Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.3 KB, 12 trang )

Chương 1
MỞ ĐẦU
Bậc tiểu học là một bậc rất quan trọng, là tiền đề cho các bậc học
cao. Trong đó môn tiếng Việt là một môn học trợ giúp học sinh học tốt các
môn học khác. Trong tiếng Việt có phân môn chính tả giúp học sinh hình
thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả
có một vị trí hết sức quan trọng trong c;ấu trúc chương trình môn Tiếng
Việt nói chung. Mục đích của môn học này là giúp học sinh có phương tiện
thuận lợi trong giao tiếp bằng chữ đảm bảo cho người viết, người đọc hiểu
thống nhất những điều đã viết. Ngoài việc giúp người đọc, người viết hiểu
còn giúp học sinh hình thành kỹ năng chính tả. Phân môn chính tả còn dạy
cho học sinh viết đúng nghĩa mình muốn nói, tức là hình thành một trong
bốn kỹ năng môn Tiếng Việt (Nghe – nói – đọc – viết). Bởi vì có viết đúng
chính tả mới giúp học sinh học tốt các môn khác. Do đó việc nghiên cứu
cải tiến dạy học môn chính tả là rất cần thiết.
Thực tiễn tại trường tiểu học Phong Phú – Tân Lạc hiện tượng học
sinh phát âm chưa chuẩn nói còn ngọng (do tiếng địa phương), phát âm
nhần lẫn một số âm đầu và dấu thanh, ngoài ra còn chưa hiểu rõ nghĩa của
từ dẫn đến viết sai.
Xuất phát từ tình hình thực tế, học sinh viết sai lỗi chính tả, viết thừa
nét hay thiếu âm tiết rất phổ biến. Từ đó dẫn đến việc học sinh viết sai
chính tả vẫn còn nhiều.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong trường tiểu học, với trách
nhiệm và lương tâm nghề nghiệp không thể để cho học sinh tiếp tục mắc
các lỗi trên. Việc tìm các biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả là rất
cần thiết. Tôi mạnh dạn đưa vào áp dụng “Một số biện pháp giúp học sinh
viết đúng chính tả”.

1



Chương 2
NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Để đóng góp cho phần trang bị cơ sở lý luận và việc hoàn thiện nội
dung và phương pháp dạy chính tả từ bậc tiểu học thông qua việc hướng
dẫn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo viết chính tả, hiểu được nghĩa của từ, viết
cho đúng.
Tôi đã quyết định cải tiến việc dạy chính tả, phân tích hiểu nghĩa của
từ để học sinh viết đúng chính tả. Mặt khác rèn cho học sinh viết đúng, đẹp,
không mắc lỗi khi viết, tôi đã vận dụng một số quy tắc về ngữ âm học tiếng
Việt vào phân loại lỗi chính tả. Phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi (Nhất
là việc xây dựng chính tả). Ngoài ra có một số “mẹo” chính tả giúp học
sinh nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống, nhờ đó mà học sinh
viết đúng chính tả ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần sự giúp đỡ của giáo
viên.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Tìm hiểu trong thực tế: Thông qua các giờ dạy chính tả trên lớp,
chấm bài chính tả và bài tập làm văn của học sinh.
Thống kê phân loại: So sánh, dùng bài của học sinh để so sánh,
thống kê các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải, phân biệt những từ
mà học sinh thường viết sai để từ đó có một biện pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả.
2.3. THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỚC KHI VIẾT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP DẠY CHÍNH TẢ LỚP 3.
Trường tiểu học Phong Phú nằm ở trung tâm của vùng Mường Bi
Tân Lạc. Phần lớn học sinh là người dân tộc. Vì vậy chịu ảnh hưởng rất
nhiều của tiếng địa phương nên khi viết, học sinh vô tình viết theo lời nói
của mình. Vì vậy học sinh thường mắc lỗi ở các tiếng phát âm phân biệt
2



(âm đầu, vần, thanh) nhưng không phải là nguyên nhân chính mà còn có
nhiều nguyên nhân khác như: quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, ghi từ, không
nắm được ý nghĩa của từ, nghe hiểu còn hạn chế.
Chính vì vậy nội dung bài chính tả do học sinh viết, chủ yếu là các
em chỉ chú ý đến viết đúng trong giờ chính tả và chỉ nghe giáo viên phát
âm, chứ không cần hiểu nghĩa của từ viết đúng chính tả. Vì thế mà ở các
môn học khác kể cả phân môn Tập làm văn, học sinh viết sai chính tả rất
nhiều. Cho nên vấn đề đặt ra là sau những tiết học chính tả, giáo viên nhắc
nhở học sinh phân tích các từ mà học sinh viết sai để từ đó học sinh hiểu và
viết đúng. Không những học sinh viết đúng mà còn phải viết nhanh và viết
đẹp nữa. Bản thân tôi đã nhận thức được điểu đó, tôi nghĩ rằng mình luôn
phải chủ động sáng tạo sau khi dậy từng bài chính tả và biết được mục đích
bài chính tả dậy nội dung gì? Cho đối tượng nào? Để có biện pháp sát thực
hơn.
Những bài chính tả mang tính chất thực hành, thông qua thực hành,
thông qua bài luyện tập, kết hợp các quy tắc rèn luyện kỹ năng khi viết
đúng chính tả, rèn cho học sinh có tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết
đúng quy tắc chính tả, viết đủ nét).
Qua những bài dậy, tôi đã khảo sát chất lượng chữ viết đúng chính tả
đầu năm ở lớp tôi dậy, nắm được một số thực tế chữ viết của các em. Từ đó
đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh viết chính tả không những
đúng mà còn đẹp nữa.
Khảo sát chất lượng ban đầu:
Tổng số
25

Viết đúng
đẹp
5


Viết đúng
6

Mắc lỗi

Mắc lỗi chữ

chính tả

xấu

7

7

Sau khi khảo sát tình hình thực tế học sinh tôi đã có số liệu cụ thể về
những sai sót của học sinh, tôi đã suy nghĩ tiến hành một số biện pháp rèn,
sửa cho học sinh những nhầm lẫn, sai sót mà học sinh thường mắc phải.
3


Trong khi nghiên cứu tiến hành, hương dẫn học sinh chỉnh sửa
những sai sót thường mắc phải. Tôi đã tiến hành tham khảo một số tài liệu,
sách giáo khoa, sách giáo viên, sách giải đáp về phương pháp giảng dạy
tiếng Việt, yêu cầu kiến thức, kỹ năng môn chính tả.
Thực tế hơn là giảng dạy trên lớp để học sinh viết đúng chính tả đạt
kết quả cao, tôi có những biện pháp sau đây.
2.4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Là một giáo viên tiểu học tôi thiết nghĩ phải làm sao cho học sinh

viết chữ đẹp. Muốn giúp học sinh viết đúng chính tả, bản thân giáo viên
phải có kiến thức hiểu biết về luật chính tả, về phương pháp dạy chính tả,
theo nguyên tắc có ý thức. Loại chính tả này nhằm phát hiện ra các quy tắc
trên cơ sở đó mà viết đúng chính tả. Học sinh cần vận dụng có ý thức một
số quy tắc làm căn cứ để viết đúng tất cả các từ, các chữ nằm trong phạm vi
quy tắc mà không cần ghi nhớ cách viết của từng từ một. Dậy theo cách
này tôi thấy rất có lợi cho các em.
Ví dụ: Chữ k, kh _ (e, ê, i)
Gh, ngh, + (e, ê, i)
Mặt khác dựa vào nguyên tắc ngữ âm, thầy đọc đúng thì trò viết
đúng và ngược lại (đó là thông qua giờ chính tả: nghe – viết) và nhiều khi
học sinh phải tự viết bài chính tả mà không có thầy đọc (chính tả: nhớ viết) đòi hỏi học sinh khi viết phải hiểu được nghĩa của từ và áp dụng quy
tắc viết chính tả.
Ví dụ: Bài chính tả nhớ viết:
Bàn tay cô giáo
Câu thơ: “Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô”
Khi phân tích từ khó giáo viên cho học sinh quan sát chữ viết, tự
phân tích tiếng (theo 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh). Học sinh phân
biệt được “y” và “i”. Bàn tay viết “y” mới đúng còn cái tai, tai ương thì viết
“i” là đúng. Có nhắc nhở và giải thích như vậy khi gặp học sinh viết sai
4


chính tả ở bất cứ môn học nào thì học sinh mới có thói quen viết đúng
chính tả.
Ví dụ: Trong bài chính tả: nghe – viết: “Cuộc chạy đua trong rừng”
Câu văn “Ngựa con chuẩn bị tham gia hội thi chạy, vốn khỏe và
nhanh nhẹn chú tin chắc sẽ giành được nguyệt quế”.
Khi học sinh viết từ “giành” đòi hỏi các em phải hiểu được nghĩa của

từ đó thì khi viết mới đúng được như:
“giành” lấy

-

“dành” dụm

Vì vậy ở phần lên lớp trong bước hướng dẫn học sinh viết đúng
tiếng, từ khó giáo viên nên chú ý nghĩa của từ và có sự so sánh phân tích
kỹ để học sinh hiểu nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng chính tả ở mọi
lúc, mọi nơi.
Để học sinh viết đúng, viết đẹp mà không mắc lỗi trong giờ chính tả.
Điều quan trọng nhất là giáo viên cần luyện cho học sinh phát âm thật
chính xác, luyện đọc tốt thông qua giờ tập đọc, đọc nhiều sách báo, truyện
Kim Đồng …
Bên cạnh những kinh nghiệm đó, tôi còn ra một quy trình dạy học
chính tả theo thời gian thông dụng như sau:
- Ổn định lớp

1 phút.

- Kiểm tra bài cũ

3 phút.

- Giới thiệu bài

1 phút.

- Đọc mẫu chuẩn bị nội dung


3 phút.

- Học sinh viết từ khó

4 phút.

- Học sinh viết bài

12 phút.

- Học sinh soát lỗi và sửa lỗi

3 phút.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

2 phút.

- Học sinh làm bài tập

5 phút.

- Học sinh chữa bài tập

3 phút.

- Củng cố

2 phút.


5


Với cách dạy chính tả (nghe – viết) thì đây là kiểu bài chính tả thể
hiện đặc trưng của phân môn chính tả. Kiểu bài này yêu cầu học sinh nghe
viết từng từ, cụm từ, câu do giáo viên đọc, học sinh phải viết đủ số âm tiết
đã nghe, viết đúng, viết nhanh theo tốc độ quy định (học sinh phải biết phối
hợp nghe, nhớ để viết). Muốn viết đúng chính tả, việc nghe của học sinh
phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ …
Vì vậy, ngoài hiểu biết về quy định, quy tắc chính tả học sinh phải
biết hiểu nghĩa của từ và câu.
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả (nghe – viết) tôi tiến hành các bước như
sau:
- Bước 1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh khá đọc.
- Bước 2: Viết từ khó.
+ Học sinh tìm từ khó viết vào bảng con, học sinh viết trên bảng lớp.
+ Giáo viên phân tích từ khó (phụ âm đầu, vần, thanh).
+ Học sinh nhận xét, sửa sai. Cứ như vậy giáo viên cho học sinh
luyện viết hết từ khó có trong bài.
- Bước 3: Học sinh đọc và nghe viết.
+ Giáo viên đọc đúng tốc độ, phát âm chính xác.
+ Học sinh viết rõ ràng, sạch sẽ, khi viết nét bút liền mạch, khoảng
cách giữa các con chữ bằng một âm đơn.
- Bước 4: Giáo viên đọc học sinh soát lỗi.
+ Giáo viên đọc học sinh soát lỗi (khi đọc giáo viên nhấn rõ các từ
dễ viết sai, lẫn dấu).
+ Học sinh dùng bút chì soát lỗi.
+ Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra, gạch chân các chữ mắc lỗi.

- Bước 5: Chấm, chữa bài.
+ Giáo viên chấm một vài bài có nhận xét rút kinh nghiệm.
- Bước 6: Học sinh thực hành làm bài tập.

6


+ Đối với các bài tập điền vào chỗ trống, phân biệt N/ L; Ch/ Tr;
Gi/D/R … tôi thường tiến hành:
+ Chép đề lên bảng.
+ Giúp học sinh nắm được yêu cầu.
+ Học sinh lên bảng điền vào ô trống.
+ Cả lớp làm bài tập vào vở.
+ Học sinh nhận xét, giáo viên sửa sai (nếu có).
- Bước 7: Củng cố, dặn dò.
+ Thu

1
số vở của lớp về chấm.
3

Ngoài chính tả nghe viết còn có chính tả nhớ viết, chính tả tạp chép,
giáo viên cần cho học sinh làm quen với một số dạng bài tập phân biệt các
thanh dễ lẫn.
Ví dụ: Bài phân biệt dấu hỏi, dấu sắc, dấu ngã.
- Cách phát âm gần giống nhau trong 6 thanh (thanh bằng, thanh trắc,
thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng, thanh huyền). Trong 6 thanh đó, học sinh
thường phát âm sai các chữ có thanh hỏi, ngã.
- Khi dạy học sinh dạng bài: “Tìm những từ chỉ hoạt động”, cho
học sinh làm bài tập theo nhóm (chia thành 3 nhóm).

- Học sinh ở các nhóm tìm nhanh:
a) Có tiếng mang dấu hỏi.
b) Có tiếng mang dấu ngã.
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhổ cỏ

Trổ tài

Xẻo thịt

Gõ mõ

Đổ thóc

Đẽo cày

- Học sinh ở các nhóm suy nghĩ tìm từ, mỗi em tìm một từ, cả nhóm
thống nhất góp lại sẽ tìm được nhiều từ ngữ chỉ hoạt động. Thảo luận xong
các nhóm cử đại diện lên đọc lại các từ đó. Giáo viên động viên, khen ngợi
các nhóm tìm từ nhanh, đúng. Giáo viên kết hợp sửa chữa cách phát âm
cho một số học sinh (một số học sinh phát âm còn chưa chuẩn).
7


Nhổ cỏ - đọc: Nhộ cỏ

Cõng em – đọc: Cóng em.
Từ chỗ học sinh phát âm sai dẫn đến học sinh viết sai… nên khi dạy
chính tả tôi rất chú trọng đến những dạng như thế này, được uốn sửa
thường xuyên, dần dần các em sẽ viết đúng, không nhầm lẫn. Giúp học sinh
hiểu nghĩa từ và đọc đúng dấu hỏi và dấu ngã.
Ví dụ:
+ Bài tập điền vào chỗ trống phân biệt L/ N:
…áo động

hỗn …áo

Béo …úc …ích

…úc đó

Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh để các em tự điền l / n vào
chỗ trống cho thích hợp (muốn tìm đúng từ các em phải hiểu được nghĩa
của từ). Giáo viên cho 4 học sinh đọc câu sau đó giáo viên cùng học sinh ở
các nhóm nhận xét và sửa sai (nếu có). Từ đó học sinh sẽ viết đúng, không
nhầm lẫn.
Ví dụ: Bài tập điền vào chỗ trống Ch/ Tr và giải đố:
- Câu đố:
Mặt …òn mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, …ui vào nơi đâu?
Trước hết: Giáo viên phải giúp học sinh hiểu yêu cầu bài.
+ Học sinh đọc câu đố, giáo viên phân nhóm.
+ Học sinh tìm âm cần điền vào chỗ trống sao cho đúng. Sau khi
điền xong ch/ tr học sinh đọc lại để hiểu nội dung câu đố, sau đó mới suy

nghĩ để giải đố.
+ Các nhóm cử đại diện lên bảng thi giải đố ghi lên bảng từ “Mặt
trời”. Yêu cầu học sinh phải ghi đúng từ “trời”. Như vậy dạng bài tập này
vừa rèn nhiểu cách viết đúng phụ âm, vừa biết giải đố, gây được hứng thú
học tập cho học sinh.
8


+ Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm xuất sắc.
* Tóm lại: Học sinh làm được bài tập dưới nhiều dạng bài tập khác
nhau giúp học sinh phân biệt phụ âm đầu, vần, thanh dễ lẫn, nhờ đọc, viết,
phân tích từng tiếng ra thành các bộ phận (phụ âm đầu, vần, thanh) nên học
sinh hiểu được ý nghĩa của từng từ, giúp học sinh viết đúng chính tả. Muốn
như vậy cả thầy lẫn trò phải chuẩn bị tốt, giáo viên phải lựa chọn phương
pháp cho hợp lý để giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức làm chủ được quá
trình học tập. Để chiếm lĩnh kiến thức một cách rõ ràng, giáo viên cần vận
dụng các phương pháp (hướng tập trung vào người học) tự tìm ra kiến thức
mới thông qua học cá nhân, học nhóm… Để nâng cao hiệu quả giờ học từ
những việc làm trên, tôi đã giúp học sinh nhận biết một số sai sót thường
mắc khi viết chính tả. Nên học sinh đã có ý thức rèn chữ, sửa lỗi chính tả
và viết chữ ngày càng đúng và đẹp hơn.
2.5. ĐỐI CHỨNG SAU KHI ÁP DỤNG:
Sau khi tiến hành thực hiện các phương pháp trên, đến nay lớp tôi số
học sinh viết đúng và đẹp khá lên nhiểu. Kết quả đạt được:
Tổng số
25

Viết đúng
đẹp
10


Viết đúng
11

9

Mắc lỗi

Mắc lỗi chữ

chính tả

xấu

2

2


Chương 3
KẾT LUẬN
Việc rèn sửa lỗi cho học sinh là công việc hết sức cần thiết và quan
trọng trong trường tiểu học. Đòi hỏi người giáo viên phải làm thường
xuyên, liên tục, không phải chỉ ở phân môn chính tả và ở các môn học khác
mà ở mọi lúc, mọi nơi bằng nhiểu biện pháp linh hoạt, hấp dẫn. Muốn vậy,
trước hết giáo viên cần được trang bị kiến thức về ngữ âm học, từ vựng,
ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Cụ thể giáo viên cần phải biết vận
dụng những kiến thức về ngữ âm học, tiếng Việt vào việc phân loại lỗi
chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, học sinh mới cần được tiếp
xúc, làm quen và có ý thức viết đúng chính tả.

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường tiểu học, đối với tôi
việc tìm ra các biện pháp để giúp học sinh rèn chữ, hiểu nghĩa từ, viết đúng
chính tả là vô cùng cần thiết, có một ý nghĩa to lớn. Trong quá trình thực
hiện, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ của
mình trong việc triển khai “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu
nghĩa từ, viết đúng chính tả”. Vè kết quả thật đáng mừng, có nhiều khả
quan hơn trước. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số bài học
sau:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện tốt việc giúp đỡ học sinh viết đúng chính tả đối với học
sinh lớp 3 tại trường tiểu học Phong Phú, tôi cần phải:
- Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
- Phải nắm chắc yêu cầu kiến thức, kỹ năng của môn chính tả.
- Giáo viên phải nhận thức đúng đắn về vị trí, nhiệm vụ của phân
môn chính tả.
10


- Phát âm phải chuẩn, chữ viết phải đẹp.
- Giáo viên phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào
giờ dạy cho sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo niềm tin vào
khả năng của mỗi em.
Trên đây là một vài suy nghĩ về một số biện pháp giúp học sinh viết
đúng chính tả mà tôi đã chắt lọc được trong mỗi giờ dạy. Bản thân tôi đã có
nhiều cố gắng song cũng không khỏi có những thiếu sót. Rất mong được sự
quan tâm giúp đỡ của các đồng chí, đồng nghiệp để cho những ý kiến đó
ngày càng hoàn thiện hơn.
Có được thành công trên đây là nhờ có sự động viên của Ban giám
hiệu nhà trường cùng bạn bè, đồng nghiệp, là động lực thúc đẩy để tôi hoàn
thành tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp 3 trường tiểu học Phong

Phú huyện Tân Lạc, xin chân thành cảm ơn Ban giám khảo Hội thi giáo
viên giỏi của huyện Tân Lạc đã giúp tôi hoàn thành tốt hơn trong việc
nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm.
Phong Phú, ngày 11 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện

Lương Thị Lan

11


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………….

12



×