Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN XUẤT SỢI BÔNG MỚI NHẤT 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.92 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CƠ SỞ SẢN
XUẤT SỢI BÔNG MỚI NHẤT 2019

5 (100%) 3 vote[s]

Ngành dệt may ngày một phát triển, do đó nhau cầu nguyên liệu đầu vào như sợi bông cũng tăng
theo. Để giảm lượng nhập khẩu bông tại Việt Nam, nhà nước đang có nhiều chính sách kinh tế
nhằm thúc đẩy sự phát triển các cơ sở sản xuất sợi bông trong nước. Tuy nhiên, việc kiểm soát về
vấn đề xử lý nước thải cơ sở sản xuất bông vẫn còn khá lỏng lẻo, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường.

1. Tổng quan ngành sản xuất sợi bông


Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng may mặc đứng thứ 5 thế giới và hàng dệt may ngành
có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai. Mặc dù trong nước có sản xuất bông nhưng gần như vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cho ngành dệt may. Chính vì vậy, nguồn nguyên liệu sợi
bông hiện nay chủ yếu đến từ nhập khẩu (nhập khẩu 99% bông). Trong đó 2 loại sợi được sử dụng
phổ biến là sợi polyester filament (chiếm 45,2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton (chiếm
24,6%). Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, đối với sợ polyester , 60% đến từ nhập khẩu trong
khi nguồn cung sợi cotton tới 85% là đến từ trong nước.
Hiện nay, các công ty sản xuất xơ, sợi đứng đầu tại Việt Nam bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển
Đức Quân (FTM), CTCP Damsan (ADS) và CTCP Sợi Thế Kỷ (STK). Trong đó, STK là doanh
nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được sợi polyester filament (bên cạnh công ty TNHH Hưng
Nghiệp Formosa và công ty Hualon Vietnam)


2. Quy trình sản xuất sợi và nước thải cơ sở sản xuất sợi bông
Quy trình sản xuất các loại sợi khác nhau được thực hiện qua các công đoạn tương tự nhau. Đầu
tiên, xơ đưuọc làm sạch nhằm loại bỏ các tạp chát như cát, bụi, vỏ cây. Tùy theo yêu cầu sản phẩm,
xơ được pha trộn theo tỷ lệ và kéo dài dưới dạng cúi sợi để các xơ không xoắn vào nhau. Quá trình


pha trộn được tiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh, được gọi là kéo duỗi. Loại bỏ
các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo chắc chắn rằng xơ sợi trong con cúi đầu nằm trong giới hạn chiều
dài nhất định được gọi là chải thô. Công đoạn chảy kỹ sẽ tiếp tục làm các sợi bông song song nhâu
và lặp lại cho đến khi không có hoặc còn rất ít sợi bị quấn vào nhau. Lúc này, xơ sợi được gọi là
sợi thô có đủ độ bền để không bị đứt khi kéo sợi. Cuối cùng, xơ sợi đồng nhất ở dang sợi thô được
kéo và xe lại tạo thành ra sợi thành phẩm.


Theo quy trình sản xuất nêu trên, chất thải cơ sở sản xuất sợi chủ yếu phát thải trong bước đầu tiên
là làm sạch sơ và khi chải thô. Các sợi bông vụn rơi ra trong quá trình chải sẽ bị lẫn vào trong nước
thải. Xơ len thô chứa khoảng 50% tạp chất dạng dầu mỡ tự nhiên, các loại tạp chất này được loại
bỏ bằng cách nấu trong dung dịch xà phòng có chứa kiềm nên nước thải cơ sở sản xuất sợi bông


thường bị pH cao. Ngoài ra, công đoạn nấu tơ trong dung dich xà phòng đậm đặc để loại bỏ nhựa
tơ có chứa trong sợi thô cũng gây nên pH cao trong nước thải công nghiệp.

3. Quy trình xử lý nước thải cơ sở sản xuất sợi bông
Từ những đặc tính nước thải đã nêu trên, ta đề xuất được công nghệ xử lý nước thải sản xuất sợi
bông sau đây:


Nước thải từ các nguồn thải theo hệ thống cống thoát, mương dẫn và đường ống chảy về bể thu
gom. Trên mương dẫn có gắp đặt song chắn rác thô nhằm loại bỏ các rác lớn phát sinh trong công
đoạn làm sạch bông như lá cây, vỏ bông,… nhằm tránh hiện tượng tắc nghẽn bơm và đường ống
cho các công trình phía sau.
Nước từ bể gom chảy tự chảy về bể điều hòa. Bể điểu hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng
độ nước thải trong các giờ cao điểm nhằm tránh tình trạng quá tải cho hệ thống cũng như tăng tuổi
thọ của bơm. Trong bể được lắp đặt các đĩa thổi khí thô nhằm duy trì sự xáo trộn cho bể, tránh tình
trạng lên men kỵ khí gây mùi.

Nước từ bể điều hòa theo đường ống tự chảy qua bể Keo tụ – tạo bông. Bể Keo tụ- tạo bông được
châm thêm hóa chất là phèn Nhôm Al2(SO4)3.14H2O. Phèn nhôm này không chỉ giúp các chất rắng
lơ lửng trong nước keo tụ lại với nhau để hình thành các bông cặn đăc chắc dễ lắng mà nó còn góp
phần giải quyết được tình trạng pH cao trong nước thải cơ sở sản xuất sợi bông. Phương trình phản
ứng:
Al2(SO4)3 + 6 H2O = Al(OH)3 + 6H+
Nước từ bể keo tụ tạo bông tự chảy qua bể lắng I, nước theo ống vào ống trung tâm chảy xuống
bể lắng. Tiếp theo đi ra khỏi ống trung tâm và đi vào hình vành khăn giữa ống và thành bể. Nước
chảy từ dưới lên trên vào các rãnh chảy tràn. Quá trình lắng cặn sẽ diễn ra theo dòng đi lên và vận
tốc nước vào khoảng 0,5-0,6m/s, từ đó các bông cặn lớn được hình thành từ bể keo tụ tạo bông sẽ
được loại bỏ.
Nước được bơm qua bồn lọc áp lực hai lớp vật liệu lọc là cát thạch anh và than antraxit nhằm loại
bỏ các cặn bẩn còn sót lại trong nước thải, bên cạnh đó còn giúp có quá trình khử trùng tiếp theo
đạt hiệu quả tối đa.
Nước từ bồn lọc áp lực được bơm qua bể khử trùng, hóa chất khử trùng được sử dụng là Chlorine
nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước thải.
Nước thải đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT
Xem thêm:




Xử lý nước thải sản xuất phân bón

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh
nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử
lý nước thải cơ sở sản xuất sợi bông. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường
hoàn toàn miễn phí
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải
pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Công ty TNHH Giải Pháp Môi Trường Hana
20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. HCM
Liên hệ: 0985.99.4949 – 0906.76.9649 – 0932.082.099
Mail:
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết >> hãy chia sẻ bài viết với mọi người nếu bạn thấy hữu ích



×