Tải bản đầy đủ (.doc) (314 trang)

Đối chiếu nhóm động từ chuyển động đa hướng anh việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 314 trang )



VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG
ĐA HƢỚNG ANH – VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------------

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

ĐỐI CHIẾU NHÓM ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG
ĐA HƯỚNG ANH – VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học So sánh – Đối chiếu
Mã số: 9222024

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG SỬU
2. PGS. TS PHẠM TẤT THẮNG

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Huyền

i


MỤC LỤC

ii


MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN..6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................... 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới.......6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam.......9
1.2.Cơ sở lí luận................................................................................................... 11

1.2.1. Phạm trù từ loại động từ........................................................................ 11
1.2.2. Khái niệm cụm từ.................................................................................. 26
1.2.3. Nghĩa của từ.......................................................................................... 28
1.2.4. Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ..............................38
1.2.5. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.................................................40
1.3 Tiểu kết........................................................................................................... 42
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ
CHUYỂN ĐỘNG ĐA HƯỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT....43
2.1.Dẫn nhập........................................................................................................ 43
2.2.Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt.......................................................................................................... 43
2.2.1 Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh. 43
2.2.2. Đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Việt...49
2.2.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................... 55
2.3.Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt.......................................................................................................... 57
2.3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Anh ...57
2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Việt. 67
2.3.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................................... 73
2.4 Tiểu kết........................................................................................................... 88
Chương 3: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG ĐA
HƯỚNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT..........................................90

ii



3.1 Dẫn nhập........................................................................................................ 90
3.2.Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................90
3.2.1. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh..................................................................................................90
3.2.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Việt..................................................................................................98
3.2.3. Đối chiếu hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong tác
phẩm văn học tiếng Anh và tiếng Việt.......................................................... 104
3.3.Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ tiếng Anh
và tiếng Việt........................................................................................................ 106
3.3.1. Khái niệm về thành ngữ...................................................................... 106
3.3.2. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Anh...................................................................................................... 107
3.3.3. Hoạt động của động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Việt...................................................................................................... 125
3.3.4 Đối chiếu khả năng hoạt động của động từ chuyển động đa hướng
trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt........................................................ 135
3.4 Tiểu kết......................................................................................................... 146
KẾT LUẬN........................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ NỘI DUNG LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 152

ii


3



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Số lượng và tỷ lệ động từ cụm (phrasal verbs) của động từ chuyển động đa
hướng tiếng Anh.............................................................................................45
Bảng 2.2 Phân bố số lượng nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng tiếng Anh
và tiếng Việt....................................................................................................74
Bảng 3.1. Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong tác phẩm văn
học tiếng Anh..................................................................................................91
Bảng 3.2 Tần số xuất hiện của động từ chuyển động đa hướng trong các tác phẩm
văn học tiếng Việt...........................................................................................98
Bảng 3.3. Số lượng thành ngữ có chứa động từ chuyển động đa hướng trong tiếng
Anh và tiếng Việt..........................................................................................136
Bảng 3.4. Hoạt động nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong thành ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................................137

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT

Động từ

ĐTCĐ

Động từ chuyển động

ĐTCĐĐH

Động từ chuyển động đa


hướng TĐTA

Từ điển tiếng Anh

TĐTV

Từ điển tiếng Việt

TV

Tiếng Việt

TA

Tiếng Anh

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
tài

1


1.1. Trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ là từ loại thực từ cực kỳ phức
tạp xét trên phương diện ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Tính phức tạp ấy có nguồn
gốc từ bản chất ngữ nghĩa của từ loại này. Ở bậc khái quát nhất, ý nghĩa của động từ
là ý nghĩa vận động; động từ chỉ ra hành động, trạng thái như một quá trình của các

đối tượng, sự vật, hiện tượng nằm trong phạm trù thực thể có thể diễn đạt bằng
danh từ. Trong hoạt động hành chức, động từ có chức năng chủ yếu làm vị ngữ trong
câu. Đồng thời động từ có khả năng kết hợp rất đa dạng, phong phú, có thể đảm
nhận và chi phối nhiều thành phần cú pháp quan trọng trong câu. Do đó, đối chiếu
đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ loại động từ nói chung, một nhóm động từ
nói riêng, trong các ngôn ngữ thuộc loại hình khác nhau là hướng nghiên cứu thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2. Ở nhiều ngôn ngữ, các động từ chuyển động có những đặc điểm
ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng biệt, tạo thành một phạm trù riêng trong nội bộ
động từ. Trong nhiều ngôn ngữ châu Âu, nhóm động từ này đã được các nhà
ngôn ngữ học nghiên cứu từ rất lâu, chủ yếu tập trung vào bình diện ngữ pháp,
khả năng kết hợp, đặc điểm ý nghĩa trong quan hệ với các thành phần khác
trong câu. Trong tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động hình thành
một danh sách dài và đa dạng. Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của
chuyển động (như đi, chạy, nhảy, bay, bò, leo, trượt,...), có một nhóm động từ
chuyển động có nội dung ngữ nghĩa khá đặc biệt. Đó là các động từ chuyển động
bao hàm cả hướng chuyển động trong nội dung ngữ nghĩa của chúng, như: ra,
vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới, về,... Nhóm động từ chuyển động này trong
tiếng Việt đã được Nguyễn Lai (1990) nghiên cứu sâu và toàn diện [44]. Tuy
nhiên, các động từ trong tiếng Việt chỉ các dạng chuyển động bao hàm theo các
hướng khác nhau (được gọi là các động từ chuyển động đa hướng) lại chưa
được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống. Mặc dù đã có những
nghiên cứu về động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt,
nhưng các nghiên cứu này phần nhiều mới chỉ tập trung vào miêu tả, phân tích
chúng trong từng ngôn ngữ riêng lẻ. Nhìn chung, chưa có nhiều các công trình
nghiên cứu đối chiếu động từ trong tiếng2 Anh và tiếng Việt nói


chung, đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện,
có hệ thống về nhóm động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng

Việt. Việc nghiên cứu đối chiếu này nếu thực hiện tốt có thể được xem như là
một mẫu về cách thức đối chiếu có thể áp dụng sang các tiểu nhóm động từ
khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các động từ chuyển động đa hướng này
trong hai ngôn ngữ là cần thiết.
1.3. Nghiên cứu đối chiếu một nhóm động từ cụ thể của hai ngôn ngữ
thuộc loại hình khác nhau như tiếng Anh và tiếng Việt, ngoài ý nghĩa lí luận như
được chỉ ra cụ thể ở mục 6 dưới đây còn giúp ích cho việc giảng dạy tiếng Anh,
tiếng Việt như một ngoại ngữ, trong công tác biên dịch, biên soạn giáo trình và
biên soạn từ điển đối chiếu.
Từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Đối chiếu nhóm động
từ chuyển động đa hướng Anh - Việt" cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định rõ được những điểm giống nhau
và khác nhau về phương diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển
động đa hướng trong hai ngôn ngữ, dưới tác động, ảnh hưởng của loại hình
ngôn ngữ. Đồng thời, bước đầu nêu lên được những đặc điểm của các động từ
này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức của
chúng trong các thành ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về động từ chuyển động trong và ngoài
nước; xác định cơ sở lí luận cho luận án;
- Miêu tả và phân tích đặc điểm ngữ pháp của các động từ chuyển động
đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này trong hai ngôn
ngữ;
- Miêu tả, phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của động từ chuyển động đa
3



hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt; đối chiếu để tìm ra những tương đồng và
khác biệt về nghĩa và quá trình phát triển nghĩa của nhóm động từ này trong hai
ngôn ngữ;

4


- Tìm hiểu khả năng hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng
trong một số tác phẩm văn học và trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tượng ngiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các
động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời luận án
cũng tìm hiểu hoạt động của các động từ này trong một số tác phẩm văn học
và thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt để thấy được những đặc điểm của các
động từ này về phương diện ngữ pháp, ngữ nghĩa thông qua hoạt động hành chức
của chúng trong các thành ngữ và một số tác phẩm văn học của hai ngôn ngữ.
Nhóm động từ chuyển động đa hướng được chọn nghiên cứu gồm 10 động từ
tiếng Anh (run, go, walk, jump, creep, climb, step, dive, swim, fly) và 10 động từ
tiếng Việt (chạy, đi, nhảy, bò, trèo, leo, bước, lặn, bơi, bay).
3.3 Ngữ liệu nghiên cứu
Luận án thống kê các động từ chuyển động đa hướng từ các nguồn ngữ
liệu nghiên cứu sau:
* Các từ điển giải thích:
- Từ điển tiếng Anh: Advanced Learner‟s Dictionary , Nxb. ĐH Oxford, tb

2015[131];
- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) Nxb. Từ điển Bách Khoa, 2012 [58].
Đây là hai cuốn từ điển giải thích có chất lượng và uy tính nhất so với các từ
điển giải thích tiếng Anh và tiếng Việt hiện có.
Để tìm hiểu hoạt động của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh
và tiếng Việt, luận án khảo sát hoạt động của các động từ này trong một số tác
phẩm văn học và trong các thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Cụ thể là 4 tác
phẩm văn học, trong đó, 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập
niên 30 của thế kỉ XX và 2 tác phẩm viết về các sự kiện xảy ra trong những thập niên
80 của thế kỉ XX. Luận án còn thu thập các động từ này trong 14 từ điển thành ngữ
tiếng Anh và tiếng Việt.
5


Trong luận án, tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chuẩn hay mẫu (etalon)
và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu, có nghĩa là việc đối chiếu - so sánh được thực
hiện một chiều Anh - Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ của luận
án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc
điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng của hai ngôn ngữ
khi nằm trong hệ thống và khi sử dụng.
4.2. Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: Phương pháp này được sử
dụng phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng động từ để thấy được các nét
nghĩa/nghĩa vị và cơ sở sự phát triển nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận án sử dụng phương pháp này
để tìm ra những tương đồng và khác biệt về các phương diện khả năng tạo tổ
hợp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ,

từ đó bước đầu đưa ra những nhận xét về đặc điểm tư duy và văn hóa của hai dân
tộc.
4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng nhằm
thống kê, phân loại các động từ chuyển động đa hướng theo những đặc trưng
ngữ nghĩa, ngữ pháp của chúng phục vụ cho việc nghiên cứu đối chiếu của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đối chiếu có hệ thống
và chuyên sâu động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt ở bình
diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của luận án, ở một mức độ
nhất định, có những đóng góp vào việc nghiên cứu lí thuyết của ngôn ngữ học đối
chiếu nói chung, vào đối chiếu một nhóm từ nói riêng của các ngôn ngữ thuộc
loại hình khác nhau. Việc chỉ rõ những sự tương đồng và khác biệt về các bình diện
ngữ pháp và ngữ nghĩa của các động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và
tiếng Việt là cơ sở để làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tư duy thể
hiện qua ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong hai ngôn ngữ.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6


6.1. Ý nghĩa lí luận

7


Luận án góp thêm những cơ sở lí luận cách thức nghiên cứu đối chiếu động
từ trong tiếng Anh và tiếng Việt nói chung, nhóm động từ chuyển động đa hướng
nói riêng; chỉ ra những tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ
nghĩa của 10 động từ chuyển động đa hướng trong tiếng Anh và 10 động từ
chuyển động đa hướng trong tiếng Việt. Từ đó, có thể nhận thấy một số đặc trưng
văn hóa và tư duy thể hiện qua phân tích và luận giải về sự phát triển nghĩa, về sự

hoạt động của nhóm động từ này trong tác phẩm văn chương và trong thành ngữ
của hai ngôn ngữ Anh và Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đối chiếu nhóm động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt
có những đóng góp thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh, giúp cho người học
tiếng Anh tiếp thu và sử dụng tiếng Anh được thuận lợi trong quá trình học tập. Kết
quả nghiên cứu của luận án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dịch
thuật cũng như công tác biên soạn từ điển Anh - Việt và Việt - Anh.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nhóm động từ chuyển
động đa hướng trong tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3. Hoạt động của nhóm động từ chuyển động đa hướng trong
tiếng Anh và tiếng Việt

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động trên thế giới
Là một trong các từ loại thực từ trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ, động từ
luôn là đối tượng được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Xét về mặt lịch
sử, việc nghiên cứu trên thế giới về động từ nói chung và động từ chuyển động nói
riêng được bắt đầu chú trọng vào những năm 70 của thế kỷ XX và được tiến hành
theo các hướng khác nhau. Các học giả nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận
tiêu biểu như Ju.X. Xtepanov (1977), Frawley (1992), Levin & Rappaport Hovav

(1992), Delahunty (1994). Van Valin (1997) nghiên cứu theo hướng ngữ pháp chức
năng. R. M. W. Dixon (2005) thuộc trường phái ngữ pháp dựa trên ngữ nghĩa. Tiêu
biểu cho các nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng tri nhận phải kể đến
Miller & Johnson-Laird (1987), Kudrnáčová ( 2005, 2008), Talmy (1985, 1991, 2000) và
Slobin (2004).v.v.
Các tác giả nghiên cứu động từ theo hướng cấu trúc luận truyền thống
bao gồm Delahunty (1994), Frawley (1992), có chung quan điểm cho rằng động từ
là từ hoặc cụm từ chỉ hành động (acts); quá trình (process), trạng thái (states);
nguyên nhân (cause) chuyển động … và mô tả động từ chuyển động là sự chuyển
dịch vị trí của một thực thể. Tiếp theo, Biber (1999) đã chia động từ ra làm bảy loại
chính về mặt ngữ nghĩa, bao gồm: activity verbs (động từ hoạt động),
communication verbs (động từ giao tiếp), mental verbs ( động từ tinh thần),
causative verbs (động từ gây khiến), occurrence verbs (động từ xuất hiện),
existence verbs (động từ tồn tại) và aspectual verb (động từ có (phạm trù) thể) .
Trong đó động từ chuyển động được xếp vào nhóm động từ hoạt động (activity
verbs).
R.M.W. Dixon (2005) cho rằng ngôn ngữ bao gồm từ vựng và ngữ pháp. Ngữ
pháp gồm hai phần: Hình thái học (morphology) giải quyết cấu trúc của từ và cú
pháp (syntax) giải quyết cách mà từ được kết hợp với nhau [108, 6]. Theo đó, tác
giả khẳng định trong tiếng Anh tính từ phải đứng trước danh từ và mạo từ
đứng trước tính từ trong ngữ danh từ (noun phrase), động từ (verb) hoặc ngữ
động từ (verb phrase) phải theo sau một ngữ danh từ (noun phrase) và khẳng định
9


― động từ là trung tâm của mệnh đề. Một động từ có thể nói đến một hoạt động
và phải có một số người tham gia có vai trò trong hoạt động đó; hoặc một
trạng thái mà người tham gia trải qua [108, 6-7].

10



Ngoài những nghiên cứu về động từ nói chung, một số nghiên cứu đi sâu
vào nhóm động từ chuyển động cũng đã được thực hiện. Động từ chuyển động
được hiểu một cách đơn giản là động từ biểu thị hành động đưa chủ thể hành
động từ một địa điểm này đến địa điểm khác trong không gian, ví dụ như go
(đi), run (chạy), jump (nhảy), swim (bơi), ... . Động từ chuyển động cũng đã được
các nhà ngôn ngữ học nước ngoài, nhất là phương Tây, nghiên cứu từ rất lâu.
Trong các học giả nghiên cứu về động từ chuyển động theo hướng truyền
thống trước hết phải kể đến Ju.X. Xtepanov (1977) trong công trình Những cơ sở
của ngôn ngữ học đại cương. Ông đã phân tích ngữ nghĩa của một số động từ
chuyển động trong tiếng Nga khi bàn về các nhóm từ phản nghĩa - đồng nghĩa;
những khái niệm về thế đối lập, đặc trưng khu biệt, kết cấu và hệ thống [90,92-95]
và về tam giác ngữ nghĩa; khái niệm về cái biểu đạt [90, 97-98]. Ông đã chỉ ra ngữ
nghĩa của các động từ này như sau: идти (idti) [Đi]- di chuyển được (trên mặt đất;
không có phương tiện giúp đỡ);
bằng chân.
ехать (ekhat‟)[Đi] - di chuyển được (trên mặt đất; có các phương tiện giúp
đỡ); bằng xe.
лететь (letet') [Bay] - di chuyển được (không phải trên mặt đất; có các
phương tiện giúp đỡ); trên không trung hoặc trong vũ trụ.
плыть (plưt‟) [Bơi]- di chuyển được (không phải trên mặt đất; không có các
phương tiện giúp đỡ); trên mặt nước hoặc trong nước [90, 97].
Miller & Johnson-Laird (1987) cho rằng động từ chuyển động là ―những
động từ được miêu tả, được học đầu tiên, được sử dụng thường xuyên nhất
và được quan niệm là nổi trội nhất”. Nói chung, các động từ chuyển động cả
nội động từ và ngoại động từ điển hình chỉ diễn tả một trong ba thực thể ngữ
nghĩa, đường đi, phương thức chuyển động, hoặc cách thức chuyển động và
xu hướng phân tích các động từ chuyển động là tách riêng các động từ
chuyển động có hướng với các động từ chuyển động không hướng/ đa hướng

[129,527].
Theo Levin & Rappaport Hovav (1992), các động từ chuyển động có thể được
mô tả chính xác hơn bằng cách xác định thành tố nghĩa nào được từ vựng hóa
trong bản thân động từ thay vì xác định vai trò đề ngữ (theme) theo giả thuyết Bất
11


đổi cách. Van Valin (1997) cho rằng ―đối với các động từ chuyển động, chúng ta cần
nêu chuyển động và sự thay đổi vị trí theo thời gian‖. Động từ chuyển động tiếng Anh
có xu hướng kết hợp chặt chẽ với một số thành phần hoặc nét đặc trưng ngữ nghĩa
cụ thể nhất

12


định như là phương thức chuyển động trong các động từ như run (chạy), swim (bơi),
fly (bay ), gây khiến chuyển động như blow (thổi), pull (kéo), kick (đá), hay hướng
chuyển động như enter (vào), exit (ra), lên (ascend), descend (xuống) [152, 109].
Beth Levin (1993) có công trình nghiên cứu chuyên sâu về động từ chuyển
động trong tiếng Anh là ―Các lớp động từ trong tiếng Anh và sự chuyển đổi:
Nghiên cứu sơ bộ” (English Verb Classes and Alternations: A preliminary
investigation). Sự phân loại động từ chuyển động tiếng Anh của tác giả đã được
nhiều nhà nghiên cứu đi sau tiếp thu. Các nghiên cứu của tác giả về động từ
chuyển động được định hướng bởi lý thuyết nghĩa của động từ chịu sự ảnh hưởng
của hình thái cú pháp.
Kudrnáčová ( 2005) khi nghiên cứu về động từ chuyển động đã cho rằng đặc
tính ngữ nghĩa của động từ chuyển động tiếng Anh là phức tạp và thể hiện một
số cấp độ cấu tạo khác nhau. Động từ chuyển động cũng đã được mô tả là những
hoạt động tiến triển về không gian và/ hoặc tiến triển về thời gian. Kudrnáčová đã
phân biệt giữa chuyển động thuần túy ―pure motion‖ và chuyển động như một

hoạt động
― motion as an activity‖ [121, 23].
Trong số các nhà nghiên cứu động từ nói chung và động từ chuyển động nói
riêng theo hướng tri nhận phải kể đến Talmy (1985, 1991, 2000) và Slobin (2004).
Talmy đã có những công trình nghiên cứu về sự chuyển động dựa vào mối quan hệ
giữa các yếu tố ngữ nghĩa gắn với sự kiện chuyển động như mục đích chuyển động,
thực thể chuyển động, thực thể quy chiếu, hướng hay quỹ đạo chuyển động,
cách thức và/hoặc nguyên nhân chuyển động, v.v. Ông cũng nêu rõ có ba hệ thống
động từ chuyển động có sự hòa nhập. Đó là: động từ hòa nhập có hướng
chuyển động (path-conflating verbs), động từ hòa nhập biểu thị cách thức chuyển
động (manner- conflating verbs) và động từ hòa nhập thực thể chuyển động
(figure-conflating verbs). Đây cũng là ba kiểu hình của động từ chính được tìm
thấy ở nhiều ngôn ngữ. Talmy (2000) đã phân biệt hai loại ngôn ngữ là ngôn ngữ
định khung phụ từ (satellite-framed) và ngôn ngữ định khung động từ (verbframed languages) theo cách mà các yếu tố của ngữ cảnh chuyển động khác
nhau được sắp đặt theo yếu tố ngôn ngữ. Tiếng Anh được coi là loại ngôn ngữ
định khung phụ từ (satellite- framed) vì đa số các động từ chuyển động có
13


thành phần cốt lõi của sự chuyển động nhưng hướng hoặc quỹ đạo chuyển
động lại được thể hiện trong các từ (thường là giới từ) đi kèm như up, down…
hoặc trong các cụm giới từ như into/out of (vào trong, ra ngoài), còn các động từ
thì tự do thể hiện cách thức chuyển động.

14


Slobin (2004) cho rằng cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa
bao nhiêu thì lượng thông tin được đưa ra càng phong phú bấy nhiêu. Theo ông,
cách thức của chuyển động dễ dàng được mã hóa hơn khi nó được thể hiện

bằng (1) một động từ xác định thay vì một động từ không xác định, (2) một từ
đơn thay vì một cụm từ hoặc một mệnh đề, (3) một đơn vị từ có tần số xuất
hiện cao thay vì một đơn vị từ có tần số xuất hiện thấp [138].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ và động từ chuyển động ở Việt Nam
Cũng như các nghiên cứu về động từ nói chung và động từ chuyển động
nói riêng trên thế giới, các công trình nghiên cứu từ loại động từ nói chung,
động từ chuyển động ở Việt Nam nói riêng được tiếp cận theo hai hướng: nghiên
cứu theo ngữ pháp truyền thống (cấu trúc) coi động từ là một phạm trù từ loại và
nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học tri nhận. Các công trình nghiên cứu về
động từ của Nguyễn Kim Thản (1962, 1977), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Đái Xuân
Ninh (1978), các tác giả Ngữ pháp tiếng Việt (Ủy ban Khoa học xã hội, 1983),
Đinh Văn Đức (1986), Lê Biên (1999), Diệp Quang Ban (2003, 2004), v.v. đều
nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp của động từ theo hướng cấu trúc luận. Trong
những năm 90 của thế kỷ XX, do ảnh hưởng của ngôn ngữ học tri nhận trên thế
giới, một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam cũng có ảnh hưởng của
hướng nghiên cứu tri nhận học thể hiện trong một số nghiên cứu của Nguyễn Lai
(1990), Lý Toàn Thắng (2015) và Hoàng Tuyết Minh (2014, 2015).
Mặc dù động từ và động từ chuyển động ít nhiều được các tác giả nêu trên đề
cập đến trong công trình nghiên cứu của mình, tuy nhiên từ trước đến nay có rất ít
nghiên cứu chuyên sâu về động từ và động từ chuyển động. Nguyễn Kim Thản
(1977) với chuyên luận ―Động từ trong tiếng Việt” là người đầu tiên có công trình
nghiên cứu chuyên sâu về động từ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đái Xuân Ninh
(1978), Đinh Văn Đức (2010), Diệp Quang Ban (2003, 2004), Nguyễn Tài Cẩn (2004)
có nghiên cứu về động từ, nhưng không phải là chuyên luận về động từ mà động từ
chỉ là một từ loại đặt trong hệ thống từ loại của tiếng Việt. Nguyễn Thị Quy (1995) đã
nghiên cứu vị từ trong đó có động từ chuyển động theo hướng ngữ pháp chức năng
với công trình ―Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó‖ đã chia vị từ
hành động thành năm nhóm, trong đó động từ chuyển động bao gồm động từ
chuyển động đa hướng được xếp vào nhóm 1(-Tác động; - Mục tiêu; một diễn tố)
15



[64, 89].

16


×