Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

GIÁO án CHỦ đề môn học địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.06 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ MÔN HỌC. MÔN ĐỊA LÍ 9.
Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Tổ Khoa Học Xã Hội. Năm học: 2019 - 2020
TIẾT 46,47
CHỦ ĐỀ: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
I. MUC TIÊUBÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được các đảo và quần đảo lớn: tên, vị trí.
- Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng.
- Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo và phát triển tổng hợp kinh
tế biển.
- Trình bày đặc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo; một số biện pháp bảo vệ
tài nguyên biển, đảo.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam.
- Kể tên và xác định được vị trí một số đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam.
- Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế của các
đảo, quần đảo của Việt Nam, tình hình phát triển của ngành dầu khí.
3. Thái độ: GDMT Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển, vùng biển ven bờ
nước ta và phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. Có niềm tin
vào sự phát triển của ngành kinh tế biển ở nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và
MT biển đảo.
4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,
tính toán, tự học.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, bảng số liệu
thống kê.
II. NỘI DUNG TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG
- Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ và bài viết về ngành khai


thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, bảo vệ tài nguyên và MT
biển - đảo.
+ Phân tích mối quan hệ giữa phát triển các ngành kinh tế biển với việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển - đảo.
- Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển - đảo.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/thảo luận, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và
hợp tác và làm việc nhóm, cặp.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin.


III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC
Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ; động não nhóm; thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân;
bản đồ tư duy.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– GV: Bản đồ biển và đảo Việt Nam
– HS: Atlat, tập bản đồ.
V . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện(1phút)
2. Kiểm tra miệng : Không
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động GV – HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Biển và đảo Việt
Nam.
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, cặp
đôi - chia sẻ
CH. Quan sát hình 38.1 hãy nêu giới hạn
từng bộ phận vùng biển nước ta ?
Vùng biển nước ta có đặc điểm gì nổi bật ?
Bờ biển dài, diện tích biển rộng.

HS suy nghĩ trả lời – bổ sung.
Gv chuẩn kiến thức.
GV treo bản đồ . Yêu cầu :
CH. Xác định trên bản đồ treo tường các đảo
và quần đảo thuộc vùng biển nước ta ?
HS xác định – theo dõi bổ sung.
Gv chuẩn kiến thức.
Lưu ý : vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo
lớn nhỏ, trong đó có khoảng 2800 đảo ven
bờ, tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh
Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và Kiên
Giang
Quần đảo Hoàng Sa : 30 đảo (15.000km2)
Quần đảo Trường Sa : 100 đảo
CH. Nêu ý nghĩa của biển Việt Nam trong
phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng ?
HS : Trả lời - Bổ sung
GV : chuẩn kiến thức.
Thuận lợi và khó khăn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề Phát triển
tổng hợp kinh tế biển
GV : Yêu cầu hs quan sát sgk và hình 38.3

Nội dung
I. Biển và đảo Việt Nam
1.Vùng biển nước ta:
- Vùng biển nước ta là một bộ phận
của biển Đông, bao gồm nội thủy, lãnh
hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa.

- Diện tích : khoảng 1 triệu km2.
- Bờ biển dài 3260 km

2.Các đảo và quần đảo:
- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo
lớn nhỏ.
- Các đảo lớn : Cát Bà, Cái Bầu, Bạch
Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo,
Phú Quý, Phú Quốc, Thổ Chu.
- Quần đảo lớn : Hoàng Sa, Trường
Sa
* Biển, đảo có ý nghĩa lớn về kinh tế và
an ninh quốc phòng Việt Nam.

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Việt Nam có điều kiện phát triển tổng


CH. Dựa vào kiến thức đã học, hình 38.3 cho
biết vùng biển nước ta có khả năng phát triển
được những ngành kinh tế biển nào ?
HS : Trả lời – bổ sung.
GV : chuẩn kiến thức.
GV tổ chức cho HS Thảo luận nhóm:
Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm tìm hiểu
những điều kiện thuận lợi một ngành kinh tế
theo nội dung sau: Tiềm năng, Phát triển,
Hạn chế, Phương hướng phát triển ?
HS : Đại diện HS báo cáo, bổ sung
GV : kết luận

CH. Tại sao cần ưu tiên khai thác hải sản xa
bờ ?
=> Do khai thác hải ven bờ đã vượt mức cho
phép : sản lượng đánh bắt gấp 2 lần khả năng
cho phép, dẫn tới tình tình trạng suy giảm,
cạn kiệt hảisản.
Sản lượng đánh bắt xa bờ rất thấp chỉ bằng
1/5 khả năng cho phép – chưa khai thác hết
tiềm năng.
CH. Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta có
khả năng phát triển các du lịch biển nào
khác ?
HS : HS trả lời - bổ sung
GV : kết luận
Khu sinh thác biển nhiệt đới, du lịch thể
thao, lặn biển.
CH. Công nghiệp chế biến thủy sản phát
triển sẽ có tác động như thế nào đến ngành
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ?
Tăng giá trị sản phẩm
Tăng nguồn hàng xuất khẩu, ổn định và kích
thích sản xuất.
Tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập
cho người lao động.....
Hoạt động 3 : Tìm hiểu việc Khai thác và
chế biến khoáng sản biển và Phát triển
tổng hợp giao thông vận tải biển (20 phút)
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1,3 : Trả lời các câu hỏi:
CH. Kể tên một số khoáng sản chính có ở


hợp kinh tế biển.
- Các ngành kinh tế biển gồm:
+ Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
+ Du lịch biển - đảo
+ Khai thác khoáng sản biển.
+ Giao thông vận tải biển.

1. Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
- Vùng biển có nhiều loài cá, tôm có
giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản còn
bất hợp lí :
+ Đánh bắt ven bờ gấp 2 lần cho phép
trong khi đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng
1/5 khả năng cho phép.
+ Hải sản nuôi trồng chiếm tỉ trong rất
nhỏ trong sản lượng toàn ngành
2. Du lịch biển - đảo
- Biển ấm, bờ biển dài có nhiều bải
tắm, phong cảnh đẹp , vịnh Hạ Long
được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới ...thuận lợi xây
dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.
- Du lịch biển phát triển mạnh nhưng
chủ yếu là hoạt động tắm biển, chưa
khai thác hết tiềm năng.

3.Khai thác và chế biến khoáng sản
biển:

- Nghề muối phát triển mạnh ở ven
biển Nam Trung Bộ : Cá Ná, Sa


vùng biển nước ta mà em biết ?
HS : Dầu mỏ, khí tự nhiên, cát trắng, titan,
muối...
CH. Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở
ven biển Nam Trung Bộ ?
 Khí hậu khô hạn nhất nước, địa hình song
với gió mùa, lượng mưa rất ít, số giờ nắng
cao.....
CH. Dựa vào kiến thức đã học, trình bày
tiềm năng và sự phát triển các hoạt động khai
thác dầu khí ở nước ta ?
HS : Xác định trên bản đồ vị trí các mỏ dầu,
mỏ khí, nhận xét trữ lượng
Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế mũi
nhọn
Công nghiệp hóa dầu đang hình thành : Dung
Quất.
Dầu khí chế biến phục vụ cho sản xuất phân
bón, điện, hóa chất...
GV : Chuẩn kiến thức.
Nhóm 2,4 : Trả lời các câu hỏi :
CH. Trình bày tiềm năng và sự phát triển
giao thông vận tải biển ở nước ta ?
 Vị trí nằm trên đường biển quốc tế
 Bờ biển dài, nhiều vịnh dể xây dựng hài
cảng

 Biển ấm quanh năm......
CH. Tìm trên hình 39.2 và xác định trên bản
đồ một số cảng biển và tuyến giao thông biển
ở nước ta ?
Nước ta có bao nhiêu cảng biển ?
 Xác định các cảng biển quan trọng
 Sự phát triền hệ thống giao thông biển
như thế nào ?
 Hệ thống cảng biển
 Đội tàu biển.Dịch vụ hàng hải
CH. Ý nghĩa việc phát triển giao thông vận
tải đến ngành ngoại thương nước ta ?
-Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy trao đồi
hàng hóa, dịch vụ với bên ngoài...
-Tham gia vào việc phân công lao động quốc
tế..

Huỳnh.
- Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế
biển mũi nhọn, quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa : Hồng Ngọc, Rạng Đông …
- Khai thác :Titan, cát trắng sản xuất
pha lê, thủy tinh dọc bờ biển

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận
tải biển
- Thuận lợi : Nước ta nằm trên đường
biển quốc tế, bờ biển dài, diện tích biển
rộng, có nhiều vịnh dễ xây dựng hải

cảng..
- Phát triển :
+ Hiện nay nước ta có hơn 90 cảng lớn
nhỏ.
+ Hệ thống cảng biển, đội tàu và các
dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế và quốc phòng, thúc đẩy ngoại
thương .


GV : nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm.
Mở rộng : những hạn chế và phương hướng
phát triển
Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề Bảo vệ tài
nguyên và mội trường biển đảo(15 phút)
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, suy
nghĩ, cặp đôi.
CH. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự
giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường
biển đảo nước ta ? Hậu quả

III. Bảo vệ tài nguyên và mội trường
biển đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm
môi trường biển – đảo.
+ Thực trạng:
- Sự giảm sút tài nguyên thể hiện rõ
nhất ở việc giảm nhanh diện tích rừng
ngập mặn, sự cạn kiệt nhiều loài hải
sản: lượng cá đánh bắt hàng năm giảm,

một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, các
lòai cá quý đánh bắt ngày càng có kích
thước càng nhỏ.
- Ô nhiễm biển xảy ra rõ nhất là ở các
thành phố cảng, các vùng cửa sông.
+ Hậu quả: làm suy giảm tài nguyên
biển và du lịch biển.
GDMT : Để bảo vệ tài nguyên và môi trường 2. Phương hướng chính để bảo vệ tài
biển, theo em cần thực hiện những biện pháp nguyên và môi trường biển.
cụ thể nào ?
Nhà nước đã đề ra phương hướng cụ
thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP(5 phút)
5.1.Tổng kết :
− Xác định trên bản đồ: vùng biển Việt Nam
− Các đảo và quần đảo lớn, các bãi tắm theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
− Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ?
− Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển –
đảo nước ta ?
− Phát triển kinh tế tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế an
ninh quốc phòng của đất nước ?
5.2. Hướng dẫn học tập: Chuẩn bị
−Nhóm 1,3 : tìm hiểu ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển
−Nhóm : 2,4 : tìm hiểu ngành giao thông vận tải biển
−Nguyên nhân nào làm cho biển ô nhiễm và hậu quả của nó.
−Trình bày các phương hướng chính của Chính phủ nhằm bảo vệ tài nguyên và
mội trường biển đảo.





×