Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong luật bảo vệ môi trường việt nam và đạo luật không khí sạch hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 138 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ ĐẠO LUẬT
KHÔNG KHÍ SẠCH HOA KỲ

SVTH: TRẦN PHƯƠNG LINH
MSSV: 0150020067
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN ĐINH TUẤN

TP.HCM, 12/2016


Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

LỜI CÁM ƠN
Đối với các sinh viên năm cuối ở các trường đại học, sau khi đã hoàn thành các bộ
môn đại cương, chuyên ngành cũng như thực tập thì sẽ có khoảng thời gian thực hiện
khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận giúp cho sinh viên áp dụng những lý thuyết đã được
học ở trường trong các năm học vừa qua. Trong suốt thời gian dài thực hiện khóa luận
tốt nghiệp, cùng với những khó khăn và cố gắng là sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía. Vì
vậy, em xin lòng biết ơn đến:
Xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Tài nguyên và Môi trường


TPHCM đã tổ chức cho sinh viên chúng em thực hiện khóa luận này.
Em xin cảm ơn đến các thầy cô thuộc Khoa Môi trường, thuộc trường Đại học Tài
nguyên và môi trường TPHCM đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt và trang bị cho em hành
trang kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Đinh Tuấn đã giúp đỡ, định hướng cho em trong suốt thời gian dài thực hiện
khóa luận. Thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên em vượt qua những khó khăn để
hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng em xin cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua.
Tuy trong quá trình học tập em đã được cung cấp đầy đủ các kiến thức, nhưng kinh
nghiệm thực tế và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong có được những ý kiến đóng góp từ thầy cô giúp cho luận văn hoàn thiện hơn
nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày 19 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Phương Linh

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 





Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề nan giải mà các quốc gia trên
thế giới phải đối mặt, kể cả Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trước các vấn đề gây suy
giảm chất lượng môi trường không khí, Đạo luật không khí sạch Việt Nam được ban
hành sẽ giúp cải thiện chất lượng môi trường không khí hiện nay, trở thành nguồn
không khí sạch đối với tất cả mọi người.
Luận văn “So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật môi
trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch Hoa Kỳ” đã thu thập các thông tin, dữ
liệu về hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên thế giới và Việt Nam, quan
điểm quản lý chất lượng không khí tại các nước phát triển trên thế giới. Các nội dung
trong pháp luật bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam và Đạo luật không khí
sạch Hoa Kỳ được trình bày cụ thể và trích dẫn rõ ràng. Trên cơ sở đó, luận văn thực
hiện so sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật môi trường Việt Nam
và Đạo luật không khí sạch Hoa Kỳ. So sánh luật chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau
cơ bản trong hình thức, nội dung, bên cạnh đó, tìm ra các điểm chưa đầy đủ trong nội
dung luật về bảo vệ môi trường không khí tại Luật môi trường Việt Nam 2014. Đồng
thời, luận văn còn đưa ra các đánh giá mức độ phù hợp của Đạo luật không khí sạch
Hoa Kỳ và nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật môi trường Việt Nam khi
áp dụng quản lý môi trường trong thực tế. Qua các kết quả thu được sau khi so sánh,
luận văn đã định hướng mục tiêu trong pháp luật quản lý môi trường không khí và đề
xuất nội dung hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí. Nội dung đề xuất
phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam trong tương lai và góp phần nâng cao
chất lượng sống cho người dân.

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  

 

 




Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

ABSTRACT
At now, air pollution is the most important problem facing to the world and
Vietnam isn’t an exception area.. From this status, an issue of environmental
degradation of air, the Clean Air Act of Vietnam will be promulgated to improve the
environmental air quality today. This helps to bring a fresh air for everyone in Viet
Nam
Thesis about “Compare the contents of environmental protection air in
environment law of Viet Nam and the Clean Air Act of US” was collected
information, data on the status of environment air quality in the world as well as
Vietnam and overview of the process of air quality management of the devoloping
countries in the world. The content of the environmental air protection of Vietnam
regulations and the Clean air act of United States were showed and quoted clearly. On
this basis, the thesis compared between the contents of environmental protection air in
environment law of Viet Nam and the Clean air act of United States. Comparative law
specifies similarities and major differences in forms and contents, besides, finding
points incomplete in the contents of environmental protection air in environment law
of Viet Nam 2014. At the same time, the thesis showed the appropriate assessment of
the Clean Air Act of the United States and the content of environmental air protection
in the environmental law of Viet Nam 2014, applied to the environmental management

in practice. From the results obtained after comparison, the thesis oriented goals in the
environmental management legislation and complete the content of environmental
protection air in laws. The contents were proposed suitably for the development of
Viet Nam in the future and inproved the quality of life for everyone.

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TPHCM, ngày tháng năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
TPHCM, ngày

tháng

năm 2016

Giảng viên phản biện

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Khóa luận tốt nghiệp

So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii 
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iv 
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................v 
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1 
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................2 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................2 
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...............................................................................2 
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 
6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU ..................4 
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ .................................................................................................................................5 
1.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ............5 
1.2. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN NAY ..............................8 
1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ....11 
1.4. QUAN ĐIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC NƯỚC ......12 
1.4.1. Nhật Bản .......................................................................................................12 
1.4.2. Singapore ......................................................................................................15 
1.4.3. Anh................................................................................................................19 
1.3.4. Hàn Quốc ......................................................................................................22 
CHƯƠNG 2-SO SÁNH NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ ĐẠO LUẬT KHÔNG
KHÍ SẠCH HOA KỲ ..................................................................................................29 
2.1. GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM
VÀ HOA KỲ..............................................................................................................29 
2.1.1. Hình thức luật ...............................................................................................29 

2.1.2. Phạm vi áp dụng của luật pháp .....................................................................33 
2.2. SO SÁNH NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRONG
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Ở HAI NƯỚC ..............................................................33 
2.2.1. Quy định về chất lượng không khí và kiểm soát phát thải ...........................33 
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

2.2.2. Quy chuẩn phát thải đối với nguồn di động .................................................55 
2.2.3. Quy định phát thải từ những nguồn khác .....................................................69 
2.2.4. Bảo vệ ozon ở tầng bình lưu .........................................................................75 
2.2.5. Các quy định khác tại Hoa Kỳ ......................................................................84 
2.2.6. So sánh khái quát nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ
môi trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ .............................98 
2.3. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG ĐẠO LUẬT KHÔNG KHÍ SẠCH
TẠI HOA KỲ .............................................................................................................99 
CHƯƠNG 3-ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM................................................................................106 
3.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM ...................106 
3.2. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ ...........................................................................................................................110 

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí tại Luật bảo vệ môi
trường Việt Nam. ..................................................................................................110 
3.2.2. Xây dựng Đạo luật không khí sạch Việt Nam ............................................112 
3.3. PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THỰC THI HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.................................................................................123 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................124 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................126 
 

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

ii 


Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CAA

Clean air act (Đạo luật không khí sạch Hoa Kỳ)

CLKK

Chất lượng không khí


EPA

Environmental protection agency (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ)

NAAQS

National ambient air quality standards (Quy chuẩn chất lượng không khí
xung quanh quốc gia)

ONKK

Ô nhiễm không khí

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SIP

State implementation plan (Kế hoạch thi hành tiểu bang)

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

iii 



Khóa luận tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các chất xác định chỉ số gây suy giảm tầng ozon phù hợp với
nghị định thư Montreal .................................................................................................. 75
Bảng 2.2. Lịch trình từng bước xóa bỏ các chất loại I .................................................. 77
Bảng 2.3. Lịch trình từng bước xóa bỏ các chất loại II ................................................. 79
Bảng 2.4. Phân loại và thời hạn đạt chuẩn cho khu vực không đạt về ozon ................. 87
Bảng 2.5. Phân loại cho khu vực không đạt CO ........................................................... 89
Bảng 2.6. Số lượng trợ cấp bán tại 1500USD/tấn ......................................................... 95
Bảng 2.7. So sánh khái quát nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ
môi trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch Hoa Kỳ .......................................... 97
Bảng 2.8. Thống kê số trường hợp suy giảm sức khỏe được ngăn ngừa bởi CAA và
năm 2010 và dự đoán năm 2020.................................................................................. 101
Bảng 3.1. So sánh giới hạn nồng độ các chất ONKK trong QCVN 05:2013/BTNMT và
WHO ............................................................................................................................ 113

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

iv 


Khóa luận tốt nghiệp

So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ..................................................... 15
Hình 1.2. Phương tiện đề xuất sử dụng Sulphur-Free Diesel tại Singapore ....... 16
Hình 1.3. So sánh phát thải CO2 tại Anh so với các mục tiêu đến năm 2050..... 22
Hình 1.4. Biểu đồ định hướng tỉ lệ giảm phát thải khí nhà kính các ngành tại
Hàn Quốc ............................................................................................................. 25
Hình 2.1. Chương trình khuyến khích sử dụng nhiên liệu mới tại Hoa Kỳ ........ 60
Hình 2.2. Vị trí tầng ozon trong khí quyển trái đất ............................................. 75
Hình 2.3. Thống kê các tiểu bang có các vùng không đạt quy chuẩn NAAQS cho
các chất ô nhiễm .................................................................................................. 85
Hình 2.4. Chu trình đơn giản hình thành mưa axit ............................................. 92
Hình 3.1. Tỉ lệ phát thải của các chất gây ô nhiễm từ các phương tiện giao thông
toàn quốc năm 2011. ......................................................................................... 106
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ TSP trung bình năm trong không khí xung quanh
tại một số tuyến đường giao thông .................................................................... 108
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến nồng độ NO2 trung bình năm một số khu dân cư
giai đoạn 2011 – 2015 ....................................................................................... 108
Hình 3.4. Phát thải khí nhà kính cho năm 2000 ở 3 lĩnh vực chính và dự tính
phát thải cho các năm 2010, 2020 và 2030. ...................................................... 109

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 





Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động của con người đang dần biến cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng bên
cạnh đó lại làm môi trường mất dần bản chất ban đầu của nó. Môi trường có tầm quan
trọng đặc biệt đối với đời sống của con người cũng như sinh vật và sự phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội. Nhưng với sự phát triển nâng cao chất lượng sống hiện nay, con
người đang dần quên mất bản chất sống cơ bản nguyên thủy ban đầu, đó là tồn tại
cùng môi trường. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là mũi nhọn quan trọng
đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, song xu hướng đó đã đi vào quên lãng, thay
thế nó là xu hướng phát triển bền vững thể hiện rõ trong quan hệ cộng sinh giữa môi
trường và phát triển cả về công nghiệp lẫn chất lượng cuộc sống. Các vấn đề môi
trường phát sinh ngày càng nhiều: ô nhiễm môi trường nước, đất, thiếu nước sạch,
ONKK… đặc biệt hệ lụy từ vấn đề ONKK đang tác động trực tiếp lẫn gián tiếp lên sức
khỏe, chất lượng cuộc sống con người và ngày càng nhiều vấn đề liên quan phát sinh.
Trước những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các quốc gia trong bảo vệ môi trường
nói chung và môi trường không khí nói riêng cần có sự kết hợp giữa nhiều biện pháp
như: chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ, giáo dục và pháp lý. Tuy nhiên, các biện
pháp được thực hiện phải dưới sự giám sát, điều phối của pháp luật. Sở dĩ pháp luật có
nhiệm vụ này là do nó có tính đặc thù riêng, có ý nghĩa to lớn trong điều chỉnh hành vi
tác động đến môi trường thông qua những quy tắc xử sự chung được quy định nhằm
điều chỉnh hành vi con người bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Vì vậy,
Việt Nam cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ nhằm hạn chế và giải quyết
các vấn đề ô nhiễm do nhiều hoạt động gây ra, đặc biệt là đối với môi trường không
khí. Nhưng pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam chưa được quan

tâm nhiều, chỉ có thể tìm thấy một số quy phạm pháp luật trong các văn bản liên quan.
Bên cạnh đó, hiện tại Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật riêng để bảo vệ môi
trường không khí sạch hơn. Điều đó cho thấy, trước tình hình ONKK hiện nay tại
nước ta, nhất là ở các đô thị, hiện trạng văn bản pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường không khí hiện nay. Trong
khi tại các nước trên thế giới như Anh, Hoa Kỳ, Singapo, Nga, Nhật Bản, Hàn
Quốc…đều có văn bản luật không khí sạch riêng nhằm bảo vệ môi trường không khí
tại nước mình. Điển hình và đây đủ nhất trong các văn bản pháp quy bảo vệ môi
trường không khí tại các nước là Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ, trãi qua nhiều
giai đoạn sửa đổi, CAA năm 1990 được Hoa Kỳ sử dụng đến tận ngày nay và nội dung
các điều khoản thay đổi tùy thuộc vào xu thế biến đổi không khí, phát triển kinh tế đất
nước.
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

Vì vậy, đề tài “So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo
vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch Hoa Kỳ” được thực hiện tạo
tiền đề cho việc ban hành văn bản pháp luật riêng về môi trường không khí tại Việt
Nam thông qua các so sánh, phân tích cụ thể và đề xuất hoàn thiện pháp luật trong
tương lai.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là so sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí ở
Việt Nam và CAA Hoa Kỳ nhằm đưa ra những thiếu sót trong nội dung pháp luật hiện
hành tại Việt Nam, từ đó đề xuất hoàn thiện trong ban hành văn bản pháp luật riêng
cho môi trường không khí. Qua đó, pháp luật sẽ giải quyết các vấn đề ONKK trong
hiện tại cũng như thiết lập chính sách bảo vệ môi trường không khí dài hạn trong
tương lai nhằm cải thiện chất lượng sống cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu hiện trạng ONKK trên thế giới và hoạt động bảo vệ môi trường không khí
tại các nước phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng và hiện trạng môi trường không khí tại Việt Nam.
Thu thập tài liệu về pháp luật bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam và Hoa
Kỳ, xem xét những thành tựu mà Hoa Kỳ đạt được trong những năm qua khi áp dụng
đạo luật.
Hiểu rõ cơ cấu, nội dung Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ.
So sánh những nội dung giống và khác nhau trong pháp luật bảo vệ môi trường
không khí giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Xem xét nội dung Việt Nam có thể học hỏi, ứng dụng trong hoàn thiện pháp luật về
môi trường không khí, từ đó đề ra các kiến nghị cụ thể khả thi trong nội dung đối với
văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở nước ta.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu liên quan.
Thu thập tài liệu liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường không khí tại các nước
trên thế giới, tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả từ quá trình ONKK hiện nay.
Kế thừa các tài liệu nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường không khí tại Việt
Nam trước đó và những nghiên cứu đánh giá về Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ.
Phương pháp xử lý thông tin.
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 


 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

Lựa chọn thông tin về chất lượng môi trường không khí trên thế giới, hoạt động bảo
vệ môi trường không khí tại một số quốc gia nhằm tiến hành sắp xếp, chọn lọc những
thông tin liên quan và hữu ích giúp hiểu rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Chọn lọc các điều quy định trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam có liên quan
đến bảo vệ môi trường không khí.
Hiểu rõ các điều chương, mục đưa ra trong Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ về
cách thức thi hành pháp luật cũng như quá trình hình thành, sửa đổi đạo luật.
Xác định các vấn đề cần quan tâm nhất khi thực hiện công tác bảo vệ môi trường
không khí hiện nay, đặc biệt là về mặt pháp luật và tìm hiểu chi tiết hơn về những vấn
đề đó.
Phương pháp so sánh.
Dựa vào các tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc, tiến hành so sánh sự khác nhau
và giống nhau giữa nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi
trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ.
So sánh chất lượng môi trường không khí tại Việt Nam và Hoa Kỳ, những thành tựu
mà Hoa Kỳ đạt được về nhiều mặt kinh tế, tài chính, phúc lợi và chất lượng cuộc sống
người dân.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tiến hành trao đổi lấy ý kiến trực tiếp với chuyên gia về vấn đề không khí hiện nay
và tính khả thi trong đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

riêng cho Việt Nam.
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ những thông tin có được sau khi so sánh, phân tích giữa quan điểm bảo vệ môi
trường không khí tại 2 nước Việt Nam và Hoa Kỳ, những thành tựu đạt được tại hai
nước. Cũng như những khó khăn, thiếu sót trong công tác bảo vệ môi trường không
khí tại Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị cải thiện pháp luật về không khí khả thi
giúp nâng cao chất lượng không khí như hiện nay ở nước ta.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung bảo vệ môi trường không khí trong
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật không khí sạch của Hoa Kỳ, cùng với
các kiến nghị khả thi áp dụng trong hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không
khí tại Việt Nam.
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

Phạm vi nghiên cứu: Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch sửa đổi năm 1990 của Hoa Kỳ.
6. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NGHIÊN CỨU
 Ý nghĩa thực tiễn
Quá trình nghiên cứu đề tài tìm ra được những thiếu sót tồn tại trong nội dung bảo

vệ môi trường không khí tại Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 dựa vào nội dung
từ Đạo luật không khí sạch nổi tiếng của Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra những đề xuất góp
phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt
Nam, giúp cải thiện chất lượng không khí nước ta hiện nay trên cả hai phương diện lý
luận và thực tiễn.
 Ý nghĩa khoa học
Pháp luật bảo vệ môi trường không khí Việt Nam được nghiên cứu một cách có hệ
thống và toàn diện trên cơ sở lý luận so sánh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu kham khảo cho
quá trình hoàn thiện pháp luật cũng như ban hành Đạo luật không khí sạch cho Việt
Nam.

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
Không khí là hỗn hợp 78.9% nitơ, 20.59% oxy, 0.93% Acgong, 0.32% cacbon
đioxit và một số khí hiếm khác (neon, hêli, …). Ở điều kiện bình thường của độ ẩm

tuyệt đối, hơi nước chiếm 1.3% thể tích không khí. [11]
Sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí,
làm cho không khí không sạch hoặc gây ra toả mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa được
coi là ONKK. Cụ thể hơn, ONKK tạo ra do sự giải phóng của các hạt, các phân tử sinh
học, hoặc các vật liệu độc hại khác vào khí quyển Trái đất, gây ra bệnh tật, tử vong
cho con người, thiệt hại cho các sinh vật khác như các loại cây lương thực, môi trường
và tự nhiên. ONKK có thể đến từ nguồn nhân tạo hay tự nhiên.[11]
Thuật ngữ ONKK không còn lạ lẫm với con người như trước kia nữa. Tùy thuộc
vào nhu cầu trong cuộc sống mà con người đang tạo ra những chất ô nhiễm phá hủy
môi trường sống khác nhau, không như đất và nước, không khí không có giới hạn của
nó và không thể phân chia theo lãnh thổ quốc gia. Hoạt động của con người dù ở bất
cứ đâu trên thế giới đều trực tiếp hay gián tiếp đe dọa bầu không khí chung trên Trái
Đất, ta có thể ngưng uống, ngưng ăn nhưng không thể ngưng thở được, chỉ điều đó
thôi cũng giúp con người biết được tầm quan trọng của không khí đối với sự tồn tại và
phát triển chung. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chất gây ONKK và đe dọa sức
khỏe con người theo các tác hại khác nhau.
Các chất gây ONKK chủ yếu cho con người tạo ra, bao gồm [11]:
- Oxit lưu huỳnh (SOx) - đặc biệt là sulfur dioxide (SO2). SO2 được tạo ra bởi quá
trình hoạt động của núi lửa và trong quá trình công nghiệp khác nhau. Than và
xăng dầu thường chứa các hợp chất lưu huỳnh và quá trình đốt tạo ra sulfur
dioxide. Oxy hóa hơn nữa của SO2, có sự hiện diện của chất xúc tác NO2, tạo
thành H2SO4 gây mưa axit là một trong những nguyên nhân cho mối quan ngại về
tác động môi trường. Nước tinh khiết độ pH 7.0,trung tính. Nước mưa bình thường
có một chút ít tính axit hơn với nồng độ axit khoảng pH 5.5, nhưng nếu mưa rơi
qua ô nhiễm sulfur dioxide, có thể tạo ra nhiều axit hơn (với độ pH 4.5 hoặc thấp
hơn, đó giống như tính axit của cam hoặc nước chanh). Khi mưa axit tích tụ trong
hồ, sông, nó dần dần biến toàn bộ nước chua. Đó là một vấn đề thực sự vì cá phát
triển mạnh chỉ trong nước mà là trung tính hoặc hơi chua (thường có độ pH 6,57,0). Một khi nồng độ axit giảm xuống dưới khoảng pH 6.0, cá sớm bắt đầu chết
và nếu pH giảm xuống khoảng 4,0 hoặc ít hơn, tất cả các loài cá sẽ bị chết.
SVTH: Trần Phương Linh

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

- Oxit nitơ (NOx), đặc biệt là nitơ dioxide (NO2), được thải ra trong quá trình đốt ở
nhiệt độ cao hay tạo ra trong giông bão của phóng điện. Một trong những chất gây
ONKK nổi bật nhất, khí độc màu nâu đỏ, mùi xốc đặc trưng. Năm 2011, một
nghiên cứu dịch tễ học lớn của Đan Mạch đã tìm thấy ngy cơ gia ung thư phổi cho
những người sống trong khu vực có nồng độ ôxit nitơ cao. Trong nghiên cứu này,
tỉ lệ ở người không hút thuốc so với người hút thuốc lá. Một nghiên cứu của Đan
Mạch bổ sung, bằng chứng cũng trong năm 2011, tương tự như vậy ghi nhận của
hiệp hội có thể có giữa ONKK và các hình thức khác của bệnh ung thư, bao gồm
ung thư cổ tử cung và ung thư não
- Chôn lấp chất thải tại các bãi chôn lấp lâu ngày sẽ tạo ra khí metan (CH4). Mêtan
là rất dễ cháy và có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Methane cũng là một
ngạt và có thể thay thế oxy trong một không gian khép kín. Ngạt hoặc ngạt thở có
thể dẫn nếu nồng độ oxy giảm xuống dưới 19,5%.
- Carbon monoxide (CO) - CO là một khí không màu, không mùi, chất độc hại nào
không gây kích ứng. Nó là một sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn
của nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ. Khí thải xe cộ là một nguồn
chính của carbon monoxide. Ngoài ra, CO2 còn gây ngộ độc và tử vong, chủ yếu
do bởi lỗ thông hơi và ống khói bị lỗi hoặc từ việc đốt than trong nhà trong một

không gian hạn hẹp
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) - VOC là một chất gây ONKK ngoài trời nổi
tiếng. Chúng được phân loại thành mêtan (CH4) hoặc phi-mê-tan (NMVOCs).
Mêtan là một loại khí nhà kính và góp phần tăng cường sự ấm lên toàn cầu. VOCs
hydrocarbon khác cũng là khí nhà kính đáng kể bởi vì vai trò của nó trong việc tạo
ra ozone và kéo dài sự tồn tại của mêtan trong khí quyển. Các NMVOCs thơm như
benzen, toluen, xylen bị nghi ngờ gây ung thư và có thể dẫn đến bệnh bạch cầu khi
tiếp xúc kéo dài. 1,3-butadien là một hợp chất nguy hiểm thường gắn liền với hoạt
động công nghiệp.
- Hạt, hay còn gọi là bụi (PM), vấn đề đặt ra ở đây là các hạt trong khí quyển, hạt
mịn, là những hạt rất nhỏ dạng rắn hoặc lỏng lơ lửng trong môi trường không khí,
thường thì ở dạng rắn. Một số hạt có trong tự nhiên, có nguồn gốc từ núi lửa, bão
bụi, rừng, cháy đồng cỏ, thảm thực vật sống và bụi nước biển. Các hoạt động của
con người, chẳng hạn như việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong xe, nhà máy điện và
các quá trình công nghiệp khác nhau cũng tạo ra một lượng đáng kể các hạt bụi
khí. Trung bình trên toàn thế giới, hoạt động con người chủ yếu tạo ra bụi, hiện
chiếm khoảng 10 phần trăm trong bầu khí quyển của chúng ta. Khi mức độ của các
hạt mịn trong không khí tăng lên sẽ liên quan đến nguy cơ sức khỏe con người
như bệnh tim, chức năng thay đổi thư phổi và ung thư phổi. Các hạt được tạo ra từ
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật

không khí sạch Hoa Kỳ

các chất ô nhiễm chính khí và các hợp chất quang hóa và khói. Smog là một loại
ONKK. Kết quả khói cổ điển từ một lượng lớn đốt than trong một khu vực gây ra
bởi một hỗn hợp của khói và sulfur dioxide. Sương khói hiện đại thường không
đến từ than nhưng từ khí thải xe cộ và công nghiệp đang được hoạt động trên trong
khí quyển bởi tia cực tím ánh sáng từ mặt trời để tạo thành chất gây ô nhiễm thứ
cấp mà còn kết hợp với các khí thải chính để tạo thành sương khói quang hóa.[9]
- Ngoài ra, chất độc kim loại như chì và thủy ngân, đặc biệt là hợp chất của chúng
gây tác hại rất mạnh đến sức khỏe.
- Chlorofluorocarbons (CFCs) là chất có hại cho lớp ozone, phát ra từ các sản phẩm
hiện đang bị cấm sử dụng. Đây là những loại khí được phát hành từ điều hòa
không khí, tủ lạnh, thuốc xịt dạng hơi… CFC trên được thả vào không khí tăng lên
đến tầng bình lưu, tại đây CFC tiếp xúc với các khí khác, làm tổn hại tầng ozone
và cho phép các tia cực tím có hại đến bề mặt trái đất. Điều này có thể dẫn đến ung
thư da, bệnh đến mắt và thậm chí có thể gây thiệt hại cho cây trồng.[9]
- Amoniac được thải ra từ quá trình nông nghiệp. Amoniac là một hợp chất có công
thức NH3, có mùi hăng đặc trưng. Amoniac góp phần đáng kể vào nhu cầu dinh
dưỡng của các sinh vật trên cạn, nhưng cũng gây ăn da và nguy hiểm. Trong
không khí, amoniac phản ứng với các oxit nitơ và lưu huỳnh để tạo thành các hạt
sơ cấp.
- Mùi hôi như từ rác thải, nước thải, và các quá trình công nghiệp hay các chất ô
nhiễm phóng xạ được sản xuất bởi các vụ nổ hạt nhân, sự kiện hạt nhân, chiến
tranh hạt nhân và các quá trình tự nhiên như sự phân rã phóng xạ
- Thảm thực vật, ở một số vùng, phát ra một lượng đáng kể vào môi trường các hợp
chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) vào những ngày ấm áp. Bạch dương, gỗ sồi và cây
liễu là một số ví dụ về các thảm thực vật mà có thể sản xuất VOCs dồi dào.
- Ozone (O3) hình thành từ NOx và VOC. Ozone là một thành phần quan trọng của
tầng bình lưu và cũng là một thành phần quan trọng của tầng bình lưu nên thường
được gọi là tầng ozone. Quang hóa và các phản ứng hóa học liên quan đến O3 tạo

ra các quá trình hóa học xảy ra trong khí quyển ngày và đêm. O3 là một chất gây ô
nhiễm, thường gây ra bởi hoạt động của con người (phần lớn là quá trình đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch)
- Peroxyacetyl nitrate (PAN) tương tự cũng được hình thành từ NOx và VOC.
- Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) là những hợp chất hữu cơ có khả
năng chống lại thay đổi môi trường thông qua các quá trình hóa học, sinh học và
photolytic. Vì vậy, POPs tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng vận chuyển
tầm xa, tích lũy trong các mô của con người và động vật, trong chuỗi thức ăn và có
những tác động tiềm tàng đáng kể đến sức khỏe con người và môi trường.
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

- Khi sự thông gió trong nhà kém sẽ gây ô nhiễm cho con người khi họ sống ngay
chính ngôi nhà của mình. Radon (Rn) là một chất khí, không mùi, tự nhiên, phóng
xạ không màu được hình thành từ sự phân hủy của radium và gây ung thư, được
tạo ra từ trái đất ở những vị trí nhất định và bị giữ lại bên trong nhà. Vật liệu xây
dựng bao gồm cả thảm và ván ép phát ra khí formaldehyde. Sơn và dung môi tạo
ra các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) khi chúng khô, chì trong sơn có thể thoái
hóa thành bụi và được hít vào. Sử dụng gỗ đốt cháy trong các bếp lò và lò sưởi có
thể thêm một lượng đáng kể các hạt bụi, khói vào không khí, từ trong thóat ra

ngoài chưa kể đến ảnh hưởng con người sống bên trong, nguyên nhân gây chết do
ô nhiễm trong nhà cũng có thể được gây ra bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc
xịt các hóa chất. Nguồn sinh học của ONKK cũng được tìm thấy trong nhà, như
các loại khí và các hạt bụi trong không khí.
- Khí thải động cơ diesel (DE) là một trong góp phần lớn đến ONKK, các bụi có
nguồn gốc từ quá trình đốt cháy. Trong một số nghiên cứu thực nghiệm của con
người, bằng cách sử dụng một thiết lập buồng tiếp xúc, DE có liên quan đến rối
loạn chức năng mạch máu cấp tính và tăng sự hình thành huyết khối.
Trong một nghiên cứu tiến hành tháng 6 năm 2014 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại
học Rochester Medical Center, được công bố trên tạp chí Environmental Health
Perspectives, đã phát hiện ra rằng tiếp xúc sớm với ONKK gây ra những thay đổi có
hại trong não như bệnh tự kỷ và tâm thần phân liệt. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng
ONKK cũng gây ảnh hưởng đến trí nhớ làm cho khả năng học tập kém và cảm xúc bốc
đồng phát sinh và cũng có nghiên cứu đã tìm ra rằng ONKK có thể đóng một vai trò
gây ra bệnh tự kỷ và các rối loạn phát triển thần kinh khác.
1.2. CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HIỆN NAY
Nhân loại đang thua dần trong trận chiến với không khí sạch. Với nhiều thập kỷ nỗ
lực để chống lại, nhưng ONKK ngày càng tăng làm giảm sức khỏe con người, môi
trường, kinh tế. Khi ONKK không còn riêng ở những nước công nghiệp, mà nay còn
lan rộng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hơn một tỷ người trên thế giới
sống trong cộng động không đáp ứng các yêu cầu về CLKK. Trên thế giới từng quan
niệm rằng “ ô nhiễm là cái giá của sự tiến bộ” đã trở nên lỗi thời, đối mặt với các chi
phí dành cho sức khỏe con người, thiệt hại kinh tế trong nông nghiệp và lâm nghiệp,
các quốc gia đã hiểu ra rằng phòng ngừa ô nhiễm là một đầu tư tốt.
Hiện nay, mặc dù đã có những chính sách bảo vệ không khí, nhưng tình trạng
ONKK vẫn diễn ra. Trong đó, mức độ ONKK ở Trung Quốc gần đây đã đạt ở mức
chóng mặt. Màn hình giám sát CLKK của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đã phát
hiện mức độ ô nhiễm trầm trọng tại Bắc Kinh vào tháng 1 và phát chúng trên mạng xã
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  

 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

hội. Các phương tiện truyền thông đã buộc các nhà lãnh đạo nơi đây cam kết thực hiện
các bước làm sạch môi trường không khí bằng mọi cách. Không chỉ có duy nhất không
khí tại Trung Quóc ô nhiễm trầm trọng, theo tờ New York Times, ONKK tại Delhi
thuộc Ấn Độ nhiều gấp hai lần Bắc Kinh. Có 46 thành phố, tại các nước như Ả Rập
Saudi, Arabia, Ai Cập, Mexico và Nigeria mức độ ô nhiễm trung bình đều vượt qua
Bắc Kinh. Trong đó, Ấn Độ xếp hạng cuối cùng trong danh sách 132 quốc gia được
khảo sát về CLKK sạch. Hầu hết các chất ô nhiễm tại Delhi đến từ xe tải sử dụng
nhiên liệu dầu đốt và xe buýt do xăng dầu đốt cháy không hoàn toàn, ngoài ra nguyên
nhân còn từ các nhà máy sản xuất điện đốt than. ONKK đã trở thành mọt trong năm
“kẻ giết người” tại Ấn Độ. Tại Bombay, lượng khí mỗi nười hít thở trong một ngày
tương đương với hút nửa gói thuốc lá. Các cơ quan tại Ấn Độ đang nỗ lực cắt giảm ô
nhiễm từ xe ôtô băng cách chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng khí tự nhiên và yêu cầu
kiểm tra xe hàng năm. Sự giàu có của thành phố cùng với sự bùng nổ phát triển đã đẩy
nhanh lượng xe ôtô và các loại xe khác đã đẩy mức độ ô nhiễm trở lại.[21]
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2013, trung tâm Valley thuộc
bang California là một trong những nơi ô nhiễm tại Hoa Kỳ do địa hình hình bát làm
cho khí thải từ công nghiệp nặng, trang trại chăn nuôi bị kẹt lại ảnh hưởng đến rất
nhiều người tại đây. Ngoài ra, thung lũng Bakersfield, California là một trong những
nơi ô nhiễm nhất, xếp hạng 276 CLKK trong danh sách của WHO, với nồng độ PM10

là 38ppm. ONKK đi dọc từ châu Á đến Bắc Mỹ, theo nghiên cứu cho thấy hơn một
phần ba lượng bồ hóng từ San Francisco thổi từ châu Á qua. Ước tính mỗi năm Hoa
Kỳ bị tổn thất 5 tỷ USD do thiệt hại cây trồng gây ra bởi khí thải độc hại ước tính 510% lượng nông sản.[21]
Năm 2014 theo WHO báo cáo, ONKK đã giết chết 7 triệu người vào năm 2012, hơn
1000 thành phố trên 91 quốc qua đang đối mặt với tình trạng ONKK. Một trong những
chỉ số đo mức độ ONKK nghiêm trọng là PM10. [21]
Trong tháng 11/2013, WHO công bố một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến
sức khỏe và bệnh tật của con người. Kết quả thật bất ngờ khi số lượng người tử vong
vì ô nhiễm không khí mỗi năm là 6,8 triệu, trong khi số người chết vì bệnh AIDS mới
có 1,7 triệu người và có khoảng 3,5 triệu người chết mỗi năm là do ONKK trong nhà,
khoảng 3,3 triệu người chết là do ONKK ngoài trời, khoảng nửa triệu người tử vong
do sự kết hợp của cả hai.[21]
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có hơn 1000 thành phố thuộc 91
quốc gia bị ONKK. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởnng nghiêm trọng đến
CLKK là nồng độ phần triệu của các bụi phản phất có kích thước nhỏ hơn 10
micromet hay còn gọi là chỉ số PM10. Theo khảo sát, hiện nay dân cư tại Bắc Kinh
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 




Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

phải hứng chịu không khí có nồng độ PM10 trung bình 121. Từ dữ liệu quan sát vào

năm 2003 và 2010, ONKK tồi tệ nhất ở Ahwaz, một thành phố thuộc tây nam Iran với
mức PM10 trung bình khoảng 372, tại Mông Cổ đứng thứ hai có PM10 là 279, đều cao
hơn mức trung bình toàn cầu 71. Thành phố Delhi tại Ấn Độ xuất hiện tại vị trí thứ hai
với chỉ số PM10 trung bình ở mức 198. [21]
Người ta ước tính rằng trong 7.000.000 người chết sớm mỗi năm trong đó có một
phần do ONKK. Ấn Độ là đất nước có tỷ lệ tử vong cao nhất do ONKK. Ấn Độ cũng
có trường hợp tử vong ở bệnh hen suyễn nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào theo
quy định của Tổ chức Y tế Thế giới . Trong tháng 12 năm 2013, ONKK đã được ước
tính để giết 500.000 người ở Trung Quốc mỗi năm. Theo nghiên cứu, tồn tại mối
tương quan giữa viêm phổi và ONKK từ các phương tiện cơ giới. ONKK được ước
tính giảm tuổi thọ gần chín tháng trên toàn Liên minh châu Âu. Nguyên nhân của cái
chết bao gồm đột quỵ, bệnh tim, COPD, ung thư phổi và viêm phổi. [21]
Một nghiên cứu kinh tế mới của các tác động sức khỏe và chi phí liên quan của
ONKK ở Los Angeles Basin và San Joaquin Valley phía nam California cho thấy hơn
3.800 người chết sớm mỗi năm (sớm hơn khoảng 14 năm so với bình thường) vì mức
độ ONKK ở tiểu bang vi phạm quy chuẩn. Số trẻ sơ sinh chết non hàng năm là cao
hơn đáng kể hơn so với các trường hợp tử vong. Năm 2011, một nghiên cứu dịch tễ
học lớn của Đan Mạch đã phát hiện ra nguy cơ ung thư phổi tăng cao cho những bệnh
nhân sống trong khu vực có nồng độ ôxit nitơ cao. Một nghiên cứu của Đan Mạch bổ
sung, bằng chứng cũng trong năm 2011, có liên hệ giữa ONKK và các hình thức khác
của bệnh ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư não.[21]
Hiện nay, khí quyển của trái đất được bao phủ bởi môt lớp khí đặc biệt, tạo nên “lớp
kính” thành phần bởi các phân tử khí CO2 hay các loại khí khác do con người phát thải
ra: CFC, CH4, O3, NO2…và hơi nước, được xếp theo thứ tự giảm dần tác động gây nên
hiệu ứng nhà kính. “Lớp kính” đặc biệt này không cản trở ánh sáng Mặt Trời (thành
phần chủ yếu là các tia bức xạ sóng ngắn hay tia cực tím) xuyên qua và chiếu vào bề
mặt trái đất, nhưng lại ngăn chặn ánh sáng phản xạ với thành phần chủ yếu là các tia
bức xạ sóng dài hay tia hồng ngoại thoát vào bầu khí quyển sau khi ánh sáng mặt trời
chiếu vào trái đất. Khí CO2 và các thứ khí nhà kính nói trên có tác dụng giữ lại nhiệt
của Mặt Trời, không cho nó phản xạ vào không gian vũ trụ. Nếu các khí nhà kính tồn

tại với nồng độ vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh nhưng
nếu nồng độ cao như hiện nay thì hậu quả là bầu khí quyển và bề mặt đất sẽ nóng lên.
Trong thực tế, nồng độ hiện nay của khí đioxit cacbon CO2 vào khoảng 0,036% làm
cho nhiệt độ trái đất tăng lên đến khoảng 30°C. Nhưng nếu không có các loại khí nhà
kính nói trên nhiệt độ sẽ rơi xuống vào khoảng - 15°C. Trước mắt, còn có các ảnh
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

10 


Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

hưởng của sự biến đổi khí hậu đã và đang thể hiện ở nhiều mặt. Chẳng hạn, ảnh hưởng
đến các nguồn nước dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành nông nghiệp
(để tưới tiêu, nuôi thủy hải sản…), cho công nghiệp (cung cấp cho thủy điện…), cho
ngành lâm nghiệp (nạn cháy rừng …). Đối với hệ sinh vật, sự nóng lên của Quả Đất
làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật (nhiều loài bị thu hẹp về diện
tích sống hoặc bị tiêu diệt…) và đe dọa sức khỏe con người (sức khoẻ của con người
bị suy giảm, nhiều loại bệnh mới xuất hiện, các loại dịch bệnh dễ dàng lan tràn…).
Đặc biệt, đến một lúc nào đó, nếu nhiệt độ của Quả Đất đủ cao có thể làm tan nhanh
băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, làm cho mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể
dẫn đến đại nạn hồng thủy. Có thể đưa ra một dẫn liệu ở Hoa Kỳ, mực nước biển dự
đoán tăng 50 cm vào năm 2100 và như vậy có thể làm biến mất 9000 km2 đất. [21]
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm 2015 ở New York đã chứng tỏ

trái đất thật sự bước vào thời kỳ lâm nguy cùng với sự gia tăng phát thải khí nhà kính,
chủ yếu khí CO2. Mục tiêu trước mắt là giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng không quá
2oC và khẳng định đây là điều quan trọng của các chương trình hành động chống biến
đổi khí hậu. Ở Hội nghị Thượng đỉnh New York, các chính phủ đã thống nhất nguyên
tắc với nhau trong việc mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và tăng
cường hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong nỗ lực thực hiện mục tiêu làm chậm sự
ấm lên toàn cầu. Trong thực tế, một số nước, chẳng hạn, các quốc gia Bắc Âu, Đức,
Tây Ban Nha… đã chuyển hướng đầu tư vào điện gió và điện mặt trời, dù giá thành
còn cao. Các nước như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc duy trì hay bổ sung mới các nhà máy
điện hạt nhân. Không ít nước như Ấn Độ, Ba Lan, Trung Quốc, các nước mới phát
triển ở Trung Đông, Đông Nam Á, thậm chí châu Phi chọn con đường phát triển điện
hạt nhân và giảm dần điện than. Tinh hình ONKK hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho
hầu hết các nước, làm cách nào vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường bền vững
lâu dài.[16]
1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Ngày nay, nhu cầu của cộng đồng là được sống trong môi trường trong lành và
mong muốn ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống, theo đó, không khí là nguồn
cung cấp oxi cần thiết cho mọi hoạt động bình thường của các sinh vật trên trái đất. Do
sự tác động tới môi trường không khí của các hoạt động pháp triẻn của con người, đặc
biệt từ sau cuộc cácch mạng bùng nổ tiến bộ về công nghệ và khóa học kỹ thuật cùng
với sự phát triển về kinh té đã kéo theo nhiều tác động to lớn đến môi trường không
khí: khí thải công nghiệp, khí thải giao thông, khí thải từ rác phát sinh.
Trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường không khí, pháp luật về môi trường
không khí đã ra đời, đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 


11 


Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong qua trình các chủ thể sử dụng
hoặc tác động đến môi trường không khí, hoặc các chủ thể trên cơ sở kết hợp các biện
pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi trường không khí vì
lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau.
Vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thể hiện qua các quan hệ xã
hội mà các quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí điều chỉnh bao gồm: [10]
- Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng hay tác động dến môi
trường không khí
- Nhóm quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường không
khí
- Nhóm quan hệ các biện pháp khắc phục suy thoái, ô nhiễm, phòng chống sự cố
môi trường không khí
- Nhóm quan hệ về giải quyết tranh chấp môi trường không khí, xử lý vi phạm pháp
luật môi trường không khí.
Các nhóm quan hệ hợp tác với nhau trong quá trình bảo vệ môi trường không khí.
1.4. QUAN ĐIỂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC NƯỚC
1.4.1. Nhật Bản
Việc thành lập và sửa đổi các luật,quy định về không khí được tiến hành tại Nhật kể
từ năm 1960. Có 3 luật liên quan đến quy định phát thải của nguồn cố định là “Luật
kiểm soát ô nhiễm không khí”, “Luật liên quan đến biện pháp đặc biệt đối với đioxin”
và “Luật kiểm soát tấn công của mùi”. "Luật kiểm soát ô nhiễm không khí" được
thành lập vào năm 1968 để thúc đẩy các biện pháp kiểm soát ONKKtoàn diện. Sau đó,
nhà nước đưa vào luật này những bản sửa đổi về luật lệ, quy định cho các đối tượng,

quy chế và quy chuẩn bắt buộc toàn quốc vào năm 1970, về bụi năm 1989, nhiên liệu
xe năm 1995, ONKKđộc hại năm 1996, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) năm
2004... "Luật liên quan đến biện pháp đặc biệt đối với đioxin" được ban hành vào năm
1999 nhằm thiết lập một quy chuẩn liên quan đến chất độc đioxin, các quy định và các
biện pháp cần thiết. Các đối tượng quy định bao gồm thiết bị chẳng hạn như tạo và xả
chất độc đioxin, hoặc xả nước thải hoặc chất thải có chứa chất lỏng đioxin. “Luật kiểm
soát tấn công của mùi” được thành lập vào năm 1971 với mục đích bảo vệ môi trường
sống ô nhiễm bởi mùi tạo ra từ các nhà máy và các địa điểm kinh doanh,có 22 loại
chất đã được chỉ định trong mục này vào năm 1989.[17]
Đối với các nguồn cố định phát thải có 4 vấn đề được quan tâm. Thứ nhất, giới hạn
nồng độ của thành phần chứa trong khí thải (quy chuẩn thải) được sử dụng cho hầu
như tất cả các loại khí phát thải. Ưu điểm của quy chuẩn này là sự dễ dàng phân tích
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

12 


Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

nồng độ, đo lường và giám sát có thể được thực hiện cho từng thành phần, và bắt đầu
làm việc một cách nhanh chóng thực hiện các quy định. Thứ hai, hạn chế lượng khí
thải, lượng xả thải cho phép của các oxit lưu huỳnh được giới hạn. Thứ ba, giới hạn
nồng độ của các thành phần khí quyển (quy chuẩn môi trường) là một quá trình quản
lý dài hạn, có mục tiêu chính sách nhưng mang tính thách nhằm đạt được, và thiết lập

một chỉ số về nhận thức môi trường trong hoạt động xã hội. Ưu điểm của quy chuẩn
này là để giúp ngăn chặn sự ô nhiễm lây lan trên diện rộng. Thứ tư, Hạn chế các thành
phần chứa trong khí thải (kiểm soát tổng số) do các ngành công nghiệp và các khu dân
cư tập trung cao, rất khó để đáp ứng các yêu cầu đặt ra, 24 địa điểm được chỉ định trên
cơ sở của "Luật kiểm soát ô nhiễm không khí" như các khu vực kiểm soát oxit lưu
huỳnh trên toàn quốc và hơn 3 nơi như các khu vực kiểm soát oxit nitơ. Lợi thế của
việc kiểm soát tổng số lượng cho phép các nguồn gây ô nhiễm phải được giới hạn
trong một cách định lượng.[17]
Có ba luật liên quan đến quy định phát thải của nguồn di động: "Luật kiểm soát ô
nhiễm không khí", "Luật về xe tạo ra NOx/PM " và “Luật cho thiết bị không lưu thông
trên đường ". Đối với các quy định khí thải xe sử dụng dầu diesel, các yêu cầu đã được
siết chặt nhiều lần dựa trên đề xuất của Hội đồng Môi trường trung ương. Ngoài các
luật này, tám thành phố, bao gồm cả thủ đô Tokyo và các tỉnh, thành phố khác, Osaka
và quận Hyogo,... đã thành lập pháp lệnh cho các mục đích quy định riêng của họ. Ở
đây có 3 vấn đề được quan tâm, thứ nhất là hạn chế lượng khí thải, đây là quy định của
"Luật kiểm soát ô nhiễm không khí". Thứ hai, hạn chế lượng khí thải theo loại xe (loại
xe quyết định), các quy định có hiệu lực đối với các chất dạng hạt trong vùng thủ đô,
dựa vào pháp lệnh thành lập bởi tám tỉnh, thành phố, bao gồm cả Chính phủ thủ đô
Tokyo, quy định nitơ oxit và các chất dạng hạt trong các lĩnh vực cải thiện được chỉ
định dựa trên "Luật về xe tạo ra NOx / PM ". Ưu điểm về quy định loại xe là nó có thể
ngăn chặn xe không phù hợp vào các vùng quy định áp dụng và thúc đẩy chuyển đổi
từ trong sử dụng xe để xe phù hợp quy định và có lượng khí thải thấp. [17]
Nhìn chung, luật môi trường về không khí tại Nhật Bản quan tâm đến nguồn phát
thải khí di động hay cố định để đưa ra những quy định, chế tài phù hợp.
Ngoài các chính sách về pháp luật, sự nỗ lực của công nghệ cũng góp phần đáng kể
vào kiểm soát ONKK, Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi Kakoki Kaisha
(MKK) đã cùng công bố sự phát triển của một chất được gọi là “Hệ thống lọc lại SOx”
để loại bỏ SOx động cơ hàng hải sử dụng dầu diesel. Hệ thống đầu tiên này được coi là
thực hiện được các quy định của ECA về khí thải có chứa SOx ban hành năm 2015 và
đảm bảo các quy chuẩn khí thải ngày càng khắt khe biển. Đồng thời, hệ thống này cho

phép tàu đốt cháy với chi phí thấp hơn nhiều thay vì phải chuyển sang nhiên liệu
SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

13 


Luận văn tốt nghiệp
So sánh nội dung bảo vệ môi trường không khí trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và Đạo luật
không khí sạch Hoa Kỳ

chưng cất tốn kém hơn nhiều và việc thiết kế theo kiểu mođun cho phép dễ dàng trang
bị cho tàu. Trong nhiều năm, MKK được cung cấp hệ thống loại loại bỏ lưu huỳnh và
nitrat trong khí thải công nghiệp ở Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đã phát triển các sản
phẩm như nhiên liệu, ly tâm tách dầu bôi trơn, hệ thống lọc điều áp tốt.[22]
Tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, thủ tướng Chính phủ Shinzo Abe
đã đưa ra lời hứa cho Nhật Bản là sẽ cam kết cắt giảm lượng khí nhà kính 26% vào
năm 2030 dựa trên đường cơ sở vào năm 2013, đây được coi như một phần của thỏa
thuận chống biến đổi khí hậu toàn phần. Bên cạnh đó, những bên tham gia vào cuộc
hợp e rằng nỗ lực cắt giảm trên không thực tiễn đối với một nước có công nghệ tiên
tiến. Vào năm 2013, Nhật Bản ghi nhận là năm có lượng khí nhà kính thải ra cao nhất.
Mục tiêu cắt giảm của Nhật Bản đã được đưa vào dự thảo báo cáo trình bày cho một
nhóm các chuyên gia được thành lập bởi các Bộ thương mại và môi trường. Báo cáo tư
vấn về giảm phát thải thông qua các biện pháp hiệu quả, sử dụng xe ô tô thế hệ mới có
động cơ điện thay cho hệ thống động cơ thông thường.[23]
Phát thải khí nhà kính đã tăng 1,2% trong năm 2013 trong bối cảnh gia tăng trong
tiêu thụ than cho sản xuất điện. Một dự thảo báo cáo từ Bộ thương mại và công nghiệp

của Nhật Bản đã đề nghị rằng điện nguyên tử cung cấp khoảng 22% tổng sản lượng
điện của quốc gia vào năm 2030 và năng lượng sạch nên chiếm nhiều khoảng 24%.
Hạt nhân chiếm hơn 1/4 lượng cung cấp điện của Nhật Bản trước khi thảm họa
Fukushima, nên nước này hiện đang không có điện hạt nhân. Ngành năng lượng của
Nhật Bản và các khí nhà kính trong tương lai đang ở trong một thời điểm quan trọng.
Sau năm 2011 Fukushima Daiichi thảm họa hạt nhân, Nhật Bản tạm dừng tất cả các
hoạt động hạt nhân hiện có và thu nhỏ đáng kể trở lại mục tiêu giảm thiểu khí thải. Khi
Nhật Bản xét lại chính sách năng lượng trong vài năm tới, các quan chức sẽ quyết định
tương lai năng lượng của đất nước kết hợp với hành động khí hậu của nó. [23]

SVTH: Trần Phương Linh
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đinh Tuấn  
 

 

14 


×