích hệ tầng Trảng Bom không lộ ra ở khu vực nghiên cứu, chúng chỉ
được nghiên cứu trong hầu hết các hố khoan, phân bố ở độ sâu 50- 100m từ trên xuống
gồm 3 tập:
Tập dưới: sỏi, sạn, cát thạch anh, bộ sét màu xám vàng chứa mảnh thực vật hóa
than màu đen, ở đáy tập là cuội thạch anh mài tròn tốt. Bề dày từ 10- 15m, chúng phủ
bất chỉnh hợp lên hệ tầng Bà Miêu (N22bm).
Tập giữa: cát bột màu xám trắng chưa sạn sỏi thạch anh. Bề dày 10- 16m.

Tập trên: sét bột, cát màu loang lổ, vàng nâu. Bề dày thay đổi từ 5- 9m, bị phủ
bất chỉnh hợp bởi các trầm tích của hệ tầng Thủ Đức.
 Hệ Đệ Tứ - Pleistocene, phụ thống giữa trên – Hệ tầng Thủ Đức
(amQ12-3tđ):

10


Các trầm tích hệ tầng Thủ Đức lộ ra rất hạn chế ở khu vực Linh xuân, Thủ Đức.
Mặt cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK.817 ở xã Linh Xuân, thủ Đức. Các trầm tích
hệ tầng Thủ Đức phân bố từ độ sâu 27m đến bề mặt địa hình hiện tại gồm 2 tập:
Tập dưới: cát sạn sỏi màu vàng xen kẹp với các tập sét bột màu xám trắng, dày
14m.
Tập trên: chủ yếu là cát thạch anh chứa sạn màu đỏ, bề dày 13m.
Các trầm tích hệ tầng Thủ Đức nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng
Trảng Bom. Bề dày chung của hệ tầng 27m.
 Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocene, phụ thống trên – Hệ Tầng Củ Chi
(amQ13cc):
Các trầm tích của hệ tầng này phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu. Hệ
tầng này được Lê Đức An xác lập lần đầu tiên vào năm 1982. Mặt cắt của hệ tầng gồm
2 phần rõ rệt:
o Phần dưới: gồm cuội, sỏi, cát thạch anh, xen ít thấu kính sét caolin, có
nơi có lớp sét bị phong hóa Laterit, dày 2-10m.
o Phần trên: gồm cát bột có xen thấu kính sét caolin, thấu kính sạn sỏi
thạch anh, dày 5-10m.
Nguồn gốc của hệ tầng này chưa có sự thống nhất của các nhà địa chất, đó là
nguồn gốc sông hay sông biển hỗn hợp. Tuy nhiên, trong mặt cắt có cát bột loang lổ,
đã tìm thấy tảo nước mặn và nước lợ. Và gần đây, Ma Văn lạc đã tìm thấy
Foraminifera ở các lỗ khoan vùng Củ Chi, chứng tỏ hệ tầng này có nguồn gốc sông
biển hỗn hợp, chiều dày chung của hệ tầng này thay đổi từ 10m đến 30m.

 Hệ Đệ Tứ, thống Holocene, phụ thống dưới giữa – Hệ tầng Bình Chánh
(amQ21-2bc):
Các trầm tích của hệ tầng này phân bố khá rộng trong khu vực nghiên cứu. Hệ
tầng này đã được Bùi Phú Mỹ (1968- 1970), Nguyễn Đức Tùng (1990- 1991) xác lập
có nguồn gốc sông biển hỗn hợp. Thành phần gồm: sét pha màu xám trắng, xám vàng,
xám xanh chứa nhiều tàn tích hữu cơ, đôi chỗ có chứa vỏ sò, hàu biển, các thấu kính
cát pha màu vàng xám đen xen kẹp.
Bề dày chung của hệ tầng thay đổi từ 5- 10m đến 20-30m.

11


 Hệ Đệ Tứ, thống Holocene, phụ thống giữa trên – Hệ tầng Cần Giờ
(amQ22-3cg):
Các trầm tích của hệ tầng này phân bố rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. Hệ
tầng này đã được Bùi Phú Mỹ và Nguyễn Đức Tùng xác lập vào năm 1968- 1970. Đây
là kiểu trầm tích đa nguồn gốc: sông, sông – biển, biển, đầm lầy – sông, đầm lầy
nhưng nguồn gốc sông biển hỗn hợp là chủ yếu.
Thành phần gồm: sét, bột màu xám xanh, xám đen chứa nhiều than bùn và cát
hạt mịn, đôi chỗ có chứa các thấu kính hoặc những lớp cát pha, sét pha. Bề dày của hệ
tầng thay đổi từ 5m đến 8m.
 Các trầm tích hiện đại:
Các trầm tích hiện đại phân bố dọc theo các sông rạch trong khu vực. Thành
phần gồm sét, bột, cát màu xám xanh, chứa thực vật đang phân hủy. Bề dày thay đổi từ
2-3m, có nơi 4-5m.

Hình 1.2. Sơ đồ Địa chất khu vực quận 2. (Nguồn: Google)
b. Kiến tạo
Các nhà nghiên cứu (Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng, Nguyễn Trường Tri,
Tạ Hoàng Tinh, Lê Đức An, Nguyễn Kinh Quốc, Nguyễn Văn Vân,…) đã phát

12


hoạ lại các hoạt động kiến tạo của khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng
lân cận bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: giải đoán không ảnh, phân tích
thạch học, nguồn gốc địa mạo và các phương pháp khác.
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận: hoạt động kiến tạo cổ
được phát hiện từ Mezozoi (MZ) và các hoạt động kiến tạo chủ yếu trong kỷ Đệ Tứ.
Nhìn chung, vùng nghiên cứu cũng chịu ảnh hưởng của các hoạt động cổ và tân
kiến tạo của khu vực.
 Cổ kiến tạo
Bắt đầu từ cuối Triat (T3) đến đầu Kreta (K1), 1 chuyển động có tính chất toàn
cầu (chuyển động Cimeri) còn để lại nhiều dấu vết ở khu vực Đông Nam bộ - theo
Giáo sư Trần Kim Thạch, Hứa Văn Hoàng (1977) và 1 chuyển động phụ của nó trước
đó.
Vào Triat muộn (T3) đã làm uốn nếp các trầm tích Mesozoi thành lập trước đó ở
khu vực Bửu Long, Châu Thới. Hoạt động này đã gây ra các đứt gãy và các hoạt động
phun trào. Một đới cà nát được tìm thấy ở Châu Thới có bề dày khoảng 0,5m.
Sang đến Kreta, các hoạt động magma đã hình thành nên các thành tạo Andezit
ở dạng mạch cắt qua đá Dacit, hay ở dạng chảy tràn phủ trên mặt mà ngày nay đã bị
trầm tích Pleistocene phủ lấp ở Biên Hoà. Sau đó các mạch Rhyolit lại được thành tạo
cắt ngang qua Dacit và Andezit thành tạo trước đó.
 Tân kiến tạo
Ở giai đoạn Kainozoi (Kz), các hoạt động kiến tạo thuộc giai đoạn chuyển động
Hymalaya đã có biểu hiện rõ rệt và là giai đoạn có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực
nghiên cứu (Trần Kim Thạch, Nguyễn Văn Vân – 1964). Các hoạt động này đã hình
thành nên hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam. Đồng thời các đứt gãy có
trước thuộc hệ thống Đông Bắc – Tây Nam hoạt động trở lại. Sự hoạt động của 2 hệ
thống đứt gãy này hình thành chuyển động phân dị khối tảng, tạo nên những vùng
chênh lệch độ cao. Các hoạt động này đã biến khu vực nghiên cứu và cả đồng bằng

Đông Nam bộ thành 1 vùng trũng (võng Nam bộ) nhận vật liệu từ các nơi quanh đó
tạo trầm tích Pleistocene, Holocen quan trọng dày hàng trăm mét.
Vào đầu Holocen, 1 đợt biển tiến vào đất liền ở đồng bằng sông Cửu Long và
cả khu vực Đông Nam bộ, chứng tỏ hoạt động kiến tạo đã làm cho mặt đất sụp xuống.
13


Ở Hà Tiên người ta ghi nhận 2 thềm biển 5m và 2m ghi dấu trên đá vôi, thềm 5m
tương ứng với thời kì biển tiến cực đại Flandrien. Những mảnh san hô để lại trên đá đã
được xác định tuổi bằng phương pháp C14 có tới 45.000 ± 250 năm, thềm 2m có tuổi
2.500 năm. Các giồng cát ở Cai Lậy, Sóc Trăng, Bến Tre là dấu vết của các bờ biển cổ.
Trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, vùng phía nam Thủ Đức, nam Bình
Chánh cách nay 4000 năm là các cửa sông (Trần Kim Thạch - 1981). Điều này được
minh chứng bằng sự hiện diện của các giồng cát phía nam Nhơn Trạch, các vỏ hàu ở
các xã Phú Lâm, Nhà Bè chứng tỏ cách nay 2000 năm biển còn hiện diện ở khu vực
này.
Các hoạt động kiến tạo, đặc biệt là tân kiến tạo đã tạo tiền đề cho sự tích tụ các
vật liệu ở những vùng trũng và sự bào mòn ở những vùng cao. Kết hợp các quá trình
liên quan: quá trình phun trào các vật liệu từ dưới sâu, quá trình tích tụ, bào mòn các
vật liệu… đã tạo nên hình thể đất đai hiện nay.
c. Lịch sử phát triển địa chất
Theo tài liệu “Báo cáo lập bản đồ địa chất công trình - địa chất thủy văn, tỷ lệ
1:50000 Thành phố Hồ Chí Minh” của Liên Đoàn Địa Chất Công Trình - Địa Chất
Thủy Văn Miền Nam, lịch sử phát triển địa chất khu vực thành phố Hồ Chí Minh được
chia ra làm các giai đoạn sau:
 Giai đoạn trước Miocen
Sau pha cuối cùng của giai đoạn hoạt hóa Mezozoi muộn, khu vực thành phố
Hồ Chí Minh bị nâng lên lâu dài, chịu quá trình phân hủy và bóc mòn bởi các hoạt
động tân kiến tạo. Giai đoạn đầu của thời kỳ tân kiến tạo, trong khi vùng trung tâm
đồng bằng ở giữa sông Tiền và sông Hậu bị sụp lún và bị lấp đầy bởi các trầm tích

Neogen dưới thì khu vực thành phố Hồ Chí Minh vẫn ở chế độ bóc mòn, phong hóa.
Cuối thời kỳ này các sông lớn như sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông
được hình thành dọc các đứt gãy đã hoạt động trở lại.
 Giai đoạn trước Miocen- Pliocen
Vào cuối Miocen khu vực thành phố Hồ Chí Minh bị lún chìm, ở một số thung
lũng sông nói trên đã được lấp đầy bởi một lượng nhỏ trầm tích Miocen. Sau đó, vùng
được nâng lên chịu quá trình phong hóa một thời gian ngắn rồi bước vào giai đoạn hạ
lún liên tục trong thời kỳ Pliocen. Trong cả giai đoạn này, trầm tích thường là cát thô,
14


×