Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu Bài tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng Web pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.54 KB, 11 trang )

Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
PHẦN I.
GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Thương mại điện tử là gì?
a. Khái niệm:
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách
tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại
bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động
thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các
hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi
phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi
Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo
nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ
mạng Intranet của doanh nghiệp).
b.Các đặc trưng của Thương mại điện tử:
- Đế xây dựng khung pháp luật thống nhất cho Thương mại điện tử, chúng ta
cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của Thương mại điện tử. So với các hoạt
động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ
bản sau:
+ Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực
tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
+ Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một
thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện
tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
+ Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch
vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
+ Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin


chính là thị trường

GV: Trần Văn Trung -1- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử:
- Thư điện tử
- Thanh toán điện tử
- Trao đổi dữ liệu điện tử
- Truyền dung liệu
- Bán lẻ hàng hóa hữu hình
3. Lợi ích của Thương mại điện tử:
- Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường
và đối tác
- Giảm chi phí sản xuất
- Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
- Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng
kể thời gian và chí phí giao dịch.
-Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá
trình thương mại.
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
4. Ưu và Nhược điểm của Thương mại điện tử:
a. Ưu điểm:
- Tất cả các công ty đều rất quan tâm tới TMĐT đơn giản vì nó có thể
giúp họ tăng thêm lợi nhuận qua việc tăng lượng bán và giảm chi phí. Quảng
cáo tốt trên Web có thể có được thông báo quảng cáo của các công ty nhỏ tới
người tiêu dùng trên mọi quốc gia trên thế giới.
- Chi phí cho việc sử lý những yêu cầu bán hàng, cung cấp các yêu cầu
hỏi về giá cả, và xác nhận các sản phẩm có sẵn có thể giảm nhờ TMĐT
trong hỗ trợ kinh doanh và quá trình đặt hàng của một doanh nghiệp.
- Năm 1998, Cisco Systems đã bán được 72 sản phẩm thiết bị máy tính của

mình qua Web, bởi không có một dịch vụ khách hàng nào có thể đại diện cho
những hoạt động kinh doanh như thế nên Cisco dự tính rằng họ có thể bớt được
500.000 cuộc gọi mỗi tháng và mỗi năm có thể tiết kiệm được hơn 500 triệu đô
la.

GV: Trần Văn Trung -2- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- TMĐT tăng cơ hội bán cho người bán đồng thời cũng tăng cơ hội mua cho
người kinh doanh cũng như người mua. Các doanh nghiệp có thể dùng TMĐT
trong quá trình mua bán để xác định các đối tác cung và cầu mới. Trong TMĐT
thì thoả thuận về giá cả và chuyển giao các mặt hàng dễ dàng hơn bởi vì Web có
thể cung cấp thông tin cạnh tranh về giá cả rất hiệu quả. TMĐT đẩy mạnh tốc độ
và tính chính xác để các doang nghiệp có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí
cho cả hai bên trong các giao dịch.
- TMĐT cho người kinh doanh nhiều sự lựa chọn hơn là thương mại truyền
thống bởi họ có thể đồng thời biết nhiều loại sản phẩm và các loại dịch vụ từ
nhiều người bán khác nhau luôn sẵn sàng hàng ngày, hàng giờ. Có khách hàng thì
muốn sử dụng một lượng thông tin lớn khi quyết định mua bán trong khi những
người khác không cần nhiều như vậy.
- TMĐT cung cấp cho người kinh doanh cách dễ dàng nhất để tuỳ chỉnh
các cấp độ thông tin trong mua bán. Thay vì phải đợi nhiều ngày để gửi thư từ,
mang theo một quyển mẫu hoặc các trang mô phỏng sản phẩm hoặc thậm chí
nhanh hơn là nhờ vào những giao dịch qua fax, thì người kinh doanh có thể truy
cập ngay vào những thông tin chi tiết trên Web. Với một số sản phẩm như phần
mềm, các audio clip, các hình ảnh thậm chí là có thể được chuyển qua Internet,
giảm được thời gian mà người kinh doanh phải chờ để bắt đầu việc mua hàng.
- Lợi nhuận của TMĐT cũng đã tăng thêm phúc lợi xã hội. Thanh toán
điện tử của việc trả thuế, lương hưu, và phúc lợi xã hội chi phí thấp, an toàn và
nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. Hơn nữa các thanh toán điện tử có thể
kiểm toán và điều hành dễ dàng hơn các thanh toán bằng séc có thể chống thất

thoát và gian lận.
- TMĐT còn có thể đáp ứng được các dịch vụ và các sản phẩm tới những
nơi xa xôi.
b. Nhược điểm:
- Tuy nhiên thì cũng có một số hoạt động kinh doanh không thích hợp
TMĐT. Ví dụ, nhiều thực phẩm nhanh hỏng và các mặt hàng đắt tiền như đồ
trang sức hoặc đồ cổ không thể kiểm tra được một cách xác đáng từ điểm xa theo
các công nghệ mới sẽ được phát minh ra trong tương lai. Tuy nhiên, hầu hết
những bất lợi của TMĐT ngày nay bắt nguồn từ tính chất mới lạ và tốc độ phát
triển nhanh của các công nghệ cơ bản.
- Những bất lợi này sẽ biến mất khi TMĐT hoàn thiện và sẵn sàng hoạt
động và được toàn bộ dân chúng chấp nhận. Nhiều sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi
những nhận xét của khách hàng tiềm năng được trang bị và sẵn sàng mua qua

GV: Trần Văn Trung -3- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
Internet. Ví dụ, nhà kinh doanh tạp phẩm trực tuyến chỉ thực hiện các dịch vụ
giao hàng của mình trong một số thành phố. Do nhiều khách hàng tiềm năng của
Peapop bắt đầu kết nối với Internet và bắt đầu thấy sự tiện lợi của việc mua bán
trực tuyến, nó sẽ có thể mở rộng thêm nhiều khu vực.
- Các doanh nghiệp thường tính toán lợi nhuận thu được trên số lượng các
vụ đầu tư trước khi sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào. Điều đó rất khó thực hiện
trong TMĐT bởi chi phí và lợi nhuận rất khó xác định. Chi phí, là một chức năng
của công nghệ, có thể thay đổi nhanh chóng thậm chí chỉ trong thời gian ngắn
thực hiện các dự án TMĐT do những công nghệ cơ bản đang thay đổi một cách
nhanh chóng.
- Nhiều công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ
được các công nhân có các kỹ năng về công nghệ, thiết kế và quá trình kinh
doanh cần thiết để làm TMĐT có hiệu quả. Một vấn đề khác mà các công ty
muốn kinh doanh trên Internet phải đối mặt đó là khó khăn trong việc thống nhất

cơ sở dữ liệu đang hiện hành và phần mềm xử lý giao dịch được thiết kế cho
thương mại truyền thống thành phần mềm có thể dành riêng cho TMĐT.
- Cùng với các vấn đề về công nghệ và phần mềm, nhiều doanh nghiệp
phải đối mặt với những trở ngại về văn hoá và luật pháp trong TMĐT. Nhiều
người tiêu dùng ở một mức độ nào đó vẫn e ngại việc gửi số thẻ tín dụng trên
Internet, có một số người tiêu dùng khác đơn giản thường hơn có thể thích hợp
được với sự thay đổi và cảm thấy không thoải mái trong việc xem các hàng hoá
trên màn hình máy tính hơn là xem trực tiếp.
- Môi trường pháp lý mà TMĐT được quản lý là các bộ luật hoàn toàn
không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Luật kiểm soát TMĐT được viết ra khi các
tài liệu được ký dự tính hợp lý trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Khi có
nhiều các doanh nghiệp và cá nhân thấy được lợi ích của TMĐT là hấp dẫn, thì
những bất lợi liên quan đến công nghệ và văn hoá này sẽ không còn tồn tại nữa.
5. Thương mại điện tử trong việc Tin học hoá:
- TMĐT ở VN hiện nay mới ở mức sơ khai, chủ yếu giới thiệu DN, gửi,
nhận thông tin, còn khâu quan trọng là thanh toán trực tuyến thì chưa phổ biến.
Có một số dịch vụ khác được cung cấp qua Internet, như may áo dài, quần jean
theo số đo của khách, nhưng chỉ có ít DN thực hiện được. Nhìn chung, thành
công trong TMĐT của một DN phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của tự thân DN đó.

GV: Trần Văn Trung -4- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- Tuy nhiên, những cố gắng đơn lẻ thường không mang lại nhiều hiệu quả.
Trên thực tế, DN trong nước phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng (vốn chủ yếu
là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, thậm chí là các hộ gia đình sản xuất nhỏ). Ví dụ một
nhà hàng ở Hà Nội phải đặt thực phẩm từ các hộ gia đình. Nhà hàng đó có thể có
website, có khả năng giao dịch điện tử, nhưng các hộ gia đình chỉ có thể gọi điện
thoại và giao dịch trực tiếp mà thôi. Vì vậy, để quan hệ trong TMĐT được thông
đồng bén giọt, cần có sự nỗ lực đầu tư từ nhiều phía. DN cần khuyến khích, thúc
đẩy các DN cung ứng đầu vào, các nhà cung cấp dịch vụ trợ giúp (nguyên vật

liệu, vận tải ) ứng dụng TMĐT.
- Hiện nay, số website cho phép đặt hàng và thanh toán trực tuyến chỉ
chiếm 3,2%. Điều đó có nghĩa là nhiều DN đã sẵn sàng làm TMĐT nhưng mối
quan hệ với khách hàng, đặc biệt là với ngân hàng chưa được xử lý phù hợp. Để
phát triển TMĐT trong khi thiếu các điều kiện nền tảng thuận lợi, các DN Việt
Nam cần nỗ lực một cách có hệ thống để tạo được mối liên hệ hữu cơ, cùng có
lợi giữa những thành phần tham gia TMĐT.
- Đối với các DN, việc trả lời thư điện tử một cách đáng tin cậy rất quan
trọng, trong đó cần chú ý yếu tố thời gian. Trả lời ngay trong 24 giờ là yêu cầu rất
bình thường trong giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, DN cần cải thiện việc lưu giữ
hồ sơ, chứng từ, thực hiện công khai minh bạch khi trả lời thắc mắc của khách
hàng với các thông tin, chứng từ về chất lượng hàng hóa, thông tin về kiểm
dịch Muốn vậy, tất cả các quy trình đều phải được tin học hóa để có thể cung
cấp ngay lập tức khi đối tác yêu cầu. Nếu DN có vận dụng giao dịch điện tử
nhưng toàn bộ tổ chức vẫn giao dịch trên giấy thì sẽ mất nhiều thời gian chuyển
thông tin sang dữ liệu điện tử.
- Ngoài ra, muốn vận dụng TMĐT, DN không chỉ đổi mới tư duy mà còn
phải thay đổi cách quản lý theo hướng hiện đại. Nếu luồng thông tin trong DN
phụ thuộc vào quá nhiều đầu mối, chủ DN khó lòng đưa ra quyết sách nhanh
chóng.
- Để phát triển TMĐT trong khi thiếu các điều kiện nền tảng thuận lợi, các
DN Việt Nam cần nỗ lực một cách có hệ thống để tạo được mối liên hệ hữu cơ,
cùng có lợi giữa những thành phần tham gia TMĐT.
6. Các quy định về Thương mại điện tử:
a. Chủ ký điện tử:

GV: Trần Văn Trung -5- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- Chữ ký điện tử (tiếng anh: electronic signature) là thông tin đi kèm theo
dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video ) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ

liệu đó.
- Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ
thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: xác định được người
chủ của một dữ liệu nào đó: văn bản, ảnh, video, dữ liệu đó có bị thay đổi hay
không.
- Hai khái niệm chữ ký số (digital signature) và chữ ký điện tử (electronic
signature) thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn
có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử
bao hàm chữ ký số).
b. Luật thương mại điện tử:
- Thương mại điện tử là một lĩnh vực tương đối mới; ngay tên gọi cũng
có nhiều; có thể gọi là "thương mại trực tuyến" (online trade), "thương mại điều
khiển học" (cybertrade), "kinh doanh điện tử" (electronic business), "thương mại
không có giấy tờ" (paperless commerce, hoặc paper trade); gần đây, tên gọi
"thương mại điện tử" (electronic commerce) được sử dụng nhiều rồi trở thành
quy ước chung, đưa vào văn bản pháp luật quốc tế, dù rằng các tên gọi khác vẫn
có thể dùng và được hiểu với cùng một nội dung.
- Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra
đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới có
"Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành
luật này.
- Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài
chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số
35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân
hàng".
- Ngoài ra có thể Tham khảo Website: www.vietwebpro.com để biết rỏ
hơn về quy định Luật thương mại điện tử.
7. Quan điểm của mình về Thương mại điện tử:


GV: Trần Văn Trung -6- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- Trước sự phát triển đầy tiềm năng của thị trường số hoá và xu hướng toàn cầu về
tự do hoá thương mại, phải khẩn trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển thương mại
điện tử (TMĐT)
- Chấp nhận, phát triển, và ứng dụng TMĐT thông qua các cam kết của khu
vực doanh nghiệp và các hiệp hội buôn bán về duy trì lợi thế cạnh tranh
- TMĐT là các hoạt động kinh doanh được các công nghệ mới về thông tin
và truyền thông hỗ trợ, và biến hoá không ngừng dưới tác động của các công
nghệ mới này. Mạng toàn cầu (Internet) đang nhanh chóng được toàn thế giới
chấp nhận và rồi sẽ trở thành công cụ chủ yếu để tiến hành việc buôn bán cũng
như việc liên lạc trong nội bộ các tổ chức.
- TMĐT dẫn tới cả một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới mẻ, tiến
hành trong một môi trường biến hoá nhanh chóng và không ngừng trên diện rộng
dưới tác động thúc đẩy của các biến đổi rất nhanh về công nghệ. Đặc trưng của
môi trường TMĐT là các rủi ro, các bất trắc, các ''được'' và ''mất'' tiềm tàng.
- Cho đến hiện nay, việc áp dụng Thương mại Điện tử là giải pháp tối ưu
trong việc cạnh tranh bán hàng. Bạn không cần mất nhiều thời gian cho việc giới
thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn vì khách hàng có thể tìm hiểu trên website của
bạn.
- Bạn sẽ không cần phải mất thì giờ, chi phí cho việc vận chuyển, thuyết
phục khách hàng. Website tự động sẽ giúp bạn có một chính sách chăm sóc
khách hàng chu đáo, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ
khách lâu dài. Công việc duy nhất mà bạn phải làm đó là xây dựng một website
có tính tự động hóa cao. Một website đủ mạnh và hiệu quả sẽ giúp bạn qua mặt
các đối thủ cạnh tranh
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại ngày càng được xem
như một động lực phát triển quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Vì thế, thương mại điện tử được

chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm phát triển. Với thương mại điện tử khách
hàng khắp nới trên thế giới có thể mua trực tiếp món hàng của bạn bằng thẻ tính
dụng và tiền sẽ chuyển về tài khoản ngân hàng trong nước của công ty bạn một
cách an toàn & nhanh chóng.
- Thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta sẽ dần trở nên phổ biến. Đây
không phải là dự đoán mơ hồ. Bởi vì, chúng ta đang bắt đầu xây nền cho hoạt
động thương mại điện tử. Và, trong điều kiện để dễ dàng gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới WTO cũng như phát triển giao dịch với thị trường các nước
và đến gần hơn với người tiêu dùng, chắc hẳn việc phát triển TMĐT là tất yếu.
Việc mà chúng ta cần làm hiện nay là có một khung pháp lý phù hợp tình hình
thực tế cũng như có chính sách mở đối với doanh nghiệp và quan trọng là xây
dựng một nền tài chính ổn định và phát triển.

GV: Trần Văn Trung -7- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
PHẦN II
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Ý tưởng:
- Xây dựng một Website bán hàng Điện thoại di động.
- Website được xây dựng dựa trên ý tưởng như sau:
+ Website đơn giản, không phức tạp.
+ Xây dựng 1 website phù hợp với khả năng của mình.
2. Định hướng phát triển trong tương lai:
- Hiện tại chưa được đầu tư và phát triển kĩ càng, cùng với chưa có đủ kiến
thức và kinh nghiệm để xây dựng một Website hoàn chỉnh.
- Xây dựng hoàn chỉnh, phát triển Website ấy với quy mô lớn hơn và có
thể đưa vào sử dụng.
3. Ứng dụng trong thời điểm hiện tại:
- Hiện tại chỉ là xây dựng một Website bán hàng Điện thoại di động nhỏ,
đơn giản, phù hợp với khả năng của mình.

- Website này là một bài tập lớn của môn học “Phát triển ứng dụng web”
và không đưa vào sử dụng.

GV: Trần Văn Trung -8- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
PHẦN III
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
1. Hệ thống quản lý:
a. Giao diện chính:
b. Hệ thống quản lý:
- Dữ liệu do Admin nhập,…
- Đăng ký thành viên mới.
- Đăng nhập,……………
2. Hệ thống người dùng:

GV: Trần Văn Trung -9- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- Đăng ký thành viên.

GV: Trần Văn Trung -10- SV: Phạm Xuân Nhiên
Báo cáo tiểu luận Môn Phát triển ứng dụng web.
- Đăng nhập

GV: Trần Văn Trung -11- SV: Phạm Xuân Nhiên

×