Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

trong cay dau van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.16 KB, 2 trang )

Trồng Đậu Ván - Loại Rau Cho Vùng Khô Hạn
Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, có một loại đậu cũng có thể đưa vào cho bà con
để làm rau, đặc biệt vào những vùng khô hạn có thời tiết khốc liệt và đất đai hạn
chế. Đó là cây đậu ván.
Ông đã đi qua nhiều tỉnh ở Tây Bắc và Việt Bắc. Ở những vùng núi này, rau xanh có khi
rất hiếm. Đoàn của ông đã khuyến cáo bà con trồng nhiều đu đủ quanh nhà. Cả mùa
đông, có thể dùng đu đủ xanh thay rau. Ngoài ra, có một loại đậu cũng có thể đưa vào cho
bà con để làm rau, đặc biệt vào những vùng khô hạn có thời tiết khốc liệt và đất đai hạn
chế.

Ông nhớ, ở Sơn La,
Đoàn đã đưa hạt
giống đậu ván lên
cho nhiều gia đình.
Họ trồng mỗi nhà vài
giàn. Quanh năm họ thu được quả và ngọn non để làm rau. họ hoàn toàn xóa được nạn
thiếu rau, đặc biệt là những ngày đông giá rét.
Đậu ván là một loại cây họ đậu. Nó là cây leo giàn. Nó sống được nhiều năm. Nó ra hoa
rất nhiều, thành từng chùm ở nách lá. Hoa có màu tím và quả cũng có màu tím hoặc xanh
tím. Quả dài 5-8cm và có hình dẹt, rộng 1,5-2cm. Mỗi quả chứa 3-4 hạt. Cũng có giống
đậu ván có hoa trắng và hạt cũng có màu trắng. Cả 2 giống đều có hệ rễ rất phát triển. Nó
lan rộng và ăn sâu. Vì vậy, đậu ván chịu hạn rất tài.
Đậu ván cho ta nhiều sản phẩm: Quả non ta ăn như một loại rau (chủ yếu để xào). Hoa và
lá non của cây cũng có thể dùng để luộc hoặc để xào. Hạt già, ta có thể thu và giữ lại để
làm nhân bánh, để nấu chè, làm bột dinh dưỡng hoặc dùng làm tương (như đậu nành).
Đặc biệt, đậu ván có hàm lượng đạm rất cao. Trong lá tươi và quả non có chứa 3,0-3,5%
chất đạm. Trong hạt, hàm lượng đạm tới trên 20%. Vì vậy, đấy là loại thực phẩm rất tốt.
Nó còn tốt hơn cả đậu cô ve. Tuy nhiên, đậu ván lại rất dễ trồng. Vì nó là cây leo nên ta
nên làm giàn cho nó. Giàn nên làm cao hơn đầu người. Mỗi giàn có thể cho nhiều gốc
đậu ván leo lên. Mỗi gốc cần ít nhất 6-8m2 để cành leo ra. Ta gieo từng hốc quanh hàng
rào. Mỗi hốc cách nhau 1,5-2m. Ta gieo vào mỗi hốc 1-2 hạt giống. Nếu cả 2 hạt đều nảy


mầm tốt thì ta cứ giữ cả 2 cây.


Đậu ván phát triển rất
nhanh. Vì vậy, cần bón
đủ phân. Ta nên đào hố
và cho vào đó phân
chuồng hoai mục. Lấy
lớp đất mặt trộn đều với
phân và ủ trước độ vài
tuần. Khi gieo hạt, cần tưới đẫm cho hố và nhớ cắm cọc xung quanh để tránh gà, vịt vặt
mất ngọn. Cây non lên, ta áp ngay vào cọc để nó leo. Nếu làm giàn, ta cũng cần làm giàn
vững chắc vì phải giữ cho vài năm. Vào mùa đông, nó thường lụi đi nhưng tới mùa xuân
cây lại đâm chồi, nảy lộc và lan ra khắp giàn.
Đậu ván có thể giữ tới 3-4 năm mới phải trồng lại. Đậu ván cho thu quả đều đều quanh
năm. Vì vậy, nhà nào cũng nên trồng ít nhất một giàn đậu ván.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×