Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Thiết kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ ra vườn nhặt nắng của nguyễn thế hoàng linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.77 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HỨA THỊ THANH TÂM

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA TẬP THƠ
RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA TÁC GIẢ
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI – 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

HỨA THỊ THANH TÂM

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA TẬP THƠ
RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA TÁC GIẢ
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm non. Đặc biệt em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Lan Anh, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận này.
Tôi cũng xin gửi tới ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non
Phúc Thắng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc cùng với các bạn sinh viên K40MN đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hứa Thị Thanh Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Lê Thị Lan Anh. Tôi xin cam đoan rằng,
đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đề tài này chưa được công bố trong
bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Hứa Thị Thanh Tâm



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Các phương pháp nghiên cứu........................................................................ 6
7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ
TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
QUA TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA NGUYỄN THẾ
HOÀNG LINH................................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học ............................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo ................................................... 12
1.1.3. Vai trò của thơ ca .................................................................................. 19
1.1.4. Tập thơ Ra vười nhặt nắng.................................................................... 22
1.1.5. Cơ sở sinh lí .......................................................................................... 25
1.1.6. Cơ sở tâm lí ........................................................................................... 27
1.1.7. Hoạt động vui chơi và trò chơi trẻ mẫu giáo ........................................ 28
1.1.8. Một số yêu cầu khi thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ ......... 32
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 34
1.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 34
1.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 35
1.2.4. Nội dung khảo sát.................................................................................. 35
1.2.5. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 35
1.2.6. Kết quả khảo sát .................................................................................... 35



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................. 43
CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNGTRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO
TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG CỦA
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH................................................................... 44
2.1. Hệ thống trò chơi phát triển vốn từ.......................................................... 44
2.2. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................. 56
2.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 56
2.2.2. Địa bàn tổ chức thử nghiệm .................................................................. 56
2.2.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm................................................ 56
2.2.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, nó có tầm quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc giáo dục hình
thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính vì vậy, bậc học mầm non luôn được
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Không chỉ chú trọng phát triển ở trẻ
về các mặt đức, trí, thể, mỹ mà phát triển ngôn ngữ là một trong những mục
tiêu quang trọng hàng đầu của giáo dục mầm non. Bởi vì ngôn ngữ là phương
tiện để phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa từ thế hệ này sang

thế hệ khác, là công cụ để giao tiếp, học tập, vui chơi. Ngôn ngữ phát triển thì
trẻ mới thấy được vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống và thế giới xung quanh. Nội
dung quan trọng của phát triển ngôn ngữ là phát triển vốn từ cho trẻ. Việc có
được vốn từ phong phú sẽ giúp trả nắm bắt những gì mà trẻ nghe được từ mọi
người xung quanh trong môi trường sống trực tiếp của trẻ. Các nhà nghiên
cứu đã gợi ý ra rằng từ vựng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát
triển của trẻ đặt biệt là kỹ năng nói. Khi trẻ có một vốn từ vựng phong phú thì
trẻ sẽ nói tốt hơn và có khuynh hướng học tốt hơn. Vốn từ phong phú giúp trẻ
mạnh dạn thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình với mọi người, qua đó nâng
cao khả năng giao tiếp với xã hội.
Từ thuở còn nằm nôi trẻ em đã được nghe lời ầu ơ, những câu hát ru từ
bà và mẹ, đó là những câu ca dao, bài thơ, khúc hát chứa đựng tình cảm của
bà của mẹ của những người thân giành cho trẻ em. Qua lời ru, câu hát, bài thơ
mà trẻ như cảm thụ được ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn, dần dần đi vào
tâm thức của trẻ, trở thành cả tuổi thơ êm đềm. Thơ ca giành cho trẻ em, đặc
biệt trẻ mầm non vì thế cũng hết sức đa dạng. Từ các sáng tác của các thế hệ
đi trước như nhà thơ Phạm Hổ có tập thơ Chú bò tìm bạn, nhà thơ Trần Đăng
Khoa với tập thơ Góc sân và khoảng trời, những nhà thơ Xuân Quỳnh, Định
Hải… rất quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Đó là những nhà thơ có những


sáng tác mà chủ yếu viết về trẻ em vùng nông thôn với tuổi thơ được chăn
trâu, thả diều… khác với những bạn nhỏ nơi đô thị với thú nhồi bông và thú
cưng là bạn thân thiết. Vậy nhưng nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã viết về
nhưng bạn nhỏ nơi đô thị ấy bằng những vần thơ trong trẻo giành tặng cho trẻ
em tập thơ Ra vườn nhặt nắng. Tập thơ có lối viết theo kiểu thiên tài là một
hiện tượng trên các trang mạng xã hội hiện nay. Trong đó, gồm 33 bài thơ
được trình bày sống động và với phần minh họa bằng tranh hấp dẫn giúp trẻ
dễ dàng đọc hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp trong ca từ. Chính vì vậy mà tập
thơ đang được các bạn nhỏ tìm đọc rộng rãi.

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Theo nhà
tâm lí học G. Piaget trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân
tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ
với môi trường. Có thể nói, khi trẻ tham giá vào hoạt động vui chơi, trẻ thực
sự là một chủ thể hoạt động tích cực (trẻ đi lại, trao đổi, nói năng một cách tự
do, trẻ tự giải quyết vấn đề… ). Vì hoạt động vui chơi có ảnh hưởng đến các
mặt phát triển của trẻ. Trò chơi là một trong những phương tiện để giáo dục
toàn diện cho trẻ. Trong đó, trò chơi học tập được giáo viên mầm non sử dụng
khá nhiều trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Khi tham gia vào trò
chơi học tập trẻ vừa được vui chơi vừa lĩnh hội được kiến thức của bài học mà
không hề cảm thấy gò bó, căng thẳng. Vì thế trò chơi học tập vừa là phương
pháp dạy học vừa là hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non.
Hiện nay, việc sử dụng trò chơi học tập trong các trường mầm non rất
phổ biến. Các trò chơi học tập thường được sử dụng trong các hoạt động như:
làm quen với toán, tạo hình, phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó nhiều trò chơi
phát triển vốn từ qua các tập thơ cho trẻ được giáo viên thiết kế và tổ chức
gây được hứng thú cho trẻ góp phần làm phong phú vốn từ cho trẻ mầm non.
Tuy nhiên việc thiết kế trò chơi phát triển vốn từ qua tập thơ Ra vườn nhặt
nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh lại chưa được chú trọng.


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ quan trọng
của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non, cũng như vai trò to lớn của việc
thiết kế trò chơi qua các tập thơ cho trẻ và mạnh dạn lựa chọn đề tài: Thiết
kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ Ra vườn
nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp của con người mà như
một chiếc chìa khóa vạn năng giúp cho con người phát triển tư duy, đạo đức,
thẩm mĩ. Vì vậy, ngôn ngữ đã trở thành đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu trong

rất nhiều lĩnh vực như triết học, văn học, toán học, tâm lý học,… và đạt được
rất nhiều thành tựu rực rỡ.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước luôn giành được sự quan
tâm rất lớn từ phía gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Phát triển ngôn ngữ
cho trẻ như một miền đất mới bởi đã nhận được sự đầu tư, tìm hiểu của rất
nhiều nhà nghiên cứu. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Trong cuốn “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo
chủ đề, trẻ 5- 6 tuổi ” [5] tác giả Lê Thu Hương đã đưa ra một số trò chơi học
tập phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” [9] tác giả Nguyễn
Ánh Tuyết đã trình bày sự phát triển vốn từ ở từng giai đoạn, lứa tuổi.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phương pháp phát triển ngôn ngữ
rất tỉ mỉ, chi tiết và cụ thể trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo” [2]. Ông đưa ra một số phương pháp pháp triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non, trong đó bao gồm cả vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đưa ra các sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo giúp giáo viên mầm non có kiến thức phục vụ tốt cho
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.


Tác giả Nguyễn Xuân Khoa cũng đã cung cấp những tri thức cơ bản về
tiếng Việt trong hai cuốn “Tiếng Việt” [1]: từ đó giúp Giáo viên mầm non có
vốn kiến thức cơ bản phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho
trẻ mầm non.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”[6] tác giả Đinh
Hồng Thái cũng trú trọng đến dạy trẻ nói, cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông
qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt, đó là giáo dục chuẩn mực ngữ
âm tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng VIệt,
phát triển lời nói mạch lạch, phát triển vốn từ nghệ thuật cho trẻ qua tác phẩm

văn học để tạo tiền đề cho trẻ chuẩn bị vào lớp một.
Cuốn “Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” [13] tác
giả Lã Thị Bắc Lý- Lê Thị Ánh Tuyết đã đưa ra các phương pháp tổ chức
hoạt động làm quen cho trẻ với thơ, truyện và sử dụng thơ và truyện trong tổ
chức hoạt động tích hợp ở trường mầm non.
Tạp chí giáo dục mầm non có khá nhiều bài viết về vấn đề ngôn ngữ
cho trẻ mầm non. Trong Tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006 tác giả Đinh
Thị Uyên có bài tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm
non Hàn Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Trong trang Nhã Nam, nhà văn Hồ Anh Thái cũng có nhận xét rằng thơ
Nguyễn Thế Hoàng Linh làm cho người đọc tin rằng thơ ông chân thành và
trong trẻo, không màu mè, phù phiếm. Đó là thứ làm thơ, làm thuốc thử cho
những gì sặc sỡ, hình thức, câu chữ hoặc giả vờ khệnh khạng cụ non.
Cũng trong Nhã Nam, nhà văn Lê Thị Huệ cũng nhận thấy dấu hiệu thiên tài
của thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Thơ ông là những điểm cực sáng mà nó vọt
sáng cùng một lúc khi ông mới ở ngưỡng cửa hai mươi.
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh với bài thơ Ra vườn nhặt nắnggóp thơ cho trẻ. Ngày 31 tháng 5 năm 2016 đã góp vào thị trường thơ thiếu
nhi đang bị chững lại trong hai mươi năm qua một tập thơ đi cùng với cả thơ


và nhạc, hình ảnh vô cùng hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ nhỏ, tạo cho trẻ
cảm giác vui tươi, không chán nản, gò ép, giáo điều.
Còn nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo ở các độ tuổi, lứa tuổi khác nhau nhằm phát triển ngôn ngữ,
nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành giáo dục mầm non. Nhưng hầu hết
các tác giả đưa ra phương pháp chung chung trong việc phát triển vốn từ cho
trẻ, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thiết kế trò chơi phát
triển vốn từ qua tập thơ viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
Thiết kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo qua tập thơ ra vườn

nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo qua
tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
4. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo qua
tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ khóa luận, chúng tôi chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu trò chơi phát triển vốn từ qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng tại
trường mầm non Phúc Thắng – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi giải quyết nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Thiết kế trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo qua tập thơ Ra
vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.
- Thực nghiệm sư phạm.


6. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1 : Cở sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo qua tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng
Linh.
Chương 2 : Hệ thống trò chơi trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo qua
tập thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh và thực nghiêm sư
phạm.


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THIẾT KẾ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN QUA TẬP THƠ RA VƯỜN NHẶT NẮNG
CỦA NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Có ngôn
ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc trưng để phân biệt con người và
động vật. Nó là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành
viên trong xã hội loài người, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi
cho nhau những hiểu biết và truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với
nhau những nỗi niềm thầm kín.
Ngôn ngữ mang tính xã hội, ngôn ngữ không chỉ tồn tại cho riêng một
cá nhân nào mà cho cả cộng đồng. Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp
và là công cụ tư duy của con người. Mặt khác, ngôn ngữ không mang tính giai
cấp, nó ứng xử bình đẳng với mọi người trong xã hội. Ngôn ngữ giúp cho con
người giao tiếp trong mọi hoạt động, giúp con người biểu lộ cảm xúc, bày tỏ
những nguyện vọng của mình với người đối diện.
Dưới góc độ của các nhà sinh lí học, ngôn ngữ là tín hiệu của hệ thống
tín hiệu thứ hai, hệ thống các đường liên hệ tạm thời là cơ sở cho tư duy trừu
tượng (theo thuyết phản xạ của Paplop). Đối với các nhà ngôn ngữ học là hệ
thống bao gồm các bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Như vậy, ngôn ngữ là hệ thống dấu hiệu đặc biệt được dùng làm

phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
1.1.1.1. Khái niệm từ
Dưới góc độ ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học đã định nghĩa về Từ
tiếng Việt như sau:


Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững,
hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong
lời nói để tạo nên câu.
Từ là đơn vị nhỏ nhất, là một âm hay một tổ hợp âm có nghĩa của một
ngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây
dựng nên câu.
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định
và hoàn chỉnh về ý nghĩa. Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau
để biểu hiện ý nghĩa của con người. Từ không biểu thị các sự vật, hiện tượng
đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo một dấu
hiệu nhất định, do có tính chất khái quát cao.
Từ là công cụ cơ bản và hữu dụng trong giao tiếp. Có hai loại từ trong
kho từ vựng là chủ động và bị động. Kho từ vựng chủ động bao gồm các từ sử
dụng văn nói và văn viết. Kho từ vựng bị động bao gồm các từ mà một người
có thể nhận ra hoặc lúc nghe không sử dụng chúng trong văn nói và văn viết.
1.1.1.2. Vốn từ
Vốn từ vựng tiếng Việt là một khối thống nhất toàn bộ từ ngữ cố định
của một ngôn ngữ, được tổ chức theo một quy định nhất định nằm trong các
mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vốn từ tiếng Việt là một chỉnh thể, một tổ
chức, một hệ thống, có nghĩa bao hàm trong nó nhiều vốn từ vựng khác.
Vốn từ được hình thành và tích lũy dần dần trong quá trình trưởng thành
của con người trên bốn phương diện: số lượng, cơ cấu từ loại, khả năng hiểu
nghĩa của từ và việc sử dụng tích cực hay thụ động. Vốn từ của trẻ chỉ có thể
hình thành và phát triển khi trẻ vận dụng vào cuộc sống cũng như trong học

tập. Như vậy, vốn từ tỉ lệ thuận với mức độ và mật độ giao tiếp. Nói cách
khác, khi trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để học tập, giao tiếp càng nhiều thì vốn từ
vựng ngày càng phong phú và đa dạng. Vì vậy, môi trường giao tiếp, học tập
vô cùng quan trọng đối với việc hình thành vốn từ của trẻ.


Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta phân
chia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động. Vốn từ tích cực
là những từ được con người nắm vững, có tần số sử dụng cao trong cuộc sống
hằng ngày.
Vốn từ thụ động: gồm những từ ít hoặc không được sử dụng. Đó là
những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại( bao cấp, tem phiếu…)
hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi.
Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biết
vận dụng trong các tình huống giao tiếp. Còn vốn từ thụ động là những từ trẻ
chưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp
(không nói ra được).
* Các tiểu hệ thống cấu tạo nên vốn từ
Vốn từ của trẻ được cấu tạo thành từ các tiểu hệ thống đó là âm thanh,
ngữ nghĩa, cấu trúc chung và cách sử dụng trong giao lưu hàng ngày, cách
tổng hợp vào hệ thống sinh hoạt hàng ngày. Chúng đều phụ thuộc vào các yếu
tố sau:
Phát âm: dạy trẻ phát âm các âm tiếng Việt, phát âm các danh từ, động
từ, tính từ… phát âm các từ trong câu, phát âm cả câu, biểu đạt sự phát âm
bằng cách hạ giọng, nhấn mạnh sự dài từ, thể hiện sự biểu cảm cùng những cử
chỉ, lời nói.
Ngữ nghĩa: là một khái niệm nào đó được diễn đạt trong một từ hay
trong một tập hợp từ. Khi trẻ mới sử dụng từ thì từ đó không có ý nghĩa giống
như người lớn. Để xây dựng vốn từ từ hàng ngàn từ và liên kết chúng bằng
mạng lưới có liên quan đến nhau. Qua thời gian trẻ lớn lên về ,mặt tâm lí, sinh

lí, tham gia vào nhiều hoạt động xã hội trẻ không những sử dụng một cách
chính xác mà còn có ý thức với ngữ nghĩa của rtừ và thực hiện chúng một
cách sáng tạo. Khi trẻ lĩnh hội được vốn từ trẻ bắt đầu liên kết chúng với một
quy luật nhất định để thực hiện một ý nghĩa nào đó. Kiến thức về ngữ pháp có


hai phần: cú pháp (những quy luật mà từ được liên kết trong câu) và hình thái
học (cách sử dụng các quy luật ngữ pháp để biểu đạt).
Tình hình sử dụng vốn từ gắn với thực tiễn, gắn với tình huống giao
tiếp: để tạo được tình huống giao tiếp tốt, đạt hiệu quả cao trẻ phải tham gia
vào các hoạt động giao tiếp, tiếp tục phát triển các chủ đề giao tiếp, thể hiện ý
kiến của mình một cách rõ ràng. Ngoài ra các cử chỉ, điệu bộ và giọng nói
cùng với sự vận dụng ngữ cảnh giao tiếp là điều kiện cần thiết.
Bằng vốn từ được đúc rút trong quá trình giao tiếp với mọi người xung
quanh, trẻ có thể diễn đạt những hiểu biết của mình, trẻ có thể hiểu được ý
nghĩa của người lớn nói. Từ đó giúp trẻ tích cực hơn trong giao tiếp với mọi
người.
1.1.1.3. Phát triển vốn từ
Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa
của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở công tác phát triển ngôn ngữ. Bởi vì
từ là đơn vị có nghĩa của lời nói, có thể dùng độc lập, bao gồm đầy đủ cả hai
mặt: âm thanh và ý nghĩa. Trong từ phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới
xung quanh cũng như các quan điểm của nó. Việc phát triển vốn từ cho trẻ
phải được tiến hành cùng với việc mở rộng và nâng cao nhận thức của trẻ về
thế giới xung quanh. Đây là hai mặt có quan hệ hữu cơ và không thể tách rời
nhau. Trường mầm non có nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ cả về số lượng
và chất lượng. Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu từ, sử dụng
từ đúng, loại ra những từ không đẹp trong lời nói của trẻ, dạy trẻ biết cách sử
dụng một số biện pháp tu từ đơn giản trong giao tiếp hằng ngày.

Phát triển vốn từ được hiểu như là một quá trình lâu dài, trẻ tích lũy
vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống
giao tiếp cụ thể. Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong
câu, trong lời nói. Vì vậy, công tác phát triển vốn từ cần được tiến hành chặt


chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Xem xét quá trình hình thành
và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ
và nội dung khái niệm của từ, nó liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ;
đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố của lời nói như cách sử
dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa,
đồng nghĩa,… cách sử dụng từ trong câu.
1.1.1.4. Vai trò của phát triển vốn từ
Vốn từ có vai trò rất quan trọng trong quá trình lĩnh hội và phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Phát triển vốn từ là hoạt động tâm lí mà ở đó có một hoặc
nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động. Nhờ có hoạt động này mà ngôn ngữ
mới hoàn thành được chức năng của mình:
 Chức năng giao lưu
 Chức năng truyền đạt, tiếp thu, ghi nhớ
 Chức năng biểu danh những tên gọi của sự vật, hiện tượng
 Chức năng biểu niệm của ngôn ngữ, khái niệm
 Chức năng biểu cảm, thông hiểu tình cảm, hiểu đối tượng giao lưu
Ngôn ngữ của trẻ chỉ có thể phát triển thuận lợi nếu trẻ tích lũy được
vốn từ khá lớn và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết
cách sử dụng nó một cách thành thạo và phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Trẻ tích lũy được số vốn từ nhất định trong giao tiếp của trẻ với người
lớn, với bạn bè, những người xung quanh trẻ diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, khả
năng tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường mầm non để tiếp thu tri thức
để chuẩn bị cho trường phổ thông, tiếp thu những tri thức khi cho trẻ xem các
chương trình truyền hình, truyền thanh… của trẻ diễn ra một cách có hiệu quả

hơn.
Với những trẻ có vốn từ phong phú trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao
tiếp. Ngược lại, những trẻ có vốn từ nghèo nàn sẽ làm hạn chế khả năng giao


tiếp của trẻ, làm trẻ tự ti, thiếu mạnh dạn, không dám đưa ra ý kiến của bản
thân. Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu ý nghĩa của
từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp. Phát triển vốn từ được
hiểu như là một quá trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình
thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Trẻ chỉ lĩnh hội
nghĩa của từ khi nào từ được sử dụng trong câu, trong lời nói. Xem xét quá
trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy được trẻ lĩnh hội
nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá
trình nhận thức của trẻ. Đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ như là một yếu tố
của lời nói như cách sử dụng từ thay thế, dùng từ có mức độ khái quát khác
nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa,…
Phát triển vốn từ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Lĩnh hội vốn từ là điều kiện quan trọng để phát triển trí tuệ và để giải
quyết nhiệm vụ tích lũy và chính xác hóa biểu tượng, hình thành khái niệm,
phát triển tư duy. Vốn từ nghèo nàn ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ. Cùng
với việc phát triển vốn từ, chúng ta thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và
thẩm mỹ.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
1.1.2.1. Khái niệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
U.Sinxki đã khẳng định: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển,
là vốn quý của mọi tri thức”. Từ đó, có thể thấy rằng ngôn ngữ có vai trò rất
lớn trong cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp,
đồng thời cũng là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người có thể trao
đổi với nhau, hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm hay tâm sự với

nhau những nỗi niềm thầm kín…


Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy
rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần
đào tạo các mầm non trở thành những con người phát triển toàn diện.
* Về mặt trí tuệ: Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung
quanh, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ tư duy. Chính vì thế mà
thông qua qua ngôn ngữ trẻ có thể nhận thức về thế giới xung quanh một cách
sâu rộng, rõ ràng, chính xác. Cho nên việc phát triển trí tuệ cho trẻ không thể
tách rời việc phát triển ngôn ngữ.
* Về mặt đạo đức: Ngôn ngữ có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục đạo
đức cho trẻ. Ngôn ngữ góp phần quan trọng trong việc trang bị cho trẻ dồi dào
những hiểu biết về nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những
tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
* Về mặt thẩm mĩ: Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động
có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và
hiểu đúng đắn cái đẹp đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ
thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, góp phần không nhỏ vào quá trình giáo
dục trẻ những tình cảm thẩm mỹ cao đẹp.
* Về mặt thể lực: Trong sinh hoạt hàng ngày, cô giáo và người lớn đã dùng
ngôn ngữ hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu do mình đặt ra, góp phần
làm cho cơ thể trẻ phát triển. Đặc biệt trong các giờ thể dục, giáo viên dùng
lời, tạo điều kiện giúp trẻ thực hiện tốt các động tác thể dục làm cho cơ thể trẻ
phát triển cân đối. Ngoài ra, người lớn còn phải dùng lời để động viên, khích
lệ trẻ ăn được nhiều hơn và ăn ngon hơn.
Nói chung, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục
trẻ trở thành con người phát triển toàn diện. Sự phát triển chậm về ngôn ngữ
có ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên các nhà giáo dục
cần phải đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp phát triển cho trẻ đúng lúc và

hợp với lứa tuổi.


* Có rất nhiều hình thức giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ như:
 Cho trẻ chơi các trò chơi phát âm ba, mẹ và những người thân thuộc
trong gia đình.
 Những vật dụng quen thuộc hàng ngày và yêu cầu trẻ trẻ gọi tên.
 Yêu cầu trẻ với những mệnh lệnh đơn giản: Ngồi xuống, đứng lên, cầm
ly, cầm chén.
 Đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
nhằm giúp trẻ tư duy và làm quen với từ vựng rộng lớn.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt ý nghĩa giáo dục thì có thể nói thơ ca là phương
pháp giáo dục đạt hiệu quả nhất. Vì thế, trong Chương trình giáo dục mầm
non sử dụng rất nhiều bài thơ của nhiều tác giả khác nhau nhằm giúp giúp
phát triển về mặt ngôn ngữ: Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Phạm Hổ,…
1.1.2.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo
* Về mặt số lượng
So với tuổi nhà trẻ (0- 3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3- 6 tuổi) có số
lượng từ nhiều hơn hẳn. Về số lượng từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ
học và tâm lí học có đưa ra những số liệu khác nhau:
N.D.Levitốp

3.5 tuổi : 1000 từ

YU.U, pratuxevich

4 tuổi

M.Becgiorong


: 1900 từ

3.5 tuổi : 1222 từ

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ
nội thành Hà Nội thì vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn là:
Trẻ 4 tuổi:

1900- 2000 từ

Trẻ 5 tuổi:

2500- 2600 từ

Trẻ 6 tuổi:

3000- 4000 từ

Mặc dù số lượng từ của trẻ mẫu giáo do các nhà tâm lí học, ngôn ngữ
đưa ra không khớp nhau, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm và các tác giả
khẳng định: số từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó


quan trọng nhất là tác động của môi trường như sự tiếp xúc ngôn ngữ thường
xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố mẹ. Tuy nhiên, tốc độ
tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi.
* Về mặt từ loại
Theo Xtecno, trong ngôn ngữ của trẻ em xuất hiện trước hết là danh từ,
rồi đến trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với trẻ tuổi nhà
trẻ.

- Nếu trẻ 3 tuổi:
Danh từ chiếm: 40.2%
Tính từ chiếm: 7.8%
Trạng từ chiếm: 2.4%
- Thì trẻ 5 tuổi:
Danh từ chiếm: 35.5%
Tính từ chiếm: 8.64%
Trạng từ chiếm: 3.73%
- Trẻ 6 tuổi danh từ giảm từ 34.47% xuống 30.97%, tính từ tăng từ 9.94%
lên 11.64%.
Cần phải mở rộng các từ loại để trẻ biết nói hay, biết sử dụng từ gợi
cảm, từ văn học. Trẻ mẫu giáo cũng bắt đầu bộc lộ những nét riêng: có trẻ
dùng tính từ, trạng từ nhiều hơn trẻ khác.
+ Về danh từ, nội dung ý nghĩa của từ được mở rộng, phong phú hơn ở
những từ có nghĩa rộng.
Ví dụ: từ “bánh” có khoảng 20 từ khác nhau, từ “hoa” có rất nhiều loại khác
nhau (cũng như từ “phương tiện giao thông”, “đồ gỗ”,…)
Ở trẻ em có những danh từ mang tính văn học, ví dụ như: áng mây,
đóa hoa…
Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ khái niệm trừu tượng (ví dụ: Kiến trúc,
tài năng), mặc dù trẻ chưa hiểu biết những từ đó.


+ Về động từ: phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển
thêm những nhóm từ mới như: nhảy nhót, leng keng, rơi lộp độp,… những
động từ chỉ sắc thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy loạn
xạ.
Xuất hiện thêm những động từ mang nghĩa trừu tượng: Giáo dục,
khánh thành,..
+ Về tính từ: Phát triển về số lượng cũng như chất lượng tính từ.

Trẻ sử dụng nhiều từ có tính chất gợi cảm, ví dụ: chua chua, chua loét,
ngọt lịm, to đùng, tròn vo
Trẻ sử dụng từ tượng thanh, ví dụ: bập bùng, rì rào,…
Trẻ sử dụng từ trái nghĩa, ví dụ: dày- mỏng, khỏe- yếu, xấu- đẹp,…
+ Về trạng từ: Trẻ được mở rộng, sử dụng đúng các trạng từ: ngày xưa,
ngày nay, lúc nhỏ, hôm qua…
+ Về quan hệ từ: Trẻ biết sử dụng các từ: nếu, thì, thế mà, nhưng mà…
+ Về các loại từ: Trẻ biết nhiều từ đơn hơn từ ghép trẻ hiểu nhiều từ
láy và viết sử dụng chúng.
* Khả năng hiểu nghĩa của từ của trẻ mẫu giáo
Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ hiểu nghĩa của từ ở các mức độ khác nhau.
Theo Federenko (Nga) ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ:
- Mức độ zezo (mức độ 0): mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó, trẻ hiểu
được ý nghĩa tên này, ví dụ: bố, mẹ, anh, chị, bát, đũa,…
- Mức độ 1: ý nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp, tên gọi chung của các sự
vật ở cùng loại, ví dụ: búp bê, nhà, cốc, bóng,…
- Mức độ 2: khái quát hơn, ví dụ: quả ( quả xoài, quả cam, quả táo), xe
(xe đạp, xe máy, xe ô tô), con (con gà, con vịt, con chó)…
- Mức độ 3: ở mức độ cao hơn mà trẻ 5- 6 tuổi hiểu được, ví dụ:
phương tiện giao thông (ô tô, máy bay, tàu hỏa, xe máy, xe đạp), đồ vật (đồ
chơi, đồ dùng học tập, đồ thể thao),…


- Mức độ 4: khái quát tối đa nhứng khái niệm trừu tượng, ví dụ: số
lượng, chất lượng, hành động,…
- Trẻ lứa tuổi nhà trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zezo và mức
độ 1). Mức độ 2, 3 giành cho trẻ 4- 5 tuổi, đặc biệt mức độ 4 giành cho trẻ 56 tuổi.
1.1.2.3 Nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mầm non
 Những từ ngữ nói về cuộc sống
riêng

Trẻ cần hiểu về cuộc sống của gia đình mình, về lao động của bố mẹ,
người thân, họ hàng gần gũi.
Trẻ phải nắm vững nội quy của trường mẫu giáo, ở nơi công cộng, trên
đường phố.
Trẻ cần biết chi tiết về sự vật xung quanh, gọi tên, nói lên những đặc
điểm cơ bản, thuộc tính, công dụng. Trẻ biết so sánh những đối tượng đó để
nói lên những đặc điểm giống nhau, những điểm khác nhau. Có nắm vững các
đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, trẻ mới có cơ sở để so sánh, phân biệt và
nói lên những điểm giống và khác nhau giữa đối tượng đó.
Dạy các cháu hiểu đúng, dùng đúng các từ chỉ thời gian như: sáng,
trưa, chiều, tối, đêm hôm nay, hôm qua, ngày mai; hiểu đúng, dùng đúng các
từ chỉ vị trí: phải, trái, trên dưới, trước, sau so với bản thân và so với đồ vật;
hiểu đúng các từ: cao, thấp, dài hơn, ngắn nhất…
Chú ý cung cấp cho các cháu các từ ngữ có tính khái quát cao (mức độ
thứ ba của sự khái quát): đồ vật, thực vật, màu sắc…
Dạy các cháu sử dụng và hiểu nghĩa của từ láy âm như: đo đỏ, trắng
trắng, đen đen, sát sàn sạt, vội vội vàng vàng…
Dạy các cháu sử dụng và hiểu nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng
lập, ví dụ như: nhà cửa, mặt trời, xe đạp,…
Dạy cho các cháu biết một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Ngoài
nghĩa chính còn có thể có nghĩa phụ, ví dụ: ăn, ngoài nghĩa đưa thức ăn vào


miệng còn có nghĩa là sinh sống (làm đủ ăn); đánh ngoài nghĩa chính ra
(không được đánh em) còn có nghĩa phụ khác nữa (đánh má hồng, đánh
móng tay); đi ngoài nghĩa chính ra (em bé đi) còn có nghĩa phụ khác là (đi
găng tay, đi tất)
Cho biết và sử dụng một số ẩn dụ dễ hiểu. Ví dụ: răng lược, miệng hổ,
màu da cam, áo gối, tiếng hát trong trẻo, đỏ mặt tía tai,… Chỉ cần giảng cho
trẻ hiểu thế nào là răng lược, áo gối,… và tại sao lại gọi như vậy. Trẻ cũng

sáng tạo ra một số từ như là gọi cái rế là chân nồi.
Dạy trẻ nắm được lớp từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm,
sắc thái ý nghĩa. Ví dụ nói khác thưa thế nào; hi sinh khác chết, khác bỏ mạng
thế nào; mang khác đội; chặt khác đẽo thế nào,…
Dạy trẻ ghi nhớ và sử dụng một số thành ngữ dễ hiểu như: ăn trắng
mặc trơn, dầm sương dãi nắng,…
Dạy trẻ sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, trên cơ sở làm
quen với môi trường xung quanh.
 Những từ nói về cuộc sống xã hội
Cho trẻ biết sơ lược về lịch sử của tỉnh, huyện, xã của mình, niềm tự
hào về chúng, tham quan các danh lam thắng cảnh của tỉnh, huyện, xã. Trẻ
tham gia lao động làm đẹp nơi mình ở.
Hình thành ở trẻ khái niệm về Tổ quốc. Cho trẻ biết rằng nước ta bao
gồm nhiều tỉnh, thành phố, Hà Nội là thủ đô của nước ta. Cho trẻ biết cờ của
nước ta, dạy cho trẻ hát Quốc ca, cho trẻ biết ý nghĩa của Quốc ca.
Cho trẻ biết ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân. Kể cho tẻ
nghe về cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Nhật giành độc lập dân tộc. Giáo
dục trẻ lòng biết ơn đối với những chiến sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
Cho trẻ biết ngày 2/9 là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt nam.


×