Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đề tài pháp luật về tài sản và quyền sở hữu theo BLDS việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.85 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC:
Môi trường pháp luật cho nhà lãnh đạo

Đề tài:
Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu theo BLDS Việt Nam

Phùng Minh Tấn

1


MỤC LỤC

Phùng Minh Tấn

2


LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong pháp luật dân sự
Việt Nam. Từ xã hội nguyên thủy, con người đã biết chiếm giữ các sản phẩm của tự nhiên do
săn bắn, hái lượm mà có để phục vụ nhu cầu sinh sống của mình. Về bản chất, sở hữu chính là
việc chiếm giữ. Từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long, và các qui định pháp luật Việt
Nam từ trước tới nay, tài sản và quyền sở hữu luôn là một chế định quan trọng. Điều 58, Hiến
pháp năm 1992 ghi nhận: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành,
nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các
tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo qui định tại Điều 17 và
Điều 18.... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân".
Tài sản, quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu tài sản là cơ sở thúc đẩy quá trình tạo ra


của cải, vật chất cho xã hội và bảo vệ của cải, vật chất đó cũng như người tạo ra chúng trước
mọi hành vi gây hại. Bảo vệ tài sản và quyền sở hữu tài sản theo Bộ luật dân sự Việt Nam là
vấn đề diễn ra hàng ngày, thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, tác động trực tiếp đến quyền
và lợi ích của các bên trong đời sống. Bảo vệ tài sản và quyền sở hữu tài sản luôn là vấn đề
nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể trong xã hội bởi nó gắn liền với thực thi quyền sở
hữu tài sản của các tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, Nhóm 7 đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu theo
BLDS Việt Nam” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu thêm các vấn đề lý luận về vấn đề này cũng như
có cái nhìn một cách rõ ràng, cụ thể hơn về tài sản và quyền sở hữu tài sản, làm cơ sở cho các
chủ thể lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu trên thực tế một cách có hiệu quả và đúng
quy định của Pháp luật.

Phùng Minh Tấn

3


CHƯƠNG I.
TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
I.

TÀI SẢN:

I.1. Khái niệm tài sản
Tài sản là những lợi ích vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. (Điều 163 BLDS) Ktra
lại
I.2. Phân loại tài sản


Vật:

+ Vật hiện có
+ Vật hình thành trong tương lai: là những vật chưa có nhưng chắc chắn sẽ hình thành

trong tương lai, Ví dụ: mua hoa lợi, mùa màng khi thu hoạch hoặc những vật đã có
nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của một chủ thể (theo Nghị định 163 về giao dịch bảo
đảm)
+ Bộ luật dân sự 1995 quy định là vật có thực, không quy định Vật hình thành trong tương

lai
Vi dụ:
‒ Tài khoản ngân hàng có phải là tài sản không? Không phải tài sản, là cái trung gian để

thực thi quan hệ đối nhân, tuy nhiên nó rất gần với quan hệ đối vật vì được đảm bảo
khả năng giữ, thanh toán cao
‒ Tài sản trên games có phải là tài sản không? Hack tài dản games có bị truy cứu pháp lý

không? Thông tư 60/2006/TT-BVHTT, hiện nay Bộ TTTT đã dự thảo thay thế thông tư
này, trong đó có quy định tài sản ảo không phải là tài sản. Tài sản ảo có đặc điểm giống
tài sản thông thường: tồn tại trên máy chủ, có giá trị sử dụng. Tuy nhiên nhân định thế
nào tùy thuộc vào nhóm lợi ích
‒ Các bộ phận trên cơ thể con người có phải là tài sản không? Không để đánh đồng tất cả

các bộ phận, tùy theo bộ phận, mức độ quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân thân
của bộ phận đối với cơ thể


Tiền: là một vật ngang giá đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hành có
chức năng thanh toán, lưu thông, cất giữ. Tiền VN và ngoại tệ, ngoại tệ khi giao dịch phải
tuân thủ quy định pháp luật.
Phùng Minh Tấn


4




Giấy tờ có giá: gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy
tờ có giá khác theo quy định của PL, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch. Các
giấy tờ có giá khi giao dịch phải tuân thủ quy định của pháp luật, không mua bán, trao đổi
tùy tiện, trái pháp luật



Các quyền tài sản: (Điều 181, Điều 322)

Ví dụ:
Gia đình ông bà Sang nằm trong diện tích giải tỏa do vậy được nhà nước cho đăng ký
nhận chuyển nhượng QSDĐ của 1 lô đất tái định cư. Một năm sau, gia đình bà Sàng đã ký hợp
đồng chuyển nhượng quyền được mua lô đất tái định cư cho ông Thống với giá 17 triệu 500
ngàn đồng. Mặc dù chưa biết lô đất ở vị trí nào, nhưng ông Thống đã trả đủ tiền và giữ toàn bộ
giấy tờ liên quan đến quyền mua lô đất. Sau khi nhận đất của Nhà nước giao, bà Sàng không
muốn làm thủ tục chuyển nhượng đất cho ông Thống vì muốn đòi thêm tiền, do vậy đã xảy ra
tranh chấp. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án xác định quyền mua lô đất tái định cư
trong vụ việc này là một quyền tài sản. Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự 2005, anh chị
hãy cho biết ý kiến về nhận định này của Tòa án.
Hướng dẫn giải: HĐTP TAND tối cao xác định quyền được mua lô đất tái định cư là
quyền tài sản, buộc gia đình bà Sàng phải tiếp tục HĐ.
Quyền mua lô đất tái định cư được trị giá bằng tiền nhưng quyền này gắn với chủ thể
được bồi thường, không chuyển nhượng được. Căn cứ điều 181 quyền được mua lô đất tái định
cư không phải là quyền TS à không phải là tài sản

Phán quyết của Tòa án là chủ quan
Nguồn của luật dân sự là VB quy phạm PL, không thừa nhận án lệ tuy nhiên có vận dụng
trân thực tế
I.3. Phân loại vật và ý nghĩa của việc phân loại vật:
 Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử dụng, vật chia làm hai loại: bất động sản và động sản.
‒ Bất động sản gồm (phương pháp liệt kê):

+ Đất đai;
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công

trình xây dựng đó;
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
Phùng Minh Tấn

5


+ Các tài sản khác do pháp luật quy định.
‒ Động sản: là những tài sản không phải là bất động sản

Ý nghĩa:
+ Xác lập quyền SH theo thời hiệu: chiếm hữu bất hợp pháp, ngay tình liên tục với BĐS

hoặc ĐS (Điều 247)
+ Đăng ký tài sản (Điều 167)
+ Thời điểm chuyển quyền SH tài sản (Điều 168), BĐS chuyển quyền tại thời điểm đăng

ký quyền SH
+ Thủ tục tặng cho tài sản (Điều 466, 467)
+ Thời hạn ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 223)

+ Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 284)
 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, vật được chia làm hai loại: hoa lợi và lợi tức

Tham khảo
Điều 175. Hoa lợi, lợi tức
Điều 176. Vật chính và vật phụ
Điều 177. Vật chia được và vật không chia được
Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Điều 179. Vật cùng loại và vật đặc định
Điều 180. Vật đồng bộ
Điều 436. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ (bảo vệ quyền lợi bên mua)
II.

QUYỀN SỞ HỮU

II.1. Khái niệm sở hữu và quan hệ sở hữu


Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản.
Phùng Minh Tấn

6


Quan hệ SH tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa PL điều chỉnh
Nguồn lực và có hạn – nhu cầu là vô hạn, không có 1 các thức để quản lý (pháp luật điều
chỉnh) thì sẽ loạn
Ví dụ:



Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về tài sản. Trong đó chỉ rõ tài sản thuộc
về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

 Khái niệm quyền sở hữu


Hiểu theo nghĩa khách quan: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật điều
chỉnh.



Hiểu theo nghĩa chủ quan: các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.

II.2. Đặc điểm của quyền sở hữu:


Đối tượng của quyền sở hữu là tài sản: giúp chúng ta phân biệt giữa quyền sở hữu với
quyền nhân thân



Là một quyền tuyệt đối: suy ra từ quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: chủ thể quyền xác
định, chủ thể nghĩa vụ là tất cả chủ thể còn lại: quan hệ sở hữu, chủ thể có quyền sở hữu,
các chủ thể còn lại tôn trọng quyền sở hữu. Còn quyền tương đối: cả 2 bên chủ thể quyền
và nghĩa vụ đều xác định từ trước: quan hệ hợp đồng, bồi thường, trách nhiệm DS ngoài
hợp đồng




Là một quyền đối vật (vật quyền):
+ Gắn liền với tài sản,
+ Áp chế trên mọi chủ thể: mang tính chất độc quyền, xuất phát từ bản chất tài sản, cùng

lúc sử dụng tài sản thì giá trị sử dụng sẽ giảm.
+ Quyền truy đòi (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật),
+ Quyền loại trừ
 Phân biệt với đối nhân (không gắn liền với tài sản), quyền yêu cầu, thực hiện trên người, ví

dụ: cho vay tiền, phát sinh nghĩa vụ trả $
 Các nguyên tắc của QSH
Phùng Minh Tấn

7




Quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật bảo
vệ: khi bị vi phạm có quyền yêu cầu CQNN có thẩm quyền can thiệp, bảo vệ



Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của
mình: dựa trên quy định của pháp luật, ví dụ: trưng mua, trưng dụng có bồi thường đều
phải được pháp luật quy định và tuân theo trình tự thủ tục.




Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập; chấm dứt theo quy định của pháp luật.



Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi của mình đối với tài sản, nhưng không được làm
thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.



Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình.

II.3. Nội dung của quyền sở hữu
Là tổng hợp các quyền năng mà chủ sở hữu được xác lập trên tài sản
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung quyền sở hữu
Tham khảo
Điều 164. Quyền sở hữu
II.3.1. Quyền chiếm hữu
II.3.1.1. Khái niệm:


Khái niệm: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Ví dụ: việc cầm nắm, chi
phối, kiểm soát, thống kê, bảo quản, phân loại, dán nhãn, lưu kho…….



Chứng minh việc chiếm hữu thường dễ dàng hơn chứng minh quyền sở hữu. Thông
thường, đố với động sản, người chiếm hữu thường được suy đoán là chủ sở hữu, đây là lý
do ở một số nước người ta không thừa nhân chiếm hữu là một quyền




Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chứng minh quyền chiếm hữu cũng đơn giản
II.3.1.2. Phân loại:
II.3.1.2.1. Chiếm hữu thực tế
+ Chiếm hữu thực tế là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình nắm giữ,

quản lý tài sản trên thực tế

Phùng Minh Tấn

8


+ Chiếm hữu pháp lý là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thực tế nắm

giữ, quản lý vật nhưng về mặt pháp lý họ vẫn có quyền chiếm hữu vật. Ví dụ: khi tài
sản bị đánh cắp, đánh rơi
II.3.1.2.2.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu thõa mãn một trong các căn cứ quy
định tại điều 183 BLDS:
Điều 183. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
II.3.1.2.3. Ý nghĩa của việc phân loại


Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được pháp luật công nhận và bảo vệ




Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình không được pháp luật bảo
vệ trong mọi trường hợp



Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được pháp luật bảo vệ ở
một mức độ nhất định:
+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản trong một số trường hợp nhất định (Điều 257, 258

BLDS)
+ Có thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo thời hiệu (Điều 247)
+ Có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp

luật (Điều 194 BLDS)
+ Có quyền yêu cầu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thanh toán những chi phí cần

thiết mà người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đã bỏ ra
để bảo quản làm tăng gái trị tài sản (Điều 603 BLDS)
II.3.2. Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Những người được quyền sử dụng tài sản:
+ Chủ sở hữu
+ Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng, quyền này bị

giới hạn theo hợp đồng
Phùng Minh Tấn


9


+ Người được quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật
+ Mang tính chất độc quyền, các chủ thể khác không thể đồng thời sử dụng tài sản với

chủ thể khác được
Ví dụ:
Có 1 căn nhà đẹp, có vườn hoa đẹp. Quyền sử dụng hoặc sở hữu không bao hàm các
quyền khác, không phải hữu hiệu trong tất cả các trường hợp, như quyền quan sát. Trong
trường hợp này xây tường lên và bán vé vào xem, thực hiện luật hợp đồng
Tranh chấp quyền sử dụng ở Úc: Bên cạnh trường đua ngựa có 1 nhà kế cận trường đua.
Ông chủ nhà này xây 1 căn nhà thật cao để quan sát, sau đó ông này thuê 1 đài phát thanh đến
bình luận việc đua ngựa. Hoạt động này ảnh hưởng quyền lợi đến trường đua. 3 người bị kiện:
chủ nhà, đài phát thanh và phát thanh viên. Lập luận: quyền quan sát là 1 quyền mang tính chất
sở hữu, ai muốn sử dụng phải trả tiền. Tuy nhiên Tòa án đã khẳng định không xâm phạm quyền
sở hữu.
II.3.3. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền của các chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình
cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Ví dụ: bán, tặng cho tài sản, vứt đi thùng rác…..
Người có quyền định đoạt tài sản:
+ Chủ sở hữu
+ Người được chủ sở ủy quyền định đoạt. Phương thức định đoạt phải phù hợp ý chí của

chủ sở hữu. Ví dụ: được ủy quyền bán nhà 500tr, không thể bán 400tr
+ Người được quyền định đoạt tài sản theo quy định của pháp luật

Các phương thức định đoạt:
+ Định đoạt tài sản trên thực tế: là việc hủy bỏ tài sản, tiêu dùng tài sản, từ bỏ tài sản.
+ Định đoạt pháp lý: là việc chuyển giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân


sự như việc bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế tài sản.
+ phải theo quy định pháp luật, không ảnh hưởng lợi ích của Nhà nước và XH, trình tự

thủ tục phải theo quy định pháp luật. Ví dụ bán nhà phải vó hợp đồng lập thành văn
bản và có công chứng
Phùng Minh Tấn

10


II.4. Các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
II.4.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu


Do lao động, do hoạt động sản xuất;

Tham khảo
Điều 233. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Điều 234. Xác lập quyền sở hữu theo thoả thuận
Điều 235. Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức.
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập
Điều 237. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn
Điều 238. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
Điều 239. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu
Điều 240. Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy
Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên
Điều 242. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Điều 243. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

Điều 244. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước
Điều 246. Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Toà án hoặc theo quyết
Điều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
II.4.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu


Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

Tham khảo
Điều 248. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
Phùng Minh Tấn

11


Điều 249. Từ bỏ quyền sở hữu
Điều 250. Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu
Điều 251. Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
Điều 252. Tài sản bị tiêu huỷ;
Điều 253. Tài sản bị trưng mua
Điều 254. Tài sản bị tịch thu

Phùng Minh Tấn

12


CHƯƠNG II.
CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
I.


SỞ HỮU TOÀN DÂN:
1.1.

Khái niệm sở hữu toàn dân:

Theo BLDS 2005: Sở hữu nhà nước là một phạm trù kinh tế, dùng để chỉ một hình thức sở
hữu mà chủ sở hữu là nhà nước và đối tượng sở hữu là toàn bộ của cải vật chất thuộc chủ
quyền của một quốc gia như: đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồi lợi tự nhiên ở vùng biển,
thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công
trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc
phòng, an ninh, cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”
Hình thức sở hữu toàn dân theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 là hình thức sở hữu Nhà
nước theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Xét về nội dung, hình thức sở hữu toàn dân và sở
hữu Nhà nước mang nội dung giống nhau song việc thay đổi tên gọi góp phần làm rõ bản chất
của hình thức sở hữu này đồng thời thể hiện rõ mục đích của Nhà nước ta là Nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
1.2.

Quyền sở hữu toàn dân:
Theo BLDS 2015, các Điều từ 197 đến 204 đã nêu rõ:
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân:

1.2.1.

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những tài sản được quy định tại điều 197 BLDS 2015:
" Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý "

Quyền của các chủ thể đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân:

1.2.2.

1.2.2.1. Thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân


Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ
sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.



Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết
kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

1.2.2.2. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp


Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực
hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh
Phùng Minh Tấn

13


nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.


Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản

khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

1.2.2.3. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà

nước, đơn vị vũ trang nhân dân


Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang
nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài
sản đó.



Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng
mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao.

1.2.2.4. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp


Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản
đó.



Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản

được Nhà nước giao đúng mục đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật
quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.

1.2.2.5. Quyền của cá nhân, pháp nhân đối với việc sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở

hữu toàn dân


1.2.3.

Cá nhân, pháp nhân được sử dụng đất, khai thác nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên thiên
nhiên và các tài sản khác thuộc sở hữu toàn dân đúng mục đích, có hiệu quả, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý

Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý
thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát và lập quy hoạch đưa vào khai
thác.

Phùng Minh Tấn

14


Với tài sản thuộc sở hữu toàn dân chưa được giao cho cá nhân, pháp nhân quản lý thì việc
khai thác phải thực hiện theo quy hoạch của Nhà nước, mọi hành vi khai thác không theo quy
hoạch, khai thác trái phép được coi là trái pháp luật.
* Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong
phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

II.

SỞ HỮU RIÊNG:
Tại Điều 205, 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cơ bản về các quyền và nghĩa vụ
của chủ sở hữu đối với tài sản riêng, góp phần duy trì ổn định xã hội.
2.1.

Khái niệm:

Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân, nghĩa là tài sản thuộc sở
hữu riêng sẽ do một cá nhân hay pháp nhân nắm giữ, sử dụng, định đoạt…. và tài sản hợp
pháp của sở hữu riêng không bị giới hạn về số lượng và giá trị, tài sản đó có thể là nhà ở, thu
nhập hợp pháp,…
Ví dụ: Anh A (đang độc thân) có thu nhập lương mỗi tháng là 25 triệu, như vậy khoản tiền
lương này là tài sản thuộc sở hữu riêng của A, nên A có quyền sử dụng, định đoạt, chuyển giao
cho bất cứ người nào mà không trái với quy định của pháp luật.
2.2.

Các quyền năng đối sở hữu riêng

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, và sử dụng vào các mục đích khác
hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.


Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu sẽ có quyền cầm giữ, quản lý tài sản của mình, khi phát
hiện có hành vi xâm phạm hoặc gây thiệt hại đối với tài sản đó có quyền yêu cầu người
đang xâm phạm trả lại tài sản hoặc bồi thường theo pháp luật.




Quyền sử dụng: Chủ sở hữu có quyền được khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa
lợi lợi tức phát sinh từ tài sản của mình, sử dụng tài sản vào các mục đích như tiêu dùng
để phục vụ sinh hoạt hàng ngày, đầu tư sản xuất, kinh doanh, và các mục đích khác không
trái với quy định của pháp luật.



Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ
quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy tài sản riêng của mình.

Khi chủ sở hữu thực hiện các quyền năng này không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác, lợi ích công cộng, lợi ích của dân tộc,
Quốc gia…
III.

SỞ HỮU CHUNG
3.1.

Khái niệm quyền sở hữu chung
3.1.1.

Định nghĩa:
Phùng Minh Tấn

15


Sở hữu chung là khái niệm pháp lý dùng để chỉ các quan hệ chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt của từ hai hay nhiều chủ thể đối với một tài sản
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của

pháp luật hoặc theo tập quán (Điều 215 BLDS)
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
3.1.2.


Tồn tại nhiều chủ sở hữu, có tư cách độc lập



Khách thể có tính thống nhất

3.1.3.

3.2.

Đặc điểm pháp lý của quyền sở hữu chung

Căn cứ xác lập sở hữu chung:



Theo thoả thuận



Theo quy định pháp luật



Theo tập quán


Các loại sở hữu chung (các hình thức pháp lý của quyền sở hữu chung)
3.2.1.

Sở hữu chung theo phần:

3.2.1.1. Khái niệm:

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở
hữu được xác định đối với tài sản chung
Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 216
BLDS)
3.2.1.2. Nội dung của sở hữu chung theo phần

Điều 221. Chiếm hữu tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 222. Sử dụng tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, nếu không có thoả thuận khác.
Điều 223. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo
thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: trường hợp bán tài sản thuộc quyền sở hữu
chung, có thể thỏa thuận trước về việc từ bỏ quyền ưu tiên mua
Ví dụ:
Phùng Minh Tấn


16


Ông A thỏa thuận bán vườn xoài lá cho anh B với giá 30 triệu đồng với điều kiện anh C
con ông A phải được hùn 50% vốn. Bốn ngày sau, anh B giao cho ông A 10 triệu đồng, tương
đương với giá trị 1/3 vườn xoài lá tại thời điểm giao dịch. Sau đó anh B có việc đi vắng, anh C
ở nhà đã bán vườn xoài lá với giá 52 triệu đồng. Biết được sự việc, anh B yêu cầu anh C phải
chia cho anh ½ số tiền lời thu được, tức 11 triệu đồng. Anh C không đồng ý, nên 2 bên xảy ra
tranh chấp.
Kết quả giải quyết tranh chấp: Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm buộc anh C phải hoàn trả
cho anh B 11 triệu đồng. Tòa dân sự TANDTC tại bản án giám đốc thẩm nhân định: Tòa án cấp
sơ và cấp phúc thẩm xác định anh B đã hùn vốn mua vườn xoài lá nên được hưởng phần lợi
nhuận là đúng. Tuy nhiên bản án sơ thẩm lại lại quyết định chia cho anh B 11 triệu đồng, tức ½
số tiền lợi nhuận thu được là không hợp lý, gây thiệt hại cho quyền lợi của anh C vì anh B chỉ
hùn 1/3 tiền vốn
(Căn cứ vào quy định của BLDS 2005).
3.2.2.

Sở hữu chung hợp nhất:

3.2.2.1. Khái niệm:


Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai chủ thể trở lên đối trong đó phần
quyền của các đồng sở hữu chủ không xác định được trong khối tài sản chung.



Các loại sở hữu chung hợp nhất: chia được và không chia được


3.2.2.2. Phân chia sở hữu chung hợp nhất

Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: đây là hình thức sở hữu chung hợp nhất theo đó
tài sản thuộc sở hữu chung có thể phân chia cho các đồng sở hữu chủ. Sở hữu chung của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia
Sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia: là hình thức sở hữu chung của cả cộng đồng
mà việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả cộng
đồng. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.
Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu chung
3.2.2.3. Nội dung quyền sở hữu chung hợp nhất

Điều 221. Chiếm hữu tài sản chung
Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp
có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Sử dụng: Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nếu không có thỏa thuận khác
Định đoạt: Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các
chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3.3.

Chấm dứt quyền sở hữu chung
Phùng Minh Tấn

17


IV.




Theo thoả thuận.



Theo luật định.



Các cứ khác.

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU KHÁC
4.1.

Sở hữu của tổ chức chính trị; chính trị – xã hội:



Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm
thực hiện mục đích chung quy định trong điều lệ ;



Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật và phù hợp với mục đích
hoạt động được quy định trong điều lệ.

4.2.


Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; tổ chức xã hội; xã hội – nghề
nghiệp :



Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp là sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên
được quy định trong điều lệ ;



Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thực
hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định
của pháp luật và phù hợp với mục đích hoạt động được quy định trong điều lệ.

Phùng Minh Tấn

18


CHƯƠNG III.
BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU BẰNG LUẬT DÂN SỰ
I

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU BẰNG LUẬT
DÂN SỰ:

1.1.

Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu bằng Luật dân sự:


Bảo vệ quyền sở hữu bằng Luật dân sự là việc chủ thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan
có thẩm quyền nhà nước áp dụng các biện pháp luật định để giữ gìn quyền và lợi ích chính
đáng liên quan tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của mình khỏi những
hành vi xâm phạm.
Quyền sở hữu ở nước ta được nhiều ngành Luật bảo vệ như Luật Hiến Pháp, Luật hành
chính, Luật hình sự, Luật dân sư, trong đó thì luật dân sự là giải pháp đặc biệt, phổ biến và có
nhiều lợi điểm.
Dẫn theo điều 163, 264 BLDS 2015 ghi rõ” Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có
quyền yêu cầu Tóa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
1.2.

Đặc điểm của việc bảo hộ quyền sở hữu bằng Luật dân sự:
Bảo vệ QSH bằng luật dân sự có 3 đặc điểm sau: (NÊU VD)



Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu bằng Luật dân sự được quy định đa dạng, giúp
CSH có được sự lựa chọn rộng rãi về phương thức bảo vệ quyền lợi của mình



Tạo sự chủ động cao cho người có quyền lợi sở hữu bị xâm phạm trong việc tự bảo vệ
hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình.



Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền sở hữu giúp CSH khôi phục nhanh chóng và có hiệu

quả quyền lợi bị xâm phạm một cách ôn hòa.

Đây là phương thức mang tính thực tế rất lớn. Tính thực tế này xuất phát từ chỗ những
hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu thông thường nảy sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm
tới các quyền tài sản của các chủ thể và do vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân
sự. Biện pháp kiện dân sự được áp dụng rộng rãi bởi lẽ: việc xâm phạm tài sản mang tính chất
dân sự diễn ra phổ biến; các chủ thể có thể áp dụng các phương thức kiện dân sự một cách dễ
dàng bằng việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu
cầu chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại. Với đặc điểm thứ 2 và 3 tạo ra điểm khác biệt rất lớn
so với các phương thức khác. Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ
tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan Nhà nước. Còn phương thức trong ngành
luật hình sự thì đỏi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng
hình sự cũng tương đối phức tạp và mất thời gian, khó có thể khôi phục nhanh chóng tình trạng
tái sản như ban đầu. Riêng phương thức kiện dân sự vì tuân theo thủ tục tương đối nhanh gọn,
Phùng Minh Tấn

19


khắc phục nhanh chóng tình trạng như ban đầu, hơn nữa khi các chủ thể có thể đã đệ đơn yêu
cầu toà án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu chấm dứt hành vi,
bồi thường thiệt hại hoặc đòi lại tài sản cho mình nhưng vẫn có thể được quyền thoả thuận và
rút lại đơn kiện

1

II

CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU BẰNG LUẬT DÂN SỰ


2.1.

Phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu

Khái niệm phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu
Điều 163 của Bộ Luật Dân sự 2015 (“BLDS 2015”) quy định về việc bảo vệ quyền sở
hữu đối với tài sản như sau:
Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản. Ngoại trừ các trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
Theo đó:
2.1.1.1.

“Tự bảo vệ quyền sở hữu”:

Là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản tự mình tiến hành các biện pháp
cần thiết, hợp pháp nhằm gìn giữ, bảo quản tài sản, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp gắn liền
với tài sản, và loại trừ các hành vi xâm phạm của người khác đối với tài sản và quyền sở hữu
tài sản
2.1.1.2.

“Phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu”:

Là việc cho phép chủ thể được chủ động áp dụng các biện pháp nhất định để ngăn cản bất
kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác
chiếm hữu, và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh từ các hành vi xâm phạm tài sản, quyền sở hữu
đó.
2


Điều kiện áp dụng của phương thức tự bảo vệ quyền sở hữu
Có 4 điều kiện như sau:
2.1.2.1.

Điều kiện về chủ thể:

Phải là chủ sở hữu, tức là người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quản lý hợp
pháp đối với tài sản.
Trường hợp tài sản được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, quản lý thì người đó
có quyền tự bảo vệ trong thời gian họ đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản.
Trường hợp người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đối với tài sản
cũng có quyền tự bảo vệ tài sản đó trong thời gian chiếm hữu ngay tình.
2.1.2.2.

Điều kiện về hành vi:

Được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái
với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
Phùng Minh Tấn

20


công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. (theo Khoản 2 Điều 160 của BLDS
2015)
2.1.2.3.

Điều kiện về trình tự, thủ tục thực hiện:

Pháp luật cho phép chủ thể được tự mình quyết định lựa chọn những biện pháp thích hợp

để tự bảo vệ tài sản, quyền sở hữu tài sản của mình mà không cần phải thông qua một trình tự
thủ tục bắt buộc nào.
2.1.2.4.

Điều kiện về thời điểm thực hiện:

Việc tự bảo vệ quyền sở hữu có thể được thực hiện trước khi, trong khi hoặc sau khi xảy
ra hành vi xâm phạm.
3

Các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu
2.1.3.1. Biện pháp “tự bảo quản tài sản”:

Là biện pháp mang tính chất phòng ngừa, bao gồm những hành vi pháp lý mang tính chủ
động như cất giấu tài sản, thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa mọi
hành vi xâm phạm của người khác khi hành vi xâm phạm chưa xảy ra.
Tuy nhiên không được lạm dụng những biện pháp bảo vệ quá mức cần thiết hoặc mang
tính chất nguy hiểm, đe dọa cho tài sản, tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng (Ví dụ: không được sử dụng súng, vật liệu
nổ, hàng rào điện, bẫy điện, hào chông, bầy chó dữ…)
2.1.3.2. Biện pháp “truy đòi tài sản bị người khác chiếm đoạt”

Là việc chủ sở hữu yêu cầu người đang thực tế chiếm giữ trái pháp luật tài sản phải hoàn
trả tài sản lại cho mình.
Để có thể thực hiện việc truy đòi tài sản, chủ thể cần chứng minh: (i) bên truy đòi là
người có quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản; (ii) tài sản bị truy đòi là tài sản
thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu của người truy đòi; và (iii) người bị truy đòi đang
chiếm giữ không có căn cứ pháp luật đối với tài sản bị truy đòi.
2.1.3.3. Biện pháp “đòi chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền


sử dụng tài sản”
Khi tài sản không bị chiếm đoạt nhưng chủ thể không thể thực hiện được quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu, sử dụng bình thường do hành vi cản trở trái pháp luật của người khác thì chủ
thể có quyền yêu cầu người đó chấm dứt hành vi trái pháp luật.
2.1.3.4. Biện pháp “đòi bồi thường thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm và gây thiệt hại”

Là việc chủ thể có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người gây thiệt hại một cách
trái pháp luật đối với tài sản.
Biện pháp này chỉ được áp dụng khi có thiệt hại thực tế xảy ra đối với tài sản, như tài sản
bị tiêu hủy, mất mát, giảm sút giá trị...
2.2.

Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền)
2.2.1. Khái niệm về kiện vật quyền
Phùng Minh Tấn

21


Kiện vật quyền là một phương thức bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Kiện vật quyền tức là
việc kiện đòi lại tài sản (vật), theo đó chủ sở hữu không còn chiếm hữu tài sản kiện người đang
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật tài sản của mình, buộc trả lại tài sản đó bằng hiện vật.
2.2.2. Các điều kiện của việc kiện đòi lại tài sản

Có 4 điều kiện như sau:
a

Có hành vi trái pháp luật

b


Tài sản (là vật đặc định) đang bị người không phải là chủ sở hữu cầm giữ

c

Tài sản (là vật đặc định) phải đang còn tồn tại trên thực tế tại thời điểm khởi kiện.

d

Người đang cầm giữ tài sản là kẻ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (ngay tình
hoặc không ngay tình).

2.2.3. Các trường hợp cụ thể:
2.2.3.1.

Đòi lại tài sản nơi người chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết
rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (theo Điều 181 của BLDS 2015).
Theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo khoản 1 Điều 166 của BLDS 2015, thì trong
mọi trường hợp, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
và không ngay tình.
2.2.3.2.

Đòi lại tài sản nơi người chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình
có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu (theo Điều 180 của BLDS 2015).
Theo điều 184.1 của BLDS 2015 thỉ người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người

nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh. Vì vậy trong trường hợp
có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền
đó, người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không
có quyền (theo Điều 184.2 của BLDS 2015). Đồng thời người chiếm hữu ngay tình, liên tục,
công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang
lại theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan (theo Điều 184.3 của BLDS 2015).
BLDS 2015 cũng quy định về:
 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay

tình
Cụ thể Điều 167 của BLDS 2015 quy định rằng: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm
hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu
ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Phùng Minh Tấn

22


 Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người

chiếm hữu ngay tình
Cụ thể Điều 168 của BLDS 2015 quy định rằng: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải
đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.”

2.2.4. Hậu quả pháp lý và hạn chế liên quan việc kiện đòi lại tài sản


Khi kiện đòi tài sản, có thể xảy ra một số tình huống dẫn đến hậu quả pháp lý và hạn chế
liên quan đến việc kiện đòi tài sản như sau:
2.2.4.1. Trường hợp đối tượng kiện vật quyền là vật cùng loại: tại thời điểm kiện đòi vật

đó thì phải phân định được với tài sản cùng loại bằng số lượng, chất lượng để chủ
sở hữu chấp nhận.
2.2.4.2. Trường hợp đối tượng kiện vật quyền là vật đặc định mà vật đã bị tiêu hủy (theo

điều 237.3 của BLDS 2015) hoặc đã bị xác lập quyền sở hữu theo quy định tại
Điều 236 của BLDS 2015 thì yêu cầu của nguyên đơn (hay còn gọi là người kiện
đòi) không thể đạt được, bởi lẽ quyền sở hữu của đương sự đối với tài sản đó đã
chấm dứt theo quy định của pháp luật từ trước rồi.
2.2.4.3. Trường hợp nếu tài sản đó đã bị người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật trộn

lẫn hoặc chế biến thì chủ sở hữu có thể chọn một trong các phương án bảo vệ tài
sản theo quy định tại khoản 2 Điều 226 và khoản 2,3 Điều 227 của BLDS 2015.
2.2.4.4. Trên thực tế, tường hợp nguyên đơn – chủ sở hữu không lấy lại được nguyên vẹn

tài sản là vật đặc định hoặc việc lấy lại chính vật đó không còn ý nghĩa nữa thì
người đó có thể yêu cầu trả giá trị vật bằng tiền và công nhận quyền sở hữu vật
cho bị đơn.
2.2.4.5. Trường hợp không thể hoàn trả tài sản: do yêu cầu của việc bảo đảm các giao

dịch dân sự, các quan hệ dân sự đã xác lập và lợi ích xã hội nên không thể trong
mọi trường hợp luật pháp chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hoặc người chiếm
hữu hợp pháp, mà còn phải bảo vệ lợi ích của người đang thực tế chiếm hữu ngay
tình. Cụ thể là theo Điều 133 của BLDS 2015 quy định về việc bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu.
2.2.4.6. Trường hợp hoàn trả hoa lợi, lợi tức: hoa lợi, lợi tức là những lợi ích vật chất thực


tế thu được hoặc đã có thể thu được trong thời gian tài sản bị chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật. Về nguyên tắc, ngoại trừ trường hợp người chiếm hữu không
ngay tình buộc phải trả lại cho chủ sở hữu toàn bộ hoa lợi, lợi tức đã thu được
trong suốt thời gian chiếm hữu, thì người chiếm hữu ngay tình chỉ phải hoàn trả
cho chủ sở hữu những hoa lợi, lợi tức thu được trong khoản thời gian kể từ khi
người đó biết được hoặc buộc phải biết rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là
Phùng Minh Tấn

23


không có căn cứ pháp luật hoặc kể từ khi nhận được thông báo về việc khởi kiện
của chủ sở hữu.
2.3.
2.3.1.

Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật cản trở chủ sở hữu thực hiện quyền sử
dụng và quyền định đoạt tài sản (kiện trái quyền):
Khái niệm kiện trái quyền:

Đây là việc kiện của CSH đang chiếm hữu tài sản (vật) yêu cầu người có hành vi trái pháp
luật cản trở việc thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
Dẫn theo điều BLDS 2015: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật
phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm”.
2.3.2.

Điều kiện các trường hợp kiện yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật:


CSH hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản của chủ sở hữu có thể khởi kiện loại vụ án
này khi:
+

Tài sản vẫn nằm trong sự chiếm hữu của CSH

Ví dụ: Hàng xóm dung sắt, gỗ bịt kín lối đi duy nhất để vào nhà nên chủ sở hữu nhà
ra/vào rất khó khăn, thậm chí gây nguy hiểm. Hành vi trên đã xâm phạm quyền sử dụng tài sản
của CSH nên người đó có quyền yêu cầu người hàng xóm đó chấm dứt hành vi bịt lối của
mình, nếu không có kết quả CSH có thể khiếu nại ra cơ quan chính quyền hoặc khởi kiện ra
Tòa án để giải quyết.
+

Có hành vi trái pháp luật của người khác cản trở CSH thực hiện quyền sử dụng và
quyền định đoạt một cách bình thường.

Ví dụ: Bà A đăng thông báo bán căn nhà mình nhưng hàng xóm là ông B cản trở bằng
cách tung thông tin thất thiệt như nhà có người tự tử, đang tranh chấp hoặc bị quy hoạch… Hậu
quả là 3 năm không bán được nhà, bà A cho rằng những tin ác ý của ông B làm bà không bán
được nhà, tức là quyền định đoạt tài sản của bà bị cản trở. Để yêu cầu của mình có thể được
chấp nhận bà A phải xuất trình được chứng cứ về việc ông B tung tin đồn và nội dung cụ thể
các tin đó cũng như mối liên hệ và ảnh hưởng tiêu cực của các tin đón đến việc bán nhà của bà.
2.3.3.

Bảo vệ quyền của người chiếm hữu tài sản nhưng không phải là CSH:
Khái niệm và các trường hợp:

Người được quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình trong
trường hợp này do luật quy định, do quyết định hành chính hoặc theo hợp đồng với CSH, người
có “chính danh”, được chuyển giao vào sử dụng tài sản có căn cứ pháp luật (Điều 185 – 186

BLDS 2005). Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi của họ khi bị người khác xâm phạm, trong số
đó người xâm phạm có thể có cả CSH.
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những tài sản được quy định tại điều 197 BLDS 2015:
" Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
Phùng Minh Tấn

24


nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ". Do đó, cá nhân là
người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật nhưng không phải là CSH.
Đối với những tài sản khác (không phải các tài sản nêu trên) thì người chiếm hữu không
phải là CSH được nắm giữ, sử dụng trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc hợp đồng với CSH.
Có thể kể, như: người nhận tài sản cầm cố (Điều 314 BLDS 2015); người được giao giữ
tài sản thế chấp (Điều 323 BLDS 2015); người thuê tài sản, thuê nhà (Điều 472 – 482 BLDS
2015)…họ là người không phải là CSH nhưng được chiếm hữu tài sản. Các phương thức bảo
vệ liên quan tài sản đang chiếm hữu quy định tại các điều từ … BLDS 2015 như chính chủ sở
hữu tài sản đó. Tư cách trong việc đòi lại tài sản của CSH và của người chiếm hữu trong trường
hợp này cũng khác nhau.

Phùng Minh Tấn

25


×