Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Bạo hành trẻ em trong gia đình ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.16 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. HOÀNG THANH SƠN

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành nhất tới ThS. Hoàng Thanh Sơn - người thầy đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị
cũng các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và chỉ
bảo em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ở bên cổ vũ, động
viên em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
ThS. Hoàng Thanh Sơn.
Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu trong khóa luận là
trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Huyền


DANH MỤC VIẾT TẮT
BLGĐ

: Bạo lực gia đình

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình


LĐ-TB&XH

: Lao động- Thương binh và Xã hội

PCBLGĐ

: Phòng chống bạo lực gia đình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH .......................................................................................... 7
1.1. Một số khi niệm cơ bản.......................................................................... 7
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình..... 8
1.3. Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật
Việt Nam...................................................................................................... 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................. 16
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM .................... 17
TRONG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY............................................. 17
2.1. Khái quát tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ở nước ta
hiện nay........................................................................................................ 17
2.2. Nguyên nhân của bạo hành trẻ em trong gia đình ............................... 27
2.3. Hậu quả của việc bạo hành trẻ em trong gia đình................................ 34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................. 42
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN NẠN BẠO HÀNH
TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ............................. 43
3.1. Về phía nhà nước và các đoàn thể xã hội............................................. 43

3.2. Về phía gia đình và nhà trường............................................................ 46
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................. 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành

1


Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đây là những vần thơ rất nổi tiếng và đáng ghi nhớ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh- vị cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam. Trong muôn vàn tình
thương yêu của Người dành cho nhân dân, có một tình yêu lớn dành cho thiếu
niên nhi đồng. Thiếu niên và nhi đồng luôn luôn được Bác dành cho một tình
thương yêu đặc biệt. Những vần thơ của Bác dành cho thiếu nhi chứa đựng
tình thương yêu sâu sắc và thắm thiết. Người luôn nhắc đến trẻ em với một
tình cảm trìu mến, nâng niu. Bác cũng khẳng định, trẻ em chính là mầm non
tương lai, là chủ nhân của đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học
tập của các cháu”. Cho đến ngày nay, Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đã và
đang tiếp tục phát huy truyền thống và làm theo lời dạy của Bác. Điều đó thể
hiện ở việc nước ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới
phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em, vào ngày 20/02/1990. Bên cạnh đó ta
còn có Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật lao động, Luật hình sự
tố tụng hình sự… đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi trẻ em. Tưởng rằng

trong cuộc sống hiện đại, đầy đủ như ngày nay cùng với truyền thống “yêu
nước thương nòi” thì việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em sẽ càng trở nên dễ dàng
hơn, “trọn vẹn” hơn. Vậy mà, trong xã hội hiện nay vẫn còn một bộ phận
không nhỏ đang vô tình hay cố ý chà đạp đến sự non nớt, bé bỏng của những
“mầm non tương lai đất nước” ấy. Điều đáng buồn hơn cả là sự chà đạp đó lại
xảy ra chính trong gia đình, trong chính vòng tay của những người thân yêu
nhất của các em. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp

2


cho sự phát triển của mỗi người về cả tình cảm, thể chất, đạo đức… Gia đình
chính là gắn bó, nâng đỡ và có ảnh hưởng quan trọng nhất với trẻ em trong
những năm tháng đầu đời. Những năm gần đây, nổi lên rất nhiều tin, những
sự việc đau lòng về nạn bạo hành trẻ em xét trong phạm vi gia đình khiến cho
dư luận vô cùng phẫn nộ và bức xúc. Đặc biệt những vụ bạo hành diễn ra đều
để lại hậu quả rất đau lòng, những thương tích trên cơ thể các em >50%,
những vụ ngược đãi dã man gây đau đớn, tổn thương cả về thể xác lẫn tinh
thần. Trong những năm gần đây, theo báo cáo của Cục trẻ em, Bộ LĐTB&XH, cho biết trung bình mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng hơn 2.000 trẻ
em bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng, những con số thống kê
được, trong thực tế còn rất nhiều vụ bạo hành với trẻ em chưa bị tố cáo, phát
hiện, thậm chí còn bao che. Đây không còn là vấn đề mang tính cá nhân, gia
đình “con tôi tôi dạy” nữa, bởi mức độ nghiêm trọng của nó gây ra ảnh hưởng
đến cả con người, cả tương lai đất nước, đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận
vấn đề một cách nghiêm túc hơn. Để trẻ em có một cuộc sống trọn vẹn, phát
triển tốt nhất thì việc chống bạo hành trẻ em là điều chúng ta phải làm. Trẻ em
phải được quan tâm, bảo vệ chăm sóc tốt hơn để các em có thể bình yên vui
sống và học tập tích cực tạo nguồn lao động cững mạnh cho đất nước sau này.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Bạo hành trẻ
em trong gia đình ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. Để

từ đó giúp mọi người nhìn nhận vấn đề bạo hành trẻ em một cách nghiêm túc
hơn, thấy được mức độ nguy hiểm của nó và có những biện pháp tốt nhất để
bảo vệ trẻ em.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề bạo hành trẻ em là một vấn đề nóng hổi và nhạy cảm, vì vậy vấy
đề này được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu không chỉ trên thế giới mà
còn ở cả Việt Nam.

3


2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, có bản Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em được
ban hành vào năm 1990. Bản công ước quy định các quyền của trẻ em, thể
hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Bản công ước là điều
kiện cần thiết để trẻ em được phát triển toàn diện, đầy đủ nhất.
Báo cáo “Nghiên cứu trừng phạt thể xác và tinh thần trẻ em” của tác giả
Judith Ennew và Dimonique Perre Plateau, 2004, NXB Keen Publishing
(Thailan) Co. Ltd. Nội dung của báo cáo là những chỉ dẫn chi tiết về cách
thức thực hiện nghiên cứu đối với trẻ em về khó khăn và tế nhị: trừng phạt
thân thể trẻ em (bao gồm cả bạo lực tinh thần). Đây cũng là tài liệu rất bổ ích
và thiết thực trong việc cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin về cách thiết lập kế
hoạch cũng như việc thực hiện khảo sát với những ví dụ về những công cụ
cũng như các phương pháp được thu thập trong khu vực Đông Nam Á và Thái
Bình Dương…
Nhìn chung các vấn đề nghiên cứu về bạo hành trẻ em ở nước ngoài đã
đạt được những thành công đáng ghi nhận và có ý nghĩa thiết thực với công
cuộc bảo vệ và chăm sóc trẻ em khỏi bạo hành. Thế giới cũng có những thay
đổi tích cực trong cách nhìn nhận cũng như đánh giá tác động tiêu cực của
bạo hành đối với trẻ em.

2.2. Ở Việt Nam
Gia đình là đề tài vừa đa dạng, vừa phong phú vừa gần gũi nhưng chứa
đựng những điều mới lạ. Do vậy, đề tài này đã thu hút nhiều công trình
nghiên cứu khoa học nhằm tìm tòi, phát hiện các khía cạnh của gia đình.
Nghiên cứu sâu về bạo lực gia đình đã được sử dụng bắt đầu từ năm
1999, nhưng mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Chỉ đề cập bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà thường ít nói đến hoặc bỏ qua
hành vi bạo lực giữa các thành viên trong gia đình. Đó là bạo lực của người

4


lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị bạo lực
với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi.
Đặc biệt là nghiên cứu bạo lực gia đình đối với trẻ em còn khiếm tốn.
Qua các nghiên cứu về bạo lực ở Việt nam, sử dụng các phương pháp
khác nhau, cho thấy gần một phần ba số trẻ bị bạo hành về thân thể và cảm
xúc, bao gồm việc chứng kiến cha/mẹ bạo hành người kia. Ở nước ta, có rất
nhiều bài báo, nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận định, ý kiến về bạo hành
trẻ em trong gia đình. Trong đó có một số bài báo sau:
Luật Dương Gia (2015), “Bạo lực trẻ em trong gia đình”, Báo Vnexpress
ngày 11/08/2015. Bài viết đã nêu rất rõ tình trạng bạo hành trẻ em trong gia
đình ở nước ta, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân vì sao trẻ em bị bạo hành.
Trong đó có một số nguyên nhân như: ảnh hưởng của một số phong tục, tư
tưởng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, thiếu hiểu biết về pháp
luật. Bài báo còn đề ra những biện pháp nhằm ngăn chặn và làm giảm tình
trạng bạo hành trẻ em trong gia đình.
Trong đề tài luận văn TS “Nâng cao hoạt động bảo vệ trẻ em khỏi bạo
lực gia đình tại cộng đồng” của tác giả Vũ Minh Phương đã chỉ rõ thực trạng
bạo lực gia đình đối với trẻ em và những hậu quả của nó. Trên cơ sở thực

trạng bạo lực gia đình và trẻ em bị bạo lực gia đình tác giả luận văn đề xuất
một mô hình can thiệp đặc trưng tập trung vào gia đình để hỗ trợ trẻ em trong
các môi trường bạo lực. Mô hình được tác giả rút ra từ những nghiên cứu và
ứng dụng trên một số nước và có sự thay đổi về nội dung và hình thức hoạt
động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong cuộc trò chuyện với GS, TS. Nguyễn Thị Hoa, Chuyên gia Tâm lý
học, đã trao đổi về vấn đề bạo hành gia đình đối với trẻ em và phụ nữ. Khi
được phóng viên hỏi về lí do vì sao người ta lại lựa chọn việc im lặng sau khi
bị bạo hành thay vì nhờ sự can thiệp giúp đỡ của người khác. Bà đã trả lời
rằng: “Quan niệm của người Việt Nam là Tốt đẹp phô ra, xấu ra xa đậy lại

5


cho nên họ cho rằng việc bị bạo hành là việc vô cùng xấu hổ, không hay ho gì
mà phải đi nhờ người khác”.
Ở nước ta cũng có khá nhiều cuộc khảo sát hiện trạng li hôn và bạo lực
gia đình. Như: “Gia đình học” (Đặng Cảnh Khanh- Lê Thị Quý, Nhà xuất bản
lý luận chính trị, 2007), “Xã hội học về giới và phát triển” (Hoàng Bá Thịnh,
2005) đã phản ánh tương đối đầy đủ thực trạng bạo lực gia đình.
Các công trình nghiên cứu trên là tài liệu phong phú cho tác giả thực
hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về vấn nạn bạo hành gia đình
đối với trẻ em ở nước ta hiện nay và các khái niệm liên quan, thực trạng
nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em ở nước ta hiện nay khóa luận đề xuất
một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục nạn bạo hành trẻ
em ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ
sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hóa, khái quát hóa những quan điểm, khái niệm về
vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình.
Thứ hai, đánh giá thực trạng nạn bạo hành trẻ em trong gia đình ở nước
ta hiện nay.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục nạn bạo hành trẻ
em trong gia đình ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng của nạn bạo hành trẻ em trong
gia đình ở nước ta hiện nay.

6


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu đối tượng trẻ em ở khắp nước ta trong
giai đoạn từ 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử trong nghiên cứu vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình ở
nước ta hiện nay.
- Phương pháp cụ thể: logic - lịch sử, phân tích tổng hợp, khảo sát thực
tiễn, điều tra…
6. Ý nghĩa khóa luận
Khóa luận góp phần làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu của bạo
lực gia đình, đặc biệt là bạo hành gia đình đối với trẻ em.
Với kết quả nghiên cứu đạt được. Khóa luận góp phần làm rõ hơn nữa
vấn nạn bạo hành trong gia đình đối với trẻ em ở nước ta, để từ đó đưa ra

những giải pháp tối ưu góp phần hành động chống bạo hành đối với trẻ em.
Thông qua quá trình nghiên cứu giúp trẻ em và phụ huynh hiểu biết hơn về
quyền được bảo vệ của trẻ.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận
gồm 3 chương.

7


NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẠO HÀNH TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH
1.1. Một số khi niệm cơ bản
Trẻ em:
Khái niệm “Trẻ em” hiện nay tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong đó có sự khác biệt ở việc quy định ngưỡng tuổi chính xác của trẻ em
trên từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đều thống nhất cho rằng trẻ em
là đối tượng phải được hưởng mọi hạnh phúc, chăm sóc, chiều chuộng, bảo vệ
và hưởng các quyền lợi tốt nhất để phát triển.
Theo Công ước quốc tế về quyền Trẻ em, ngay tại điều 1 đã nêu rõ rằng
“Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ những trường hợp luật pháp áp dụng
với trẻ em có quy định tuổi vị thành niên thấp hơn”.
Ở nước ta, căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm của con người Việt
Nam, luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
25/2004/QN11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em quy định “Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Đặc điểm trẻ em: Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng của
mình. Tâm lý học lứa tuổi xác định những giai đoạn khác nhau trong lứa tuổi
trẻ em như: tuổi sơ sinh, tuổi mẫu giáo, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, tuổi

thanh thiếu niên mới lớn. Ở mỗi môi trường văn hóa- xã hội khắc nhau, trẻ
em mang tính cách, đặc điểm riêng. Trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý
khá đặc thù do chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và trí tuệ, dễ tổn
thương, dễ thay đổi, dễ thích nghi, dễ uốn nắn, dễ tự ti, tự ái, hiếu thắng, thiếu
kiễn nhẫn. Xu thế muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tổn trọng, nhiều
hoài bão, nhìn chung còn thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm.
Khái niệm bạo hành: là chỉ những hành vi bạo lực, thô bạo biểu hiện
trạng thái tâm lí tức giận của một người độc ác, gây thương tích tàn tật về thể

8


xác, lăng nhục về tinh thần, là sự xúc phạm về danh dự và nhân phẩm đối với
người khác.
Theo từ điển Tiếng Việt, gia đình là tập hợp những người cùng sống
chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ
hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái, cụ thể là
trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con cái.
Theo Luật hôn nhân và gia đình, gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Như vậy luật hôn nhân
cũng khẳng đình trách nhiệm của cha đối với con cái, cụ thể là trách nhiệm
chăm sóc, bảo vệ, giáo dục con cái [17].
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy,
có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết
chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con
người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức
với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để

thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Đối với chủ nghĩa xã hội, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt được hình thành duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và
huyết thống.
Theo C. Mác: “Hàng ngày tái tạo ra cuộc sống của bản thân mình, con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa
vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [2, Tr45].
1.2. Khái niệm và đặc điểm của hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình
1.2.1. Khái niệm bạo hành gia đình đối với trẻ em
Theo Luật mẫu về BLGĐ của Ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc
ngày 02/02/1996 thì: “BLGĐ là tất cả hành vi lạm dụng thể chất, tinh thần,

9


tình dục dựa trên cơ sở giới đối với một thành viên, một người phụ nữ trong
gia đình, từ hành vi đánh đập giản đơn đến gây thương tích nặng, bắt cóc, đe
dọa, dọa dẫm, cưỡng bức, quấy rối, lăng nhục bằng lời nói, dùng vũ lực để
vào nhà trái pháp luật, phóng hỏa, hủy hoại tài sản, bạo lực tình dục, hiếp dâm
trong hôn nhân, bạo lực liên quan đến thách cưới hoặc của hồi môn,…”.
Trong tiếng Việt, Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.
Khoản 2 Điều 1 Luật PCBLGĐ quy định “BLGĐ là hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Có thể hiểu BLGĐ là hiện
tượng một hay nhiều thành viên dùng quyền lực để thực hiện hành vi làm cho
thành viên khác trong gia đình đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh
thần. Mặt khác, BLGĐ là hành vi cố ý. Mục đích của nó là để thiết lập và duy
trì quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được dùng để đe
dọa, hạ nhục hoặc khiến nạn nhân sợ hãi, chịu sự khống chế của người thực
hiện hành vi BLGĐ. Nếu như đối với các thành viên khác, việc sử dụng bạo

lực đã gây ra những tổn hại rất lớn thì với trẻ em càng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn. Nó không chỉ dừng lại ở những vết thương thể chất mà còn phải
chịu những chấn thương tinh thần khó chữa khỏi. Đa số các gia đình Việt
Nam vẫn sử dụng những hình phạt trẻ em khi các em gặp phải lỗi lầm như bị
đánh, bị mắng hay bị phạt với những mức độ khác nhau. Ở một chừng mực
nào đó, những hành vi bạo lực với trẻ em ở một số địa phương vẫn được chấp
nhận. Những người thực hiện hành vi bạo lực lại chính là những thành viên
trong gia đình của các em - là ông bà, anh chị em, cô, dì, chú, bác hay thậm
chí là bố mẹ các em, những người sinh thành, chăm lo cho các em từ bữa ăn,
giấc ngủ. Chỉ khi hành động bạo lực đó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em thì hành vi BLGĐ đối với trẻ em mới
nhận được sự quan tâm, sự can thiệp của xã hội. Từ đó có thể khái quát

10


BLGĐ đối với trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội
một cách cố ý của một hoặc một số người là thành viên gia đình, dùng sức
mạnh gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình
dục, kinh tế đối với trẻ em trong gia đình [16].
Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ
em bao gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm
hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối
với sức khỏe, nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ.
Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục trẻ để thỏa mãn hoặc
khẳng định vị trí của một người nào đó.
1.2.2. Đặc điểm của hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình
Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều
trường hợp, bạo hành đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình

thành “địa ngục trần gian”. Dù ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào,
BLGĐ không chỉ để lại hậu quả về thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến
kinh tế - xã hội. BLGĐ làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống đạo
đức tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình. Trẻ em có những
đặc điểm tâm sinh lý khá đặc thù do chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí
tuệ, dễ tổn thương, hiếu động và rất thiếu kiên nhẫn. Trẻ có xu hướng muốn tự
khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng; nhiều hoài bão và nhìn chung còn
thiếu thực tế, thiếu kinh nghiệm. Từ khái niệm BLGĐ đối với trẻ em đã trình
bày ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm của BLGĐ đối với trẻ em như sau:
* Về chủ thể thực hiện
Bạo hành trẻ em trong gia đình là hành vi mang tính bạo lực của các
thành viên trong gia đình đối với trẻ em. Những thành viên trong gia đình là
những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng làm phát sinh các

11


nghĩa vụ và quyền theo quy định của Luật HN&GĐ đối với trẻ em. Khoản 16
Điều 3 luật HN&GĐ quy định: “Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha
mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con
nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ,
anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể,
chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác
ruột và cháu ruột”…[17]
Các hành vi BLGĐ đối với trẻ em được định tại Điều 2 Luật PCBLGĐ
bao gồm các hành vi: lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,
nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý cho
trẻ em; hành vi trái pháp luật buộc các em ra khỏi chỗ ở; hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

trẻ; hành vi cưỡng ép các em lao động quá sức, bắt trẻ đi ăn xin; hành vi
cưỡng ép trẻ em quan hệ tình dục. Trẻ em là lứa tuổi đang trong giai đoạn
hình thành và phát triển nhân cách với những đặc điểm tính cách riêng, chưa
sáng suốt trong hành động và nhận thức, trẻ em thường dễ dàng mắc lỗi (nhất
là khi so sánh với chuẩn mực của người lớn).
* Một số hình thức bạo hành trẻ em trong gia đình:
Phân loại các loại hình bạo lực trẻ em trong gia đình là một vấn đề phức
tạp, tuy nhiên lại là hết sức quan trọng bởi nó mô tả đa diện thực trạng vấn đề
để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề. Dựa
theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng bạo lực trẻ em có thể nói đến các
loại hình cơ bản sau:
Bạo hành về thể xác: Là loại hình bạo lực sử dụng vũ lực, có tác động
trực tiếp lên thân thể nạn nhân như đấm, đá, tát, sát thương, ảnh hưởng đến
sức khỏe. Kiểu hành vi này xảy ra rất phổ biến, là kiểu bạo hành thường gặp.

12


Một số bậc cha mẹ, ông bà cho rằng để dạy con một cách hiệu quả thì hễ con
sai, không nghe lời thì sẽ đánh đòn con. Họ nghĩ rằng đây là hình thức đúng,
làm như vậy con sẽ nghe lời và không dám lặp lại hành động đó nữa. Mặc dù
mục đích là để răn đe con cái, song khi không kiềm chế được hành động của
mình đã đánh quá tay gây ra thương tích cho trẻ. Lúc này không còn là mục
đích giáo dục nữa mà thay vào đó là họ đã đối xử tạn bạo với chính con cái
của mình.
Bạo hành tinh thần: là loại hình bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động
lên tinh thần của trẻ như chì triết, lắm điều, mắng chửi, lăng mạ, tỏ thái độ
lạnh lùng, không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện trong thời gian dài, …
Trong loại hình bạo lực này đáng chú ý là loại bạo hành ngôn ngữ. Đây cũng
kiểu bạo hành phổ biến trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình

ở nông thôn hay những gia đình phụ huynh có dân trí thấp. Bạo hành tinh thần
còn được chia làm hai dạng nhỏ là bạo hành trực tiếp và bạo hành gián tiếp.
 Bạo hành trực tiếp: là trẻ trực tiếp là nạn nhân của các thành viên khác
trong gia đình chửi mắng, dùng những lời lẽ thô tục để xúc phạm đến nhân
cách để chỉ trích khi trẻ mắc lỗi.
 Bạo hành gián tiếp: là trẻ không trực tiếp là bạn nhân của việc bạo hành
mà chứng kiến những hành vi bạo hành của các thành viên trong gia đình.
Bạo hành xã hội: Đây là kiểu bạo hành mà nhiều khi chính phụ huynh
cũng không ý thức được rằng mình đang làm. Ví dụ như ngăn không cho tiếp
xúc với họ hàng, bạn bè, hàng xóm nhằm hạn chế tham gia vui chơi, hoạt
động cộng đồng.
Bạo hành tình dục trong gia đình: Là hành vi loạn luân giữa bố mẹ và
con cái, như bố với con gái, mẹ với con trai,… Đây là kiểu bạo hành cực kì
nghiêm trọng, ít phổ biến nhưng khi xảy ra thì hết sức thương tâm. Trẻ bị xâm
hại trong trường hợp này bị tổn thương nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tuy không
13


phổ biến những khi xảy ra rất khó phát hiện vì bản thân trẻ bị hại cảm thấy bị
sốc, xấu hổ không dám nói ra. Hoặc những người trong gia đình mặc dù phát
hiện ra cũng có xu hướng che giấu vì họ lo ngại việc ảnh hưởng đến danh dự
cũng như tương lai của người bị hại, người xâm hại cũng như thể diện gia
đình. Trường hợp bạo hành này thường xảy ra ở những gia đình có hoàn
cảnh đặc biệt như gia đình bố mẹ không hạnh phúc, ở những nơi hẻo lánh…
Lao động trẻ em: Đây là hình thức bạo hành bóc lột sức lao động của trẻ
em, thường xảy ra ở những gia đình nghèo, dân trí thấp. Trên danh nghĩa vì
nhà nghèo nên con cái phải phụ giúp bố mẹ, thì ở một số gia đình bố mẹ bắt
con cái làm những công việc quá mức so với sức lực, lứa tuổi của con.
1.3. Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật Việt

Nam
Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật
đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em
phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.
Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và
Hiến pháp năm 20.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946
(trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và
trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa
đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 20. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ
em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số
điều khác (Điều 50...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ
14


luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm
2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 20,
quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37.
Các quyền cơ bản của trẻ em:
* Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là
giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu. Mọi
hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm;
ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha,
mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh.

* Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí
tuệ, tinh thần và đạo đức. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn
trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành
mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia
đình, công dân có ích cho xã hội.
* Quyền được sống chung với cha mẹ.
Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em
phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.
* Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh
dự
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng,
thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn
cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự
của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
* Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi
được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả
tiền tại các cơ sở y tế công lập.
15


* Quyền được học tập
Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải
đóng học phí.
* Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục,
thể thao, du lịch
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá,
nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi

* Quyền được phát triển năng khiếu
Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em
đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
* Quyền có tài sản.
Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài
sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm
và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em và đảm bảo
quyền dân sự của trẻ em về tài sản.

16


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình ở nước ta hiện nay đã rất nhiều
công trình nghiên cứu. Nước ta cũng đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và
gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình Luật Bảo vệ chăm sóc
và giáo dục trẻ em, Quyền trẻ em,… nhằm bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất.
Chương tập trung tìm hiểu những cơ sở lí luận của đề tài từ đó làm cơ sở để
nghiên cứu, đồng thời nêu ra những khái niệm cụ thể, những đặc điểm của
hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình.

17


Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM
TRONG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Khái quát tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ở nước ta hiện

nay
Mặc dù được pháp luật bảo vệ, nhưng trẻ em Việt Nam vẫn tiếp tục phải
chịu bạo lực tại gia đình, hiện tượng phổ biến có tác hại lâu dài về thể chất,
tâm lý, tình cảm của các em.
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức
tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ
em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường...
Theo khảo sát của Tổng cục thống kê năm 2017, gần 74% số trẻ em Việt
Nam từ 2-14 tuổi bị cha mẹ/người chăm sóc hay những người khác trong gia
đình trừng phạt bằng bạo lực; gần 24% số phụ nữ đã lập gia đình và có con
dưới 15 tuổi cho biết chồng của họ đã có hành vi bạo lực đối với con cái.
Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho
thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có
1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình
dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi
-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất
đáng báo động, chiếm tới ,2% [7].
Những vụ việc bạo hành trẻ em trong gia đình liên tiếp được công khai
làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và
sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành.
Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình,
cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ
dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em
dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi
kéo vào con đường phạm tội.
18


“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!”.

Đối với lao động trẻ em, theo số liệu thống kê năm 2014, Việt Nam ước
tính có khoảng 1,75 triệu lao động là trẻ em và người chưa thành niên từ 15
đến 17 tuổi. Trẻ em đang phải vật lộn để mưu sinh trên đường phố, trong các
hộ gia đình, tại các công trường và trong các doanh nghiệp (nhất là khu vực
doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh) tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15 đến 17
tuổi (gần 58%). Trong số đó, 85% trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn và
15% sống ở khu vực thành thị. Lao động trẻ em tập trung chủ yếu ở ba nhóm
ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Trong đó, nông
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 1,18 triệu em (chiếm 67%). Điều kiện làm
việc nặng nhọc, độc hại gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của các em và
việc phải tham gia lao động sớm cũng đẩy các em tới môi trường có nhiều
cạm bẫy, tệ nạn xã hội, gia tăng nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại, mua bán [6].
Riêng vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, những năm gần đây mức độ ngày
càng phức tạp, không chỉ đối với trẻ em gái mà ngay cả với trẻ em trai cũng
trở thành vấn đề nghiêm trọng nhưng chưa được báo cáo đầy đủ. Theo thống
kê của Bộ Công an, giai đoạn 2011 - 2015, có gần 6.200 vụ xâm hại trẻ em và
6 tháng đầu năm 2016, đã phát hiện 645 vụ song thực tế con số có thể lớn hơn
nhiều. Trong số vụ việc được phát hiện, có 97% những kẻ xâm hại là người
quen biết với nạn nhân, trong đó 47% là người thân trong gia đình và hàng
xóm của nạn nhân. Theo Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ở nước ta trung bình
mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần
được can thiệp. Còn số liệu của Bộ Công an nghiên cứu trên 2.000 học viên
các trường giáo dưỡng cho thấy khoảng 50% em có tuổi thơ từng sống trong
tình trạng hà khắc của bố mẹ. Trong đó, số em bị bố đánh chiếm 23% - gấp
sáu lần tỷ lệ bị mẹ đánh [5].
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng
Liên hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2-14 tuổi bị cha

19



mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong gia đình trừng phạt
bằng bạo lực[15].
2.1.1. Bạo hành về thể xác
Nhiều người làm cha mẹ vẫn coi việc hành hạ, đánh đập hoặc sử dụng
các hình phạt dã man trẻ là quyền của họ. Những cú đấm, cái tát đã xảy ra
thường xuyên trong gia đình và được coi là hợp pháp. Chỉ có những vụ việc
nghiêm trọng gây thương tật hoặc làm chết trẻ thì mới bị luật pháp trừng trị.
Tuy nhiên không phải lúc nào luật pháp cũng xử đúng người, đúng tội, thậm
chí trong nhiều trường hợp kẻ phạm tội chỉ bị phạt rất nhẹ.
Khi đánh con, những người tỉnh táo thì nhắc nhau: có đánh thì tránh chỗ
“phạm” để cho chúng không bị nguy hiểm. Mông đít hoặc chân tay của trẻ là
nơi họ đánh thường xuyên vì cho rằng đây là nơi “an toàn”. Còn những kẻ mù
quáng thì khi lên cơn giận đánh con vào bất cứ chỗ nào, bằng bất cứ loại vũ
khí gì họ có trong tay. Một người cha ở quận 4 thành phố Hồ Chí Minh đã
thường xuyên treo ngược con gái lên để đánh. Một người cha khác mỗi khi
đánh con thì lột hết quần áo của cháu để bêu riếu. Những kẻ khác thì túm tóc
hoặc đập đầu trẻ vào tường… Họ sử dụng nhiều hình thức bạo hành dã man
với chính đứa con ruột của mình.
Vụ việc bé 4 tuổi bị đánh:
Tháng 9/2014, hình ảnh bé 4 tuổi bị cha mẹ bạo hành dã man, gây bầm
tím mặt, chấn thương sọ não khiến cư dân mạng xót xa và vô cùng căm phẫn.
Khai nhận với công an, từ năm 2010, Minh và Trang chung sống với nhau
như vợ chồng. Tháng 2/2011, Trang sinh được cháu Đỗ Thị Kim Ngân. Vợ
chồng Minh, Trang thường sử dụng thanh que tre để đánh, nhằm “dạy dỗ”
con. Sau khi đánh cháu Ngân, Minh dùng bọc ni lông trói tay của cháu lại
khoảng hơn 1 giờ sau mới cởi trói và tiếp tục bắt cháu Ngân quỳ trên sàn nhà.
Mặc dù biết con bị thương, bầm tím mặt mũi nhưng vợ chồng Minh,
Trang vẫn không đưa cháu đi bệnh viện. Cho đến chiều /9, những người ở


20


×