Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam VIB chi nhánh quận 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 96 trang )

i

TÓM TẮT
Đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
Phần Quốc tế Việt Nam VIB – Chi nhánh Quận 1” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu
đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Quốc tế Việt Nam chi nhánh quận 1 trong giai đoạn 2015 - 2017, từ đó đề xuất
giải pháp để VIB chi nhánh quận 1 phát triển hoạt động cho vay cá nhân đến năm
2020. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay
cá nhân tại VIB chi nhánh quận 1 trong giai đoạn 2015 – 2017. Các phƣơng pháp
thống kê mô tả nhƣ so sánh tƣơng đối, so sánh tuyệt đối kết hợp với phƣơng pháp
phân tích diễn dịch, quy nạp để phân tích số liệu cũng nhƣ các nội dung khác có
liên quan.
Chƣơng 1 của đề tài đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt
động cho vay cá nhân của ngân hàng thƣơng mại với các nội dung gồm khái niệm,
đặc trƣng, vai trò và phân loại. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho
vay cá nhân của ngân hàng thƣơng mại và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho
vay cá nhân cũng đã đƣợc hệ thống lại. Những nội dung này sẽ là cơ sở cho việc
phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh quận 1 trong
Chƣơng 2.
Chƣơng 2 của đề tài tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá
nhân tại VIB chi nhánh quận 1 trong giai đoạn 2015 – 2017 với các nhóm chỉ tiêu
phản ánh quy mô, chất lƣợng, hiệu quả. Trên cơ sở đó, đề tài đã đƣa ra đƣợc nhận
xét về những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại. Cụ thể, VIB chi
nhánh quận 1 đã đạt đƣợc một số kết quả sau trong hoạt động cho vay cá nhân, bao
gồm: (1) quy mô hoạt động cho vay cá nhân đang tăng trƣởng cao đặc biệt là trong
năm 2017, (2) chất lƣợng các khoản nợ cho vay cá nhân đang đƣợc cải thiện thông
qua tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống, (3) tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân đang ngày
càng tăng cho thấy hoạt động cho vay cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong hoạt động của chi nhánh, phù hợp với định hƣớng phát triển theo hƣớng ngân
hàng bán lẻ của VIB nói chung, VIB chi nhánh quận 1 nói riêng. Bên cạnh những




ii

kết quả đạt đƣợc, thực trạng hoạt động cho vay VIB chi nhánh quận 1 giai đoạn
2015 – 2017 vẫn còn tồn tại một số hạn chế: (1) tỷ lệ nợ quá hạn giảm nhƣng tỷ lệ
nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên; (2) thu nhập từ lãi cho vay cá nhân chƣa tƣơng
xứng với tốc độ tăng về quy mô, (3) tỷ trọng nguồn thu từ lãi của cho vay cá nhân
trong tổng thu từ lãi của chi nhánh có xu hƣớng giảm.
Dựa trên việc phân tích thực trạng, đƣa ra đánh giá về hoạt động cho vay cá
nhân tại VIB chi nhánh quận 1 trong giai đoạn 2015 – 2017, kết hợp với việc xem
xét định hƣớng phát triển của VIB chi nhánh quận 1, Chƣơng 3 đề tài đã đƣa ra
đƣợc một số giả pháp khách quan, khoa học, gắn liền với chi nhánh nhằm giúp chi
nhánh phát triển hoạt động cho vay cá nhân đến năm 2020. Ngoài ra, đề tài cũng
mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp dành cho VIB và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
nhƣ NHNN, Chính phủ nhằm tạo thuận lợi hơn cho các ngân hàng thƣơng mại trong
việc phát triển hoạt động cho vay cá nhân trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do việc tiếp cận thông tin khá khó khăn ở VIB chi nhánh quận 1
nên đề tài vẫn còn một số hạn chế nhƣ chƣa phân tích đƣợc cơ cấu dƣ nợ cho vay cá
nhân theo sản phẩm, theo mục đích nhằm đánh giá mức độ đa dạng hóa danh mục
cho vay cá nhân, cũng nhƣ chƣa thực hiện đƣợc việc phân tích cơ cấu các khoản nợ
quá hạn, cơ cấu các khoản nợ xấu theo yếu tố có bảo đảm hay không có bảo đảm để
xác định đƣợc mức độ thiệt hại dự kiến của chi nhánh.
Nhìn chung, đề tài đã trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Từ đó, đề
tài đã hệ thống đƣợc cơ sở lý thuyết có liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân của
ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động cho vay cá
nhân tại VIB chi nhánh quận 1 ở cả 3 góc độ là quy mô, chất lƣợng và hiệu quả.
Dựa trên kết quả đánh giá kết hợp với phân tích định hƣớng phát triển của VIB
quận 1, đề tài đã đề ra đƣợc các giải pháp khả thi, khách quan, khoa học phù hợp
với chi nhánh nhằm giúp chi nhánh phát triển hoạt động cho vay cá nhân đến năm

2020 để phù hợp với định hƣớng phát triển của VIB và VIB quận 1.


iii

ABSTRACT
Title of essay: “The reality of personal lending at Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch in District 1”
I.

REASON FOR CHOOSING THE TOPIC
In the economic integration environment currently, Vietnam's economy is

growing and extensive integration into the world economy. The commercial banks
are also affected by the volatility of the economy, as the primary trading business in
the field of currency, with an important role for the economy: regulate the macroeconomy as well as financial intermediaries with many important business services,
in which lending is one of the most important profession. However the commercial
banks are facing many challenges to development. Specifically, personal lending
activities recent period has unprecedented growth, due to the standard of living and
consumer shopping needs of the individual in the economy is growing, adding to
the intense competition from other retail banking and credit institutions, forcing
commercial banks must not exert, plan the policy for personal loan physically fit to
compete, participating in this market. Thanks to the importance and development of
personal lending activity as well as the potential growth of this sector, that personal
lending activities has contributed to the growth, large in assets of commercial
banks. Not those affecting commercial banks, personal loans are also impacting the
economy through capital support for consumer demand and manufacturing business
of the individual in society. So, it can be said, personal lending plays an important
role for the Bank in particular and the economy in general.
The Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VIB with the goal

of becoming the top retail bank of Vietnam has always considered personal lending
is the activity that should be focused on development. It is reflected through the
constant reforming of VIB and the innovation in the process of their
activities. These changes have contributed to expansion of the scale, quality
improving and efficiency of personal lending at VIB in the past period.
VIB branch in District 1 is a leader branch focusing on developing personal lending


iv

of VIB. However, besides development, personal lending in VIB District 1 still
contains many risks and challenges. From the theoretical issues and practical above,
plus the practice at VIB District 1, I chose the topic “The reality of personal
lending at Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch
in District 1” as the subject of research, in order to assess the status of activities for
personal loans at VIB District 1, which offers suggestions and solutions to
development of personal lending at VIB District 1 till 2020.
II.

RESEARCH OBJECTIVES
The topic aims at systematizing the theories related to personal lending and

the development of individual lending activities. It also applies theoretical bases,
basing on the actual situation of individual lending activities to clarify the strengths
as well as the direction of overcoming weaknesses in lending activities at the
Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VIB district 1.
III.

OBJECT AND SCOPE OF THE STUDY
Research objects: the personal lending operation at VIB – Branch in District


1, phase 2015-2017.
Research scope: this study was carried out at the Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank VIB district 1. Time: information and data used for
analysis were collected during the period from 2015 to 2017 at VIB.
IV.

RESEARCH METHODS
The subjects used inductive, comparative and relative methods of analysis,

relative, vertical and horizontal analysis to evaluate the fluctuations of each
criterion during the period surveyed
V.

THE STRUCTURE THEME
Chapter 1: theoretical basis of personal lending in commercial banks
Chapter 2: the reality of personal lending at Vietnam International

Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch in District 1
Chapter 3: solutions for the development of personal lending at Vietnam
International Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch in District 1 till 2020.


v

VI.

CONTENTS OF EACH CHAPTER
Chapter 1 introduces the theoretical background of personal lending,


including definition of commercial banks, commercial bank operations and
definition, specific characteristics, role, classification of personal lending as well. In
addition, Chapter 1 also mentions evaluating quotas for the personal lending
operation, consisting of scale quota, quantitative norm and effecting evaluation
quota, belong to which describes subjective and objective factors of impacting on
personal lending.
Chapter 2 focuses on three main issues:
 Introduction and description of VIB district 1 about structure and the
business results of the Branch in phase 2015-2016, as well as the personal lending
products and lending process.
 The current status of individual consumer lending in VIB District 1 phase
2015-2017.
 Achivements, limitations and causes of personal lending in VIB VIB
District 1 phase 2015-2017.
Based on the theories presented in Chapter 1, Chapter 2 carries out a study to
give an overview about personal lending in VIB district 1. At first, the topic
described the macro circumstances including the monetary policies, interest rate
conversion policies and financial polices that the Central Bank and the government
enacted as well as the conditions for develpoment of District 1 in the period from
2015 to 2017 to base for the further research in the following part. In general,
despite the fact that economic situation was difficult, the results of Branch 1 were
satisfactory, sales and profits increased, the bank income also grew well, which
showed that the personal lending in Branch had developed in positive status.
Indicators such as interest collection ratio, overdue debt to total assests ratio and
captital utilization ration were also in active performance. Through this research,
the topic has drawn on the achivements and limitations of the Branch and


vi


investigated the causes of constraints to propose solutions to increase. Intensified
lending activities to individual customers at VIB District 1.
In Chapter 3, the topic provides a general orientation to enhance the
personal lending activities at VIB district 1, which provides concrete solutions. The
first solution is to build a strict debt collection, improve the credit polices and
management process, improve customer appraisal in order to limit bad debt
situation at Branch. Besdides, the Branch also needs to push up its marketing
activities t promote VIB brand name more widely known to the customers. It is also
adviced to regularly update new products and services as well as improvement to
meet the maximum the needs of customers and raise the competition ability of VIB
district 1 in particular and VIB in general on the financial and loan marketing.
In brief, the capital mobilization of the Branch has increased over years,
interest collection turnover, loan turnover, outstanding loans and overdue loans, not
only VIB but only any banks. Through the analysis of credit activities at Vib district
1 in the period of 3 years, the topic hopes to assert the important role of personal
lending in the financial market – the loans for people who have less interest in
capital but have higher capital requirements than the enterprise plan.
The subject has achieved certain results including analyzing and evaluating the
performance of individual lending activities at the Bank at Vietnam International
Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch 1, phase 2015 -2017 on the basis of the
theory analyzed, as originally set out; thereby to see that the activity situation of
personal loans at the Branch is kept at a stable level and is on the growth
momentum, but it still gets some limitations such the growth is not commensurate
with the development potential, the the brand's popularity remains low, on this
basis, some proposed solutions such as improving the credit policies, branding the
personal loan products,..., and some recommendations for the central bank and the
government, aiming at the development of individual lending activities at Vietnam
International Commercial Joint Stock Bank VIB – Branch 1 by 2020.



vii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Ngân Phƣơng, sinh viên lớp HQ2.GE03, khoa Tài chính –
Ngân hàng, trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.HCM, niên khoá 2014-2018.
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các
nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ
trong khóa luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Ngân Phƣơng


viii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng trƣờng
Đại học Ngân hang Tp.HCM đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện khóa luận này,
trang bị những kiến thức cần thiết giúp tôi rèn luyện đƣợc khả năng tƣ duy trong
suốt bốn năm trên giảng đƣờng đại học.
Tôi xin chân thành cám ơn ThS. Nguyễn Thị Minh Châu, giảng viên hƣớng
dẫn của tôi, cám ơn cô đã hƣớng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian qua, giúp tôi
giải quyết đƣợc các vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các anh chị tại Ngân
hang TMCP Quốc tế Việt Nam VIB – chi nhánh Quận 1 đã nhiệt tình hỗ trợ, cung
cấp số liệu và thông tin thực tế giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè tôi, những ngƣời đã

động viên, khích lệ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận, tạo điều
kiện cho tôi thực hiện khóa luận này.


ix

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xiii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................xv
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................ xvi
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ xvii
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................1
1.1.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
..........................................................................................................................1

1.1.1. Khái niệm cho vay cá nhân ..............................................................................1
1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của cho vay cá nhân ......................................................3
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay cá nhân ............................................................5
1.1.4. Phân loại cho vay cá nhân ................................................................................7
1.2.

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................8
1.2.1. Chỉ tiêu đo lƣờng quy mô cho vay cá nhân .....................................................8
1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay cá nhân ................................................9
1.2.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay cá nhân ..................................................10

1.3.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ

NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...........................................................11
1.3.1. Các nhân tố chủ quan .....................................................................................11
1.3.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................18


x

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB – CHI
NHÁNH QUẬN 1 ....................................................................................................19
2.1.

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN QUỐC TẾ

VIỆT NAM VIB – CHI NHÁNH QUẬN 1 .............................................................19
2.1.1. Giới thiệu về NH TMCP Quốc tế Việt Nam VIB ..........................................19
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của NH TMCP Quốc tế Việt Nam VIB – chi
nhánh Quận 1 ............................................................................................................21
2.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh hiện tại tại chi nhánh ...........................................22
2.1.4. Cơ cấu tổ chức tại VIB – chi nhánh Quận 1 ..................................................22
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB – chi nhánh Quận 1 ........................23
2.2.

SẢN PHẨM CHO VAY CÁ NHÂN TẠI VIB – CHI NHÁNH QUẬN 1 ...25


2.2.1. Cho vay mua ô tô ...........................................................................................25
2.2.2. Cho vay mua BĐS..........................................................................................26
2.2.3. Các hình thức cho vay cá nhân khác ..............................................................27
2.2.4. So sánh mức độ đa dạng sản phẩm CVCN của VIB chi nhánh quận 1 và một
số NH cạnh tranh trong khu vực ...............................................................................28
2.3.

QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI VIB – CHI NHÁNH QUẬN 1 ..29

2.3.1. Lập hồ sơ đề nghị tín dụng.............................................................................30
2.3.2. Soạn hợp đồng................................................................................................36
2.3.3. Giải ngân ........................................................................................................37
2.3.4. Giám sát thu nợ và thanh lý tín dụng .............................................................38
2.2.5. Nhận xét quy trình CVCN tại VIB chi nhánh quận 1 ....................................38
2.4.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB CHI NHÁNH QUẬN 1 ..............................41


xi

2.4.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay cá nhân của
VIB chi nhánh Quận 1 giai đoạn 2015-2017 ............................................................41
2.4.2. Chỉ tiêu đo lƣờng quy mô cho vay cá nhân ...................................................43
2.4.3. Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay cá nhân ..............................................48
2.4.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay cá nhân ..................................................50
2.5.


ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB – CHI NHÁNH QUẬN 1 ......51
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................51
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân .....................................................................52
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................57
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NH TMCP QUỐC TẾ VIB - CHI NHÁNH
QUẬN 1 ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................58
3.1.

ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI

VIB CHI NHÁNH QUẬN 1 ĐẾN NĂM 2020 ........................................................58
3.1.1. Định hƣớng chung của VIB ...........................................................................58
3.1.2. Định hƣớng cụ thể của VIB chi nhánh Quận 1 ..............................................58
3.2.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ

NHÂN TẠI VIB CHI NHÁNH QUẬN 1 .................................................................59
3.2.1. Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay phù hợp..............................................60
3.2.2. Xác định thị trƣờng mục tiêu .........................................................................60
3.2.3. Đa dạng hóa và tạo dấu ấn thƣơng hiệu với sản phẩm cho vay cá nhân .......61
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing .....................................................................63
3.2.5. Giải pháp nhằm giảm lãi suất cho vay ...........................................................64


xii


3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực ..............................................................................64
3.2.7. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định KH và tăng cƣờng quản lý chất lƣợng
hoạt động CVCN .......................................................................................................65
3.2.8. Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng .............................................66
3.3.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ DÀNH CHO CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ ..............67

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................69
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................73
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................74


xiii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

BĐS

Bất động sản

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc


CMND

Chứng minh nhân dân

CVCN

Cho vay cá nhân

DN

Doanh nghiệp

DTI

Debt to income – tỷ suất nợ trên thu nhập

GĐ NHBL

Giám đốc Ngân hàng Bán lẻ

GDBĐ

Giao dịch bảo đảm

GĐKD

Giám đốc kinh doanh

GDTD


Giao dịch tín dụng

GTCG

Giấy tờ có giá

HSVV

Hồ sơ vay vốn

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


xiv


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

QLKH

Quản lý khách hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VIB

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam


xv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Quận 1 2015-2017 .............. 23

Bảng 2.2.

So sánh cho vay ô tô kinh doanh và vay ô tô tiêu dùng ..................... 25

Bảng 2.3.

Danh mục sản phẩm CVCN tại ABBank, VIB và Vietinbank .......... 28

Bảng 2.4.

Phân loại nhóm nợ.............................................................................. 33

Bảng 2.5.

Quy định của VIB về chỉ số DTI ....................................................... 35

Bảng 2.6.

Doanh số cho vay và tỷ lệ tăng trƣởng doanh số CVCN tại VIB chi
nhánh Quận 1 2015-2017 ................................................................. 43

Bảng 2.7.

Lãi suất CVCN mua nhà, sửa chữa nhà của một số NH TMCP trên thị

trƣờng vào tháng 6/2017 ................................................................. 45

Bảng 2.8.

Tình hình dƣ nợ CVCN tại VIB chi nhánh Quận 1 2015-2017 ......... 45

Bảng 2.9.

Nợ quá hạn và nợ xấu tại VIB chi nhánh Quận 1 2015-2017 ............ 48

Bảng 2.10.

Thu lãi từ CVCN tại VIB chi nhánh Quận 1 2015-2017 ................... 50


xvi

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Logo của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB ........................ 19

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại VIB – chi nhánh Quận 1 ...................................... 22
Biểu đồ 2.2. So sánh dƣ nợ CVCN với dƣ nợ cho vay KH doanh nghiệp ............. 47
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu CVCN tại VIB chi nhánh Quận 1 năm 2015-2017 ....... 49


xvii

LỜI MỞ ĐẦU

I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong môi trƣờng kinh tế hội nhập hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng

trƣởng và hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Các Ngân hàng thƣơng mại
cũng bị tác động bởi sự biến động của nền kinh tế, với tƣ cách là doanh nghiệp kinh
doanh chính ở lĩnh vực tiền tệ, với vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: điều tiết vĩ
mô nền kinh tế cũng nhƣ là trung gian tài chính với nhiều nghiệp vụ kinh doanh
quan trọng, trong đó cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất. Tuy
nhiên các ngân hàng thƣơng mại đang đối mặt với nhiều thách thức để phát triển.
Cụ thể, hoạt động cho vay cá nhân giai đoạn gần đây có sự tăng trƣởng vƣợt bậc, do
mức sống và nhu cầu mua sắm tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế đang
tăng lên, cộng thêm vào đó là sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng bán lẻ và các
tổ chức tín dụng, buộc ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng nổ lực, hoạch định
các chính sách cho vay cá nhân phù hợp để đủ sức cạnh tranh, tham gia vào thị phần
này. Nhờ vào việc chú trọng và phát triển hoạt động cho vay cá nhân cũng nhƣ tiềm
năng tăng trƣởng của lĩnh vực này, mà hoạt động cho vay cá nhân đã và đang góp
phần vào sự tăng trƣởng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có của các ngân hàng
thƣơng mại. Không những ảnh hƣởng đến các ngân hàng thƣơng mại, cho vay cá
nhân còn tác động đến nền kinh tế thông qua hỗ trợ vốn cho nhu cầu tiêu dùng và
sản xuất kinh doanh của các cá nhân trong xã hội. Vì vậy, có thể nói, cho vay cá
nhân đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ số
một Việt Nam đã luôn xem hoạt động cho vay cá nhân tại VIB là hoạt động cần
đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển. Điều này thể hiện qua việc VIB không ngừng cải
cách và đối mới trong quá trình hoạt động của mình. Những thay đổi này đã góp
phần mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động cho vay cá
nhân tại VIB trong giai đoạn vừa qua.
VIB chi nhánh Quận 1 là một chi nhánh hàng đầu trong xu thế chú trọng phát

triển cho vay cá nhân của VIB. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển, cho vay cá nhân


xviii

tại VIB chi nhánh Quận 1 vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức. Từ những
vấn đề lý luận và thực tiễn trên, cộng với quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế VIB chi nhánh Quận 1, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay
cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Quốc tế Việt Nam VIB – Chi
nhánh Quận 1” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình, nhằm đánh giá thực
trạng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1, từ đó đƣa ra đề xuất,
giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1 đến
năm 2020.
II.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.

Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là: đánh giá toàn diện hoạt động cho vay cá nhân

tại Ngân hàng VIB chi nhánh Quận 1, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm
phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1 trong thời gian tới.
2.

Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài, đề tài phải đạt đƣợc

các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cho vay cá nhân tại các NHTM
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB
Chi nhánh Quận 1 giai đoạn 2015-2017. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt
đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi
nhánh Quận 1 trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ ba, trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về cho vay cá nhân cộng với việc
phân tích thực trạng, đề tài đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt
động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1 đến năm 2020.
III.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Cơ sở lý thuyết của cho vay cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại là gì?
 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB Chi nhánh Quận 1 đã diễn

ra nhƣ thế nào trong giai đoạn 2015-2017?


xix

 Những kết quả đạt đƣợc, hạn chế trong hoạt động cho vay cá nhân tại
VIB chi nhánh Quận 1 trong giai đoạn nghiên cứu là gì? Nguyên nhân do đâu?
 Để phát triển hoạt động cho vay cá nhân tới năm 2020, VIB chi nhánh
Quận 1 cần thực hiện những giải pháp nào?
IV.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1 giai


đoạn 2015-2017.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Quốc tế Việt Nam VIB chi nhánh Quận 1.
Thời gian: đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ VIB chi nhánh Quận 1, VIB,
Ngân hàng Nhà nƣớc,…để nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại
VIB chi nhánh Quận 1 trong giai đoạn 2015-5017. Từ đó đề tài đƣa ra một số giải
pháp để phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại đơn vị nghiên cứu đến năm 2020.
V.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
 Phƣơng pháp phân tích quy nạp, diễn dịch trong quá trình hệ thống cơ sở

lý thuyết, phân tích thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1
và đƣa ra giải pháp.
 Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối, tƣơng đối, phân tích theo chiều ngang để
thấy đƣợc xu hƣớng biến đổi theo thời gian của các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt
động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1.
VI.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu đƣợc thể hiện cụ thể qua ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết về hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng

thƣơng mại: trình bày khung lý thuyết về hoạt động cho vay cá nhân bao gồm khái
niệm, đặc điểm và vai trò của cho vay cá nhân; các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho


xx


vay cá nhân và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay cá nhân tại các
NHTM để làm nền tảng cho Chƣơng 2.
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam VIB – chi nhánh Quận 1: từ những cơ sở lý luận ở Chƣơng 1,
trên cơ sở khai thác các số liệu thứ cấp đáng tin cậy, đề tài đi sâu phân tích thực
trạng phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1 giai đoạn
2015-2017. Qua đó đề tài đánh giá các kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân,
làm cơ sở đề xuất các kiến nghị để phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi
nhánh Quận 1 trong Chƣơng 3.
Chƣơng 3. Giải pháp phát triển cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Quốc tế Việt Nam VIB – Chi nhánh Quận 1 đến năm 2020: đề tài đề xuất các
giải pháp dựa trên các nguyên nhân của những hạn chế còn tồn đọng ở Chƣơng 2,
tiếp tục phát triển các kết quả đạt đƣợc, khắc phục những hạn chế còn tồn tại để
phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1, cũng nhƣ đƣa ra
một vài kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ.
VII.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hoạt động cho vay cá nhân ngày nay đƣợc xem là một trong những hoạt

động đƣợc các ngân hàng thƣơng mại chú trọng phát triển, đặc biệt là trong giai
đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Chính vì vậy, đã có khá
nhiều tác giả nghiên cứu và viết về đề tài cho vay cá nhân, cụ thể nhƣ sau:
 Luận văn Thạc sỹ kinh tế “Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng
Bình” của tác giả Hoàng Thị Cẩm Vân, bảo vệ tại Đại học Tài chính Marketing
TP.HCM năm 2015 đã đánh giá tình hình hoạt động cho vay cho vay khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình,
tìm ra nguyên nhân cho các rủi ro còn tồn đọng và đƣa ra các giải pháp cho NH,

dựa trên vị trí địa lý cũng nhƣ hoàn cảnh môi trƣờng kinh doanh của Quảng Bình.
 Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng “Phân tích tình hình cho vay
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi


xxi

nhánh Quảng Nam” của tác giả Huỳnh Lê Hoài Tâm bảo vệ năm 2016 tại Đại học
Đà Nẵng đã đƣa ra cái nhìn khách quan về tình hình phát triển hoạt động cho vay
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam –
chi nhánh Đà Nẵng.
 Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng của tác giả Nguyễn Quang
Vinh bảo vệ năm 2015 tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội“Phát triển
cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt” đã mô
tả thực trạng và các yếu tố tác động đến hoạt động cho vay tại ngân hàng Bảo Việt.
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm đồng bộ đối
với Ngân hàng TMCP Bảo Việt và kiến nghị với cơ quan chức năng để nâng cao
hiệu quả của nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Bảo Việt.
 Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng “Phát triển hoạt động cho vay
cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh
Đống Đa” của tác giả Ngô Thanh Sơn, bảo vệ năm 2015 tại Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã cung cấp tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại
một ngân hàng thƣơng mại cụ thể tại thủ đô Hà Nội ,vốn có khá nhiều khác biệt với
TP.HCM về nhiều khía cạnh – tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh.
 Luận văn Thạc sỹ Kinh tế “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch
2” của tác giả Trịnh Thị Thanh Trúc, bảo vệ năm 2013 tại Đại học Ngân hàng
Tp.HCM. Luận văn đã khái quát về dịch vụ cho vay cá nhân tại NHTM, đƣa ra các
quan điểm về phát triển cho vay cá nhân, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ
cho vay cá nhân. Đồng thời thông qua phân tích thực trạng phát triển dịch vụ cho

vay cá nhân tại BIDV Sở giao dịch 2, luận văn cũng đề xuất các giải pháp phát triển
hoạt động cho vay cá nhân tại NH này.
Nhƣ vậy, nhiều công trình nghiên cứu về cho vay khách hàng cá nhân đã
đƣợc thực hiện ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Nhìn chung đều tập trung
nghiên cứu những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay cá nhân trong phạm vi


xxii

một chi nhánh hoặc sở giao dịch, và đƣa ra các giải pháp gắn liền với phạm vi
nghiên cứu trong các thời kỳ cụ thể.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động cho vay cá nhân, cũng nhƣ là những kết quả
và hạn chế trong công tác cho vay cá nhân tại các ngân hàng luôn khác nhau. Hơn
nữa, trên thực tế, ở các thời điểm phát triển khác nhau của nền kinh tế trong nƣớc,
cộng với địa bàn hoạt động, điều kiện môi trƣờng kinh doanh khác nhau giữa các
ngân hàng cũng đã tạo ra sự khác biệt về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân. Vì vậy, mỗi ngân hàng có chiến lƣợc hoạt động cũng nhƣ tình hình phát
triển riêng.
Với lý do trên, cộng với việc thông qua quá trình khảo lƣợc các nghiên cứu
trƣớc, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thực
trạng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB chi nhánh Quận 1, đề tài này không trùng
lặp với bất cứ đề tài nào đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây. Nhƣ vậy, tuy đề tài không
mới nhƣng không trùng lắp về nội dung. Đề tài có giá trị lý thuyết và có giá trị thực
tiễn. Về giá trị lý thuyết, hệ thống lý thuyết về cho vay cá nhân dựa trên các nghiên
cứu về cho vay cá nhân trong nƣớc và quốc tế. Về giá trị thực tiễn, đề tài làm một
nghiên cứu thực nghiệm có ý nghĩa đối với VIB chi nhánh Quận 1 nói riêng về phát
triển hoạt động cho vay cá nhân và ý nghĩa đối với VIB nói chung trong việc đánh
giá hoạt động cho vay tại một trong những chi nhánh lớn của VIB. Ngoài ra, đề tài
còn là nghiên cứu thực tiễn có ích cho những ai quan tâm đến hoạt động cho vay cá
nhân tại NHTM.



1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI

1.1.1. Khái niệm cho vay cá nhân
Thuật ngữ ngân hàng có từ rất lâu, trƣớc khi nền sản xuất hàng hoá ra đời,
ban đầu chỉ là nơi đổi tiền, nhận tiền gửi và thanh toán hộ. Theo thời gian, do áp lực
cạnh tranh và sự nhận thấy rằng luôn có những ngƣời thừa vốn trong xã hội trong
khi một số khác lại đang thiếu hụt vốn, nên ngƣời ta bắt đầu cho vay để kiếm thêm
lợi nhuận, chính là mầm mống xuất hiện của NHTM.
Mặc dù NHTM ra đời từ rất lâu nhƣng các nhà kinh tế học vẫn chƣa nhất trí
về định nghĩa của nó bởi do sự khác biệt về luật pháp, số lƣợng các nghiệp vụ, bối
cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau…Có một số khái niệm về NHTM nhƣ
sau: “NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ với nghiệp
vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liên quan đến
lĩnh vực tài chính – ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận” (Nguyễn Đăng Dờn,
2013, trang 2). Peter S.Rose (2008, trang 10) cho rằng: “Ngân hàng thương mại là
một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa
dạng nhất. Đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán là thực hiện nhiều
chức năng nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Luật các
TCTD 2010 định nghĩa rằng NHTM là loại hình NH đƣợc thực hiện tất cả các hoạt
động NH và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nhƣ vậy, có thể hiểu NHTM là một tổ chức kinh tế chuyên kinh doanh trong lĩnh

vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận, trong đó, một trong những
chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng giữa ngƣời thừa tiền và thiếu tiền
trong nền kinh tế. NHTM đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, nhờ hệ
thống định chế tài chính trung gian mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã
hội sẽ đƣợc huy động và đƣợc sử dụng cho hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức
kinh tế và cá nhân. Trong quá trình đó, NHTM cũng thực hiện vai trò tham gia điều


2

tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối
quan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, các
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,…, đảm bảo hoạt động của NH và nền kinh
tế đƣợc bình thƣờng. Nguyễn Đăng Dờn (2013, trang 5) cho rằng “Ở đâu có hệ
thống NHTM phát triển thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế
xã hội”.
Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức và các chủ thể kinh tế bao gồm: hoạt
động huy động vốn; hoạt động tín dụng; hoạt động dịch vụ thanh toán; hoạt động
ngân quỹ; và các hoạt động khác nhƣ góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trƣờng
tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ủy thác,…và các dịch vụ khác liên quan
đến hoạt động NH.
Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động mà NHTM chuyển nhƣợng quyền
sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí đã
đƣợc thỏa thuận. Theo Đinh Xuân Hạng (2012, trang 10): “Tín dụng là biểu hiện
mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm
mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống,
theo nguyên tắc hoàn trả”. Các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
bao gồm cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu. Trong đó, cho vay là cấp
tín dụng bằng tiền, mang tính ứng trƣớc nên phổ biến trong nền kinh tế vì có thể

đáp ứng mọi nhu cầu của mọi KH. Theo Lê Văn Tƣ (2005) thì cho vay là hoạt động
kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận, thông qua lãi suất thu đƣợc từ
cho vay mới bù đắp đƣợc chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và
quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế và các chi phí rủi ro đầu tƣ. Theo Thông
tƣ 39/2016/TT-NHNN (2016, Mục 1, Điều 2) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi”. Khách hàng cho vay của NHTM có thể là khách hàng doanh
nghiệp, tổ chức và cá nhân. Nhƣ vậy, dựa trên các khái niệm về cho vay có thể hiểu


3

CVCN là hình thức cấp cho vay mà trong đó NHTM đóng vai trò là ngƣời chuyển
giao quyền sử dụng vốn của mình cho KH là cá nhân một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích tài trợ cho nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh của dân cƣ nhƣ nhà ở,
phƣơng tiện đi lại, giáo dục, y tế,…vào một thời gian nhất định theo nguyên tắc
hoàn trả cả gốc và lãi..
1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của cho vay cá nhân
CVCN mang đầy đủ các đặc điểm của cho vay bao gồm: yêu cầu KH phải có
vốn đối ứng, vốn vay phải có mục đích và đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng; vốn vay phải đƣợc hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay
đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng; các khoản cho vay có hoặc không
có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá và xếp hạng KH của NH cho vay; lãi suất
trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa KH và NH cho vay...Bên cạnh đó,
CVCN còn có những đặc trƣng riêng nhƣ sau:
 Quy mô khoản vay nhỏ nhƣng số lƣợng cho vay lớn:
 Quy mô khoản vay nhỏ là vì các khoản vay cá nhân đến từ các KHCN và
các hộ gia đình, nhu cầu vốn của nhóm KH này nhỏ hơn so với các doanh nghiệp
hay các tổ chức, cụ thể là giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng hay dành cho sản xuất

kinh doanh hộ gia đình đều ở mức vừa phải.
 Số lƣợng khoản vay lớn là vì đối tƣợng của loại hình cho vay này là các
cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng cá nhân nhƣ nhà ở, phƣơng tiện
đi lại, mua sắm trang thiết bị trong gia đình,…hoặc nhằm phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của cá nhân. Do đó, số lƣợng KH cá nhân rất lớn. Hơn nữa, sự phát
triển của xã hội và quy mô dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vay của KHCN
càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Khi chất lƣợng cuộc sống và trình độ dân
trí đƣợc nâng cao, ngƣời dân càng có nhu cầu vay vốn để cải thiện và nâng cao chất
lƣợng cuộc sống.
 CVCN thƣờng tốn chi phí cho vay bình quân cao hơn:
Do đặc điểm của KHCN là số lƣợng nhiều và phân tán rộng, nên để duy trì
và phát triển hoạt động CVCN, NH thƣờng tốn kém nhiều chi phí cho các công tác:


×