Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Slide giới thiệu chung về dự báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.44 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ BÁO


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ BÁO

1. Khái niệm và phân loại dự báo
2. Vai trò của dự báo trong kinh doanh
3. Các đặc điểm chung của dự báo
4. Các phương pháp dự báo
5. Đánh giá độ chính xác cuả phương pháp dự báo

2


1. Khái niệm và phân loại dự báo
Khái niệm
Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán
các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.

3


1. Khái niệm và phân loại dự báo (tt)
- Tính khoa học
• căn cứ vào dãy số liệu của các thời ký quá khứ.
• căn cứ vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đối với kết quả dự báo
- Tính nghệ thuật
Căn cứ vào kinh nghiệm thục tế và từ nghệ thuất phán
đoán của các chuyên gia được kết hợp với kết quả dự


báo, để có được các quyết định với độ chính xác và tin
4
cậy cao.


1. Khái niệm và phân loại dự báo (tt)
Phân loại dự báo
1. Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau:
 Dự báo ngắn hạn:
Dự báo ngắn hạn là dự báo có khoảng thời gian rất ngắn, có
thể tuần, tháng... đến dưới một năm. Dự báo loại này thường
được dùng cho các quyết định mua sắm, điều độ công việc,
phân giao nhiệm vụ, …
 Dự báo trung hạn
Khoảng thời gian dự báo thường từ 12 tháng đến 3 năm. Loại
dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế
hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt,
5
huy động các nguồn lực....


1. Khái niệm và phân loại dự báo (tt)
Cả dự báo trung hạn và dự báo ngắn hạn
- Thường dùng cho quản lý cấp trung bình, cấp thấp, cho các
chọn lọc nhất thời.
- Xác định kế hoạch sản xuất, phân phối, đánh giá mức độ tồn
kho cần thiết
Dự báo dài hạn
Dự báo dài hạn là các dự báo cho khoảng thời gian từ 3 năm
trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản

xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ,
thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp...
6


2. Căn cứ nội dung công việc cần dự báo
Dự báo kinh tế
• Do các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các
bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện
• Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề
cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của các doanh
nghiệp
Dự báo kỹ thuật công nghệ: do các chuyên gia trong các lĩnh
vực đặc biệt thực hiện.
Dự báo nhu cầu: dự báo doanh số bán ra của doanh nghiệp
7


Các nhân tố tác động đến dự báo nhu cầu
Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố khách quan

- Chất lượng thiết kế

- Cảm tình của người tiêu dùng

- Cách thức phục vụ

- Quy mô dân cư


khách hàng
- Chất lượng sản phẩm
- Giá bán

- Sự cạnh tranh
- Các nhân tố ngẫu nhiên
Ngoài ra còn phải xét đến môi
trường kinh tế:
- Luật pháp
- Thực trạng nền kinh tế
- Chu kỳ kinh doanh
8


Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm
đối với dự báo

9


Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm
đối với dự báo
Các sản phẩm đang nằm trong hai giai đoạn đầu cần dự báo
hơn là các sản phẩm đã nằm trong hai giai đoạn sau.
- Giai đoạn giới thiệu: dự báo thường dựa vào điều tra thực
tế trên thị trường, sự nhận xét, phán đoán của các chuyên gia
hoặc phân tích các sản phẩm tương tự.
- Giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành: thường sử dụng
các phương pháp dự báo định lượng

- Giai đoạn suy tàn: thường sử dụng phương pháp định tính
như đã làm trong giai đoạn đầu.
10


2. Vai trò của dự báo trong kinh doanh
• Dự báo tạo ra lợi thế cạnh tranh
• Công tác dự báo là một bộ phận không thể
thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp,
trong từng phòng ban:
Phòng kinh doanh – Marketing
 Doanh số trong các giai đoạn tiếp theo
 Doanh số của những sản phẩm mới
 Doanh số qua các hoạt động chiêu thị
 Ngân sách cho các hoạt động chiêu thị
11


2. Vai trò của dự báo trong kinh doanh (tt)
Phòng sản xuất
 Nhu cầu nguyên vật liệu
 Lượng tồn kho
 Kế hoạch thu mua, vận chuyển
Phòng nhân sự
 Kế hoạch tuyển dụng
 Kế hoạch huấn luyện, đào tạo
Phòng kế toán - tài chính
12



Dự báo ảnh hưởng đến các quyết định

Dự báo

Quyết định chính sách

Kinh tế, chính trị, xã hội và điều
kiện xã hội

Quyết định sản phẩm

Dây chuyền sản phẩm, dịch vụ
và thị trường

Quyết định công nghệ

Công nghệ và phương pháp

Quyết định XD nhà
máy

Sơ đồ, vị trí, cơ sở vất chất

Quyết định hoạt động

Điều kiện và lập kế hoạch đầu ra
13


2. Vai trò của dự báo trong kinh doanh (tt)


Dự báo là một mắc xích quan trọng trong hệ14thống quản lý


3. Các đặc điểm chung của dự báo
• Tính nhân - quả trong quá khứ vẫn được giữ
nguyên trong tương lai.
• Các dự báo rất hiếm khi được hoàn hảo. Cần phải
tính tới sai số cho phép.
• Dự báo cho nhóm đối tượng thường chính xác hơn
là dự báo cho từng đối tượng riêng lẻ.
• Độ chính xác của dự báo giảm khi kéo dài thời gian
dự báo.

15


4. Các phương pháp dự báo
PHƯƠNG PHÁP
DỰ BÁO

PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH TÍNH

PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG

Các mô hình
nhân quả
-Lấy ý kiến của ban lãnh đạo

-Lấy ý kiến của bộ phận bán hàng
-Phương pháp lấy ý kiến của người
tiêu dùng
-Phương pháp chuyên gia

-Hồi quy
-Phân tích tương quan

Các mô hình chuỗi
thời gian
-Bình quân đơn giản
-Bình quân di động
-San bằng số mũ
-Phương pháp Box- Jenkins

Hình 1.1. Các phương pháp dự báo.
16


Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng dựa trên cơ sở của
toán học và thống kê để dự báo nhu cầu trong
tương lai, bao gồm các mô hình dự báo theo
chuỗi thời gian (chỉ phụ thuộc vào nhân tố thời
gian) và mô hình nhân quả (phụ thuộc vào nhiều
nhân tố).

17



5. Đánh giá độ chính xác cuả
phương pháp dự báo
Để đánh giá kết quả dự báo người ta thường dùng các chỉ số
sau:
a. Độ lệch tuyệt đối trung bình (MAD):
Đây là một chỉ số đo lường sai số dự báo, dễ tính toán và hay
được sử dụng trong thực tế.
MAD là trung bình tuyệt đối các sai số dự báo theo thời gian của
đối tượng dự báo, không quan tâm tới đó là sai số vượt quá hay
sai số thiếu hụt. Công thức tính toán MAD như sau:
Trong đó:
Di– Mức nhu cầu thực của kỳ i
Fi – Mức nhu cầu dự báo của kỳ i
18
n – Số kỳ quan sát


b. Sai số bình phương trung bình
Khi tính độ lệch tuyệt đối trung bình, chúng ta không tính trọng
số của các quan sát, và chúng ta cho các quan sát một trọng
số như nhau. Còn trong trường hợp này, các sai số lớn thì có
trọng số lớn (trọng số chính là giá trị sai số), sai số nhỏ thì có
trọng số nhỏ. Sai số bình phương trung bình - Mean Square
Error (MSE) được tính theo công thức:

19


c. Sai số dự báo trung bình
Một mô hình dự báo tốt không những có sai số trung bình nhỏ

mà còn phải đảm bảo tính không chệch. Một mô hình được gọi
là không chệch nếu như các sai số dương và sai số âm là
tương đương. Hay nói cách khác, tổng giá trị các sai số dự báo
này càng gần tới giá trị không (MFE = 0), và MFE được tính
theo công thức sau:

Nếu MFE càng xa không, có nghĩa là dự báo càng chệch và
ngược lại.
20


d. Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE)
Sai số tương đối mà một dự báo mắc phải có thể được đo lường
bằng phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE). MAPE được
tính theo công thức sau:

MAPE phản ánh giá trị dự báo sai khác bao nhiêu phần trăm so
với giá trị trung bình.
21


e. Giám sát và kiểm soát dự báo
Việc theo dõi kết quả thực hiện theo các số liệu đã dự báo so với
số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở “Tín hiệu theo dõi”.
Tín hiệu theo dõi được tính bằng cách lấy “Tổng sai số dự báo
dịch chuyển” (Running Sum of the Forecast Error – RSFE) chia
cho độ lệch tuyệt đối trung bình MAD.

22



Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn nhu
cầu dự báo. Tín hiệu theo dõi âm, cho biết nhu cầu dự báo cao
hơn nhu cầu thực tế. Tín hiệu theo dõi được coi là tốt nếu
có RSFE nhỏ và có sai số âm. Nói cách khác, có độ lệch nhỏ
đã là tốt rồi, nhưng các sai số dương và âm cân bằng lẫn nhau
để cho đường tâm của tín hiệu theo dõi nằm quanh số 0.
Để kiểm soát một cách tốt nhất các kết quả dự báo, doanh
nghiệp nên đưa ra các giới hạn kiểm soát dự báo. Một khi tín
hiệu dự báo tính được vượt quá giới hạn trên hoặc giới hạn
dưới là có báo động. Điều đó có nghĩa là dự báo của doanh
nghiệp đang có vấn đề và doanh nghiệp cần đánh giá lại
phương thức dự báo nhu cầu của mình.
23


Hình 2.3 mô tả lược đồ kiểm soát dự báo thông qua việc sử
dụng “Tín hiệu theo dõi”, “Tín hiệu theo dõi giới hạn”.

24


Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có
số lượng lớn thì phạm vi này lấy bằng ± 4MAD còn đối với các
mặt hàng có số lượng nhỏ có thể lấy đến ± 8MAD.
Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch
chuẩn, cho rằng phạm vi chấp nhận được nên lấy tối đa là
bằng ± 4MAD.

25



×