Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tiểu luận mác lênin 2 VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.16 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
**************

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN 2
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH QUY
LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU
GVHD:
Lớp

:

Nhóm :

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2018


MỤC LỤC


Lời mở đầu......................................................................................................3



Nội dung..........................................................................................................4
Chương I: Cơ sở lý luận chung về quy luật giá trị và quy luật cung cầu........4
Chương II: Vận dụng vào thực tiễn phân tích các quy luật giá trị và quy luật
cung cầu...........................................................................................................8
Kết


luận
.........................................................................................................................
15
Bảng
phân
chia
công
việc
.........................................................................................................................
17
Tài
liệu
tham
khảo
.........................................................................................................................
18








LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi quốc gia thì sản xuất hàng hóa luôn giữ vai trò quan trọng, đây
là một trong những hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi
quốc gia. Sản xuất hàng hóa thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động,
phát triển chuyên môn hóa, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi
vùng, mỗi đơn vị sản xuất, tạo điều kiện cải thiện kỹ thuật, nâng cao trình độ

sản xuất, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy phát triển. Ngoài ra, sản xuất
hàng hóa còn làm cho quá trình giao lưu kinh tế văn háo giữa các địa phương,
các vùng, các nước ngày càng phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao,
phong phú và đa dạng, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do độc lập của cá
nhân.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ
chức kinh tế đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng
hoá ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông lung”, xoá bỏ nền kinh tế
tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế của xã hội. Sản xuất hàng hoá thường chịu tác động của các quy luật kinh
tế chung (như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, quy luật tăng năng suất lao động…), trong đó quy luật
giá trị giữ vai trò cơ sở, chi phối nền sản xuất hàng hoá. Những tác động của
quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá không chỉ có ý nghĩa về mặt lí
luận mà còn có vai trò to lớn trong thực tiễn. Không những thế, trong nền
kinh tế hàng hoá, một mặt hàng nào đó muốn có chỗ đứng trên thị trường thì
trước hết đó phải là hàng có chất lượng tốt, đáp ứng được đúng nhu cầu của
người sử dụng và có giá cả hợp lý. Mỗi người sản xuất hàng hoá đều có thể tự
quyết định các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Nhưng cho dù đó là
mặt hàng gì đi chăng nữa thì người sản xuất đều không thể hoàn toàn quyết
định được giá cả của hàng hoá đó, vì họ phải chịu sự tác động, chi phối của ba
nhân tố: giá trị thị trường của hàng hoá, quan hệ cung- cầu về hàng hoá và sức
mua của đồng tiền trong lưu thông. Trước thực trạng sự phát triển của nền
kinh tế, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Vận Dụng Vào Thực Tiễn
Phân Tích Quy Luật Giá Trị Và Quy Luật Cung Cầu” với mong muốn sẽ có
cách nhìn nhận sâu sắc, toàn diện hơn về các tác động của quy luật giá trị và
quy luật cung cầu trong cuộc sống của chúng ta.



NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ
VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU
1.1.

Quy luật giá trị:

1.1.1.Sản



-











xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra
nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường.
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa:
Phân công lao động xã hội.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giũa những người sản xuất do quan hệ

sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
1.1.2.Lượng giá trị hàng hóa:
Lượng giá trị hàng hóa được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần sản xuất ra để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện trung bình của xã hội.
Nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
Năng xuất lao động
Mức độ phức tạp của lao động
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
Lao động đơn giản
Lao động phức tạp
1.1.3.Quy luật giá trị:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất cuả sản xuất và trao đổi hàng
hoá .Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật
giá trị.
Nội dung và sự vận động của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh
tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Quy luật giá trị đòi hỏi việc
sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết,cụ thể là:
Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động
xã hội cần thiết. Vì trong nền sản xuất hàng hóa, vấn đề đặc biệt quan trọng là






-


-



hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không. Để có thể bán được thì hao phí
lao động để sản xuất ra hàng hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với
mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được. Mức hao phí càng thấp
thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận,
ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản…
Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết,
tức là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai hàng hoá có giá trị sử dụng
khác nhau, nhưng có lương giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau.
Đòi hỏi trên của quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lí, bình
đẳng giữa những người sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị bắt buộc những
người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo yêu cầu hay đòi hỏi của nó
thông qua “ mệnh lệnh” của giá cả thị trường. Tuy nhiên trong thực tế do sự
tác động của nhiều quy luật kinh tế, nhất là quy luật cung cầu làm cho giá cả
hàng hoá thường xuyên tách rời giá trị. Nhưng sự tách rời đó chỉ xoay quanh
giá trị, C.Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị.Trong vẻ đẹp này, giá trị
hàng hoá là trục, giá cả thị trường lên xuống quanh trục đó. Đối với mỗi hàng
hoá, giá cả của nó có thể cao thấp khác nhau, nhưng khi xét trong một khoảng
thời gian nhất định, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của nó. Giá cả thị
trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị là biểu hiện sự hoạt động của quy
luật giá trị.
Tác dụng của quy luật giá trị:
Điều tiết và sản xuất lưu thông hàng hóa: được thể hiện trong hai trường hợp
sau:
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và
lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư
liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác

cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức
lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình
hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc
chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động
ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng
nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng
này.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ
giá thành sản phẩm.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có
mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng
hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy
người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao




phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng
lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp
lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng
suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.
Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ
năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội
không ngừng giảm xuống.
Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa giàu nghèo giữa những người sản
xuất hàng hóa:
Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao

phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có
thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí
thuê lao động trở thành ông chủ. Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa
nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần
thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể
phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời
của chủ nghĩa tư bản.

1.2.

Định nghĩa về cung và các nhân tố ảnh hưởng tới cung:
Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán ra trên
thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng
sản xuất, chi phí sản xuất nhất định.
Lượng cung phụ thuộc vào khả năng sản xuất của từng mặt hàng, phụ thuộc
vào số lượng và chất lượng của các nguồn lực, các yếu tố được sử dụng, năng
suất lao động và khả năng sản xuất mặt hàng đó.
1.1.2. Định nghĩa về cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu:
Cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng mua trong một
thời kì tương ứng với giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế xác định.
1.1.1.







Quy luật cung cầu:





Lượng cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: thu nhập của người tiêu
dùng, sức mua của tiền tệ, giá cả của hàng hoá, lãi suất, thị hiếu của người
tiêu dùng.
1.1.3. Mối quan hệ tác động qua lại giữa cung- cầu với giá cả:
Quan hệ giữa cung và cầu là quan hệ giữa người bán và người mua, giữa
người sản xuất và người tiêu dùng; là những quan hệ có vài trò quan trọng
trong kinh tế hàng hoá. Giá cả được hình thành ngay trên thị trường. Giá trị
thị trường là kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và
người bán. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp được chi
phí và có doanh lợi. Chi phí sản xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá
cả. Còn doanh lợi càng nhiều càng tốt. Đối với người mua, giá cả phải phù
hợp với lợi ích giới hạn của họ. Giá cả thị trường dung hoà cả hai lợi ích của
mua lẫn người bán. Không phải chỉ có giá cả ảnh hưởng tới cung và cầu, mà
quan hệ cung – cầu ảnh hưởng tới việc xác định giá cả trên thị trường. Cung
và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại
cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hoá:
Chỉ có ít hàng hoá nào có cầu thì mới được sản xuất, cung ứng; hàng hoá nào
tiêu thụ được nhiều, nhanh nghĩa là có cầu lớn sẽ được cung ứng nhiều và
ngược lại. Đến lượt mình, cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng
hoá nào được sản xuất cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu sở thích của
người tiêu dùng sẽ được ưa thích hơn, bán chạy hơn, làm cho cầu tăng lên. Vì
vậy, người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu,
sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện các nhu
cầu mới để cải tiến chất lượng, hình thức mẫu mã cho phù hợp. Giá cả được
hình thành ngay trên thị trường. Cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau
mà còn ảnh hưởng tới giá cả: Khi cung bằng cầu, người bán sẽ bán hàng theo

đúng giá trị, giá cả bằng giá trị. Khi cung lớn hơn cầu, người bán phải giảm
giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hoá. Khi cung nhỏ hơn cầu, người bán
có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị.


Chương II
VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN PHÂN TÍCH CÁC QUY
LUẬT GIÁ TRỊ VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU
2.1.
Sự tác động của quy luật giá trị:
2.1.1. Trong điều tiết sản xuất và lưu thông:
Ví dụ về thị trường gạo Việt Nam những năm gần đây là minh chứng cho
tác động điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị. Nhìn lại
quá trình tham gia thị trường gạo thế giới, có thể thấy đến năm 2007 kinh tế
Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng người
nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường lúa gạo thế giới từ
trước đó gần hai thập kỷ. Việt Nam đã trở thành quốc gia cung cấp gạo quan
trọng trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 1989-2008, Việt Nam đã xuất
khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới.
Trong giai đoạn 2006-2010, xuất khẩu gạo đạt gần 27 triệu tấn với tổng giá trị
hơn 10,5 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 2008, trị giá tăng vọt gần 100% so với năm
trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt gần 2,7 tỷ USD, đưa năm
2008 trở thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt con số 2 tỷ
USD. Đặc biệt, trong vòng ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo đã liên tiếp lập
kỷ lục về số lượng và trị giá. Năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên mức
hơn 6 triệu tấn. Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về
cả số lượng và trị giá, với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tỷ USD. Thống kê
của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy từ đầu năm 2011 đến
trung tuần tháng 10-2011, lũy kế xuất khẩu gạo đạt 5,999 triệu tấn, trị giá 2,88
tỉ USD. Theo dự báo của Trung tâm Tin học Thống kê Bộ NN&PTNT, khối

lượng gạo xuất khẩu của năm 2011 ước đạt mức 7,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu
ước đạt 3,7 tỉ USD. Nếu như kịch bản này xảy ra và xuất khẩu gạo của Việt
Nam đạt được đúng như dự báo 7,5 triệu tấn, thì đây sẽ là năm đầu tiên Việt
Nam vươn lên đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo. Có rất nhiều yếu tố
cùng chi phối tác động đẩy khối lượng xuất khẩu và giá gạo lên. Một là lũ lụt
đang đồng loạt xảy ra ở nhiều nước Đông Nam Á gây sụt giảm nguồn cung
trong ngắn hạn. Dự kiến, Thái Lan có thể mất 3 - 5 triệu tấn lúa do lũ lụt; lũ
lụt tại Campuchia, Lào, Philippines và Myanmar cũng có thể gây thiệt hại
thêm 2 – 3 triệu tấn gạo. Hai là, giá gạo xuất khẩu từ Ấn Độ đang tăng lên và
ngày càng khó giao hàng do tình trạng tắc nghẽn tàu tại các cảng. Bốn là, sản


lượng gạo hạt dài của Mỹ giảm khoảng 20 – 30% so với năm 2010 và nước
này đang phải đối phó với vấn đề chất lượng gạo vụ cũ thấp. Sản lượng gạo
vụ mới tại Nam Mỹ, hiện đang gieo trồng, có thể giảm so với năm ngoái do
giá gạo địa phương không khuyến khích nông dân trồng lúa và một số khu
vực trồng lúa tại Nam Mỹ thiếu nước do hiệu ứng La Nina. Nhìn vào thành
công của xuất khẩu gạo trong năm nay ở nước ta, có thể thấy rõ sự tác động
của quy luật giá trị vào nền kinh tế. Xét riêng trong trường hợp này là trong
lưu thông hàng hóa. Do nguồn cung gạo trên thế giới bị thiếu hụt, nhiều nước
muốn nhập khẩu gạo. Giá gạo được đẩy lên cao, những nhà đầu tư sẽ chung
chuyển gạo từ nơi giá thấp đến nơi có giá cao. Làm cho lưu thông hàng hóa
thông suốt, góp phần làm thị trường gạo trên thế giới có sự cân bằng nhất
định. Chính phủ luôn xem lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông
nghiệp - nông thôn, từ đó có những chính sách đầu tư đáng kể cho lúa gạo.
Đặc biệt trong những năm gần đây, chủ trương thu mua tạm trữ để tránh tình
trạng lúa rớt giá mỗi vụ thu hoạch, đảm bảo mức lãi tối thiếu cho người trồng
lúa từ 30% là một cam kết khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với sản
xuất lúa gạo - một ngành hàng với sự tham gia của hàng chục triệu nông dân,
không chỉ có ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, mà còn đóng góp lớn về

kinh tế và tham gia khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là
những biện pháp nhằm điều tiết, tiến tới ổn định thị trường gạo của nhà nước,
vận dụng một cách linh hoạt quy luật giá trị vào nền kinh tế.
2.1.2. Sự cạnh tranh của các “ông lớn” trong ngành sản xuất khoai
tây chiên ở Việt Nam:
Quy luật giá trị cũng có những tác động rất lớn tới nền kinh tế hàng hóa về
phương diện kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Tức là mà các chủ thể
kinh tế luôn tìm cách áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, cải tiến tổ chức
quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Điển hình như
ví dụ của công ty TNHH An Lạc với việc cải tiến trong quy trình sản xuất
bánh snack khoai tây. Tính tới thời điểm năm 2004, trên thị trường Việt Nam
có rất nhiều các công ty cùng phân phối các loại đồ ăn nhẹ, trong số đó không
thể không kể tới loại đồ ăn rất được ưa chuộng, đó là khoai tây chiên thái lát.
Đến năm 2010, khoai tây chiên mang thương hiệu ZonZon với thằng Bờm
cười đã leo lên vị trí đứng đầu trở thành sản phẩm snack được ưa chuộng nhất
trên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là kết quả của quá trình cải thiện liên
tục hệ thống sản xuất của công ty An Lạc. Năm 2004, trên thị trường có rất
nhiều công ty cạnh tranh mặt hàng này, ta có thể kể tới như sản phẩm có tên
Pringer được nhập khẩu toàn bộ bởi công ty P&G hay một sản phẩm khác của
của Kinh Đô hợp tác với nước ngoài sản xuất tại Malaysia mang tên OM. Sản


phẩm của Pringer do một công ty nước ngoài sản xuất, qua khâu môi giới
trung gian là công ty nhập khẩu và chung chuyển về Việt Nam, khiến giá sản
phẩm cao (chi phí lao động cá biệt cao). Còn với sản phẩm OM lúc này do
công ty Kinh Đô trực tiếp liên kết sản xuất nhưng cộng thêm giá trị khi trung
chuyển từ Malaysia về nên giá cả vẫn cao dù đã thấp hơn Pringer. Tóm lại đây
là những sản phẩm không phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam.
Thị trường tiềm năng như Việt Nam tiêu thụ 20 tấn sản phẩm loại này mỗi

năm. An Lạc đã nhận thức rõ rằng một công ty mới thành lập và chỉ là chi
nhánh của Galaxy như An Lạc thì không có đủ tiềm lực kinh tế làm trung gian
nhập khẩu sản phẩm sẵn hay là đầu tư vào một quốc gia thứ 3. Bởi vì kinh phí
mà công ty phải gánh chịu là rất lớn hay lúc này nếu theo cách sản xuất của 2
công ty đã nêu trên đây thì hao phí lao động cá biệt trong công ty sẽ còn có
thể cao hơn hao phí xã hội các công ty bỏ ra, nhất là với kinh đô – một tập
đoàn thực phẩm nổi tiếng Việt Nam. Điều này buộc An Lạc phải lựa chọn
chiến lược nhằm hạ thấp hao phí lao động cá biệt so với lao động xã hội một
cách tối đa. Lúc này, An Lạc đã chọn con đường sản xuất sản phẩm trên chính
Việt Nam để giúp cho sản phẩm ZonZon có thể cạnh tranh với các công ty kia
tránh việc đối đầu dẫn tới thua lỗ và phá sản. Công ty chú trọng vào việc cải
tiến kỹ thuật bao gồm việc đầu tư kỹ thuật máy móc của châu Âu, ông nhanh
chóng đặt hàng dây chuyền chế biến khoai tây cùng việc tiếp thu công nghệ
do các kỹ sư nước ngoài hướng dẫn quá trình lắp đặt và vận hành. Ngoài ra,
ông còn đầu tư thêm khu nguyên liệu rất rộng cộng thêm quá trình chuyển
giao kỹ thuật cho người nông dân trên diện tích cả chục ha, cùng hệ thống kho
đông lạnh lớn nhất trong các nhà sản xuất Việt Nam lúc đó đặt tại Tiên Sơn
(Bắc Ninh). Với việc bao tiêu sản phẩm, trừ cả chi phí sản xuất, người nông
dân vẫn lãi từ 15 đền 20 triệu 1 vụ. Mặt khác, ZonZon cũng tập trung tiết
kiệm chặt chẽ khi gắn vùng nguyên liệu với cơ sở sản xuất, cắt giảm được
lượng chi phí lớn trong khâu vận chuyển. Không những vậy , ZonZon còn tổ
chức một quy trình khép kín, từ quá trính sản xuất nguyên liệu đến chế biến
sản phẩm, cho tới việc quản cáo và phân phối sản phẩm ra thị trường,… Tất
cả đều được vận hành bài bản và chuyên nghiệp. Ngoài ra, công ty còn không
ngừng mở rộng diện tích trồng khoai tây nguyên liệu, đầu tư thêm vào một số
tỉnh khác như Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương,… Việc tăng suất lao động
trong sản xuất luôn được công ty coi trọng ngay từ những ngày đầu tiên bằng
sự hiện đại hóa toàn bộ dây chuyền, từ một nhà máy đầu tiên với 350 người
thì trong đó chỉ có 150 người là trực tiếp tham gia sản xuất, số còn lại hầu hết
là điều khiển quy trình tự động của các công đoạn máy móc. Bằng hàng loạt

phương pháp làm giảm hao phí lao động cá biệt như trên, sản phẩm ZonZon
của An Lạc đã có giá thành thấp nhất trong thị trường, kích thích các công ty
còn lại nhanh chóng áp dụng các phương pháp để cạnh tranh. Tính tới năm


2010, sản phẩm ZonZon của công ty An Lạc đã trở thành sản phẩm khoai tây
chiên được ưa chuộng nhất trên thị trường, bởi giá cả phù hợp với túi tiền của
người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ vậy, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị
trường giờ đây càng thúc đẩy cho quá trình chạy đua giảm chi phí sản xuất
(hay giảm hao phí cá biệt) giữa các nhà sản xuất, giờ đây không chỉ có
ZonZon đầu tư sản xuất nguyên liệu khoai tây trong nước nữa mà đã có các
công ty lớn như Orion Vina với sản phẩm O’star hay PEPSICO với sản phẩm
Poca. Cụ thể, như Orion Vina giờ đây đầu tư trồng gần 80 ha khoai tây trên
cao nguyên Lâm Đồng với quy trình chăm bón và giống khoai tây năng suất
cao được chuyển giao từ Mỹ hay công ty PEPSICO chi nhánh của PEPSI ở
Việt Nam cũng đầu tư các giống khoai tây năng xuất của Trung Quốc và Úc
cho năng suất 20 tấn/ ha trồng trên nền đất Bazan của Lâm Đồng giờ đã vượt
qua năng suất của công ty An Lạc không những vậy công ty còn thực hiện bao
tiêu sản phẩm trong vùng nguyên liệu lên tới 556 tỷ đồng cho khu chế biến
rộng hơn 4ha của mình. Việc giảm hao phí lao động cá biệt xuống dưới lao
động xã hội của công ty An Lạc không những mang lại doanh thu và lợi
nhuận lớn, nâng cao vị thế cho dòng sản phẩm này trên thị trường mà còn
thúc đẩy quá trình cạnh tranh giữa các công ty cùng sản xuất mặt hàng khoai
tây chiên . Tóm lại quá trình tác động của quy luật giá trị này đã làm cho lực
lượng sản xuất trong thị trường khoai tây chiên nói riêng và lực lượng sản
xuất ở Việt Nam nói chung không ngừng phát triển.
2.1.3. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất
hàng hóa thành người giàu người nghèo:
Sự tác động của quy luật giá trị, bên cạnh những mặt tích cực là điều tiết sản
xuất, lưu thông hàng hóa và kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất,

tăng năng xuất lao động, giá thành sản phẩm thì còn có tác động khác, đó là
sự phân hóa thành người giàu, người nghèo. Để làm rõ tác động này, chúng
tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể về sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty dịch vụ
viễn thông Viettel và tập đoàn VNPT. Trước hết, đây là hai thương hiệu lớn
của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông. So về tuổi,
Viettel đến nay được thành lập đúng 22 năm, chỉ bằng một phần ba quãng
đường mà VNPT đã trải qua. Còn nếu xét về những doanh nghiệp sức mạnh
đem tới doanh thu và lợi nhuận quan trọng nhất của hai phía, thì mạng di
động Viettel cũng vừa 7 tuổi, chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone
(17 năm) và VinaPhone (14 năm) đi qua. Thế mà, về sự phát triển và đặc biệt
là doanh thu, đã có chiều hướng tỷ lệ nghịch, Viettel đã đạt mức tăng trưởng
doanh số và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh chóng. Ở một số lĩnh
vực, cụ thể là thông tin di động, Viettel còn đi xa hơn VNPT khi đầu tư ra
nước ngoài như Lào, Campuchia, và đã bắt đầu có nguồn thu. Năm 2008,


Viettel đạt doanh thu 33.000 tỷ đồng, gần tương đương 2 tỷ USD vào lúc đó,
trong khi VNPT đạt đến 55.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,5 tỷ USD,
tính ra doanh thu của Viettel chỉ bằng 60% doanh thu của VNPT. Nhưng đến
năm 2009, kết năm Viettel đạt doanh thu 60.200 tỷ đồng, VNPT đạt 78.600 tỷ
đồng, tỉ lệ đã nâng lên 77%. Về lợi nhuận, Viettel đạt trên 10.000 tỷ đồng, chỉ
còn kém VNPT khoảng 3.000 tỷ đồng. Đây là một bước tiến ngoạn mục của
Viettel trong việc thu hẹp khoảng cách và “đe dọa” tới ngôi đầu của VNPT
trong nhiều chục năm qua. Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với
tốc độ phát triển và những tiềm năng tăng trưởng từ những ngành nghề mới
của Viettel, thế tương quan kèn cựa nhau, thậm chí vượt mặt VNPT, sẽ không
còn xa. Mảng thông tin di động vẫn đóng vai trò chủ lực trong nguồn thu của
cả hai tập đoàn. Trong năm 2009, Viettel di động đạt hơn 40.000 tỷ
đồng/60.200 tỷ đồng tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng khoảng 66%. Trong khi
đó, hai mạng MobiFone và VinaPhone cộng lại đạt khoảng 51.500 tỷ

đồng/76.800 tỷ đồng tổng doanh thu của VNPT, chiếm tỷ trọng 67%. Viettel
Telecom cũng luôn nghiên cứu, thử nghiệm triển khai cung cấp nhiều dịch vụ
mới với chất lượng ngày càng cao cấp, đa dạng có mức giá phù hợp với từng
nhóm đối tượng khách hàng, từng vùng miền… Với chiến lược hướng vào đối
tượng bình dân, Viettel đã không ngừng triển khai các dịch với giá thành hấp
dẫn, luôn có những trương trình khuyến mại, với các gói cước giá rẻ để tạo ra
lợi thế trong cạnh tranh, trong khi đó, hai mạng Mobi Fone và Vina Fone của
VNPT có giá cước cao hơn khá nhiều. Vietel đầu tư xây dựng ngày càng
nhiều các trạm phát sóng trên cả nước để ngày càng nâng cao chất lượng dịch
vụ mạng. Viettel không ngừng mở rộng các hoạt động của mình tại các quốc
gia ở khắp các khu vực trên thế giới. Tháng 2/2009, Viettel chính thức khai
trương mạng di động đầu tiên của hãng tại nước ngoài - mạng Metfone ở đất
nước chùa Tháp Campuchia, sau một năm rưỡi xây dựng hạ tầng mạng rộng
khắp toàn quốc. 8 tháng sau, Viettel tiếp tục khai trương mạng Unitel tại Lào.
Có thể nhận thấy chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel là “đánh” vào
những thị trường khó, những thị trường chưa phát triển, thậm chí là bất ổn về
chính trị và khó khăn về tự nhiên. Điều đó khẳng định rằng Viettel “đánh” ra
nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trường đó. Để làm được
điều đó, Viettel áp dụng chiến lược Đại dương xanh – nghĩa là họ đang tự tạo
ra một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại dương” các dịch vụ
mới ở một vùng đất còn chưa được ai khai phá. Trong khi đó VNPT chỉ chú
trọng vào thị trường trong nước thì Viettel đã có một bước đi đầy táo bạo khi
tìm kiếm cho mình một thị trường mới. Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ
trong sản xuất, nếu biết đầu tư và điều tiết sản xuất hợp lí, sẽ khẳng định được
thương hiệu của mình. Ngược lại, nếu không biết tận dụng nguồn lực của
mình của mình một cách hợp lí, đúng cách có thể dẫn đến việc mất dần


thương hiệu và thua lỗ. Đó chính là quy luật phân hóa giàu nghèo hết sức tự
nhiên trong kinh doanh, dưới tác động của quy luật giá trị.


2.2.

Sự tác động của quy luật cung cầu:

-Với sự điều chỉnh của thị trường, cung và cầu sẽ tăng lên và hạ xuống cho
đến khi chúng cân bằng nhau.
Ví dụ, một công ty chuyên kinh doanh giày cho ra mắt một loại giày thể thao
“hot” được nhiều người ưa chuộng với mức giá 3 triệu đồng. Ban đầu, nhu
cầu thị trường cho loại giày này khá cao vì nó đáp ứng thị hiếu người dùng.
Tuy nhiên, giá của đôi giày lại cao hơn so với giá mà người tiêu sẵn sàng bỏ
ra để mua một đôi giày thể thao. Cho nên, doanh số bán hàng nhanh chóng
giảm sau cơn sốt ban đầu được tạo ra.
Doanh số giảm trong khi số lượng giày cần bán lại quá nhiều. Nhà sản xuất
liên tục hạ giá thành sản phẩm cho đến khi nhu cầu người tiêu dùng tăng trở
lại. Khi lượng cung của hàng hóa bằng với lượng cầu của người dùng. Lúc
này, thị trường đạt trạng thái cân bằng.
-Khái niệm về cung và cầu không chỉ mô tả việc mua và bán hàng hóa, quy
luật cung – cầu còn có thể mở rộng bằng việc mô tả các hành vi kinh tế.
Ví dụ, khi thất nghiệp tăng cao, người thuê lao động sẽ trả cho người lao động
mức lương thấp hơn. Vì lúc này, lượng cung lao động cao hơn số lượng công
việc hiện có. Ngược lại, khi thất nghiệp giảm, nguồn cung lao động giảm,
người thuê lao động sẽ đưa ra mức lương cao hơn để thu hút lao động.
*Tình hình cung cầu ảnh hưởng đến thị trường xi-măng:
Trong những năm gần đây, thị trường xi-măng luôn biến động , sản xuất và
tiêu thụ đều tăng. Mặc dù sản lượng xi-măng của các nhà máy trung ương
tăng 29,4% nhưng nhu cầu tiêu thụ xi măng trong thời gian này tăng mạnh vì
vậy mà giá xi-măng trên các thị trường đã liên tục tăng với tốc độ nhanh.
Điển hình như tại Hà Nội : Giá xi-măng đen PC30 tăng từ 750 đ/kg - 800đ/kg
tăng 6,6%(số liệu tháng 9 năm 2003) . Tại TPHCM : Giá xi-măng đen PC30

tăng từ 870 đ/kg -1000đ/kg tăng 15% (số liệu tháng 9 năm 2003). Nguyên
nhân dẫn đến giá xi-măng tăng cao là do giá nhập khẩu tăng, nhưng nguyên
nhân sâu xa là do mức sống của con người ngày càng cao, nhu cầu xây dựng
ngày càng cao ( đặc biệt là những khu trung tâm công nghiệp lớn như:
TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng ….). Trong khi cung cho thị trường còn hạn chế .
Giá tăng không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập, sức mua có khả năng


thanh toán của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến giá thành, giá bán sản
phẩm, đến hiệu quả, sức cạnh tranh và còn ảnh hưởng đến sự luân chuyển
nguồn vốn đầu tư của xã hội. Chính vì vậy, trước tình hình này mà tổng công
ty xi-măng Việt Nam (VNCC) đã thực hiện một loạt biện pháp nhằm hạ nhiệt
“cơn sốt “ xi-măng. VNCC đã điều chuyển 20.000 tấn xi măng phía Bắc vào
phía Nam và tại Đà Nẵng, Cần Thơ VNCC đã nhập khẩu 656.000 tấn clinker
để sản xuất xi măng , tăng nguồn cung trong những năm này nhằm đáp ứng
nhu cầu xi măng tăng cao trong mùa xây dựng của các khu vực trọng điểm
này . Với những biện pháp trên giá xi măng 6 tháng cuối năm 2003 khá ổn
định . Tại TPHCM : Gía bán lẻ xi măng PC30 duy trì ở mức 940 đ /kg , giảm
6 % so với tháng 6/2003 Tại Hà Nội : Giá bán lẻ xi-măng PC30 thời gian này
phổ biến là 780đ/kg -790đ/kg. Nhìn chung cả năm 2003 giá xi măng tại
TPHCM đã tăng hơn 10% so với năm 2002, tại Hà Nội tăng 3%. Năm 2004
thị trường xi-măng có rất nhiều thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Sản lượng
xi-măng tăng 10-15% so với năm 2003, lên 21,4-22,4 triệu tấn. Nhu cầu tiêu
thụ xi-măng năm 2004 đã tăng 20-22% so với năm 2003 và còn cao hơn sản
lượng hay nói cách khác là lượng cung đã không đủ đáp ứng nhu cầu cho
người tiêu dùng vì vậy mà giá xi-măng ngày càng tăng cao .Để bù đắp sự
thiếu hụt về cung thì các công ty xi-măng sẽ tiếp tục nhập khẩu xi-măng và
clinker để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Theo VNCC trong những
năm tới giá xi-măng sẽ còn tăng hơn nữa khoảng 3%-4%. Từ những năm 90
trở lại đây nhu cầu xây dựng tăng cao, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Do đó

mà nhu cầu về những mặt hàng như xi măng, sắt thép v.v…ngày càng tăng
cao.


KẾT LUẬN
3.1.

Quy luật giá trị:

Như vậy, quy luật giá trị là quy luật kinh tế khách quan, không phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của con người, nhưng con người vẫn có thể vận dụng
được quy luật giá trị vào tổ chức và quản lí nền kinh tế một cách có hiệu quả
theo những mực tiêu xác định. Để phát huy các tác động tích cực, cần đẩy lùi
các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, nhà nước cần nâng cao vai trò
quản lí thông qua quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính, bằng các phương
thức kích thích, giáo dục, thuyết phục và cả cưỡng chế. Cần vận dụng linh
hoạt quy luật giá trị, hiểu rõ những tác động của nó trong nền kinh tế hiện nay.
Đưa ra những phương hướng, giải pháp đúng đắn cho các lĩnh vực, ở từng
thời kì khác nhau.
3.2.

Quy luật cung cầu:

Qua phân tích đánh giá mặt hàng xi măng một lần nữa ta thấy quan hệ cung
cầu tác động mạnh mẽ đến giá cả. Khi cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu thì
giá cả tăng cao, và khi cung dư thừa thì giá cả xuống thấp. Và diều quan trọng
là chúng ta cần phải nắm rõ được tình hình thị trường để cân đối cung cầu hợp
lý, dẫn đến sự bình ổn về giá cả, tránh tình trạng bất bình ổn về giá cả, dẫn
đến các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất cân bằng thị trường, làm sa sút nền
kinh tế. Chính vì vậy khi ta nắm được quy luật luât cung cầu thì cũng góp

phần cho sự thành công trong cạnh tranh kinh tế .
=>Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến sâu sắc từ kinh tế
chỉ huy sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự đổi mới tư duy
kinh tế của Đảng và nhà nước ta thể hiện trong các chính sách và cơ chế
quản lý kinh tế đã phát huy được những động lực to lớn của nền kinh tế mới
đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt sự đổi mới về phát triển kinh tế
cả nhận thức lý luận lẫn công tác điều hành thực tiễn trên lĩnh vực áp dụng
quy luật giá trị định hướng XHCN vào nền kinh tế đã góp phần đáng kể vào


những thành quả kinh tế chung. Thực tiễn những năm qua đã chứng tỏ rằng
quy luật giá trị với những biểu hiện của nó như giá cả , tiền tệ , giá trị hàng
hoá... là lĩnh vực tác động hết sức nhanh nhạy và lớn lao tới đời sống kinh tế
xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về vấn đề
này và đã thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế tuân theo những nội dung
của quy luật giá trị nhằm hình thành và phát triển một nền kinh tế hàng hoá
XHCN đa dạng và hiệu quả và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Cách
duy nhất để có được cơ sở lý luận đúng đắn cho chính sách phát triển kinh tế
ở nước ta là dựa trên nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị, tiếp tục phát triển
nó cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, làm giàu nó bởi chính những thay
đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình. Tóm lại, quá trình phát
triển kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi hỏi gắt gao việc áp dụng đúng đắn
các quy luật kinh tế , trong thời gian qua tuy đôi lúc sự vận dụng đó của nước
ta còn chưa quán triệt nhiều khi là sự quẩn quanh, rập khuông nhưng bên
cạnh đó ta cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định mà nếu tiếp tục phát
huy thì trong tương lai không xa chúng ta sẽ có một nền kinh tế XHCN phát
triển và thịnh vượng.

Trong quá trình làm bài có gì sai sót mong cô bỏ qua.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC TRONG
NHÓM

STT

HỌ VÀ TÊN

NỘI DUNG PHỤ TRÁCH


1

Lê Thị Ngọc Anh




2

Hà Thị Ngọc Hồng





3

Diệp Nữ Lê Hường






4

Lê Thị Mỹ Linh



Lời mở đầu
Sự điều tiết trong sản xuất lưu thông (Vận
dụng)
Quy luật giá trị
Sự cạnh tranh của các “ông lớn” trong
ngành sản xuất khoai tây chiên ở Việt Nam
(Vận dụng)
Quy luật cung cầu
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân
hóa người sản xuất hàng hóa thành người
giàu người nghèo (Vận dụng)
Kết luận
Sự tác động qua lại của quy luật cung cầu
(Vận dụng)


TÀI LIỆU THAM KHẢO










Bài giảng: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-lênin 2
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
(tusach.thuvienkhoahoc.com)
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 (tailieu.tv)
/>%C3%A1_tr%E1%BB%8B
Thông tin tài chính
Báo điện tử VnExpress
Báo tin tức
Tài liệu Ebook(doc.edu.vn)



×