Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Xây dựng website Quản lý Số liên lạc điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài làm dưới đây là của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên
TS.Hoàng Thị Thanh Hà, cùng với sự tham khảo một số tài liệu khác (được nêu ở
phần tài liệu tham khảo). Các thông tin về đơn vị thực tập được cung cấp, giúp đỡ
từ giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng tại đơn vị thực tập và một số sự giúp đỡ
khác từ bạn bè.
Tôi xin cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm trong bài báo cáo chuyên đề tốt
nghiệp này.
Đà Nẵng, ngày 30/04/2014
Trần Thị Minh Phương

1


LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đối với cô hiệu trưởng của trường Tiểu học
Nguyễn Duy Trinh đã tạo điều kiện cho em thực tập ở trường để có thể hoàn thành
bài báo cáo chuyên đề thực tâp cuối khóa. Và em cũng xin chân thành cám ơn giảng
viên hướng dẫn TS.Hoàng Thị Thanh Hà và cô Nguyễn Thị Hồng đã nhiệt tình
hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh
khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được
nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài.................................................................1
3. Sản phẩm và kết quả dự kiến.............................................................................2
4. Đối tượng/địa chỉ ứng dụng đề tài.....................................................................2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG WEBSITE QUẢN LÝ SỔ LIÊN
LẠC ĐIỆN TỬ..........................................................................................................4
1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập................................................................................4
1.1.1 Trường tiểu học Nguyễn Duy Trinh..........................................................4
1.1.2 Sổ liên lạc điện tử.....................................................................................7
1.1.2.1 Khái niệm sổ liên lạc.........................................................................7
1.1.2.2 Sổ liên lạc điện tử..............................................................................7
1.2 Hệ thống website quản lý sổ liên lạc điện tử...................................................9
1.3 Phạm vi ứng dụng của hệ thống.......................................................................9
1.4 Công cụ, kĩ thuật..............................................................................................9
1.5 Một số cơ sở lý thuyết liên quan....................................................................10
1.5.1 Hệ quản trị cở sở dữ liệu SQL Server 2008............................................10
1.5.2 Lập trình ứng dụng web và ngôn ngữ lập trình C Sharp.........................11
1.5.2.1 Lập trình ứng dụng web...................................................................11
1.5.2.2 Ngôn ngữ lập trình C Sharp.............................................................11
3



1.5.3 Phân tích và thiết kế hướng đối tượng....................................................12
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KỂ HỆ THỐNG..................14
2.1 Khảo sát hệ thống..........................................................................................14
2.1.1 Mô tả bài toán xây dựng hệ thống...........................................................14
2.1.2 Quy trình nghiệp vụ................................................................................15
2.1.2.1 Quy trình nghiệp vụ tổng quan........................................................15
2.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ xem điểm trên sổ liên lạc điện tử....................15
2.1.3 Yêu cầu chức năng của hệ thống.............................................................16
2.1.3.1 Chức năng quản lý...........................................................................16
2.1.3.2 Chức năng người dùng.....................................................................16
2.2 Phân tích các tình huống sử dụng..................................................................16
2.2.1 Xác định các tác nhân của hệ thống........................................................16
2.2.2 Biểu đồ trường hợp sử dụng (use case)...................................................16
2.2.3 Mô tả các trường hợp sử dụng................................................................17
2.2.3.1 Đăng nhập........................................................................................17
2.2.3.2 Xem điểm........................................................................................17
2.2.3.3 Góp ý...............................................................................................17
2.2.3.4 Nhập điểm........................................................................................18
2.2.3.5 Trả lời góp ý.....................................................................................18
2.2.3.6 Quản lý lớp học................................................................................18
2.2.3.7 Nhập bảng điểm học sinh.................................................................18
2.2.3.8 Quản lý học sinh..............................................................................18
2.2.3.9 Quản lý............................................................................................18
2.2.3.10 Quản lý tài khoản...........................................................................18
2.2.3.11 Quản lý bảng điểm.........................................................................19
2.2.3.12 Quản lý giáo viên...........................................................................19
2.2.3.13 Quản lý học sinh............................................................................19
2.3 Mô hình hóa các trường hợp sử dụng............................................................19
2.3.1 Biểu đồ tuần tự cho các trường hợp sử dụng...........................................19
4



2.3.1.1 Trường hợp đăng nhập.....................................................................20
2.3.1.2 Trường hợp xem điểm......................................................................21
2.3.1.3 Trường hợp Góp ý............................................................................21
2.3.1.4 Trường hợp nhập bảng điểm học sinh..............................................22
2.3.1.5 Quản lý lớp học................................................................................23
2.3.1.6 Cấp tài khoản...................................................................................23
2.3.1.7 Quản lý giáo viên.............................................................................24
2.3.1.8 Quản lý học sinh..............................................................................24
2.3.1.9 Quản lý bảng điểm...........................................................................25
2.3.2 Biểu đồ lớp mức thiết kế.........................................................................26
2.3.3 Xác định các lớp đối tượng.....................................................................27
2.3.4 Mối quan hệ giữa các lớp đối tượng.......................................................28
2.3.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống........................................................29
2.3.5.1 Năm học...........................................................................................30
2.3.5.2 Học kỳ.............................................................................................30
2.3.5.3 Khối lớp...........................................................................................30
2.3.5.4 Lớp học............................................................................................30
2.3.5.5 Học sinh...........................................................................................31
2.3.5.6 Giáo viên..........................................................................................31
2.3.5.7 Bảng điểm học sinh..........................................................................32
2.3.5.8 Bảng điểm........................................................................................32
2.3.5.9 Tài khoản.........................................................................................33
2.3.5.10 Bảng quyền....................................................................................33
2.3.5.11 Môn học.........................................................................................33
2.3.5.12 Góp ý.............................................................................................34
2.4 Phác thảo một số giao diện............................................................................36
2.4.1 Giao diện đăng nhập...............................................................................36
2.4.2 Giao diện xem điểm................................................................................36

2.4.3 Giao diện góp ý, trả lời góp ý.................................................................36
5


2.4.4 Giao diện nhập bảng điểm học sinh........................................................37
2.4.5 Giao diện quản lý lớp học.......................................................................38
2.4.6 Giao diện cấp tài khoản người dùng.......................................................38
2.4.7 Giao diện quản lý giáo viên....................................................................39
2.4.8 Giao diện quản lý học sinh.....................................................................39
2.4.9 Giao diện quản lý bảng điểm..................................................................40
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBSITE QUẢN LÝ SỔ LIÊN LẠC
ĐIỆN TỬ................................................................................................................. 41
3.1 Xây dựng giao diện cho website sổ liên lạc điện tử.......................................41
3.1.1 Giao diện người dùng.............................................................................41
3.1.2 Giao diện giành cho chức năng quản lý..................................................42
3.2 Xây dựng chức năng......................................................................................43
3.2.1 Chức năng đăng nhập.............................................................................43
3.2.2 Chức năng xem điểm của phụ huynh......................................................44
3.2.3 Chức năng quản lý lớp học của giáo viên...............................................45
3.4 Kết luận.........................................................................................................46
3.4.1 Kết quả đạt được.....................................................................................46
3.4.2

Hạn chế................................................................................................46

3.4.3 Hướng phát triển.....................................................................................46
PHỤ LỤC................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................52
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN...................................................53
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN......................................................54


6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa các lớp đối tượng.........................................................28
Bảng 2.2 Bảng dữ liệu năm học...............................................................................30
Bảng 2.3 Bảng dữ liệu học kỳ.................................................................................30
Bảng 2.4 Bảng dữ liệu khối lớp...............................................................................30
Bảng 2.5 Bảng dữ liệu lớp học................................................................................30
Bảng 2.6 Bảng dữ liệu học sinh...............................................................................31
Bảng 2.7 Bảng dữ liệu giáo viên..............................................................................31
Bảng 2.8 Bảng điểm học sinh..................................................................................32
Bảng 2.9 Bảng chi tiết bảng điểm............................................................................32
Bảng 2.10 Bảng tài khoản........................................................................................33
Bảng 2.11 Bảng quyền.............................................................................................33
Bảng 2.12 Bảng môn học........................................................................................33
Bảng 2.13 Bảng góp ý.............................................................................................34

7


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Địa điểm của trường tiểu học Nguyễn Duy Trinh.......................................4
Hình 1.2 Logo của trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh............................................5
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của nhà trường.....................................................................6
Hình 1.4 Giao diện SQL Server 2008 R2................................................................10
Hình 2.1 Mẫu bảng điểm của học sinh....................................................................14

Hình 2.2 Quy trình nghiệp vụ tổng quan của hệ thống sổ liên lạc điện tử...............15
Hình 2.3 Quy trình xem điểm trên hệ thống website sổ liên lạc..............................15
Hình 2.4 Biểu đồ các trường hợp sử dụng của hệ thống website sổ liên lạc điện tử 17
Hình 2.5 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp đăng nhập...............................................20
Hình 2.6 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp xem điểm................................................21
Hình 2.7 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp góp ý......................................................21
Hình 2.8 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp trả lời góp ý............................................22
Hình 2.9 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp nhập bảng điểm học sinh........................22
Hình 2.10 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp quản lý lớp học.....................................23
Hình 2.11 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp cấp tài khoản cho người dùng...............23
Hình 2.12 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp quản lý giáo viên..................................24
Hình 2.13 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp quản lý học sinh...................................24
Hình 2.14 Biểu đồ tuần tự cho trường hợp quản lý bảng điểm................................25
Hình 2.15 Biểu đồ lớp.............................................................................................26
Hình 2.16 Mô hình quan hệ E - R............................................................................29
Hình 2.17 Mô hình dữ liệu quan hệ.........................................................................35
Hình 2.18 Giao diện đăng nhập...............................................................................36
Hình 2.19 Giao diện xem điểm giành cho phụ huynh..............................................36
Hình 2.20 Giao diện góp ý.......................................................................................36
8


Hình 2.21 Giao diện trả lời góp ý............................................................................37
Hình 2.22 Giao diện nhập điểm học sinh.................................................................37
Hình 2.23 Giao diện quản lý lớp học.......................................................................38
Hình 2.24 Giao diện cấp tài khoản người dùng.......................................................38
Hình 2.25 Giao diện quản lý giáo viên....................................................................39
Hình 2.26 Giao diện quản lý học sinh.....................................................................39
Hình 2.27 Giao diện quản lý bảng điểm..................................................................40
Hình 3.1 Giao diện trang chủ giành cho người dùng chung....................................41

Hình 3.2 Giao diện giành cho chức năng quản lý....................................................42
Hình 3.3 Chức năng đăng nhập...............................................................................43
Hình 3.4 Xem điểm giành cho phụ huynh...............................................................44
Hình 3.5 Chức năng quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm................................45

9


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nội dung

Ý nghĩa

ASP

Active Server Pages

BL

Business Layer

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSS


Cascading Style Sheets

C#

C Sharp

Ngôn ngữ lập trình C#

CRL

The Common Language
Runtime

Môi trường chạy ngôn ngữ
chung

DL

Data Layer

Tầng dữ liệu

D–R

Diagram Relationship

E–R

Entity Relationship


FCL

The .NET Framework Class
Library

Thư viện lớp

PL

Presentation Layer

Tầng giao diện

SQL

Structured Query Language

Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

SMS

Short Message Services

Giao thưc gửi các thông điệp
dạng văn bản

RDBMS

Relational Database
Management System


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ

UML

Unifield Modeling Language

Ngôn ngữ mô hình hóa thống
nhất

Tầng xây dựng

10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là sự phát triển của lĩnh
vực công nghệ thông tin với nhiều ứng dụng thực tế giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống của con người. Một trong những ngành được ứng dụng công nghệ thông tin
vào đó là ngành giáo dục.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục trở nên phổ biến, tuy
nhiên, theo khảo sát tại một số trường tiểu học thì việc sử dụng website để quản lý
tình hình học tập của học sinh còn hạn chế, giáo viên chủ nhiệm liên hệ với phụ
huynh còn thông qua giấy mời, kết quả học tập được thông báo vào dịp họp phụ
huynh cuối kì, điều này làm giảm sự giám sát của phụ huynh đối với việc học tại
nhà của học sinh. Vì lý do này em muốn thực hiện chuyên đề xây dựng một website
với các chức năng quản lý sổ liên lạc điện tử góp phẩn cho công việc quản lý điểm
của học sinh, giúp phụ huynh cập nhật điểm được nhanh chóng, đồng thời góp phần
tạo mối quan hệ thân thiện giữa phụ huynh và trường học.


2. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài
 Tính cấp thiết của đề tài: Xây dựng website Quản lý Số liên lạc điện tử cho
học sinh giúp cho phụ huynh có thể theo dõi được tình hình học tập của con em,
giúp nhà trường và phụ huynh có sự trao đổi phương pháp học tập giúp cải thiện
tình hình học tập của học sinh.
 Mục tiêu:
- Khảo sát thực tế: hiểu được quy trình làm điểm tại trường tiểu học, mong
muốn của giáo viên, phụ huynh.
- Phân tích hệ thống: hệ thống gồm có chức năng người dùng và chức năng
quản trị.
- Thiết kế các chức năng: Chức năng sổ liên lạc điện tử sẽ được giáo viên cập
nhập điểm theo các lần kiểm tra thường xuyên trong một năm học, tổng kết điểm
theo học kỳ; chức năng đăng tin tức; chức năng xem điểm dành cho phụ huynh
(được xem, góp ý, không được xóa, sửa); chức năng cập nhập điểm cho học sinh
(giành cho giáo viên cập nhập điểm); chức năng quản lý dành cho nguời quản lý
website (quản lý giáo viên, quản lý học sinh,..)
1


- Cài đặt một số phần mềm phục vụ cho việc xây dựng hệ thống (SQL Server
2008, Visuai Studio.NET 2010,…)

3. Sản phẩm và kết quả dự kiến
Website quản lý sổ liên lạc điện tử cho học sinh

4. Đối tượng/địa chỉ ứng dụng đề tài
Trường tiểu học Nguyễn Duy Trinh – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng

2



TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Chuyên đề Xây dựng hệ thống website quản lý Sổ liên lạc của hệ thống được
thực hiện với nội dung được tóm lượt trong ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống website quản lý sổ liên lạc điện tử, nội dung
trong chương một giới thiệu tóm tắt về đơn vị thực tập, giới thiệu về sổ liên lạc điện
tử, giới thiệu về hệ thống sẽ xây dựng và một số cơ sở lý thuyết liên quan đến việc
thực hiện chuyên đề.
Chương 2: Khảo sát, phân tích và thiết kế hệ thống gồm các nội dung về khảo sát
nghiệp vụ, phân tích và thiết kế hệ thống website sổ liên lạc điện tử để đáp ứng các
yêu cầu của người sử dụng hệ thống.
Chương 3: Xây dựng hệ thống website sổ liên lạc điện tử, từ các nội dung của
chương hai ta tiến hành lập trình xây dựng các giao diện, và các chức năng của hệ
thống.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG WEBSITE QUẢN LÝ
SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ
Trong chương 1 trình bày về đơn vị thực tập, giới thiệu về sổ liên lạc điện tử và
một số cơ sở lý thuyết liên quan trong quá trình làm chuyên đề.

1.1 Giới thiệu đơn vị thực tập
1.1.1 Trường tiểu học Nguyễn Duy Trinh
Trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh thuộc Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Quận
Ngũ Hành Sơn – Tp Đà Nẵng


Hình 1.1 Địa điểm của trường tiểu học Nguyễn Duy Trinh
- Địa chỉ: 12 Chu Cẩm Phong – Phường Hoà Hải – Quận Ngũ Hành Sơn – Tp Đà
Năng
- Điện thoại: 05113847423
- Email:
- Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Ánh Hoa
- Tổng số cán bộ – giáo viên – công nhân viên: 35
- Tổng số học sinh: 553
- Có 5 khối/15 lớp

4


Hình 1.2 Logo của trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh
Một số hình ảnh hoạt động tại trường:

5


Giới thiệu về tổ chức nhà trường:

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của nhà trường
Ban giám hiệu: Phạm Thị Ánh Hoa (Hiệu trưởng); Nguyễn Thị Tuyết
Nhung (Phó hiệu trưởng)
Tổ 1: Trần Thị Thanh Thủy (Tổ trưởng), Nguyễn Thị Thậm, Võ Thị Quyên,
Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thi, Nguyễn Thị Hồng Loan.
Tổ 2: Trần Thị Thanh Phương (Tổ trưởng), Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê
Thị Huệ Thiện, Nguyễn Thị Thương, Trần Thị Hải Thảo, Nguyễn Thị Sáo.
Tổ 3: Trần Thị Kim Anh (Tổ trưởng), Chu Thị Lan, Đoàn Thị Kiều Oanh,
Nguyễn Thị Hồng (1979), Nguyễn Thị Trang, Trần Thị Hiền

Tổ 4-5: Lê Thị Ngọc Cẩm (Tổ trưởng), Lê Thị LẪm, Nguyễn Thị Hồng
(1984), Vũ Mạnh Hà, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Thu Quỳnh,
Mai Thị Thu Thanh, Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tổ văn phòng: BùiThị Phương Loan (Tổ trưởng), Phạm Thị Hoa, Hồ Thăng
Trưng, Mai Thị Diệu Hương, Hồ Thị Lệ.

6


1.1.2 Sổ liên lạc điện tử
1.1.2.1 Khái niệm sổ liên lạc
Mỗi học sinh có một bộ hồ sơ lưu trữ tại trường chứa thông tin về toàn bộ quá
trình học một cấp của mình được gọi là học bạ
Sổ liên lạc giúp phụ huynh xem kết quả quá trình học tập của con mình theo từng
học kì.

1.1.2.2 Sổ liên lạc điện tử
a) Khái niệm
Sổ liên lạc điện tử giúp phụ huynh xem kết quả quá trình học tập của con mình
theo từng học kì thông qua phương tiện Internet hoặc tin nhắn SMS.
“Sổ liên lạc điện tử là Cổng thông tin kết nối Nhà trường - Giáo viên - Phụ huynh
qua tin nhắn SMS và Internet nhằm mục đích tạo ra sự tương tác hiệu quả giữa nhà
trường và gia đình trong giáo dục học sinh”.
b) Lợi ích của số liên lạc điện tử
“Với sổ liên lạc này nhà trường có thể thông báo nhanh chóng đến Phụ huynh
nhanh nhất - Hiệu quả nhất các vấn đề như: Thông tin về lớp học, về điểm của học
sinh, nhận xét của giáo viên về sự có mặt, thái độ tham gia học sinh trong giờ học,
tình trạng sức khỏe học sinh. Đồng thời, phụ huynh cũng có thể gửi ý kiến phản hồi
tới nhà trường, giáo viên, có thể liên tục cập nhật kết quả học tập cũng như các vấn
đề xảy ra, những thông báo của nhà trường về con em mình. Đây là hình thức liên

lạc phù hợp với mọi cấp học, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học cơ sở và phổ
thông trung học, là một thuận lợi lớn giúp giáo viên, phụ huynh có một quá trình
liên tục theo dõi sự trưởng thành của con em mình mà không một hệ thống giấy tờ,
sổ sách nào có thể dễ dàng mang lại. Nhất là trong thời đại các ông bố bà mẹ đều
bận rộn với công việc, ít có thời gian cho con cái thì sổ liên lạc điện tử đã giúp họ
nắm vững về con hơn.
Như vậy, sổ liên lạc điện tử có rất nhiều tiện ích. Nó giúp sự liên lạc giữa nhà
trường và gia đình thường xuyên, kịp thời hơn và quản lý trẻ chặt chẽ hơn. Mang lại
sự yên tâm cho các bậc cha mẹ có con ở tuổi đến trường. Để từ đó kịp thời có
những phương pháp giáo dục, điều chỉnh con hợp lý.”

7


c) Những tồn tại của sổ liên lạc điện tử
“Tuy nhiên, dù có tiện ích tới đâu cũng không có gì thay thế được hoàn toàn vai
trò của bố mẹ trong việc quản lý và giáo dục con. Các bậc phụ huynh không nên
quá lạm dụng hình thức liên lạc này bởi:
Thứ nhất: việc các bậc phụ huynh thường xuyên được cập nhật thông tin về con
mình cũng gây ra áp lực cho cả cha mẹ và trẻ. Cha mẹ sẽ ngày nào cũng ngóng tin
nhắn từ nhà trường trong tâm trạng lo lắng không hiểu hôm nay con mình có gây ra
tội lỗi gì không? Một số phụ huynh chia sẻ, đang họp nhận được tin nhắn hôm nay ở
trường con mình giấu sổ đầu bài của lớp vào thùng rác, thế là cả buổi sáng chị chỉ
nghĩ một việc là về sẽ phạt con thế nào mà không thể tập trung viết báo cáo cho
cuộc họp ngày mai. Còn trẻ thì luôn có cảm giác bị theo dõi. Nhất cử nhất động của
chúng đều bị báo cho gia đình. Mà tuổi học trò thường hiếu động, đôi khi chỉ vì
chúng ngứa chân đá bạn này hay trêu bạn nọ, thế là bị quy tội đánh nhau. Nếu lúc
nào cha mẹ cũng nhăm nhăm phê bình con cái từ những tin nhắn ấy, sẽ mang lại cho
con cảm giác khó chịu, ức chế, không thoải mái và đương nhiên trẻ không tập trung
cho việc học. Đó là chưa kể nếu điểm tốt thì không sao, điểm xầu, nhiều ông bố bà

mẹ không kiềm chế được sẽ trút giận lên con cái. Như thế, lợi chưa thấy đâu, chỉ
thấy bầu không khí căng thẳng trong gia đình.
Thứ hai: sổ liên lạc điện tử dù giao tiếp rất nhanh, dễ dàng nhưng nếu ỷ lại vào
hình thức liên lạc này thay cho sổ liên lạc truyền thống, cha mẹ sẽ có ít cơ hội được
gặp trực tiếp thầy cô. Ít cơ hội được trao đổi thông tin với các bậc phụ huynh khác.
Việc đến trường dự họp phụ huynh và nhận sổ liên lạc tuy có thể là mất thời gian
với một số người song có lẽ chính những cuộc gặp gỡ ấy, các bậc phụ huynh có điều
8


kiện trao đổi phương pháp dạy con hay chia sẽ với nhau về sự thay đổi tâm sinh lý
của lứa tuổi muốn nổi loạn này. Điều mà sổ liên lạc điện tử không làm được.
Thứ ba: Sổ liên lạc điện tử tốt cho các gia đình có con học khá giỏi, ý thức tốt
nhưng lại chưa hẳn đã có tác dụng tích cực với những gia đình mà con cái học yếu,
rèn luyện kém. Ngày nào cũng nhận được tin nhắn báo tội này lỗi nọ của con sẽ tạo
cho trẻ tâm lý: đằng nào cũng có tội, cho có tội một thể. Và hoặc là chúng sẽ vi
phạm nhiều hơn. Hoặc chúng sẽ lì ra bởi quen nghe những lời mắng mỏ của cha mẹ.
Quản lí con một cách chặt chẽ bằng sổ liên lạc điện tử, thiết nghĩ là điều cần
thiết. Nhưng vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái vẫn là yếu tố quan trọng
đặt lên hàng đầu. Đừng vì quá đặt niềm tin vào một hình thức quản lý hiện địa nào
đó mà bố mẹ quên đi nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục con cái. Chỉ khi nào
hiểu rõ như thế, thì sổ liên lạc điện tử mới thật sự có hiệu quả”.

1.2 Hệ thống website quản lý sổ liên lạc điện tử
Hệ thống website quản lý sổ liên lạc điện tử được xây dựng qua giao diện web
bao gồm chức năng giúp cho phụ huynh xem điểm, phản hồi ý kiến và xem các
thông báo của trường, chức năng cập nhật điểm, cập nhật nhận xét đánh giá giành
cho giáo viên, và chức năng về thông tin của giáo viên cũng như học sinh.
Ngoài ra, hệ thống này còn giúp cho nhà trường có thể đưa các thông tin quảng
bá về trường, giới thiệu hình ảnh, thành tích của nhà trường thông qua hệ thống

Internet, giúp mọi người có sự an tâm và tin tưởng khi cho con em nhập học tại
trường.

1.3 Phạm vi ứng dụng của hệ thống
 Phạm vi không gian: Ứng dụng hệ thống quản lý sổ liên lạc điện tử cho phụ
huynh học sinh, giáo viên đang giảng dạy tại trường Tiểu học Nguyễn Duy Trinh –
Quận Ngũ Hành Sơn – Tp Đà Nẵng
 Phạm vi thời gian: Nếu hệ thống này hiệu quả có thể ứng dụng cho các
trường tiểu học trong tương lai.

1.4 Công cụ, kĩ thuật
Hệ thống website sổ liên lạc điện tử được xây dựng bằng các công cụ, kỹ thuật
như sau
- MS SQL Server 2008 là một hệ quản trị CSDL nhiều người dùng
9


- Visual Studio 2010 là một công cụ của Microsof giúp xây dựng kiến trúc
website, lập trình các chức năng của hệ thống bằng ngôn ngữ C#
- Phần mềm Photoshop, CSS để xây dựng các giao diện hình ảnh cho hệ
thống website
- Phần mềm Enterprise Architect để vẽ các biểu đồ phân tích thiết kế hướng
đối tượng (UML).

1.5 Một số cơ sở lý thuyết liên quan
1.5.1 Hệ quản trị cở sở dữ liệu SQL Server 2008
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm được thiết kế nhằm mục
đích quản trị và khai thác một số lượng lớn các tập hợp dữ liệu với khối lượng lớn
có thể tăng lên rất nhanh.
SQL (Structured Query Language: ngôn ngữ vấn tin có cấu trúc) là một hệ thống

quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System –
RDBMS) nhiều người dùng kiểu Client/Server. SQL Server sử dụng ngôn ngữ lập
trình và truy vấn cơ sở dữ liệu Transact – SQL, với Transact – SQL bạn có thể truy
xuất dữ liệu, cập nhật là quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu.
SQL Server 2008 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (RDBMS) sử dụng
Transact - SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và SQL Server computer.
Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý
dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.

10


Hình 1.4 Giao diện SQL Server 2008 R2

1.5.2 Lập trình ứng dụng web và ngôn ngữ lập trình C Sharp
1.5.2.1 Lập trình ứng dụng web
Web là các dịch vụ phân tán cung cấp các thông tin Multimedia dựa trên
hypertext
 Phân tán: thông tin được đặt trên nhiều máy chủ khắp thế giới
 Multimedia: thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh,…
 Hypertext: là kỹ thuật được sử dụng để truy cập thông tin.
Kỹ thuật lập trình ứng dụng web theo kiến trúc 3 tầng (3-Tiers Architechture) hay
còn gọi là mô hình 3 lớp, trong đó các thực thể phần mềm được tổ chức thành 3
tầng chính như sau:
 Tầng giao diện (Presentation Layer – PL): giao tiếp trực tiếp với người sử
dụng để thu thập dữ liệu; hiển thị kết quả/dữ liệu lên màn hình; đóng gói và gửi dữ
liệu người dùng xuống BL.
 Tầng nghiệp vụ (Business Layer – BL): được xem như là cầu nối giữa hai tầng
PL và DL; tiếp nhận các yêu cầu từ PL, hoàn thiện yêu cầu và gửi tiếp xuống DL để
truy cập CSDL.

 Tầng dữ liệu (Data Layer – DL): thực hiện các yêu cầu từ BL gửi xuống bao
gồm các hoạt động tương tác với CSDL vật lý.

1.5.2.2 Ngôn ngữ lập trình C Sharp
a) Kiến trúc .NET Framework
.NET Framework có hai thành phần chính:
CRL (The Common Language Runtime): môi trường chạy ngôn ngữ chung
gồm các chức năng như quản lý bộ nhớ, thực thi mã lệnh, quản lý ngoại lệ…
FCL (The .NET Framework Class Library): thư viện lớp gồm rất nhiều tập
hợp dữ liệu hướng đối tượng có thể sử dụng lại. Sử dụng thư viện này có thể phát
triển các ứng dụng dòng lệnh, ứng dụng Winform, ứng dụng Webform, ứng dụng
Mobile, dịch vụ Web Service.
11


b) Ngôn ngữ lập trình C Sharp
Ngôn ngữ lập trình C Sharp (C#) là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phát
triển từ ngôn ngữ C và C++. Ngôn ngữ C# được phát triển và chạy trong môi trường
Microsoft .NET Framework.
c) Visual Studio.NET
Visual Studio.NET gồm 2 thành phần: Framework và Integrated Development
Environment – IDE, cho phép các lập trình viên khi xây dựng các ứng dụng có thể
lựa chọn sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nhưg Visual C++.NET, Visual
C#.NET… trong cùng một môi trường phát triển IDE thống nhất trên kiến trúc
.NET Framework.
IDE cung cấp một môi trường phát triển trực quan, giúp các lập trình viên có thể
dễ dàng và nhanh chóng xây dựng giao diện cũng như viết mã lệnh cho các ứng
dụng dựa trên nền tảng .NET. Nếu không có IDE chúng ta cũng có thể dùng một
trình soạn thảo văn bản bất kỳ, ví dụ như Notepad để viết mã lệnh và sử dụng
command line để biên dịch và thực thi ứng dụng. Tuy nhiên việc này mất rất nhiều

thời gian, tốt nhất chúng ta nên dùng IDE để phát triển các ứng dụng.
ASP.Net là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía server dựa trên
nền tảng của Microsoft .Net Framework. ASP.Net sử dụng phong cách lập trình tách
code riêng và giao diện riêng.

1.5.3 Phân tích và thiết kế hướng đối tượng
UML (Unifield Modeling Language) ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất là một
ngôn ngữ để biểu diễn mô hình theo hướng đối tượng được xây dựng bởi ba tác giả
James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson với chủ đích là:
 Mô hình hóa các hệ thống sử dụng và các khái niệm hướng đối tượng
 Thiết lập một kết nối từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô
hình hóa
 Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp, có nhiều
ràng buộc khác nhau
 Tạo một ngôn ngữ mô hình hóa có thể sử dụng được bởi người và máy.
12


Ngôn ngữ UML bao gồm một loạt các phần tử đồ họa (graphic element) có thể
được kết hợp tạo ra các biểu đồ. Bởi đây là một ngôn ngữ nên UML cũng có các
nguyên tắc để kết hợp các phần tử đó.

13


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KỂ HỆ THỐNG
Trong chương 2 trình bày về bài toán xây dựng hệ thống website sổ liên lạc điện
tử, phân tích và thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng theo yêu cầu bài toán đã
được đặt ra.


2.1 Khảo sát hệ thống
2.1.1 Mô tả bài toán xây dựng hệ thống
Hoạt động của hệ thống website sổ liên lạc điện tử được mô tả như sau:
Khi phụ huynh muốn xem điểm thì phải đăng nhập với tên đăng nhập và mật
khẩu được nhà trường cung cấp. Hệ thống sau khi được xác nhận đã đăng nhập thì
cho phụ huynh được thực hiện các quy trình đã được phân quyền (xem điểm, góp ý,
xem thông báo).
Giáo viên cập nhập điểm cho học sinh thì phải đăng nhập với tên đăng nhập và
mật khẩu đã được nhà trường cung cấp. Hệ thống sau khi xác nhận đăng nhập thành
công thì cho phép giáo viên thực hiện các thao tác đã được phân quyền.

14


Hình 2.1 Mẫu bảng điểm của học sinh

15


×