Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trắc nghiệm Lý luận Nhà nước và Pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.87 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

A. NHÀ NƯỚC

Câu hỏi 1a

Lý luận về Nhà nước và pháp luật thể hiện ý thức pháp luật ở trình độ nào? Chọn một câu trả lời:
a. Trình độ cao nhất của tư duy về pháp luật (tư duy lý luận về pháp luật)
b. Ở trình độ tâm lý thường ngày
c. Trình độ hiểu biết thông thường về pháp luật.
Vì: Lý luận về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về nhà nước và pháp luật.

Câu hỏi 1b

Lý luận về Nhà nước và pháp luật là gì? Chọn một câu trả lời:
a. Là nhận thức thống thương về Nhà nước và pháp luật
b. Là tư duy nghiên cứu Nhà nước và pháp luật đi từ cái riêng đến cái chung
c. Là tư duy nghiên cứu Nhà nước và pháp luật đi từ cái chung đến cái riêng
d. Là hệ thống tri thức về Nhà nước và pháp luật được thực tiễn kiểm nghiệm rằng nó phản ánh
đúng Nhà nước và pháp luật như trong thực tiễn.

Câu hỏi 2a

Nhà nước mang bản chất nào? Chọn một câu trả lời:
a. Phi giai cấp
b. Giai cấp
c. Siêu giai cấp
d. Giai cấp thống trị

Câu hỏi 2b


Nhà nước mang bản chất giai cấp là sai, đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng
Vì: Nhà nước do giai cấp thống trị thành lập ra, mang bản chất giai cấp thống trị.

Câu hỏi 2c

1


Nhà nước chỉ mang bản chất của giai cấp thống trị, đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Nhà nước không mang bản chất giai cấp nào.
c. Sai
Vì:Nhà nước không chỉ mang bản chất giai cấp thống trị mà còn mang bản chất xã hội.

Câu hỏi 2d

Mỗi hình thái kinh tế -xã hội đều có Nhà nước? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng
Vì: Chỉ những hình thái kinh tế - xã hội mà ở đó xã hội phân chia thành giai cấp mới có Nhà nước.

Câu hỏi 3

Nhà nước là hiện thân của “Ý niệm tuyệt đối” như Heghel khẳng định, đúng hay sai? Chọn một câu
trả lời:
a. Sai
b.
c. Đúng

Vì: Duy tâm, vì “ý niệm tuyệt đối” là khái niệm do Heghel đặt ra.

Câu hỏi 4

Nội dung nào không phải là đặc điểm cơ bản của Nhà nước? Chọn một câu trả lời:
a. Nhà nước thu thuế
b. Là tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt
c. Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ
d. Nhà nước là tổ chức phi chính trị
Vì: Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn thể nhân dân, nắm giữ quyền lực đặc biệt và sức mạnh
cưỡng chế, là một tổ chức chính trị chuyên chế.

Câu hỏi 5

Nhà nước cũng là một pháp nhân? Đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng

2


Vì: nhà nước đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một pháp nhân.
Câu hỏi 6

Hình thức nhà nước là kiểu nhà nước, đúng hay sai?
Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng
Vì: Kiểu nhà nước và hình thức nhà nước là hai khái niệm khác khác nhau. Một kiểu nhà nước có
thể có nhiều hình thức khác nhau.


Câu hỏi 7a

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người? Chọn một câu trả lời:
a. Là kiểu nhà nước sau cùng trong lịch sử
b. Đúng
c. Sai
Vì: xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội đầu tiênphân chia thành giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ là điều
kiện cho sự ra đời vàt ồn tại của kiểu Nhà nước đầu tiên xuất hiện trong lịch sử -Nhà nước chủ nô.
Câu hỏi 7b

Mỗi Nhà nước phong kiến là một kiểu nhà nước khác nhau, đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi 7c

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều cùng là một kiểu?
Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai
Vì: dù tên gọi nhà nước khác nhau, nhưng thực chất là một kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, cùng
tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội Xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 7d

Nhà nước tư sản và Nhà nước XHCN đều cùng một kiểu nhà nước? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng


3


Vì: đó là hai kiểu nhà nước khác nhau.
Câu hỏi 7e

Liên bang là một kiểu nhà nước, đúng hay sai?
Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai
Vì: Liên bang là một dạng hình thức cấu trúc nhà nước.

Câu hỏi 7f

Nhà nước quân chủ là một kiểu nhà nước, đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng
Vì: Nhà nước quân chủ là một hình thức Nhà nước.

Câu hỏi 7g

Nhà nước quân chủ là một hình thức Nhà nước? Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Là một kiểu nhà nước
c. Đúng
Vì: đây là một dạng của hình thức chính thể - một yếu tố cấu tạo nên hình thức nhà nước.

Câu hỏi 8

Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư dựa theo tiêu chí nào? Chọn một câu trả lời:

a. Theo giới tính
b. Theo tôn giáo
c. Theo huyết thống
d. Theo lãnh thổ
Vì: sự phát triển của thương nghiệp dẫ đến con người di cư và phá vỡ yếu tố huyết thống của thị
tộc, khi đó lãnh thổ lại là yếu tố tồn tại bền vững và ổn định.

4


B. PHÁP LUẬT

Câu hỏi 1a

Văn bản qui phạm pháp luật dưới luật cũng là nguồn (hình thức) của pháp luật, đúng hay sai? Chọn
một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi 1b

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là nguồn (hình thức) của pháp luật, đúng hay sai? Chọn một câu
trả lời:
a. Đúng
b. Sai
Vì: Điều lệ Đảng không chứa đựng các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành

Câu hỏi 1c

Giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật là nguồn (hình thức) của pháp luât, đúng hay sai?

Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai
Vì: Giáo trình không chứa đựng các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành.

Câu hỏi 1d

Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết/tham gia có phải là nguồn (hình thức) pháp luật áp dụng đối
với nước ta không? Giải thích tại sao? Chọn một câu trả lời:
a. Phải
b. Không phải
Vì: điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết/tham gia thì phải thực hiện.

Câu hỏi 1e

Tiền lệ án có phải là một loại nguồn của pháp luật không? Chọn một câu trả lời:
a. Không
b. Có

5


Vì: nó là bản án, chứa đựng các quy tắc xử sự và được nhà nước thừa nhận nâng lên thành pháp
luật.
Câu hỏi 1f

Mọi bản in hay mọi bản photo văn bản luật đều là nguồn (hình thức) của pháp luật, đúng hay sai?
Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng


Câu hỏi 2a

Pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp nào? Chọn một câu trả lời:
a. Trong mọi trường hợp
b. Tùy nghi lựa chọn
c. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết/tham gia dẫn chiếu đến pháp luật người
ngoài để áp dụng

Câu hỏi 2b

Pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp nào? Chọn một câu trả lời:
a. Trong mọi trường hợp
b. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật người ngoài để áp dụng
c. Tùy nghi lựa chọn
Vì: đây là một nguyên tắc trong lựa chọn quy phạm áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 2c

Khẳng định nào là đúng? Chọn một câu trả lời:
a. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là tùy nghi lựa chọn
b. Pháp luật nước ngoài được áp dụng trong mọi trường hợp
c. Pháp luật nước ngoài được áp dụng trong trường hợp các bên trong hoạt động thương mại có
yếu tố nước ngoài thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài.

Câu hỏi 2d

Pháp luật nước ngoài không được áp dụng trong trường hợp nào? Chọn một câu trả lời:
a. Chủ thể tùy nghi lựa chọn
b. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài để áp dụng


6


c. Trong mọi trường hợp
Vì: đây là một nguyên tắc trong lựa chọn quy phạm áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 2e

Không thể áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp nào? Chọn một câu trả lời:
a. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết/tham gia dẫn chiếu đến pháp luật nước
ngoài để áp dụng
b. Trong trường hợp các bên trong hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài thỏa thuận áp dụng
pháp luật nước ngoài.
c. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài để áp dụng.
d. Tùy nghi lựa chọn
Vì: đây không phải là một nguyên tắc trong lựa chọn quy phạm áp dụng pháp luật.

Câu hỏi 3

Bản chất pháp luật mang những thuộc tính gì? Chọn một câu trả lời:
a. Tính xã hội
b. Không mang cả hai thuộc tính trên
c. Vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội
d. Tính giai cấp
Vì: pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, song
cũng là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội.

Câu hỏi 4


Có mấy kiểu pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. 5
b. 4
c. 2
d. 3
Vì: Đó là: Pháp luật chủ nô, Pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 5

Cái gì là nguồn của pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Phong tục

7


b. Tập quán pháp
c. Tâm lý tư pháp
d. Thói quen
Vì: Tập quán pháp là nơi chứa đựng pháp luật – các tập quán được nhà nước thừa nhận và nâng
lên thành pháp luật.

Câu hỏi 6

Dưới chế độ xã hội nào không có pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Tư bản
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Công xã nguyên thủy
d. Phong kiến
Vì: xã hội này chưa có sự phân chia giai cấp, cũng chưa có nhà nước.


Câu hỏi 7a

Pháp luật xuất hiện từ bao giờ? Chọn một câu trả lời:
a. Từ khi hình thành chế độ công xã nguyên thủy
b. Từ khi loài người xuất hiện
c. Trước khi Nhà nước xuất hiện
Đáp án đúng là: Cùng với sự ra đời của Nhà nước
Vì: pháp luật chỉ được hình thành thông qua con đường nhà nước.

Câu hỏi 7b

Cái gì là đối tượng điều chỉnh của pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Tâm linh
b. Thiên nhiên
c. Quan hệ xã hội
d. Qui luật của tự nhiên

Câu hỏi 8a

Thế nào là giải thích chính thức pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Là sự giải thích của cơ quan ngôn luận

8


b. Là sự giải thích khoa học về pháp luật
c. Là sự giải thích do cơ quan có thẩm quyền theo luật định thực hiện và việc giải thích đó có giá trị
áp dụng
d. Là sự giải thích của chuyên gia về pháp luật
Đáp án đúng là: Là sự giải thích do cơ quan có thẩm quyền theo luật định thực hiện và việc giải

thích đó có giá trị áp dụng.

Câu hỏi 8b

Giải thích chính thức luật phải như thế nào? Chọn một câu trả lời:
a. Không cần phải tôn trọng mục đích của luật
b. Điều khoản nào cần phải giải thích thì chỉ căn cứ vào điều khản đó để giải thích
c. Phải tôn trọng mục đích của luật và hướng theo mục đích của luật.
Vì: như vậy mới bảo đảm việc giải thích chính xác với dụng ý của nhà làm luật.

Câu hỏi 8c

Phải giải thích chính thức pháp luật như thế nào? Chọn một câu trả lời:
a. Không cần vận dụng toàn phần nội dung của văn bản pháp luật để giải thích
b. Điều khoản nào cần phải giải thích thì chỉ căn cứ vào điều khản đó để giải thích
c. Cần phải vận dụng toàn phần nội dung của văn bản pháp luật để giải thích
d. Không cần đề ra nguyên tắc nào cho việc giải thích chính thức pháp luật
Đáp án đúng là: Cần phải vận dụng toàn phần nội dung của văn bản pháp luật để giải thích
Vì: như vậy mới bảo đảm việc giải thích chính xác với dụng ý của nhà làm luật.

Câu hỏi 8d

Sự giải thích chính thức pháp luật có giá trị áp dụng? Chọn một câu trả lời:
a. Tất cả các phương án
b. Có giá trị áp dụng
c. Không có giá trị áp dụng
VÌ: đây Là sự giải thích do cơ quan có thẩm quyền theo luật định thực hiện.

Câu hỏi 9a


Năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật là gì? Chọn một câu trả lời:

9


a. Là khả năng bằng hành động của mình, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, có các quyền và
nghĩa vụ bắt nguồn từ quan hệ pháp luật mà mình tham gia.
b. Là những lợi ích mà chủ thể nhắm tới khi tham gia quan hệ pháp luật
c. Là năng lực pháp luật của chủ thể
Vì: đây là điều kiện để chủ thể tự mình độc lập tham gia quan hệ pháp luật.
Câu hỏi 9b

Quyền và nghĩa vụ của Chủ thể quan hệ pháp luật là nội dung của quan hệ pháp luật? Chọn một
câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi 9c

Chủ thể quan hệ pháp luật cần phẩm chất gì? Chọn một câu trả lời:
a. Năng lực cảm thụ pháp luật
b. Năng lực thẩm mỹ
c. Năng lực pháp luật
d. Có trình độ cử nhân ngành luật
Vì: chỉ khi có khả năng có quyền và nghĩa vụ mới tham gia được quan hệ pháp luật

Câu hỏi 10a

Hành vi trái với pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật, đúng hay sai? Giải thích tại sao? Chọn một
câu trả lời:

a. Sai
b. Đúng

Câu hỏi 10b

Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Không làm cái việc mà pháp luật cấm
b. Không biết
c. Trái với pháp luật
d. Làm cái việc mà pháp luật bắt buộc phải làm
Vì: vi phạm pháp luật là làm không đúng theo pháp luật yêu cầu (pháp luật bắt làm nhưng không
làm, pháp luật cấm nhưng vẫn làm, pháp luật bảo làm thế này nhưng làm khác đi)

10


Câu hỏi 10c

Nghĩ rằng sẽ ăn cắp một tài sản nào đó để bán lấy tiền tiêu sài có vi phạm pháp luật không? Giải
thích tại sao? Chọn một câu trả lời:
a. Có vi phạm pháp luật
b. Đã vi phạm pháp luật
c. Không vi phạm pháp luật
Vì: vi phạm pháp luật phải là hành vi hoặc bất hành vi có thật, nghĩ trong đầu không phải là hành
động vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 11

Khách thể quan hệ pháp luật là gì? Chọn một câu trả lời:
a. Năng lực pháp luật của chủ thể

b. Là lợi ích và giá trị mà chủ thể quan hệ pháp luật hướng tới để đạt được
c. Năng lực hành vi của chủ thể
Đáp án đúng là: Là lợi ích và giá trị mà chủ thể quan hệ pháp luật hướng tới để đạt được
Vì: khách thể là thứ làm cho các bên xác lập quan hệ pháp luật với nhau và cả hai cùng hướng tới.

Câu hỏi 12a

Chỉ những quan hệ xã hội nào được pháp luật điều chỉnh mới là quan hệ pháp luật, đúng hay sai?
Chọn một câu trả lời:
a. Sai
b. Đúng
Vì: quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

Câu hỏi 12b

Hành vi nào làm phát sinh quan hệ pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Đề nghị ký kết hợp đồng
b. kết bạn
c. Quảng cáo
d. Kết hôn hoặc ly hôn
Vì: đây là hành vi có thể làm phát sinh hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân.

11


Câu hỏi 12c

Điều gì không phải là tác nhân làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật? Chọn một
câu trả lời:
a. Hành vi của chủ thể

b. Ước mơ
c. Sự kiện pháp lý
d. Ký hợp đồng mua bán
Vì: ước mơ không phải là một sự kiện thực tế được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật.

Câu hỏi 13

Nếu bạn được yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ pháp lý, bạn có thể trả tiền để thuê một người khác
thực hiện nghĩa vụ đó được không? Chọn một câu trả lời:
a. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
b. Không được, vì điều đó trái với pháp luật và trái với đạo đức
c. Tất cả các phương án
d. Được, vì đó là việc có thể làm theo cơ chế thị trường.
Vì: Tùy thuộc vào loại nghĩa vụ pháp lý đó là gì, có thể ủy quyền để thuê người khác thực hiện
nhiệm vụ thay mình.

Câu hỏi 14a

Sự cẩu thả trong suy nghĩ và hành động dẫn đến vi phạm pháp luật thể hiện hình thức nào của lỗi?
Chọn một câu trả lời:
a. Lỗi vô ý
b. Lỗi do nhầm lẫn
c. Lỗi cố ý trực tiếp
d. Lỗi cố ý
Vì: Lỗi vô ý thể hiện sự cẩu thả trong suy nghĩ và hành động của người vi phạm.

Câu hỏi 14b

Lỗi của người vi phạm pháp luật là yếu tố thuộc mặt chủ quan hay thuộc mặt khách quan của vi

phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Thuộc mặt chủ quan

12


b. Chẳng thuộc mặt khách quan cũng chẳng thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
c. Thuộc mặt khách quan
Vì: lỗi phản ánh trạng thái tâm lý và ý chí của người vi phạm, có quan hệ nhân quả với hành vi trái
pháp luật của người đó.

Câu hỏi 14c

Động cơ vi phạm pháp luật thuộc mặt nào của cấu thành vi phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Mặt chủ quan
b. Mặt khách quan
c. Mặt khách thể
Vì: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật phản ánh trạng thái tâm lý và ý chí của người vi phạm pháp
luật.

Câu hỏi 15a

Qui định về hình phạt thuộc phần nào trong cấu trúc của qui phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Tiêu đề của qui phạm pháp luật
b. Phần giả định
c. Phần chế tài
Vì: đây là phần nêu ra biện pháp xử lý.

Câu hỏi 15b


Cấu trúc của qui phạm pháp luật gồm những gì? Chọn một câu trả lời:
a. Hệ thống pháp luật
b. Các chế định pháp luật.
c. Phần giả định, phần qui định và phần chế tài.
Vì: đây là ba bộ phận cấu tạo nên một quy phạm pháp luật.

Câu hỏi 15c

Vì sao qui phạm pháp luật được ưu tiên áp dụng so với qui phạm xã hội không phải là qui phạm
pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Tất cả các phương án
b. Vì qui phạm pháp luật có giá trị ngang bằng với mọi qui phạm xã hội khác
c. Vì qui phạm pháp luật là chuẩn mực cơ bản và chính thức, bắt buộc phải thực hiện.

13


Câu hỏi 15d

Ngành luật bao gồm các chế định pháp luật, cũng có nghĩa là bao gồm các qui phạm pháp luật,
đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai

Câu hỏi 16a

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Chọn một câu trả lời:
a. Là pháp luật bất thành văn
b. Một trong những loại nguồn cơ bản (hình thức) của pháp luật
c. Là tập quán pháp

Vì: đây là nơi chứa đựng pháp luật.

Câu hỏi 16b

Theo pháp luật hiện hành, văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam là văn bản nào? Chọn một câu trả
lời:
a. Bất kỳ văn bản nào do cơ quan nhà nước ban hành
b. Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
c. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam
d. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục do pháp
luật qui định, trong đó có qui tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung để điều chỉnh quan hệ xã
hội

Câu hỏi 16c

Theo pháp luật hiện hành, văn bản nào là văn bản qui phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Nghị định của Chính phủ
b. Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ
c. Công văn của Bộ trưởng gửi đơn vị trực thuộc Bộ
d. Biên bản Kỳ họp Quốc hội

Câu hỏi 17a

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật thể hiện ở điểm nào? Chọn một câu trả lời:

14


a. Ở điều kiện của sự vi phạm pháp luật
b. Ở lối, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật

c. Ở khách thể của vi phạm pháp luật
d. Ở quan hệ pháp luật
Vì: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật phản ánh trạng thái tâm lý và ý chí của người vi phạm pháp
luật.

Câu hỏi 17b

Trạng thái tâm lý và ý chí của người vi phạm pháp luật là nội dung thuộc yếu tố nào của cấu thành
vi phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
b. Thuộc khách thể của vi phạm pháp luật
c. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Câu hỏi 17c

Lỗi của người vi phạm pháp luật là yếu tố thuộc mặt chủ quan hay thuộc mặt khách quan của vi
phạm pháp luật? Chọn một câu trả lời:
a. Chẳng thuộc mặt khách quan cũng chẳng thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
b. Thuộc mặt khách quan
c. Thuộc mặt chủ quan
Vì: lỗi phản ánh trạng thái tâm lý và ý chí của người vi phạm, có quan hệ nhân quả với hành vi trái
pháp luật của người đó.

Câu hỏi 17d

Lỗi như thế nào là lỗi vô ý? Chọn một câu trả lời:
a. Lỗi do sự cẩu thả trong suy nghĩa và trong hành động dẫn đến vi phạm pháp luật
b. Lỗi cố ý gián tiếp
c. Lỗi do nhầm lẫn
d. Lỗi cố ý trực tiếp


Câu hỏi 18a

Mỗi hành vi phạm tội phạm phải chịu mấy lần trách nhiệm pháp luật hình sự? Chọn một câu trả lời:
a. Hai lần

15


b. Ba lần
c. Tùy Tòa án quyết định
d. Một lần

Câu hỏi 18b

Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là tội phạm, đúng hay sai? Chọn một câu trả lời:
a. Đúng
b. Sai
Vì: tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định là tội trong Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi 18c

Hành vi vi phạm pháp luật là hậu quả của điều gì? Chọn một câu trả lời:
a. Hoàn cảnh sống của người vi phạm
b. Kinh tế thị trường
c. Điều kiện khách quan của xã hội
d. Lỗi của người vi phạm
Vì: đây là trạng thái tâm lý tiêu cực của chủ thể ấy khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 19a


Năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ khi nào? Chọn một câu trả lời:
a. Từ trước khi pháp nhân được thành lập
b. Từ khi pháp nhân được thành lập
c. Từ sau khi pháp nhân giải thể
d. Trong quá trình hoạt động của pháp nhân.
Vì: pháp nhân ngay khi được thành lập hợp pháp sẽ có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành
vi.

Câu hỏi 19b

Theo qui định của Bộ luật Dân sự, pháp nhân phải có tài sản như thế nào? Chọn một câu trả lời:
a. Chỉ bằng tiền Đồng Việt Nam
b. Chỉ bằng ngoại tệ mạnh
c. Độc lập với tài sản của cá nhân và tài sản của tổ chức khác

16


Vì: chỉ khi đó pháp nhân mới tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

Câu hỏi 19c

Văn phòng luật sư tư nhân có phải là một pháp nhân không? Chọn một câu trả lời:
a. Không phải
b. Phải
Vì: nó có đầy đủ những dấu hiệu của pháp nhân do pháp luật qui định.

Câu hỏi 20


Ý thức pháp luật xuất hiện từ khi nào?
Chọn một câu trả lời:
a. Từ trước khi pháp luật xuất hiện
b. Từ khi pháp luật xuất hiện.
c. Sau khi pháp luật biến mất
Vì: ý thức pháp luật là sự phản ánh nhận thức của con người là pháp luật.

Câu hỏi 21

Về phương diện đạo đức, bạn ủng hộ hay không ủng hộ việc hình thành một thị trường mua bán
thận người để chữa bệnh cho những người cần ghép thận?
Chọn một câu trả lời:
a. Không ủng hộ
b. Ủng hộ
c. Tất cả các phương án
Vì: Xét về mặt đạo đức thì không thể ủng hộ, nó giống như mua bán người vậy (chú ý: đây là vấn
đề có thể gây tranh cãi)

Câu hỏi 22a

Civil law là gì? Chọn một câu trả lời:
a. Tên gọi hệ thống pháp luật ở các nước Châu Âu trên phần lục địa
b. Tên gọi hệ thống pháp luật Việt Nam
c. Tên gọi hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ
d. Tên gọi hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Đáp án đúng là: Tên gọi hệ thống pháp luật ở các nước Châu Âu trên phần lục địa

17



Vì: đây là một thuật ngữ pháp lý chỉ hệ thống pháp luật các nước có đặc trưng coi trọng luật thành
văn.

Câu hỏi 22b

Common law là gì? Chọn một câu trả lời:
a. Tên gọi hệ thống pháp luật ở các nước Châu Âu trên phần lục địa.
b. Tên gọi hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ
c. Tên gọi hệ thống pháp luật Việt Nam
d. Tên gọi hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Đáp án đúng là: Tên gọi hệ thống pháp luật của các nước Anh – Mỹ
Vì: đây là một thuật ngữ pháp lý chỉ hệ thống pháp luật các nước có đặc trưng coi trọng tiền án lệ.

18



×