Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Khóa luận tốt nghiệp của tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.22 KB, 58 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt có chu kỳ kinh doanh dài,
vòng quay vốn chậm, hiệu quả kinh tế không cao như các nghành kinh tế, dịch
vụ khác. Hơn thế nữa khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) thì sự cạnh tranh thương mại là rất lớn, nhiệm vụ đặt ra cho các ngành
sản xuất nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng là làm thế nào để nâng cao
năng suất, chất lượng đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường quốc tế.
Vì vậy mà việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản
phẩm cũng như hoàn thành nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi
trọc thì việc nghiên cứu lựa chọn các loài cây trồng vừa đáp ứng được mục
đích kinh doanh, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên và cải thiện môi trường
sinh thái là việc làm rất cần thiết. Ngoài việc lựa chọn các loài cây trồng hợp lý
trên các nguyên tắc đất nào cây ấy thì công tác nghiên cứu tìm hiểu các quy
luật cấu trúc và sinh trưởng của các loài cây trồng ở từng vùng, từng dạng địa
hình là điều rất cần thiết. Khi nắm được các quy luật này của từng loài ta có thể
tác động vào lâm phần bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để góp
phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng của của rừng đáp ứng mục đích kinh doanh
lợi dụng lâu dài liên tục.
Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) là giống lai tự nhiên
giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis).
Qua nhiều nghiên cứu điều tra cho thấy cũng giống như bố mẹ, Keo lai có rất
nhiều ưu điểm nổi bật như: Cây sinh trưởng rất nhanh, sớm khép tán, sinh thái
rộng, khả năng thích ứng với nhiều loại đất, điều kiện lập địa khác nhau, rễ có
nhiều nốt sần cố định đạm cải tạo đất tốt. Vì thế Keo lai có khả năng cải tạo
đất, cải tạo môi trường và khả năng đảm bảo thành công trong công tác trồng
rừng và cải thiện nguồn giống. Đặc biệt, Keo lai có thể tạo ra vùng trồng
nguyên liệu lớn, tập trung cho công nghiệp. Gỗ của Keo lai tạo được nhiều sản
phẩm hàng hóa như: Bột giấy, các loại ván sàn, ván dăm, cung cấp gỗ củi và

1



chất đốt cho người dân địa phương…Với ưu điểm đó, Keo lai đã được nhiều tổ
chức, cá nhân quan tâm để trồng rừng công nghiệp, rừng phủ xanh đất trống
đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao năng suất và sản lượng rừng
trồng.
Để góp phần vào các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của Keo lai
tôi thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và sinh
trưởng rừng trồng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) thuần
loài đều tuổi ở một số dạng địa hình tại Ba Vì - Hà Nội”, nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh tại Ba Vì – Hà Nội.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Trên thế giới

1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc và sinh trưởng
1.1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây
Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D 1.3) là một trong các chỉ tiêu
quan trọng trong cấu trúc rừng và đã nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối thế kỷ
trước. Để nghiên cứu mô tả quy luật này, các tác giả đã dùng phương pháp giải
tích, tìm các phương trình toán học dưới dạng nhiều phân phối xác suất khác
nhau. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như:
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng
dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund (1936, 1937) xác lập quy
luật phân bố Charlier cho phân bố N/D của lâm phần thuần loài đều tuổi khép

tán (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [5]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố
Gamma biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm phần thông ôn đới. Đặc
biệt, để tăng tính mềm dẻo một số tác giả thường sử dụng các họ hàm khác
nhau, Loetch (1973) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [5] dùng họ hàm Bêta,
Roemisch, K (1975) nghiêm cứu dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của
phân bố đường kính theo tuổi. Lembeke, Knapp và Ditbma (theo Phạm Ngọc
Giao, 1995) [5], sử dụng phân bố Gamma với tham số thông qua các phương
trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau:
b = a0 + a1*

1
1
+a2* 2
A
A

(1.1)

p = a0 + a1*A + a2 *A2

(1.2)

α = a0 + a1 * h100 + a2 * A + a3 * A*h100

(1.3)

Ngoài ra, các tác giả còn dùng một số hàm khác để biểu thị các phân bố
của số cây theo đường kính (N/D) như: Hàm hyperbol, họ đường cong Pearson,
hàm Chalier (kiểu A), Chalier (kiểu B). Nghiên cứu quy luật cấu trúc N/D, các
tác giả có xu hướng dựa vào dãy tần số lý thuyết để mô tả phân bố N/D và ứng

dụng của nó. Đồng thời, bằng phương pháp giải tích các tác giả đã lựa chọn
được nhiều hàm toán học để mô phỏng cấu trúc thích hợp.
1.1.1.2. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây

3


Đây là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống
quy luật kết cấu lâm phần. Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng
với sự tăng lên của tuổi cây rừng thì chiều cao của cây cũng không ngừng tăng.
Đây là kết quả tự nhiên của sinh trưởng cây rừng. Ở các cấp tuổi khác nhau cây
rừng thuộc cấp sinh trưởng khác nhau và có mỗi cỡ kính xác định.
Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ H/D để xác
định chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính, mà không cần thiết đo độ cao toàn
bộ số cây. Có nhiều tác giả dùng các phương trình toán học khác nhau để biểu
thị quan hệ như: Naslund, M (1929); Asnann, E (1936); Hohenadl, W (1936),
Michailov, F (1934,1952); Prodan, M (1944); Krenn, K (1946); Meyer. H.A
(1952)…đã đề nghị các dạng phương trình:
h = a+b1*a + b2*d2

(1.4)

h = a+b1*a + b2*d2 +b3*d3

(1.5)

h = a+b*logd

(1.6)


h = a+b1d + b2*logd

(1.7)

h = k1*db

(1.8)

h – 1,3 = a*e

b
d

(1.9)

Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và
đường kính ngang ngực, Tiourin A.V (1972) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [5],
đã rút ra kết luận: “Đường cong chiều cao thay đổi và luôn di chuyển lên phía
trên khi tuổi tăng lên”. Critis, Ro (1967) đã mô phỏng quan hệ giữa chiều cao
và đường theo tuổi theo dạng phương trình:
1
d

Logh = d+b1* +b2*

1
1
+ b3 *
A
d*A


(1.10)

Một số tác giả khác như: Tovstolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đất.
Titourin, A.V (1931) sử dụng cấp đất và tuổi làm cơ sở nghiên cứu tương quan
giữa chiều cao và đường kính.
Như vậy, có nhiều dạng phương trình biểu thị đường cong chiều cao
trong đó phương trình parabol và phương trìngh logarit được sử dụng nhiều
nhất.
4


1.1.2. Nghiên cứu về Keo lai
Lần đầu tiên giống Keo lai được Messrs và Shim phát hiện vào năm
1972 trong số những cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc
bang Sabah của Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai. Đến
tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực
vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977, Pedgley đã
xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Từ đó Keo
lai đã được các nhà lâm nghiệp để ý và cũng được phát hiện ở nhiều vùng khác
nhau.
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Balamuk và Old Touda của
Papua New Guinea (Turnbull, 1986), Rueteds, 1987), Ulukukut (Darus, 1989)
của Malaysia.
Keo lai cũng được phát hiện ở Thái Lan (Kikir 1992) ở đây Keo lai được
gây trồng thành đám khoảng 30 cây tại trụ sở trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng Asean - Cananda, ở Muak - Lek, Saraburi.
Năm 1992, ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi
cấy mô phân sinh, cùng Keo lá tràm và Keo tai tượng (Umbohetal, 1993).
Keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng lấy

giống từ Malaysia ở trạm nghiên cứu Jopou của viện nghiên cứu lâm nghiệp
Đài Loan (Kiang Taoetall, 1988) và khu trồng Keo tai tượng tại Quảng Châu –
Trung Quốc.
Theo quan sát ở giai đoạn vườn ươm hình thái cây con Keo lai đã được
tác giả Rufelds Edoran nghiên cứu năm 1988, thấy rằng Keo lai xuất hiện lá giả
sớm hơn Keo tai tượng, muộn hơn Keo lá tràm. Kết quả nghiên cứu của Bowen
(1981) cho biết cây lai cũng thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ về hoa
và hạt.

5


Khi đánh giá chất lượng của cây Keo lai Pinso&Nasi (1990), thấy rằng
cây lai có độ tròn thân, mức độ tỉa cành tốt hơn Acacia mangium, độ thẳng thân
tốt hơn Acacia auriculifomis (Ruferds, 1987). Cây Keo lai còn có ưu điểm là
đỉnh ngọn sinh trưởng mạnh, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt
(Pinyopusarek, 1990). Keo lai cũng nhân giống được bằng giâm hom và nuôi
cấy mô. Qua đây cho thấy Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng kinh doanh.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc và sinh trưởng
Việc phát hiện ra những quy luật cấu trúc là cơ sở cho kinh doanh rừng.
Hiện nay các kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi mang lại
hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta.
Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [13] đã chọn hàm Peason với 7 họ
đường cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ kính rừng tự nhiên,
Nguyễn Hải Tuất (1991) chọn hàm khoảng cách, Nguyễn Văn Trương (1983)
[20] sử dụng phân bố Poison nghiên cứu mô phỏng cấu trúc đường kính cây
rừng hỗn giao khác tuổi.
Phạm Ngọc Giao (1995) [5] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông
đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và

xây dựng mô hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa.
Các tác giả Vũ Nhâm (1988) [19], Vũ Tiến Hinh (1990) [14] đều sử
dụng phân bố Weibull với 2 tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm
phần thuần loài, đều tuổi như: Thông đuôi ngựa (Pinus masoniana),Thông
nhựa (Pinus merkusi), Mỡ (Manglietia glauca).
Phạm Ngọc Giao (1995) [5] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm
phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình logarit một chiều :
H = a+b*log d

6

(1.11)


Bảo Huy (1993) [16] đã thử nghiệm 4 phương trình tương quan H/D cho
từng loài ưu thế: Bằng Lăng, Cẩm Xe, Kháo, Chiêu Liêu ở rừng rụng lá và
rừng nửa rụng lá. Đó là các phương trình :
H = a+b*d1.3

(1.12)

H = a+b*logd1.3

(1.13)

Logh = a+b*d1.13

(1.14)

Logh = a+b*logd1.13


(1.15)

Từ đó, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là:
Logh = a+b*logd1.3
Vũ Đình Phương (1987) (theo Hồ Minh Ngọc, 2007) [21] đã khẳng định
mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực theo dạng
phương trình :
Dt = a + b*D1.3

(1.16)

Nhìn chung, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng tập trung chủ yếu vào
nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật phân
bố N/D, tương quan N/DT. Kết quả của nghiên cứu này đã và đang được ứng
dụng trong sản xuất kinh doanh, một phần đáp ứng được yêu cầu điều tra, điều
chế và nuôi dưỡng rừng.
Nguyễn Trọng Bình (1996) [3], trên cơ sở lý thuyết của hàm ngẫu nhiên
đã nghiên cứu mối quan hệ kì vọng toán và phương sai của biến ngẫu nhiên ba
loài Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Mỡ cho từng đại lượng sinh trưởng (D 1.3,
Hvn) ở các thời điểm khác nhau là cơ sở quan trọng để xem xét các vấn đề
phân cấp năng suất các lâm phần thuần loài. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu
sinh trưởng mô phỏng toán học đã được ứng dụng trong nghiên cứu sinh
trưởng cũng như mối liên hệ giữa sinh trưởng với hoàn cảnh.
1.2.2. Nghiên cứu về Keo lai
Ở nước ta Keo lai được trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam) phát hiện tại Ba Vì ( Hà Tây), Đông Nam Bộ và Tân
tạo (Tp.Hồ Chí Minh) và đã có những nghiên cứu đầu tiên của các tác giả
7



(GS.TS Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Trần Cự, 1993-1995) [7]. Keo lai còn
được phát hiện ở một số nơi khác như: Trảng Bom, Thanh - Nghệ Tĩnh, Hòa
Bình, Phú Thọ…
Năm 1992, các cây lai đã xuất hiện trong rừng trồng Keo tai tượng được
lấy cây giống từ các khu khảo nghiệm Keo tai tượng trồng cạnh Keo lá tràm tại
Đông Nam Bộ và Ba Vì. Vì vậy có thể biết chắc chắn được mẹ của chúng là
keo Tai Tượng, bố là Keo lá tràm.
Ở nước ta, Keo lai tại Ba Vì được lấy từ khu khảo nghiệm giống Keo
trồng năm 1982 tại Lâm trường Ba Vì, có mẹ là Keo tai tượng xuất xứ từ
Daintree thuộc bang Queensland(Australia), bố là Keo lá tràm xuất xứ từ
Darwin thuộc bang Nothern Territoria(Australia). Giống lai vùng Đông Nam
Bộ được lấy từ khu khảo nghiệm giống Keo trồng năm 1984. Cây mẹ là Keo
tai tượng xuất xứ MossMan (thuộc Queensland của Australia), cây bố là Keo lá
tràm được đưa vào gây trồng trước không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc xuất xứ
Oenpelli (thuộc bang Nothern Territoria của Autralia).
Giống lai ở nước ta dù phát hiện hay được lấy giống từ Ba Vì hoặc miền
Nam về cơ bản đầu có cây mẹ thuộc cùng vùng sinh thái giống nhau, do đó có
khả năng sinh trưởng tốt trên các vùng sinh thái chính của nước ta. Tuy nhiên,
do đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng biệt của chúng nên các giống này
có những ưu tế lai khác nhau rõ rệt.
1.2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của Keo lai
Keo lai là giống tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, hai loài bố
(Acacia auriciliformis) và mẹ (Acacia mangium) thuộc chi Acacia-họ Trinh Nữ
(Mimosaceae), bộ Đậu (Fabales). Từ khi phát hiện Keo lai những nghiên cứu
cơ bản đã được các nhà khoa học tiến hành trong và ngoài nước. Đặc biệt là
những nghiên cứu có hệ thống của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc
Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

8



Tại Song Mây, so sánh với Keo lá tràm cùng tuổi đã thấy rằng Keo lai
sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1.5 lần về đường kính, 1.3 lần về chiều cao
(Lê Đình Khả cùng cộng sự, 1999) [8]. Ở đây một số biến động về đường kính
và chiều cao của Keo lai nhỏ hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Nghĩa là nó
cũng ở vị trí trung gian giữa hai loại này. Nói cách khác, nó có ưu điểm là
đường kính và chiều cao đồng đều hơn Keo tai tượng (Lê Đình Khả, Phạm Văn
Tuấn, 1997) [7].
Nhìn chung, ở một số nơi Keo lai thường có ưu thế lai hết sức rõ rệt, cây
lai vượt lên trên tán rừng Keo tai tượng, thân thẳng đẹp, tròn đều, tán lá phát
triển cân đối. Tuy nhiên, một số nơi khác ở nước ta Keo lai xum xuê hơn Keo
tai tượng song nhiều thân hoặc cành nhánh lớn, không ít trường hợp ngọn phát
triển kém, không thấy được ưu thế so với Keo tai tượng về sinh trưởng và hình
dạng thân cây như ở vùng Hòa Bình, một số tỉnh miền Trung nhiều cây Keo lai
đã không tỏ ra ưu việt hơn Keo tai tượng.
Do vậy, khi trồng rừng Keo lai cần xác định nguồn gốc Keo lai để lựa
chọn những dòng sinh trưởng tốt. Một số dòng sinh trưởng nhanh, vừa có chỉ
tiêu chất lượng tốt có thể nhân nhanh hàng loạt để phát triển vào sản xuất, đó là
các dòng: BV5, BV10, BV16, BV29, BV 32, BV71, BV73 và BV75.
1.2.2.2 Giá trị sử dụng của Keo lai
Keo lai cũng giống như các loài Keo bố mẹ đều là cây xanh quanh năm,
sinh trưởng nhanh, tán lá khá dày, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm,
cây có thể sống trên các vùng đất nghèo kiệt và khô hạn với biên độ sinh thái
rộng, có thể trồng trên đất chua và đất kiềm. Do vậy, có thể coi Keo lai là loài
cây trồng để cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và chống xói mòn.
Keo lai có tiềm năng bột giấy cao hơn các loài keo bố mẹ. Trung tâm
nghiên cứu giống cây rừng đã phối hợp với Viện công nghiệp giấy và xenlulo
đánh giá bột giấy của Keo lai vào năm 1993 (cho giống hỗn hợp) và năm 1999


9


(cho các dòng Keo lai được lựa chọn). Kết quả đánh giá cả 2 lần đều cho thấy
cùng một tuổi và cùng một điều kiện lập đại Keo lai có hiệu suất bột giấy lớn
hơn các loài Keo bố mẹ từ 0.4-3.5%.
Nghiên cứu về tiềm năng bột giấy cây Keo lai của Lê Đình Khả, Lê
Quang Phúc (1995 - 1999) [9] cho thấy Keo lai có tỉ lệ gỗ trung gian giữa Keo
tai tượng và Keo lá tràm, có khối lượng gỗ gấp 3 - 4 lần 2 loài keo bố mẹ. Vì
vậy, Keo lai có khối lượng bột giấy cao, hàm lượng xenlulose cao hiệu suất bột
giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt, độ nhớt của bột giấy cao hơn rõ rệt so với
Bạch đàn trắng Camal. Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai được chọn có
độ dài và độ chịu cao hơn rõ rệt so với 2 loài bố mẹ và Bạch đàn. Chứng tỏ đây
là giống cây trồng rất có triển vọng cho sản xuất bột giấy.
Keo lai còn có giá trị gia công đồ mộc và dùng trong xây dựng. Nghiên
cứu tính chất vật lý và cơ học của mẫu Keo lai 5 tuổi được lây mẫu tại Ba Vì,
cho thấy hầu hết các tính chất này của Keo lai như: mức độ co rút, độ hút ẩm,
sức chống uốn tĩnh, chống uốn và va đập, chống trượt và chống tách của Keo
lai đều thể hiện tính trung gian giữa 2 loài bố mẹ (Lê Đình Khả, Nguyễn Đình
Hưng, 1995) (theo Phùng Nhuệ Giang, 2003) [1]. Ở các loài bố mẹ có ưu
nhược điểm thể hiện ở từng mặt nhưng Keo lai lại khắc phục được không ít
nhược điểm của bố mẹ.
Nguyễn Văn Thiết (2002) [11], nghiên cứu cho thấy Keo lai ở tuổi 8, 9
có thân thẳng, tròn, độ cong nhỏ, số lượng mắt ít phụ thuộc vào mắt chết, gỗ
giác và gỗ lõi phân biệt rõ rệt, vỏ cây mỏng và dễ bóc. Tác giả đánh giá đây là
loại gỗ dễ gia công chế biến. Từ đó, tác giả kết luận gỗ Keo lai có khả năng đáp
ứng tốt chỉ tiêu về nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất
ván ghép thanh.
Cũng như loài cây bố mẹ, Keo lai có khả năng cố định đạm trong không
khí để tự dưỡng và cải tạo nâng cao độ phì của đất. Nghiên cứu nốt sần, khả

năng cải tạo đất của Keo lai và 2 loài bố mẹ của Lê Đình Khả, Ngô Đình Quế,
10


Nguyễn Đình Hải (1999) [12] cho thấy Keo lá tràm và Keo tai tượng là những
loài có chứa vi khuẩn cố định tự do rất đa dạng và có tính chuyên hóa. Sau khi
được nhiễm khuẩn một năm ở vườn ươm những công thức nhiễm khuẩn ở Keo
lai có tăng trưởng mang tính trung gian giữa hai loài bố mẹ. Số lượng và khối
lượng nốt sần ở rễ của Keo lai nhiều gấp 2 - 3 lần hai loài bố mẹ ở giai đoạn
vườn ươm. Đặc biệt, dưới tán rừng số lượng vi khuẩn cố định đạm ở Keo lai có
thể gấp 5 - 17 lần dưới tán rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Vì vậy, đất dưới
tán rừng Keo lai được cải thiện về lý tính, hóa tính lẫn số lượng vi sinh vật đất
tốt hơn dưới tán rừng hai loài keo bố mẹ.
Các dòng Keo lai được lựa chọn thể hiện tính chịu hạn cao hơn 2 loài bố
mẹ. Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được lựa chọn tại
Ba Vì của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999) (theo
Phùng Nhuệ Giang) (2003) [1]. Các dòng Keo lai được lựa chọn có sự khác
nhau cường độ thoát hơi nước, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn
bố mẹ.
Nghiên cứu về triển vọng trồng rừng thâm canh Keo lai tại một số vùng
sản xuất lâm nghiệp tập trung, Đoàn Hoài Nam (2003) (theo Phùng Nhuệ
Giang, 2003) [1] đã đánh giá trồng rừng thâm canh theo kiểu mang lại hiệu quả
kinh tế cao trong sản xuất lâm nghiệp, có rủi ro thấp, khi tính toán hiệu quả
kinh tế chung cho các vùng thì thấy lãi suất được 5.4 %/năm.
Tóm lại: Keo lai là giống rất thích hợp với trồng rừng kinh tế ở vùng
đồng bằng và đồi núi nước ta. Đây là loài cây có tiềm năng bột giấy cao, có
khả năng cải tạo, bảo vệ đất tốt hơn các loài bố mẹ. Muốn trồng Keo lai đạt
hiệu quả phải chọn lập địa phù hợp, dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng,
giống gốc đã được chọn lọc và đánh giá qua khảo nghiệm đồng thời phải áp
dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp.


11


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của loài Keo lai trên
các dạng địa hình khác nhau làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kinh doanh
hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển rừng trồng Keo lai tại
khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Rừng Keo trồng thuần loài đều tuổi ở Ba Vì – Hà Nội.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do địa bàn trồng Keo lai tương đối rộng và rải rác nên đề tài được lựa
chọn thực hiện tại địa điểm trên địa tính đại diện cao đó là: Trạm thực nghiệm
giống cây trồng Ba Vì – Hà Nội.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của lâm phần
- Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3)
- Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn).
- Quan hệ tương quan giữa đường kính thân cây D 1.3 với chiều cao vút
ngọn Hvn.
2.3.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của Keo lai trên các dạng địa hình
khác nhau (chân, sườn, đỉnh)
-

Sinh trưởng D1.3


12


-

Sinh trưởng Hvn

-

Sinh trưởng trữ lượng

2.3.3.Đề xuất một số biện pháp phát triển rừng Keo lai tại địa phương
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Sinh trưởng là một biểu hiện quan trọng của động thái rừng. Nó ảnh
hưởng quyết định đến mục tiêu kinh doanh của ngành Lâm nghiệp.
Sinh trưởng cây rừng là sự tăng lên về kích thước của cây theo tuổi và
không có chiều ngược lại. Hay nói cách khác, đó là sự thay đổi về chất dẫn đến
sự thay đổi về lượng của các nhân tố điều tra (D1.3, Hvn, V). Do vậy khi đánh
giá về sinh trưởng của cây rừng, chúng ta phải tiến hành tổng hợp trên các bộ
phận như: Đường kính, chiều cao… theo thời gian sinh trưởng của cây rừng.
Sinh trưởng của cây cá thể là một bộ phận của lâm phần. Vì thế mà đánh giá
sinh trưởng của cây cá thể chính là đánh giá sinh trưởng của lâm phần. Vì thế
mà sinh trưởng chính là nguồn gốc của sự phát triển. Đối với cây rừng, trong
một giai đoạn nhất định cây rừng sinh trưởng liên tục.
Cấu trúc của lâm phần là một lĩnh vực tổng hợp bao gồm nhiều quy luật
tự nhiên mang tính khách quan, phản ánh trung thực diện mạo của rừng.
Nghiên cứu cấu trúc rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý
nghĩa thực tế to lớn.
Quy luật cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo

nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc lâm phần là
cơ sở khoa học cho các phương pháp thống kê, dự đoán trữ lượng và tính toán
các chỉ tiêu kỹ thuật trong kinh doanh, điều chế rừng. Đồng thời là cơ sở để đề
xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp đáp ứng mục đích kinh doanh lợi dụng
rừng lâu dài và liên tục.
13


2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
Trong điều tra rừng, có nhiều phương pháp thu thập tài liệu ngoại nghiệp
khác nhau. Việc đầu tiên cần làm đối với người làm công tác điều tra rừng
trước khi tiến hành điều tra một khu rừng là phải tiến hành lựa chọn phương
pháp điều tra, thu thập tài liệu. Từ đó lựa chọn phương pháp tối ưu vừa đơn
giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác yêu cầu và phù hợp với điều kiện cụ thể của
đối tượng nghiên cứu.
2.4.2.1. Thu thập tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, đất đai …)
và các tài liệu về kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
Kế thừa các tài liệu về thiết kế trồng rừng, bản đồ hiện trạng kết hợp với
điều tra ngoài thực địa có sự hướng dẫn của cán bộ quản lý.
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Điều tra khảo sát: xác định khu vực nghiên cứu, chọn lựa vị trí điều tra,
xác định lô khoảnh, hình dạng OTC, số mẫu tạm thời là 18 ô hình chữ nhật,
diện tích là OTC là 500 m2/OTC. Phương pháp thu thập số liệu trên ô mẫu tạm
thời là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều tra rừng ở Việt Nam.
- Kỹ thuật lập OTC: sử dụng bản đồ, thước dây, địa bàn cầm tay để xác
định vị trí OTC, diện tích OTC 500 m 2 (20 m x 25 m). OTC hình chữ nhật
được lập theo phương pháp Pitago và đảm bảo nguyên tắc khép góc. Sai số
khép góc cho phép là nhỏ hơn 1/200 chu vi OTC.
- Điều tra ô tiêu chuẩn

+ Đo đường kính ngang ngực D1.3 tất cả các cây trong OTC bằng thước
thước kẹp kính theo hai hướng Đông-Tây và Nam-Bắc sau đó quy đổi ra trị số
trung bình theo công thức sau:

14


D1.3 =
Trong đó:

ĐT  NB
2

(2.1)

D1.3 là đường kính ngang ngực
ĐT là đường kính đo theo chiều Đông - Tây
NB là đường kính đo theo chiều Nam - Bắc

+ Đo chiều cao vút ngọn H vn, chiều cao dưới cành Hdc của tất cả các cây
trong OTC bằng thước Blumes. Chiều cao vút ngọn được đo từ mặt đất đến
đỉnh sinh trưởng của cây. Chiều cao dưới cành được đo từ mặt đất đến cành
thấp nhất tham gia tạo tán chính của cây. Độ chính xác 0.1 m.
+ Đo đường kính tán lá Dt theo hai chiều Đông - Tây và Nam - Bắc bằng
thước dây theo hình chiếu của tán lá xuống mặt đất của từng cây, rồi lấy giá trị
trung bình. Toàn bộ số liệu điều tra được tổng hợp vào biểu 2.1 dưới đây.
BIỂU 2.1: BIỂU ĐIỀU TRA Ô TIÊU CHUẨN
(Rừng trồng)
Địa điểm: …………………………..


Ngày điều tra: ……………………..

Loài cây: …………………………..

ÔTC số: …………………………….

Tuổi : ……………………………….

Mật độ trồng: ……………..(cây/ha)

Độ dốc trung bình: ………………..

Mật độ hiện tại:…………..(cây/ha)

Số hiệu
STT
cây

D1.3 (cm)
ĐT

NB

TB

HVN
(m)

1
2

3


2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
15

Hdc
(m)

Dt(m)
ĐT

NB

TB

Ghi
chú


2.4.3.1. Sơ bộ phân chia cấp đất ngoài thực địa
Trong lâm nghiệp cấp đất là công cụ để đánh giá năng suất của một loại
rừng xác định điều kiện lập địa cụ thể. Để xác định cấp đất ngoài thực địa cần
biết cặp giá trị tuổi lâm phần (A) và chiều cao bình quân Hohenadl (H 0), A
được xác định thông qua hồ sơ rừng trồng, chiều cao H 0 được xác định như
sau:
- Xác định chiều cao H0 cho từng ô tiêu chuẩn, H0 được xác định bằng
bình quân chiều cao của 20 % cây có đường kính lớn nhất trong ô tiêu chuẩn.
H0 =


H1  H 2  H 3  ...  H n
N

(2.2)

Trong đó:
H1, H2, … Hn là chiều cao của 20% cây cố đường kính lớn nhất trong
OTC
N là tổng số cây điều tra trong một OTC
- Căn cứ vào tuổi và giá trị H0 tra biểu cấp đất Keo lai xác định được cấp
đất cho các lâm phần Keo lai ở khu vực nghiên cứu.
2.4.3.2. Kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn
- Tập hợp tài liệu
- Sàng lọc số liệu thô: Với phần mềm SPSS 13.0 cho phép loại bỏ những
giá trị qua đặc thù (trị số quan sát quá lớn hoặc quá bé) để phân bố thực nghiệm
phản ánh quy luật tổng thể.
- Kiểm tra sự thuần nhất giữa các OTC: Kiểm tra sự thuần nhất của các
OTC giúp có thể gộp số liệu các OTC lại hay không. Khóa luận sử dụng tiêu
chuẩn thống kê của Kruskal-Wallis và tiêu chuẩn U của Mann - Whitney. Nếu
các OTC có trung bình bằng nhau thì sẽ gộp lại để xử lý, ngược lại thì phải xử
lý từng OTC.

16


+ Kiểm tra thuần nhất giữa các OTC bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis:
Tiêu chuẩn chủ yếu dựa vào phương pháp xếp hạng các số quan sát ở các mẫu.
Giả thuyết cho Ho: Các mẫu quan sát là thuần nhất. Sau khi tổng hạng ở các
mẫu tiến hành kiểm tra sự thuần nhất bằng tiêu chuẩn khi bình phương.
2


l R
12
j
H = n(n  1) * 
- 3(n+1)
j 1 n j

(2.3)

Trong đó n = ∑nj
Nếu các mẫu thuần nhất thì H có phân bố

với bậc tự do K = l – 1 .

1 là mẫu số quan sát
Nếu H >

thì các mẫu không thuần nhất.

Nếu H <

thì các mẫu thuần nhất nghĩa là các ô được rút ra từ một

tổng thể.
+ Kiểm tra thuần nhất bằng tiêu chuẩn U của Mann – Whitney: Tiêu
chuẩn chủ yếu dựa vào phương pháp xếp hạng các trị số quan sát của hai mẫu
mà không đòi hỏi tính trị số trung bình và phương sai. Kiểm tra giả thuyết H 0
bằng công thức sau:
n1n2

U 

Trong đó:

Ux 

2
n1n2 (n1  n2 1 )
12

U x  n1n2 

n1 (n1 1 )
 R1
2

(2.4)

(2.5)

+ Nếu |U| > 1.96 giả thuyết Ho bị bác bỏ. Hai mẫu rút ra từ hai tổng thể
khác nhau.
+ Nếu |U| <1.96 thì giả thuyết H 0 được chấp nhận. Hai mẫu được rút ra
từ một tổng thể và có thể gộp số liệu để tính toán các bước sau.
2.4.3.3. Tính các đặc trưng thống kê

17


- Chỉnh lý số liệu và tính toán nội nghiệp: Số liệu đo đếm các chỉ tiêu

sinh trưởng trên các OTC được nhập vào máy tính nhờ phần mềm Excel và
SPSS 13.0.Tính toán các đặc trưng:
n

+ Trị số trung bình mẫu:

X =

 fixi

(2.6)

i 1

n

+ Phương sai mẫu: :

+ Sai tiêu chuẩn:
+ Hệ số biến động S%:

+ Sai số trung bình mẫu:

Qx
n 1

S2 =

S=
S% =


Sx=

Qx =

n

2
i i

fx
i 1

( fixi ) 2


i 1

(2.7)

n

S2

(2.8)

S
.100%
X


(2.9)

S
n

(2.10)

với n là dung lượng mẫu
+ Phạm vi biến động:

RXmax, RXmin
X max
RXmax = X

(2.11)

X min

RXmin =
Qxy

+ Hệ số tương quan r: r= Qx.Qy

X

(0 ≤ r ≤ 1)

+ Lượng tăng trưởng bình quân chung: ΔT =
Trong đó:
T: là nhân tố điều tra (D, H, M)

A: Tuổi của lâm phần

18

(2.12)
T
A

(2.13)


k

+ Trữ lượng trên ha:

Mô =

 Vi .Ni

(m3/ha)

(2.14)

i 1

3
(m /ha)

M


k

=

 Mi
i 1

Trong đó:
N là mật độ hiện tại
V được tra từ biểu thể tích 2 nhân tố
A tuổi cây rừng
+ Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng:

ΔM =

+ Tổng tiết diện ngang của lâm phần: Gotc = ni*gi

M
A

(2.15)
(2.16)

2.4.3.4. Quy luật phân bố
Để mô phỏng phân bố số cây theo đường kính, phân bố số cây theo chiều
cao có thể lựa chọn nhiều dạng phân bố lý thuyết như: Phân bố khoảng cách,
phân bố Weibull, phân bố Posion, phân bố chuẩn… Ở nước ta nghiên cứu của
Vũ Tiến Hinh (1990) [15] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa
vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull kết luận: Trong
những phân bố thường dùng thì phân bố Weibull là phân bố thích hợp nhất mô

phỏng phân bố số cây theo đường kính thực nghiệm cho rừng trồng thuần loài
ở các loài cây khác nhau. Kế thừa những kinh nghiệm đó đề tài cũng chọn phân
bố Weibull để mô tả quy luật cấu trúc N/D 1.3, N/Hvn, rừng Keo lai tại khu vực
nghiên cứu.
Phân bố N/D, N/H được mô phỏng bằng phân bố hàm Weibull có dạng
phương trình :
F(x) = λ.α.χα-1.e-λx^α

(2.17)

Với các tham số λ và α (λ đặc trưng cho độ lệch phan bố, α đặc trưng
cho độ nhọn phân bố).

19


Căn cứ vào số liệu ban đầu chọn α cho phù hợp.
α = 1 phân bố có dạng phân bố giảm
α = 3 phân bố dạng đối xứng
α > 3 phân bố lệch phải
α < 3 phân bố dạng lệch trái
Khi các tham số α và λ thay đổi thì dạng đường cong cũng thay đổi theo.
Để nghiên cứu phân bố N/D trước hết phải chọn cỡ đường kính thích
hợp và xác định liệt số phân bố số cây theo cỡ đường kính cho đối tượng
nghiên cứu.
Theo kết quả của Anoutchin N.P với lâm phần thuần loài có đường kính
nhỏ hơn 20 cm thì nên dùng cỡ kính 2 cm, nếu lâm phần có đường kính lớn
hơn 20 cm thì nên dùng cỡ kính 4 cm. Ở nước ta theo kinh nghiệm khi điều tra
rừng trồng và rừng khoanh nuôi mới phục hồi nên dùng cỡ kính 2 cm, với lâm
phần biến động lớn về đường kính thì nên dùng cỡ kính 4 cm.

Phạm Ngọc Giao (1996) đã xác định cỡ kính hợp lý khi nghiên cứu
đường kính rừng Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc là 2 cm.
Theo khóa luận để xác định cỡ kính thích hợp cần 3 yêu cầu sau:
+ Không làm biến động quy luật phân bố N/D vốn có của lâm phần
+ Không mắc sai số khi tính tổng tiết diện ngang và sai số đó phải nằm
trong giới hạn cho phép.
+ Thuận lợi cho quá trình ghi chép tính toán.
Thừa kế kinh nghiệm đó, khóa luận chọn cỡ kính 1 cm để nghiên cứu
phân bố N/D cho lâm phần Keo lai.
Sau khi chia cự ly tổ và số tổ tiến hành lập bảng tính để nắn phân bố theo
hàm Weibull như sau:
20


Biểu 2.2: Biểu nắn phân bố thực nghiệm theo hàm Weibull
x

fi

x1

x2

xi

xi α

fi.xα

pi


fl

fl(gộp)

Từ các cặp tham số α và λ tiến hành tính toán tần số lý thuyết f lt, kiểm tra
sự phù hợp của phân bố Weibull bằng tiêu chuẩn χ2 của Peasson sử dụng tiêu
chuẩn χ2 với mức ý nghĩa α = 0.05 để kiểm tra sự phù hợp của phân bố lý
thuyết với phân bố thực nghiệm.
m

χ2n =  (
i 1

ftn  flt ) 2
flt

(2.18)

Trong đó:
ftn: Tần số thực nghiệm
flt: tần số lý thuyết
m: Số tổ tham gia kiểm tra (Fl t> 5)
χ2n tính toán được so sánh với χ 205 tra bảng bậc tự do k = l – r -1 (1 là số
tổ sau khi gộp, r tham số của phân bố lý thuyết cần ước lượng , với mức ý
nghĩa α = 0.05.
χ2n ≤ χ205 (k) thì phân bố thực nghiệm tuân theo phân bố Weibull.
χ2n ≥ χ205 (k) thì phân bố thực nghiệm không tuân theo phân bố Weibull.
2.4.3.5. Quy luật tương quan
Tương quan Hvn/D1.3

Trong lâm phần giữa Hvn và D1.3 có mối liên hệ mật thiết với nhau, mối
quan hệ này không chỉ trong một lâm phần mà tồn tại trong nhiều lâm phần.
Do D1.3 chúng ta có thể đo được với độ chính xác cao và dễ thực hiện nên có
thể thông qua mối quan hệ giữa D1.3 và Hvn để xác định chiều cao, vì chiều cao
là nhân tố khó đo nhất. Điều này có thể thực hiện trong điều kiện là phương
21


trình tương quan giữa 2 nhân tố này phải đạt đến độ tin cậy cần thiết. Bởi trong
phân tích tương quan hồi quy có 2 nội dung là:
+ Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng.
+ Xác định hình thức của mối liên hệ đó tức là xác định dạng toán học
phù hợp để mô tả quan hệ đó.
Với số liệu thu được giữa D1.3, Hvn và hệ số tương quan thực sự tồn tại thì
cần so sánh, lựa chọn dạng liên hệ nào đó tốt nhất trong những dạng đã thăm
dò. Có nhiều phương trình toán học biểu diễn mối quan hệ này trên phần mềm
SPSS 13.0 cho phép lựa chọn một số hàm sau:
Hàm linear ( LIN):

h = a0 + a1 * d

(2.19)

Hàm Logathimic (LOG):

h = a0 + a1 * lnd

(2.20)

Hàm Inverse (IVN):


h = a0 + a1 /d

Hàm Parabol bậc 2(QUA):

h = a0 +a1*d + a2*d2

Hàm Parabol bậc3(CUB):

h = a0 +a1*d + a2*d2+a3*d3 (2.23)

Hàm Power (POW):

h = a0*da1

(2.24)

Hàm Compuond (COM):

h= a0*a1d

(2.25)

Hàm chữ S(S):

h = e(

a0 a1
)
d


(2.21)
(2.22)

(2.26)

Các chương trình được tính toán trên phần mềm SPSS 13.0. Khi đó sẽ
xác định được các kết quả cần thiết: Hệ số xác định R 2, sai tiêu chuẩn hồi quy,
xác suất kiểm tra sự tồn tại của các hệ số xác định (Sig.F). Hàm được chọn là
hàm có R2 lớn nhất, các tham số tồn tại thực sự. Tuy nhiên vẫn ưu tiên phương
trình đơn giản.
Kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy bằng tiêu chuẩn t của Student và
đưa ra xác xuất của t (Sig.T).

22


+ Nếu Sig.T <0.05 thì hệ số hồi quy tồn tại.
+ Nếu Sig.T>0.05 thì hệ số hồi quy không tồn tại.
Ta =
Tb =
Trong đó:

a
Sa

(2.27)

b
Sb


(2.28)

a,b: Là tham số hồi quy.
Sa, Sb: là sai tiêu chuẩn của tham số hồi quy a,b.

Kiểm tra sự tồn tại của hệ số xác định bằng tiêu chuẩn F của Fisher và và
đưa ra xác xuất của (Sig.F).
+ Nếu Sig.F < 0.05 thì hệ số xác định R 2 tồn tại cũng có nghĩa là tồn tại
hệ số tương quan r.
+ Nếu Sig.F > 0.05 thì hệ số xác định R 2 không tồn tại khi đó phương
trình tương quan không tồn tại.
Trong đó tiêu chuẩn F được tính theo công thức:
R2
V k1
*
F =.
2
k
1 R

Với

(2.29)

k: Đối bậc tự do của phương trình có độ tự do v1 = k, v2 = N = k =1.
N: Dung lượng mẫu quan sát.
R2: Hệ số xác định.

3.4.3.6. Đánh giá sinh trưởng của Keo lai trên các dạng địa hình.

Tiến hành so sánh sinh trưởng của Keo lai ở các tuổi trên các dạng địa
hình (chân, sườn, đỉnh), qua đó xác định được sự khác biệt hay tương đồng về
các chỉ tiêu sinh trưởng của Keo lai ở 3 dạng địa hình.
Kiểm tra sự thuần nhất: Sử dụng tiêu chuẩn Kruskal - Wallis cho K mẫu
độc lập để so sánh Keo lai ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi.
23


Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực Cẩm Quỳ thuộc xã Cẩm Lĩnh – Ba Vì – Hà Tây có toạ độ địa lý
21o17” đến 21o Vĩ Bắc, 105o 25” đến 105o Kinh Đông, đây là xã thuộc vùng
đồi núi thấp của huyện Ba Vì cách trung tâm huyện 23 km, cách Hà Nội và thị
xã Hà Đông 70 km về phía Bắc.
+ Phía Bắc giáp với thôn Bằng Tạ.
+ Phía Nam giáp với thôn 2 và xã Ba Trại.
+ Phía Tây giáp với thôn Bằng Y xã Sơn Đà.
+ Phía Đông giáp thôn Cẩm An.
3.1.2. Địa hình địa thế
Cẩm Quỳ thuộc vùng bán sơn địa có những đồi núi bát úp liên tục không
bị chia cắt, khá đồng nhất, độ cao bình quân bằng 40 m. Đồi cao nhất có độ cao
là 200 m, độ dốc bình quân bằng 80 - 100 có một số đồi có độ dốc 150 đến 200.
3.1.3. Khí hậu thỷ văn
- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có
hai mùa không rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 cho
đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình trong năm là 23.3 oC, mùa khô kéo dài từ
tháng 11 cho đến tháng 3 năm sau thường có nhiệt độ bình quân cao nhất vào

tháng 7 (với nhiệt độ bình quân trong tháng là 28.4 oC). Nhiệt tối cao có thể lên
tới 40oC vào tháng 7, nhiệt độ tối thấp vào tháng 2 xuống đến 5.3 oC. Lượng
mưa bình quân năm 1680 mm. Mưa thường tập chung vào tháng 7 và tháng 8,
tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 và tháng 12. Độ ẩm bình quân là 84 %

24


tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 và tháng 2 lên tới 88 %, tháng có ẩm độ
thấp nhất là tháng 11 và tháng 12 bình quân là 74 % ( Kết quả theo dõi của
trạm khí tượng - Thuỷ văn - Trạm thực nghiệm Ba Vì).
- Thuỷ văn: Khu vực nghiên cứu cách hồ Suối Hai 3 km, dịên tích là
1000 km. Trong khu vực nghiên cứu có hồ Cẩm Quỳ rộng 80 ha. Gần hạ lưu
sông Đà (cách 5 km).
Tổng hợp của trạm thuỷ văn BaVì

Tháng

Nhiệt (oC)

Độ ẩm (%)

Lượng mưa (mm)

max

min

TB


Max

min

TB

max

min

TB

1

28.6

5.6

17.7

99

50

82

1

0.03


1

2

27.1

7.6

15.4

100

50

87

16

0.86

25

3

30.4

9.9

19.9


100

40

86

2

0.19

35

4

34.3

19.0

24.3

100

54

85

15

1.37


111

5

37.7

18.9

26.6

98

47

82

45

7.16

172

6

38.0

21.6

27.7


97

54

82

92

6.10

281

7

36.2

24.6

28.4

98

49

83

104

10.7


332

8

36.0

23.2

28.2

97

56

85

38

5.37

266

9

35.5

19.2

26.5


100

41

84

70

6.05

231

10

35.5

15.4

24.4

99

48

87

36

5.06


196

11

29.3

11.5

20.5

100

42

81

0

0

0

12

27.6

11.7

18.6


99

40

78

0

0

0

TB

32.6

15.8

23.2

99

48

84

3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng
Thành phần đá mẹ phân bố trong huyện Ba Vì rất phong phú và đa dạng
gồm các loại như sau:


25


×