Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở khu vực TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn học tập và nghiên cứu của
sinh viên tại giảng đường Đại Học. Đây cũng là dịp giúp cho sinh viên tổng hợp tất cả
các kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và áp dụng vào công trình thực
tế.
Hoàn thành báo cáo đề tài luận văn “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh
chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở
khu vực TP Hồ Chí Minh”, bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi
người, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô Trường Đại Học Tài
Nguyên Và Môi Trường Tp.HCM đã truyền dạy cho em những kiến thức cơ bản tạo
nền tảng vững chắc cho em trong quá trình viết đề tài. Em xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn đến cô TS. Đinh Thị Nga đã tận tình hướng dẫn em, giúp đỡ về chuyên môn,
tạo điều kiện tốt giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại Học.
Em xin gửi lời cám ơn tới các anh chị trong Trung tâm điều hành chương trình
chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được thực tập, được tìm
hiểu và học hỏi rất nhiều, những điều mà không chỉ cần thiết cho đề tài của em mà
còn cho hành trình tương lai trong cuộc sống sau này. Đặc biệt là Anh Lợi, người luôn
theo sát và có những góp ý rất bổ ích cho đề tài của em.
Việc gặp phải sai sót vướng mắc trong bài luận văn đầu tay là điều không thể
tránh khỏi. Để trở thành kỹ sư môi trường thực thụ, em còn phải cố gắng học hỏi nhiều
hơn nữa. Kính mong thầy cô chỉ bảo những khiếm khuyết, sai sót để em có thể hoàn
thiện kiến thức của mình.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người !
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thanh Tâm


TÓM TẮT
Tóm tắt luận văn tốt nghiệp:
Nền kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng phát triển kéo


theo đó là lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, trong đó chất thải phát sinh của
các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đang trở thành mối đe dọa lớn cho sức khỏe con
người cũng như các tác động đối với môi trường. Nhìn thấy được tầm quan trọng đó đề
tài luận văn “Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện với các phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu… với mục
tiêu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung ở khu vực TP Hồ Chí Minh sau đó đề xuất xây dựng biện
pháp quản lý, xử lý thích hợp.
Hiện trạng phát sinh chất thải hiện nay của các trạm xử lý nước thải Bình Hưng và
trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa cho thấy các chất thải phát sinh chủ yếu trong
quy trình công nghệ xử lý nước thải tại các trạm xử lý nước thải Bình Hưng và trạm xử
lý nước thải Bình Hưng Hòa là bùn thải, rác thải và chất thải nguy hại. Cụ thể, lượng
bùn thải và chất thải nguy hại có xu hướng ngày càng tăng do công nghệ xử lý bùn thải
của các trạm ngày càng lạc hậu và xử lý kém hiệu quả; lượng nước thải ngày càng tăng
lên làm cho các trạm xử lý nước thải hoạt động với công suất cao kéo theo lượng chất
thải phát sinh nhiều. Ngược lại, lượng rác thải có xu hướng giảm dần do hiệu quả của
công tác quản lý, tuyên truyền cộng đồng về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường, hạn chế
rác thải vứt bừa bãi vào nguồn nước thải.
Từ thực trạng trên đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý phù hợp với từng trạm xử lý
nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như cải tiến phương tiện vận chuyển
chất thải; tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi
trường, bảo vệ hệ thống thoát nước. Từ đó giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác
thu gom, vận chuyển và lưu trữ tại các trạm xử lý nước thải.


ABSTRACT
Graduation thesis summary:
The economy of Ho Chi Minh City are increasingly developing pull in the amount
of waste that is arising more and more, in which the waste of the waste water treatment

stations are becoming major threats to human health as well as the impact on the
environment. See the importance of that thesis topic "Assess the current state of waste
arising in the process technology of processing stations domestic wastewater in the
area of Ho Chi Minh City" are made with the investigation methods, surveys, data
collection... with the aim assessing the current state of waste arising in the process
technology of processing stations domestic wastewater in the area of Ho Chi Minh
City then construction management measures, appropriate processing.
Current status arises present-day waste Binh Hung wastewater treatment station
and Binh Hung Hoa wastewater treatment station shows the waste arising primarily in
the process of wastewater treatment technology at Binh Hung wastewater treatment
station and Binh Hung Hoa wastewater treatment station is sludge,garbage and
hazardous waste. Specifically, the volume of sludge and hazardous waste increasing
trend due to sludge disposal technology of the stations wastewater treatment
increasingly obsolete and inefficient processing; the amount of waste water growing
up makes the active wastewater treatment stations with high capacity drag according to
the amount of waste generated more. In contrast, the volume of garbage to decrease
due to the efficiency of the management of the community, advocacy on the issue of
environmental protection consciousness, limiting waste indiscriminately into the waste
water source.
From the reality on the proposed management solutions, handled each fit
wastewater treatment stations on the Ho Chi Minh City such as improving the
transport of waste; strengthen the education of community consciousness raising about
environmental protection, protection of water drainage systems. From that help to
improve, improve the effectiveness of the work of collecting, transporting and storing
in the wastewater treatment stations.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện:
Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: .............................................. Điểm bằng chữ:…………………………..
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Phần đánh giá:

Ý thức thực hiện: ...............................................................................................................
Nội dung thực hiện: ...........................................................................................................
Hình thức trình bày: ...........................................................................................................
Tổng hợp kết quả: ..............................................................................................................
Điểm bằng số: .............................................. Điểm bằng chữ:…………………………..
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
Giảng viên phản biện


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu luận văn ..................................................................................................2
3. Nội dung luận văn .................................................................................................2
4. Phương pháp thực hiện ........................................................................................2
5. Đối tượng luận văn ................................................................................................ 3
6. Phạm vi luận văn ...................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÌNH
HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI SINH HOẠT ..........................................................................................4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI .......................................................................4
1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................4
1.1.2 Nguồn gốc, thành phần và tính chất chất thải ........................................4
1.1.3 Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải ........................................................5
1.2 HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH
TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT .....10
1.2.1 Bùn thải .....................................................................................................10
1.2.2 Rác thải .....................................................................................................11
1.2.3 Chất thải nguy hại ...................................................................................12
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

i


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH
HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............14
2.1 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BÌNH HƯNG ..........................14
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của trạm ...................................................14
2.1.2 Sơ đồ tổ chức trạm ...................................................................................15
2.1.3 Nguồn gốc nước thải ................................................................................15
2.1.4 Các thông số nước thải của trạm ...........................................................16
2.2.5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải sinh

hoạt Bình Hưng .................................................................................................16
2.2 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BÌNH HƯNG HÒA ................18
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của trạm ...................................................18
2.2.2 Cơ cấu tổ chúc của trạm .........................................................................19
2.2.3 Quy mô hoạt động....................................................................................20
2.2.4 Nguồn Gốc Và Tính Chất Của Dòng Thải ............................................21
2.2.5 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải Bình
Hưng Hòa ..........................................................................................................22
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI CÁC TRẠM XỬ
LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ............................................................................................................25
3.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG QUY TRÌNH CÔNG
NGHỆ TẠI CÁC TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ..........................25
3.1.1 Bùn thải .....................................................................................................26
3.1.2 Rác thải .....................................................................................................32
3.1.3 Chất thải nguy hại ...................................................................................41
3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................49
3.2.1 Đối với trạm xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng .............................. 49
3.2.2 Đối với trạm xử lý nước thải sinh hoạt Bình Hưng Hòa ......................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................56
SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

ii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý

nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57
PHỤ LỤC HÌNH..........................................................................................................58

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

iii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

MTV

Một thành viên

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trạm bơm

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XLNT

Xử lý nước thải

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

iv


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thông số chất lượng nước đầu ra và đầu vào tại trạm ...................................16

Bảng 2.2 Các thông số thiết kế ......................................................................................16
Bảng 2.3 Chỉ tiêu nước thải trong kênh nước đen theo thiết kế ....................................21
Bảng 3.1 Liệt kê các chất thải phát sinh tại các hạng mục tại các Trạm XLNT. ..........25
Bảng 3.2 Lượng bánh bùn phát sinh thu được của trạm xử lý nước thải Bình Hưng qua
các năm ..........................................................................................................................29
Bảng 3.3 Lượng bùn thải tại sân phơi bùn của Trạm xử lý nước thải ...........................31
Bình Hưng Hòa năm 2009 và năm 2014 .......................................................................31
Bảng 3.4 Thành phần rác thải tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng .............................. 35
Bảng 3.5 Lượng rác vớt được tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng .............................. 36
Bảng 3.6 Lượng rác thu gom được ở song chắn rác tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng
Hòa.................................................................................................................................39
Bảng 3.7 Khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo quản tại trạm xử lý nước thải
Bình Hưng năm 2015 ....................................................................................................42
Bảng 3.8 Khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo quản tại trạm xử lý nước thải Bình
Hưng tới tháng 8 năm 2016 ...........................................................................................44
Bảng 3.9 Khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo quản tại trạm xử lý nước thải Bình
Hưng Hòa năm 2015......................................................................................................46
Bảng 3.10 Khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo quản tại trạm xử lý nước thải
Bình Hưng Hòa tới tháng 8 năm 2016 ..........................................................................47

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

v


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ các phương pháp xử lý bùn phổ biến. ....................................................6
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trạm trạm xử lí nước thải Bình Hưng. .....................................15
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của trạm Bình Hưng. ..17
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa. .....................................19
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí mặt bằng trạm XLNT Bình Hưng Hòa. ......................................20
Hình 2.5 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải trạm XLNT Bình Hưng Hòa. .....22
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trạm Bình Hưng Hòa. ................................ 23
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải tại trạm XLNT Bình Hưng. .......27
Hình 3.2 Hồ lắng tại trạm XLNT Bình Hưng Hòa. .......................................................27
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện lượng bánh bùn phát sinh các năm qua tại trạm XLNT Bình
Hưng. ............................................................................................................................. 30
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện lượng bùn khô được thu gom sau khi phơi ở sân phơi bùn
tại trạm XLNT Bình Hưng Hòa. ....................................................................................31
Hình 3.6 Rác tụ lại trên mặt hồ lắng trạm XLNT Bình Hưng Hòa. .............................. 33
Hình 3.7 Băng chuyền tải TB Đồng Diều. ....................................................................34
Hình 3.8 Rác và ván nổi tại bể lắng 1 trạm XLNT Bình Hưng.....................................34
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện lượng thành phần rác phát sinh trong các năm qua tại trạm
XLNT Bình Hưng. .........................................................................................................35
Hình 3.10 Song chắn rác trạm XLNT Bình Hưng Hòa. ................................................38
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện lượng rác thu gom được ở song chắn rác tại trạm xử lý
nước thải Bình Hưng Hòa năm 2015. ............................................................................40
Hình 3.12 Biểu đồ so sánh lượng rác thu gom được ở song chắn rác tại trạm xử lý
nước thải Bình Hưng Hòa giữa năm 2015 và năm 2016. ..............................................41
Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo
quản tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng năm 2015. ....................................................43
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo
quản tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng tới tháng 8 năm 2016. ..................................45
Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo
quản tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa năm 2015. ............................................46

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

vi


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình 3.16 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại lưu trữ, bảo
quản tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa tới tháng 8 năm 2016. ..........................48

SVTH : Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD : TS Đinh Thị Nga

vii


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình để hòa nhập vào nền kinh tế Thế giới, quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước không ngừng phát triển, dẫn đến tỉ lệ đô
thị hóa ngày càng tăng. Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các
đô thị lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đều gặp nhiều vấn đề về môi trường
ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và

sinh hoạt gây ra. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh kéo theo nhu cầu sinh hoạt, giải trí của
người dân ngày càng nhiều.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của nước ta với tốc độ
đô thị hóa tăng nhanh, dân cư tập trung đông đúc, chất lượng cuộc sống ngày càng
được nâng cao, nhu cầu sử dụng nước cấp dùng trong sinh hoạt cũng tăng, kéo theo
lượng nước thải sinh hoạt phát sinh nhiều.
Hiện nay, việc quản lý nước thải kể cả nước thải sinh hoạt là vấn đề nan giải của
các nhà quản lý môi trường. Ngoài việc thiết kế hệ thống thu gom và xử lý là điều bắt
buộc tại các khu dân cư, khu công nghiệp,… trên địa bàn thì việc đề xuất xây dựng các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nhằm cải thiện môi trường đô thị và phát triển
theo hướng bền vững cũng đang được quan tâm chú trọng.
Thành phố đã đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt với các quy mô
lớn và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt thải ra mỗi
ngày với một lượng rất lớn kéo theo đó lượng chất thải phát sinh như bùn thải, rác
thải… trong quy trình công nghệ tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt cũng tăng lên.
Tuy nhiên, các trạm xử lý chỉ chú trọng đến việc xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn
mà chưa quan tâm đến việc quản lý, xử lý các chất thải phát sinh dẫn đến làm ô nhiễm
môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật quy định về quản lý và xử
lý chất thải phát sinh trong các trạm xử lý nước thải sinh hoạt vẫn chưa được quan tâm
và quy định cụ thể.
Nhận thấy tầm quan trọng, và tính cấp thiết của vấn đề em đã chọn đề tài “Nghiên
cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số
trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở khu vực TP Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn
tốt nghiệp của mình với mục tiêu tìm hiểu về hiện trạng phát sinh chất thải của các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt và đề xuất ra được các biện pháp thu hồi, xử lý, kéo
giảm lượng chất thải phát sinh trong các quy trình công nghệ.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga


1


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

2. Mục tiêu luận văn
Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của
trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở khu vực TP Hồ Chí Minh để đề xuất xây dựng biện
pháp quản lý, xử lý thích hợp.
3. Nội dung luận văn
Nội dung 1: Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài




Tổng quan tài liệu về các chất thải phổ biến phát sinh trong quy trình công
nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
Tìm hiểu các phương pháp xử lý chất thải phát sinh trong quy trình công
nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.
Tìm hiểu hiện trạng thu gom và quản lý chất thải phát sinh trong quy trình
công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt trên Thế giới và Việt Nam.

Nội dung 2: Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong các quy
trình công nghệ của trạm xử lý nước thải sinh hoạt





Khảo sát các quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp
dụng tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Khảo sát thực trạng phát sinh chất thải trong các bước quy trình xử lý nước
thải tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Đánh giá thành phần, tính chất chất thải phát sinh trong quy trình công nghệ
xử lý nước thải sinh hoạt.

Nội dung 3: Đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý chất thải phát sinh trong quy
trình công nghệ của trạm xử lý nước thải khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Sau khi nhận diện, phân tích thành phần, tính chất cũng như đánh giá hiện trạng các
chất thải phát sinh trong quy trình công nghệ tại các trạm xử lý nước thải sinh hoạt thì
sẽ đưa ra các biện pháp xử lý, quản lý phù hợp và khả thi nhất.
4. Phương pháp thực hiện
a. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Thông qua giấy giới thiệu của trường và văn phòng khoa Khoa Môi Trường trực
thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, tiến hành quá trình đi khảo
sát thực địa và đánh giá chung về hiện trạng môi trường xử lý nước thải sinh hoạt tại
trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.
b. Phương pháp khảo sát thực tế
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

2


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Khảo sát trực tiếp quy trình công nghệ, cách quản lý của tổ chức, chế độ vận hành

và công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại trạm XLNT Bình Hưng và trạm XLNT Bình
Hưng Hòa.
c. Phương pháp phân tích, đánh giá
Dựa vào dữ liệu thu thập được, tham khảo ý kiến của công nhân, kỹ sư môi trường,
nhà quản lý… phân tích đánh giá thu gom và xử lý chất thải phát sinh trong quy trình
công nghệ của các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
d. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
Toàn bộ các số liệu sẽ được thực hiện trên bảng biểu. Số liệu sẽ được quản lý và
phân tích trên máy tính với phần mềm Microsoft Excel và soạn thảo sử dụng phần
mềm Microsoft Word.
e. Phương pháp tổng hợp số liệu
Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên
quan đến đề tài từ các nguồn như internet, sách báo... Sau khi đã có số liệu thu thập
được, những gì quan sát được trong quá trình khảo sát thực địa, phóng vấn các cán bộ
trong trạm xử lý nước thải… và kết hợp với các kiến thức chuyên ngành của mình để
đưa ra nhận xét và đánh giá khách quan về hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt cũng
như là đề xuất ra các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh trong quy trình công
nghệ tại các trạm xử lý nước thải trên địa bàn thành phố.
5. Đối tượng luận văn
Chất thải phát sinh trong các quy trình công nghệ của các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt ở khu vực TP Hồ Chí Minh. Bao gồm:




Bùn thải
Rác thải
Chất thải nguy hại (giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt…)

6. Phạm vi luận văn

Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu ở một số trạm xử lý nước thải sinh hoạt
khu vực TP Hồ Chí Minh. Đó là:



Trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa
Trạm xử lý nước thải Bình Hưng

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

3


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ TÌNH HÌNH
PHÁT SINH CHẤT THẢI TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
1.1.1 Khái niệm
Chất thải là những vật và chất mà người dùng không còn muốn sử dụng và thải ra,
tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với người này nhưng
lại là lợi ích của người khác. Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất
không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng.
1.1.2 Nguồn gốc, thành phần và tính chất chất thải
a. Bùn thải

Các loại bùn thải có tính chất rất khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nguồn
gốc của bùn thải. Nhìn chung, bùn thải bao gồm các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng,
một số loại các vi chất dinh dưỡng không cần thiết, dấu vết kim loại, chất
gây ô nhiễm vi sinh hữu cơ và vi sinh vật. Nước thải bùn cũng có thể chứa chất độc
hại khác như chất tẩy rửa, các muối khác nhau và thuốc trừ sâu, chất hữu cơ độc
hại… Kết quả nghiên cứu về đặc điểm bùn thải tại Bang Indiana (Mỹ) cho thấy bùn
thải có chứa khoảng 50% chất hữu cơ và 1- 4% cacbon vô cơ. Nitơ hữu cơ và
Photpho vô cơ là thành phần chủ yếu của N và P trong bùn. Cacbon hữu cơ và vô cơ
hiện diện tương đối ổn định trong thời gian lấy mẫu. Tuy nhiên, sự dao động lớn
nhất đó chính là thành phần các kim loại nặng như Cd, Zn, Cu, Ni, Pb trong bùn
thải.
b. Rác thải
Nguồn gốc của rác thải có trong hệ thống xử lý nước thải bao gồm:
Rác thải từ song chắn rác, lưới chắn rác: rác thải do người dân thải vào hệ thống
thoát nước và được dẫn theo kênh dẫn đi đến nhà máy xử lý nước thải. Thành phần
chủ yêu của rác thải này bao gồm: cành cây, vỏ chai, lon bia, túi nilon, vải, dẻ rách, vỏ
trứng, giấy, bìa…
Rác thải chủ yếu là giấy, nilon, chất thải hữu cơ,… phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
và sản xuất của con người. Xác định thành phần của rác thải có ảnh hưởng rất lớn đến
sự lựa chọn phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình
thu gom.
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

4


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh


c. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại chủ yếu là giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang, acquy, pin… Các
chất thải nguy hại có thể phát sinh trong quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
chủ yếu trong các hoạt động vận hành, bảo trì và bảo dưỡng máy móc.
Chất thải nguy hại phát sinh trong quy trình công nghệ xử lý nước thải có thể bao
gồm các thành phần sau:









Giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt
Bóng đèn huỳnh quang thải
Hộp mực máy in, máy photo thải
Acquy, pin thải
Bao bì kim loại thải (hộp sơn )
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải
Bao bì nhựa thải (bao chứa polymer, bình chứa phế phẩm)
Hóa chất phòng thí nghiệm thải

1.1.3 Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải
a. Bùn Thải
Có rất nhiều phương pháp xử lý bùn thải sinh học như: đốt, chôn lấp, làm phân
compost… Hiện nay, với xu thế sinh thái công nghiệp thì bùn thải sinh học được
nghiên cứu xử lý thành phân sinh học nhằm cải tạo môi trường đất. Mặt khác cũng có

những công trình nghiên cứu, áp dụng xử lý bùn thải nhằm mục đích thu khí methane,
xăng sinh học, methanol… Sau đó các chất này được dùng để sản xuất điện hay làm
nhiên liệu sinh học phục vụ cuộc sống của con người. Qua đó, con người sẽ giảm được
sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, hướng đến sản xuất nguồn năng lượng
sạch, thân thiện môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

5


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình 1.1 Sơ đồ các phương pháp xử lý bùn phổ biến.


Loại Nước

Loại nước là công đoạn quan trọng trong các quá trình xử lý bùn. Loại nước về đơn
thuần chỉ làm giảm trọng lượng và độ ẩm của bùn thải, tính chất về mặt hóa
học và độ nguy hại của bùn thải hầu như ít thay đổi. Nó đơn thuần chỉ tạo điều kiện
lưu chứa và vận chuyển tốt hơn nhưng hầu như không hạn chế được các rủi ro về
bản chất trong quá trình tái sử dụng bùn thải. Cấu trúc và tỷ lệ độ ẩm cặn thu được
phải đáp ứng những yêu cầu của mục đích sử dụng cuối cùng đã chọn. Phần lớn bùn
hữu cơ hay vô cơ ưa nước (Ví dụ: bùn hidroxy) cần được xử lý sơ bộ là điều hòa
phù hợp để cho phép làm việc tốt ở các thiết bị điều hòa cơ khí loại nước khác nhau.
Mức độ loại nước trước hết phụ thuộc vào loại bùn cần xử lý, nhưng cũng phụ

thuộc vào phương pháp điều hòa phù hợp, cũng như cơ năng sử dụng. Thường loại
nước từ bùn thải được lựa chọn bởi công nghệ lọc băng tải hoặc ly tâm.
Tuần hoàn nước từ dịch bùn trở lại hệ thống xử lý có thể đem lại hiệu quả
giảm đến 20% N, P cần phải xử lý trong bùn thải. Lượng phải xử lý N, P có thể sẽ
lớn hơn đối với những hệ thống xử lý nước thải trung tâm của khu vực cần loại bỏ

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

6


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

N, P trong bùn thải. Đã có nhiều công nghệ phát triển hệ sinh học với mục đích
chuyển nitrogen trong nước hay bùn thải thành dạng khí.


Phương Pháp Thiêu Đốt

Phương pháp thiêu đốt là phương pháp khá phổ biến trên thế giới hiện nay để
xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt là chất thải rắn độc hại và bùn thải công
nghiệp. Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất so với các phương pháp khác. Thiêu
đốt là giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy trong không khí, các
thành phần rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các thành phần không cháy
được (tro, xỉ). Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng
trong việc giảm tối đa chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là đóng rắn hoặc tái sử
dụng tro xỉ.



Chôn Lấp

Chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất trong xử lý chất thải rắn.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp tiêu hủy sinh học có kiểm soát các thông số
chất lượng môi trường (mùi, không khí, nước rò rỉ bãi rác) trong qua trình phân
hủy. Chi phí đầu tư và xử lý cho chôn lấp không lớn. Bùn thải các ngành điện tử
cũng có thể chôn lấp cùng với bùn thải các ngành khác. Tuy nhiên, những bãi chôn
lấp chiếm diện tích lớn, thời gian phân hủy chậm và gây ô nhiễm cho các vùng xung
quanh. Hiện nay ở Việt Nam, các bãi chôn lấp bùn thải thường là bãi chôn lấp hở,
gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.
b. Rác thải


Chôn lấp hợp vệ sinh

Rác thải từ trạm xử lý nước thải được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt, sau đó
được trung chuyển về các bãi chôn lấp rác. Nếu chôn lấp mà không được kiểm soát,
chất thải rắn cũng sẽ gây ra nhiều nguy cơ khác đối với sức khoẻ cộng đồng và đối với
môi trường. Vì công nghệ tương đối đơn giản khá linh hoạt, chôn lấp hợp vệ sinh có
nghĩa là chôn lấp chất thải rắn khó kiểm soát, được xem là phương pháp quản lý việc
thải bỏ chất thải rất phù hợp đối với các nước đang phát triển. Chôn lấp hợp vệ sinh
giúp hạn chế sự tiếp xúc của con người và môi trường với các ảnh hưởng có hại của
chất thải rắn bị đổ bỏ trên mặt đất. Thông qua chôn lấp hợp vệ sinh, chất thải được tập
trung vào một khu vực được thiết kế cẩn thận sao cho sự tiếp xúc giữa chất thải và môi
trường giảm đáng kể.


Phương pháp thiêu đốt


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

7


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức
nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến còn có ý
nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với
phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10
lần. Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền
kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi
xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác nhau sinh
khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt
nhất trong công nghệ đốt rác).
c. Chất thải nguy hại
 Xử lý bằng phương pháp đốt

Mô tả công nghệ
Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng
để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để
đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 – 6500C).
Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt
cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 –
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: TS. Đinh Thị Nga

8


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

1.2000C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được
phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn
qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình
thành các độc chất Dioxin/Furan.
Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp
đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các
thành phần khí acid như: HCl, HF, COX, SOx, NOx, bụi... sẽ được loại bỏ ra khỏi khí
thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ
được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ
cho quá trình xử lý
Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay
thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy
khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi
trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý.
Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an
toàn.
 Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

Mô tả công nghệ

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm

GVHD: TS. Đinh Thị Nga

9


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào
máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung
vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện
quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn
hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn
hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình
đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.
Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại
kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.
1.2 HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI PHÁT SINH
TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.2.1 Bùn thải
a. Thế giới
Ở Tây Âu, hàng năm có khoảng 7 triệu tấn bùn được sinh ra, bùn ở các nước Tây
Âu đa số vẫn thải bỏ ra các bãi chôn lấp, chỉ ứng dụng khoảng 10% - 70% lượng bùn
được sử dụng trong nông nghiệp để làm phân bón. Hiện trạng phương pháp xử lý bùn
tại đây là ổn định bùn, tách nước, sấy khô, đốt, phân hủy, sản xuất nhiên liệu từ bùn,
quy trình oxy hóa trong điều kiện ẩm và quy trình tuần hoàn dinh dưỡng. Ở Mỹ, ước
tính khoảng 7,6 triệu tấn bùn khô phát sinh mỗi năm, với 2/3 là sử dụng có ích. Ở
Canada phát sinh khoảng 0,4 triệu tấn khô, trong đó 43% làm nông nghiệp, 47% đem
đốt và 4% đem đi chôn lấp. Ở Nhật Bản thải 428 triệu m3 bùn lỏng hay 2147569000

kg trong lượng khô. Tỷ lệ bùn được tận dụng khoảng 66%. Hệ thống thải bỏ chủ yếu là
bãi chôn lấp chiếm 34% trong tổng số. Bùn thải ra ngoài biển chiếm rất ít 0,1%. Bùn
thải thường được đưa đến các trạm sản xuất xi măng Porland, khi đó bùn hay tro thiêu
đốt bùn được sử dụng làm vật liệu thô thay thế cho xi măng Porland. Tại Hàn Quốc,
bùn thải công nghiệp và đô thị khoảng 2,4 triệu m3/năm, tái sử dụng 9,9%, đem chôn
lấp 1,4%, thiêu đốt 11,7%, đổ ra biển 77%. Biển là nơi chính tiếp nhận bùn ở Hàn
Quốc, nơi thải cách bờ biển 200 m. Hiện nay luật kiểm soát cấm chất ô nhiễm thải hữu
cơ thải ra biển ngày 1/7/2003.
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng xử lý bùn thải có hiệu
quả như là: tại Australia, H.Mattenberger và nnk (2008) đã nghiên cứu tro bùn thải xác
định thông số ảnh hưởng đến việc loại bỏ kim loại nặng trong quá trình xử lý bằng
nhiệt hóa học. Kết quả sau khi khử độc người ta sử dụng bùn thải làm phân bón hữu cơ
giàu photphos. Tại Đức, Bodo Grob và nnk (2007) đã tận dụng năng lượng từ việc đốt
bùn để dùng cho chính trạm xử lý nước thải, hai quá trình được sử dụng đều qua 4 giai
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

10


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

đoạn : tách nước và sấy bùn, hóa khí bằng phương pháp hóa khí tầng sôi, tiếp theo là
quá trình làm sạch khí và cuối cùng là tạo ra năng lượng hữu ích qua bộ CHP
(Combined heat and Power unit). Tại Tây Ban Nha, G.Gasco và cộng sự (2006) đã
nghiên cứu thành phần của bùn thải từ cống thải sinh hoạt và các tác động trên đất và
cây ôliu, nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ kim loại trong đất càng cao thì trên cây trồng
càng lớn. Đồng thời chứng minh được rằng cây ôliu hấp thụ được kim loại.

b. Việt Nam
Tại Việt Nam, bùn thải được quy định, quản lý trong các văn bản sau:
 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải rắn (từ điều 95 đến điều 98, Mục 3, Chương IX, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014).
 Bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải
nguy hại (từ điều 90 đến điều 94, Mục 2, Chương IX, Luật Bảo vệ môi
trường 2014). Việt Nam đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
ngưỡng chất thải nguy hại QCVN 50:2013/BTNMT, được áp dụng với bùn
thải trong trường hợp xác định ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn
thải từ các hệ thống xử lý nước và hiện đang xây dựng quy chuẩn riêng quy
định ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải phát sinh từ hệ thống
xử lý nước thải, xử lý nước cấp (gọi chung là hệ thống xử lý nước), làm cơ
sở để phân loại và quản lý bùn thải.
Ngoài quy định cụ thể về bùn thải nguy hại, việc quản lý và xử lý bùn thải
nói chung trong cả nước hiện nay đang bị bỏ trống, chưa có bộ ngành nào quan tâm
đúng mức. Ngay cả các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng chưa đề
cập đến bùn thải.
1.2.2 Rác thải
a. Thế giới
Nuremberg - Đức
Việc giảm thiểu chất thải rắn tại Đức thể hiện rõ nét với việc cấm sử dụng các loại
chén đĩa bằng giấy. Tuy nhiên, điều luật này gây sự chống đối mạnh của các nhà sản
xuất. Một khía cạnh khác của chiến lược giảm thiểu rác của Nuremberg là chính sách
mua bán của thành phố này. Chính quyền địa phương đã thành lập một đội cố vấn
trung ương. Các nhà cố vấn này giúp cho việc giảm lượng rác bằng cách hướng dẫn
mua hàng ít rác, ủ phân rác gia đình và dùng các sản phẩm tái sử dụng được.
Madrid - Tây Ban Nha
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga


11


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

Madrid - Thủ đô và trung tâm địa lý của Tây Ban Nha, bao trùm một diện tích
520 km2 và có dân số là 3,2 triệu người, thải 3.600 tấn rác đô thị mỗi ngày. Rác thải
ra về hình thức không giống loại trung bình của Châu Âu với sự khác biệt rất lớn
trong thành phần chất thối rửa của rác (40% so với 20%). Tái chế: 55% - 60% vật liệu
tái chế được đưa trực tiếp về chỗ đổ rác, 5% khác được tái tạo lại dưới hình thức giấy,
bìa cứng, kim loại, các chai nhựa PET và HDPE và kiếng. Tái sinh năng lượng: Có
660 tấn rác mỗi ngày sẽ được đưa trực tiếp đến xưởng đốt. Thiết bị này gồm 3 lò đốt.
Người ta thường dùng tro lắng ở đáy thiết bị để làm chất trải nền đường. Trong khi
lượng tro bay, khoảng 4% của chất nạp liệu vào sẽ được dùng làm nguội rác đang ở
nhiệt độ cao có thể cháy, dù lượng nước rò rỉ này có giới hạn.
b. Việt Nam
Việc thu gom chất thải ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện đối với chất
thải rắn, còn đối với nước thải và khí thải thì hiện còn ít được thu gom và xử lý trước
khi thải vào môi trường tự nhiên. Hoạt động thu gom rác hàng ngày ở các đô thị mang
những nét đặc thù sau:
 Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó
được vận chuyển đến bãi chôn lấp.
 Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào
ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông. Đa số công
nhân thu gom rác là nữ lại phải làm việc một mình vào đêm khuya, nhiều
con đường không có đèn điện đường, rất không an toàn về mặt an ninh xã
hội.

 Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim
loại, nhựa, thuỷ tinh chủ yếu do những người bới rác thực hiện. Tỷ lệ thu
hồi các chất kể từ nguồn phát sinh đến bãi chôn lấp tương đối cao, tuy nhiên
các hoạt động thu gom hoàn toàn do tự phát và không có tổ chức, quản lý.

1.2.3 Chất thải nguy hại
a. Thế giới
Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn nói chung và
chất thải rắn nguy hại nói riêng tại một số nước trong khu vực và thế giới :
Hồng Kông Cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung được xây dựng từ năm 1987
đến năm 1993. Với hệ thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại, công nghệ
chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hoá/1ý đã xử lý được hầu hết lượng chất thải nguy hại
tại Hồng Kông. Tại đây người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế
chung về sự tiêu huỷ chất thải, đặc biệt là chất thải hoá học. Nhờ hệ thống nghiền nhỏ
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

12


Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải trong quy trình công nghệ của một số trạm xử lý
nước thải sinh hoạt tập trung trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

để chôn lấp, hệ thống kiểm soát việc chôn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển xử
lý và tiêu huỷ 100 chất thải, nhất là chất thải rắn nguy hại đã góp phần nâng cao chất
lượng quản lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tại Hồng Kông.
Philippin Nói chung chất thải nguy hại được đổ vào nước hay đổ vào bãi rác công
cộng. Hiện tại ở Philippin chưa có công trình xử lý chất thải nguy hại tập trung, một số
ít chất thải được xử lý tại chỗ. Hiện đang có một đề án nghiên cứu về xử lý chôn lấp

chất thải nguy hại do EU tài trợ.
Thái Lan Chất thải nguy hại tại Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý trung
tâm với công nghệ xử lý thấp, hệ thống xử lý này được vận hành từ năm 1998 và
phương thức xử lý chủ yếu là xử lý hoá/lý ổn định và chôn lấp an toàn cùng với hệ
thống phối trộn hữu cơ (cho đốt trong lò xi măng). Ngoài ra phương thức xử lý hoá/lý
kết hợp với đốt cũng được áp dụng tại Thái Lan.

b. Việt Nam
Việc thu gom chất thải công nghiệp cho đến nay vẫn chưa được tổ chức 1 cách có
hệ thống, nhất là đối với chất thải công nghiệp nguy hại. Các cơ sở công nghiệp
thường lưu giữ chất thải rắn ở cơ sở mình và hợp đồng với các công ty môi trường đô
thị vận chuyển khỏi cơ sở của họ để xử lý cùng với chất thải đô thị đến bãi chôn lấp
nếu như không có 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh nào khác có nhu cầu mua lại để tái
chế/tái sử dụng.
Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 Quy định về Quản lý chất thải nguy hại bao gồm
các vấn đề sau:
 Phân định, phân loại chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH).
 Điều kiện hành nghề quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH); thủ tục lập
hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH;
vận chuyển xuyên biên giới CTNH.

 Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi
trường (sau đây viết tắt là ĐTM) và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo
cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi
trường thẩm định, phê duyệt.

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
GVHD: TS. Đinh Thị Nga

13



×