Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện cần giuộc tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 93 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BAO BÌ
CỦA CÁC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
SAU KHI SỬ DỤNG TẠI HUYỆN
CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

SVTH: TRẦN HIẾU TRUNG
MSSV: 0150020246
GVHD: ThS. TRẦN THỊ BÍCH PHƯỢNG

LONG AN, 12/2016


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin cảm ơn trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường, các thầy
cô trong khoa Môi Trường, đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho em học tập trong những
năm qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Bích Phượng
là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, các cô chú trên địa bàn huyện Cần
Giuộc tỉnh Long An đã cung cấp cho em những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài


để hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong những năm học vừa qua tại trường
đại học Tài Nguyên và Môi Trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Giuộc, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Sinh viên

Trần Hiếu Trung

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

TÓM TẮT
Ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm hiện nay, dư lượng thuốc còn tồn tại trong
các bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bị vứt bỏ ngoài môi trường đã gây ra
những ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế,
việc quản lý các bao bì này là rất cần thiết.
Trong bài luận văn này, đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp
điều tra khảo sát thực tế và xử lý đánh giá thông tin, để có thể tìm hiểu quá trình quản
lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bị vứt bỏ ngoài đồng ruộng đối với mô
hình canh tác lúa và rau màu tại huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. Từ đó, có thể đánh
giá hiện trạng quản lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại nơi đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc quản lý các bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại

nơi đây vẫn còn nhiều bất cập. Chính quyền địa phương vẫn chưa có hình thức quản lý
chặt chẽ, còn đối với người dân thì chủ yếu thu gom lại và đốt, ngoài ra vẫn còn một
số khác vứt bỏ tại đồng ruộng, ao mương với kết quả nghiên cứu nhận thấy tốc độ phát
sinh khối lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các đồng ruộng lúa và rau màu là
14,66 g/ha/tháng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần
nâng cao việc quản lý tại địa phương. Trong tương lai, nếu có cơ hội, hướng nghiên
cứu tiếp theo của đề tài cần nghiên cứu khảo sát thêm trên toàn khu vực và mở rộng
đối với nhiều loại mô hình canh tác để có kết quả chính xác hơn.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

ABSTRACT

Environmental pollution by using pesticides in agricultural production is
considering today, pesticides residues remain in the pesticides packaging after use are
caused serious environmental pollution that affected humans health. Therefore, the
management of the pesticides packaging is necessary.
In this essay, I have used two main methods are practical survey and evaluation
of information processing, with the aim to learn the process of managing the pesticides
packaging after use for crop model paddy and vegetables in Can Giuoc district Long
An province. So we can assess the status of the packaging management of pesticides in
there.
The study results showed that the management of the pesticides packaging is still
inadequacies. The local government has not managed closely, local people still

collected and burned pesticides packaging, therewith still some people throw it on the
field, ponds and ditches. Research results show that packaging mass of pesticides in
the paddy field and vegetables was 14.66 g/ha/months. Besides, this essay launched a
number of measures to contribute to improving the management of local. In the future,
the next research direction of topic survey research needs further throughout the region
and expand for many types of cultivation models to get more accurate results.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Xác nhận của GVHD

Trần Thị Bích Phượng

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

năm 2016


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh, ngày

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

tháng

năm 2016


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................2
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...............................................................................2
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI .....................................................................4
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................5
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ..........................5
1.1.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật ................................................................5
1.1.2 Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật......................................................................5
1.1.3 Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật ..............................................................10
1.1.4 Tác động của một số nhóm thuốc phổ biến ...................................................10
1.1.5 Một số kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .............................................11
1.2 VAI TRÒ CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP.........................................................................................................12
1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ......................................................12
1.3.1 Trên thế giới ...................................................................................................12
1.3.2 Ở Việt Nam ....................................................................................................14
1.4 TÁC HẠI CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
....................................................................................................................................17

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng


i


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

1.4.1 Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường và con người .......18
1.4.2 Tình trạng vỏ thuốc BVTV thải ra môi trường sau khi được người dân sử
dụng ở Việt Nam .....................................................................................................21
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................22
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................22
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CẦN GIUỘC,
TỈNH LONG AN .......................................................................................................22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên..........................................................................................22
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội ............................................................26
2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN CẦN GIUỘC.................................31
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦN
GIUỘC .......................................................................................................................31
2.3.1 Sản xuất lúa ....................................................................................................31
2.3.2 Sản xuất rau màu ...........................................................................................32
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................33
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ
HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN GIUỘC................................33
3.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI HUYỆN CẦN
GIUỘC .......................................................................................................................33
3.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI
HUYỆN CẦN GIUỘC ...............................................................................................35
3.2.1 Hiện trạng thải bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ............................................35
3.2.2 Hiện trạng thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Cần

Giuộc .......................................................................................................................43
3.2.3 Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì thuốc BVTV tại huyện Cần Giuộc ........47
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT SAU SỬ DỤNG TẠI HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN ...................49
3.3.1 Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân .....................49
3.3.2 Các giải pháp thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật ..
........................................................................................................................51

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

ii


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................53
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................53
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
PHỤ LỤC ......................................................................................................................56

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

iii



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

HTX:

Hợp tác xã

NN & PTNT:

Nông Ngiệp và Phát Triển Nông Thôn

TN & MT:

Tài Nguyên và Môi Trường

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM:


Thành phố Hồ Chí Minh

TT–BNNPTNT:

Thông tư – Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

UBND:

Ủy ban nhân dân

USD:

Đơn vị tiền tệ Mỹ

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

iv


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại ...........................................................6
Bảng 1.2 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ......................................................6
Bảng 1.3 Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ độc
cần ghi trên nhãn..............................................................................................................7

Bảng 1.4 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập ..........................................................9
Bảng 2.1 Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
huyện Cần Giuộc ...........................................................................................................26
Bảng 2.2 Số lượng các cơ sở thương mại – dịch vụ – vận tải trên địa bàn huyện Cần
Giuộc .............................................................................................................................27
Bảng 2.3 Cơ cấu sử dụng đất tại huyện Cần Giuộc năm 2015 ......................................27
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .......................................................33
Bảng 3.2 Danh mục các loại thuốc sử dụng trong sản xuất lúa tại khu vực nghiên cứu
.......................................................................................................................................34
Bảng 3.3 Danh mục các loại thuốc sử dụng trong sản xuất rau màu tại khu vực nghiên
cứu .................................................................................................................................35
Bảng 3.4 Kết quả điều tra việc thu gom bao bì thuốc BVTV .......................................36
Bảng 3.5 Kết quả thống kê số lượng bao bì thuốc BVTV tại khu vực canh tác lúa và
rau màu ..........................................................................................................................38
Bảng 3.6 Tải lượng phát sinh bao bì thuốc BVTV thải bỏ tại khu vực canh tác lúa và
rau màu ..........................................................................................................................39
Bảng 3.7 Kết quả thống kê tốc độ phát sinh số lượng bao bì thuốc BVTV tại khu vực
canh tác lúa ....................................................................................................................40
Bảng 3.8 Tải lượng bao bì thuốc BVTV thải bỏ tại khu vực canh tác lúa ....................40
Bảng 3.9 Kết quả thống kê tốc độ phát sinh số lượng bao bì thuốc BVTV tại khu vực
canh tác rau màu ............................................................................................................41
Bảng 3.10 Tải lượng bao bì thuốc BVTV thải bỏ tại đồng ruộng sản xuất rau màu ....42
Bảng 3.11 Thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất BVTV bừa bãi 42
Bảng 3.12 Nhận thức của người dân đối với việc thay đổi cách xử lý thường được áp
dụng tại địa phương đối với bao bì thuốc BVTV sau sử dụng ......................................48

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

v



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường. .....................................18
Hình 1.2 Tình trạng vứt bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi. ................18
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cần Giuộc. ............................................................23
Hình 3.1 Kết quả điều tra việc thu gom bao bì thuốc BVTV. .......................................37
Hình 3.2 Vị trí các vùng lấy mẫu trong quá trình khảo sát tại huyện Cần Giuộc. ........38
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện thái độ của người dân đối với hành vi vứt bao bì hóa chất
BVTV bừa bãi. ..............................................................................................................43
Hình 3.4 Bản đồ vị trí 3 bể thu gom bao bì thuốc BVTV tại xã Mỹ Lộc......................44
Hình 3.5 Sơ đồ mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc ngoài đồng ruộng. ..........................44
Hình 3.6 Bể thu gom tập trung bao bì thuốc BVTV tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc.
.......................................................................................................................................45
Hình 3.7 Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được vứt trôi nổi trong ao...........................46
Hình 3.8 Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng sẽ được thu gom lại và đốt
của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Sơn. ..........................................................................47
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện nhận thức của người dân đối với việc thay đổi cách xử lý
thường được áp dụng tại địa phương đối với bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. ..........48
Hình 3.10 Bản đồ vị trí các bể thu gom bao bì thuốc BVTV được đề xuất tại các xã
trên địa bàn huyện Cần Giuộc. ......................................................................................52

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

vi



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành trồng trọt
với trên chín triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là
đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là những vùng có diện tích
trồng lúa và hoa màu lớn tại Việt Nam bên cạnh những vùng có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp vừa và nhỏ khác trên toàn quốc.
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu long, có lợi thế về tài nguyên đất
đai, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, có hệ thống sông ngòi, kênh mương rộng khắp, dẫn
nước ngọt đi sâu vào nội đồng các huyện, thị xã, thành phố, phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh với thế mạnh là cây lúa,
thì huyện Cần Giuộc nằm về phía đông của tỉnh Long An lại có thế mạnh về sản xuất,
phát triển các loại rau màu mùa vụ xen canh cây lúa.
Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước, để đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất là thâm canh để tăng sản lượng
cây trồng.
Những năm gần đây, thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta và
tỉnh nhà phát triển. Có thể nói, ngày nay khó có nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa
với quy mô lớn nào mà không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, việc lạm
dụng thuốc bảo vệ thực vật và xử lý các loại bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật
không đúng kỹ thuật cũng gây ra nhiều hệ lụy về mặt môi trường.
Vấn đề chai lọ, bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng – một loại rác thải nguy hại –

đang gây ra nhiều vấn đề về mặt môi trường ở nông thôn nước ta nói chung cũng như
ở huyện Cần Giuộc tỉnh Long An nói riêng. Việc thu gom, xử lý chai lọ, bao bì thuốc
BVTV đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc tìm hiểu hiện trạng quản lý bao bì
thuốc BVTV để từ đó xem xét đến các giải pháp nhằm xử lý trước lúc chúng gây ra
những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Xuất phát từ những thực trạng trên,
nên đề tài “Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hóa chất bảo vệ thực sau khi sử
dụng tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An” đã được em lựa chọn để làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

1


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu hiện trạng quản lý bao bì của các hóa chất BVTV sau khi sử dụng tại
huyện Cần Giuộc.
Đề xuất giải pháp quản lý bao bì của các hóa chất BVTV sau khi sử dụng phù
hợp với thực tế tại đại phương.

3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Thu thập dữ liệu về hiện trạng sử dụng hóa chất BVTV tại huyện Cần Giuộc.
Điều tra các loại hóa chất BVTV sử dụng chủ yếu tại địa bàn, khối lượng, số
lượng bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng tại huyện Cần Giuộc.
Khảo sát hiện trạng quản lý vỏ bao bì của các hóa chất BVTV đã qua sử dụng tại

huyện Cần Giuộc.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a. Phương pháp thu thập tài liệu
a1. Mục đích
Thu thập thông tin từ các tài liệu, các nguồn thông tin đáng tin cậy về tình hình
phát triển kinh tế – xã hội của huyện Cần Giuộc, thu thập thông tin hiện trạng sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giuộc.
Thu thập các thông tin về hiện trạng quản lý, xử lý vỏ bao bì hóa chất BVTV ở
Việt Nam và tại tỉnh Long An.
a2. Cách thức thực hiện
Tìm hiểu các tài liệu cơ bản liên quan đến hoạt động thu gom, xử lý vỏ bao bì
hóa chất BVTV.
Thu thập thông tin từ các đề tài, báo cáo khoa học liên quan đến luận văn.
Thu thập các tài liệu, báo cáo tại phòng TN & MT, Phòng NN & PTNT huyện
Cần Giuộc liên quan đến lưu trữ, xử lý vỏ bao bì hóa chất BVTV tại đại bàn huyện.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

2


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

b. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
b1. Mục đích
Thu thập thông tin qua khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu tại các hộ dân sử

dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất nông nghiệp trong huyện Cần Giuộc.
b2. Cách thức thực hiện
Tiến hành lập phiếu khảo sát với các câu hỏi về vấn đề sử dụng và xử lý vỏ bao
bì hóa chất BVTV, sau đó đi phỏng vấn 100 nông hộ (50 hộ canh tác lúa, 50 hộ canh
tác rau màu) tại các xã Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lâm, Thuận Thành, Long An,
Long Phụng, Đông Thạnh. Nội dung điều tra, phỏng vấn nông dân tập trung vào hai
vấn đề:
Thứ nhất: tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân, nội dung này tập trung
vào tìm hiểu các thương phẩm thuốc BVTV được dùng phổ biến, cách thức sử dụng
thuốc BVTV của người dân (về liều lượng, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử
dụng) và cách thức tiếp cận với những thông tin về thuốc BVTV của người dân.
Thứ hai: đánh giá của người dân về tác động của thuốc BVTV đối với môi
trường và sức khỏe cộng đồng dựa trên tìm hiểu những vấn đề môi trường được quan
tâm tại địa phương và xác định mối liên hệ giữa những vấn đề đó với việc sử dụng
thuốc BVTV.
Thứ ba: đến các khu vực canh tác nông nghiệp (trồng lúa và rau màu), khoanh
vùng diện tích, thu nhặt mẫu vỏ hóa chất bảo vệ thực vật ngay trên đồng ruộng rồi tiến
hành phân loại, cân, đếm vỏ bao bì để xác định khối lượng vỏ bao bì thuốc BVTV thải
bỏ ngay tại đồng ruộng sau khi sử dụng của bà con nông dân.
c. Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá thông tin
c1. Mục đích
Được sử dụng trong xử lý (thống kê, so sánh) các dữ liệu, số liệu thu được từ
các phương pháp trước nhằm đưa ra các đánh giá tổng quát về đối tượng nghiên cứu.
c2. Cách thức thực hiện
Sử dụng phần mềm Microsoft excel để vẽ biểu đồ, thực hiện các thuật toán phục
vụ đề tài.
Thống kê các số liệu thu thập, vẽ biểu đồ phân tích hiện trạng xử lý vỏ bao bì hóa
chất BVTV tại địa bàn nghiên cứu.

SVTH: Trần Hiếu Trung

GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

3


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đối tượng: hiện trạng quản lý bao bì của các hóa chất BVTV sau khi sử dụng.
Phạm vi: trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chủ yếu tại các xã Đông
Thạnh, Long Phụng, Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

4


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1.1 Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
Theo Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 thì thuốc BVTV được định
nghĩa là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng

ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật;
điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn,
hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Việc phân loại các hóa chất BVTV rất đa dạng, với nhiều cách phân loại khác
nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả về
số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức tiêu thụ
thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không nhỏ được
nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát được. Theo
thông tư 36/2011/TT–BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì
danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 1.201 hoạt chất với 3.107 tên
thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16 hoạt chất với 29 tên
thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt chất khác nhau.
1.1.2 Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật
a. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo
lường được biểu thị dưới dạng LD50 (lethal dose 50) và tính bằng µg/g hay mg/kg
trọng lượng của cơ thể sinh vật đó. Được chia với các mức độ độc như bảng 1.1.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

5


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

Bảng 1.1 Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại

Trị số LD50 của thuốc (mg/kg)
Độ độc

Rất độc
Độc
Độc trung
bình
Ít độc

Dạng lỏng

Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

≤ 20

≤ 40

≤5

≤ 10

20–200


40–400

5–50

10–100

200–2000

400–4000

50–500

100–1000

> 2000

> 4000

> 500

> 1000

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
Bảng 1.2 Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc
LD
Nguy hiểm (I)

Báo động (II)


Cảnh báo (III)

Cảnh báo (IV)

LD50 qua
miệng
(mg/kg)

< 50

50–500

500–5000

> 5000

LD50 qua da
(mg/kg)

< 200

200–2000

2000–20000

> 20000

LC50 qua hô
hấp (mg/l)


<2

0,2–2

2–20

> 20

Phản ứng
niêm mạc
mắt

Phản ứng da

Gây hại niêm
Đục màng, sừng
mạc, đục
mắt và gây ngứa Gây ngứa niêm Không gây ngứa
màng, sừng
niêm mạc 7
mạc
niêm mạc
mắt kéo dài > 7
ngày
ngày
Mẩn ngứa da
kéo dài

Mẩn ngứa 72

giờ

Mẩn ngứa nhẹ
72 giờ

Phản ứng nhẹ
72 giờ

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

6


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

Bảng 1.3 Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ
độc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm
độc

Chữ
đen

Hình tượng

(đen)

Vạch
màu

Qua miệng

Qua da

Thể rắn

Thể
lỏng

Thể
rắn

Thể
lỏng

Nhóm
độc I

Rất
độc

Đầu lâu xương
chéo trong hình
thoi vuông trắng


Đỏ

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

Nhóm
độc II

Độc
cao

Chữ thập chéo
trong hình thoi
vuông trắng

vàng

> 50–
500

> 200–
2000

> 100–
1000


> 400–
4000

Đường
chéo
Nguy không liền nét
hiểm trong hình thoi
vuông trắng

Xanh
nước
biển

500–
2000

> 2000–
3000

> 1000

> 4000

Xanh lá
cây

> 2000

> 3000


> 1000

> 4000

Nhóm
độc
III

Cẩn
thận

Không
tượng

biểu

(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)
b. Phân loại dựa vào đối tượng phòng chống
Thuốc trừ sâu: gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi
hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường (AAPCO). Chúng
được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến cây trồng, cây rừng,
nông lâm sản, gia súc và con người.
Trong thuốc trừ sâu, dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng,
người ta còn chia ra: thuốc trừ trứng (Ovicide), thuốc trừ sâu non (Larvicide).
Thuốc trừ bệnh: thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô
cơ và hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật),
có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông

SVTH: Trần Hiếu Trung

GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

7


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và
xử lý đất.
Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài vi sinh vật gây hại
tấn công tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị những bệnh do
những yếu tố phi sinh vật gây ra (thời tiết, đất úng, hạn...).
Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm (Fungicides) và trừ vi khuẩn
(Bactericides). Thường thuốc trừ vi khuẩn có khả năng trừ được cả nấm; còn thuốc trừ
nấm thường ít có khả năng trừ vi khuẩn.
Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng
cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến
trúc, sân bay, đường sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu trên ruộng, kênh mương.
đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi dùng các thuốc trong
nhóm này cần đặc biệt thận trọng.
Thuốc trừ nhện: những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các
loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện thông dụng hiện nay
đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là những thuốc đặc hiệu có tác
dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng có ích và thiên địch.
Nhiều loại trong chúng còn có tác dụng trừ trứng và nhện mới nở; một số khác còn
diệt nhện trưởng thành. Nhiều loại thuốc trừ nhện có thời gian hữu hiệu dài, ít độc với
động vật máu nóng. Một số thuốc trừ nhện nhưng cũng có tác dụng diệt sâu. Một số
thuốc trừ sâu, trừ nấm cũng có tác dụng trừ nhện.

Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước
tiên trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học
có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột
gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài gặm nhấm. Chúng tác động đến
chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi (ở nơi kín đáo).
c. Phân loại dựa vào nguồn gốc hoá học
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay các
sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên địch
gồm: nhóm bắt mồi, ăn thịt như Nhện, Bọ cánh cứng, Bọ xít, các loài côn trùng có ích
khác; nhóm ký sinh như Ong ký sinh, VSV ký sinh), các sản phẩm có nguồn gốc sinh
vật (như các loài kháng sinh...) có khả năng tiêu diệt dịch hại.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

8


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

Thuốc có nguồn gốc vô cơ: bao gồm các hợp chất vô cơ (như dung dịchboocđô,
lưu huỳnh và lưu huỳnh vôi....) có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng tiêu
diệt dịch hại (như các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat...).
Gần đây, do nhiều dịch hại đã hình thành tính chống nhiều loại thuốc có cùng
một cơ chế, nên người ta đã phân loại theo cơ chế tác động của các loại thuốc (như

thuốc kìm hãm men cholinesterase, GABA, kìm hãm hô hấp...) hay theo phương thức
tác động (thuốc điều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất xua
đuổi hay chất gây ngán).
Phân chia theo các dạng thuốc (thuốc bột, thuốc nước...) hay phương pháp sử
dụng (thuốc dùng để phun lên cây, thuốc xử lý giống...).
Ngoài cách phân loại chủ yếu trên, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta
còn phân loại thuốc BVTV theo nhiều cách khác nữa.
Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối, vì một loại thuốc
có thể trừ được nhiều loại dịch hại khác nhau, có khả năng xâm nhập vào cơ thể dịch
hại theo nhiều con đường khác nhau, có cùng lúc nhiều cơ chế tác động khác nhau;
trong thành phần của thuốc có các nhóm hay nguyên tố gây độc khác nhau... nên các
thuốc có thể cùng lúc xếp vào nhiều nhóm khác nhau.
d. Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
Tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp.
Bảng 1.4 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
Loại chất
độc

Con đường xâm nhập

Tiếp xúc

Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy thần kinh
của dịch hại như Bassa, Mipxin…

Vị độc

Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua đường
tiêu hóa của dịch hại.


Xông hơi

Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không khí bao
quanh và gây độc đối với cơ thể dịch hại thông qua bộ máy hô hấp.

Nội hấp

Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ, cành… rồi được
vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn nhựa của cây, tồn tại trong đó

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

9


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

Loại chất
độc

Con đường xâm nhập
một thời gian và gây chết cơ thể sinh vật.

Thấm sâu

Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ yếu theo
chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống ẩn nấp trong tế bào

thực vật.
(Nguồn: Nguyễn Trần Oánh, 2007)

1.1.3 Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật
Độc với cơ thể sinh vật: tác động đến hệ thần kinh làm sinh vật bị tê liệt và dẫn
đến tử vong.
Tồn dư lâu dài trong đất, nước qua chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể người gây
rối loạn và phát triển thành bệnh như ung thư, viêm loét ngoài da.
1.1.4 Tác động của một số nhóm thuốc phổ biến
Thuốc trừ sâu:
+ Tiếp xúc: thuốc tác động qua da.
+ Vị độc: thuốc tác động qua miệng.
+ Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp.
+ Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống
mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi chết.
+ Thấm sâu: thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn dưới những
phần phun thuốc.
Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với côn trùng.
Thuốc trừ bệnh:
+ Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm
nhiễm tiếp tục của nấm bệnh.
+ Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt ổ
nấm bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc.
Thuốc trừ cỏ dại:
+ Tiếp xúc: thuốc hủy diệt các mô cây cỏ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

10



Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

+ Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc được cây cỏ hấp thu và di trong mạch nhựa, chuyển
đến các bộ phận khác làm thay đổi trạng thái sinh học của cỏ hoặc giết chết cây cỏ.
+ Chọn lọc: diệt cỏ dại nhưng không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng.
+ Không chọn lọc: diệt tất cả các loài cỏ kể cả cây trồng.
+ Tiền nảy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay
ngay khi cỏ đang nảy mầm. Điều kiện thành công của biện pháp này là đất phải bằng
phẳng, đủ độ ẩm. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm.
+ Hậu nảy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cây cỏ đang mọc và đã mọc (được hai lá trở
lại).
+ Hậu này mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc. Thuốc
xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ.
1.1.5 Một số kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng theo đúng bốn nguyên tắc:
+ Đúng thuốc: căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản
cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác
nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
+ Đúng lúc: dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn
cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch.
Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
+ Đúng liều lượng, nồng độ: đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng
liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích.
Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với
cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
+ Đúng cách: tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng

như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm
hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc
nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dễ gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi
trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu
giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.
Một số hỗn hợp thuốc có thể pha trộn:
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại. Tuy
nhiên cần lưu ý các điểm sau: chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong
nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ
SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

11


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An

về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác
cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
+ Mở rộng phổ tác dụng.
+ Sử dụng sự tương tác có lợi.
+ Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
+ Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
+ Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên khi hỗn hợp cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì có
những hoạt chất không thể hỗn hợp với nhau. Không phối hợp thuốc có tính acid với
tính kiềm. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu

của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất:
Propanil và Butachlor, Tilt super 300 ND được hỗn hợp từ hai hoạt chất Propiconazole
và Difennoconazole, Sumibass 75 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất Fenitrothion và
Fenoburcarb.

1.2 VAI TRÒ CỦA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số, cùng với xu
hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách
duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng.
Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất
cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại
do dịch hại gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp
phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là quan trọng.

1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Trên thế giới
a. Lịch sử phát triển
Quá trình phát triển của biện pháp hoá học BVTV trên thế giới có thể chia thành
một số giai đoạn:

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

12


Luận văn tốt nghiệp
Đánh giá hiện trạng quản lý bao bì của các hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại huyện Cần

Giuộc, tỉnh Long An

Giai đoạn một (Trước thế kỷ 20):
Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống cây trồng có năng suất thấp, tác hại của
dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây, người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống
sẵn có. Sự phát triển nông nghiệp trông chờ vào sự may rủi.
Giai đoạn hai (Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960):
+ Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hoá
học trong sản xuất nông nghiệp. Ceresan – thuốc trừ nấm thuỷ ngân hữu cơ đầu tiên
(1913); các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác.
+ Thuốc trừ cỏ còn xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ thế kỷ 20).
Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (năm 1939) đã mở ra cuộc cách mạng
của biện pháp hoá học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó: clo hữu cơ
(những năm 1940–1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945–1950). Lúc
này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hoá học.
Biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng, nhờ
thuốc hoá học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn.
+ Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con
người, môi sinh và môi trường ñược phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh
ra đời.
Giai đoạn ba (những năm 1960–1980):
+ Việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi
trường dẫn đến tình trạng, nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc
gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hoá học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không
dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng, cần loại bỏ không dùng
thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều
ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ
sâu nhóm perethroid tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học
hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên
tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà

còn tăng lên không ngừng.
Giai đoạn bốn (từ những năm 1980 đến nay):
+ Vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc
BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch
hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hoá học đã được thừa

SVTH: Trần Hiếu Trung
GVHD: ThS. Trần Thị Bích Phượng

13


×