Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty cổ phần tae kwang vina industrial – CN mỹ tho công suất 300 m3ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.21 MB, 99 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8
1. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................8
2. MỤC TIÊU...............................................................................................................8
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 8
3.1. Đối tƣợng ...........................................................................................................8
3.2. Phạm vi ..............................................................................................................8
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................ 10
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ............................................................... 10
1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ...................................................................................................10
1.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN .......................................................... 10
1.3.1. Điều kiện địa lý ............................................................................................. 10
1.3.2. Điều kiện về khí hậu, khí tƣợng ...................................................................11
1.3.3. Điều kiện thủy văn/ hải văn ..........................................................................13
1.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ ......................................................................14
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ....................... 15
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI........................................................................15
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ..........................................................................15
2.2.1. Phƣơng pháp xử lý cơ học ............................................................................15
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý hóa học ..........................................................................18
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý hóa – lý ..........................................................................19
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý sinh học .........................................................................19


SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

2.2.5. Khử trùng nƣớc thải ...................................................................................... 21
2.2.6. Xử lý bùn cặn của nƣớc thải .........................................................................22
2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ......................... 23
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI ......................... 25
3.1. CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ .......................................................... 25
3.2. TÍNH CHẤT NƢỚC THẢI ĐẦU VÀO VÀ YÊU CẦU ĐẦU RA ................26
3.2.1. Tính chất nƣớc thải đầu vào .........................................................................26
3.2.2. Tiêu chuẩn nƣớc thải sau xử lý .....................................................................26
3.3. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ ......................................27
3.3.1. Cơ sở lựa chọn công nghệ ............................................................................27
3.3.2. Đề xuất phƣơng án xử lý ..............................................................................27
3.3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý ............................................................................31
CHƢƠNG 4. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ......................................... 33
4.1. HIỆU SUẤT XỬ LÝ QUA CÁC CÔNG TRÌNH ..............................................33
4.2. SONG CHẮN RÁC ............................................................................................ 34
4.2.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................34
4.2.2. Tính toán .......................................................................................................34
4.3. HỐ THU GOM ...................................................................................................38
4.3.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................38

4.3.2. Tính toán .......................................................................................................38
4.4. BỂ TÁCH DẦU TRỌNG LỰC ..........................................................................40
4.4.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................40
4.4.2. Tính toán .......................................................................................................40
4.5. BỂ ĐIỀU HÒA ...................................................................................................43
4.5.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................43
4.5.2. Tính toán .......................................................................................................43
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

2


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

4.6. LẮNG I ( LẮNG ĐỨNG) ...................................................................................48
4.6.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................48
4.6.2. Tính toán .......................................................................................................48
4.7. BỂ ANOXIC .......................................................................................................53
4.7.1. Nhiệm vụ.......................................................................................................53
4.7.2. Tính toán .......................................................................................................53
4.8. BỂ AEROTANK .................................................................................................55
4.9. LẮNG II ( LẮNG ĐỨNG) .................................................................................65
4.9.1 Nhiệm vụ........................................................................................................65
4.9.2 Tính toán ........................................................................................................65
4.10. BỂ KHỬ TRÙNG ............................................................................................. 70
4.10.1. Nhiệm vụ.....................................................................................................70
4.10.2. Tính toán .....................................................................................................70

4.11. BỂ CHỨA BÙN……………………………………………………………... 70
4.11.1. Nhiệm vụ…………………………………………………………….........70
4.11.2. Tính toán……………………………………………………………......... 70
4.12.BỂ NÉN BÙN ....................................................................................................74
4.12.1.Nhiệm vụ......................................................................................................74
4.12.2.Tính toán ......................................................................................................74
CHƢƠNG 5. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN HỆ THỐNG ................................ 79
5.1. CHI PHÍ ĐẦU TƢ .............................................................................................. 79
5.1.1. Chi phí xây dựng các công trình ...................................................................79
5.1.2. Chi phí thiết bị .............................................................................................. 80
5.1.3. Tổng chi phí đầu tƣ ....................................................................................... 81
5.2. CHI PHÍ XỬ LÝ .................................................................................................81
5.2.1. Chi phí điện năng .......................................................................................... 81
5.2.2. Chi phí hóa chất ............................................................................................ 82
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

3


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

5.2.3. Chi phí xử lý cho 1m3 nƣớc thải ...................................................................83
CHƢƠNG 6. QUẢN LÝ VÀ VÂN HÀNH HỆ THỐNG ............................................ 84
6.1.TỔ CHỨC QUẢN LÝ ......................................................................................... 84
6.2.VẬN HÀNH HỆ THỐNG ...................................................................................84
6.2.1. Nguyên tắc vận hành ....................................................................................84
6.2.2. Vận hành hệ thống ........................................................................................ 85

6.3. KIỂM SOÁT VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG .......................................................... 86
6.3.1. Các sự cố thƣờng gặp và cách khắc phục .....................................................87
6.3.2. Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày ...............................................88
6.4. QUẢN LÝ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .......89
6.4.1. Quản lý phòng cháy chữa cháy .....................................................................89
6.4.2. An toàn lao động ........................................................................................... 89
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................................90
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 92

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

4


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa.

COD

Nhu cầu oxy hóa học.


F/M

Tỷ lệ cơ chất/vi sinh vật.

Ks

Hằng số bán vận tốc.

MLSS

Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn.

MLVSS

Các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi của hỗn hợp bùn.

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam.

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng.

`


SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

5


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hệ số không điều hòa chung Kch phụ thuộc vào Qtbgiây…………………… 25
Bảng 3.2. Chất lƣợng nƣớc thải đầu vào của hệ thống xử lý………………………… 26
Bảng 3.3. Chất lƣợng nƣớc đầu ra của hệ thống………………………………………26
Bảng 3.4. So sánh Aerotank và SBR…………………………………………………..31
Bảng 4.1. Bảng dự đoán hiệu suất qua các công trình xử lý…………………………..33
Bảng 4.2. Các thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch cơ giới………………..35
Bảng 4.3. Hệ số

tính đến sức cản cục bộ của song chắn…………………………... .37

Bảng 4.4. Các thông số thiết kế song chắn rác…………………………..................... .37
Bảng 4.5. Các thông số thiết kế hố thu gom………………………….......................... 40
Bảng 4.6. Bảng giá trị Ft và F…………………………................................................ 41
Bảng 4.7. Các thông số thiết kế bể tách dầu trọng lực………………………….......... 42
Bảng 4.8. Các thông số thiết kế bể điều hòa.. ………………………….......................47
Bảng 4.9. Các thông số thiết kế bể lắng đứng đợt 1…………………………...............53
Bảng 4.10. Các thông số thiết kế bể Anoxic…………………………...........................55
Bảng 4.11. Các thông số thiết kế bể Aerotank…………………………........................64
Bảng 4.12. Các thông số thiết kế bể lắng đứng đợt II………………………….............70

Bảng 4.13. Các thông số thiết kế bể khử trùng………………………….......................72
Bảng 4.14. Thông số thiết kế bể chứa bùn…………………………..............................74
Bảng 4.15. Các thông số thiết kế bể nén bùn…………………………..........................78
Bảng 5.1. Chi phí công trình đơn vị…………………………........................................79
Bảng 5.2. Chi phí các thiết bị…………………………..................................................80
Bảng 5.3. Tổng chi phí đầu tƣ………………………….................................................81
Bảng 5.4. Chi phí điện năng…………………………....................................................82
Bảng 6.1. Các sự cố thƣờng gặp trong vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải…………….87
Bảng 6.2. Các hạng mục chính cần kiểm tra hàng ngày……………………….............88

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

6


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty..........................................................14
Hình 2.1. Song chắn rác và lƣới lọc rác......................................................................16
Hình 2.2. Bể lắng đứng và bể lắng ly tâm. .................................................................17
Hình 2.3. Bể lắng ngang............................................................................................17
Hình 2.4. Bể lọc........................................................................................................18
Hình 2.5. Hồ sinh học hiếu khí có sử dụng lục bình. ..................................................20
Hình 2.6. Bể aeroten và UASB. ................................................................................20
Hình 2.7. Mƣơng oxy hóa và bể lọc sinh học Biophin. ...............................................21
Hình 2.8. Trạm xử lý nƣớc thải khu dân cƣ Tân Phong – TP.HCM………...................23

Hình 2.9. Hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt khu Resort công suất 360m3/ngày sử
dụng bể sinh học màng MBBR..................................................................................24
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý 1.............................................................................28
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý 2.............................................................................30

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

7


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập nhƣ hiện nay,
Việt Nam luôn mở rộng quan hệ, tạo điều kiện không chỉ cho riêng các doanh nghiệp
trong nƣớc mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Tìm
hiểu và nghiên cứu về ngành da giày, một trong những ngành mũi nhọn trong sản xuất
của Việt Nam, một ngành sản xuất cơ bản và có nhiều tiềm năng. Nhìn thấy đƣợc điều
này mà Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial đã đầu tƣ và xây dựng một nhà
máy sản xuất bán thành phẩm giày tại Mỹ Tho – Tiền Giang.
Bên cạnh việc xây dựng một nhà máy sản xuất bán thành phẩm giày còn đòi hỏi
song hành là một hệ thống xử lý nƣớc thải phát sinh từ nhà máy đó. Chính vì vậy cần
phải thiết kế một công trình xử lý nƣớc thải cho nhà máy sản xuất bán thành phẩm của
giày Mỹ Tho.
2. MỤC TIÊU
Dựa vào tính chất nƣớc thải, diện tích và vị trí công trình để tính toán – thiết kế hệ

thống xử lý nƣớc thải cho nhà máy sản xuất bán thành phẩm của giày Mỹ Tho đạt cột
B giá trị C của QCVN 14:2008/BTNMT trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng
- Lƣu lƣợng, thành phần – tính chất nƣớc thải của nhà máy sản xuất bán thành
phẩm của giày Mỹ Tho
- Các công nghệ xử lý nƣớc thải.
3.2. Phạm vi
3.1.

Xử lý nƣớc thải cho nhà máy sản xuất bán thành phẩm của giày Mỹ Tho công suất
300 m3/ngày.
Mức độ xử lý đạt:
Cột B QCVN 14:2008/BNTMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh
hoạt.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tình trạng ô nhiễm do nƣớc thải của nhà máy sản xuất bán thành phẩm của giày
Mỹ Tho
- Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt;
-

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

8


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày


-

Đề xuất và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp;
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải cho nhà máy;
Khai toán kinh phí;
Bản vẽ thiết kế.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

9


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – Chi nhánh Mỹ Tho có địa chỉ tại
Cụm Công nghiệp Trung An, xã Trung An, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đƣợc
Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ
chứng nhận lần đầu ngày 02/6/2011, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 28/7/2016.
Mã số dự án: 6518530202 .
Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – Chi nhánh Mỹ Tho đƣợc Sở Kế

hoạch và Đầu tƣ tỉnh Tiền Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
mã số chi nhánh 3600266046-004, đăng ký lần đầu ngày 02 tháng 6 năm 2011, đăng
ký thay đổi lần thứ 1 ngày 14 tháng 01 năm 2016 .
Nhà máy hiện hữu của Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – CN Mỹ Tho
đã đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trƣờng tại Quyết định số 2439/QĐ-UBND ngày 16/9/2015 của dự án Nhà máy sản
xuất bán thành phẩm của giày tại Mỹ Tho, công suất 10.000.000 đôi/năm .
Trong quá trình hoạt động, từ nhu cầu của khách hàng do đó Công ty Cổ phần Tae
Kwang Vina Industrial – CN Mỹ Tho quyết định thuê thêm đất, xây mới nhà xƣởng,
đầu tƣ thêm trang thiết bị nhằm nâng công suất Dự án “Nhà máy sản xuất bán thành
phẩm của giày tại Mỹ Tho, công suất lên 30.000.000 đôi/năm” tại CCN Trung An, xã
Trung An, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang .
1.2.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Dự án đƣợc thực hiện tại Cụm công nghiệp Trung An, xã Trung An, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang. Vị trí tiếp giáp nhƣ sau:
- Phía Đông

: giáp đƣờng số 1 trong Cụm công nghiệp;

- Phía Tây

: giáp đƣờng số 4 trong Cụm công nghiệp;

- Phía Nam

: giáp đƣờng số 2 trong Cụm công nghiệp;


- Phía Bắc
ngƣời dân) .

: giáp với tƣờng Cụm Công nghiệp (sau tƣờng rào là nhà ở của

1.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
1.3.1. Điều kiện địa lý
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

10


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Nhà máy nằm trong Cụm công nghiệp Trung An, gần Tỉnh lộ 864, Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 60, tuyến đƣờng cao tốc Sài Gòn – Trung Lƣơng cách thành phố Hồ Chí
Minh 70km nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ trụ sở
chính của Công ty tại Khu công nghiệp Biên Hoà II, Thành phố Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai.
Ranh giới hành chính xã Trung An đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Tây và Bắc giáp huyện Châu Thành;
+ Phía Đông giáp P.5, P.6, P.10 - thành phố Mỹ Tho;
+ Phía Nam giáp sông Tiền và huyện Châu Thành.
 Địa chất, địa hình
- Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, đƣợc chia
thành 2 khu vực:
+ Khu vực ngoại thành: cao độ trung bình mặt ruộng từ +1.00m đến + 1,3m; cao

độ của các khu vƣờn thổ cƣ +1,7m đến +2,3m.
+ Khu vực nội thành: cao độ mặt đƣờng + 3,1 đến + 3,2m, cao nhất là đƣờng
Hùng Vƣơng + 3,4m.
- Địa chất thành phố Mỹ Tho chia thành 3 khu vực chính:
+ Khu vực 1: bao gồm khu vực từ xã Trung An đến xã Tân Mỹ Chánh có đặc
điểm địa hình sông rạch phát triển, cao từ 1,5 - 2 m, cấu tạo bởi trầm tích sông thuần
tuý chủ yếu là đất thịt, tỷ lệ sét cao 45 -55%;
+ Khu vực 2: phân bố phía Bắc sông Bảo Định, có địa hình đồng bằng cao độ xấp
xỉ 2 m. Khu vực này có điều kiện địa chất thuận lợi, địa hình cao, mực nƣớc ngầm
thấp, cấu tạo bởi các lớp có nguồn gốc biển hỗn hợp;
+ Khu vực 3: phân bố phía Đông Bắc thành phố, địa hình giồng cát, có độ bề mặt
biến đổi từ 2 - 2,5 m.
1.3.2. Điều kiện về khí hậu, khí tƣợng
Dự án nằm ở tỉnh Tiền Giang nên khí hậu mang tính chất nội chí tuyến – cận xích
đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân năm cao. Thời tiết chia làm
2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 04, mùa mƣa từ tháng 05 đến tháng 11.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

11


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

 Nắng và Bức xạ mặt trời
Số giờ nắng bình quân năm tại trạm quan trắc Mỹ Tho trong năm 2015 là 239,5
giờ/năm.

Lƣợng bức xạ bình quân trong ngày khoảng 444 Kcal/cm2.
Tổng lƣợng bức xạ bình quân 162 Kcal/cm2.
Lƣợng bức xạ cao nhất ghi nhận đƣợc vào tháng 3 là 15,69 Kcal/cm2.
Lƣợng bức xạ thấp nhất ghi nhận đƣợc vào các tháng mùa mƣa là 11,37
Kcal/cm2.
 Nhiệt độ không khí
Trong năm 2015, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (trung bình 25oC),
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 (trung bình 29,9oC)
 Độ ẩm
Trong năm 2015, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4 và tháng 8 (trung bình
76%), tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 (trung bình 82%).
 Lƣợng mƣa
Trong năm 2015, các tháng 1, 2 và tháng 3 không mƣa, tháng có lƣợng mƣa cao
nhất là tháng 9 (402,7mm)
 Độ bốc hơi
Tiền Giang là nơi quanh năm có nền nhiệt độ cao nên lƣợng bốc hơi hàng năm
lớn. Lƣợng bốc hơi trung bình 3,3 mm/ngày. Lƣợng bốc lớn nhất trung bình năm là
5,5 mm/ngày. Lƣợng bốc hơi thấp nhất trung bình năm là 1,8 mm/ngày.
Độ bốc hơi nƣớc liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ: độ ẩm không khí, nắng, gió,…
Bởi vậy, mùa khô nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lƣợng bốc hơi mạnh. Trong
năm lƣợng bốc hơi lớn nhất thƣờng xảy ra vào tháng 3 (4,9mm/ngày) và nhỏ nhất
thƣờng vào tháng 10 (2,3mm/ngày). Sai biệt tối đa của lƣợng bốc hơi trung bình
giữa các tháng là 2,6 mm.

Gió : Gió ở Tiền Giang thuộc về chế độ gió mùa. Một năm có hai mùa
gió: mùa gió mùa Đông Bắc và mùa gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc, hằng
năm vào giữa tháng 10 hoặc muộn hơn một chút, vào hạ tuần tháng 10, các khối
không khí lạnh đƣợc hình thành từ Bắc Băng Dƣơng, Xibéri di chuyển về phía Nam
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm


12


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

gây ra những đợt gió mùa Đông Bắc, ảnh hƣởng tới tận những miền vĩ độ thấp trong
đó có tỉnh Tiền Giang. Gió thƣờng thổi theo hƣớng: Đông Bắc, Đông và Đông Nam.
Trong đó chủ yếu là hƣớng đông và đông nam và đƣợc nhân dân địa phƣơng gọi là
gió “chƣớng”. Thời gian hoạt động của gió chƣớng trong năm bắt đầu từ cuối tháng
10 và kết thúc vào cuối tháng 4 tới trung tuần tháng 5 năm sau. Khả năng xuất hiện
gió chƣớng tăng dần từ đầu mùa (tháng 12) và đạt cực đại vào tháng 2 hoặc 3, sau đó
giảm dần.
Tại Tiền Giang, tốc độ gió chƣớng trung bình đạt từ 3-5m/s và gió chƣớng mạnh
có tốc độ lớn hơn hoặc bằng 9m/s. Số ngày có gió chƣớng mạnh trong năm không
nhiều, có khoảng 25-40 ngày và thƣờng xảy ra vào tháng 2 hoặc tháng 3. Hƣớng
của gió chƣớng mạnh thƣờng là đông hoặc Đông Nam. Đặc điểm của gió chƣớng là
phát triển theo từng đợt. Mỗi đợt từ khi phát triển cho đến lúc yếu khoảng từ 4 đến 6
ngày. Trong một ngày, gió chƣớng cũng không duy trì tốc độ mạnh liên tục, chỉ xảy
ra trong vài ba giờ là cùng và thƣờng xuất hiện vào lúc xế chiều, khi mà sự chênh
lệch nhiệt độ giữa đất liền và biển đạt lớn nhất trong ngày.
Gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dƣơng mang theo hơi ấm và ẩm. Hƣớng gió
thịnh hành: Nam, Tây Nam và Tây. Trong đó chủ yếu là hƣớng Tây Nam. Thời gian
hoạt động bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 và mạnh nhất từ tháng 6 đến
tháng 8. Tại Tiền Giang, tốc độ gió trung bình đạt khoảng từ 3 đến 5m/s. Tốc độ có
thể đạt tới cấp 9 hoặc hơn, thƣờng xảy ra khi có giông, tố, lốc với diện tƣơng đối
hẹp.
Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Tiền Giang rất ít khi có bão đổ bộ trực tiếp vào

mà chủ yếu chịu ảnh hƣởng khi có bão hoặc ATNĐ hoạt động ở Nam biển Đông
hoặc đổ bộ vào khu vực miền Trung. Khi có tình thế thời tiết trên, ở Tiền Giang gió
không mạnh và có nhiều mƣa. Ở Nam biển Đông, bão và ATNĐ đều có khả năng
xuất hiện vào các tháng trong năm. Trong đó, bão và ATNĐ tập trung nhiều vào các
tháng 9, 10, 11 và 12, các tháng 1, 2, 3, 4 và 5 khả năng xuất hiện nhỏ (nhỏ hơn 5%).
Trong năm các tháng 5, 10, 11 không có các hƣớng gió chủ đạo. Đây là thời kỳ
chuyển tiếp giữa các mùa gió.
1.3.3. Điều kiện thủy văn/ hải văn
Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hƣởng của lƣợng nƣớc thƣợng nguồn sông
Tiền và chế độ bán nhật triều Biển Đông. Thành phố Mỹ Tho có hệ thống kênh rạch
chằng chịt và nhiều rạch nhỏ, quan trọng nhất là sông Bảo Định với chiều rộng là 15

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

13


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

– 20 m, chiều dài khoảng 4 km. Phía Nam sông Tiền chảy qua thành phố từ Tây
sang Đông với chiều dài 7,6 km, chiều rộng 270 m, độ sâu trung bình 6 - 9 m.
Sông Tiền là nguồn cung cấp nƣớc ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền
Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè
- Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lƣu (0,07%). Sông có chiều
rộng 600 - 1.800m, tiết diện ƣớc vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hƣởng
thủy triều quanh năm. Lƣu lƣợng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s.
Sông Tiền chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ chế độ bán nhật triều không đều của biển

Đông: trong 1 ngày có 2 đỉnh (1 thấp, 1 cao) và 2 chân triều (cũng 1 thấp, 1 cao),
hàng tháng có 2 lần nƣớc rong (triều cƣờng) và 2 lần nƣớc kém (triều kém). Tại Mỹ
Tho, theo tài liệu quan trắc nhiều năm, biên độ lớn nhất vào kỳ triều cƣờng ghi nhận
đƣợc là 3,50 m và vào kỳ triều kém là 1,50 m.
1.4.

CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại đƣợc phân chia thành 05 phòng chuyên môn
và bộ phận sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho Lãnh đạo trong việc quản lý, kinh
doanh và sản xuất. Phòng an toàn lao động và môi trƣờng có nhiệm vụ đảm nhiệm
giúp Lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng, thực hiện
chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng của Công ty.
Tổng giám đốc
Các Giám đốc

Phòng
kinh
doanh

Bộ phận
sản xuất

Phòng
Kế toán

Phòng
HC và
nhân sự


Phòng kỹ
thuật

Phòng
ATLĐ
và MT

Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
(Theo nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty Cổ phần Tae Kwang
Vina Industrial – CN Mỹ Tho)
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

14


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƢỚC THẢI
Nƣớc thải từ nhà máy sản xuất bán thành phẩm của giày tại Mỹ Tho thuộc Công ty
Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân và từ nhà ăn.
Nƣớc thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành
phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ chứa trong nƣớc thải sinh
hoạt bao gồm: protein (40 ÷ 50%), hydratcacbon (40 ÷ 50%) và các chất béo (5 ÷
10%), nồng độ chất hữu cơ trong nƣớc thải sinh hoạt dao động khoảng 150 ÷ 450 mg/l.
Nƣớc thải sinh hoạt là một loại nƣớc thải có hàm lƣợng vi sinh vật rất cao và có đặc

tính gây nhiễm lớn. Tổng số vi khuẩn kể cả các nhóm tƣơng đối không có hại khoảng
1.000 loại. Vi sinh vật hiện có trong nƣớc thải một phần là ở dạng virus và vi khuẩn,…
loại vi khuẩn Salmonela gây nên bệnh sốt, một phần ở trong trứng của động vật ký
sinh nhƣ giun,…
Ngoài các vi sinh vật gây tác động về sinh lý học, nƣớc thải sinh hoạt còn chứa các
vi khuẩn vô hại, chúng có khả năng phân hủy các chất thải qua sự thủy phân, sự khử
và sự oxy hóa. Các chất gây men và các enzim cũng tham gia vào sự phân hủy này.
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ( Nguồn: Lê Hoàng Nghiêm. Giáo trình môn
học Xử lý nước thải, 2016)
- Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp cơ học (vật lý).
- Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hóa học.
- Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hóa lý.
- Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học.
- Xử lý bùn cặn.
Ngoài ra nếu việc xả nƣớc thải vào nguồn tiếp nhận với yêu cầu xử lý ở mức độ
cao thì trong trƣờng hợp này tiến hành bƣớc xử lý bổ sung – xử lý bậc cao sau khi đã
xử lý sinh học.
Trong quá trình xử lý nƣớc thải ở các công trình xử lý khác nhau có tạo ra một
lƣợng lớn các loại cặn: rác ở song chắn rác, cát ở bể lắng cát, cặn tƣơi ở bể lắng đợt 1,
bùn hoạt tính dƣ (hoặc màng vi sinh vật) ở bể lắng đợt 2 … Các loại cặn này cần phải
đƣợc xử lý hợp lý để không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.
2.2.1. Phƣơng pháp xử lý cơ học
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

15


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi

nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Phƣơng pháp xử lý cơ học đƣợc sử dụng để tách các chất không hòa tan và một
phần các chất ở dạng keo ra khỏi nƣớc thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm:
a. Song chắn rác, lưới lọc rác
Dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thƣớc lớn hoặc ở dạng sợi nhƣ giấy, rác, …
đƣợc gọi chung là rác. Rác thƣờng đƣợc chuyển tới máy nghiền rác, sau khi đƣợc
nghiền nhỏ cho đổ trở lại trƣớc song chắn rác hoặc chuyển tới bể phân hủy cặn. Trong
những năm gần đây sử dụng rất phổ biến loại song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa
nghiền rác đối với những trạm xử lý có công suất vừa và nhỏ.

Hình 2.1. Song chắn rác và lƣới lọc rác.
b. Bể lắng cát
Tách ra khỏi nƣớc thải các chất bẩn vô cơ có trọng lƣợng riêng lớn (nhƣ xỉ than,
cát….), chúng không có lợi đối với quá trình làm trong, xử lý sinh hóa nƣớc thải và xử
lý cặn bã cũng nhƣ không có lợi đối với các công trình thiết bị công nghệ trên trạm xử
lý. Cát từ lắng cát đƣa đi phơi khô ở trên sân phơi và sau đó thƣờng đƣợc sử dụng lại
cho những mục đích xây dựng.
c. Bể lắng
Tách các chất lơ lửng có trọng lƣợng riêng khác với trọng lƣợng riêng của nƣớc
thải. Chất lơ lửng nặng sẽ từ từ lắng xuống đáy, các chất lơ lửng nhẹ sẽ nổi lên trên bề
mặt. Cặn lắng và bọt nổi nhờ các thiết bị cơ học thu gom và vận chuyển lên công trình
xử lý cặn. Có các loại bể lắng nhƣ: bề lắng đứng, bể lắng ngang và bể lắng ly tâm.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

16



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Hình 2.2. Bể lắng đứng và bể lắng ly tâm.

Hình 2.3. Bể lắng ngang.
d. Bể vớt dầu mỡ
Thƣờng áp dụng khi xử lý nƣớc thải có chứa dầu mỡ. Đối với nƣớc thải sinh hoạt
khi hàm lƣợng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ thƣờng thực hiện ngay ở bể lắng
nhờ thiết bị gạt chất nổi.
e. Bể lọc
Nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thƣớc nhỏ bằng cách cho nƣớc thải
đi qua lớp vật iệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại nƣớc thải công
nghiệp.
Phƣơng pháp xử lý bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nƣớc thải đƣợc 60% các tạp
chất không hòa tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lƣợng chất lơ lửng và 30 – 35% theo
BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
Trong một số trƣờng hợp các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể
lắng 2 vỏ, bể lắng trong có ngăn phân hủy,… là những công trình vừa để lắng cặn vừa
để phân hủy cặn lắng trong môi trƣờng kỵ khí.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

17


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Nếu điều kiện vệ sinh cho phép thì sau khi xử lý cơ học nƣớc thải đƣợc khử trùng
và xả vào nguồn, nhƣng thƣờng thì xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trƣớc khi
cho qua xử lý sinh học.

Hình 2.4. Bể lọc.
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý hóa học
Phƣơng pháp xử lý hóa học thƣờng đƣợc áp dụng để xử lý nƣớc thải công
nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện địa phƣơng và điều kiện vệ sinh cho phép, phƣơng
pháp xử lý hóa học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ
ban đầu của việc xử lý nƣớc thải.
Phƣơng pháp trung hòa: dùng để đƣa môi trƣờng nƣớc thải có chứa các axit vô
cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH = 6.5 – 8.5. Phƣơng pháp này có thể thực
hiện bằng nhiều cách nhƣ trộn lẫn nƣớc thải chứa axit hoặc kiềm, bổ sung thêm các tác
nhân hóa học, lọc nƣớc qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hòa, hấp phụ khí chứa
axit bằng nƣớc thải chứa kiềm,…
Phƣơng pháp keo tụ: dùng để làm trong và khử màu nƣớc thải bằng cách dùng
các chất keo tụ (phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và
dạng keo có trong nƣớc thải thành những bông có kích thƣớc lớn hơn.
Các chất keo tụ thƣờng dùng là muối nhôm (Al2(SO4)3, Al2(SO4)3.18H2O,
NaAlO2, Al2(OH)5Cl, NH4Al(SO4)2.12H2O); muối sắt (FeCl3, Fe2(SO4)3.2H2O,
Fe2(SO4)3.3H2O, Fe2(SO4)3.7H2O).
Các chất trợ keo tụ thƣờng dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n, dioxit silic
hoạt tính (xSiO2.yH2O),…

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm


18


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Phƣơng pháp ôzôn hóa: là phƣơng pháp xử lý nƣớc thải có chứa các chất hữu cơ
dạng hòa tan và dạng keo bằng ôzôn. Ôzôn dễ dàng nhƣờng oxy nguyên tử cho các tạp
chất hữu cơ.
Phƣơng pháp điện hóa học: thực chất của phƣơng pháp này là phá hủy các tạp
chất độc hại có trong nƣớc thải bằng cách oxy hóa điện hóa trên cực anốt hoặc dùng để
phục hồi các chất quý (đồng, chì, sắt…). Thông thƣờng hai nhiệm vụ phân hủy chất
độc hại và thu hồi chất quý đƣợc giải quyết đồng thời.
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý hóa – lý
Những phƣơng pháp xử lý hóa lý đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình, hấp
phụ, tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng màng, chƣng bay hơi, trích ly, cô đặc, khử hoạt
tính phóng xạ, khử khí, khử mùi, khử muối…
Hấp phụ: dùng để tách các chất hữu cơ và khí hòa tan khỏi nƣớc thải bằng cách
tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tƣơng tác
giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học).
Trích ly: dùng để tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nƣớc thải bằng cách bổ sung
một chất dung môi không hòa tan vào nƣớc, nhƣng độ hòa tan của chất bẩn trong dung
môi cao hơn ttrong nƣớc.
Chƣng bay hơi: là chƣng nƣớc thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay hơi lên
theo hơi nƣớc. Khi ngƣng tụ, hơi nƣớc và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các lớp
riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Tuyển nổi: là phƣơng pháp dùng để loại bỏ các tạp chất ra khỏi nƣớc bằng cách
tạo cho chúng khả năng dễ nổi lên trên mặt nƣớc khi bám theo các bọt khí. Quá trình
tuyển nổi đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp: tuyển nổi bằng phân tán khí, tuyển

nổi chân không và tuyển nổi bằng khí hòa tan.
Trao đổi ion: là phƣơng pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi
ion. Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa nhân tạo.
Chúng không hòa tan trong nƣớc và trong dung môi hữu cơ, có khả năng trao đổi ion.
Tách bằng màng: là phƣơng pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách
dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi qua.
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý sinh học
Thực chất của phƣơng pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi
sinh để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hòa tan có trong nƣớc thải.
SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

19


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Những công trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:
-

Những công trình trong đó quá trình xử lý đƣợc thực hiện trong điều kiện tự
nhiên: cánh đồng tƣới, bãi lọc, hồ sinh học,… thƣờng quá trình xử lý diễn ra
chậm.

Hình 2.5. Hồ sinh học hiếu khí có sử dụng lục bình.
-

Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo,

bể lọc sinh học, bể làm thoáng sinh học (aerotank)… Do các điều kiện tạo nên
bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cƣờng độ mạnh hơn. Quá
trình xử lý sinh học có thể đạt đến hiệu suất khử trùng 99.9% (trong các công
trình trong điều kiện tự nhiên), theo BOD tới 90 – 95%.

Hình 2.6. Bể aeroten và UASB.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

20


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Hình 2.7. Mƣơng oxy hóa và bể lọc sinh học Biophin.
Thông thƣờng, giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể
lắng đặt sau xử lý cơ học gọi là bể lắng đợt I. Bể lắng dùng để tách màng sinh học
hoặc tách bùn hoạt tính gọi là bể lắng đợt II.
Trong trƣờng hợp xử lý sinh học nƣớc thải bằng bùn hoạt tính thƣờng đƣa một
phần bùn hoạt tính quay trở lại (bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh hóa
hiệu quả. Phần bùn còn lại gọi là bùn dƣ, thƣờng đƣa tới bể nén bùn để làm giảm thể
tích trƣớc khi đƣa tới các công trình xử lý cặn bã bằng phƣơng pháp sinh học.
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại
vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và truyền bệnh. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh
học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nƣớc thải trƣớc khi xả vào môi
trƣờng.
2.2.5. Khử trùng nƣớc thải

Khử trùng nƣớc thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nƣớc thải nhằm
loại bỏ vi trùng và vi rút gây bệnh chứa trong nƣớc thải trƣớc khi xả vào nguồn nƣớc.
Quá trình khử trùng nƣớc thải diễn ra ở bể tiếp xúc. Trong trƣờng hợp xử lý nƣớc thải
có sử dụng phƣơng pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên: hồ sinh học, bãi lọc
ngập nƣớc,… thì không cần khử trùng.
Để khử trùng nƣớc thải thƣờng sử dụng Clo và các hợp chất chứa Clo. Có thể tiến
hành khử trùng bằng ozon, tia hồng ngoại,… nhƣng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh
tế.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

21


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

2.2.6. Xử lý bùn cặn của nƣớc thải
Trong quá trình xử lý nƣớc thải bằng bất kì phƣơng pháp nào cũng tạo nên một
lƣợng cặn bã đáng kể (bằng 0.5 – 1% tổng lƣu lƣợng nƣớc thải). Nói chung, các loại
cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nƣớc thải đều có mùi hôi thối khó chịu (nhất là
cặn tƣơi từ bể lắng đợt I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh. Do vậy nhất thiết phải xử lý
cặn bã thích đáng.
Nhiệm vụ xử lý bùn cặn là làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn, ổn định cặn, khử
trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau: bón ruộng, cải tạo đất, san
lấp,…
Rác (gồm các tạp chất không tan kích thƣớc lớn: cặn bã thực vật, giấy, giẻ
lau,…) đƣợc giữ lại ở song chắn rác có thể chở đến bãi rác (nếu lƣợng rác không lớn)

hay nghiền rác và dẫn đến bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Cát từ bể lắng cát đƣợc dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nƣớc và chở đi sử dụng
vào mục đích khác nhƣ san lấp.
Cặn tƣơi từ bể lắng đợt 1 đƣợc dẫn đến bể mêtan để xử lý.
Một phần bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng) từ bể lắng 2 đƣợc dẫn trở lại aeroten
để tiếp tục tham gia quá trình xử lý (bùn hoạt tính tuần hoàn), phần còn lại (bùn hoạt
tính dƣ) đƣợc dẫn đến bể nén bùn để làm giảm độ ẩm và thể tích, sau đó đƣợc dẫn vào
bể mêtan để tiếp tục xử lý.
Đối với các trạm xử lý sử dụng bể Biophin với quá trình vi sinh vật dính bám,
bùn lắng từ bể lắng đợt 2 (đƣợc gọi là màng vi sinh vật) đƣợc dẫn trực tiếp đến bể
mêtan hoặc có thể dẫn về trƣớc bể lắng đợt 1.
Cặn ra khỏi bể mêtan thƣờng có độ ẩm cao (96 – 97%). Để giảm thể tích bùn cặn
và làm ráo nƣớc có thể ứng dụng các công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên nhƣ:
sân phơi bùn, hồ chứa bùn, hoặc trong điều kiện nhân tạo nhƣ: thiết bị lọc chân không,
thiết bị lọc ép dây đai, thiết bị ly tâm cặn… Độ ẩm của cặn sau xử lý đạt 55- 75%.
Để tiếp tục làm giảm thể tích bùn cặn có thể thực hiện sấy bằng nhiệt với nhiều
dạng khác nhau: thiết bị sấy dạng trống, dạng khí nén, băng tải,… Sau khi sấy, độ ẩm
còn 25 – 30% và cặn ở dạng hạt dễ dàng vận chuyển.
Đối với các trạm xử lý nƣớc thải có công suất nhỏ, việc xử lý bùn cặn, việc xử lý
bùn cặn có thể tiến hành đơn giản hơn nhƣ nén bùn và sau đó làm ráo nƣớc ở sân phơi
bùn trên nền cát có hệ thống thu nƣớc bên dƣới.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

22


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi

nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

2.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT ( Nguồn: Lê
Hoàng Nghiêm. Giáo trình môn học Xử lý nước thải, 2016)
Nƣớc từ bể sinh hoạt

Ngăn lắng cát

Song chắn rác

Bể gom

Định kỳ một năm
hút bùn đi bón
cây một lần

Bể điều hòa
kỵ khí

Bể Anoxic
Máy
thổi
khí

Bể hiếu khí FBR
Bùn dƣ
Bể lắng

Dung dịch
Clorine


Bể khử trùng

Thải ra rạch
Tƣ Dinh

Hình 2.8. Trạm xử lý nƣớc thải khu dân cƣ Tân Phong – TP.HCM.

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

23


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

Nƣớc từ bể tự hoại

Bể tiếp nhận

Nƣớc thải
nhà ăn

Bể điều hòa

Bể anoxic

Bể tách dầu

Dòng
tuần
hoàn
Bể phân
hủy bùn

Bể Aerotank

Bể MBBR

Bùn


Máy
thổi
khí

Bể chứa nƣớc

Bể khử trùng
Nguồn tiếp nhận
Cột A, QCVN
14:2008

Tái sử dụng cho tƣới
cây, thảm cỏ, dội toilet

Hình 2.9. Hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt khu Resort công suất 360m3/ngày sử
dụng bể sinh học màng MBBR.


SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

24


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial – chi
nhánh Mỹ Tho công suất 300m3/ngày

CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI
3.1. CÔNG SUẤT CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
Lƣu lƣợng nƣớc thải trung bình ngày đêm của nhà máy là: Qtbngày = 300 m3/ngày.
Lƣu lƣợng trung bình giờ (hệ thống làm việc 16/24).
Qtbgiờ =

=

= 18,8 (m3/h).l

Lƣu lƣợng trung bình giây
Qtbgiây =

= 5,2.10-3 (m3/s) = 5,2 ( l/s)

=

Lƣu lƣợng giờ lớn nhất
Qmaxgiờ = Qtbgiờ


Kch max = 18,8

2,5 = 47 (m3/h).

Trong đó:
-

Kch: hệ số không điều hòa chung của nƣớc thải. Lấy theo quy định ở điều
3.2, bảng 3.1 trang 6 – tiêu chuẩn Xây dựng TCXD 51-2008.
Bảng 3.1. Hệ số không điều hòa chung Kch phụ thuộc vào Qtbgiây

Hệ số không điều hòa
chung Kch

Lƣu lƣợng nƣớc thải trung bình (l/s)
5

10

20

50

100

300

500


1000

Kch max

2,5

2,1

1,9

1,7

1,6

1,55 1,5

1,47

1,44

Kch min

0,38 0,45 0,5

0,55 0,59 0,62 0,66 0,69

0,71

5000


(Nguồn: TCXDVN 51:2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài).
Lƣu lƣợng lớn nhất giây
Qmaxgiây = Qtbgiây

Kch max = 5,2.10-3

2,5 = 0,013 (m3/s).

Lƣu lƣợng nhỏ nhất giờ
Qmingiờ = Qtbgiờ

Kch min = 18,8

0,38 = 7,14(m3/h).

Lƣu lƣợng nhỏ nhất giây
Qmingiây = Qtbgiây

Kch min = 5,2.10-3

SVTH: Trần Trung Khánh
GVHD: PGS. TS. Lê Hoàng Nghiêm

0,38 = 0,00197 (m3/s).

25


×