Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu hỏi phỏng vấn xin việc ngân hàng kèm gợi ý trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.17 KB, 4 trang )

CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NĂM 2014
Câu 1: Ở vị trí là cán bộ tín dụng, Anh (chị) cho biết yếu tố nào quyết định sự thành
công của dự án đầu tư? Vì sao (?).
Gợi ý trả lời:
*/ Nêu nội dung chính thẩm định dự án đầu tư
- Sự cần thiết phải đầu tư
- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
- Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
- Phân tích rủi ro có thể gặp phải khi triển khai thực hiện dự án đầu tư.
*/ Yếu tố quyết định sự thành công của dự án:
Yếu tố quyết định sự thành công của dự án chính là:
+ Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án,
+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của dự án.
Hai yếu tố này quyết định đến hiệu quả của dự án đầu tư.
Câu 2: Theo bạn, xác định thời hạn cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp cần dựa
trên những yếu tố nào? Căn cứ nào xác định thời gian ân hạn trong cho vay dự án đầu
tư ?
Gợi ý trả lời:
- Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (đối với cho vay ngắn
hạn); thời gian hoàn vốn của dự án đầu tư (đối với cho vay trung dài hạn); khả năng trả nợ
của khách hàng;
- Căn cứ vào thời hạn còn lại trong giấy phép hoạt động của doanh nghiệp (đối với lĩnh
vực kinh doanh/doanh nghiệp đặc thù).
- Xác định thời gian ân hạn trong cho vay dự án đầu tư căn cứ vào thời gian xây dựng
của dự án hoặc thời gian dự án đang triển khai và vận hành chạy thử (chưa đi vào hoạt động
chính thức).
Câu 3: Theo anh/chị điểm khác biệt cơ bản giữa chiến lược kinh doanh và kế hoạch


kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Khi đánh giá, phân tích khách hàng để đưa ra
quyết định cho vay, anh/chị quan tâm đến chiến lược kinh doanh hay kế hoạch kinh
doanh của khách hàng?
[Type text]

Page 1


Gợi ý trả lời:

1.

Chiến lược kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh
Xây dựng cho thời kỳ tương Hàng năm, quý.

Thời

đối dài: 3 năm, 5 năm, hoặc

gian
2.

có thể tới 10 năm.
Tính định hướng, xác định Các mục tiêu đều được lượng hoá, liên kết với

Mục

những giải pháp, chính sách nhau thành một hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn


tiêu

lớn ở những mục tiêu chủ diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
yếu.

nghiệp trong năm hoặc trong một thời gian
ngắn nhất định

- Khi xem xét để đưa ra quyết định cho vay, cần xem xét đến cả kế hoạch và chiến
lược kinh doanh của khách hàng để có đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng trong hiện tại và tương lai, từ đó có biện pháp quan hệ và ứng xử phù hợp.
Câu 4: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Sắp xếp các loại bảo lãnh sau theo thứ tự phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế của khách hàng: Bảo lãnh hoàn tạm ứng,
bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu?
Gợi ý trả lời:
- Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn
bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi
bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với
bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa
thuận.
- Thứ tự các loại hình bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh bảo hành.
Câu 5: Liệt kê một số loại rủi ro có khả năng xảy ra trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại? Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đang phải
đối mặt với loại rủi ro nào nhiều nhất?
Gợi ý trả lời:
- Một số loại rủi ro: Rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp, rủi
ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
(Có thể hỏi thêm: Nêu khái niệm rủi ro tín dụng và nguyên nhân chủ quan từ phía
người đi vay? Rủi ro tín dụng là những thiệt hại/tổn thất tài sản mà ngân hàng phải gánh

chiij khi bên đi vay (là những khách hàng hay các ngân hàng) không có khả năng thanh toán
khoản vay theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng. Nguyên
[Type text]

Page 2


nhân khách quan chủ quan từ phía người đi vay: vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu; năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị
trường và thông tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh
doanh; công nghệ sản xuất không tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao; hoặc khách hàng
thiếu thiện chí trả nợ vay ngân hàng ngay từ khi xin vay vốn)
- Gần đây, các ngân hàng đang phải đối mặt nhiều với rủi ro đạo đức nghề nghiệp của
cán bộ, nhất là các cán bộ làm công tác cho vay.
Câu 6: Bạn hiểu như thế nào về khái niệm quy trình tín dụng ngân hàng, ý nghĩa quan
trọng nhất của việc thực hiện đúng quy trình tín dụng?
Gợi ý trả lời:
- Khái niệm quy trình tín dụng: Là tập hợp các bước mà ngân hàng thực hiện xét duyệt
khoản cấp tín dụng cho khách hàng theo trình tự thời gian nhất định.
- Ý nghĩa của việc thực hiện đúng quy trình tín dụng:
+ Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước, của ngân hàng.
+ Hạn chế tối đa rủi ro đối với khoản cấp tín dụng cho khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng cấp tín dụng cho khách hàng
Câu 7: Bạn hiểu như thế nào về kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay?
Gợi ý trả lời:
- Kiểm tra trước khi cho vay:
+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý doanh nghiệp, các báo cáo tài chính;
+ Kiểm tra phương án/dự án vay vốn: vay bao nhiêu, vay để làm gì, thời hạn vay, tính
hiệu quả, khả thi,…
+ Kiểm tra tài sản bảo đảm: tính pháp lý, thẩm định định giá, ký kết đăng ký giao dịch

bảo đảm.
+ Kiểm tra quá trình phê duyệt khoản vay/dự án.
- Kiểm tra trong khi cho vay:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các chứng từ giải ngân: hoá đơn, hợp đồng,…
+ Kiểm tra tiền vay chuyển đi đâu, trả cho ai, tiền mặt hay chuyển khoản.
- Kiểm tra sau khi cho vay:
+ Kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích ban đầu hay không.
+ Kiểm tra giá trị vật tư hàng hoá thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát ra.
+ Kiểm tra khách hàng có vi phạm các cam kết tại hợp đồng tín dụng, có báo cáo trung
thực hay không.
+ Kiểm tra tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng.
Câu 8: Các điều kiện để một tài sản được ngân hàng xem xét nhận làm tài sản bảo
đảm tiền vay?
[Type text]

Page 3


Gợi ý trả lời:
-

TSBĐ phải thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng đất của bên bảo đảm;
TSBĐ phải là tài sản được phép giao dịch
Tài sản không có tranh chấp
Tài sản có khả năng thanh khoản
Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo
hiểm tài sản trong suốt thời hạn cầm cố, thế chấp.

Câu 9: Theo qui định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng nhà
nước, các ngân hàng thực hiện phân loại nợ làm mấy nhóm và tỷ lệ trích lập dự phòng

rủi ro tương ứng? Những nhóm nợ nào được xếp vào nợ xấu của ngân hàng?
Gợi ý trả lời:
- Theo qui định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN, các ngân
hàng thực hiện phân loại nợ làm 05 nhóm nợ:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 0%
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 05%
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 20%
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 50%
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 100%
- Các khách hàng có dư nợ được phân loại vào nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 thì
được định nghĩa là nợ xấu của ngân hàng .
Câu 10: Theo bạn, ngoài việc đánh giá khách hàng qua phỏng vấn và qua hồ sơ tín
dụng khách hàng gửi đến, thì cần tìm hiểu và đánh giá thêm những thông tin gì khi
xem xét cấp tín dụng cho khách hàng?
Gợi ý trả lời:
- Tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng tại trụ sở, nhà máy
sản xuất...
- Tìm hiểu các thông tin trên Internet, các phương tiện thông tin đại chúng khác liên
quan đến hoạt động của khách hàng.
- Đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng qua CIC, bạn bè là
cán bộ ngân hàng khác.
- Uy tín của khách hàng trong thanh toán công nợ và thực hiện các cam kết qua việc
tìm hiểu một số nhà cung cấp chính.
- Đánh giá so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

[Type text]

Page 4




×